Trang 9 L: lực lượng lao độngU: số người thất nghiệpE: số người có việc làm - Theo Tổng cục Thống kê: + Người có việc làm là những người trong tuần nghiên cứu đã làm việc ít nhất 1 giờ đ
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý thuyết
- Việc làm theo định nghĩa của Bộ Lao động và Tổng cục Thống kê: là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng một hộ gia đình.
- Lực lượng lao động gồm những người sẵn sàng và có khả năng lao động Theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) hoặc thất nghiệp.
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp
→ Thất nghiệp là khái niệm chỉ những người trong lực lượng lao động xã hội, đang trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty, cộng đồng nhận vào làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn Có những người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc. Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc (hay còn có thể có những nguyên nhân khác).
- Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm Nó luôn biến động theo thời gian Thất nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi lại
Document continues below kinh tế vĩ mô
Phân tích các y ế u t ố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)
QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)
Phân tích khái quát tình hình tăng tr ưở … kinh tế vĩ mô 100% (18)
KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)
6 mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó Vì thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa.
1.2 Tỉ lệ thất nghiệp là gì?
Dân số của một quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm trong độ tuổi lao động và nhóm ngoài độ tuổi lao đông.
- Nhóm trong độ tuổi lao động (POP_những người trên 15 tuổi, đủ quyền công dân, sức khỏe bình thường, hiện không tham gia quân đội hoặc một số công việc đặc biệt khác) lại được chia làm hai nhóm: nhóm trong lực lượng lao động (L_những người có nhu cầu làm việc) và nhóm người lực lượng lao động (ngoài L_những người không có nhu cầu làm việc: sinh viên, nội trợ).
- Nhóm trong lực lượng lao động lại được chia làm hai nhóm: có việc, thất nghiệp
Trong độ tuổi lao động/ Dân số trưởng thành
Ngoài độ tuổi lao động
Ngoài độ tuổi lao động kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-
TH ƯƠ NG-M Ạ I-… kinh tế vĩ mô 100% (14)
E: số người có việc làm
- Theo Tổng cục Thống kê:
+ Người có việc làm là những người trong tuần nghiên cứu đã làm việc ít nhất 1 giờ để tạo thu nhập hoặc làm cho gia đình mà không đòi hỏi tiền công (người làm công ăn lương, người làm kinh doanh hoặc lao động trong ruộng vườn, trang trại của họ, những người lao động tình nguyện, làm giúp, làm từ thiện, nhân đạo…thì không được tính là người có việc làm.
+ Người thất nghiệp bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong tuần nghiên cứu không làm việc, nhưng đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm và sẵn sàng làm việc Những người không làm việc, sẵn sàng/có nhu cầu làm việc, nhưng hiện không tìm việc do giãn việc, thời tiết xấu, công việc thời vụ, đang chuẩn bị để bắt đầu công việc mới, hoặc các hoạt động kinh doanh sau tuần nghiên cứu, bận việc gia đình, ốm đau tạm thời cũng được phân loại là người thất nghiệp
- Trên cơ sở phân nhóm như trên, ta có tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm lực lượng lao động bị thất nghiệp, xác định theo công thức:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) - Bên cạnh đó còn có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ phần trăm dân số là người lớn nằm trong lực lượng lao động:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) - Chỉ tiêu thống kê này cho chúng ta biết phần dân số thuộc lực lượng lao động trong dân số là người lớn hay dân số trưởng thành
- Cả tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều được tính cho toàn bộ dân số trưởng thành và cho các nhóm hẹp hơn trong độ tuổi lao động và phân theo các tiêu chí như nhóm tuổi, giới tính, khu vực cả vùng địa lý…
2.1 Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó
- Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động
- Nhập mới: là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm
- Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
→ Tất cả những người thất nghiệp này đều là thất nghiệp tạm thời 2.2 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: là nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống
+ Một nhân viên cảm thấy công việc kinh doanh không phù hợp với mình, họ bỏ việc và đang tìm kiếm công việc khác mà mình thích hơn thì người này đang lâm vào tình trang thất nghiệp tạm thời
Cơ sở thực tiễn
1 Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay
1.1 Sơ lược về tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Có thể nói, những năm gần đây, đại dịch Covid-19 là thành tố tác động mạnh mẽ nhất đến thị trường lao động nước ta Trước đại dịch Covid-19, năm 2019 Việt Nam có số người thất nghiệp và tỷ suất thất nghiệp duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ so với năm 2018 Đại dịch bắt đầu tại Việt Nam từ tháng 1 năm
2020 đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm của nền kinh tế nước nhà Trong đó rõ rệt nhất chính là vào quý II năm 2020 khi tình hình diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, tính đến tháng 9 năm
2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tác động xấu đi bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc, nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập … Đặc biệt là về mảng dịch vụ với 68,9% số lao động bị tác động Tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 đã đạt ngưỡng 1,65% ở khu vực thành thị và 2,8% tại nông thôn Sau đó vào đầu năm 2021, Covid-19 tiếp tục bùng phát trong dịp Tết Nguyên đán đã tác động đến đà phục hồi làm việc với tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước Nhưng sau khi sang năm 2022, tình trạng thất nghiệp đã dần được phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với năm trước Dù vậy, cuối năm 2022 thì lại bị chững lại, tình hình không được cải thiện nhiều như trước Liệu rằng năm nay 2023 sẽ có những biến động như thế nào với thị trường lao động cũng không ai biết trước được
1.2 Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây
- Cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp; trong đó khu vực thành thị chiếm 48,3% và số nữ chiếm 51,1% tổng số người thất nghiệp.
- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) của Việt Nam năm 2018 là 2,19%, trong đó ở khu vực thành thị là 3,10%, khu vực nông thôn là 1,73%.
- Số thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi chiếm 44,17% tổng số người thất nghiệp Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao hơn 5,42 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên cao hơn của nam thanh niên Hiện là 7,9% so với 6,05% (2018).
- Trong số người di cư, có khoảng 64,2 nghìn người di cư thất nghiệp, chiếm 5,8% trong tổng số người thất nghiệp cả nước Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư (9,99%) cao hơn khoảng 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên (2,0%).
- Cả nước có gần 1,1 triệu người thất nghiệp, giảm 5,5 nghìn người so với năm 2018; trong đó khu vực thành thị chiếm 47,3% và số nam chiếm 52,2% tổng số người thất nghiệp.
- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) của Việt Nam năm 2019 là 2,17%, trong đó ở khu vực thành thị là 3,11%, khu vực nông thôn là 1,69%.
- Số thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi chiếm 42,1% tổng số người thất nghiệp Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gần 6 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên và nam thanh niên là tương đương nhau (khoảng 6,5%).
- Trong số người di cư, có khoảng 70,5 nghìn người di cư thất nghiệp, chiếm 6,3% trong tổng số người thất nghiệp cả nước Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư(9,49%) cao hơn khoảng 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên (1,99%).
Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp giai đoạn 2020-2021:
- Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam năm 2020 gặp nhiều sóng gió, lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây
+ Lực lượng lao động trung bình của cả nước (năm 2020) là 54.84 triệu người ( đã giảm 924 nghìn người - năm 2019), trong đó có hơn 1.2 triệu người thất nghiệp:Khu vực thành thị chiếm 52.9% ( cao hơn 5.6%- năm 2019), số nữ chiếm thất nghiệp 56.1% tổng số người thất nghiệp -> lao động thành thị chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với khu vực nông thôn vì lao động nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với lao động nam
+ Trong tổng số dân di cư (877 nghìn người) thì có khoảng 66 nghìn người di cư thất nghiệp (chiếm 5.3% dân số thất nghiệp của cả nước)
+ Đáng chú ý, khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trong tháng
3, nhất là tuần thứ hai của tháng 3/2020, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất đã tăng lên trên 15% trong tổng số doanh nghiệp, trong đó nổi bật là lĩnh vực du lịch, lưu trú, nhà hàng cắt giảm quy mô sản xuất khoảng 70 - 80% Bên cạnh đó, tính từ đầu năm đến ngày 26/3, có trên 153 nghìn người mất việc làm phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao động bị ngừng việc, tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như vận tải, da giày, dệt may, dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống.
+ Dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất - kinh doanh và việc làm của người lao động, làm cho tình trạng tham gia thị trường lao động giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên, nhất là lao động có việc làm phi chính thức, lao động không có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ tuổi và lao động cao tuổi
+ Tính đến giữa tháng 4/2020 ( Quý II) , có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (1,2 triệu lao động), tiếp theo là ngành bán buôn, bán lẻ (1,1 triệu lao động), ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (740 nghìn lao động); trong đó 59% là tạm nghỉ việc, 28% giãn việc hoặc nghỉ luân phiên và 13% bị mất việc Có khoảng 84,8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Trong đó, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm Có gần 40% doanh nghiệp thực hiện giãn việc, nghỉ luân phiên, 28% doanh nghiệp cắt giảm lao động.+ Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý III năm 2020 là 7,24%, tăng 0,26 điểm phần trăm so với quý trước.
+ Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là 2,37%, giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước
Nguồn: Tổng cục thống kê - Cổng thông tin Bộ tài chính
PHẦN KẾT LUẬN
Thất nghiệp, một hiện tượng tồn tại khách quan, nói đến vấn đề tồn tại những người trong lực lượng lao động xã hội, có khả năng lao động nhưng không có việc làm Đây là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề cần nhanh chóng xử lí hơn bao giờ hết, giảm tỷ lệ thất nghiệp không những tạo điều kiện phát triển kinh tế mà còn giúp ổn định xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO : dantri.com.vn
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: vass.gov.vn
Tổng cục thống kê - Cổng thông tin Bộ tài chính: gso.gov.vn
Báo nhân dân điện tử: nhandan.vn
Vietnam Investment Review: https://vir.com.vn/
Vietnam Briefing: vietnam-briefing.com
Bộ Công Thương Việt Nam: moit.gov.vn )
Recommended for you kinh t ế vĩ mô
Phân tích các yếu t ố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ … kinh tế vĩ mô 100% (29) 29
DH BAI TAP KẾ TOÁN QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)
Phân tích khái quát tình hình tăng… kinh tế vĩ mô 100% (18) 21
KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)62