1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật của các nông hộ tại xã cúc phương huyện nho quan tỉnh ninh bình

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------ ĐINH QUỐC VIỆT Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI ONG LẤY MẬT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ CÚC PHƯƠNG, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH KHÓA LU

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Khóa học : 2018 – 2023

Thái nguyên, năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - -

ĐINH QUỐC VIỆT

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI ONG LẤY MẬT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ CÚC PHƯƠNG, HUYỆN NHO QUAN,

TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : 50 KTNN

Khoa : KT & PTNT

Giảng viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Th.S Đặng Thị Bích Huệ đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em về mặt nội dung và phương pháp nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này

Em xin cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Trường ĐH Nông Lâm nói chung và các thày giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng đã tận tình giảng dạy cho em trong 4 năm học để em có đủ kiến thức về kỹ năng chuyên môn để hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND huyện Nho Quan, và đặc biệt là đồng chí Bùi Văn Thể - Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Nho Quan và các đồng chí lãnh đạo tại UBND xã Cúc Phương đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, năm 2023 Sinh viên

Đinh Quốc Việt

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô và năng suất mật ong 1 số tỉnh tiêu biểu năm 2022…… 14

Bảng 2.2 Quy mô hộ nuôi, sản lượng mật trung bình tại huyện Nho Quan trong 3 năm……… 16

Bảng 4.1: Tình hình kinh tế xã Cúc Phương 3 năm………… ……….25

Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Cúc Phương………… ……….26

Bảng 4.3: Số hộ và số đàn ong của xã Cúc Phương trong 3 năm………28

Bảng 4.4: Năng suất mật trung bình của các hộ nuôi trong 3 năm………….29

Bảng 4.5: Tình hình chung các hộ điều tra năm 2022……….32

Bảng 4.6: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2022 (tính BQ/hộ) ……… ……….34

Bảng 4.7 Năng suất trung bình lượng mật ong/ năm/hộ của các hộ được điều tra ( ĐVT 1000đ) ……… ……… 35

Bảng 4.8: Các chi phí nuôi ong lấy mật, tính BQ tạo ra 100 lít mật (ĐVT 1.000đ)……….36

Bảng 4.9: Kết quả và hiệu quả của mô hình nuôi ong lấy mật ở các hộ điều tra ……….……… 39

Bảng 14.10: Thu nhập của các hộ điều tra……… ………… 42

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ 1 32 Hình 4.2: Kênh tiêu thụ 2 32 Hình 4.3: Kênh tiêu thụ 3 33

Trang 7

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái quát chung về nông hộ 4

2.1.2 Hiệu quả kinh tế 5

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật nuôi ong lấy mật 8

2.2 Cơ sở thực tiễn 13

2.2.1 Tình hình nuôi ong lấy mật tại Việt Nam 13

2.2.2 Tình hình nuôi ong lấy mật tại huyện Nho Quan 15

2.2.3 Tình hình nuôi ong lấy mật tại một số xã tiêu biểu trên cả nước 16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………18

Trang 8

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Nội dung nghiên cứu 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 19

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 19

3.3.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 20

3.3.4 Phương pháp chọn mẫu điều tra 20

3.3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 20

3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21

3.4.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nuôi ong lấy mật 21

3.4.2.Các chỉ tiêu xác định kết quả và đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ong lấy mật 21

PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội xã Cúc Phương 24

4.2 Thực trạng nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 27

4.2.1 Hiện trạng sản xuất 27

4.2.2 Kỹ thuật nuôi ong và thu hoạch mật ong 30

Trang 9

4.2.3 Tình hình tiêu thụ 30

4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật xã Cúc Phương 32

4.3.1 Tình hình sản xuất chung của các hộ điều tra 32

4.3.2 Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra 35

4.3.3 So sánh thu nhập của các hộ điều tra 42

4.4 Thuận lợi và khó khăn của các hộ nuôi ong lấy mật 43

4.5 Phương hướng phát triển mô hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Cúc Phương 44

4.6 Giải pháp phát triển mô hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Cúc Phương 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔ HÌNH NUÔI ONG LẤY MẬT 54

PHỤ LỤC 56

Trang 10

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nghề nuôi ong lấy mật rất phổ biến ở khắp các vùng miền Việt Nam và trở thành hình thức chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân ngoài các hoạt động chăn nuôi truyền thống

Tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nghề nuôi ong lấy mật đã hình thành và phát triển khá sớm Trong những năm gần đây, huyện đã tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và địa hình thích hợp cho phát triển nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi ong được tập trung mở rộng về quy mô và số lượng đàn ong Các hộ nuôi ong tập trung nhiều tại địa bàn xã: Xích Thổ ( 65 hộ, 1.050 đàn ong), Thạch Bình ( 125 hộ, 2.250 đàn ong), Phú Lộc ( 45 hộ, 900 đàn ong), Cúc Phương ( 95 hộ, 2.529 đàn ong)… [14]

Nằm trong vùng khí hậu của huyện Nho Quan, xã Cúc Phương có phần lớn diện tích là Vườn Quốc Gia Cúc Phương, với sự đa dạng về hệ sinh thái rất phù hợp để phát triển nuôi ong lấy mật Trong những năm qua, số hộ nuôi ong và số lượng đàn ong đã dần tăng lên Bên cạnh đó người dân được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong, thu hoạch, bảo quản và kinh doanh mật ong Điều này đóng góp phần lớn đến việc cải thiện đời sống của người dân nơi đây

Tuy nhiên, bên cạnh đó nghề nuôi ong lấy mật của người dân xã Cúc Phương vẫn gặp một số khó khăn như: hiện tượng thời tiết cực đoan, biến động thị trường, thậm chí chưa áp dụng đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao [14]

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô

hình nuôi ong lấy mật của các nông hộ tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - làm khóa luận tốt nghiệp Lấy đó làm những cơ sở

Trang 11

căn cứ, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi và sản xuất mật ong cho các hộ nông dân trên địa bàn xã

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật của các nông hộ tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, từ đó đưa ra các phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi

ong lấy mật cho người dân nơi đây

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

nông hộ trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình

hộ trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

ong lấy mật trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

nâng cao năng lực, rèn luyện được các kỹ năng vốn có, bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu, các kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này

tế, nâng cao chuyên môn và tích lũy thêm những kinh nghiệm

Trang 12

- Đề tài là luận chứng có căn cứ khoa học và thực tiễn, định hướng phát triển nghề nuôi ong lấy mật, hệ thống những giải pháp bao gồm các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ phát triển nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

tế và những hiệu quả khác từ việc nuôi ong lấy mật Từ đó họ tiếp tục đầu tư các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, mở rộng quy mô chăn nuôi, tận dụng được tối đa lợi thế tại địa phương

đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển hơn nữa quy mô nuôi ong lấy mật

và sản xuất mật ong mang lại

Trang 13

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái quát chung về nông hộ

2.1.1.1 Khái niệm nông hộ

“Nông hộ - Hộ nông dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Ngoài ra, họ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác Lao động chính của họ là lao động gia đình, thuê một phần nhỏ lao động ngoài” Nông dân gia đình bao gồm những người dân bản địa, cộng đồng truyền thống, ngư dân, nông dân miền núi, người chăn thả gia súc và nhiều nhóm đại diện cho mọi khu vực và các quần xã Để phân biệt gia đình nông dân (nông hộ) với những người làm kinh tế khác thì đơn vị kinh tế được sử dụng là: đất đai, lao động, tiền vốn và cách tiêu dùng Người nông dân với ruộng đất chính là nguồn đảm bảo lâu dài về đời sống của gia đình nông dân trước những thiên tai Người “lao động gia đình” được coi là cơ sở của các nông trại và là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản [8]

Trong thời kỳ hợp tác hóa, đất nước còn chia cắt, hộ nông dân Việt Nam tham gia vào hợp tác xã với hình thức là cung cấp nguồn nhân lực và là nguồn của cải vật chất cho cuộc đấu tranh, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống cho gia đình Với 5% quỹ đất canh tác được chia theo lối tự túc, tự cấp và đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ Tuy nhiên sau khi giải phóng đất nước, vai trò của kinh tế hộ nông dân có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất Trong qua trình phát triển hộ nông dân Việt Nam không chỉ tăng về số lượng mà có thêm sự chuyển dịch từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sang phi nông, lâm nghiệp và thủy sản [8], [4], [9]

Trang 14

2.1.1.2 Phân loại và đặc điểm nông hộ

đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng, hầu như không có sự đối thoại với thị trường, nếu có thì là do nhu cầu bức thiết phải bán bớt sản phẩm tất yếu để đổi lấy các nhu yếu phẩm khác mà cuộc sống buộc phải có [4]

phần hàng hóa ra thị trường tiêu thụ Sản xuất lương thực để tồn tại để đảm bảo an ninh lương thực cho hộ gia đình là một mục tiêu và nội dung kinh tế cơ bản Kết hợp đưa một phần hàng hóa ra thị trường để tiêu thụ, kết nối các kênh thông tin giữa hộ - đơn vị sản xuất - thị trường [4]

hoàn toàn hướng theo nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường; quy mô sản xuất thường do thị trường điều tiết Ở những nông hộ này, đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng của kinh tế hộ nông dân hầu như không còn mối quan hệ trực tiếp, tồn tại độc lập tương đối với nhau và quan hệ trực tiếp với thị trường Đi vào sản xuất hàng hóa, do năng lực của các hộ khác nhau, biểu hiện ở hiệu quả sử dụng đất đai của các hộ khác nhau, năng lực làm các ngành nghề phi nông nghiệp khác nhau và có sự phân hóa về trình độ, quy mô sản xuất kinh doanh, phân hóa về nghề nghiệp - giỏi về nghề gì làm nghề đó [4], [8], [9]

2.1.2 Hiệu quả kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

“Hiệu quả kinh tế là việc tối đa hóa giá trị đầu vào trên một đơn vị Hiệu quả kinh tế liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả

Trang 15

các phạm trù, quy luật của các nền kinh tế khác Nó thể hiện bằng so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra nhưng phải tiết kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm” [7]

Hiệu quả kinh tế vừa thuộc phạm trù kinh tế, vừa thuộc phạm trù xã hội Về mặt kinh tế, phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh tế Là thước đo một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế Về mặt xã hội, phản ánh lợi ích chung của toàn xã hội, là mặt lượng của mọi nền sản xuất xã hội Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi hiệu quả kinh tế của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có tác động đến hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và nó gắn liền với

ý nghĩa xã hội [7]

2.1.2.2 Quan điểm về hiệu quả kinh tế

SX sản phẩm xã hội hoặc tổng thu nhập quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và không lãng phí Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng lực SX đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí [7]

luật tư bản chủ nghĩa xã hội, quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của xã hội

mặt kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh thu lợi nhuận của vốn SX kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó [7]

Trang 16

- Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả đó [7]

kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra Nếu kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ ra thì bị coi là lãng phí Trong khi nếu sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt được những kết quả nhất định thì được coi là hiệu quả Nhưng tất cả phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra

2.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được sản xuất ở phạm vi khác nhau, các đối tượng tham gia vào quá trình cũng như các yếu tổ sản xuất cũng khác nhau Do đó HQKT có thể được phân loại ra các tiêu chí:

nghiệp nhà nước, tư nhân,…

các hoạt động sản xuất mang lại

Trang 17

- HQ phát triển bền vững: Tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và đảm bảo lợi ích kinh tế – xã hội lâu dài

vào sản xuất: HQ sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên và đặc biệt là áp dụng các công nghệ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất,….[7]

2.1.2.5 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế

Các yếu tố nguồn lực sản xuất xã hội dần là yếu tố khan hiếm do con người ngày càng sử dụng nhiều vào sản xuất các phục vụ cho các nhu cầu khác nhau Trong khi nguồn lực càng giảm thì nhu cầu của con người lại càng tăng và không có độ giới hạn Điều này đã phản ánh quy luật khan hiếm buộc người sản xuất phải trả lời chính xác 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? [2]

Mặt khác, kinh doanh thị trường ngày nay vẫn mở cửa, hội nhập quốc tế, đa dạng nền văn hóa, sản xuất,… Buộc các NSX phải chấp nhận có gắng đứng vững trong thị trường cạnh tranh Muốn chiến thắng thì luôn phải tạo ra các sản phẩm độc đáo, phù hợp hay có những bước đột phá, phát triển trong quá trình SX tạo ra sản phẩm và đảm bảo tốc độ cung ứng ra thị trường Để luôn duy trì lợi thế về giá cả thì các NSX phải tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất thì từ đó mới mang lại hiệu quả cao [2]

HQKT là một phạm trù sẽ phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên sẽ trở thành điều kiện cũng như là mục tiêu lâu dài của NSX HQ kinh doanh càng cao thì càng phản ánh việc sử dụng việc sử dụng tiết kiệm nguồn lực SX Nên nâng cao HQKT đòi hỏi khách quan việc NSX thực hiện mục tiêu bao trùm và lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận [7]

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật nuôi ong lấy mật

2.1.3.1 Đặc điểm của ong mật, mật ong

Trang 18

Ong mật hay chi ong mật (tên khoa học: Apis) họ Ong mật (Apidae) thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera) là những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong Chúng đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được để lấy mật Ong mật (Apis mellifera) có dòng dõi cổ xưa là loài ong sống trong các hố hốc, xuất thân từ châu Á khoảng 300.000 năm trước đây sau đó lan rộng sang châu Âu và châu Phi Số lượng ong mật đã và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu Ong mật là

loài côn trùng thụ phấn hàng đầu, ít nhất một phần ba số lượng thực phẩm con người sử dụng hàng ngày là sản phẩm cây trồng được thụ phấn bởi loài ong [6]

Trong một đàn có ong chúa, ong đực và ong thợ Ong chúa có thân dài 20 – 25mm Cánh ngắn, kim châm ngắn Ong đực: thân dài 15 – 17 mm Không có ngòi châm, cánh lớn Ong đực chỉ có một tác dụng duy nhất là giao phối với chúa tơ Ong thợ: là những con ong cái có bộ phận sinh dục bị thoái hóa, không có khả năng sinh sản Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: Bảo vệ tổ, sản sinh sữa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong [10]

Mật ong là chất lỏng được tạo thành từ những tinh chất mà ong thu thập được từ phấn hoa Thuần khiết và không có sự gia giảm bất cứ chất nào, bao gồm nước và đường Mật ong có màu hổ phách hoặc nâu đen, trong, hơi dính nhớt, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng Vào mùa hè, mật ong thường sáng bóng và trong như dầu Mùa đông, mật có hiện tượng kết tinh thành các hạt li ti, sánh đặc khi nhiệt độ giảm Tùy vào từng mùa mà mật cũng có thay đổi một số tính chất vật lý Mật ong được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi, không chỉ dùng để làm gia vị, nó còn được dùng để chữa bệnh, chăm sóc da,… [13]

Trang 19

2.1.3.2 Kỹ thuật nuôi ong lấy mật và lấy mật ong

- Địa điểm để nuôi ong: Có địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần

đường giao thông, nhà máy đường, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến hoa quả và không có hồ lớn bao quanh Các thùng ong đặt gần nguồn mật phấn hoa, nơi không phun thuốc sâu hóa chất Không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại

- Thùng nuôi: Là nhà của đàn ong Có thùng nuôi tốt thì việc nuôi ong sẽ

có nhiều hiệu quả Thùng nuôi có nhiều loại có thể tận dụng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi Tốt nhất nuôi ong trong thùng cải tiến với khung cầu di động tiện lợi cho người nuôi ong và cho năng suất mật cao

- Vị trí đặt: Kê thùng cao 25 - 30cm so với mặt đất, các thùng cách nhau

ít nhất là 1m, cửa ra vào đặt các hướng khác nhau, chọn nơi khô ráo, thoáng mát Không nên đặt trên sân gạch, nền xi măng, nơi quá ẩm ướt hoặc gần chuồng gia súc [3]

- Chăm sóc: Đảm bảo nhiệt độ trong đàn ong 33 – 35 0C, độ ẩm 60 - 80% Không để đàn ong ở ngoài nắng, không đặt cửa về hướng Tây, để đàn ong được rộng rãi, thoải mái Để máng có nước trong thùng ong vào những ngày nóng bức Nên kết thúc nhân giống trước 30/11 để có thời gian nâng thế đàn tốt nhất qua mùa đông Cho ăn đầy đủ đến khi có mật, dùng rơm, lá chuối khô làm vật chống rét Bịt kín các khe hở của thùng ong Nếu khô hanh quá cho uống nước pha ít muối với tỷ lệ 9/1.000 Thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt nhất cho mỗi đàn Theo định kỳ 6 - 9 tháng thay chúa một lần Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên [5]

- Tạo ong chúa: Một đàn ong cơ bản đầy đủ thế hệ ong thợ, ong đực, ong

chúa và các thế hệ trứng và ấu trùng ong Số quân phải phủ kín xà cầu vào

Trang 20

buổi sáng Theo số ngày tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng - 2 phần trùng - 4 phần nhộng

- Xử lý ong chia đàn tự nhiên: Khi ngoài môi trường có nguồn thức ăn

(mật, phấn) nhiều; khí hậu thời tiết tốt hoặc trong đàn có mật độ ong đông, ong chúa đẻ mạnh, cầu con nhiều, thức ăn dự trữ thừa và ong sống trong thùng chật chội sẽ khiến cho đàn ong chia đàn tự nhiên, làm giảm năng suất mật Do đó cần phải có các biện pháp xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất [5]

- Nguyên tắc nhập đàn ong: thực hiện vào buổi tối, từ đàn không có chúa

vào đàn ong có chúa Nhập đàn ong yếu vào đàn ong mạnh Các cách nhập ong: Nhập gián tiếp (ngoài ván ngăn) bằng cách khử hoặc tách chúa ở đàn bị nhập trước 6 giờ Đến tối nhấc các cầu định nhập đặt ngoài ván ngăn của đàn ong được nhập Sáng hôm sau nhấc ván ngăn ra ngoài và ổn định cầu mới nhập vào Nhập trực tiếp (trong ván ngăn): Buổi chiều, tách ván ngăn ra xa, đến tối đặt nhẹ cầu nhập vào hoặc thổi nhẹ cho ong già bay khỏi tổ, còn lại toàn ong non [3]

- Mật ong sẽ được tạo ra quanh năm nhưng mùa tốt nhất để thu hoạch là

mùa Xuân – Hạ Ở miền Nam, mật thường được thu hoạch vào mùa Khô, khoảng từ tháng 2 - tháng 4 Người có kinh nghiệm lấy mật thiên nhiên thường xem bụng ong để tính thời điểm lấy mật phù hợp Để lấy mật ong, người ta thường dùng khói rễ dừa để xua hết ong ra khỏi tổ Sau đó, thợ lấy mật sẽ cắt lấy tầng sáp ong có chứa mật hoặc nếu nuôi trong các tổ gỗ đặt trong vườn thì sẽ nhấc nhẹ các tấm chứa tổ ong ra đem rồi đưa vào máy quay, vắt thủ công bằng sức người hoặc tự động, mật ong sẽ được tách ra Khi được thu hoạch thủ công mật thường có màu vàng, hơi đục vì có lẫn ấu trùng và một số tạp chất Ở các cơ sở nuôi ong công nghiệp, người ta thường dùng máy

Trang 21

quay ly tâm tự động để lấy mật Mật ong sau khi thu hoạch sẽ được đem đóng chai và bảo quản nơi thoáng mát [5]

2.1.3.4 Giá trị kinh tế của việc nuôi ong, mật ong

Mật ong được biết đến như một loại dược liệu được sản xuất hoàn toàn từ tự nhiên Chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người Nghề nuôi ong lấy mật được biết là một nghề không cần đầu tư quá nhiều vào quá trình sinh sản của ong, từ một vài tổ ong ban đầu, sau các năm nuôi sẽ nhân lên nhiều tổ ong, thức ăn hầu hết lấy từ tự nhiên, ít bị dịch bệnh Khi nuôi ong mật, người nông dân có thể kết hợp trồng các loại cây ăn quả ngay tại khu vực nuôi ong, vừa tận dụng được diện tích, vừa tạo được môi trường sống lý tưởng cho ong, đảm bảo nguồn thức ăn và tiết kiệm được một số chi phí vận chuyển ong đi nơi khác khi thiếu nguồn thức ăn tự nhiên Điều này cho thấy chi phí sản xuất đã được tối giản Hầu hết các hộ kinh doanh nuôi ong với quy mô từ trùng bình – lớn đều có thu nhập ổn định từ 80 triệu đồng – 130 triệu đồng mỗi năm Ngoài việc bán mật ong, có thể bán được các dụng cụ nuôi ong, đàn ong giống, sáp ong cũng mang lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho người nuôi [3]

2.1.3.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến nuôi ong lấy mật và năng suất mật ong

Một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là thời tiết người nuôi ong phải biết được thời điểm nào ong cần gì: phấn hoa, đường, để kịp thời cung cấp và vận chuyển đàn ong đi đến nới có thức ăn, thời tiết phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng Nếu không dáp ứng đủ, ong chúa có thể sẽ teo nhỏ lại và thành ong thợ, bay đi nơi khác tìm nguồn thức ăn Nếu năm nào mưa nhiều, xuất hiện mưa trái vụ, năng suất mật sẽ bị giảm mạnh vì ong không thể ra khỏi tổ lấy phấn, không có đủ nguyên liệu để tạo mật Dẫn đến năng suất mật bị giảm [3]

Trang 22

Một yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đàn ong, năng suất mật là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của con người Khi ong đi lấy phấn, ong lấy phải phấn của các loại thực vật có chứa thuốc bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ đàn ong bị tiêu diệt vì ngộ độc thuốc Bên cạnh đó còn yếu tố thức ăn khi di chuyển đàn ong đến từ vùng để lấy phấn hoa, mật hoa Người nuôi sẽ phải bổ sung lượng thức ăn mà nơi đó không có để luôn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho ong [5]

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình nuôi ong lấy mật tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nuôi ong từ thế kỷ 17, trong đó có 6 loài ong mật bản địa Trong những năm 1930 một số loại ong đã được Pháp đưa và nuôi thử nghiệm nhưng không thành công Trong thập niên của những năm 1960 các giống ong mật được nhập khẩu từ Hong Kong đã thích nghi với điều kiện khí hậu ở miền Nam Việt Nam Sau đó, những giống ong mật khác được nhập khẩu từ Châu Âu: Nga, Bungari, Cuba, New Zealand, Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nghề nuôi ong Theo số liệu ước tính năm 2022, Việt Nam có gần 2 triệu đàn ong được chăm sóc bởi, hơn 5000 người nuôi ong sản lượng trong năm gần 60.000 tấn, khoảng 50.000 tấn mật được xuất khẩu ra nước ngoài, chiếm 90% sản lượng tiêu thụ nội địa khoảng 10.000 tấn Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong [1]

Các nhà nuôi ong và các đàn ong nằm rải rác khắp cả nước Nhưng tập trung chủ yếu tại Nam Trung Bộ, quy mô nuôi ong tại miền Bắc nhỏ hơn so với Nam Trung Bộ Tuy nhiên người nuôi ong có thể di chuyển từ vùng này qua vùng khác tùy vào nguồn mật hoa và thời tiết Theo các chuyên gia, số lượng đàn ong và người nuôi ong sẽ tăng dần vì ngày nay, mật ong đã được chứng minh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có giá trị về mặt kinh tế

Trang 23

Để biết thêm cụ thể về quy mô và năng suất mật ong của một số tỉnh nổi bật, ta có bảng sau:

Bảng 2.1 Quy mô và năng suất mật ong 1 số tỉnh tiêu biểu năm 2022 Khu vực tỉnh Quy mô ( đàn) Năng suất (tấn/đàn) Năng suất (tấn)

Theo số liệu thống kê năm 2022, Đắk Lắk là tỉnh có số lượng đàn ong nhiều nhất, sản lượng mật nằm trong top đầu cả nước với hơn 300.000 đàn ong, cho sản lượng 7,2 nghìn tấn mỗi năm Do có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi ong mật Là tỉnh có tính đa dạng và độ che phủ của thảm thực vật cao Không chỉ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước mà còn là nơi có hàng trăm ngàn ha Cà phê, Cao su, Điều,… Trở thành nguồn thức ăn dồi dào ổn định theo mùa để ổn định và phát triển ngành nuôi ong với năng suất và chất lượng cao nhất [1]

Tiếp theo đó là Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi ong lấy mật với hơn 800 trại ong, hơn 200.000 đàn ong và sản lượng đạt hơn 6 nghìn tấn mật ( năm 2022) Cũng giống như Đắk Lắk, Đồng Nai nguồn tài nguyên rừng lớn, thảm thực vật phong phú, đa dạng Điều kiện thời tiết chia làm 2 mùa: mưa và nắng, tạo ra môi trường thích hợp cho nuôi ong phát triển, nguồn thức ăn, mật dồi dào từ thảm thực vật cũng như những cánh rừng tự nhiên lớn tại đây [1]

Trang 24

Thanh Hóa cũng nằm trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi ong, diện tích chủ yếu của tỉnh là rừng, đồi núi, đa dạng nguồn thức ăn Với 102.000 đàn, cho sản lượng mật đạt 2.040 tấn mật ( năm 2022) Người nuôi ong nơi đây cũng cho rằng nuôi ong không cần đầu tư quá nhiều vốn Vì sau vài năm nuôi, từ số lượng đàn ong một vài đàn, trên dưới 20 đàn có thể tăng lên đến gần trăm đàn hoặc hơn [1]

Sơn La là một tỉnh mới phát triển nghề nuôi ong trong những năm gần đây Với số đàn hơn 65.000 đàn, cho sản lượng mật đạt hơn 1.300 tấn Với điều kiện khí hậu và nguồn thức ăn rừng dồi dào Các sản phẩm mật ong Sơn La có uy tín, là đặc sản, đặc trưng của vùng miền được thiên nhiên ban tặng Tuy nhiên, nguồn phấn, mật ở đây không ổn định Thời gian phải cho ong mật ngoại ăn bổ sung 4 tháng/năm Nguồn hoa theo mùa nên phải di chuyển đàn ong dẫn đến chi phí lớn Tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ trên nương rẫy đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và là tác nhân chính gây bệnh làm suy giảm sức sống của đàn ong cũng như chất lượng mật ong, phấn hoa Chưa có tổ chức đầu mối và nhà đầu tư đủ mạnh để chế biến, bảo quản, bao tiêu sản phẩm, chưa hòa nhập được với thị trườn bên ngoài [1]

2.2.2 Tình hình nuôi ong lấy mật tại huyện Nho Quan

Nho quan là một huyện miền núi tại tỉnh Ninh Bình, có nhiều đồi núi, đa dạng thảm thực vật và đặc biệt phần lớn diện tích rừng quốc gia Cúc Phương tại huyện Nho Quan Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi ong lấy mật Trên địa bàn huyện, có nhiều hộ nuôi ong nằm ở tại các xã, nhưng tập trung nhiều nhất tại các xã nằm ở vùng đệm VQG Cúc Phương Nghề nuôi ong đã mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân nuôi ong Trong những năm gần đây, số hộ nuôi ong tiếp tục tăng lên, số đàn ong cũng dần tăng và sản lượng mật tạo ra lớn dần theo từng năm Một số xã nuôi ong lớn:

Trang 25

Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Lộc, Xích Thổ,…với năng suất từ 10 – 20kg mật/ đàn/ năm, trung bình tổng sản lượng mật toàn huyện đạt trên 130 tấn/ năm

Bảng 2.2 Quy mô hộ nuôi, sản lượng mật trung bình tại huyện Nho Quan qua 3 năm (2020-2022)

2.2.3 Tình hình nuôi ong lấy mật tại một số xã tiêu biểu trên cả nước

2.2.3.1 Xã Xuân Bình

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một xã có lợi thế về tự nhiên về rừng, với thảm thực vật đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển mô hình nuôi ong lấy mật Xã Xuân Bình đã thành lập HTX Dịch vụ Nông

nghiệp Quảng Dạ nuôi Ong lấy mật với hơn 25 thành viên và quy mô hơn 750 đàn ong mật khỏe mạnh Mỗi thành viên trong HTX đều có từ 20 đàn cho đến 100 đàn ong, mỗi năm thu được lượng mật ước tính 80kg mật đến hơn 600kg và mang lại hàng chục triệu đồng cho các hộ nuôi [15]

Trang 26

2.2.3.2 Xã An Bá

Xã An Bá thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 76,4% diện tích toàn xã nên rất thích hợp để phát triển mô hình nuôi ong lấy mật Sản phẩm mật ong của xã đã được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP và từng bước xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Đầu tháng 4 năm 2022 xã đã cung ứng 271 đàn ong cho 35 hộ tham gia mô hình được áp dụng nuôi theo hướng VietGap và đã đạt được nhưng kết quả như mong đợi, lượng mật thu hoạch ổn định và đạt tiêu chuẩn chất lượng [12]

2.2.3.3 Xã Định Hải

Là một xã có diện tích đất nông nghiệp lớn và có nhiều diện tích đất đồi rừng, xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh hóa đã phát triển mạnh mô hình nuôi ong lấy mật dưới tán rừng trong những năm gần đây Xã đã có những chính sách hỗ trợ người dân từ khâu chọn giống ong, đào tào kỹ thuật nuôi, theo tiêu chuẩn VietGap và liên kết với nhiều hộ nuôi ong quy mô lớn trên địa bàn các xã giáp danh thể thu mua sản phẩm mật ong, học hỏi kinh nghiệm Kết quả là : Hiện nay trên toàn xã đã có hơn 300 hộ nuôi với quy mô trên 2000 đàn ong, sản lượng mật thu về hơn 15.000 lít/năm mang lại giá trị sản xuất hơn 3,8 tỷ đồng [16]

Trang 27

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật của các nông hộ trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

kinh tế của sản phẩm nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

3.2 Nội dung nghiên cứu

Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Quan, tỉnh Ninh Bình

của các nông hộ tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

lấy mật tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Trang 28

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, báo, các văn kiện, các báo cáo về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản phát triển Kinh tế- Xã hội, điều kiện tự nhiên của xã Cúc Phương Số liệu các năm về sản xuất, nuôi ong lấy mật tại xã Cúc Phương Thu thập tại UBND xã, huyện Ngoài ra còn tham khảo thông tin của cục thống kê, cục chăn nuôi thông qua mạng Internet

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn dựa trên phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp điều tra hộ

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát:

Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ nuôi ong lấy mật để biết được tình hình nuôi ong lấy mật ở địa phương, vai trò nuôi ong lấy mật đối với phát triển kinh tế của hộ Nắm được một cách chính xác thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất của hộ, những thuận lợi và khó khăn, những dự định trong tương lai của hộ trong việc nuôi ong lấy mật

* Phương pháp điều tra hộ

dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra, thông tin về tình hình nuôi ong lấy mật, một số thuận lợi và khó khăn của

Trang 29

các hộ, Việc thu thập tài liệu mới chủ yếu dựa trên cơ sở điều tra hộ nông dân hiện đang nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã

3.3.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Xã Cúc Phương là một huyện miền núi, có khu Rừng Quốc Gia Cúc Phương chiếm đa số diện tích của xã Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng khai thác một số tài nguyên của rừng, chăn nuôi các động vật, gia súc gia cầm, nuôi ong lấy mật,… Và nghề nuôi ong lấy mật được phát triển từ khá sớm, đã mang lại một số hiệu quả kinh tế nhất định, nhưng chưa đạt được hiệu quả cao nhất so với các khu vực khác Cho đến nay, toàn xã có tổng cộng 95 hộ nuôi ong lấy mật với 2018 đàn ong Căn cứ vào số lượng và quy mô, sẽ tiến hành khảo sát tại các thôn: Thôn Nga 3, Thôn Sấm 2, Thôn Đồng Tâm

3.3.4 Phương pháp chọn mẫu điều tra

Theo như thống kê, toàn bộ xã có 95 hộ nuôi ong lấy mật với 2018 đàn ong ( năm 2022)

Số mẫu điều tra được tính theo công thức Slovin, độ tin cậy 90%, sai số 10%

n =

.() [3] Trong đó : n : Cỡ mẫu

N : Số lượng tổng thể e : Sai số

Theo công thức với tổng số mẫu là 95 mẫu, n = 49 Sẽ tiến hành nghiên cứu tổng số 49 mẫu

3.3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trang 30

Thống kê lại các hoạt động trong quá trình nuôi ong lấy mật của các hộ nông dân: Tình hình sản xuất của hộ, chi phí đầu tư cho 1 đàn ong, số ong/1 đàn, số lượng, giá giống, tổng sản lượng mật/đàn, giá bán, tính các kết quả,…thông qua đó để phân tích chi phí giữa các quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, giống ong mật trong nuôi ong, loại mật được sản xuất ra nhằm

thấy được ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả kinh tế nuôi ong

3.3.5.2 Phương pháp thống kê so sánh

Qua việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối để thấy được tình hình biến động, quy luật vận động của các hiện tượng nghiên cứu Và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong lấy mật của xã

3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.4.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nuôi ong lấy mật

3.4.2.Các chỉ tiêu xác định kết quả và đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ong lấy mật

3.4.1.1 Chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt) : là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất, kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp ( Ctt), lãi tiền vay ngân hàng (i)

Cbt = Ctt + i

Trang 31

- Chi phí sản xuất trực tiếp ( Ctt) là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh: giống, xây chuồng, thức ăn, lao động, các dịch vụ khác cần thiết Thường được tính theo giá thị trường

3.4.1.2 Chỉ tiêu xác định giá trị sản xuất

được tao ra trong một khoảng thời gian nhất định ( một năm ) được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm nhân với giá trị sản phẩm tương ứng

GO = ∑ Pi * Qi

Trong đó: GO: tổng giá trị sản xuất

Qi : Khối lượng sản phẩm i ( mật ong) Pi : là giá sản phẩm i ( mật ong)

Trong nuôi ong lấy mật, Pi được tính theo giá thị trường và giá trị sản xuất được tính theo giá của sản phẩm ( mật ong)

(GO) sau khi trừ tổng chi phí sản xuất của hộ (TC) : NB = GO – TC

sản xuất cho ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

sản xuất cho ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

xuất tạo ra bao nhiêu đồng kinh tế lợi nhuận ròng

đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế ròng [3]

Trang 32

PHẦN 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Bình, các trung tâm thị trấn Nho Quan 15km về phía Tây

Thành, tỉnh Thanh Hoá

huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình

4.1.1.2 Địa hình

của khu rừng Quốc gia Cúc Phương Cúc Phương được bao quanh bởi dãy núi đá vôi có độ cao 636m, dài 25km và rộng 10km Do vậy, địa hình ở đây rất phức tạp, có nhiều nơi có độ dốc cao, địa hình rừng núi hiểm trở, mang nét đặc trưng của địa hình Karst, có nhiều hang động và nhiều khu vực nguyên sinh chưa được con người biết đến Tạo nên khu rừng với đa dạng các loài thực vật,

hoa trở thành một nguồn thức ăn dồi dào cho ong mật

4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu tại xã Cúc phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành với mức nhiệt độ trung bình dao động ở mức

toàn xã luôn ở mức ổn định, không nắng nóng gay gắt, không chịu ảnh hưởng

Trang 33

mạnh của không khí lạnh ở miền Bắc Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.700mm – 2.200mm; độ ẩm tương đối cao và khá đều trong năm với mức trung bình là 86% Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa ( tháng 5 - tháng 11) và mùa hanh khô ( tháng 12 – tháng 4) thích hợp cho sự phát triển của ong mật

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, hiện nay đất phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng ( gồm đất ở, đất chuyên dùng) và diện tích đất được quy hoạch làm đường giao thông

lợi thế về khai thác tài nguyên rừng, phát triển các khu bảo tồn tự nhiên, khai tách lâm nghiệp kết hợp nông nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế cho xã

chịt hút rất nhanh chóng, sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của Vườn quốc gia Chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi và đổ vào lưu vực sông Mã

quốc Gia Cúc Phương, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thám hiểm rừng, đi đến các hang động có dấu tích của thời tiền sử, đi đến các trung tâm bảo tồn động thực vật, …

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội xã Cúc Phương

4.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Cúc Phương là xã miền núi của huyện Nho Quan, trong những năm gần đây xã đang trên đà phát triển về kinh tế xã hội Xã có tuyến đường liên xã từ trung tâm thị trấn Nho Quan đi đến các xã Kỳ Phú, Phú Long, đến thành phố Tam Điệp đi qua địa bàn xã, tuyến đường đã được trải nhựa, giao thông thuận

Trang 34

tiện cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa xã và các địa phương khác Tình hình kinh tế của xã thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình kinh tế xã Cúc Phương 3 năm ( ĐVT: Tỷ Đồng)

Chỉ tiêu GT (tỷ đồng ) CC (%)

GT (tỷ

đồng) CC (%)

GT ( tỷ

đồng) CC (%) Nông – lâm – thủy

4.1.2.2 Điều kiện xã hội

hiện qua bảng sau:

Trang 35

Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Cúc Phương trong 3 năm (2020 – 2022) Chỉ tiêu Đơn vị

2020 2021 2022 2021/2020 2021/2022 SL SL SL T/G (%) TL T/G (%) TL 1.Tổng số hộ Hộ 743 770 785 27 3,63 15 1,95

2.Tổng nhân

khẩu Người 2.970 2.993 3.006 23 0,77 13 0,43 Khẩu nông

nghiệp Người 1.980 1.920 1.940 -60 -3,03 20 1,04 Khẩu phi

nông nghiệp Người 990 1.073 1.066 83 8,38 -7 -0,65 3 Tổng số

lao động LĐ 1.293 1.302 1.306 9 0,70 4 0,31 LĐ nông

LĐ phi nông

(Nguồn: UBND xã Cúc Phương 2022)

Nhìn chung, dân số xã Cúc Phương không có sự thay đổi nhiều, tổng số lao động trong nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ Nhìn chung nền kinh tế của xã vẫn phải dựa chủ yếu vào nông nghiệp và cần có những định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của xã

* Cơ sở hạ tầng - Hệ thống điện lưới

Hiện nay, xã có tỷ lệ người dân sử dụng điện lưới là 100%, cả xã có 8 trạm biến áp Điện sử dụng trên địa bàn là phục vụ sinh hoạt của người dân, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ

- Hệ thống thủy lợi

Ngày đăng: 21/06/2024, 09:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w