2018 2019 2020 2021 Sơ bộ 2022
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%) TỔNG SỐ 7.009.042,13 100 7.707.200,29 100 8.044.385,73 100 8.487.475,60 100 9.548.737,67 100
Thành phần kinh tế .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
Kinh tế Nhà nước 1.495.494,06 21,34 1.587.127,23 20,59 1.662.351,72 20,67 1.766.772,12 20,81 1.960.925,94 20,53
Kinh tế ngoài Nhà nước 3.514.624,36 50,2 3.895.947,83 50,6 4.067.451,27 50,56 4.260.408,80 50,2 4.818.156,90 50,46 Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 1.369.513,10 19,54 1.534.823,16 19,91 1.609.113,00 20 1.717.814,54 20,24 1.953.549,00 20,46 Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm 629.410,60 8,98 689.302,07 8,94 705.470,32 8,77 742.480,14 8,75 816.105,84 8,55
- Khái quát:
Căn cứ vào bảng phân tích, tổng GDP và GDP theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2018 - 2022 đều tăng qua các năm. Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2022 đã đạt 9.548.737,67 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2018 - 2022, nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng nặng nề của bối cảnh xã hội và biến động của thời đại. Đại dịch Covid-19 đã có những tác động rõ rệt với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong năm 2020, 2021 khi nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng theo khảo sát, GDP Việt Nam vẫn luôn tăng hạng từ năm 2018 và đến năm 2022 GDP Việt Nam đứng thứ 36 trong tổng số 207 nền kinh tế trên thế giới. GDP tăng là do sự đóng góp của cả 3 thành phần kinh tế, bao gồm: Thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó, tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế trong tổng GDP trong 5 năm không có sự thay đổi đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn đến từ kinh tế ngoài Nhà nước (khoảng hơn 50%). Trong giai đoạn năm 2018 - 2022, tỷ trọng từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng qua các năm.
GDP tăng cho thấy quy mô nền kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hóa dịch vụ tăng lên giúp chính phủ thực thi các chính sách xã hội, gia tăng mức độ tín nhiệm quốc gia. Ngoài ra, tăng trưởng GDP một phần đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời và hiệu quả của các biện pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, bộ ban ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong khi đó Trung Quốc trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, kinh tế Trung Quốc trải qua sự giảm tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn duy trì sự ổn định. Đối mặt với chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách kích thích nội địa, giảm thuế, và tập trung vào đổi mới công nghệ. Ngành công nghiệp và công nghệ tiếp tục phát triển, trong khi những biện pháp bảo vệ môi trường và chuyển đổi năng lượng cũng được tăng cường. Mặc dù gặp thách thức từ biến động tài chính và chiến tranh thương mại, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế lớn và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong nhiều năm liền cho đến thời điểm hiện tại.
Xét về mặt bằng chung hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có sự
GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực trong giai đoạn này của kinh tế Việt Nam, vượt lên trên những ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những định hướng, chính sách cấp thiết, phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
- Phân tích chi tiết:
Theo thể chế Việt Nam, đất nước ta đang tồn tại 3 thành phần kinh tế, bao gồm: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế ngoài Nhà nước, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. GDP theo 3 thành phần kinh tế đều gia tăng qua các năm. Trong đó, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP, tiếp theo là kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng GDP. Cụ thể:
+ Thành phần kinh tế Nhà nước:
GDP quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Tính đến cuối năm 2022, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 1.960.925,94 tỷ đồng, tăng 1.061.262,07 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 12,5% so với năm 2021. Nhìn chung, từ năm 2018, số tiền trong khu vực kinh tế Nhà nước đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại có sự biến động. Năm 2018, tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 21,34% nhưng đến năm 2019, giảm còn 20,59%. Sau đó lại tăng nhẹ vào năm 2020 (20,67%), năm 2021 (20,81%), và lại giảm vào năm 2022 (20,53%)
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế (bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu) do nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành. Có thể xác định rằng, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không chỉ là sự định hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến trình phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự khác biệt lớn của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ðó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Chính vì thế, dù tỉ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước trong tổng GDP chỉ đứng thứ 2 sau thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
+ Vị trí, vai trò: Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường.
+ Ví dụ: Trong giai đoạn 2018 - 2022, do có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến từ đại dịch COVID-19, đã tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên chúng ta đã ghi nhận những kết quả đáng tự hào từ các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước như: Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel, BIDV, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn EVN, CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn.
Phân tích cụ thể vào Viettel giai đoạn 2018 - 2022, thu được mức tăng trưởng doanh thu 6,1% đem lại cho Viettel lợi nhuận trước thuế lên tới 43,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2021; nộp ngân sách nhà nước 38 nghìn tỷ đồng tương đương đóng góp năm 2019 – trước đại dịch Covid của Tập đoàn. Nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được Viettel duy trì khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với 54% thị phần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ viễn thông Viettel bằng 1,5 lần trung bình ngành trên thế giới.
Thực tiễn cho thấy các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã bước đầu khẳng định được vai trò là lực lượng nòng cốt, đầu tàu trong việc dẫn dắt nền kinh tế đất nước và thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội. Như vậy, trong nhiều năm qua, kinh tế Nhà nước đã và đang có sự phát triển tốt, ngày càng khẳng định vị thế chủ đạo trong nền kinh tế, đồng thời có những đóng góp tích cực giúp cho "kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
+ Ưu điểm: Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước có quy mô vốn lớn, nắm giữ các ngành then chốt trong xã hội như ngân hàng, dầu khí…, từ đó đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên, quy mô vốn của các doanh nghiệp này do Nhà
được chọn ngành nghề để kinh doanh cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ So sánh với Trung Quốc: Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường. Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019, đóng góp tới 15 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Mặc dù cũng phải chịu tác động từ đại dịch COVID-19, đồng thời đến tận năm 2022 chính phủ Trung Quốc vẫn kiểm soát nghiêm và phong tỏa nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc, nhưng nền kinh tế Trung Quốc năm 2022 có thể tăng trưởng ít nhất 4,4%. Trong bài phát biểu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này đã vượt hơn 120.000 tỷ nhân dân tệ (17.400 tỷ USD) trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa GDP năm qua dự kiến tăng trưởng ít nhất 4,4%. Năm 2021, GDP Trung Quốc là 114.900 tỷ nhân dân tệ, theo ước tính sửa đổi của Cục Thống kê Quốc gia nước này hồi đầu năm 2023. Chính vì việc kiểm soát tốt các doanh nghiệp nhà nước theo thành phần kinh tế Nhà nước cùng những chính sách kiểm soát nền kinh tế phù hợp mà trong nhiều năm gần đây Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 theo xếp hạng GDP danh nghĩa trong hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.
+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:
Năm 2022, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 4.818.156,90 tỷ đồng, tăng 557.748,10 tỷ đồng so với năm 2021 với tỷ lệ tăng là 13,09%. Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP với 50,46%. Từ thời điểm 2018, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế (hơn 50%). Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. Đặc biệt, lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2018 - 2022, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phải chịu ảnh hưởng rất lớn đến từ đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân phải đứng trên bờ vực phá sản, tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, các doanh nghiệp đã nhanh chóng hòa nhập và thích ứng với điều kiện khó khăn của dịch bệnh, không để xảy ra gián đoạn sản xuất - kinh doanh, giữ vững kế hoạch tăng trưởng đề ra.
+ Vị trí, vai trò: Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao.
+ Ví dụ: Khảo sát trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam được thế giới biết đến qua những tên tuổi các tập đoàn tư nhân, như: Vingroup, Sun Group, T&T Group, Thaco, Vietjet, TH True Milk, Masan... Nhiều DN tư nhân đạt kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, thu ngân sách và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh, xã hội. Thống kê cho thấy, 29 DN Việt Nam đã có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt con số 1 tỷ USD.
+ Ưu điểm: Ngược lại với KTNN, chủ sở hữu của có thể quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến DN điều này khiến hiệu quả kinh doanh cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có quy môn vốn nhỏ, kĩ năng và kinh nghiệm kém cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Với Trung Quốc: Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, khu vực tư nhân ngoài Nhà nước tại Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế nước này, đóng góp 60% GDP, hơn 70% đổi mới công nghệ, hơn 80% việc làm ở thành thị và 90% việc làm mới và doanh nghiệp mới.
tế ngoài quốc doanh khổng lồ chi phối nền kinh tế như: Alibaba, Tencent, Baidu, JD.com, Bytedance, Didi Chuxing,... Nhận thấy nhiều vấn đề từ việc kinh tế ngoài Nhà nước phát triển quá nhanh, để chấn chỉnh, 2 - 3 năm nay, Trung Quốc ban hành nhiều quy định và xử phạt nhiều hành vi độc quyền của nhiều tập đoàn tài chính công nghệ như Alibaba, Didi Chuxing..., với số tiền hàng tỷ USD. Cho thấy rõ chủ trương đảm bảo cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, nhưng phải trong tầm kiểm soát của chính phủ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Trung Quốc cũng phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 nhưng với những chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh tế ngoài nhà nước phát triển, doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đã có động lực mạnh mẽ để vươn lên. Theo thống kê vào thời điểm sau đại dịch COVID-19 năm 2021, số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới ở nước này lên tới 8,525 triệu, tăng 11,7% so với năm 2020, trong khi đó, chỉ có 3,9 triệu doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tương đương mỗi 2,2 doanh nghiệp thành lập mới thì chỉ có 1 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Khi so sánh Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta nhận thấy khu vực kinh tế ngoài Nhà nước của Việt Nam thể hiện qua sức chống chịu của doanh nghiệp tư nhân trong nước đối với các cú sốc từ bên ngoài rất yếu, thể hiện hết sức rõ nét qua đại dịch Covid-19 vừa rồi. Khảo sát gần 10.200 DN trên toàn quốc cũng cho biết, đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến DN tại Việt Nam. Trong đó, có 87,2% DN cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc
“hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% DN cho rằng, họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Như vậy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương năm khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ tháng 6/2017 đến nay), khu vực kinh tế ngoài Nhà nước Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô, tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tuy vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, khu vực này cần xây dựng và củng cố hơn nữa sức chống chịu đối với các biến động thị trường cũng như tác động của bối cảnh xã hội, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.953.549 tỷ đồng, chiếm 20,46% tỷ trọng của tổng GDP. Đây là khu vực kinh tế có tỷ trọng tăng đều qua các năm từ 2018. Đây là một trong những thành phần kinh tế quan trọng tạo nên sức bật phát triển kinh tế, cũng như nâng vị thế và hình ảnh sớm mở cửa hội nhập của Việt Nam trên thế giới. Trong hơn 30 năm thu hút vốn FDI, Việt Nam đã thu hút trung bình hơn 7 tỷ USD/năm. Nghiên cứu về hiệu quả khu vực FDI trong giai đoạn 2011 - 2019 thấy rằng, khu vực FDI đóng góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP năm 2010 và 19,6% GDP năm 2019. Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.
Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 626,6 triệu USD, chiếm 19,5%; Trung Quốc 379,5 triệu USD, chiếm 11,8%; Đài Loan 219,9 triệu USD, chiếm 6,8%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 191,7 triệu USD, chiếm 6%.
+ Vị trí, vai trò: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là thành phần kinh tế có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất, đóng góp GDP lớn nhất cho nền kinh tế.
+ Ví dụ: Ngay trong bối cảnh dịch COVID-19, vẫn có hàng loạt "đại bàng"
công nghệ trên thế giới như Foxconn, Luxshare, Pegatron..., những nhà sản xuất cung ứng linh kiện, sản phẩm hàng đầu cho các "ông lớn" công nghệ toàn cầu Apple, Sony, Microsoft đã đến đầu tư tại Bắc Giang, Hải Phòng gần đây. Ngoài ra trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài