1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hệ thống kiểm soát quản lý trong công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hệ thống kiểm soát quản lý trong Công ty CTCP Xi măng VICEM Hoàng Mai
Tác giả Phùng Thị Phượng, Hà Thị Thanh, Trần Thị Thanh Trà, Hoàng Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Quỳnh Trang, Phạm Hồng Yến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kiểm soát quản lý
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,59 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trườngcạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc củng cố và xây dựng hệ thống quản lý hữu hiệulà điều cần thiết và quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Học phần: Kiểm soát quản lýCHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HOÀNG MAI

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Phương ThảoNhóm sinh viên thực hiện : 10

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2

1.1 Giới thiệu chung 2

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.3 Ngành nghề kinh doanh 3

1.4 Mô hình tổ chức của doanh nghiệp 3

PHẦN II NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐẦU RA ĐƯỢC NHÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN NHẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Ở MỖI CẤP ĐỘ 5

2.1 Các thước đo tài chính 5

2.2 Mục tiêu của doanh nghiệp 9

2.3 Dự toán hoạt động 11

PHẦN III QUẢN LÝ THEO MỤC TIÊU TRONG CÔNG TY 13

3.1 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược 13

3.2 Mục tiêu tổng quát 14

3.3 Mục tiêu cụ thể 15

3.4 Đánh giá kết quả thực hiện 19

PHẦN IV KIỂM SOÁT HÀNH VI TRONG CÔNG TY 22

4.1 Tầm quan trọng của kiểm soát hành vi 22

4.2 Áp dụng kiểm soát hành vi trong Vicem Hoàng Mai 22

4.3 Ưu, nhược điểm của kiểm soát hành vi tại Vicem Hoàng Mai 27

PHẦN V RỦI RO VÀ CÁCH THỨC ỨNG PHÓ RỦI RO 28

CỦA VICEM HOÀNG MAI 28

5.1 Rủi ro kinh doanh 28

5.2 Rủi ro hoạt động 33

5.3 Rủi ro tuân thủ 34

PHẦN VI MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA VICEM HOÀNG MAI 36

6.1 Các hoạt động chính 36

6.2 Các hoạt động hỗ trợ 38

6.3 Lợi ích xây dựng chuỗi giá trị 40

PHẦN VII PHÂN TÍCH CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 41

TRONG VICEM HOÀNG MAI 41

7.1 Trung tâm Chi phí 41

7.2 Trung tâm Thu nhập 44

7.3 Trung tâm Lợi nhuận 45

7.4 Trung tâm Đầu tư 47

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 - 2022 của Vicem Hoàng Mai 5

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 so với kế hoạch 6

Bảng 2.3 Phân tích các chỉ số tài chính năm 2021 - 2022 của Vicem Hoàng Mai 6

Bảng 2.4 Kết quả sản xuất của VICEM Hoàng Mai năm 2022 9

Bảng 2.5 Bảng dự toán hoạt động của VICEM Hoàng Mai năm 2022 12

Bảng 7.1 Tập hợp Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố năm 2022 42

Bảng 7.2 Tập hợp số lượng sản phẩm sản xuất năm 2022 42

Bảng 7.3 Doanh thu thuần và sản lượng tiêu thụ năm 2022 44

Bảng 7.4 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2022 46

Bảng 7.5 Tình hình kế hoạch và hoạt động đầu tư năm 2022 47

Bảng 7.6 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 48

Trang 5

MỞ ĐẦUMỗi một doanh nghiệp đều được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộphận thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng và để các bộ phận này hoạt động hiệuquả thì cần phải xây dựng một hệ thống quản lý hữu hiệu Trong nền kinh tế thị trườngcạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc củng cố và xây dựng hệ thống quản lý hữu hiệu

là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn đểngày một phát triển đi lên

Vận dụng từ những kiến thức được học trên lớp và tìm hiểu thêm qua các phươngtiện khác nhau, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích hệ thống kiểm soátquản lý trong Công ty CTCP Xi măng VICEM Hoàng Mai” với mục tiêu tìm hiểuquan điểm về tình hình quản lý của công ty và sự phát triển, thay đổi của hệ thống đó,đồng thời đưa ra những nhận định giúp quy trình quản lý của công ty được hoạt độngmột cách hiệu quả và chất lượng

Do trình độ và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên trong quá trình làm BTL nhómkhông thể tránh khỏi thiếu sót Do đó, chúng em rất mong nhận được sự đánh giá vàgóp ý từ cô để bài viết của nhóm em được bổ sung và hoàn thiện hơn Em xin chânthành cảm ơn cô đã hướng dẫn nhóm hoàn thành BTL

Trang 6

PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Giới thiệu chung

-Têncôngty:CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HOÀNG MAI

-Têngiaodịch: Vicem Hoang Mai Cement JSC

Năm 2000: Trở thành thành viên hạch toán độc lập thuộc VICEM, sau buổi ký kếtbiên bản bàn giao giữa UBND tỉnh Nghệ An và VICEM và đổi tên là Công ty Xi măngHoàng Mai

Năm 2002: Nhà máy đã cho ra lò những tấn clinker đầu tiên đạt chất lượng tốt sau 32tháng khởi công xây dựng Vicem Hoàng Mai là một trong số ít các nhà máy xi măngtại Việt Nam cho ra lò những tấn clinker tốt nhất ngay ở giai đoạn đầu của quá trìnhsản xuất, không có phế liệu trong quá trình hiệu chỉnh – nghiệm thu chạy thử.Năm 2004: Công ty được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và chứngchỉ quản lý môi trường ISO 14001:1999 Sản phẩm của Công ty đạt được nhiều huychương, giải thưởng và được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ xây dựng,Tổng công ty xi măng Việt Nam tặng nhiều cờ thưởng thi đua

Năm 2007: Vicem Hoàng Mai đã tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúngtại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 30/11/2007

Năm 2008: Điều chỉnh phương án cổ phần hoá và đổi tên Công ty Xi măng HoàngMai thành Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai Ngày 01/04/2008, VicemHoàng Mai đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô vốn điều lệ 720 tỷ đồng, trong

đó Nhà nước nắm giữ 510,918 tỷ đồng

Năm 2009: Chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứngkhoán HOM, khẳng định và cam kết tăng cường tính minh bạch cũng như nâng caokhả năng huy động vốn

Năm 2020: Tăng vốn điều lệ lên 747.691.310.000 đồng bằng việc chia cổ tức bằng cổphiếu cho các cổ đông hiện hữu

Trang 7

Năm 2021: Hệ thống Xuất hàng tự động được đưa vào hoạt động Toàn bộ hàng hóaVICEM Hoàng Mai xuất bán được thực hiện một cách tự động, quản lý nhà phân phối

và cửa hàng thông qua App

Năm 2022: Thành công trong việc cải tạo chiều sâu, xử lý nút thắt công đoạn lò nung,nghiền liệu Trọng tâm là cải tạo Calciner Off-Line kiểu downdraft của công nghệ lònung FCB sang dạng In-Line để tăng hiệu quả cháy của than, sử dụng than phẩm cấpthấp, tăng khả năng trao đổi nhiệt, sử dụng hiệu quả nhiên liệu thay thế; cải tạo Kilnhood để tăng hiệu quả thu hồi nhiệt gió, phù hợp hệ thống tận dụng nhiệt khí thải.1.3 Ngành nghề kinh doanh và Thị trường tiêu thụ

Sản xuất kinh doanh chính của Công ty là clinker và xi măng, doanh thu củadòng sản phẩm chủ đạo này chiếm gần 100% tổng doanh thu của Vicem Hoàng Maitrong năm 2022 Sản phẩm xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB40 được tin dùng trongnhiều năm qua bởi chất lượng và tính linh hoạt trong việc áp dụng cho cả các côngtrình nhà ở lẫn xây dựng công nghiệp VICEM HOÀNG MAI sản xuất và bán các sảnphẩm, dịch vụ thông qua hệ thống các nhà phân phối

Thị trường tiêu thụ của xi măng Vicem Hoàng Mai từ Nam Thanh Hoá đếnMiền Trung, trong đó thị trường Bắc Trung Bộ chiếm thị phần lớn, đặc biệt là tại thịtrường Nghệ An sản phẩm xi măng Vicem Hoàng Mai chiếm thị phần trên 30%, Trongcác năm qua, xi măng Vicem Hoàng Mai đã khẳng định được vị trí của mình trên thịtrường xi măng cả nước và xuất khẩu sang các nước Philipines, Lào và nhiều nướctrong khu vực

1.4 Mô hình tổ chức của doanh nghiệp

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường,công ty đã thành lập hệ thống mô hình quản trị phân chia các phòng, ban, xưởng, đơn

vị trực thuộc theo chức năng riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo có mối quan hệ hỗ trợkhăng khít trong việc thực hiện các công việc để quá trình sản xuất kinh doanh đượcthông suốt và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cá nhânTổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc khi thực thi nhiệm vụ được giao BanTổng giám đốc của VICEM Hoàng Mai bao gồm Tổng Giám đốc và 04 Phó TổngGiám đốc:

Tổng Giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty, quản trị và điều hành tất

cả các hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

+ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đầu tư và Phát triển

+ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh

+ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất

+ Phó Tổng giám đốc phụ trách Quản trị hệ thống

Trang 8

Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường, Công ty đãthành lập 16 phòng, ban, xưởng, đơn vị trực thuộc, được phân chia theo chức nănggồm: 10 phòng ban, 03 phân xưởng và 03 xí nghiệp.

- Cơ cấu bộ máy quản lý:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả

cổ đông có quyền biểu quyết, đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề liên quan,đến quyền hạn theo quy định của pháp luật, và Điều lệ Công ty

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị đương nhiệm của công ty có Chủ tịch vàcác ủy viên Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, Hội đồng quản trị tổ chức họpđịnh kỳ mỗi quý một lần, kiểm điểm phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh

và các hoạt động khác của công ty, tình hình thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổđông, cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ và giao cho Tổng Giám đốc điều hành tổchức thực hiện

Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước các cổđông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban kiểm soát với Công ty;

Bộ máy điều hành: Đứng đầu bộ máy điều hành là Ủy viên Hội đồng quản trịkiêm Tổng giám đốc Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc phụtrách về các lĩnh vực như quản trị hệ thống, đầu tư và phát triển, sản xuất, kinh doanh.Các Công ty con, công ty liên kết: Không có Công ty con, Công ty liên kết

Trang 9

PHẦN II NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐẦU RA ĐƯỢC NHÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNGTHƯỜNG XUYÊN NHẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Ở MỖI CẤP ĐỘ

Để phát triển một hệ thống kiểm soát đầu ra cho Vicem Hoàng Mai thì đầu tiên

họ chọn các mục tiêu và tiêu chuẩn mà họ nghĩ rằng sẽ hiệu quả biện pháp tốt nhất,chất lượng, đổi mới, và đáp ứng cho khách hàng Sau đó, họ đánh giá để xem liệu cácmục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện có đạt được ở cấp nhân viên công ty, phòng ban, chứcnăng, và cá nhân của tổ chức Ba cách thức mà các nhà quản lý sử dụng để đánh giáđầu ra: các thước đo tài chính, mục tiêu của doanh nghiệp và dự toán hoạt động.2.1 Các thước đo tài chính

2.1.1 Thước đo tài chính

2.1.1.1.Kết quảhoạtđộng kinhdoanhnăm 2021-2022của VicemHoàng Mai

Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn năm 2021-2022 củacông ty cổ phần xi măng VICEM Hoàng Mai:

Đơnvị:Tỷđồng

Nguồn:BCTC CTCPVicem HoàngMai,năm 2022Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 - 2022 của Vicem Hoàng Mai

*Nhận xét:

Sau 3 năm ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19, năm 2022 nền kinh tế thếgiới lại phải đối phó với nhiều sóng gió hậu Covid như: Khủng hoảng năng lượng, lạmphát tăng vọt, tín dụng thắt chặt Kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro suy thoái, từ mứctăng trưởng 5,5% năm 2021 xuống còn 3,2% năm 2022 theo dự báo của Liên HợpQuốc, theo đó đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đósản xuất kinh doanh của Vicem Hoàng Mai cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề VicemHoàng Mai đã thực hiện các biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để ghinhận lại sự tăng trưởng khi Doanh thu thuần của công ty năm 2022 vẫn tăng 288 tỷ

Trang 10

đồng tương đương với 12,4% so với cùng kỳ, động lực tăng trưởng chính cho phầndoanh thu này đến từ việc bán xi măng và clinker:

+ Tổng sản phẩm tiêu thụ Công ty đạt 1,9 triệu tấn, đạt 93,3% kế hoạch năm 2022 vàgiảm 7,6% so với năm 2021 Trong đó tiêu thụ xi măng đạt 1,6 triệu tấn, đạt 92,5% kếhoạch năm 2022 và tăng 1,7% so với năm 2021

+ Tổng doanh thu thuần đạt 2.067 tỷ đồng, bằng 97,7% kế hoạch năm 2022 và tăng12,4% so với năm 2021

+ Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 27,3 tỷ đồng, bằng 109,0% kế hoạch năm 2022 vàtăng 746,8% so với năm 2021;

+ Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2022 tăng 789,7% so với cùng kỳ

+ Nộp ngân sách Nhà nước đạt 88,1 tỷ đồng, bằng 111,1% kế hoạch năm 2022 và tăng27,0% so với năm 2021

2.1.1.2.Kếtquảhoạtđộngsản xuấtkinhdoanh năm2022sovới Kếhoạch

Đơnvị:Tỷđồng

kế hoạch

Nguồn:BCTC CTCPVicem HoàngMai,năm 2022Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 so với kế hoạch

*Nhận xét:

Năm 2022, Công ty tuy không hoàn thành kế hoạch về doanh thu thuần, nhưngLợi nhuận trước và sau thuế đều đã hoàn thành kế hoạch đặt ra dù chịu ảnh hưởngtương đối nặng của hậu đại dịch Covid-19, và khủng hoảng năng lượng, giá nguyênnhiên vật liệu tăng cao Năm 2022, Lợi nhuận trước thuế đạt 27,3 tỷ đồng, tăng 9,2%

so với kế hoạch Doanh thu của Công ty chỉ tập trung ở lĩnh vực Clinker và Xi măng.Doanh thu thuần năm 2022 đạt 2.067 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ, đây làdoanh thu cao nhất tính từ năm 2014 cho đến nay Trong đó dòng sản phẩm chủ đạo làClinker và Xi măng chiếm gần 100% doanh thu của năm 2022

2.1.1.3.Phân tíchcácchỉtiêutàichínhcủaCTCPXi măngVICEMHoàngMai

Chỉtiêuvềkhảnăngthanhtoán

Trang 11

Hệ số Lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần 0,13% 1,03%

Hệ số Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu bình

Hệ số Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản bình

Hệ số Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Nguồn:BCTN CTCPVicem HoàngMai,năm 2022Bảng 2.3 Phân tích các chỉ số tài chính năm 2021 - 2022 của Vicem Hoàng Mai

*Nhận xét:

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần năm 2022 tăng 0.9% so với năm 2021(từ 0.13% lên 1.03%)

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu năm 2022 tăng 1.96% so với năm 2021(từ 0.25% lên 2.21%)

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân năm 2022 tăng 1,27% so với năm

- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn giảm năm 2022 giảm 0.04 lần so với năm 2021 (từ 1.39xuống 1.35)

Trang 12

+ Hệ số thanh toán nhanh năm 2022 giảm 0.04 lần so với năm 2021 (từ 0.95 xuống0.91)

=> Hệ số thanh toán ngắn hạn của Doanh nghiệp năm 2022 tuy giảm so với năm 2021nhưng vẫn lớn hơn 1, điều này cho thấy Doanh nghiệp có năng lực thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn hiện tại, ít rủi ro phá sản Hệ số thanh toán nhanh cũng giảm 0.04

so với năm 2021 và nhỏ hơn 1 nên Doanh nghiệp cần phải thận trọng tính toán cácbước tiếp theo để sắp xếp vốn

- Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

+ Vòng quay hàng tồn kho năm 2022 tăng 1.32 lần so với năm 2021 (từ 6.41 lên 7.73)+ Hệ số vốn lưu động năm 2022 giảm 1.9 lần so với năm 2021 (từ 13.10 xuốn 11.20)+ Vòng quay tổng tài sản năm 2022 tăng 0.13 lần so với năm 2021 (từ 1.27 lên 1.40)

=> Vòng quay tổng tài sản tăng, Hệ số lưu động giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao, cùngvới Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy Doanh nghiệp đang tối ưu hóa và sử dụngnguồn vốn có hiệu quả, khả năng chuyển vốn lưu động thành doanh thu nhanh chóng,giúp tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu suất tài chính, quản lý tài sản tốt hơn, bán hàngnhanh chóng hơn, xử lý hàng tồn kho hiệu quả hơn so với năm trước Tuy nhiên, chỉ sốcao cũng đồng nghĩa với việc lượng hàng dự trữ không nhiều, như vậy thì nếu như nhucầu của thị trường tăng đột ngột thì khả năng Doanh nghiệp sẽ không có đủ hàng đểcung cấp dẫn đến việv mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh chiếm lấy thị phần

- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

+ Hệ số nợ/ Tổng tài sản tăng 3% so với năm 2021 (từ 33% lên 36%)

+ Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu tăng 6% so với năm 2021 (từ 50% lên 56%)

=> Chỉ số tăng nhẹ nhưng vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng quản lý nợ của Doanhnghiệp đang rất tốt, nợ của Doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán được bằng việc

sử dụng các tài sản sẵn có của mình Doanh nghiệp cũng khá tự chủ về tình hình tàichính, hoạt động của Doanh nghiệp chỉ đang phụ thuộc vào vốn góp chủ sở hữu.Năm 2022, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khólường, nhiều Quốc gia đang rơi vào suy thoái kỹ thuật hoặc tăng trưởng chậm lại rõ rệt,lạm phát toàn cầu tăng và ở mức cao VICEM Hoàng Mai thực hiện nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự hỗ trợ, chỉ đạo củaVICEM và sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng với sự đoàn kết,thống nhất của tập thể người lao động, Công ty đã vượt qua khó khăn để thực hiện kếhoạch sản xuất kinh doanh được giao

2.1.2 Thước đo phi tài chính

-Vềsảnlượng sảnxuất

Từ đầu năm 2022, Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai đã nỗ lực phấn đấu,tìm các giải pháp nâng cao năng suất thiết bị và chất lượng sản phẩm, giảm giá thànhsản xuất, bám sát theo định hướng chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam vàmục tiêu kế hoạch được giao, cụ thể:

Trang 13

Đơnvị:TriệutấnChỉ tiêu Thực hiện

2022

Kế hoạch2022

Thực hiện2021

TH 2022/

TH 2021

TH 2022/

KH 2022CLINKER

2.2 Mục tiêu của doanh nghiệp

2.2.1 Mục tiêu chung của doanh nghiệp

Các mục tiêu chủ yếu để hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của công

ty bao gồm:

2.2.1.1.Mụctiêu tàichính

Với những kết quả đã đạt được trong năm 2021, trên cơ sở khả năng huy độngmáy móc thiết bị cho sản xuất và dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng, clinker, công ty cổphần xi măng VICEM Hoàng Mai đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2022 nhưsau :

+ Doanh thu và thu nhập khác : 1.811.445 triệu đồng;

+ Lợi nhuận trước Thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá) : 15.005 triệu đồng;+ Lợi nhuận sau Thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá) : 12.004 triệu đồng;+ Tỷ suất lợi nhuận sau Thuế chưa tính chênh lệch tỷ giá/ VCSH : 1,26%;+ Nộp Ngân sách : 57.783 triệu đồng;

+ Tổng quỹ lương : 126.533 triệu đồng;

+ Kế hoạch sử dụng lao động trong năm : 842 người

2.2.1.2.Mụctiêu phitàichính

-Sảnlượngsảnxuất:

+ Clinker : 1.408.200 tấn;

Trang 14

+ Xi măng (bao gồm gia công) : 1.730.000 tấn;

-Tổngsảnlượng tiêuthụ:1.960.000 tấn.Trong đó:

+ Xi măng tiêu thụ (bao gồm gia công) : 1.730.000 tấn;

+ Clinker tiêu thụ : 230.000 tấn;

- Theođuổiđịnhhướngchung toànngànhximăngcủaThủtướngChínhphủ:

Hiện nay xi măng Hoàng Mai vẫn tiếp tục triển khai, phát triển theo quyết định1266/QĐ-TT ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính lược pháttriển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030 định hướng đến năm 2050 Công

ty phát triển theo hướng thân thiện môi trường, sử dụng nhiều phế thải, bùn thải, nướcthải, rác thải thay thế nguyên nhiên liệu từ khoáng sản hóa thạch, giảm thiểu tối đa thảibụi, khí nhà kính bằng công nghệ tiên tiến, sử dụng tối đa năng lượng tái tạo, sử dụngnhiệt thừa trong sản xuất xi măng để phát điện, từng bước hoàn thành nhà sản xuất ximăng có năng lực mạnh về tài chính, công nghệ thị trường và quy mô công suất.-Hướngtớipháttriểnbền vững,đầutưtheochiềusâu,khôngngừngnângcaonăng

lựccạnhtranhvàcảitiếnsángtạotrên mọilĩnhvực:

Đầu tư dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, không phát điện lưới trên điệnQuốc gia Đồng bộ trang bị hệ thống thiết bị lọc bụi túi thế hệ mới thay thế lọc bụi tĩnhđiện Khai thác sử dụng tiết kiệm khoáng sản Nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng,

đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm xi măng chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao.Nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công cán kỹ thuật lành nghề,đội ngũ kỹ sư, tư vấn, thiết kế, nghiên cứu ứng dụng, hoàn thiện công tác quản trị vànhân sự nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Công ty để Công ty phát triển bềnvững, bắt kịp trình độ khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, đủ sứccạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong và ngoài nước

-Pháttriểnvàgiữvữnguytíntrênthươngtrường,làđịachỉtincậycủacácđốitác

chiếnlượcvà kháchhàng:

Đồng hành, nắm bắt các mong muốn, băn khoăn của khách hàng để cung cấp chokhách hàng các sản phẩm có chất lượng ổn định và dịch vụ tốt nhất, thỏa mãn các yêucầu của người tiêu dùng Phối hợp với VICEM trong tìm kiếm đối tác xuất khẩu ximăng, cân đối xuất khẩu xi măng nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh ximăng xuất khẩu

2.2.2 Mục tiêu của từng bộ phận

Vềbộphậnsảnxuất:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm trong vận hành và sửa chữa thiết bị.+ Lập và triển khai thực hiện công tác sửa chữa thiết bị đảm bảo chất lượng, tiến độ,thời gian huy động thiết bị cao nhất

+ Tiếp tục thực hiện chương trình sáng tạo và kỷ cương trong sản xuất Đạt được cácmục tiêu đề ra: Tiêu hao than < 800 Kcal/kg Clinker, năng suất lò nung > 4.500

Trang 15

hàng được tổ chức, Vicem Hoàng Mai nắm bắt được các điểm mạnh, yếu của công ty

và kịp thời điều chỉnh, duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng Ngoài ra công tycũng có những ưu đãi chiết khấu cụ thể đối với từng loại khách hàng

Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Liên tục tìm kiếm các khách hàng mới trong và ngoài nước, nâng cao năng lực xuấtkhẩu, năng lực cạnh tranh trong khi tình hình kinh tế còn khó khăn

+ Luôn nghiên cứu, đề ra các những chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng mới và giữchân khách hàng cũ

5.1.1.3.Đối thủcạnhtranh

Với ưu thế về mặt địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông sản phẩmđầu ra nhưng Vicem Hoàng Mai cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi sự cạnhtranh khốc liệt của các công ty ở khu vực Nam Trung Bộ và miền Bắc Các doanhnghiệp mới với thế mạnh về tiềm lực vốn, có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại,mẫu mã sản phẩm cũng phong phú, đa dạng Các đối thủ cạnh tranh lớn có thể kể đếnnhư công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Nghi Sơn

+ Bỉm Sơn được biết đến là công ty xi măng có thương hiệu cạnh tranh hàng đầu tạikhu vực Bắc Trung Bộ với thị phần khá lớn Xi măng Bỉm Sơn với thương hiệu quenthuộc là “Con voi” được nhiều người biết đến và tin tưởng lựa chọn, đặc biệt ở khuvực Bắc Trung Bộ Chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào khi sở hữu các mỏ

đá vôi và đất sét có trữ lượng lớn, Bỉm Sơn đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn so vớicác công ty cùng ngành ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ Tuy nhiên,

do công ty ở xa đường quốc lộ nên hệ thống giao thông còn khó khăn, dẫn tới chi phívận chuyển còn cao so với các công ty cùng ngành Mẫu mã sản phẩm, bao mì của ximăng Bỉm Sơn cũng chưa đáp ứng được thị hiếu từng vùng riêng biệt

+ Nghi Sơn là công ty liên doanh giữa Tổng công ty xi măng Việt Nam với hai tậpđoàn đa quốc gia của Nhật Bàn Họ có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ quản lí vàchuyên môn cao, tiềm lực tài chính mạnh Do đó, Nghi Sơn là thương hiệu mạnh hàngđầu tại miền Trung và miền Bắc Các sản phẩm xi măng Nghi Sơn luôn đạt chất lượngcao, hệ thống phân phối rộng khắp miền Bắc, trung Tuy nhiên, nguồn nguyên vật liệuđầu vào chủ yếu là nhập khẩu nên giá thành sản phẩm còn khá cao so với các sảnphẩm cùng loại, do vật sức cạnh trnah về giá kèm

Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Luôn có những chiến dịch Marketing, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệuquen thuộc đến người tiêu dùng

+ Tối thiểu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trên thị trường

+ Tận dụng những điểm mạnh sẵn có, khắc phục điểm yếu, phân tích đối thủ cạnhtranh để có chiến lược kinh doanh hợp lí và hiệu quả

Trang 16

5.1.1.4.Sản phẩmthaythế

Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe dọa làm giảm lợi nhuận của cáccông ty trong ngành Tuy nhiên, sản phẩm của Công Ty CP XM Vicem Hoàng Maichủ yếu là xi măng – là sản phẩm mà mặc dù có nhiều công nghệ khác nhau thì cácđặc tính và chất lượng của sản phẩm không khác nhau nhiều, do đó nó có tính đặc thùriêng và khó thay thế

Không những vậy, nhu cầu sử dụng xi măng thông dụng trên thị trường khá ổnđịnh Nhu cầu về một số loại xi măng đặc biệt không cao và không thường xuyên Cáckhách hàng có thể nhập khẩu từ nước ngoài đối với các loại xi măng này Để nghiêncứu và phát triển sản phẩm mới đối với các loại xi măng yêu cầu đầu nhiều điều kiệnquan trọng như: số vốn lớn, trình độ kĩ thuật của đội ngũ kĩ sư, phòng thí nghiệm, cácthiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại Từ đó, việc phát triển sản phẩm đòi hỏi nhiềuthời gian từ thiết kế, chế thử cho tới đưa sản phẩm vào sử dụng, tiếp cận với các kháchhàng mới, tạo niềm tin để họ sử dụng sản phẩm mới,… với các rủi ro trên, sức éptrước sản phẩm thay thế đối với công ty là rất ít, do đó sản phẩm thay thế là một thuậnlợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty

Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Luôn phát triển chất lượng đội ngũ kĩ sư, nghiên cứu để cho ra các sản phẩm mới bắtkịp với thị trường

+ Nâng cao năng suất, trình độ của người lao động, nghiên cứu, cải tiến và phát triểnsản phẩm mới nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, tăng doanh số bán

5.1.1.5.Môitrườngcạnh tranhhiệntại

Hiện nay, trong nước có khoảng 122 cơ sở sản xuất xi măng thuộc sở hữu của 78công ty với tổng công suất sản xuất là 138,3 triệu tấn Nhiều doanh nghiệp sản xuất ximăng mới ra đời với tiềm lực mạnh về vốn, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị tiêntiến hiện đại, không những vậy, các chính sách khuyến mại, quảng cáo còn được thựchiện kéo dài, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng Ngoài ra, thị trường trong nướccạnh tranh khốc liệt do cung vượt xa cầu, sau Covid, lãi suất cho vay tăng cao, lạmphát, kinh tế khó khăn, nguồn cung tín dụng bị thắt chặt gây ra nhiều khó khăn.Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Điều hành và kiểm soát chính sách bán hàng một cách chuyên nghiệp trên nguyêntắc: kỷ cương về quy định giá, địa bản tiêu thụ, gắn với sản lượng tiêu thụ gia tăng+ Ứng dụng CNTT để triển khai và giám sát, từ đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh vàgia tăng thị phần

5.1.2 Rủi ro từ môi trường vĩ mô

Phân tích rủi ro từ môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến CTCP Xi măng VICEMHoàng Mai theo mô hình “PEST”

5.1.2.1.Môitrườngchínhtrị

Trang 17

Thứ nhất, do ảnh hưởng của xung đột vũ trang Nga - Ukraine làm cho chuỗi cungứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, các vật tư cho sản xuất xi măng chịu sức ép về giá,giá các loại nguyên nhiên liệu cho sản xuất xi măng tăng cao.

Thứ hai, căng thẳng giữa phương Tây đối với Nga cũng ngày càng gia tăng vớinhiều lệnh trừng phạt kinh tế được các nước phương Tây áp đặt đối với Nga Xung độtngoài việc làm tăng mạnh các loại chi phí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nước đangphát triển như Việt Nam khi phụ thuộc vào giá xăng dầu nhập khẩu

Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Chủ động đảm bảo nguồn cung than cho sản xuất, kết hợp khai thác tối đa nguồncung từ trong nước và nguồn nhập khẩu

+ Đẩy mạnh các giải pháp sử dụng nguồn nhiên liệu thay thế như rác thải, phụ gia cónhiệt; quyết liệt triển khai tiết kiệm các loại chi phí, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất

5.1.2.2.Môitrườngkinh tế

*Rủirovềnhu cầuthịtrường vàsứcépcạnh tranh

Dù nền kinh tế đã hồi phục trở lại nhưng sản lượng tiêu thụ xi măng tại VicemHoàng Mai cũng không mấy ấn tượng, chỉ đạt 1,92 triệu tấn, bằng 93,3% so với kếhoạch và giảm 7,6% so với cùng kỳ 2021 Nguyên nhân là do:

+ Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình khai thác than, nguồn cung cấp than vô cùngkhan hiếm nên chỉ ưu tiên cung cấp than cho điện

+ Nguồn cung xi măng trong nước tăng mạnh nhưng thị trường tiêu thụ nội địa nhữngnăm gần đây gần như không tăng mà chững lại Thị trường trong nước tiêu thụ khókhăn, nhu cầu thị trường xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa lớn.Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Rà soát, sắp xếp lại thị trường tiêu thụ, làm việc với từng cửa hàng, nhà phân phối đểtriển khai các chính sách, cam kết sản lượng tiêu thụ

+ Điều hành và kiểm soát chính sách bán hàng một cách chuyên nghiệp trên nguyêntắc: kỷ cương về quy định giá, địa bàn tiêu thụ, gắn với sản lượng tiêu thụ gia tăng

*Rủirolạmphát:Với tình hình lạm phát gia tăng dẫn tới nhiều loại vật tư đầu vào chosản xuất xi măng tăng cao, đặc biệt là chi phí năng lượng như than, dầu,… cùng vớibối cảnh nguồn cung vô cùng khan hiếm gây ảnh hưởng nặng nề tới giá cả nguyên vậtliệu đầu vào

*Rủirolãi suất: Lãi suất cơ bản tăng gây ảnh hưởng đến vay nợ ngắn hạn có lãi suấtcũng như các khoản tiền gửi ngắn hạn của công ty, từ đó gây tổn thất cho công ty Lãisuất tăng khiến nhu cầu tiêu dùng trong nước gián, ảnh hưởng đến thị trường xi măngkhi nhu cầu về nhà ở giảm theo, từ đó doanh nghiệp phải trì hoãn các kế hoạch mởrộng sản xuất, ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận trong tương lai, ảnhhưởng đến quy mô sản xuất, công ăn việc làm của người lao động

Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

Trang 18

+ Quản lý rủi ro lãi suất thông qua theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường tiền tệ, tìnhhình kinh tế trong nước và quốc tế Trên cơ sở đó, phân tích độ nhạy và điều chỉnhmức đòn bẩy tài chính cũng như kiểm soát rủi ro lãi suất nằm trong giới hạn quản lýcủa mình.

+ Kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu, tối ưu hóa việc sử dụng vốn, tăng vòng quay đồngtiền, ưu tiên thanh toán nợ trước hạn đối với các khoản vay có lãi suất cao, cơ cấu lạikhoản vay từ lãi suất cao xuống lãi suất thấp

+ Chủ động rà soát các kế hoạch đầu tư, cân nhắc kỹ quy mô, chi phí, đồng thời đadạng thêm các kênh huy động vốn, ưu tiên các dòng huy động vốn trực tiếp và vốn chiphí thấp cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên đổi mới công nghệ

và cải tiến quy trình theo hướng loại bỏ tối đa các thao tác dư thừa

5.1.2.3.Xuhướngxãhội

Dân số việt Nam hiện nay khoảng 97 triệu người, trong tương lai, vấn đề nhà ở làmột nhu cầu cần thiết Như vậy, Công ty xi măng Hoàng mai sẽ có nhiều cơ hội pháttriển Vì là nguồn lao động giá rẻ nên chất lượng tay nghề và trình độ chuyên môn cònthấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu gắt gao của doanh nghiệp Điều này làm ảnhhưởng đến khả năng và tốc độ phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung,tại ViCem Hoàng Mai nói riêng

Giải pháp để ứng phó với rủi ro: Tận dụng nguồn lao động giá rẻ, nâng caochất lượng, tay nghề của cán bộ công nhân viên

5.1.2.4.Phát triểncôngnghệ

Hiện nay, đã có nhiều công nghệ mới, thiết bị hiện đại được đưa vào sản xuất vàđạt được những thành tựu đáng mong đợi Vicem Hoàng Mai cũng đã và đang áp dụngcác khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh như:

Năm 2021, ViCem Hoàng Mai Vận hành thành công Hệ thống xuất hàng tự độngkhông dừng, góp phần hoàn thiện việc Ứng dụng số trong quản lý, điều hành sản xuấtkinh doanh

Năm 2022, đội ngũ kỹ thuật đã thực hiện phương án cải tạo lò nung, xử lý nútthắt với các thiết bị được gia công, chế tạo 100% trong nước mà không phải nhập khẩu,giảm chi phí thuê chuyên gia nước ngoài, tiết giảm trên dưới 20 tỷ đồng

Giải pháp để ứng phó với rủi ro:

+ Đưa hệ thống quản lí tiêu thụ DNS vào hoạt động nhằm nâng cao năng lực giám sáthoạt động tiêu thụ, đường đi sản phẩm

+ Áp dụng công nghệ số vào quá trình xuất, bán hàng đảm bảo công việc nhanh, gọn,tránh được sự nhầm lẫn, khai thác tối ưu phương tiện, nhân sự trong lưu thông hànghóa

Ngày đăng: 21/06/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w