Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp, chính sách tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đến tỷ lệ thất nghiệp.... Mỗi biến động trong một thị trường đều tác động đến cân bằng trong
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ
( Nhóm 4 )
Đề tài : Thực trạng thất nghiệp và chính sách tiền tệ của
Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2015
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Đông
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Duy 26A4011729
Nguyễn Đức Khôi 26A4012160 Nguyễn Thiện Hoàng 26A4011752 Nguyễn Hương Ly 26A4012174 Nguyễn Thị Thanh Hiền
Nguyễn Thị Nụ Đoàn Linh Giang
26A4011746 26A4012181 26A4011739
Bắc Ninh - 2023
1
Trang 2Mục lục
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp, chính sách tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đến tỷ lệ thất nghiệp
1 Khái quát về thất nghiệp
1.1.Khái niệm thất nghiệp
1.2.Tác động của thất nghiệp
2 Chính sách tiền tệ
2.1.Khái niệm
2.1.1.Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.1.2.Công cụ của chính sách tiền tệ
2.1.3.Phân loại chính sách tiền tệ
2.2.Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế
Chương 2: Thực trạng thất nghiệp và chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2015
1 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2015
1.1.Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước 2012
1.2.Thực trạng thất nghiệp và nguyên nhân
2 Thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2015
2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
2.2 Tác động chính sách tiền tệ
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp và nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2015
1 Định hướng phát triển kinh tế
2 Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Phần mở đầu
Sau hai thập kỷ chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Sự nghiệp đổi mới kinh tế đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế của nhiều nước trên thế giới Kinh tế học vĩ mô là một môn kinh tế cơ sở, đề cập đến cơ sở lý thuyết và các phương pháp phân tích sự vận động của nền kinh tế tổng thể, làm nền tảng cho các phân tích chuyên ngành kinh tế khác Như đã biết, nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thị trường có liên quan mật thiết với nhau Mỗi biến động trong một thị trường đều tác động đến cân bằng trong các thị trường khác và cân bằng của cả nền kinh tế, kinh tế học vĩ mô sẽ quan tâm đến những mối quan hệ này nhằm phát hiện, phân tích và mô tả bản chất của các biến đổi kinh tế, tìm ra những nguyên nhân gây nên sự mất ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của toàn bộ nền kinh tế Cũng từ đó, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các chính sách và công cụ chính sách kinh tế hướng tới mục tiêu ổn định nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Trong phần này, chúng ta sẽ đi xem xét, tìm hiểu về vấn đề thực trạng thất nghiệp và chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2015
3
Trang 4Phần nội dung
Trang 5Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp, chính sách tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đến tỷ lệ thất nghiệp
1 Khái quát về thất nghiệp
1.1.Khái niệm thất nghiệp
- Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội
- Thất nghiệp là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế vĩ mô để chỉ tình trạng người đang trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động và có nhu cầu tìm việc làm nhưng chưa có việc làm
1.2.Tác động của thất nghiệp
*Tác động của thất nghiệp về mặt kinh tế:
-Làm giảm thu nhập của cá nhân và nền kinh tế: Khi người lao động bị thất nghiệp, họ sẽ mất nguồn thu nhập chính để chi tiêu và tiết kiệm Điều này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng
và đầu tư của người dân, gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp
Do đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm, làm suy yếu sức mạnh kinh tế của quốc gia
- Khiến nền kinh tế không thể đạt được hiệu quả: Khi có thất nghiệp, có nghĩa là có một phần lực lượng lao động không được sử dụng vào sản xuất Điều này sẽ làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế, khiến cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng Nền kinh tế sẽ không thể đạt được hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả sản xuất
- Có thể dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao: Thất nghiệp có thể gây ra lạm phát theo hai cách Một
là khi người lao động bị mất việc làm, họ sẽ phải dùng tiết kiệm hoặc nhận trợ cấp từ chính phủ để duy trì cuộc sống Điều này sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, gây ra lạm phát tiền tệ Hai là khi người lao động bị mất việc làm, họ sẽ giảm chi tiêu và tiêu dùng ít hơn các sản phẩm và dịch vụ Điều này sẽ làm giảm cung cầu của thị trường, gây ra lạm phát cung cầu
5
Trang 6*Tác động của thất nghiệp về mặt xã hội:
- Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
2 Chính sách tiền tệ
2.1.Khái niệm
- Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối
để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển 2.1.1.Mục tiêu của chính sách tiền tệ
- Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
- Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
2.1.2.Công cụ của chính sách tiền tệ
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Tỷ giá hối đoái
- Lãi suất chiết khấu
2.1.3.Phân loại chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ mở rộng: Bản chất của chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng) là việc ngân hàng Trung ương tăng mức cung tiền cho nền kinh tế khiến cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu khiến cho quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm
Trang 7- Chính sách tiền tệ thắt chặt: Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách tiền tệ thu hẹp): Khi áp dụng chính sách này, Ngân hàng Trung ương sẽ tác động nhằm giảm mức cung tiền trong nền kinh
2.2.Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế
*Ổn định giá thị trường
- Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, nhằm loại bỏ vấn đề biến động giá Nó còn giúp Nhà nước hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế một cách hiệu quả Giá cả ổn định sẽ tạo môi trường đầu tư an toàn, ổn định Điều này hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, giúp thu hút thêm nguồn vốn vào nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
*Kiểm soát lạm phát
- Lạm phát là tình trạng giá hàng hóa chung tăng cao và đồng tiền bị giảm giá trị Điều này khiến việc trao đổi hàng hóa trong nước và trao đổi hàng hóa với quốc tế trở nên khó khăn Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để bình ổn giá cả hàng hóa, giá cả thị trường, từ đó kiểm soát được lạm phát
*Tăng trưởng kinh tế
- Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế Dựa vào sự điều chỉnh khối lượng cung tiền, chính sách này tác động tới lãi suất và tổng cầu Từ đó gia tăng đầu tư, tăng sản lượng chung và tăng GDP Đây chính là dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế *Giảm tỷ lệ thất nghiệp
- Tạo ra công ăn việc làm là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ tác động làm tăng cung tiền, giúp mở rộng quy mô của nền kinh tế Các doanh nghiệp tăng cường sản xuất nên cần nhiều nhân công hơn, từ
đó tạo nhiều việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng nghĩa phải chấp nhận việc gia tăng tỷ lệ lạm phát
Chương 2: Thực trạng thất nghiệp và chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn từ
2012 đến 2015
1 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến 2015
7
Trang 81.1.Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước 2012
- Sau 25 năm đổi mới, hội nhập quốc tế và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2001-2010, thế và lực của nền kinh tế nước ta đã tăng lên đáng kể Đất nước đã
ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Quan hệ kinh tế đối ngoại có bước phát triển mới, trong đó có sự kiện quan trọng là trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới, đưa nước ta hội nhập đầy
đủ với các nền kinh tế khu vực và thế giới Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt, nhất là kết quả xóa đói giảm nghèo Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững, góp phần tạo môi trường thuận lợi và tăng thêm nguồn lực phát triển đất nước
- Bên cạnh những thành tựu và tiềm năng, lợi thế phát triển, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao nhưng vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển chiều sâu Kinh tế vĩ mô xuất hiện nhiều mặt mất cân đối Lạm phát đã bùng phát trở lại, tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững
- Trên bình diện thế giới và khu vực, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động Toàn cầu hóa kinh tế vẫn là xu thế chủ đạo Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm
2007-2008 ở Mỹ, châu Âu và các nước khác để lại hậu quả nặng nề Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trỗi dậy trở thành rào cản lớn đối với hợp tác quốc tế, đầu tư và thương mại quốc tế
Trang 9- Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế đã, đang và sẽ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta với những thuận lợi và cơ hội, khó khăn và thách thức thì đã có một diễn đàn kinh tế được mở ra để dự báo nền kinh tế 2012-2015 Theo Chính phủ, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế năm 2012-2015: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế
1.2.Thực trạng thất nghiệp và nguyên nhân
- Thực trạng thất nghiệp
Mặc dù trong giai đoạn 2010-2014, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm Trong khi người có việc làm chỉ tăng 38% thì người thất nghiệp tăng gấp đôi trong nhóm lao động này Thật vậy, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của nước ta qua các năm có nhiều biến động, tuy nhiên có giảm thì cũng chỉ giảm ít và hiện nay lại đang có xu hướng tăng trở lại (Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 1,8%, giảm 0,5% so với năm 2011 Năm 2013, 2014, 2015 có tỷ
lệ thất nghiệp lần lượt là 2,77%, 2,08%, 2,31% - đều tăng lên rất nhiều so với năm 2012) Qua phân tích từ nhiều khía cạnh đã cho thấy nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chủ yếu do nguồn lao động chưa đảm bảo về chất lượng và tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây sức
ép cho vấn đề giải quyết việc
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012
9
Trang 10- Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố ngày 24/12 : Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011 Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%) Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%).Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng
so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm
2012 Tỷ lệ thất nghiệp ở nữ là 2,36% cao hơn so với tỷ lệ 1,71% ở nam Đứng đầu cả nước về tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là Thành phố Hồ Chí Minh với 3,92% và thấp nhất là vùng trung du và miền núi phía Bắc với 0,77%
→Qua đó ta thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2013
- Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến năm 2013, tại Việt Nam có 1,3 triệu người thất nghiệp Số người thất nghiệp tăng thêm 70.000 so với cùng kì năm 2012 Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn (3.67% so với 1.56%) Thống kê từ các trung tâm giới thiệu việc làm tính đến ngày 20/9/2013, bình quân mỗi tháng có hơn 114.000 người đăng ký thất nghiệp Riêng năm 2013, số người đăng ký thất nghiệp đã tương đương hơn 93% của cả năm 2010, bằng 68.4% của cả năm 2011 và gần bằng 53% năm 2012
- Trước đó, năm 2012 tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở 1,99%, giảm so với mức 2,8% và 2,2% của năm 2010 và 2011 Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tại thời điểm 1/7/2013 ước tính 53,3 triệu người, tăng 715,6 nghìn người so với tại thời điểm 1/7/2012 và tăng 308 nghìn người so với tại thời điểm 1/4/2013
- Trong đó :
+ Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,2 triệu người, tăng 2,49,2 nghìn người
Trang 11+ Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 6 tháng đầu năm ước tính 52,2 triệu người, tăng 0,97% so với năm 2012
+ Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến động so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7% giảm 0,5%; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 0,5%
+ Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57% (số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%)
+ Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47% (số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%)
+ Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ước tính 6,07% (15- 24 tuổi), trong đó khu vực thành thị
là 11,45%, khu vực nông thôn là 4,41%
+ Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn là 1,34 (từ 25 tuổi trở lên), trong đó khu vực thành thị là 2,55%, khu vực nông thôn là 0,8%
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn
→Qua đây ta thấy tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị Đây là một trong những nét đặc thù của thị trường lao động nước ta hiện nay Nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đang có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2010 đã giảm 0.49% so với năm 2009, năm 2011 và 2012 giảm nhẹ 0.31% Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp hơn thành thị tuy nhiên lại tăng dần qua các năm
Biểu đồ so sánh tỉ lệ thất nghiệp năm 2013 với năm 2012
11