LỜI NÓI ĐẦUgày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đã có không ít bước nhảy vọt về nhiều mặt, đưa văn minh nhân loại ngày càng trở nên tân tiến.Trong những năm gần đây, cù
Trang 3
MỤC LỤC: Chương I: Cơ sở lý luận I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP 1, Khái niệm……….5
2, Phân loại……… 5
2.1 Phân theo cơ cấu dân cư.………5
2.2 Theo lý do thất nghiệp………6
2.3 Theo nguồn gốc thất nghiệp……… 7
2.4 Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường……… 7
II NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ: 1, Nguyên nhân của thất nghiệp……… 7
2, Hậu quả……….9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 – 2021………11
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ………… 23
Trang 4
LỜI NÓI ĐẦUgày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đã có không ít bước nhảy vọt về nhiều mặt, đưa văn minh nhân loại ngày càng trở nên tân tiến.Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của toàn cầu, nước ta cũng đạt được những thành tựu nhất định về khoa học kĩ thuật ở các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, …Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta cũng có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và có những hành động để giảm thiểu tối đa như
tệ nạn xã hội, thất nghiệp, lạm phát, …Có quá nhiều vấn nạn trong xã hội ngày naycần được giải quyết nhưng có lẽ vấn đề gây nhức nhối và được quan tâm hàng đầu hiện nay chính là thất nghiệp
N
Thất nghiệp – một trong những vấn đề kinh niên của nền kinh tế Bất kì quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng vẫn tồn tại thất nghiệp, chỉ là vấn đề thất nghiệp ở mức thấp hay cao mà thôi Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn và chịu tác động của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày càng gia tăng Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề cho xã hội như : gia tăng tệ nạn xã hội, sự phân biệt giàu nghèo, sụt giảm nền kinh tế,…Tuy Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế nhưng vấn đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao động vẫn đang còn là vấn đề nan giải của
xã hội hiện nay
Với đề tài “Phân tích thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-2021 và các biện pháp mà chính phủ sử dụng để giảm thiểu thất nghiệp” nhóm 5 hi vọng cóthể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thất nghiệp cũng như các biện pháp giảm thiểu thất nghiệp của nước ta để có những kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-
2021 và giải pháp
Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá
Trang 5Nhóm 5 chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Loan – Giảng viên học phần Kinh Tế Vĩ Mô đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, thảo luận và xây dựng đề tài Chúng em mong rằng có thể nhận được những nhận xét, đánh giá của cô sau khi trình bày đề tài thảo luận để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I, KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP:
1, Khái niệm:
Thế nào là Thất nghiệp?
-Thất nghiệp được định nghĩa là tổng số người đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng hiện không có việc làm, sẵn sang làm việc và đang tìm việc làm trong một khoảng thời gian nhất định Những người đang làm việc nhưng bị thôi việc cũng được tính vào nhóm những người thất nghiệp
-Lực lượng lao động: là tổng số người thất nghiệp và người có việc làm
Để đo lường thất nghiệp, ta phải dựa vào tỉ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động (tỷ lệ thất nghiệp ):
Tỷ lệ thất nghiệp = Số ngườithất nghiệpLực lượng laođộng 100 %
Đặc điểm:
Chỉ có tính chính xác trong từng thời điểm
Không phản ánh chính xác cơ cấu và nội dung của tình trạng thất nghiệp
2, Phân loại:
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ về nó Có thể chia thành các loại như sau:
2.1 Phân theo cơ cấu dân cư:
Thấy nghiệp theo độ tuổi
Thất nghiệp theo giới tính
Trang 7 Mất việc: Là những người bị các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vìmột lý do nào đó
Nhập mới: Là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm
Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
2.3 Theo nguồn gốc thất nghiệp:
a) Thất nghiệp tự nguyện (thất nghiệp tạm thời):
Thất nghiệp tạm thời là thất nghiệp do người lao động phải bỏ thời gian cho việc tìm kiếm việc làm Xảy ra trong thời gian ngắn đối với hầu hết người lao động.Vd: Sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm việc làm, “Nhảy việc” bỏ việc vũ tìm việc mới, …
Thất nghiệp tạm thời phát sinh khi có sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng các giai đoạn của cuộc sống Thất nghiệp tự nguyện là không thể tránh khỏi do nền kinh tế liên tục thay đổi Tỷ lệ này thấp thường không phải là vấn đề lớn của nền kinh tế và thậm chí có thể là một điều tốt Nền kinh tế sẽ có năng suất cao hơn nếu người lao động lựa chọn tìm được một công việc phù hợp với kỹ năng và khả năng của bản thân
b) Thất nghiệp cơ cấu (Thất nghiệp ngành nghề):
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có nhiều người đang tìm kiếm việc làm trong một thị trường lao động cụ thể hơn số việc làm có sẵn ở mức lương hiện tại Hay nói cách khác xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động trong các ngành nghề
- Có 3 nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cơ cấu:
Tiền lương tối thiểu
Tổ chức công đoàn
Chính sách tiền lương hiệu quả
Lương tối thiểu có thể cao hơn mức lương cân bằng đối với lao động có tay nghề
thấp và ít kinh nghiệm Dẫn đến lượng cung lao động vượt quá lượng cầu lao động
Vì thế, người lao động thất nghiệp vì chờ đợi việc làm tang them
Trang 8Tổ chức công đoàn thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, phúc
lợi và điều kiện làm việc Công đoàn đã làm cho mức lương của người lao động nhận được cao hơn mức lương cân bằng Do đó có nhiều người sẵn sang làm viejc với mức lương được trả hơn số lượng việc làm cần lao động Giống như mức lương tối thiểu, điêề này dẫn đến thát nghiệp cơ cấu
Tiền lương hiệu quả
Lý thuyết về tiền lương hiệu quả: Các doanh nghiệp tình nguyện trả lương cao hơn mức cân bằng để tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận của công ty
Sức khỏe người lao động: Ở những quốc gia kém phát triển, dinh dưỡng kém là một vấn đề phổ biến Khi được trả lương cao hơn, công nhân sẽ có mức sống tốt hơn, làm tăng sức khỏe vì vậy làm việc hiệu quả hơn
Tuyển mới: Thuê và đào tạo công nhân mới thường rất tốn kém Vì vậy,trả lương cao hơn tạo động lực cho người lao động ở lại doanh nghiệp và sẽ thu hút được công nhân có chất lượng cao hơn, dẫn đến tăng chất lượng lực lượng lao động của doanh nghiệp
c) Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu):
Thất nghiệp chu kỳ: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái củachu kỳ kinh tế Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động
2.4 Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển)Thất nghiệp tự nhiên : Là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng Là tỷ lệ thất nghiệp bình thường mà tỷ lệ thất nghiệp thực tế biến động quanh nó
Thất nghiệp tự nguyện : Là thất nghiệp khi người lao động không chấp nhận làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc
Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp khi người muốn làm việc nhưng không được thuê hoặc chưa tìm được việc làm
II, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ:
1 Nguyên nhân của thất nghiệp
Trang 9Thất nghiệp đã, đang và sẽ là vấn đề được cả thế giới quan tâm Dù một quốc gia
có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì thì vẫn tồn tại tình trạng thất nghiệp Sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp kéo theo hàng loạt hệ lụy về sau Đặc biệt giai đoạn 2019-
2021 đại dịch COVID-19 bùng nổ, diễn biến phức tạp, khó lường và càn quét khốcliệt nền kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không ngoại lệ Đó không phải nguyênnhân duy nhất nhưng trong giai đoạn này có lẽ là nguyên nhân lớn nhất khiến nền kinh tế nước nhà rơi vào suy thoái với tình trạng thất nghiệp kéo dài
Trong đề tài nghiên cứu này, do thời gian hạn hẹp và trình độ của sinh viên có hạn,nhóm em xin phép trình bày 1 vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-2021 như sau:
1.1 Trước hết phải kể đến là khả năng ngoại ngữ còn hạn chế
Với một nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vô cùng quan trọng Thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp đã có sự giao thương hợp tác với rất nhiều đối tác trong và ngoài nước Và để đạt được những điều đó-những công việc ổn định ở những công ty đa quốc gia thì khả năng ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh đòi hỏi bạn phải đáp ứng đủ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trôi chảy, lưu loát
Nền giáo dục nước nhà hiện cũng đang rất chú trọng vào công tác giảng dạy ngoại ngữ ngay từ cấp bậc Tiểu học Tuy nhiên chỉ học trên trường là chưa
đủ Vì vậy muốn đạt được kết quả tốt nhất thì ngoài học tập trên trường bạn nên tự giác và học thêm tại các trung tâm đào tạo, để không chỉ tiếp thu lí thuyết mà còn giao tiếp thực tế đáp ứng mọi nhu cầu trong thời gian dài hạn
1.2 Năng suất lao động chưa hiệu quả
Đây cũng là nguyên nhân xảy ra xuyên suốt trong những năm qua Tuy nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng vẫn không tìm được việc làm hoặc việc làm không
ổn định do trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng
1.3 Thiếu kĩ năng mềm cần thiết
Đa phần chúng ta thường chú trọng đến lí thuyết trong sách vở nhiều hơn là những
kĩ năng làm việc thực tế trong cuộc sống như: kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, nói chuyện giao tiếp với khách hàng Đó là điều mà phần lớn sinh
Trang 10viên còn thiếu góp phần làm đẩy lùi đi cơ hội phát triển bản thân và điều này là vô cùng đáng tiếc
1.4 Thị trường làm việc thay đổi đa dạng
Công nghệ 4.0 làm cho moi thứ xưng quanh chúng ta thay đổi chỉ trong tích tắc vàthị trường cũng thế, nó thay đổi từng ngày, từng phút Mới hôm qua thôi người ta còn đọc các bài viết, quảng cáo trên Facebook, tạo việc làm tốt cho dân viết bài content Nhưng giờ đây, mô hình quảng cáo bằng video đang dần chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi người lao động phải biết cách tạo dựng video nhiều hơn
1.5 Không có nhiều việc làm cho người lao động lớn tuổi
Ở Việt Nam người lao động từ 35-40 tuổi trở lên cũng có thể coi là lao động lớn tuổi Những công việc như nhân viên bán hàng, kinh doanh, chạy bàn, … thường
ưu tiên cho nhân viên trẻ tuổi, ngoại hình ưa nhìn, nắm bắt công việc nhanh, gây khó khăn cho người lao động lớn tuổi
1.6 Dịch bệnh COVID-19, thiên tai
Có thể thấy rất rõ rằng dịch bệnh COVID-19 bùng nổ đã làm cho nền kinh
tế Việt Nam rơi vào trì trệ Tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ, nhà máy, phân xưởng, trường học, trung tâm thương mại vu chơi giải trí, … buộc phải đóngcửa trong thời gian dài khiến cho hàng triệu lao động bị mất việc làm
Thêm vào đó, các vấn đề về thiên tai như bão lũ, động đất, … gây ra cũng không ít tổn hại cho các doanh nghiệp, khiến họ phải cắt giảm nhân lực để dồn chi phí vào việc tái tạo sản xuất
Tóm lại, trong những nguyên nhân trên, có cả nguyên nhân quen thuộc lẫn những nguyên nhân mới, khiến cho thị trường thay đổi không ít Đồng thời, nền kinh tế hội nhập phát triển đã mang đến những nguồn kinh doanh mới, đòi hỏi người lao động phải nỗ lực hoàn thiện nhiều hơn để bắt kịp với xã hội
2 Hậu quả của thất nghiệp
Thất nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Thất nghiệp tăng lên có nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất cũng đồng thời là đẩy nền kinh tế vào suy thoái, dẫn đến lạm phát
Trang 11 Thất nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu và đời sống của người lao động Đối với cá nhân, thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất của người lao động, đồng thời cắt đứt phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động vào bần cùng, đến chán nản với cuộc sống.
Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định Người lao động không có việc làm sinh ra tâm lí bất mãn, họ tiến hành biểu tình khiến sự yên bình thường ngày không còn Nhiều người thất nghiệp bỗng nhiên trở thành trộm cắp, đẩy bản thân vào con đường phạm pháp như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, … làm xáo trộn
xã hội, suy thoái, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị
Có thể thấy thất nghiệp có tác động vô cùng tiêu cực đến không chỉ bản thân, gia đình mà cả xã hội Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường, không thể kiểm soát Qua đó đòi hỏi cần phải có những chính sách khắc phục kịp thời!
Trang 12CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 2019 - 2021
I, Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019
Năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp Trong đó,47,3% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 529,9 nghìnngười) Xét trên bình diện giới, lao động thất nghiệp nam chiếm số đông hơn nữ Khuvực nông thôn có cùng xu hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị laođộng thất nghiệp nữ cao hơn nam Đáng lưu ý, thanh niên (từ 15-24 tuổi) thất nghiệphiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (42,1%)
Biểu 1.1: Cơ cấu lao động thất nghiệp theo nhóm tuổi, thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2019
Tỷ trọng ( % )
% Nữ
Trang 13phổ thông” là cao nhất tương ứng 24,3% và 22,5% tiếp đến là nhóm có trình độ từ đạihọc trở lên 14,9% trong tổng số người thất nghiệp Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
là “sơ cấp nghề, chưa đi học/qua đào tạo và trung cấp” với tỷ lệ tương ứng là 1,9%,2,1% và 4,7% Điều này cho thấy thị trường lao động vẫn đang rất cần công việc giảnđơn hoặc trình độ thấp Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất có thể do lực lượng học sinhmới tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn có ý định tiếp tục đi học nênchưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động, riêng nhóm người có trình độ từ đại học trởlên tỷ lệ thất nghiệp cũng tương đối cao có thể do họ cố gắng tìm một công việc phù hợpvới trình độ đào tạo Tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam ở nhóm cao đẳng và từđại học trở lên tương ứng là 62% và 56,2%
Biểu 1.2: Cơ cấu lao động thất nghiệp theo trình độ học vấn cao nhất đạt được, năm 2019
Chú thích: Đào tạo nghề không bao gồm lao động được đào tạo nghề dưới 3 tháng,
Hình 1.1 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giữa nam và nữtheo từng nhóm tuổi Năm 2019, tỷ lệ này cho thấy ở nhóm tuổi 15-19 nam cao hơn nữ(13,3% và 12,3%) sau đó tỷ lệ thất nghiệp được thu hẹp ở nhóm tuổi 20-24, sang đến
Trang 14nhóm tuổi 25-29 và 30-34 nữ lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam, từ nhóm tuổi 35-39trở lên nam luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nữ (trừ nhóm tuổi 55-59)
Hình 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị theo nhóm tuổi và giới tính, năm
2019
Biểu 1.3 trình bày về tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ
từ 15-54 tuổi) theo một số đặc trưng cơ bản Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổicủa Việt Nam là 2,17% Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao gần gấp 2 lần khu vựcnông thôn (3,11% so với 1,69%) Mức độ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam 0,17điểm phần trăm (2,26% và 2,09%)
Quan sát theo nhóm tuổi cho thấy mức độ thất nghiệp có xu hướng giảm dần khi tuổităng lên Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi (7,62%), tiếp đến là nhóm 20-24tuổi (6,0%) Xu hướng này cũng đúng đối với cả khu vực thành thị và nông thôn
Biểu 1.3: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, năm 2019
Đơn vị tính: Phần trăm Các đặc trưng cơ bản Chung Khu vực cư trú Giới tính
Thành thị Nông thôn Nam Nữ
Toàn quốc 2,17 3,11 1,69 2,09 2,26
Nhóm tuổi