Với tư cáchlà tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạchtoán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận.Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agriban
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TẬP NHÓM
Học Phần: Tài chính – Tiền tệ
ĐỀ TÀI:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỸ TRONG
GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Thầy Hoàng Sơn
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I Cơ sở lý thuyết của Ngân hàng thương mại 2
1.Khái niệm: 2
2 Phân loại: 3
3 Nghiệp vụ tài sản Có – Sử dụng vốn 5
4 Nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn 9
II Thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương mại tại Mỹ trong giai đoạn chuyển đổi số……… ………15
III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………15
1 Khái quát hiện trạng các ngân hàng thương mại tại Việt Nam……… 17
2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam……….18
Kết luận……… 20
Tài liệu tham khảo……… 21
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), chuyển đổi sốngành Ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới Những thành tựu củaCMCN 4.0 được các quốc gia trên thế giới ứng dụng mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực củađời sống - xã hội Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, xu hướng chuyển đổi số diễn rangày càng mạnh mẽ và rõ rệt hơn Đặc biệt, ở những nước có nền kinh tế phát triển vớinền tảng công nghệ hiện đại, đã có những phát triển vượt bậc về hoạt động chuyển đổi sốtrong ngành Ngân hàng Chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh đã trở thành vấn đềsống còn của các ngân hàng trên thế giới hiện nay Mỹ là thị trường có ngành Ngân hàngsôi động nhất thế giới, đặc biệt là sự bùng nổ mạnh mẽ của ngân hàng thương mại Hơnmột thế kỷ qua, các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ đã không những nỗ lực để đáp ứng nhu cầungày càng tăng của khách hàng mà còn hoàn thành vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế trong cộng đồng Hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng ở Mỹbắt đầu từ sự ra đời của Mobile Banking vào một thập kỷ trước Cho đến nay, các ngânhàng tại Mỹ đã ứng dụng thành công AI để nhận dạng giọng nói khách hàng, tạo ra cáctrợ lý ảo để tiếp xúc với khách hàng ban đầu, trả lời các câu hỏi của khách hàng cũng như
tư vấn và hướng dẫn khách hàng trong quá trình giao dịch Ở Việt Nam, quá trình chuyểnđổi số của các Ngân hàng thương mại cũng đang diễn ra rất nhanh và bước đầu đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, để hoạt động chuyển đổi số của các Ngân hàngthương mại Việt Nam được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn thì việc tiếp thu những kinhnghiệm của các ngân hàng ở những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới nói chung
và Mỹ nói riêng là điều rất cần thiết Bài tiểu luận của nhóm chúng em tập trung phân tíchnhững kinh nghiệm quốc tế trong chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, cụ thể
là “Ngân hàng thương mại tại Mỹ trong giai đoạn chuyển đổi số”, qua đó rút ra một số bàihọc kinh nghiệm cho hoạt động chuyển đổi số của các Ngân hàng thương mại Việt Namtrong kỷ nguyên 4.0
Trang 4Vì kiến thức của chúng em còn hạn chế nên nội dung bài tập nhóm không thể tránhkhỏi những thiếu sót, chúng em rất mong sẽ được những nhận xét, chỉ bảo của thầy để bàitập nhóm của chúng em hoàn thiện hơn.
Trang 5I Cơ sở lý thuyết của Ngân hàng thương mại
1.Khái niệm:
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận Ngânhàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng đểcấp tín dụng, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Với tư cách
là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạchtoán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận
2 Phân loại:
* Phân loại dựa vào hình thức sở hữu:
a, Ngân hàng thương mại quốc doanh:
Là ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước Hiện nay trong xuhướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tănggiá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng Đây là hình thức ngânhàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta Vì có 100%vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhànước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện cácnhiệm vụ mà nhà nước giao cho Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
b, Ngân hàng thương mại cổ phần
Được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ đông, doanh nghiệp Trong
đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
Trang 6c, Ngân hàng liên doanh:
Được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam vàngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sởlàm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam Một số ngân hàngliên doanh ở Việt Nam:
Ngân hàng Việt Nga (VRB)
Indovina Bank Limited (IVB)
Vinasiam Bank (VSB)
Vid Public Bank (VID)
d, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trênnhững quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cungcấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm Một
số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoà ở Việt Nam:i
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong
Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ
Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered
e, Ngân hàng chi nhánh nước ngoài:
Được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạtđộng tại Việt Nam Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:
Citibank
Bangkok Bank
Shinhan Bank
Deutsche Bank
* Phân loại dựa vào chiến lược kinh doanh:
Ngân hàng thương mại bán buôn: nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanhnghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với kháchhàng cá nhân Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không
đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn
Trang 7Ngân hàng thương mại bán lẻ: cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, cáccông ty vừa và nhỏ Các ngân hàng này thường hướng tới đa dạng hóa danh mụcsản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng Giá trị mỗigiao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ: những ngân hàng thực hiện cả haihoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của nhữngngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng
Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển,ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác
* Phân loại dựa vào tính chất hoạt động:
Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vựcnhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vựckinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàngđược phép thực hiện theo quy định của pháp luật
3 Nghiệp vụ tài sản Có – Sử dụng vốn
Nghiệp vụ kế toán tài sản có của Ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ liênquan đến việc sử dụng các khoản vốn huy động được từ Nghiệp vụ tài sản nợ
a, Nghiệp vụ ngân quỹ:
Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, ngân hàng luôn giữ mộtlượng tiền mặt dưới các dạng sau:
Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng (vault cash): tuỳ theo quy mô hoạt động, tính thời
vụ, các ngân hàng phải duy trì mức tồn quỹ tiền mặt để thực hiện chi trả trongngày
Tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại khác: để thực hiện các nghiệp vụ thanhtoán, chuyển tiền cho khách hàng
Tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quiđịnh của NHTW và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữacác ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán của NHTW
Trang 8Tiền mặt trong quá trình thu: là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng laigiữa các ngân hàng, khi ngân hàng đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưanhận được tiền
Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao để
có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu…Lượngtiền mặt trong nghiệp vụ ngân quỹ này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng này đang bịgiảm dần (ở Mỹ năm 1960 nó chiếm 20% tổng tài sản có, năm 1990 tỷ lệ này chỉ còn7%)
b, Nghiệp vụ cho vay
Hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng trunggian nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng Hoạt động cho vay rất đa dạng vàphong phú Có thể nêu một số loại hình chủ yếu sau:
Cho vay ứng trước: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung cấp cho người đivay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước Người đi vay chỉ phải trả lãivào lúc hoàn trả vốn gốc Cho vay ứng trước có hai loại:
– Cho vay ứng trước có bảo đảm:
+ Bảo đảm bằng các động sản như hàng hoá, tài sản hay chứng từ – cho vay cầm cố: làcho vay trên cơ sở cầm cố tại ngân hàng các tài sản, có thể là hiện vật như vật tư hànghoá, hoặc là giấy tờ như các giấy sở hữu hàng hoá, các chứng từ thanh toán (bộ chứng từđòi tiền người nhập khẩu gồm B/E, chứng từ gửi hàng), chứng từ có giá (thương phiếu,chứng khoán, ), thậm chí cả vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ… Số tiền cho vay bằng tỷ lệ phầntrăm của giá trị tài sản cầm cố, tỷ lệ này cao hay thấp là tuỳ vào quan hệ của ngân hàng vàkhách hàng, vào uy tín của khách hàng Ngân hàng sẽ quản lý tài sản cầm cố trong suốtthời hạn vay và chỉ hoàn lại khi thu đủ nợ (gốc và lãi) Trong trường hợp người đi vaykhông có khả năng trả nợ khi đến hạn, ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố để thu nợ.+ Bảo đảm bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa – cho vay thế chấp: là cho vay trên cơ
sở nắm giữ các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu hợp pháp về bất động sản đem thế chấp.Khác với cho vay cầm cố ở chỗ trong thời hạn vay người đi vay vẫn được phép sử dụngtài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc
Trang 9+ Bảo đảm bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba – cho vay có bảo lãnh: Bên bảo lãnh sẽ lập hồ
sơ bảo lãnh tại ngân hàng và cam kết hoàn trả nợ nếu bên đi vay không có khả năng thanhtoán Ngân hàng cũng có thể đề nghị bên bảo lãnh phải có tài sản cầm cố hoặc thế chấp tạingân hàng
– Cho vay ứng trước không có bảo đảm: là cho vay chỉ dựa vào uy tín của kháchhàng đối với Ngân hàng mà không cần có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảolãnh Do vậy còn gọi là cho vay tín chấp Trong trường hợp này, ngân hàngquyết định cho vay thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như mức vốn tự có, lợinhuận hàng năm hay triển vọng của doanh nghiệp cũng như năng lực, phẩmchất của người quản lý công ty… Trên thực tế đó là các khách hàng uy tín, cóquan hệ thường xuyên với ngân hàng hoặc những doanh nghiệp lớn
Cho vay thấu chi: là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó Ngân hàngcho phép khách hàng chi vượt quá số tiền dư trên tài khoản vãng lai trong một hạnmức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với kháchhàng Khác với cho vay ứng trước, mức tín dụng thỏa thuận trong cho vay thấu chichưa phải là khoản tiền ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng thìmới được coi là tín dụng được cấp phát và bắt đầu tính tiền lãi Hình thức cho vaynày thường chỉ được áp dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính mạnh
và uy tín
Cho vay chiết khấu: Là cho vay dưới hình thức ngân hàng thương mại mua lại cácthương phiếu chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên thươngphiếu Khi đến hạn trả tiền thì ngân hàng sẽ đòi toàn bộ số tiền ghi trên thươngphiếu ở người trả thương phiếu Phần lãi của ngân hàng chính là khoản chênh lệchgiữa giá mua và số tiền ghi trên thương phiếu Lãi suất chiết khấu được tính toáncăn cứ vào mức lãi suất trên thị trường, chi phí thu tiền thương phiếu, mức độ trượtgiá, rủi ro không đòi được tiền thương phiếu,… Cần lưu ý là tiền lãi trong cho vaychiết khấu không được tính trên số vốn mà người đi vay được sử dụng như cho vayứng trước mà trên thực tế lại được tính trên tổng lãi và vốn gốc
Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán: là nghiệp vụ trong đó công ty con củangân hàng cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn phát sinh từ những
Trang 10hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hóa và dịch vụ với giá chiết khấu Các khoản
nợ này thường là ngắn hạn (từ 30-120 ngày)
Cho vay thuê mua: còn được gọi là tín dụng thuê mua, là hình thức tín dụng dàihạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, cácđộng sản và bất động sản khác Ngân hàng sẽ dùng vốn của mình để mua tài sảntheo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bênthuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã đượchai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn Khi hết thời hạnthuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tùytheo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng Đây chính là một nghiệp vụ chovay, bởi vì thay cho việc vay bằng tiền để khách hàng mua tài sản, ngân hàng đãđứng ra mua và cho thuê lại Số tiền thuê phải bù đắp được chi phí khấu hao, chiphí tài chính (ứng với lãi của số vốn ngân hàng bỏ ra mua tài sản), chi phí quản lý,lãi của người cho thuê
Cho vay bằng chữ ký: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng không trực tiếpcho khách hàng vay bằng tiền nhưng bằng uy tín (chữ ký) của mình, ngân hàng tạođiều kiện để khách hàng sử dụng vốn vay của người khác và đảm bảo thanh toán
hộ khách hàng Chính vì vậy, dù là một hình thức tín dụng nhưng trong hạch toán,
nó không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản của ngân hàng mà được hạch toánngoại bảng
Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng tài trợ cho nhu cầutiêu dùng của cá nhân Tín dụng tiêu dùng thường dưới hình thức cho vay để muatrả góp hoặc cho vay qua việc phát hành thẻ tín dụng Nghiệp vụ cho vay đượcxem là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớntrong các khoản mục thuộc tài sản Có của ngân hàng
c, Nghiệp vụ đầu tư
Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại dùng vốn của mình mua các chứng khoánhoặc đầu tư theo dự án Ở Việt Nam Luật các tổ chức tín dụng còn cho phép các ngânhàng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp haycác tổ chức tín dụng khác
Trang 11d, Những tài sản có khác
Đó là những vốn hiện vật như trụ sở làm việc, máy móc, trang thiết bị dùng cho hoạtđộng do ngân hàng sở hữu
4 Nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn
Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng thương mại.Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàngthương mại Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:
a, Vốn của ngân hàng: là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, nó bao gồm vốn tự có
và vốn coi như tự có
* Vốn tự có gồm:
Vốn điều lệ : là khoản vốn thuộc chiếm hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệcủa ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng được xây dựng Vốn điều lệhoàn toàn có thể được kiểm soát và điều chỉnh tăng lên trong quy trình hoạt độnggiải trí của ngân hàng Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàngthương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàngthương mại cổ phần Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dướidạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp Đứng về mặt hạch toán, ngân hàngthương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông Do vậy,việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay
nợ
Quỹ dự trữ : được hình thành từ 2 quỹ, quỹ dự trữ để bổ trợ vốn điều lệ và quỹ dựtrữ đặc biệt quan trọng để bù đắp rủi ro đáng tiếc Các quỹ này được trích từ doanhthu ròng hàng năm của ngân hàng Việc hình thành những quỹ này nhằm mục đíchlàm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời bảo vệ bảo đảm an toàn trong kinhdoanh thương mại
* Vốn coi như tự có: gồm có những khoản vốn trong thời điểm tạm thời rảnh rỗi của ngânhàng Đây là những khoản vốn đã được phân chia cho những mục tiêu tốn nhất địnhnhưng trong thời điểm tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: doanh thu chờ phân chia, tiềnlương chưa đến hạn thanh toán giao dịch hoặc những quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến