1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thất nghiệp của việt nam giaiđoạn 2019 2020 và quý i 2021

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 379,27 KB

Nội dung

Việc không có việc làmsẽ làm mất đi cơ hội trau dồi, hiểu biết về bản thân; dẫn sự hao mòn kiến thức và trình độ vốn có.Đối với nền kinh tế, lao động và việc làm là một trong những nguồn

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH Môn: Kinh tế học đại cương GVHD: Thầy Hồ Quang Viên Chủ đề: Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-2020 và Quý I/2021 Nhóm 9 Họ và tên thành viên: 1 Lê Thành Nhân 2156181080 2 Nguyễn Lê Minh Thư 2156181092 3 Nguyễn Ái My 2156181070 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Mục lục I Khái quát………………………………………………………………………………………………… 3 1 Việc làm và vai trò việc làm……………………………………………………………………… 3 a) Khái niệm……………………………………………………………………………………… 3 b) Vai trò…………………………………………………………………………………………….3 2 Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp………………………………………………………………… 3 a) Thất nghiệp…………………………………………………………………………………… 3 b) Tỷ lệ thất nghiệp……………………………………………………………………………… 3 II Thực trạng thất nghiệp của VN giai đoạn 2019-2020 và Quý I/2021 ………………………….3 1 Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam……………………………………………………………… 3 2.Tỷ lệ thất nghiệp ( theo Tổng cục thống kê ) …………………………………… 8 a) Năm 2019……………………………………………………………………………………… 8 b) Năm 2020……………………………………………………………………………………… 8 c) Quý I năm 2021………………………………………………………………………………… 8 III Nguyên nhân và giải pháp………………………………………………………………………… 8 1 Nguyên nhân……………………………………………………………………………………… 8 Năm 2019………………………………………………………………………………………… 8 Năm 2020………………………………………………………………………………………… 9 Năm 2021………………………………………………………………………………………… 9 Dân số đông……………………………………………………………………………………… 10 2 Giải pháp……………………………………………………………………………………………10 a) Huy động nền kinh tế………………………………………………………………………… 10 b) Huy động mọi nguồn lực…………………………………………………………………… 11 c) Xuất khẩu lao động……………………………………………………………………………12 Link Excel Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 I Khái quát 1 Việc làm và vai trò việc làm a) Khái niệm “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động) b) Vai trò Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, nó là chủ đề trung tâm và bao trùm trong hoạt động kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau Cùng với kinh tế - xã hội, nó quy định mọi hoạt động của cá nhân và xã hội Đối với từng cá nhân việc làm có lợi đi đôi với việc đạt được thu nhập cho cuộc sống của chính mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân Việc làm hiện nay liên quan mật thiết đến trình độ học vấn và kỹ năng của mỗi cá nhân Trên thực tế, những người không có việc làm thường tập trung vào khu vực đông dân cư, điều kiện tự nhiên khó khăn , cơ sở hạ tầng thấp, hay một số nhóm người như lao động phổ thông, người có trình độ văn hóa thấp, Việc không có việc làm sẽ làm mất đi cơ hội trau dồi, hiểu biết về bản thân; dẫn sự hao mòn kiến thức và trình độ vốn có Đối với nền kinh tế, lao động và việc làm là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, đối với một số ngành là yếu tố đầu vào không thể thay thế, tức là yếu tố tạo ra tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế phải luôn đảm bảo tạo ra nhu cầu và việc làm cho mỗi cá nhân; góp phần duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và nền kinh tế Đối với xã hội, mỗi cá nhân và mỗi gia đình là một nhân tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, mặt tích cực và mặt tiêu cực Khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho quá trình tâm sinh lý của còn người, dẫn đến tiêu cực trong đời sống xã hội 2 Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp Nền kinh tế luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau.Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau và giúp xây dựng một bức tranh toàn cảnh về thất nghiệp Việc áp dụng nguyên tắc cung và cầu vào thị trường lao động giúp giải thích tỷ lệ thất nghiệp cũng như giá cả cho cả người lao động a) Thất nghiệp Thất nghiệp: Mô tả bộ phận lực lượng lao động không có việc làm (không có việc làm) Các khái niệm trên là quy ước thống kê và có thể khác nhau giữa các quốc gia Do tình hình kinh tế khác nhau và đặc điểm độ tuổi của tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia khác nhau, rất khó để xác định tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự phát triển của các khái niệm trước đây Cần phải thảo luận thêm (thất nghiệp thực tế), thất nghiệp ẩn, bán thất nghiệp và thu nhập ) b) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp: là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia Do đó, cũng có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính nhằm thể hiện chính xác và toàn diện các đặc điểm khác nhau của thất nghiệp thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển II Thực trạng thất nghiệp của VN giai đoạn 2019-2020 và Quý I/2021 1 Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân số tương đối lớn so với các nước trên thế giới, tốc độ phát triển nhanh, trong khi việc mở rộng và phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế trong giải quyết việc làm, như như thiếu vốn sản xuất, bố trí không đầy đủ nhân lực và các nguồn lực nhàn rỗi khác làm cho chênh lệch cung cầu lao động rất lớn, gây áp lực lên vấn đề giải quyết việc làm trên cả nước - Lý do gây ra thất nghiệp ở Việt Nam được đánh giá là do: + Lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế +Lực lượng lao động có chất lượng thấp +Năng suất, kết quả lao động trong các lĩnh vực kinh tế thấp và có sự không giống biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ +Tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ luôn luôn tiếp tục xảy ra +Công tác thống trị nhà nước về lao động – việc sử dụng còn nhiều hạn chế - Đồng thời khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 xuất hiện từ đầu năm 2020 tại Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an ninh việc làm Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh và sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn hạn Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu Thị trường lao động thời Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ, virus và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm Cung lao động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế Bảng: Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm các quý, 2019-2021 Nguồn: Tổng cục thống kê, Thông báo cáo chí tình hình lao động, việc làm quý I/2021 Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động và số người có việc làm Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người thất nghiệp với lực lượng lao động *Năm 2019 Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I là 50,5 triệu người Đến quý II năm 2019, số lao động giảm 0,2 triệu người (từ 50,5 triệu người xuống 50,3 triệu người) Từ quý II đến quý IV, số lao động tăng liên tục, cụ thể từ 50,3 triệu người lên 51,0 triệu người *Năm 2020 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 -Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người -Nhìn chung, số lao động từ 15 tuổi của các quý trong năm 2020 thấp hơn so với năm 2019 Cụ thể là vào quý II năm 2020 số lao động chạm mức thấp nhất, chênh lệch đến 2,9 triệu người so với quý IV năm 2019 Nguyên nhân xuất phát từ việc xuất hiện của dịch COVID-19 đã có tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế nước ta, làm cho số lượng lao động giảm đi đáng kể *Quý I năm 2021 Đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước Bảng: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021 Nguồn: Tổng cục thống kê, Thông báo cáo chí tình hình lao động, việc làm quý I/2021 * Năm 2019 - Số người thiếu việc làm trong độ tuổi của quý I là 642,6 nghìn người Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuôỉ quý I là 1,42% So với quý I thì số người thiếu việc làm trong độ tuổi của quý II là 596,3 nghìn người; giảm 46,3 nghìn người so với quý trước Bên cạnh đó, tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi của quý II là 1,32%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với quý trước Bước sang quý III thì số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm lại có xu hướng giảm cụ thể là số người thiếu việc làm giảm từ 596,3 nghìn người xuống còn 584,2 nghìn người ( giảm 12,1 nghìn người) Tỷ lệ thiếu việc làm giảm 1,32% xuống còn 1,28% (giảm 0,04%) Cuối cùng, số người lao động và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong quý IV lại tiếp tục giảm, cụ thể số người lao động giảm 37,8 nghìn người và tỷ lệ thiếu việc làm giảm 0,09 điểm phần trăm so với quý trước => Nhìn chung, số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2019 giảm dần theo các quý * Năm 2020 - Quý I: Số người thiếu việc làm là 892,7 nghìn người, tăng 250,1 nghìn người so với quý I năm 2019 Tỷ lệ thiếu việc làm là 1,98%, tăng 0,56 điểm phần trăm so với quý trước - Quý II: Số người thiếu việc làm là 1282,0 nghìn người, tăng 389,3 nghìn người so với quý trước Và tăng 685,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Số tỉ lệ thiếu việc làm tăng 1% so với quý trước ( từ Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 1,98% lên 2,98% ) và tăng 1,66% so với quý II năm 2019 - Quý III: Số người thiếu việc làm là 1225,2 nghìn người, giảm 56,8 nghìn người so với quý trước và tăng 641 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm là 2,72%, giảm 0,26% so với quý II và tăng 1,44% so với quý III năm 2019 -Quý IV: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi của quý IV có xu hướng giảm Cụ thể là số người thiếu việc làm giảm 397 nghìn người so với quý trước và tăng 281,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm giảm 0,9% so với quý III và tăng 0,63% so với cùng kỳ năm trước - Nhìn chung số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong năm 2020 có sự biến động và có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn so với năm 2019 Việc giãn cách xã hội trong thời kỳ COVID 19 đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, làm tăng tỉ lệ người thất nghiệp trong cả nước *Quý I năm 2021 - Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và trong dịp Tết nguyên đán làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với quý trước và cùng kỳ năm trước Số người lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Bảng: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực kinh tế quý I, giai đoạn 2019-2021 Nguồn: Tổng cục thống kê, Thông báo cáo chí tình hình lao động, việc làm quý I/2021 + Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2019 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 3,12%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 0,62%; khu vực dịch vụ là 0,92% + Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2020 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 4,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 0,65%; khu vực dịch vụ là 1,45% Nhìn chung, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2020 tăng so với tỷ lệ thiếu việc làm năm 2019 Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ thiếu việc cao nhất là 4,68%, tăng 1,56 điểm phần trăm Trong khi đó, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng không đáng kể từ 0,62% -> 0,65% Về tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực dịch vụ tăng 0,53% so với năm 2019 + Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực dịch vụ là 1,76% Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 0,31 điểm phần trăm Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Bảng: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn, các quý giai đoạn 2019-2021 Nguồn: Tổng cục thống kê, Thông báo cáo chí tình hình lao động, việc làm quý I/2021 *Năm 2019 -Quý I: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2019 tại vực thành thị là 2,81% Ở khu vực nông thôn là 2,04% Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động quý I năm 2019 là 2,31% -Quý II: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2019 tại khu vực thành thị là 2,81% bằng với quý trước Ở khu vực nông thôn là 1,83%, giảm 0,21% so với quý trước Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động quý II năm 2019 là 2,18%, giảm 0,13% so với quý trước -Quý III: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2019 tại khu vực thành thị là 2,88, tăng 0,07% so với quý II Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn là 1,75%, giảm 0,08% so với quý II Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động quý III năm 2019 là 2,14%, giảm 0,04% so với quý trước -Quý IV: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2019 tại khu vực thành thị là 2,90%, tăng 0,02% so với quý III; tại khu vực nông thôn là 1,78%, tăng 0,03% so với quý III Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động của quý IV năm 2019 là 2,17%, giảm 0,03% so với quý III *Năm 2020 -Quý I: Số người thất nghiệp 2020 tăng so với năm trước Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động Quý I năm 2020 là 2,34%, tăng 0,3% so với quý I năm 2019 Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,09 % tăng 0,28% so với khu vực thành thị Quý I năm 2019 Tuy nhiên tỷ lệ ở khu vực nông thôn là 1,94% có xu hướng giảm so với Quý I năm 2019 0,1% - Quý II Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động Quý II năm 2020 là 2,85% tăng 0,51% so với Quý trước và tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 4,31%, tăng 1,22% so với Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 quý trước và tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 2,01%, tăng 0,07% so với quý trước và tăng 0,18% so với cùng kỳ năm trước - Quý III Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động Quý III năm 2020 là 2,73% giảm 0,12% so với Quý trước và tăng 0,59% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,94%, giảm 0,37% so với quý trước và tăng 1,06% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ ở khu vực nông thôn là 2,07%, tăng 0,06% so với quý trước và tăng 0,32% so với cùng kỳ năm trước - Quý IV Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động Quý IV năm 2020 là 2,63% giảm 0,1% so với Quý trước và tăng 0,46% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,7%, giảm 0,24% so với quý trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ ở khu vực nông thôn là 2,06% giảm 0,01% so với quý trước và tăng 0,28% so với cùng kỳ năm trước *Quý I năm 2021 Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước 2.Tỷ lệ thất nghiệp ( theo Tổng cục thống kê ) a) Năm 2019 - Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 2,2% (quý I là 2,31%; quý II là 2,18%; quý III là 2,14%; quý IV là 2,17%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,85%; khu vực nông thôn là 1,85% b) Năm 2020 - Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,64%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,76%; khu vực nông thôn là 2,02% c) Quý I năm 2021 - Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2021 là 2,42% Trong đó khu vực thành thị là 3,19%; khu vực nông thôn là 1,98% III Nguyên nhân và giải pháp 1 Nguyên nhân Năm 2019 ● Do suy thoái kinh tế toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và xuất khẩu, do đó, khi nền kinh tế toàn cầu suy giảm, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 ● Người lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp Nền kinh tế Việt Nam từng bước ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới nên rất cần đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao.Đồng thời, lực lượng lao động của chúng ta chỉ có một số công nhân lành nghề có trình độ Phong cách làm việc của ngành lao động nước ta còn rất yếu và thiếu tính chuyên nghiệp; nền kinh tế cần một lực lượng lao động sôi động ● Thói quen suy nghĩ của giới trẻ đã có từ lâu đời, với thói quen học để “làm thầy” thì không ai muốn làm “thợ”, không ai thích làm việc cho đất nước mà lại không thích làm việc cho khu vực tư nhân Một bộ phận lao động trẻ lại muốn tìm đúng công việc mình yêu thích mặc dù các công việc khác tốt hơn nhiều, dẫn đến tình trạng những ngành cần lao động thì lại thiếu lao động, trong khi đó lại thừa lao động ở các ngành không cần nhiều lao động Năm 2020 ● Nguyên nhân vì lúc nào cũng có người mới bước vào thị trường, cần thời gian tìm việc; người không đáp ứng được nhu cầu của chủ sử dụng nên không được tuyển hoặc bị sa thải; giữa người lao động và chủ sử dụng không đạt được thỏa thuận về việc làm (vì lý do tiền lương, thời giờ, thời gian làm việc, các chế độ ); người lao động đang làm việc muốn chấm dứt hợp đồng để tìm việc tốt hơn; doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh và sa thải lao động ● Tuy nhiên thời gian qua, ngoài những lí do nói trên, đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chủ yếu khiến số người bị mất việc, ngừng việc nhiều hơn Dịch bệnh đang lây lan mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, liên minh châu Âu EU, Mỹ Điều này dẫn đến tình trạng "đứt gãy" chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ Khi các công ty không có nguyên liệu sản xuất và đơn đặt hàng thì công nhân sẽ không có việc làm, thất nghiệp ● Covid-19 cũng khiến hàng loạt nhà máy, xí nghiệp trong nước phải tạm dừng hoạt động Giãn cách xã hội làm cho không chỉ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà du lịch, nhà hàng, giáo dục cũng bị ảnh hưởng nặng nề Lao động những ngành này vì vậy đối mặt với rất nhiều khó khăn Năm 2021 ● Thực tế cho thấy, ngoài tác động tiêu cực kinh tế vĩ mô thì đại dịch cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người lao động và hộ gia đình.Tuy nhiên những tác động đó không dễ đo lường và chúng biến thiên theo thời gian, phụ thuộc vào quy mô của đại dịch và mức độ nghiêm ngặt của các hạn chế đi lại ● Tác động trực tiếp của đợt bùng phát dịch thứ 4 đến người lao động khi mà trong 9 tháng năm 2021 cả nước có tới hơn 1,3 triệu người lao động thất nghiệp, 1,3 triệu lao động đã phải về quê do không có việc làm và cuộc sống khó khăn ● Từ đó suy ra, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp chắc chắn đã xấu đi kể từ đợt dịch bùng phát gần đây, khi họ phải đóng cửa, gánh chịu đứt gãy chuỗi cung ứng, hoặc không thể giữ lao động làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh do phải cách ly ở nhà ● Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, Khu vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn, năng suất lao động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc dù ít nhiều đã được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội ● Ngoài ra, cũng như ở nhiều quốc gia khác, cuộc khủng hoảng có tác động liên quan đến giới đối với Việt Nam, do phụ nữ thường gánh vác nhiều trách nhiệm nuôi dạy con cái hơn, và đại dịch COVID-19 đã làm tăng áp lực buộc phụ nữ phải có nhiều thời gian hơn để chăm sóc của con em họ, đặc biệt là ở Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 các Trường học đóng cửa khi trẻ em phải trực tuyến đến lớp ở nhà Nhóm càng nghèo càng dễ bị tổn thương vì họ có ít tiền tiết kiệm và khả năng tiếp cận tài chính hơn ● Cuộc khủng hoảng kéo dài cho thấy đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cơ cấu hơn, và chính sách ứng phó của chính phủ là cần thiết để giải quyết những hậu quả xã hội của cuộc khủng hoảng Tác động của COVID-19 đối với thị trường lao động và hộ gia đình sẽ tiếp tục cho đến năm 2021, và sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bùng phát vào tháng 2 và tháng 4, đặc biệt là trong quý 3 của những tháng gần đây ● Người ta suy đoán rằng trong ngắn hạn, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động vẫn chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước COVID-19, và thu nhập của gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi các nghề nghiệp, giới tính và khu vực ở các mức độ khác nhau Những tác động này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, những người bị thiệt thòi do những điều chỉnh gần đây trên thị trường lao động Đồng thời, những người làm việc trong các khu vực mà nền kinh tế phi chính thức và các hoạt động kinh tế phụ thuộc vào du lịch và kinh doanh quốc tế cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn Những tác động khác nhau như vậy có thể dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng liên tục Thu nhập hộ gia đình giảm sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tiêu dùng và đầu tư, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế Thu nhập thấp cũng ảnh hưởng đến đầu tư vào sức khỏe và giáo dục của trẻ em, đồng thời có tác động lâu dài đến tích lũy vốn con người của quốc gia Các cấp có thẩm quyền nên xem xét việc tăng phạm vi bao phủ, mức độ phù hợp và mức hỗ trợ của các chương trình an sinh xã hội để đảm bảo rằng các nạn nhân của đại dịch hiện tại và tương lai nhận được sự hỗ trợ đầy đủ hơn Dân số đông ● Áp lực việc làm (thiếu việc làm trầm trọng): Thông thường lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% tổng dân số, tuy nhiên do dân số đông, tốc độ tăng dân số cao nên lực lượng lao động rất lớn và tăng nhanh ● Mặt khác, lực lượng lao động của nước ta chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông nghiệp dư thừa dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng cao ● Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nên kìm hãm sự phát triển kinh tế, lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động 2 Giải pháp a) Huy động nền kinh tế ● Trước hết, tiêm chủng là một biện pháp quan trọng, dù là “đóng cửa” kinh tế để khống chế dịch, hay đẩy mạnh kết hợp hoạt động kinh tế với công tác phòng chống dịch đồng thời nâng cao tỷ lệ người dân được tiêm chủng vẫn là điều kiện cần cho quá trình phục hồi kinh tế Việc tăng cung cấp vắc xin mang lại cho các quốc gia nhiều cơ hội hơn để tiêm chủng cho người dân của họ Theo quy mô dân số kinh tế, 75% đến 85% dân số được tiêm chủng (2 mũi) là bước chuyển từ giai đoạn phát triển kinh tế trong bối cảnh kiểm soát dịch bệnh và / hoặc thích ứng với dịch bệnh Đẩy mạnh phát triển và sản xuất vắc xin, thuốc điều trị bệnh trong nước là bảo đảm (đủ) các điều kiện để kiểm soát hoặc thích ứng với sự phát triển của dịch bệnh ● Thứ hai, việc gia tăng các đối tác thương mại và đơn giản hóa thủ tục là điều kiện để thúc đẩy thương mại Đại dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến nhiều biện pháp phi thuế quan gia tăng và cản trở việc tạo thuận lợi thương mại Trong thời kỳ đại dịch, khi nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc / chỉ có quan hệ thương mại với một vài đối tác lớn, thương mại của quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều Các ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin như mạng thông tin, hệ thống cảm biến, sinh Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 trắc học giúp các quốc gia cắt giảm chi phí và thủ tục liên quan đến thương mại hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy du lịch và xuyên biên giới Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ và truy xuất nguồn gốc hàng hóa là cơ sở để hạn chế áp dụng các biện pháp phi thuế Trước tình hình dịch bệnh, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại ● Thứ ba, thúc đẩy phát triển kinh tế số và kinh tế phi tiếp xúc Để phát triển kinh tế số, cần kết hợp thực hiện các giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế số với thực thi chính sách, thay đổi thói quen Sử dụng tiền mặt Bên cạnh đó, có các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công ty / cá nhân tham gia phát triển nội dung số, nhất là khi hoạt động xây dựng nội dung số cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc bãi bỏ quy định đối với tài sản số Và kiểm soát, thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh mạng b) Huy động mọi nguồn lực ● Để đảm bảo cung ứng lao động, doanh nghiệp cần có hệ thống phúc lợi, bố trí nơi ăn, ở cho người lao động; thực hiện các biện pháp an sinh xã hội như trường học, nhà trẻ cho con em người lao động để người lao động yên tâm làm việc; tăng cường sức lao động đào tạo lại để phục hồi sức lao động sau dịch Thị trường là hết sức quan trọng và cấp thiết ● Để thu hút người lao động trở lại làm việc và tiếp tục sản xuất, hoạt động, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo cuộc sống an toàn cho người lao động nước ngoài và người làm nghề tự do, giúp họ vượt qua khó khăn Nơi nào có người lao động ở các tỉnh, thành phố phía Nam phải chủ động phối hợp quan tâm, chăm sóc chu đáo, có chính sách hỗ trợ để người lao động tại địa phương yên tâm ở lại làm việc khi có dịch điều khiển ● Để chuẩn bị cho việc tiếp tục làm việc và sản xuất, các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ ban đầu, hỗ trợ lâu dài cho người lao động và doanh nghiệp Trong đó, trọng tâm là đào tạo lao động và Ưu tiên tiêm vắc xin mũi 2 cho công nhân thành thị, công nhân sinh sống tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và các khu vực giáp ranh thành phố ● Từ kinh nghiệm thực tế khi thực hiện phương thức sản xuất “ba kèm một”, ông Phạm Xuân Hồng bày tỏ lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn lao động do nhiều lao động đã về quê Tuy nhiên, qua tìm hiểu của hiệp hội, hầu hết người lao động ngành dệt, thêu, đan và các ngành khác đều gắn bó lâu dài, người lao động chiếm tỷ lệ cao trong công ty nên việc họ về quê cũng có lợi Nó có thể sớm quay trở lại với tỷ lệ 70% -80% ● Chủ công ty cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người lao động; chủ động chăm lo suất ăn tốt hơn để tăng cường sức khoẻ cho người lao động ● Để thu hút người lao động sớm trở lại làm việc, doanh nghiệp cần kết nối với tổ chức Công đoàn, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương nơi cư trú của công nhân lao động để phối hợp thông tin về sự bảo đảm an toàn sức khoẻ cũng như cam kết của doanh nghiệp và địa phương nơi làm việc để người lao động, gia đình và con em của họ an tâm ● Các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chế độ tiền lương, tiền thưởng, làm thêm giờ, phúc lợi, an toàn vệ sinh lao động; có chính sách khuyến khích đặc biệt cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời phối hợp để tổ chức đón người lao động trở làm việc ● Ngoài ra, doanh nghiệp cần đầu tư, kiện toàn đầy đủ nhân lực, thiết bị của bộ phận y tế, bộ phận phụ trách an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; cải tạo, nâng cấp để cải thiện môi trường làm việc, nơi sinh hoạt của người lao động được tốt hơn Qua đó, tạo sự an tâm cho người lao động, nâng cao sự ứng phó của doanh nghiệp trước các diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch… Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 c) Xuất khẩu lao động ● Xuất khẩu lao động giúp tạo cơ hội việc làm trong trường hợp thất nghiệp, thiếu việc làm, chủ yếu là lao động trình độ thấp, thu nhập thấp, nâng cao mức sống của nhiều người ● Sở sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm thị trường lao động nước ngoài có điều kiện làm việc tốt, an toàn và cho người lao động thu nhập cao ● Hợp tác với các nước trong việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận, phối hợp giải quyết các vướng mắc giữa Việt Nam và các nước, giải quyết kịp thời những vướng mắc của người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ● Nâng cao chất lượng công việc của người lao động chuyên nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng cục thống kê Việt Nam Kết quả chủ yếu của điều tra lao động việc làm năm 2019 Phân loại thị trường lao động Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

w