MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC 9 1.1. Khái quát về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 9 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 9 1.1.2. Đặc điểm nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 11 1.1.3. Ý nghĩa quy định nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 13 1.2. Quy định về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 16 1.2.1. Căn cứ xác định nghĩa vụ hoàn trả 16 1.2.2. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả 18 1.2.3. Mức hoàn trả của người thi hành công vụ 21 1.2.4. Hội đồng xem xét nghĩa vụ hoàn trả và quyết định hoàn trả 37 1.2.5. Thực hiện nghĩa vụ hoàn trả 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC 49 2.1. Một số bất cập trong quy định hiện hành về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 52 2.1.1. Bất cập về mức hoàn trả 53 2.1.2. Bất cập về điều kiện giảm mức hoàn trả 56 2.1.3. Bất cập về Hội đồng xem xét nghĩa vụ hoàn trả 59 2.1.4. Bất cập về thực hiện thu nộp tiền hoàn trả trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc các cơ quan khác nhau cùng gây thiệt hại 62 2.1.5. Bất cập về trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường 64 2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 66 2.2.1. Kiến nghị đối với mức hoàn trả 66 2.2.2. Kiến nghị đối với quy định về giảm mức hoàn trả 69 2.2.3. Kiến nghị đối với quy định về Hội đồng xem xét nghĩa vụ hoàn trả 71 2.2.4. Kiến nghị đối với quy định về thực hiện thu nộp tiền hoàn trả 74 2.2.5. Kiến nghị đối với quy định về trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Khái quát về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1.1.1 Khái niệm nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ là vấn đề mà pháp luật của các nước đều quy định Tuy nhiên, mỗi vùng lãnh thổ lại có sự khác nhau trong việc ban hành đạo luật rSiêng điều chỉnh TNBTCNN Một số quốc gia có luật điều chỉnh riêng về TNBTCNN 4 , một số khác lại không điều chỉnh bằng một đạo luật riêng biệt 5 Do đó, quy định về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ của trong pháp luật về TNBTCNN khác nhau về căn cứ, phạm vi, trách nhiệm và cách xác định mức hoàn trả do sự khác biệt chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia
Theo quy định của pháp luật Canada, công chức, viên chức phải bồi hoàn cho Nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường đã cấp cho bên thứ ba do lỗi của họ Pháp luật Nhật Bản quy định người thi hành công vụ chỉ phải hoàn trả khi có lỗi cố ý hoặc vô ý nghiêm trọng Còn tại Pháp, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu công chức bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bồi thường cho người bị thiệt hại do lỗi của công chức đó.
4 Ở Châu Mĩ và Caribe, Canada và Hoa Kỳ là những quốc gia ở Bắc Mĩ có luật điều chỉnh riêng về TNBTCNN Ở Châu á, nhiều nước có Luật điều chỉnh riêng về TNBTCNN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore…Ở Châu âu, một số quốc gia cũng có Luật điều chỉnh riêng về TNBTCNN như Vương quốc Anh, Thụy Sỹ, Phần Lan Ở Châu phi, nhiều nước cũng đã ban hành Luật riêng điều chỉnh về TNBTCNN, như Cộng hòa Zambia, Cộng hòa Ghana, Cộng hòa Sierra Leone, Cộng hòa Nam Phi, Cộng hòa Botswana Ở Châu đại dương, New Zealand và Australia cũng ban hành Luật riêng về TNBTCNN
5 Indonesia, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức
6 Cao Đăng Vinh (2008),” Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở Canada”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước), tr 175
7 Lê Thái Phương (2008) “Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước), tr 130
8 Nguyễn Thị Thu Vân (2008), “Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong pháp luật Cộng hòa Pháp”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước), tr 116
Theo Luật TNBTCNN tại Việt Nam qua các thời kỳ, quy định về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt với các quốc gia vừa nêu Khi chưa có Luật TNBTCNN điều chỉnh khái niệm nghĩa vụ hoàn trả, quy định này được ghi nhận rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau 9 Do được quy định ở nhiều ngành luật, nhiều nguồn khác nhau nên trong giai đoạn này chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về khái niệm nghĩa vụ nghĩa vụ hoàn trả
Khái niệm “hoàn trả” theo tiếng anh là reimbursement, một số văn bản pháp luật và công trình nghiên cứu pháp lý tại Việt Nam thì được gọi là “bồi hoàn” hoặc
“việc hoàn lại”, “việc hoàn trả”, “việc trả lại”.Thuật ngữ “hoàn trả” được sử dụng dưới góc độ thuật ngữ Luật học được hiểu là “trả lại cho một người một khoản tiền mà trước đó người đó đã chi trả” Trong mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật về hoàn trả, Nhà nước là chủ thể có quyền yêu cầu đối với người có nghĩa vụ hoàn trả thì bản chất của “hoàn trả” là việc “trả trước hộ ai đó và sau đó đòi lại” 10
Xuất phát từ nhu cầu phải có quy định điều chỉnh về khái niệm hoàn trả của người thi hành công vụ cũng như quyền được bồi thường khi bị thiệt hại về tài sản, thân thể và danh dự do bị người khác xâm hại là quyền của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ không chỉ trong Hiến Pháp mà nên cụ thể hóa bằng một đạo luật Chính vì vậy, cần thiết phải phát triển cả quy định, phạm vi điều chỉnh và thủ tục hoàn trả trong mối quan hệ giữa nhà nước, người bị thiệt hại, người gây thiệt hại là cán bộ, công chức 11
Năm 2009, Luật TNBTCNN được ban hành, lần đầu tiên khái niệm về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ được điều chỉnh một cách cụ thể Luật quy định nên xem nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ là một nghĩa vụ tự thân
9 Điều 623, 624 BLDS năm 1995, Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Nghị định số 47/CP) tại Điều 12 quy định trách nhiệm hoàn trả, theo đó, công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiền mà cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng đã bồi thường cho người bị thiệt hại, Điều 16 Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Điều 619, 620 BLDS 2005, Chương III của Nghị định số 16/2010/NĐ-
CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN và tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ
10 Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp, Báo cáo ngày 05/05/2006 về kết quả Tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước trong khuôn khổ hợp tác với dự án JICA, tr.11
11 Dương Anh Sơn, Nguyễn Xuân Quang (2008), “Luật Bồi thường nhà nước: Một số kiến nghị về phạm vi điều chỉnh và thủ tục bồi thường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 01(44) và dựa trên yếu tố lỗi của người thi hành công vụ Người thi hành công vụ phải hoàn trả trên ba lĩnh vực (trừ lĩnh vực tố tụng hình sự với lỗi cố ý thì phải hoàn trả) Ngoài ra, Luật TNBTCNN năm 2009 của Việt Nam cũng gắn mức hoàn trả với ba mức độ lỗi: lỗi vô ý, lỗi cố ý nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và lỗi cố ý và người thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Kế thừa các khái niệm trên, Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định: “Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này” 12 Theo tác giả, việc xây dựng quy định với tên gọi là nghĩa vụ hoàn trả đối với người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về TNBTCNN thì phù hợp hơn so với “trách nhiệm hoàn trả” Thứ nhất, Nhà nước đã thực hiện trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Thứ hai, Nhà nước có quyền yêu cầu người thi hành công vụ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả bằng một quyết định hoàn trả mà không thể ép họ phải có trách nhiệm thực hiện được Thứ ba, hậu quả pháp lý giữa mối quan hệ này cũng có sự khác biệt với việc thực thi trách nhiệm của người thi hành công vụ, đó là khi cơ quan bồi thường thiệt hại không thể cưỡng chế người thi hành công vụ hoàn trả tiền thì Nhà nước hoàn toàn có thể kiện ra tòa như vụ việc dân sự thông thường
1.1.2 Đặc điểm nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về TNBTCNN có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, mối quan hệ hoàn trả là mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và người thi hành công vụ gây thiệt hại gắn liền với chức trách nhiệm vụ
Chủ thể trong mối quan hệ này là những chủ thể đặc biệt Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng Theo pháp luật Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, xã hội tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và được đảm bảo thực thi bằng bộ máy Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân Người thi hành công vụ chính là người thay
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Một số bất cập trong quy định hiện hành về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ theo pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Mặc dù Luật Thuế bất động sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhiều lần được chỉnh sửa, bổ sung nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định Điều này gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thuế đối với bất động sản.
113 Đỗ Việt Anh, “Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14”, Cục bồi thường nhà nước, truy cập ngày 16/9/2019 https://moj.gov vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID%77 cập Để góp phần thống nhất trong nhận thức và áp dụng quy định tác giả sẽ phân tích cụ thể các bất cập và đưa ra một số ví dụ minh họa trong thực nghĩa vụ hoàn trả
2.1.1 Bất cập về mức hoàn trả
Theo phân tích tại mục 1.2.3 về mức hoàn trả của người thi hành công vụ, Luật TNBTCNN năm 2017 xác định mức hoàn trả dựa trên hai căn cứ: (1) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ; (2) Số tiền Nhà nước đã bồi thường 114 , Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Trên cơ đó, việc quy liên quan đến mức hoàn trả lại tồn tại các điểm bất cập như sau:
Thứ nhất, xét về khía cạnh mức độ lỗi của người thi hành công vụ, tác giả đồng ý với quan điểm có thể thiếu một trường hợp lỗi 115 Mặc dù Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định cụ thể hai trường hợp hoàn trả của người thi hành công vụ một người thi hành công vụ và có nhiều người thi hành công vụ gây thiệt hại 116 Tuy nhiên, trong từng giai đoạn thực hiện nhiệm vụ, tùy theo điều kiện khách quan hoặc chủ quan mà người thi hành công vụ có thể gây ra lỗi cố ý hoặc vô ý, thậm chí là hỗn hợp lỗi Tuy nhiên Luật TNBTCNN năm 2017 cũng chỉ phân định lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý để xác định nghĩa vụ hoàn trả Việc không quy định lỗi hỗn hợp sẽ vô tình gây ra trường hợp tăng hoặc giảm mức hoàn trả, không đảm bảo tính chính xác và công bằng cho những giai đoạn tiếp theo
Theo pháp luật Trung Quốc về TNBTCNN, quy định khái niệm nghĩa vụ hoàn trả đối với lĩnh vực hành chính người thi hành công vụ phải chịu một phần hoặc toàn bộ phần tiền đã bồi thường, đối với lĩnh vực hình sự, nghĩa vụ hoàn trả là khi cơ quan đã bồi thường phải xử lý và yêu cầu cán bộ, công chức có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ khoản bồi thường 117 Theo pháp luật Hàn Quốc về TNBTCNN quy định khái niệm nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ sau khi Nhà nước bồi thường cho bên bị thiệt hại thì Nhà nước có thể yêu cầu công chức bồi hoàn cho nhà nước nếu lỗi này là lỗi cố ý; còn lỗi vô ý do bất cẩn thì Nhà nước không yêu cầu công chức này bồi hoàn 118 Theo pháp luật Nhật
115 Phùng Trung Thắng, “Một số vấn đề về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017”, (http://btnn.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien- cuu-trao-doi.aspx?ItemID8) truy cập ngày 01/11/2018
116 khoản 2, 3 Điều 65 của Luật TNBTCNN năm 2017
117 Điều 24 - Luật Bồi thường nhà nước của Trung Quốc năm 1994
118 Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước ở một số quốc gia; https://luattaichinh.wordpress.com/ 2013/01/18/php-luat-ve-trch-nhiem-boi-thuong-cua-nh-nuoc-o-mot-so-quoc-gia/
Bản về TNBTCNN quy định khái niệm nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ là khi công chức gây thiệt hại do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý nhưng nghiêm trọng, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước đã thực hiện bồi thường cho người bị thiệt hại, Nhà nước có quyền yêu cầu công chức gây thiệt hại hoàn trả khoản bồi thường 119
Theo đó, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định đối với trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người được xác định tương ứng theo nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại 120 Trong trường hợp này, lỗi của nhiều người thi hành công vụ sẽ có nhiều mức độ lỗi khác nhau (cố ý, cố ý chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, vô ý) Tuy nhiên luật chỉ quy định chung ”tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường” mà bỏ sót trường hợp nhiều mức độ lỗi của nhiều người thi hành công vụ có thể xảy ra ”tổng mức hoàn trả vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường” Khi xảy ra tổng mức hoàn trả vượt quá số tiền Nhà nước bồi thường thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết Trong thực tế, người thi hành công vụ tương ứng với lỗi cố ý lại gây ra thiệt hại nhỏ còn người thi hành công vụ có lỗi vô ý hoặc vô ý chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì gây ra thiệt hại nghiêm trọng Như vậy, việc xét mức độ lỗi để làm căn cứ xác định mức hoàn trả có thực sự hiệu quả và đảm bảo công bằng pháp luật
Mặt khác, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định mức hoàn trả tương ứng với lỗi cố ý chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và vô ý gây thiệt hại chung một điều Luật 121 Tuy nhiên, Luật TNBTCNN năm 2017 cũng bỏ sót trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại mà đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì mức hoàn trả sẽ xác định như thế nào Như vậy, Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa điều chỉnh vấn đề này mà chỉ quy định chung mức lỗi vô ý Để làm căn cứ xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ một cách khách quan, chính xác, cần thiết phải quy định thêm hoặc tách trường hợp lỗi vô ý gây thiệt hại làm hai trường hợp
“người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại mà đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” và “người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại”
Thứ hai, Luật TNBTCNN năm 2017 gồm có hai hạn mức hoàn trả: Hoàn trả toàn bộ số tiền và hoàn trả 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt
119 Điều 1- Khoản 2 - Luật Bồi thường nhà nước Nhật Bản năm 1947
120 Khoản 3 Điều 65 Luật TNBTCNN năm 2017
121 Điểm b, c Khoản 2 Luật TNBTCNN năm 2017 hại 122 Người thi hành công vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo luật định theo mức toàn bộ hoặc 50% số tiền Mặt khác, Luật TNBTCNN năm 2017 cũng quy định cho cơ quan bồi thường và người bị thiệt hại về các chi phí khác được bồi thường 123 Thực tiễn tại Bản án số 03/2019 của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 21/01/2019 về việc đòi bồi thường thiệt hại theo Luật TNBTCNN thì các chi phí khác được xác định gồm :“Chi phí đi lại, bồi thường tổn thất sức khỏe, tinh thần; chi phí in ấn, giấy mực hồ sơ khởi kiện; chi phí đo vẽ, định giá, giám định” Đây là các chi phí hợp lý và phục vụ cho công tác bồi thường của Nhà nước, người bị thiệt hại Như vậy, người thi hành công vụ chỉ phải hoàn trả số tiền mà Nhà nước bồi thường, còn đối với phần chi phí khác quy định tại Điều 28 Luật này vẫn chưa được điều chỉnh
Trong thực tiễn xét xử, các vụ án oan lớn gần đây như TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt Nguyễn Văn Chánh, nguyên Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định, chín năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Tòa còn buộc Cục THA dân sự tỉnh Bình Định bồi thường cho Doanh nghiệp tư nhân Phú Lợi hơn 49,4 tỉ đồng, Doanh nghiệp tư nhân Huy Phương (cùng ở tỉnh Gia Lai) hơn 5,6 tỉ đồng 124 Với bản án trên thì Cục THADS phải bồi thường 55 tỉ đồng và ông Nguyễn Văn Chánh có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền 55 tỉ không khả thi
Thứ ba, lương để xác định mức hoàn trả của người thi hành được quy định tại
Theo Nghị định 68/2018/NĐ-CP, người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả lương cơ sở nhân với hệ số theo ngạch, bậc, căn cứ vào thời điểm có quyết định hoàn trả Nếu lúc này công chức đã nghỉ việc thì lương trước khi nghỉ sẽ được dùng để tính toán nghĩa vụ hoàn trả Do đó, để tránh việc bị kỷ luật hoặc tạm hoãn nghỉ việc, người thi hành công vụ có thể chờ chuyển sang vị trí thấp hơn với mức lương thấp hơn chức vụ hiện tại.
122 Khoản 2 Điều 65 Luật TNBTCNN năm 2017
125 Khoản 1 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP
Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ hoàn trả của người
Trên cơ sở một số phân tích và bình luận về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ, đồng thời phục vụ cho việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật TNBTCNN năm 2017, có một số ý kiến đề xuất và kiến nghị, cụ thể như sau:
2.2.1 Kiến nghị đối với mức hoàn trả
+ Về bổ sung yếu tố lỗi theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật TNBTCNN năm 2017 và Khoản 2 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP như sau:
2 Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như sau: a) Người thi hành công vụ có nhiều lỗi trong đó có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại; b) Người thi hành công vụ có cả lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và lỗi vô ý mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó
146 Phùng Trung Thắng, “Một số vấn đề về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017”, (http://btnn.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien- cuu-trao-doi.aspx?ItemID8) truy cập ngày 01/11/2018 tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; c) Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; d) Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường
3 Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người được xác định tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại
+ Về bổ sung mức hoàn trả trên dựa trên lỗi tương ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP cần bổ sung như sau:
2 Mức hoàn trả của người thi hành công vụ có cả lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và lỗi vô ý mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội được xác định như sau: a) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó; b) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 40 đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; c) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 30 đến dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; d) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường
3 Mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội được xác định như sau: a) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 05 tháng lương của người đó; b) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 04 tháng lương của người đó; c) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 03 tháng lương của người đó; d) Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường
4 Việc xác định mức hoàn trả trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại được thực hiện như sau: a) Xác định mức hoàn trả của một người thi hành công vụ trên toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường tương ứng với mức độ lỗi theo quy định tại khoản 2 Điều
65 của Luật; b) Tính tổng mức hoàn trả của những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở kết quả quy định tại điểm a khoản này; c) Tính tỷ lệ % mức hoàn trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại quy định tại điểm a khoản này so với tổng mức hoàn trả quy định tại điểm b khoản này; d) Mức hoàn trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại được xác định bằng số tiền Nhà nước đã bồi thường nhân với tỷ lệ % quy định tại điểm c khoản này
+ Về các chi phí khác mà người thi hành công vụ phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nên bổ sung thêm quy định tại Điều 3 Luật TNBTCNN năm 2017 như sau: Điều 3 Giải thích từ ngữ
9 Số tiền Nhà nước đã bồi thường là toàn bộ hoặc 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại và các chi phí khác được bồi thường theo Điều
+ Về vấn đề lương để xác định mức hoàn trả được quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP nên bổ sung các trường hợp như sau: Điều 26 Xác định mức hoàn trả quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật
1 Lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại để hoàn trả là lương cơ sở nhân với hệ số theo ngạch, bậc theo quy định của pháp luật tại thời điểm có quyết định hoàn trả
Trường hợp tại thời điểm có quyết định hoàn trả, người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc tại cơ quan nhà nước mà có lương hưu thì việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả Trường hợp tại thời điểm có quyết định hoàn trả, người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc tại cơ quan nhà nước mà không có lương hưu thì việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm trước khi nghỉ việc
Trường hợp tại thời điểm có quyết định hoàn trả, người thi hành công vụ gây thiệt hại chưa nghỉ việc tại cơ quan nhà nước hoặc chờ luân chuyển sang vị trí khác thì việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả
2.2.2 Kiến nghị đối với quy định về giảm mức hoàn trả
+ Đối với quy định về giảm mức hoàn trả nên quy định bổ sung đối với điều kiện giảm mức hoàn trả liên quan đến “Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả” cụ thể tại Khoản 4 Điều 65: