1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính của ctcp tập đoàn hòa phát

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Ctcp Tập Đoàn Hòa Phát
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,85 MB

Cấu trúc

  • Phần I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (4)
    • 1. VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (4)
      • 1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp (4)
      • 1.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp (4)
      • 1.3 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp (4)
      • 1.4 Số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (5)
    • 2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP (5)
      • 2.1 Phân tích các báo cáo tài chính (5)
      • 2.2 Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính (5)
  • Phần II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (7)
    • 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (7)
      • 1.1 Giới thiệu chung (7)
      • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (8)
      • 1.3 Ngành nghề kinh doanh chính (8)
      • 1.4 Vị thế và đối thủ cạnh tranh trực tiếp (0)
      • 1.5 CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (10)
      • 1.6 Đặc điểm ngành nghề (11)
    • 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (12)
      • 2.1 Phân tích các BCTC giai đoạn 2019-2022 (12)
      • 2.3 Phân tích BCTC bằng phương pháp Dupont (33)
    • 3. KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (35)
    • 4. GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG (35)

Nội dung

VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các phương pháp công cụ và kỹ thuật phân

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các phương pháp công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý kinh doanh trong hiện tại và tương lai

1.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm hướng tới các mục tiêu chủ yếu :

- Đưa ra một cách chính xác và đầy đủ các thông tin hữu ích phù hợp cho các nhà quản lý và những nhà quản lý sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi đưa ra các quyết định đầu tư hoặc cho vay

- Cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp các nhà đầu tư các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chất của dòng tiền mặt ra vào và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

- Cho biết những thông tin về tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính năm hiện tại và những năm trước đó nhằm mục đích đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể gặp phải

- Với chủ thể là người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ

- Với chủ thể là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ họ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp để ra quyết định vì chính sách bán chịu hay quyết định có tiếp tục cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp hay không

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác nhau Đối với nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận đầu tư, thời gian hoàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn và rủi ro liên quan Đối với cơ quan thuế, mục đích là xác định số thuế hợp lý mà doanh nghiệp phải nộp trong báo cáo kết quả kinh doanh của họ Cuối cùng, đối với người lao động, thông tin tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của họ, là nguồn thu nhập chính của họ.

Ngoài ra còn có các cơ quan quản lý khác của chính phủ, đối thủ cạnh tranh, các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên,… cũng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau

1.4 Số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Đánh giá được đầy đủ và trung thực tình hình tài chính của một doanh nghiệp ngoài các số liệu thực tế và chính xác từ chính các doanh nghiệp còn cần các thông tin bên ngoài doanh nghiệp

NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có một vai trò quan trọng bởi nó là tài liệu để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo Đồng thời bạn cân đối kế toán còn thể hiện triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị

2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

- Từ bản báo cáo kết quả kinh doanh và việc so sánh số tương đối, tiếp tuổi năm nay so với năm khác, ta có thể biết được

- Tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ, tình hình biến động của doanh thu qua mỗi giai đoạn

- Tình hình chi phí của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường

- Tình hình số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế

2.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền thu chi từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của một doanh nghiệp Báo cáo này cung cấp thông tin về tình hình tiền mặt vào đầu và cuối kỳ, cũng như những biến động trong dòng tiền trong suốt kỳ báo cáo.

Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo ra tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

2.2 Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

Phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Ta thường so sánh các chỉ tiêu này giữa giai đoạn này với giai đoạn trước và so sánh với mức trung bình ngành bị đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Ta có các nhóm chỉ tiêu tài chính sau đây:

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn thu hút được các nguồn vốn đầu tư và tạo uy tín đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp trước hết phải chứng minh được khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ Vì vậy để đánh giá được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chúng ta có bản các hệ số thanh toán sau:

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh - Hệ số khả năng thanh toán tức thời - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Thông qua bảng cân đối kế toán, có thể phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp theo từng giai đoạn, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán phản ánh rõ ràng các thành phần tài sản, các nguồn vốn và nợ phải trả của doanh nghiệp, cho phép nhà quản lý và các bên liên quan có cơ sở để đánh giá sức khỏe tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.

- Hệ số cơ cấu nguồn vốn - Hệ số vốn chủ sở hữu - Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn - Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn

2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Cho biết trong 1 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cho biết với 1 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Tỷ Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại

2.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản xác định hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung mà không phân biệt đó là tài sản lưu động hai cùng thích

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết trung bình 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng DTT trong một giai đoạn nhất định - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cho biết trung bình bao nhiêu đồng DTT được tạo ra từ 1 đồng tài sản dài hạn - Chu kỳ kinh doanh cho biết thời gian từ lúc mua hàng nhập vào kho cho đến lúc thu được tiền hàng bán ra là bao lâu - Vòng quay tiền phản ánh một đồng chí ra phải mất bao lâu mới thu hồi lại được - Vòng quay hàng tồn kho để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp - Số vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu

- Thời gian quay vòng hàng tồn kho cho biết trung bình một vòng quay hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày

- Vòng quay các khoản phải thu để đo lường hiệu quả hoạt động và chất lượng quản lý khoản phải thu

- Số vòng quay các khoản phải thu khoản tiền phải thu khách hàng là khoản tiền mà hiện tại khách hàng vẫn đang chiếm dụng của doanh nghiệp - Kỳ thu tiền trung bình cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu- Thời gian trả nợ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.

Tên giao dịch: HOA PHÁT GROUP JOINT STOCK COMPANY.

Vốn điều lệ: 44,729,227,060,000 đồng. Địa chỉ: KCN Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam Văn Phòng Hà Nội: Nguyễn Du, P Nguyễn Du, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội Văn Phòng Đà Nẵng: Trường Chinh, P An khê, Q Thanh Khê, Đà Nẵng Văn Phòng TP HCM: 643 Điện Biên Phủ, P 25, Q Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 024.62848666

Fax: 024.62833456 Email: hoaphatgroup@hoaphat.com.vn Website: https://www.hoaphat.com.vn/

Mã chứng khoán: HPG Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Trần Đình Long.

SLOGAN: Đối với Hòa Phát, quan trọng là bền vững.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi

Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng. ĐỊNH VỊ

Tập Đoàn Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu

Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển Triết lý này thể hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tượng liên quan, đảm bảo sự hài hòa lợi ích để cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Trong suốt quá trình hoạt động, Hòa Phát đặc biệt chú trọng xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài và tin cậy với các đại lý bán hàng Những mối quan hệ này đã đồng hành cùng Hòa Phát từ những ngày đầu thành lập và vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

1.3 Ngành nghề kinh doanh chính

Kinh doanh thương mại sắt, thép

Sản xuất các loại thép xây dựng Khai thác khoáng sản Sản xuất than coke Sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng Sản xuất nội thất văn phòng, gia đình, trường học, kinh doanh Sản xuất điện lạnh Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị

Hình 1 Sơ đồ tổ chức tập đoàn Hòa Phát

- Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn HÒA PHÁT.

- Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

- Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc.

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong:

Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Top 10 Doanh Nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Top 5 Doanh Nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

1.4.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

- Công ty thép Pomina là trong những nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Pomina là 1 chuỗi 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi

- Hiện nay, Pomina là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớnnhất, hiện đại nhất Việt Nam và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam.

Cạnh tranh trực tiếp với công ty thép Hòa Phát trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng

1.5 CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC TẬP ĐOÀN HÒA PHÁTCông ty mẹ: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

Hình 2 Mô Hình hoạt động của tập đoàn Hòa Phát

1.6 Đặc điểm ngành nghề 1.6.1 Ngành nghề kinh doanh:

Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp

Công ty chuyên cung cấp các loại ống thép đen, ống thép mạ kẽm và ống inox chất lượng cao Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh kim loại màu, phế liệu kim loại màu Đúc và luyện các sản phẩm từ gang, thép an toàn, hiệu quả với đội ngũ chuyên môn cao và dây chuyền công nghệ hiện đại.

Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ

Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị Kinh doanh bất động sản

Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt,

1.6.2 Đặc điểm chính của ngành sản xuất thép a) Tính phức tạp

Sản xuất thép phức tạp bởi có nhiều mẫu mã, nhiều quy trình, nhiều trang thiết bị và nhiều yếu tố tác động Để quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, cần thực hiện nhiều tính toán và gia tăng mức độ phạm vi câu hỏi nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu. b) Tính ngẫu nhiên

Những biến động lớn, nhiều điều kiện không chắc chắn có thể dẫn đến việc thay đổi kế hoạch sản xuất giữa chừng, thậm chí xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất như hỏng thiết bị, cần sửa chữa, thay đổi ngày giao hàng hay thép nung không đạt tiêu chuẩn.

Quặng thô cần phải xử lý xong mới có thể tiến hành sản xuất thép, thời gian chờ của mỗi lò cần phải ngắn hơn thời gian mà quá trình sản xuất thô yêu cầu Để tăng sản lượng đầu ra, các máy đúc cần phải làm việc liên tục Hơn nữa, một số thiết bị cần được bảo trì thường xuyên, ví dụ các thiết bịở khu vực lò nung Chúng là những quy tắc cần có lúc lập kế hoạch sản xuất. d) Nhiều đối tượng

Tỉ lệ cho ra thành phẩm và thời gian sản xuất là những mục tiêu quan trọng nhất khi quản lý sản xuất thép Năng suất, hiệu quả sử dụng tài nguyên và đáp ứng thời hạn là những vấn đề cần được giải quyết trong quy trình sản xuất kim loại Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ đòi hỏi các cách xử lý vấn đề cụ thể khác nhau.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

2.1.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán a) Phân tích tình hình Tài sản Đơn vị tính: Tỷ đồng Biểu đồ 1 Cơ cấu Tài sản giai đoạn 2019-2022 của Hòa Phát

(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo Tài chính 2019-2022)

Trong giai đoạn 2019-2022 cho thấy rõ công ty có tổng tài sản lớn và tăng qua các năm

Năm 2020, tổng tài sản tăng 29,21% so với năm 2019 ( từ 101.776 tỷ đồng lên 131.511 tỷ đồng, tăng 29.735 tỷ đồng) Năm 2021, tổng tài sản là 178.236 tỷ đồng, tăng 46.725 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 35,53% so với năm 2020 Năm 2022, dựa vào báo cáo hợp nhất quý IV, tổng tài sản đạt 170.336 tỷ đồng, giảm 79 tỷ đồng, tương ứng 4,43% so với năm 2021

Bảng 1 Sự biến động tài sản giai đoạn 2019-2022 của tập đoàn Hòa Phát

Tiền và các khoản tương đương tiền 4.544.900.252.204 4,47 13.696.099.298.228 10,41 22.471.375.562.130 12,61 8.324.588.920.227 4,89

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản

2019 2020 2021 2022 Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.374.340.352.910 1,35 8.126.992.675.380 6,18 18.236.152.616.078 10,23 26.268.246.676.354 15,42 Các khoản phải thu ngắn hạn 3.561.397.190.688 3,5 6.124.790.460.291 4,66 7.662.680.796.645 4,3 9.892.869.502.308 5,81 Hàng tồn kho 19.411.922.748.095 19,0

6 26.286.822.229.202 19,99 42.134.493.932.210 23,64 34.491.111.096.123 20,25 Tài sản ngắn hạn khác 1.544.376.365.997 1,52 2.512.553.533.909 1,91 3.650.156.741.241 2,05 1.537.894.659.443 0,9

Các khoản phải thu dài hạn 27.717.594.984 0,03 305.165.547.431 0,23 809.234.947.969 0,45 894.484.456.379 0,525

Bất động sản đầu tư 576.616.510.917 0,57 564.296.973.801 0,43 548.210.755.123 0,306 629.111.776.960 0,374

Tài sản dở dang dài hạn 37.435.320.467.014 36,7

8 6.247.213.506.994 4,75 9.698.699.397.713 5,44 13.363.274.912.355 7,85 Đầu tư tài chính dài hạn 45.794.216.642 0,05 171.085.206.311 0,13 6.715.955.617 0,004 700.000.000 0,000

4 Tài sản dài hạn khác 2.004.150.482.489 1,97 1.914.757.777.153 1,46 3.737.859.869.519 2,1 4.100.323.979.117 2,4

0 100 Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022)

Quy mô TSNH có sự biến động Năm 2020, TSNH tăng 26.310.321.287.116 đồng, tương ứng mức tăng 46,36% so với năm 2019 và tiếp tục tăng lên 94.154.859.648.304 đồng (tăng 37.407.601.451.294 đồng tương ứng mức tăng 65,92%) vào năm 2021 Tính tới quý IV năm 2022, TSNH chỉ còn 80.514.710.854.455 đồng, giảm đi 13.640.148.793.849 đồng ứng với mức giảm 14,49% Giai đoạn 2019 - 2022, TSNH của công ty ngày càng có xu hướng tăng lên và cao nhất vào năm 2021 khi TSNH chiếm 52,83% Điều này có thể lý giải là do sự tăng lên của các khoản mục TSNH Cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền:

Luôn chiếm trên 4% giá trị TSNH, cao nhất ở năm 2021 với 12,61% và thấp nhất ở năm2019 với 4,47% Năm 2020 là 10,41%, nhưng tới quý IV năm 2022 giảm xuống còn 4,89% Giai đoạn 2019-2021, số dư tiền có xu hướng tăng (năm 2020 tăng 66,82% so với năm 2019 và tới năm 2021 tăng lên 64,07%) nhưng lại giảm dần vào quý IV năm 2022, nguyên do là vào thời điểm 2019 đến 2021, khi 2 lò cao luyện thép đầu tiên của dự án khu liên hợp sản xuất gang thépHòa Phát đã đi vào hoạt động, đem lại nguồn thu lớn cho tập đoàn, làm cho lượng tiền mặt liên tục tăng trưởng Một điểm vô cùng thuận lợi cho Hòa Phát là khi dự án Dung Quất vừa đi vào hoạt động, thị trường kinh doanh đồng thời diễn tiến ủng hộ, như việc Chính phủ tăng gia đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19 Điều này dẫn đến nhu cầu cực lớn về thép xây dựng Bối cảnh thị trường quốc tế cũng mang lại thuận lợi cho Hòa Phát khi Trung Quốc - nơi sản xuất một nửa lượng thép trên thế giới trong năm 2020 chuyển dịch các nhà máy lớn ra ven biển và đóng cửa một số nhà máy có công nghệ lạc hậu nhằm giảm ô nhiễm môi trường Trong khi đó từ giữa năm 2020, Trung Quốc liên tục tung ra các biện pháp kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng kéo theo nhu cầu thép tăng cao Trung Quốc phải nhập khẩu 38,5 triệu tấn thép, tăng 150% Nhưng đến năm 2022 lại giảm mạnh, giảm 14.146.786.641.903 đồng so với năm 2021, ứng với mức giảm 62,95% Nguyên nhân có thể là do các khoản lãi phải trả lớn, các chi phí phát sinh trong năm nhiều, rồi tới chi phí nguyên vật liệu liên tục tăng như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng, do hậu ảnh hưởng của dịch covid-19 khiến tình hình kinh tế thế giới suy giảm, đồng thời với xung đột Nga - Ukraine kéo theo giá nguyên liệu đầu vào là than tăng sốc.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Trong năm 2019, doanh nghiệp đã đầu tư 1.374.340.352.910 đồng vào tài chính ngắn hạn Từ năm 2020, số tiền đầu tư tăng mạnh lên 8.126.992.675.380 đồng và tiếp tục tăng đến năm 2021, đạt ngưỡng 18.236.152.616.078 đồng, chiếm 10,23% tổng tài sản Đến năm 2022, khoản đầu tư này tiếp tục tăng lên 26.268.246.676.354 đồng, chiếm 15,42% tổng tài sản trong năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Có xu hướng tăng dần qua các năm Cụ thể năm 2020 tăng 2.563.393.269.603 đồng, ứng với mức tăng 41,85% so với năm 2019; tương tự năm 2021 tăng 25,11% so với năm 2020 và đến năm 2022 tăng lên 29,1%.

Tỷ trọng hàng tồn kho luôn duy trì ở mức đáng kể, chiếm khoảng 20% tổng tài sản trong giai đoạn 2019-2022 Giá trị hàng tồn kho tăng đáng kể trong năm 2020 (26,15%) và 2021 (60,29%) do nhu cầu tăng cao trong và ngoài nước Tuy nhiên, năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm trong hàng tồn kho (18,14%) do nhu cầu tiêu thụ thép giảm và giá thép giảm về cuối năm Doanh nghiệp cần có các biện pháp kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ hơn để giảm thiểu các chi phí liên quan.

Tài sản ngắn hạn khác

Luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, chỉ khoảng trên 1% và giá trị của khoản này tăng đều qua các năm Năm 2020, tăng 968.177.167.912 đồng ứng với mức tăng 38,53%; đến năm 2021 tăng 1.137.603.207.332 đồng, ứng với mức tăng 45,28% Đến năm 2022, có xu hướng giảm dần với mức giảm 57,87% so với năm 2021.

Quy mô tài sản dài hạn của tập đoàn Hòa Phát tăng qua các năm Tài sản dài hạn năm 2020 tăng 3.425.083.001.821 đồng tương ứng mức tăng 4,58% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục tăng 9.317.386.518.118 đồng tương ứng mức tăng 12,46% so với năm 2020 Đến năm 2022 tăng 5.739.248.072.731 đồng, ứng với mức tăng 6,83%.

Các khoản phải thu dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn trong năm 2020 tăng 277.447.952.447 đồng ứng với mức tăng 90,92%, năm 2021 tăng 504.069.400.538 đồng, tăng 165,18% so với năm 2020 Năm 2022 tăng 85.249.508.410 đồng ứng với mức tăng 10,53%.

Tài sản cố định của công ty là khoản chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản trong cả 4 năm Năm 2020, tài sản cố định tăng 34.312.163.262.177 đồng tương ứng 52,34% so với năm 2019 và năm 2021 tăng thêm 3.719.184.603.867 đồng, tương ứng 5,67% so với năm 2020 và đến năm 2022 tăng 1.552.073.873.861 đồng ứng với mức tăng 2,24% Nguyên nhân của sự tăng lên trong các năm là công ty đã thay mới nhà cửa, máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động sản xuất nên dẫn tới tăng tài sản cố định.

Bất động sản đầu tư không có nhiều biến động trong giai đoạn 2019-2022 Năm 2020 giảm 12,319,537,116 đồng, ứng với mức giảm 2,18% so với năm 2019; tương tự năm 2021 giảm 2,85% và cho đến năm 2022 tăng 80,901,021,837 đồng tức tăng 14,76% Hòa Phát được biết đến là chủ đầu tư của loạt dự án: Khu phức hợp Mandarin Garden, Tòa nhà Hòa Phát – Giải Phóng, Tổ hợp 493 Trương Định tại Hà Nội (Mandarin Garden 2); và Khu đô thị phía bắc Quốc lộ 5 tại tỉnh Hưng Yên Với mảng bất động sản khu công nghiệp, Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật ba KCN bao gồm: KCN Phố Nối A (diện tích 600 ha) và Yên Mỹ II (giai đoạn 1 là 97,5 ha) tại Hưng Yên; và KCN Hòa Mạc tại Hà Nam (131 ha) Có thể thấy, cho tới nay Tập đoàn Hòa Phát đang nắm trong tay quỹ đất khá lớn, đặc biệt là quỹ đất tại các KCN lên đến hàng nghìn ha

Tài sản dở dang dài hạn giảm mạnh trong giai đoạn 2019-2020 và tăng nhẹ trong các năm còn lại Năm 2020 giảm 31,188,106,960,020 đồng ứng với mức giảm 499,23%; năm 2021 tăng 55,25% so với năm 2020 và đến cuối năm 2022 tăng 37,78% Nguyên nhân của sự giảm mạnh đó là do cuối năm 2019 đã đưa vào hoạt động của lò cao luyện thép Hòa Phát Dung Quất, chuyển dần chi phí xây dựng cơ bản dở dang sang tài sản cố định Sự đi vào hoạt động của khu liên hợp luyện thép dần ổn định khiến cho tài sản dở dang các năm tiếp theo không có nhiều biến động.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư dài hạn của công ty trong năm 2020 tăng 73,23% nhưng năm 2021 lại giảm đi 96,07% và cho đến năm 2022 giảm đến 89,58%.

Tài sản dài hạn khác trong năm 2020 tăng 22,61% và năm 2021 tăng 35,53% nhưng đến năm 2022 lại giảm nhẹ 4,43%

Kết luận: Nhìn chung tổng tài sản của công ty qua 4 năm có sự tăng dần nhưng tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm trong 3 năm cuối chứng tỏ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chưa hướng tới sự ổn định lâu dài Để có cái nhìn tổng quát hơn cần xét cả sự thay đổi về nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2010-2012. b) Phân tích tình hình Nguồn vốn

(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022)

Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng một lượng tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản.

Bảng cơ cấu nguồn vốn trên đây đã cho thấy cái nhìn khái quát về nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2019 - 2022.

Bảng 2 Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2019-2022 của tập đoàn Hòa Phát

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Người mua trả tiền trước 408,691,837,688 0.402% 1,257,272,765,123 0.956% 788,002,603,134 0.442% 860,793,139,245 0.505%

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 478,426,384,718 0.47% 548,579,261,453 0.417% 796,022,241,121 0.447% 648,407,591,981 0.381%

Phải trả người lao động 247,936,926,136 0.244% 313,099,678,402 0.238% 816,457,005,628 0.458% 306,208,839,467 0.18%

Doanh thu chưa thực hiện 27,406,111,996 0.027% 34,564,307,818 0.026% 16,951,911,160 0.01% 16,974,936,888 0.01%

Phải trả, phải nộp khác 237,391,747,239 0.233% 328,061,400,351 0.249% 1,047,158,508,079 0.588% 418,550,744,668 0.246%

Vay và nợ thuê tài chính 16,837,653,470,387 16.544

Quỹ khen thưởng phúc lợi 806,604,376,402 0.793% 1,133,445,419,487 0.862% 1,740,567,096,715 0.977% 1,812,955,327,314 1.064%

Thặng dư vốn cổ phần 3,211,560,416,270 3.156% 3,211,560,416,270 2.442% 3,211,560,416,270 1.802% 3,211,560,416,270 1.885%

Chênh lệch tỷ giá hối đoái 565,534,994 0.001% 5,568,369,072 0.004% (1,925,960,852) (0.001%

) Quỹ đầu tư phát triển 923,641,612,156 0.908% 928,641,612,156 0.706% 923,549,304,122 0.518% 834,782,434,216 0.49%

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Lợi ích cổ đông không kiểm soát 163,213,679,327 0.16% 148,746,685,328 0.113% 154,788,720,987 0.087% 105,562,146,315 0.062%

1 100% Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022)

Khoản mục nợ phải trả tại công ty luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng 45-55% tổng nguồn vốn và không có sự biến động nhiều Năm 2020, nợ phải trả của công ty là 72,291,648,082,726 đồng, tăng 18,302,254,126,521 đồng tương ứng mức tăng 33,9% so với năm 2019 Năm 2021, nợ phải trả tăng 15,164,148,764,084 đồng tương ứng mức tăng 20,98% so với năm 2020 Và cho đến năm 2022, nợ phải trả giảm đi 13,233,214,825,462 đồng, ứng với mức giảm 15,13%.

Năm 2019, nợ ngắn hạn là 26,984,198,187,977 đồng, có xu hướng tăng trong 2 năm tiếp theo và giảm nhẹ vào năm 2022 Năm 2020, nợ ngắn hạn tăng 24,991,019,259,521 đồng tương ứng tăng

92,61% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục tăng thêm 21,484,098,428,943 đồng tương ứng tăng 41,34% so với năm 2020 Cho đến năm 2022, nợ ngắn hạn giảm 11,074,023,066,756 đồng, ứng với mức giảm 15,08%

Là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất của nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Năm 2020, vay ngắn hạn tăng 19,960,812,201,717 đồng, tương ứng tăng 118,55% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục tăng thêm 18,88% so với năm 2020; tới năm 2022, nó đã tăng thêm 6,86% so với cùng kỳ năm trước.

KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Với sự phát triển của cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động tài chính đóng một vai trò quan trọng, ngày càng phát triển và khẳng định mình Qua phân tích thực trạng tài chính của công ty giúp ta hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của công ty điều này mang lại ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý Giúp cho công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn và nắm được những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải Giúp chúng ta đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp so với các công ty đối thủ

Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất thép trong nước, tuy nhiên CTCP Tập đoàn Hòa Phát vẫn chịu những ảnh hưởng chung của ngành

Năm 2019-2020 tình hình kinh doanh ổn định vì đã đưa vào hoạt động lò cao luyện thép Dung Quất, điều đó cho thấy doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn, hiệu quả hoạt động của công ty ngày đi lên, hiệu quả hơn Qua việc đánh giá các chỉ số cho thấy doanh thu và lợi nhuận của CTCP Tập đoàn Hòa Phát khá thấp trong năm 2019, đến năm 2020 mới có xu hướng tăng trở lại và tăng mạnh vào năm 2021 do việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thành công, cũng như đại dự án lò cao luyện thép Dung Quất đã dần đi vào ổn định Hệ số nợ tổng quát tương đối ổn định

Nhìn vào kết quả kinh doanh của HPG có thể thấy năm 2022 là một năm đầy sóng gió với nền kinh tế nói chung và đối với ngành sản xuất và kinh doanh thép nói riêng Diễn biến đầu năm nóng,nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022 Giá nguyên vật liệu chính leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do nhu cầu yếu khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực chồng lên nhau, do đó biên lợi nhuận gộp ghi nhận lần đầu âm trong quý 4 năm 2022 khi lượng hàng tồn kho giá cao vẫn còn Ngoài ra giá USD tăng mạnh liên tục trong năm và đột ngột đảo chiều hạ sâu vào cuối năm do ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ của FED Với đặc thù nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, do đó sẽ ghi nhận mức lỗ tỷ giá nếu USD tăng FED tăng lãi suất mạnh trong 6 tháng cuối năm khiến dư nợ vay Tập đoàn ở mức cao nhất.

GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG

Trong nền kinh tế ngày càng hội nhập, muốn tồn tại đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung vàCông ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát nói riêng phải tích cực chủ động, không ngừng phấn đấu, nâng cao hiệu suất làm việc; đồng thời tiếp tục duy trì và phát triển năng lực kinh doanh cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên Trong 4 năm vừa qua, công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực trong hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các Công ty thành viên Trong tương lai, toàn thể công ty cần phải đoàn kết, cũng như Ban Lãnh đạo cần sáng suốt hơn nữa để có thể đưa ra các quyết định phù hợp nhất, cố gắng khắc phục khó khăn, giúp Công ty ngày càng phát triển, lớn mạnh cũng như đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong Công ty

- Tính tới thời điểm hiện tại có thể đánh giá giai đoạn khó khăn nhất của ngành Thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đã qua đi Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp linh hoạt để ứng phó với thị trường Thông qua việc giải quyết lượng hàng tồn kho giá cao, nâng cao năng lực quản trị hàng tồn kho, giảm gánh nặng vốn lưu động và cải thiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

- Chủ động về sản lượng khi nhu cầu đầu tư công trong nước phục hồi Giá thép trong nước cũng đã có tín hiệu hồi phục.

- Đảm bảo tiến độ Nhà máy Dung Quất 2 để giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần

- Điều chỉnh dư nợ vay về ngưỡng an toàn - Cân đối lại tỷ trọng nợ vay nước ngoài để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, giảm bớt nợ vay b) Triển vọng Cơ hội

- Điểm sáng ở đây đến từ động lực giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đốc thúc hơn, do đó nhu cầu thép xây dựng cũng sẽ tăng lên Bên cạnh đó là vấn đề tỷ giá sẽ không phải là nỗi lo nữa khi DX đã hạ nhiệt và HPG sẽ giảm bớt rủi ro về lỗ tỷ giá như trong năm 2022 vừa rồi.

- Năm 2023 được lính giá sẽ là một năm tích lũy của ngành - HRC đã tạo đáy và hồi phục tăng lại, giả than tạo định và giảm mạnh - Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt, lãi suất chứng giảm dần

Doanh nghiệp thép HPG tái khởi động các lò cao để gia tăng sản lượng, trong khi lượng tồn kho thép đang thấp Giá thép trong nước liên tục tăng thời gian gần đây khiến các doanh nghiệp phải hạn chế bán hàng Sự phục hồi kinh tế, các chính sách kích thích sản xuất và đầu tư công của các nước trên thế giới, cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, đã tạo ra nhu cầu lớn về thép.

- Năm 2023 được cho là một năm vẫn còn nhiều khó khăn đối với ngành bất động sản, do đó sẽ vô hình chung tác động đến ngành thép và HPG.

- Chi phi tài chính tăng cao (chi phí lãi vay tăng cao do Is vay tăng mạnh) - Giá đầu vào vẫn ở mức cao

- Giá than đã giảm mạnh nhưng so với năm 2021/22 thì vẫn còn khá cao - Giá điện xu hướng tăng

- Giả bán tăng lại nhưng khó trở về nền giá 2021/22 do Trung Quốc cũng mở cửa và đẩy mạnh sản xuất, các lệnh hạn chế cấm xuất khẩu bị gỡ bỏ.

- HPG còn 3 lò cao chưa khởi động lại, ảnh hưởng tới sản lượng, doanh thu và lợi nhuận.

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w