1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài khó khăn trong việc xin cấp c o của doanh nhiệp xuất nhập khẩu gỗ vào thị trường châu âu thực trạng và giải pháp

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khó Khăn Trong Việc Xin Cấp C/O Của Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Gỗ Vào Thị Trường Châu Âu. Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Ngọc Mai, Trần Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Đặng Phương Thảo, Nguyễn Thị Xuân, Hà Khánh Ly, Lê Thị Linh
Người hướng dẫn Ths. Lương Văn Đạt
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Chính Sách Và Nghiệp Vụ Hải Quan
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,83 MB

Cấu trúc

  • 1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa (5)
  • 2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa (5)
  • II. Khái niệm, nội dung, mục đích, hình thức, phân loại C/O (6)
    • 1. Khái niệm của C/O (6)
    • 2. Nội dung của C/O (7)
    • 3. Mục đích của C/O (7)
    • 4. Hình thức của C/O (7)
    • 5. Phân loại C/O (8)
  • III. CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ (9)
    • 1. Định nghĩa quy tắc xuất xứ (9)
    • 2. Các loại quy tắc xuất xứ (9)
  • IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA (10)
    • 1. Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (10)
    • 2. Thời hạn nộp C/O (11)
    • 3. Biện pháp chống gian lận xuất xứ (12)
  • B. LIÊN HỆ ĐẾN DOANH NGHIỆP XNK GỖ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (14)
    • I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XIN CẤP C/O FORM EUR.1 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (14)
      • 1. Tình hình xuất khẩu gỗ sang Eu (14)
      • 2. Các tiêu chí xuất xứ về sản phẩm gỗ của thị trường Châu Âu (16)
      • 3. Thủ tục xin cấp C/O form EUR.1 (18)
    • II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHÓ KHĂN TRONG THỦ TỤC XIN CO FORM EUR (25)
      • 1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp (25)
      • 2. Nguyên nhân từ các quan tổ chức có thẩm quyền cấp C/O (0)
      • 1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ (27)
      • 2. Giải pháp đối với các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp C/O (28)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀO THỊ TRƯỜNG EU.... Để tận dụng cácưu đãi này các doanh nghiệp phải nắm vững các qu

Khái niệm xuất xứ hàng hóa

Khoản 1, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Vai trò của xuất xứ hàng hóa

a Xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương Để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia sử dụng quy định về xuất xứ hàng hóa như phương tiện nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm cấp hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu, đánh thuế đối kháng, chống bán phá giá để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trên cơ sở xác định nguồn gốc và tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa Đây có thể xem như là cách thức kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục tiêu kinh tế thương mại nhất định. b Tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu chỉ được hưởng ưu đãi từ các nước có những hiệp định song phương và đa phương với nhau Xác định chính xác xuất xứ sẽ đảm bảo sự thuận lợi và công bằng của việc hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập đối với hàng hóa của nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu. c Xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế suất của thuế nhập khẩu

Mỗi quốc gia có hệ thống thuế xuất khẩu và nhập khẩu theo các Danh mục biểu thuế khác nhau Biểu thuế cho các mức thuế suất khác nhau sẽ được áp dụng dựa trên mã số của danh mục phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Ngoài ra, phụ thuộc vào từng thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các mức ưu đãi về thuế suất cho từng mặt hàng là khác nhau và khác với mức thuế suất của cùng mặt hàng trên cơ sở xác định xuất xứ mặt hàng đó theo thỏa thuận. d Khẳng định uy tin, trách nhiệm của hàng hóa đối với thị trường, khách hàng và vị trí của nước xuất hàng trong thương mại quốc tế

Vai trò này thể hiện rất rõ khi hàng hóa xuất khẩu đứng vững trên thị trường thương mại quốc tế Uy tín chất lượng của hàng hóa đôi khi gắn liền với xuất xứ được khách hàng tín nhiệm và thừa nhận Chẳng hạn, hàng hóa của hãng Honda có xuất xứ từ Nhật Bản có mặt hầu hết trên thị trường thế giới Nó không những khẳng định chất lượng hàng hóa của hãng Honda mà còn khẳng định uy tín của hàng hóa có “Xuất xứ Nhật Bản – Made in Japan” trên thị trường thương mại quốc tế. e Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường

Trong những trường hợp cần thiết, kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhằm xác định hàng hóa có xuất phát từ vùng có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc bệnh dịch Khi đó, hải quan căn cứ vào xuất xứ để kiểm tra về mặt dịch tễ, hoặc không cho hàng hóa vi phạm nhập khẩu để ngăn chặn việc lây lan của dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Ví dụ: trường hợp cấm nhập khẩu thịt bò có xuất xứ từ nước Anh khi có dịch bệnh bò điên, cấm nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn có xuất xứ từ Đài Loan, Hồng Kông sau khi có dịch bệnh lở mồm, long móng, cấm nhập khẩu đối với gia cầm từ nước Trung Quốc và một số nước khi có dịch bệnh cúm H5N1 g Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc thống kê ngoại thương

Xuất xứ hàng hóa là tiêu chí quan trọng và cần thiết để thực hiện thống kê ngoại thương theo từng nước hoặc từng khu vực Qua các số liệu thống kê ngoại thương, các.chính phủ có thể dự báo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thương mại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.

Khái niệm, nội dung, mục đích, hình thức, phân loại C/O

Khái niệm của C/O

Khoản 4, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018: “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương

7 do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.”

Nội dung của C/O

Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể hiện được các nội dung sau đây:

- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng

- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)

- Tiêu chí về hàng hóa (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị…)

- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.

Mục đích của C/O

- Ưu đãi thuế quan : Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia

- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi

- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

Hình thức của C/O

C/O được cấp dưới hai hình thức sau:

- C/O giấy: là hình thức cấp C/O giấy trực tiếp cho doanh nghiệp tại tổ chức cấp C/O

- C/O điện tử: là hình thức cấp C/O thông qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của bộ công thương (ecosys) hoặc của VCCI (comis).

Phân loại C/O

Có 2 loại C/O chính, đó là:

- C/O không ưu đãi: C/O này chỉ có giá trị chứng minh xuất xứ của hàng hóa, không có tác dụng trong việc hưởng ưu đãi thuế quan

- C/O ưu đãi: là mẫu giấy chứng nhận cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),

Các loại form C/O thường gặp

- CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

- CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

- CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

- CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

- CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)

- CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)

- CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

- CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi

CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ

Định nghĩa quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể trong luật pháp của một quốc gia hoặc các quy định của các hiệp định quốc tế mà quốc gia đó áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa.

Các loại quy tắc xuất xứ

2.1 Quy tắc xuất xứ chung

2.1.1 Quy tắc xuất xứ thuần túy

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được gọi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy. 2.1.2 Quy tắc xuất xứ không thuần túy

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này Những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ phận, thành phần của sản phẩm được chế biến hoặc gia công đầy đủ tại nước đó.

2.2 Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể

2.2.1 Tiêu chí về thay đổi mã số phân loại

Hàng hóa được xem là qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hóa được phân loại vào nhóm hoặc phân nhóm khác với tất cả các vật liệu không xuất xứ được sử dụng.

2.2.2 Tiêu chí về giá trị gia tăng (phần trăm giá trị gia tăng)

Nếu không quan tâm đến việc thay đổi mã số phân loại hàng hóa, một hàng hóa được xem là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hóa gia tăng giá trị đến một mức nhất định Có 2 cách làm tăng giá trị gia tăng là cho phép tối đa các nguyên liệu không xuất xứ và yêu cầu tối thiểu về hàm lượng nội địa.

2.2.3 Tiêu chí về hoạt động sản xuất và chế biến

Nếu không tính đến việc thay đổi về mã số phân loại hàng hóa, và ghi giá trị gia tăng hàng hóa được coi là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá đã trải qua một hoạt động sản xuất hoặc chế biến hay gia công nhất định

2.2.4 Quy tắc De minimis – Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa

Hàng hóa nếu không đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi mã HS thuộc danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng thì vẫn được xem là có xuất xứ nếu tổng trị giá trọng lượng nguyên liệu “không xuất xứ" chiếm không quá một tỷ lệ nhất định.

2.3 Quy tắc xuất xứ khác

Quy tắc “cộng gộp” về xuất xứ hàng hóa cho phép sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu có xuất xứ từ một nước được phê chuẩn để sản xuất tại một nước cũng được hưởng ưu đãi và không phải đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi mã số HS hoặc yêu cầu về gia công chế biến Đối với cộng gộp xuất xứ trong ASEAN, các thành viên được coi như một nước được hưởng vì mục đích áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp. Hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN khi các yêu cầu về sản xuất hay chế biến đã được đáp ứng tại tất cả các nước ASEAN liên quan trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

2.3.2 Quy tắc vận chuyển thẳng

Quy tắc vận chuyển thẳng quy định để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan,sản phẩm phải được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng mà không đi qua một lãnh thổ quốc gia khác hoặc nếu có quá cảnh lãnh thổ một quốc gia khác thì sản phẩm không được đưa vào buôn bán hoặc tiêu thụ tại nước đó hoặc không trải qua bất cứ công đoạn gia công chế biến nào trừ việc xếp, bốc dỡ hoặc các hoạt động nhằm đảm bảo cho hàng hóa được vận chuyển tốt.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hình 1: Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

- Bộ hồ sơ C/O hoàn chỉnh và hợp lệ sẽ được cấp ngay trong ngày.

- Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được kéo dài không quá 3 ngày.Nếu cần xác minh tại cơ sở sản xuất, cán bộ C/O sẽ thông báo trước cho Người xuất khẩu Thời hạn xác minh không quá 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ.

Thời hạn nộp C/O

Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. b Thời gian nợ C/O:

- Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi ngày (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu EAV, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

- Đối với C/O mẫu KV (VK), trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan c Đối với hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên:

- Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp;

- Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải khai bổ quan hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi ngày (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Biện pháp chống gian lận xuất xứ

- Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận đối với các trường hợp sau:

- Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xử điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền

- Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện việc thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp và tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành hậu kiểm.

- -Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu trên, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của

Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.

- Trường hợp thương nhân không thực hiện trách nhiệm theo quy định, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa niêm yết công khai tên thương nhân đó tại nơi cấp trong thời hạn 6 tháng Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân thuộc trường hợp này là 3 ngày làm việc kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định Sau

6 tháng, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ xem xét áp dụng thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.

- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như lập cơ chế giám sát trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ngừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho một số mặt hàng hoặc thương nhân gian lận.

LIÊN HỆ ĐẾN DOANH NGHIỆP XNK GỖ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XIN CẤP C/O FORM EUR.1 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1 Tình hình xuất khẩu gỗ sang Eu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được Quốc hội thông qua vào tháng 8/2020 với những ưu đãi thuế quan ở mức cao nhất Hiệp định EVFTA có hiệu lực, khoảng 90% đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế suất các mặt hàng gỗ sẽ về 0% Bên cạnh đó, EU xóa bỏ ngay 83% số dòng thuế đối với gỗ và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, khoảng 17% số dòng thuế đối với gỗ còn lại cũng sẽ xóa bỏ theo lộ trình từ 3 - 7 năm

EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam Thương mại gỗ giữa Việt Nam và EU chiếm khoảng 12 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam với thế giới Việt Nam đang xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU trị giá khoảng 650 - 700 triệu USD/năm, tập trung chủ yếu vào các nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italia Trong đó, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của EU mỗi năm ước tính trị giá khoảng 80 - 85 tỷ USD Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU.

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường thuộc EVFTA giai đoạn 2020 – 10 tháng 2022 (đơn vị tính: USD)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Hiệp hội gỗ và Forest Trends tổng hợp từ số liệu Hải quan

- Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào các thị trường thuộc EVFTA đã tăng 17,1%, từ 510,37 triệu USD năm 2020 lên 597,76 triệu USD vào năm 2021 Trong đó, năm 2021, các thị trường lớn thuộc EU như Pháp, Đức, Hà Lan đã chi ra lần lượt là 20,2 tỷ USD, 37,4 tỷ USD và 2,6 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

- Trong 10 tháng năm 2022, mặc dù chịu tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine, tình hình lạm phát cao nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường thuộc EVFTA vẫn đạt 470,27 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021 Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thị trường thuộc EVFTA luôn chiếm gần 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.

- Đồ gỗ là nhóm mặt hàng chính, chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU Các sản phẩm chính là ghế ngồi, nội thất phòng bếp, nội thất phòng ngủ, đồ nội thất khác,…

2 Các tiêu chí xuất xứ về sản phẩm gỗ của thị trường Châu Âu

2.1 Tiêu chuẩn chung về xuất xứ của gỗ khi nhập khẩu vào EU

- Quy định về gỗ của EU ( EUTR) : Kiểm soát nguồn gốc hợp pháp của gỗ

Tất cả gỗ nhập khẩu vào EU cần phải đến từ các nguồn hợp pháp có thể kiểm chứng được EUTR buộc các nhà khai thác phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm của họ , Điều này có nghĩa là khi các nhà cung cấp gỗ hợp pháp , nhưng không thể cung cấp các giấy tờ đảm bảo về tính hợp pháp , thì họ sẽ không thể cung cấp cho thị trường EU

EUTR là một phần của Kế hoạch Hành động Thực thi luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) Một phần khác của kế hoạch là Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPA) – đây là các hiệp định thương mại từ nguyên giữa EU và các nước xuất khẩu gỗ Nếu một quốc gia thực hiện đầy đủ kế hoạch kiểm soát quốc gia của mình, quốc gia đó sẽ nhận được giấy phép FLEGT của Châu Âu và gỗ xuất khẩu từ quốc gia đó được coi là hợp pháp

Chỉ thị An toàn Sản phẩm Chung của EU áp dụng cho tất cả các sản phẩm tiêu dùng Đối với thành phẩm (ví dụ đồ nội thất) hoặc các bộ phận của thành phẩm, luật cụ thể về sản phẩm có thể áp dụng cho sản phẩm cuối cùng tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của nó Do đó, Chỉ thị An toàn Sản phẩm Chung có thể được bổ sung bằng các yêu cầu an toàn hai hóa cho các sản phẩm cụ thể

- Dấu CE cho các sản phẩm gỗ được sử dụng trong xây dựng

Gỗ hoặc các sản phẩm gỗ được kết hợp lâu dài vào các công trình xây dựng sẽ phải được đánh dấu CE điều này áp dụng cho cửa sổ, cửa ra vào, khung, ván sản và gỗ công nghiệp, cầu thang, gỗ dán nhiều lớp, tấm ván ép, gỗ ép và gỗ kết cấu.

Dấu hiệu này cho thấy các sản phẩm tuân thủ các yêu cầu hài hòa về độ bền cơ học, độ ổn định, an toàn cháy nổ, vệ sinh, sức khỏe và môi trường Các nhà sản xuất sản phẩm xây dựng nếu trên phải cung cấp “Tuyên bố về Hiệu suất" (DoF) kể từ tháng 7/2013.

Trong trường hợp nhà xuất khẩu cung cấp các loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng, sẽ chỉ có thể khai thác và xuất khẩu chúng nếu chúng nằm trong danh sách của Công ước CITES và có giấy phép CITES.

- Hóa chất trong gỗ: REACH

Chất bảo quản aten, creosote và thủy ngân được sử dụng để ngăn ngừa thối rữa và cải thiện độ bền của gỗ, đặc biệt là được sử dụng trong các vật dụng ngoài trời Quy định "Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH)" của Châu Âu không cho phép sử dụng các chất bảo quản này, với một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như gỗ được sử dụng trong lập đạt công nghiệp hoặc làm tà vẹt đường sắt

Việc sử dụng arsen và tất cả các hợp chất đồng mạ crom, bao gồm đồng arsen mà crom (CCA), đồng Chrome Boron (CCB) và đồng Chrome florua (CCF), trong chất bảo quản gỗ không còn được phép

- Bao bì và việc sử dụng logo trên bao bì đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật 15 (ISPM 15)

Tất cả vật liệu đóng gói bằng gỗ sử dụng phải hiển thị logo ISPM 15 Vật liệu đóng gói được cấp phép bao gồm thùng, hộp, thùng phuy và các loại bao bị tương tự, pallet, hộp pallet và các bằng tải khác Tất cả gỗ được sử dụng trong vật liệu này phải được làm sạch và xử lý nhiệt (HT), Điều này có nghĩa là áp dụng nhiệt độ cắt gỗ tối thiểu là 56 - C trong thời gian tối thiểu là 30 phút.

Sấy là (KD), ngâm tắm áp suất hóa học (CPI) hoặc các phương pháp xử lý khác có thể được coi là các phương pháp xử lý HT miễn là chúng đáp ứng các thông số kỹ thuật của HT Ngoài ra, cũng được phép khử trùng bằng metyl bromua (MB) ở nhiệt độ tối thiểu 10°C và thời gian tiếp xúc tối thiểu là 24 giờ.

2.2 Tiêu chuẩn xuất xứ gỗ của Việt Nam khi vào thị trường EU

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHÓ KHĂN TRONG THỦ TỤC XIN CO FORM EUR

1 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam đã đưa đất nước hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế Khái niệm ℅ không còn xa lạ với doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi đây là một chứng từ quan trọng, cần thiết và được sử dụng rất nhiều trong thương mại quốc tế Cụ thể, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được cấp C/O mẫu EUR.1 Trên thực tế việc quản lý, cấp và sử dụng C/O còn nhiều khó khăn vướng mắc, trong đó nguyên nhân không chỉ từ các tổ chức cơ quan hoạt động quản lý cấp C/O mà còn từ chính các doanh nghiệp xin cấp C/O Ngành xuất nhập khẩu gỗ được đánh giá là một trong những ngành phát triển, đầy triển vọng Tuy nhiên, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Điều này có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu hiểu biết và kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng như quy trình, quy định xin cấp C/O mẫu EUR.1 Họ chưa thực sự hiểu rõ vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thậm chí không biết liệu sản phẩm của mình có có đủ tiêu chuẩn để xin cấp C/o, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và chưa tập trung nghiên cứu về các quy tắc quy định xuất xứ của thị trường Châu Âu Sự thụ động thiếu tinh thần học hỏi còn thể hiện ở chỗ là đã trải qua một khoảng thời gian dài kể khi các FTA có hiệu lực đến nay, doanh nghiệp có thời gian để tìm hiểu các quy tắc xuất xứ nhưng sự nắm bắt thông tin về ℅ không mấy cải thiện Điều này không những gây ra nhiều phiên hà, mất thời gian mà còn tốn kém rất nhiều tiền bạc không chỉ với các doanh nghiệp mà còn với cơ quan và cán bộ cấp C/O.

Thứ hai, vấn đề gian lận giả mạo xuất xứ, C/O giả, C/O không hợp lệ đã và đang là vấn đề nhức nhối trong līnh vực xuất nhập khẩu gỗ hiện nay Lợi dụng ưu đãi thuế quan khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại song phương (FTA) nhiều doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn gian lận xuất xứ để qua mặt cơ quan chức năng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trước mắt Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, các mặt hàng đồ gỗ nội thất có tuy có mức tăng trưởng nhanh và được các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam hướng mở rộng mạng lưới sản xuất và xuất khẩu sang EU nhằm chiếm lĩnh thị phần nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

Các hành vi gian lận ngày càng tinh vi, chủ yếu theo 2 nhóm biểu hiện: Nhóm gian lận giả mạo xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ trong nước và nhóm gian lận giả mạo xuất xứ Việt Nam chuyển tải bất hợp pháp để xuất khẩu Trong những năm gần đây, cơ quan Hải Quan đã kịp thời phát hiện, xử lý không ít các vụ việc hàng hóa “đội lốt” xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc tiêu thụ trong nước Điển hình như thời điểm cuối năm 2021, một số thành phẩm kệ gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH PANGLORY (Tây Ninh), Cục Hải quan Tây Ninh đã phát hiện doanh nghiệp sử dụng tự chứng nhận xuất xứ không đúng quy định Doanh nghiệp này đã bị xử phạt 140 triệu đồng và buộc nô ²p lại số tiền trên 2,9 tỷ đồng thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm; đồng thời cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa.

Thứ ba, nguồn lực hạn chế cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngành gỗ gặp khó khăn trong việc xin cấp C/O mẫu EUR.1 Tại Việt Nam, có đến hơn 90% doanh nghiệp sản xuất gỗ hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết tập trung vào thị trường trong nước và chỉ có ít doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp thường không đủ quy mô, khả năng tiếp cận tài chính, vốn đầu tư vào công nghệ hiện đại để sản xuất hiệu quả do đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và nước ngoài Đa phần các doanh nghiệp gặp rào cản năng suất lao động thấp, tay nghề và trình độ thợ sản xuất đồ gỗ là cơ bản, chưa tinh, còn nặng về các sản phẩm truyền thống và hạn chế về mẫu mã nên khó có thể đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo tính bền vững như nguồn gốc, chứng nhận gỗ, tác động môi trường, lao động của doanh nghiệp… của thị trường EU.

2 Nguyên nhân từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O chủ yếu dựa vào tính trung thực của lời khai các doanh nghiệp xin cấp nên vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế trong việc kiểm tra xác minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Điều này dẫn đến sự bị động của các cơ quan có thẩm quyền trước các doanh nghiệp xin cấp C/O, từ đó dẫn đến việc không đảm bảo độ chính xác về nguồn gốc xuất xứ và là một lỗ hổng khi các doanh nghiệp có tính gian lận C/O trong quá trình khai báo.

Thứ hai, Việt Nam vẫn phổ biến cơ chế cấp C/O truyền thống gây nhiều khó khăn, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp hiện nay Cơ chế này trải qua các trình tự các bước để được cấp ℅ và mất khá nhiều thời gian, chi phí công sức của doanh nghiệp xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa Doanh nghiệp cần chờ đợi cơ quan thẩm quyền xét duyệt, sửa chữa bổ sung hồ sơ trong trường hợp không được cấp ℅, xin chữ ký xác nhận, xin xuất xứ cho từng lô hàng, … Quá trình này vừa tốn kém, vừa làm mất thời gian của doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp bị lệ thuộc, có khả năng bị trễ thời gian giao hàng, bỏ lỡ cơ hội hợp tác, kinh doanh

Ngoài ra, khó khăn trong việc xin cấp ℅ của các doanh nghiệp XK gỗ vào thị trường Eu còn do quy tắc xuất xứ ngặt nghèo của hiệp định EVFTA Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không hoàn toàn mới, nhưng khá phức tạp vì xây dựng và đàm phán dựa trên quy tắc xuất xứ trong cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ Việt Nam e dè, lo ngại trước những yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường khó tính như Châu Âu.

III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

GỖ VÀO THỊ TRƯỜNG EU

1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Thứ nhất, trong ngắn hạn, doanh nghiệp cần chủ động học hỏi, nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự hiểu biết nhất định về thủ tục, quy tắc xuất xứ hàng hóa quốc tế Các doanh nghiệp có thể đầu tư đội ngũ luật sư có chuyên môn cao để tư vấn, hướng dẫn,giải thích thủ tục xin, cấp ℅ cũng như nắm bắt cơ hội ưu đãi về thuế quan Trong dài hạn, cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải được tham gia các buổi huấn luyện, đào tạo chuyên môn của Bộ Công Thương, VCCI tổ chức

Thứ hai, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức kinh doanh, nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy tắc xuất xứ hàng hóa, hạn chế tối đa nhất hành vi gian lận xuất xứ, làm giả ℅ Gian lận ℅ chỉ có thể mang lại lợi nhuận trước mắt, điều này không chỉ gây tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến lòng tin kinh doanh và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Đặc biệt đối với hàng hóa ngành xuất nhập khẩu gỗ sang thị trường EU - một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam, các doanh nghiệp càng cần phải cẩn trọng, nâng cao uy tín, chất lượng tránh để xảy ra tình trạng khiếu nại từ phía cơ quan nhập khẩu

Thứ ba, các doanh nghiệp cần tận dụng, kết hợp và phát triển tất cả các nguồn lực sẵn có và được tài trợ như nhân công giá rẻ, lãi suất vay ưu đãi, các hiệp hội hỗ trợ xuất nhập khẩu, Khi tận dụng một cách hợp lý, linh hoạt, sẽ trở thành động lực cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn xuất xứ thị trường Châu Âu Doanh nghiệp cũng cần mở rộng mối quan hệ giao thương quốc tế, tạo sự uy tín với các doanh nghiệp nước ngoài Từ đó giảm thiểu mức độ kiểm tra, xác minh, khiếu nại ℅ cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất nhập khẩu của các công ty ngành sản xuất gỗ.

2 Giải pháp đối với các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp C/O

Hiện nay tại Việt Nam, một số cơ quan thẩm quyền vẫn chủ yếu áp dụng mô hình quản lý cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mô hình truyền thống gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi xin cấp C/O Và để cải thiện hoạt động cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan cấp C/O có thể áp dụng các giải pháp:

Thứ nhất, đối với hoạt động kiểm tra, cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần sớm chuẩn hóa và hoàn thiện các quy trình, văn bản hướng dẫn một cách cụ thể tạo ra sự thuận lợi trong quá trình cơ quan quản lý áp dụng Đặc biệt việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam Về cơ quan cấp ℅, nhà nước cần đẩy mạnh công tác hậu kiểm và quản lý rủi ro để tránh gian lận thương mại và ban hành các chế tài đối với trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, đào tạo cán bộ cơ quan bài bản để nâng cao năng lực về cấp phép, kiểm

29 duyệt, có thể giải quyết nhanh, gọn các vấn đề khiếu nại của hải quan nước nhập khẩu về ℅ được cấp Cơ quan nhà nước có vai trò gián tiếp thúc đẩy phương hướng áp dụng tự chứng nhận xuất xứ bằng cách mở các cuộc hội thảo, đàm phán trực tuyến và các kênh thông tin website để tư vấn giải đáp thắc mắc, truyền đạt kinh nghiệm cho doanh nghiệp đặc biệt là ngành xuất nhập khẩu gỗ về xin cấp ℅ Thêm vào đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ, chính xác về quy định liên quan tới gian lận xuất xứ, gian lận thương mại và các chế tài xử phạt

Thứ hai, loại bỏ các yêu cầu trao đổi chữ ký của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ Thay vào đó, hỗ trợ, xem xét áp dụng hình thức doanh nghiệp tự khai báo, tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó thay vì xin cấp C/O từ phía cơ quan quản lý như trước đây Xu hướng này tạo ra nhiều thay đổi, cải cách việc cấp ℅ truyền thống cũng như hoạt động, kiểm tra giám sát của cơ quan có liên quan Thực tế, theo hiệp định EVFTA doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước; trong đó có Việt Nam.

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường thuộc EVFTA - đề tài khó khăn trong việc xin cấp c o của doanh nhiệp xuất nhập khẩu gỗ vào thị trường châu âu thực trạng và giải pháp
Hình 2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường thuộc EVFTA (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w