1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đã và đang đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ.. Để có thể hiểu rõ hơn về về nhữn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓMĐỀ

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3LỜI MỞ ĐẦU 5PHẦN I: XU THẾ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG 6

1.1 Xu thế quốc tế 61.2 Xu thế trong nước 8PHẦN II: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TECHCOMBANK VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 10

2.1 Giới thiệu ngân hàng Techcombank 102.2 Khái quát về ứng dụng công nghệ trong ngân hàng Techcombank 10PHẦN III: PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TECHCOMBANK 12

3.1 Phân tích ứng dụng công nghệ trong Techcombank 12

3.1.1 Ứng dụng công nghệ RPA – Robotic Process Automation trong việc tự động hóa, tối ưu quy trình

trong hoạt động của Techcombank 123.1.2 Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ

dữ liệu của Techcombank 133.1.3 Ứng dụng công nghệ Block Chain để phát hành

chứng khoán 14

3.1.4 Techcombank ứng dụng công nghệ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) trên nền tảng điện toán đám mây 153.2 Thành tựu đạt được 17

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ứng dụng công nghệ đang trở thành một trong những xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề Trong đó, nhu cầu liên quan đến các sử dụng công nghệ của dịch vụ của ngân hàng cũng tăng đáng kể Hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đã và đang đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ Để có thể hiểu rõ hơn về về những lợi ích, hạn chế, cơ hội và thách thức

trong vấn đề này, nhóm 8 quyết định lựa chọn “Ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank”,

lấy ngân hàng Techcombank làm mục tiêu phân tích1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM Nghiên cứu thực trạng, phân tích và đánh giá và đưa ra một số giải pháp về xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam(Techcombank)

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nói riêng.

1.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạtđộng và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM ở Việt Nam Phân tích thực trạng và đánh giáhiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng

Trang 6

sản phẩm dịch vụ cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và của Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ thương Việt Nam nói riêng.

Trang 7

PHẦN I: XU THẾ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMDỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG

1.1 Xu thế quốc tế

Ngày nay, công nghệ số đã dẫn đến một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Theo đó, công nghệ số đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nhiều quy trình,hoạt động của ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, bán lẻ, bảo hiểm, quản lý tài sản ; đồng thời, mang tới những lợi ích cho ngân hàng trong việc quản lý dữ liệu Hệ quả của xu thế này là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Trong tương lai xa, có thể giao tiếp của con người sẽ hoàn toàn thay đổi khi có công nghệ thực tế ảo và hình ảnh ba chiều Các kỹ thuật khai thác dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn giúp các ngân hàng hiểu rõ hơnvề nhu cầu của khách hàng, kết hợp với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và học máy (Machine Learning - ML) để phân tích hành vi khách hàng và giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, sát với nhu cầu thực tế của khách hàng, mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích, trải nghiệm mới, mỗi sản phẩm, dịch vụ được cá thể hóa cao cho từng khách hàng.

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Cloud Computing là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống điện toán dựa trên Internet bao gồm một lượng lớn các máy tính và thiết bị khác, trong đó gồm có cơ sở hạ tầng máy tính, khả năng truy xuất đến các ứng dụng, phần mềm, sức mạnh xử lý được chia sẻ thông qua Internet Với Cloud Computing, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, hàng nghìn máy tính/phần mềm mà chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình.Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của Cloud Computing hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (data center) được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó đám mây là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng

Tự động hóa quy trình bằng Robot (R.P.A - Robotic Process Automation) và AI

Trên thực tế, việc ứng dụng các Robot vào dịch vụ ngân hàng đã được tiến hành từ lâu Các ATM chính là Robot đời đầu Chúng rất đơn giản và là những Robot được tạo ra cho một mục đích nhất định, cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách ổn định, thuận tiện, chi phí thấp và ngày càng được tin cậy Nguyên lý này đồng thời được áp dụng cho các dịch vụ

Trang 8

tài chính khác, tinh vi hơn như việc áp dụng quy trình quản lý tài sản bằng các Robot được lập trình sẵn, áp dụng tại các quầy giao dịch để giao tiếp, tư vấn được với khách hàng Đối với việc sử dụng Robot thay thế cho các giao dịch viên ngân hàng, một số khả năng sau sẽ được xem xét đưa vào ứng dụng: (i) Nhận biết - khả năng Robot nắm bắt, thông hiểu, lên kế hoạch và hành động trong một thế giới thực: Khả năng nhận thức tốt hơn nghĩa là Robot có thể làm việc một cách tự động trong một môi trường đa dạng, năng động và phức tạp hơn; (ii)Thao tác - khả năng kiểm soát chính xác và khéo léo thao tác vật thể trong môi trường: Với sự cải thiện về khả năng thao tác, các Robot có thể làm được nhiều công việc đa dạng hơn và được sử dụng trong nhiều trường hợp; (iii) Tương tác - khả năng học hỏi và cộng tác với con người: Những tiến bộ gần đây, như hỗ trợ giao tiếp qua đối thoại hoặc không đối thoại, quan sát và sao chép hành vi con người, đã khiến cho Robot ngày càng có khả năng làm việc cùng con người Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao và việc kiểm soát, vận hành hệ thống để không phát sinh các rủi ro do hệ thống tự động tạo ra là thách thức trong quá trình ứng dụng công nghệ này.

Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữliệu giao dịch Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó (Narayanan & cộng sự, 2016)

Hiện nay, công nghệ Blockchain đang được các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ứng dụng trong một số phạm vi hoạt động như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thương mại hay định danh khách hàng (KYC) Đối với việc định danh khách hàng, phương pháp KYC ứng dụng Blockchain có nhiều ưu thế hơn so với phương pháp truyền thống (mỗi ngân hàng tự xác định thông tin khách hàng hợp lệ và lưu vào cơ sở dữ liệu riêng của ngân hàng đó, gây bất tiện cho khách hàng nếu có nhu cầu mở tài khoản tại nhiều ngân hàng và làm gia tăng chi phí cho chính các ngân hàng này) Khi một khách hàng mới đăng ký tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng đó sẽ kiểm tra thông tin trên cơ sở dữ liệu Blockchain chung của hệ thống và sẽ nhập thông tin khách hàng mới này lên hệ thống Blockchain nếu chưa có thông tin về khách hàng này Bất cứ khi nào khách hàng phát sinh một thông tin mới tại một ngân hàng nào đó (là thành viên của hệ thống Blockchain), thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật vào một khối (block) mới trên hệ thống Theo đó, dần dần sẽ tạo lập một hồ sơ tín

Trang 9

dụng đầy đủ của bất cứ khách hàng nào mà không nhất thiết phải thu thập thông tin của từng ngân hàng mà khách hàng đó đăng ký tài khoản

Giao diện chương trình ứng dụng (Application Programming Interface - API)

Hiện nay, trên thế giới có 02 xu hướng chính trong việc triển khai API mở: (i) Bắt buộc thực hiện như ở Anh, châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, ; (ii) Khuyến khích thực hiện trên tinh thần tự nguyện như Singapore, New Zealand Theo đó, trong quá trình triển khai API mở, các quốc gia đều chú trọng đến việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ dữ liệu của người tiêu dùng và hướng dẫn triển khai API mở nói chung (trong đó quy định cụ thể: Phạm vi áp dụng; phân loại các hàm API và khung thời gian triển khai; các tiêu chuẩn kỹthuật; các biện pháp để quản trị, phát triển hệ sinh thái API) Kể cả các quốc gia bắt buộc thựchiện, lộ trình chính thức đưa API vào thực tế cũng khá dài (thường từ 2 - 3 năm); chia thành nhiều giai đoạn dựa trên mức độ rủi ro, nhạy cảm của dữ liệu hoặc/và quy mô của các ngân hàng.

1.2 Xu thế trong nước

Thứ nhất, hoạt động số hóa ngân hàng được triển khai mạnh mẽ, tạo nên những bước phát triển đột phá trong cung ứng dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.Trong đó, lĩnh vực dịchvụ thanh toán với sự phát triển rất mạnh của cả hạ tầng thanh toán và công cụ thanh toán, sự hoàn thiện của hệ thống khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực thanh toán Theo đó, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán vào cuối năm 2021 ở mức 11,0505% (giảm 0,15% so với năm 2020) và đến tháng 9/2022, tiếp tục giảm xuống 11,22% Cùng với đó, các kênh ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking cũng được triển khai mạnh mẽ Hệ thống ATM,POS tiếp tục được bố trí, sắp xếp ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của từng khu vực và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai là việc gia tăng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đối với các dịch vụ cốtlõi để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống Các ngân hàng tại Việt Nam đã nghiên cứu và nhìn nhận điện toán đám mây như là một phương thức để đơn giản hóa các hoạt động công nghệ thông tin trong những hoạt động của ngân hàng.Theo đó, điện toán đám mây giúp tạo ra một cơ sở hạ tầng linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động công nghệ thông tin trên nhiều trung tâm dữ liệu của ngân hàng Xu hướng này đã trở nên rõ ràng trong ngành ngân hàng thếgiới những năm gần đây, giúp các ngân hàng thương mại tiết kiệm được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu.

Trang 10

Thứ ba, công nghệ sổ cái phân tán (General Ledger - GL) và Data mining cùng các phân tích chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn là một xu hướng rất mới đã được nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam áp dụng trong thời gian vừa qua Đầu tư theo hướng này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ các dữ liệu mà ngân hàng muốn có về giao dịch, thói quen, hành vi khách hàng,… Qua đó biến các dữ liệu này trở thành nguồn thông tin hữu ích cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân tích hành vi của khách hàng nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách thích hợp, hiệu quả.

Thứ tư, Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking, công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiệncác dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày càng bất trắc Khác với nhiều doanh nghiệp, Core banking là ứng dụng bắt buộc với mỗi ngân hàng, tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phải liên tục được nâng cấp

Thứ năm, sự phát triển và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp Fintech phát triển dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số

Trang 11

PHẦN II: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TECHCOMBANK VÀ ỨNG DỤNG CÔNGNGHỆ

2.1 Giới thiệu ngân hàng Techcombank

Techcombank là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Joint – Stock Bank, viết tắt Techcombank) được thành lập năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Techcombank ngày nay đang dần xây dựng được một nền tảng tài chính ổn định cho khách hàng tin tưởng chọn lựa giao dịch Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, một trong những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tài chính đa dạng cho hơn 5,4 triệu khách hàng ở Việt Namvới rất nhiều mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc.

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Techcombank đang hoạt động dựa trên ba sứ mệnh:

Thứ nhất, trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là trọng tâm.

Thứ hai, tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

Thứ ba, mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.2.Khái quát về ứng dụng công nghệ trong ngân hàng Techcombank

Từ 16 năm trước, Techcombank đã từng tạo hiện tượng lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam Năm 2001, lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân “dám” chi một khoản tương đương 20% vốn điều lệ đầu tư cho nền tảng công nghệ Đó là hệ thống ngân hàng lõi Core Banking của Temenos (Thụy Sĩ), mà đến cả chục năm sau nhiều thành viên khác mới áp dụng được Chiến lược đi trước đón đầu, tạo lợi thế đó của Techcombank từng được một lãnh đạo ngân hàng khác thừa nhận:“khi nhiều ngân hàng khác bắt đầu trồng cây thì Techcombank đã hái quả”.

Trang 12

Về công nghệ, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết, ngân hàng đã trù tính dành tới khoảng trên 200 triệu USD đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, quy mô lớn hơn gấp đôi lợi nhuận trước thuế của Techcombank nhiều năm trước đó: “Techcombank sẵn sàng đầu tư nguyên một năm lợi nhuận vào xây dựng nền tảng hệ thống cho 5 năm tới, để đảm bảo trong 10 năm sau đó mình không bị lỗi thời Hội đồng Quản trị và Ban điều hành tập trung đầu tư vào công nghệ, trước tiên là để giải quyết vận hành - vận hành tốt hơn để mang tới trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng Và phần nữa là phải đảm bảo hệ thống của mình vững chắc, an toàn.”

Như suốt thời gian 1 năm vừa qua, Techcombank sẵn sàng “hy sinh” lợi nhuận với chương trình “Zero Fee”, miễn phí toàn bộ giao dịch ngân hàng điện tử cho khách hàng, ngaycả những giao dịch ngoại mạng Bên cạnh nguồn phí trực tiếp, ông Nguyễn Lê Quốc Anh giảithích rằng, chính sách miễn phí đó sẽ thúc đẩy khách hàng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử, thay vì mất nhiều thời gian và công sức hơn ở kênh giao dịch truyền thốngtại quầy - thời gian và công sức đó cũng là một dạng chi phí và lợi ích.

Bệ phóng vững chắc: Trong năm 2018, Techcombank tiếp tục thực hiện chương trình Debit Cashback để hoàn tiền lại cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ Debit Tính đến năm 2020, hàng nghìn tỷ đồng phí giao dịch đã được Techcombank “đầu tư” trở lại cho khách hàng.

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w