LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TRỒNG LÚA SANG TRỒNG CÂY ĂN TRÁI CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG”
GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và ngập úng Tại khu vực có những thay đổi đáng kể về quy luật và mức độ do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phát triển thượng nguồn và phát triển nội tại của vùng Để phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Chính phủ đã có Nghị Quyết số 120/NĐ-CP (2017) và Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 324/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 Định hướng chuyển đổi, sử dụng linh hoạt giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP năm 2015, và được thay thế bởi Nghị định số 62/2019/NĐ-CP và Nghị định số 94/2019/NĐ- CP
Từ góc độ người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây ăn trái giúp nâng cao thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất của người dân Một số nghiên cứu đã chỉ ra tham gia hợp tác xã giúp cho nông hộ bán lúa với giá cao và có lợi nhuận cao hơn khi không tham gia hợp tác xã, đồng thời có vai trò chính trong việc nâng cao trình độ sản xuất, việc liên kết tìm đầu ra ổn định cho xã viên Việc tham gia hợp tác xã giúp nông hộ tăng thu nhập thông qua sự giảm các khoản chi phí như chi phí nhân công, chi phí bơm tưới, chi phí vật tư và hỗ trợ trong hợp tác sản xuất, tiêu thụ đầu ra Thu nhập giữa các hộ tham gia và không tham gia tổ chức kinh tế có sự khác nhau, các hộ tham gia hợp tác xã có thu nhập cao hơn, giảm chi phí sản xuất so với các hộ không phải là xã viên
Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị Quyết số 134/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (2020) Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày13/11/2020 về Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025 Với quan điểm ưu tiên hỗ trợ phát triển tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và có tác động lớn tới thành viên, cộng đồng Với mục tiêu tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực
Sóc Trăng là tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao Người dân đã thay đổi nhiều mô hình canh tác khác nhau Bên cạnh đó, sự thay đổi các mô hình sử dụng đất đai ở các vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng theo nhiều chiều hướng khác nhau xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chính sách của chính quyền địa phương (quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ vay vốn…) Tác động của biến đổi điều kiện tự nhiên (biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn, biến động nhiệt độ, thời gian mưa và lượng mưa ), nhu cầu phát triển kinh tế của người dân, khả năng canh tác của từng địa phương Sự thay đổi trên tác động đến sinh kế của người dân, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi chuyển đổi Bên cạnh mặt thuận lợi, các mô hình canh tác hiện tại vẫn còn gặp nhiều thách thức, rủi ro và cần tìm các biện pháp khắc phục, thích ứng Do đó, cần có sự nghiên cứu sự chuyển đổi các mô hình canh tác qua các thời kỳ, để tìm hiểu quá trình biến động, các nguyên nhân về kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến sự thay đổi mô hình sử dụng đất, những khó khăn, thuận lợi thông qua kiến thức của người dân trong thời gian qua
Sóc Trăng được xác định là một trong bảy tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn Hiện tượng thiên tai này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là canh tác lúa Từ thực trạng này, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp tất yếu được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế tối đa thiệt hại do biến đổi khí hậu Thời gian qua, cũng đã có các đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái Tuy nhiên chưa có đánh giá nào được thực hiện ở xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng Qua bài nghiên cứu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TRỒNG LÚA SANG TRỒNG CÂY ĂN TRÁI CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG dưới đây sẽ đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế, cũng như những thuận lợi, khó khăn gặp phải khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xuất phát từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng Từ đó, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây ăn trái
3 Để đạt được mục tiêu tổng quát, bài nghiên cứu cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Tìm hiểu thực trạng các mô hình cây trồng của người dân xã Ba Trinh, huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
(2) Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
(3) Đánh giá những tác động của việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái đến đời sống kinh tế của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
(4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây ăn trái của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
(1) Tìm hiểu thực trạng các mô hình cây trồng của người dân xã Ba Trinh, huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang diễn ra như thế nào?
(2) Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng?
(3) Việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái tác động như thế nào đến đời sống kinh tế của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng?
(4) Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây ăn trái của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng?
Giả thuyết 1: Có sự chênh lệch lớn về tỉ trọng giữa các biến trong “cây trồng nào là nguồn thu nhập chính”
Giả thuyết 2: Có sự khác biệt trung bình về “thu nhập hằng năm” giữa cây ăn trái và cây lúa
Giả thuyết 3: Có 10 giải pháp giúp nâng cao năng suất cây ăn trái.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Khách thể nghiên cứu: Người dân đã chuyển đổi mô hình canh tác từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái
4 Đối tượng khảo sát: Người dân ấp 6 và ấp 7, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 – tháng 4 năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập từ các nghiên cứu trước đây và một số bài báo trên tạp chí khoa học, sách, các trang mạng điện tử có liên quan đến đề tài nghiên cứu để viết cở sở lý thuyết về các khái niệm, lý thuyết và mô hình liên quan đến vấn đề nghiên cứu Nguồn tài liệu thứ cấp của đề tài nghiên cứu được thu thập từ các nguồn tài liệu sau: Tạp chí Khoa học, cổng thông tin điện tử Trường ĐHCT, một số luận văn tốt nghiệp, luận án của sinh viên, Ts, Ths liên quan đến vấn đề nghiên cứu,… Các tài liệu này được tổng hợp, chọn lọc, phân tích để xây dựng nội dung nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài đã đề ra
1.6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được vận dụng trong bài nghiên cứu là câu hỏi định lượng kết hợp định tính
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến được thiết kế ngắn gọn, câu từ chính xác, dễ hiểu Chủ yếu để thu thập các thông tin liên quan đến bốn mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra bằng hình thức tạo và gửi khảo sát thông qua Google biểu mẫu Bảng câu hỏi khảo sát đa phần là những câu hỏi đóng, tồn tại bốn câu hỏi mở “Lí do lớn nhất của gia đình anh (chị) để quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái là gì? Vì sao?”; “Khi có được nguồn thu từ mô hình trồng cây ăn trái thì anh (chị) thấy tình hình kinh tế của gia đình mình nói riêng và người dân địa phương nói chung có sự thay đổi như thế nào?”; “Với góc nhìn là một người nông dân trên địa bàn, anh (chị) có những đề xuất gì với chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn trái?”; “Anh (chị) hãy chia sẻ thêm một số giải pháp của mình để nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con trên địa bàn nhờ mô hình trồng cây ăn trái.”
Mẫu khảo sát: 16 người dân Trong đó có phỏng vấn sâu 5 người dân tại huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Phương pháp chọn mẫu: Việc khảo sát sẽ được tiến hành chọn mẫu thuận tiện Hình thức chọn mẫu này dựa trên sự thuận tiện hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng khảo sát
1.6.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Đối với phương pháp phân tích số liệu định lượng, nghiên cứu sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS để thực hiện phân tích thống kê Đối với mục tiêu 1, để tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang diễn ra như thế nào Nghiên cứu chủ yếu sử dụng Thống kê mô tả để phân tích thực trạng Thông qua các biến số “Diện tích đất trồng cây ăn trái hiện nay”, “Thời điểm chuyển đổi mô hình”, “Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm của gia đình có được thông qua thủ tục pháp lí chưa? ”, “ Những khó khăn khi chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái?” mà nghiên cứu có thể nắm bắt được sơ bộ thực trạng của vấn đề Đối với mục tiêu 2, bài nghiên cứu áp dụng thống kê mô tả để tìm hiểu nguyên nhân người dân quyết định chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái
Tiếp đến mục tiêu 3, trong mục tiêu này để đánh giá tác động kinh tế của việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, bài nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê mô tả
Cuối cùng đối với mục tiêu 4, trên cơ sở những phân tích, đánh giá từ ba mục tiêu trên, nghiên cứu phối hợp với việc sử dụng thống kê mô tả để tìm ra được những giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng Ngoài ra nghiên cứu còn áp dụng phương pháp phân tích số liệu định tính trong việc phân tích tường thuật đối với câu hỏi mở dành cho người dân về các vấn đề theo từng mục tiêu
Thang điểm Likert 5 điểm được sử dụng trong bài nghiên cứu ở các mục tiêu Theo Bissonnette (2007), thang đo Likert được đặt theo tên của nhà khoa học xã hội người Mỹ - Rensis Likert Phương pháp thang đo này đã được Likert phát minh vào năm
1932 Thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm 5 bậc: rất không đồng ý – không đồng ý – trung lập – đồng ý – rất đồng ý Bên cạnh đó, để xác định chính xác ý nghĩa giá trị trung bình, nghiên cứu dựa trên tiêu chí Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc đưa ra vào năm 2008
Bảng 1.1 Diễn giải ý nghĩa các giá trị trung bình
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Rất không đồng ý/ Chưa bao giờ/ Rất không hài lòng…
1,81 - 2,60 Không đồng ý/ Hiếm khi/ Không hài lòng…
3,41 - 4,20 Đồng ý/ Thường xuyên/ Hài lòng…
4,21 - 5,00 Rất đồng ý/ Rất thường xuyên/ Rất hài lòng…
Giá trị khoảng cách (Maximum - Minimum) / n = (5 - 1) / 5 = 0,8
(Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức)
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Áp dụng lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết hệ thống - hành động
Lý thuyết hệ thống - hành động tổng quát về các hệ thống hành động Nhà xã hội học Talcott Parsons định nghĩa “hành động” là “một quá trình trong một hệ thống tác nhân - tình huống mà hệ thống có ý nghĩa động cơ với các tác nhân cá nhân hay trong trường hợp của một tập thể, các cá nhân thành viên của tập thể” Parsons chỉ ra thuộc tính cơ bản của hành động là cá nhân không những “phản ứng” đối với một “kích thích” nhất định của tình huống mà còn phát triển các “kỳ vọng” đối với các đối tượng khác nhau của tình huống xã hội
Tất cả các hệ thống hành động từ cấp hành vi đến cấp văn hóa đều phải đương đầu với những vấn đề chức năng, “những nhu cầu” của tổng thể hệ thống, đó là vấn đề thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu Các nhu cầu của hệ thống đòi hỏi các bộ phận cấu thành của nó phải đáp ứng, tức là chức năng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của hệ thống Các nhu cầu chức năng của hệ thống đòi hỏi mạnh đến mức nó buộc bộ phận nào hoạt động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi thậm chí bị teo đi, hay phá sản và hình thành bộ phận thay thế Bộ phận nào có hệ quả sẽ trưởng thành, lớn mạnh
Thuyết hệ thống - hành động giải thích những hành động của chủ thể là người nông dân huyện Kế Sách trong chuyển đổi mô hình trồng lúa sang mô hình trồng cây ăn trái Thuyết nhấn mạnh khía mạnh cảm tính của các hệ thống xã hội khi cho rằng việc nghiên cứu của hành động xuất phát từ quan điểm của người hành động của tác nhân Giải thích mặt chủ quan những nguyên nhân hành động của nông dân trong chuyển đổi mô hình Từ đó đánh giá hệ thống những hành động trong sự đinh hướng phát triển kinh tế của các hộ chuyển đổi hay tập thể các hộ đã chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trong cây ăn trái
2.1.2 Lý thuyết phát triển kinh tế
Lý thuyết phát triển kinh tế của Joseph Schumpeter - nhà xã hội kinh tế hiện đại người Áo bàn về sự biến đổi xã hội, tổ chức doanh nghiệp và vai trò của các doanh nhân
Sự phát triển kinh tế cần đến sự đổi mới và tính năng động của chủ thể kinh tế, đặc biệt cần các đội ngũ các doanh nhân dám mạo hiểm trong kinh doanh, đi đầu trong việc đưa ra các sản phẩm mới và nhanh chóng áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh
Schumpeter nghiên cứu về sự phát triển của doanh nghiệp và chỉ ra vai trò xã hội của giai tầng doanh nhân trong việc tạo ra động cơ thúc đẩy sự biến chuyển kinh tế và biến đổi xã hội Thông qua việc liên tục đổi mới sản phẩm và công nghệ sản xuất kinh doanh các doanh nhân góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng các nhu cầu hiện có và mở rộng, nâng cao và tạo ra những loại nhu cầu mới của xã hội Với nghĩa như vậy, có thể nói Schumpeter đã gợi ra ý tưởng quan trọng về vai trò động cơ, động lực của doanh nhân, doanh nghiệp trong sự biến đỏi xã hội và có thể diễn đạt thành chuỗi các yếu tố bao gồm: sự khởi nghiệp - sản phẩm mới - công nghệ mới - nhu cầu mới - biến đổi xã hội - doanh nghiệp mới và cứ thế
Với đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” áp dụng vào lý thuyết phát triển kinh tế trong giải thích về sự biến đổi xã hội ảnh hưởng tác động đến biến đổi kinh tế Các doanh nhân là các chủ hộ vườn cây ăn trái mạo hiểm chuyển đổi mô hình canh tác và đi đầu trong đưa ra các sản phẩm mới từ cây ăn trái mà không phải sản phẩm đến từ lúa, giải thích về rõ những tác nhân trở ngại và ràng buộc về khó khăn của trồng lúa và của chuyển đổi mô hình cây ăn trái Qua đó, hình thành sự vận động và thích nghi với mô hình trồng cây ăn trái và tìm những giải pháp biến đổi không ngừng đến nâng cao hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng
Lý thuyết xung đột được đề xuất bởi Karl Marx, cho rằng xã hội đang ở trong tình trạng xung đột liên tục vì cạnh tranh về nguồn lực hạn chế Nó cho rằng trật tự xã hội được duy trì bởi sự thống trị và quyền lực, thay vì sự đồng thuận và phù hợp
Theo lý thuyết xung đột, những người có sự giàu có và quyền lực cố gắng giữ lấy nó bằng mọi cách có thể, chủ yếu bằng cách đàn áp người nghèo và sự bất lực Một tiền đề cơ bản của lí thuyết xung đột là các cá nhân và các nhóm trong xã hội sẽ làm việc để tối đa hóa lợi ích của chính họ
Lý thuyết giải thích cho đề tài trong những khó khăn của chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái xuất phát từ mâu thuẫn trong quan hệ “cung” và “cầu”, giữa địa phương với người nông dân và người nông dân với thương lái Lý thuyết giải đáp là đáp án cho sự tất yếu trong xung đột giá trị về lợi nhuận của cây lúa và lợi nhuận của cây ăn trái.
Tổng quan tài liệu
Vấn đề Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được rất nhiều tác giả ở Việt Nam quan tâm và nghiên cứu:
Năm 2013 đề tài “ SỰ THAY ĐỔI MÔ HÌNH CANH TÁC THEO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG
VÀ BẠC LIÊU ” của Phạm Thanh Vũ, Vương Tuấn Huy và Phan Hoàng Vũ đã mô tả sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung cũng như tỉnh Sóc Trăng nói riêng dẫn đến việc bắt buộc người dân phải biến đổi cơ cấu cấu cây trồng bằng hoặc nói cách khác là thay đổi sử dụng đất đai trên 3 vùng sinh thái khác nhau (mặn, ngọt và lợ) Giải pháp này không đòi hỏi quá nhiều chi phí nhưng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân vùng bị ảnh hưởng Đảm bảo được ổn định sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu Riêng tỉnh Sóc Trăng, quá trình chuyển đổi sang lúa – màu bắt đầu khi người dân thấy được hiệu quả của việc trồng màu trên đất ruộng để tăng thu nhập cho nông hộ
Năm 2021, nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Anh và Thái Việt Anh đã nghiên cứu đề tài “SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ DÂN THAM GIA TỔ CHỨC KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN VÙNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG CÂY ĂN QUẢ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” Bài nghiên cứu cũng đã trình bày được Vùng đang đứng trước thách thức liên quan đến nguồn nước do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phát triển kinh tế - xã hội Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm sang cây ăn quả nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế của người dân
Cùng năm 2021, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thùy, Nguyễn Minh Phước và Hoàng
Hà Anh đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận, nghiên cứu đã xác định các yếu tố có tác động quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận bao gồm: Khoảng cách từ nhà đến chợ/nơi tiêu thụ, trình độ học vấn của người sản xuất chính, tham gia tập huấn, số người phụ thuộc trong gia đình, số lao động trong gia đình và tỷ lệ doanh thu phi nông nghiệp Đề tài này đề xuất ba giải pháp để thúc đẩy chuyển đôi cây trồng tại huyện Ninh Sơn: tăng cường các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, gia tăng tập huấn và áp dụng khoa học công nghệ và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả Đồng bằng Sông Cửu Long được biết đến là vựa lúa của Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đứng thứ 2 xuất khẩu thế giới về gạo Tuy nhiên, với tình hình khí hậu ngày nay, thời tiết ngày một nóng lên và lượng nước ở thượng nguồn bị chặn khiến miền Tây mấy năm nay lũ không về, khan hiếm về nguồn nước Mà nước là một trong những điều kiện thiết yếu quyết định đến năng suất của cây lúa, kèm theo đó là lượng phù sa có
10 trong nước Đó là một trong những thách thức lớn hiện tại cho ngành nông nghiệp lúa gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay Theo trang WELOFARM (2019) đứng trước thách thức, luôn có cơ hội, một số nhà nông đã mạnh dạng chuyển đổi mô hình canh tác Một số chuyển sang nuôi cá, chăn nuôi, phần lớn còn lại thì đang trông cây ăn trái Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Tổng cục thống kê (2022) quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp các vùng miền, diện tích trồng mới của nhiều loại cây ăn quả tăng nhóm cây ăn quả đạt 1.173,4 nghìn ha, tăng 38,2 nghìn ha Chủ yếu tập trung vào nhóm các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới như như sầu riêng, dứa, ổi, mít, bưởi, xoài,… do đây là những nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định
Theo kết quả điều tra của Viện Nông Nghiệp, các lý do sau chính là nguyên nhân khiến cây ăn trái đang dần thay thế cây lúa tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long: chi phí thấp, thời gian thu nhập nhanh, phù hợp với khí hậu hiện tại, lợi nhuận từ trồng cây ăn trái cao gấp 5-10 lần so với trồng lúa, ổn định giá đầu ra,
Theo tạp chí A Global meta-analysis of fruit tree yield and water use efficiency under deficit irrigation xuất bản ngày 1 tháng 2 năm 2022 đã liên tục cho thấy rằng cây ăn trái đem lại hiệu quả kinh tế và sinh thái rất lớn cũng như đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ( theo Cao và cộng sự năm 2018, Tamang và cộng sự năm
2019 ) Theo thống kê của USDA (2020), sản lượng táo, lê và nho toàn cầu vào năm
2019 lần lượt là 75,8 triệu, 2,3 triệu và 2,34 triệu tấn, mang lại lợi ích kinh tế đáng kể và cải thiện đáng kể môi trường sống của nông dân địa phương
Theo bài báo cáo khoa học “The Efficiency of crop structure conversion from rice-based to fruit trees in the Mekong Delta” cũng là đề cập tới hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây ăn quả ở Đồng bằng Sông Cửu Long Chính vì trồng lúa không mang lại hiệu quả như cây ăn trái nên hiện nay Chính Phủ cũng đã khuyến khích nhà nông thay đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với tình hình khí hậu Theo như bài báo cáo đã lấy được số liệu khảo sát của 72 hộ tại 3 tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp và Long An, việc chuyển đổi từ lúa sang cây ăn trái đã đem lại lợi nhuận cao gấp 9 lần so với trồng lúa Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng phải đối mặt với các vấn đề môi trường Vì vậy, song song với chính sách cho phép chuyển đổi cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế và bảo vệ vấn đề môi trường
Khung nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023) Đánh giá tác động kinh tế
- Đời sống kinh tế hiện tại
- Thu nhập cây ăn trái trưởng thành
- Vốn đầu tư - nguồn thu nhập
- Thu nhập công việc làm thuê từ mô hình cây ăn trái
Nguyên nhân chuyển đổi mô hình từ lúa sang cây ăn trái
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình chuyển đổi cây ăn trái
Chuyển đổi mô hình từ cây lúa sang cây ăn trái
- Tình hình sản xuất lúa hiệu nay
- Tình hình chuyển đổi mô hình cây ăn trái
- Thời gian chuyển đổi vấn đề pháp lý
- Khó khăn khi chuyển đổi
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng các mô hình cây trồng
3.1.1 Tình trạng sản xuất lúa hiện nay
Tình trạng sản xuất hiện nay là một trong những thực trạng quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng lúa sang mô hình trồng cây ăn trái Phản ánh quá trình chuyển đổi từ sản xuất cây trồng là cây lúa là nguồn thu nhập chính sang chuyển đổi mô hình là cây ăn trái trở thành nguồn thu nhập chính của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 3.1 Tình trạng sản xuất lúa hiện nay của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Qua Bảng 3.1 cho thấy người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đa phần trước có, giờ không sản xuất lúa hiện nay chiếm 87,5% (14 người dân) còn lại 12,5% (2 người dân) vẫn còn sản xuất lúa nhưng giảm diện tích lúa hiện nay Người dân đa phần đa phần đều sản xuất lúa nhưng hiện họ đã không còn sản xuất có thể vì người dân đã chuyển mô hình canh tác từ sản xuất lúa sang mô hình canh tác sản xuất khác bởi những nhân tố khách quan hoặc chủ quan tác động hiệu quả kinh tế của người dân
3.1.2 Cây ăn trái tạo ra nguồn thu nhập chính
Bảng 3.2 Cây ăn trái tạo ra nguồn thu nhập chính của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Cây ăn trái chính Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Sản xuất lúa Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Vẫn còn sản xuất lúa nhưng giảm diện tích lúa 2 12,5
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Về thực trạng cây ăn tạo ra nguồn thu nhập chính hiện nay của người dân huyện
Kế Sách, kết quả khảo sát được trình bày qua Bảng 3.2 cho thấy: chiếm 50% (14 lựa chọn) là cây cam, kế đến là cây bưởi với 37,5% (6 lựa chọn) và thấp nhất là cây sầu riêng và cây hạnh với mỗi cây 6,3% (1 lựa chọn)
Với số lượng lựa chọn trả lời cây cam là cây ăn trái mang lại nguồn thu nhập chính chiếm số lượng lớn hơn một nửa so với các loại cây ăn trái còn lại vì cây cam được xem là cây ăn trái truyền thống của nước ta Với cây cam là cây thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới phù hợp với địa chất của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng nói riêng
Ngược lại, cây sầu riêng và cây hạnh lại không được lựa chọn là cây ăn trái tạo nguồn thu nhập chính, sở dĩ điều đó có thể xuất phát từ đặc tính sinh học của cây sầu riêng chưa phù hợp với vùng khí hậu tại đây và người nông dân chưa hiểu rõ quy trình trồng và chăm sóc để sầu riêng đậu trái Ngoài ra, cây hạnh là cây ăn trái với hiệu quả kinh tế không ổn định nên chưa được sự lựa chọn cao
3.1.3 Diện tích đất trồng lúa, trồng cây ăn trái
Tuy có sự chuyển đổi mô hình canh tác từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái, nhưng một số hộ gia đình vẫn còn giữ song song hai loại hình canh tác này
Bảng 3.3 Diện tích đất trồng lúa, trồng cây ăn trái
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Kết quả Bảng 3.3 cho thấy hiện nay diện tích đất trồng lúa của người dân thấp nhất là 0 hecta và diện tích đất trồng lúa cao nhất là 2 hecta Song song đó thì diện tích đất trồng cây ăn trái thấp nhất là 0,3 hecta và diện tích đất trồng cây ăn trái cao nhất là
3 hecta Qua đó ta có thể thấy rằng, diện tích đất trồng lúa còn lại của người dân còn rất ít, thậm chí có một số hộ gia đình đã chuyển đổi mô hình canh tác sang trồng cây ăn trái hoàn toàn, không còn diện tích đất trồng lúa nữa Diện tích đất trồng lúa thấp hơn diện tích đất trồng cây ăn trái là do quá trình chuyển đổi mô hình canh tác, người dân nhận thấy cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Bên cạnh đó, cũng có thể giải thích rằng, để đảm bảo tính ổn định về kinh tế thì người dân vẫn giữ song song hai mô hình
14 canh tác, tuy nhiên người dân giảm diện tích đất trồng lúa và tăng diện tích trồng cây ăn trái để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
3.1.4 Thời điểm chuyển đổi mô hình
Thời điểm chuyển đổi mô hình là một trong những yếu tố quan trọng trong đề tài nghiên cứu, bởi vì thông qua thời điểm người dân quyết định chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái ta có thể tìm hiểu được những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình bắt đầu chuyển đổi mô hình
Bảng 3.4 Thời điểm chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái
Thời điểm chuyển đổi mô hình Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Kết quả sau khảo sát và phân tích ở Bảng 3.4 cho thấy trong tổng số 16 người dân huyện Kế Sách tham gia khảo sát, tỉ lệ người dân chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái vào năm 2015 chiếm cao nhất với 62,5% (10 người dân), tiếp theo là đến năm 2013 và năm 2016 đều có 2 người dân chuyển đổi mô hình với tỉ lệ 12,5%, cuối cùng năm có tỉ lệ chuyển đổi mô hình thấp nhất là năm 2003 và năm 2011 với tỉ lệ 6,3% (1 người dân) Với kết quả trên có thể thấy, đa số người dân đều chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái vào năm 2015 Điều này đã cho thấy thực trạng người dân mong muốn được chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái đồng loạt
3.1.5 Vấn đề thủ tục pháp lý chuyển đổi mô hình
Thủ tục pháp lý trong chuyển đổi mô hình canh tác là quy trình phức tạp đòi hỏi phải am hiểu về pháp luật và chính sách của địa phương về qui hoạch vùng kinh tế Thủ tục pháp lý phản ánh được tính hợp pháp của mô hình chuyển đổi
Bảng 3.5 Thủ tục pháp lý chuyển đổi mô hình từ cây lúa sang cây ăn trái của người dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Kết quả Bảng 3.5 cho thấy đa phần người dân chưa thực hiện thủ tục pháp lý trong chuyển đôi mô hình từ cây lúa sang cây ăn trái ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng chiếm 81,3% (13 lựa chọn), còn lại 18,8% (3 lựa chọn) không rõ vấn đề về thủ tục pháp lý trong chuyển đổi mô hình Người dân chuyển đổi mô hình sớm, thời điểm đó chưa có chính sách quy định cụ thể về thủ tục pháp lý trong chuyển đổi mô hình
3.1.6 Khó khăn khi chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái
Trong quá trình chuyển đổi mô hình canh tác sẽ có những khó khăn chung nhất định, tùy theo vị trí địa lý còn có những khó khăn khác nhau Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ra một số khó khăn phổ biến theo tình hình chung tại địa phương
Bảng 3.6 Khó khăn khi chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái
Khó khăn khi chuyển đổi Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Thiếu thông tin về thị trường CAT 4 12.9
Thiếu vốn để cải tạo đất ruộng 1 3.2
Thiếu kiến thức về trồng trọt CAT 5 16.1
Kĩ thuật, công nghệ còn lạc hậu 9 29 Đầu ra sản phẩm CAT chưa được đảm bảo 9 29
Thiếu diện tích đất trồng 2 6.5
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Thủ tục pháp lý Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Không rõ vấn đề trên 3 18,8
Kết quả phân tích ở Bảng 3.6 cho thấy, Kĩ thuật, công nghệ còn lạc hậu và Đầu ra sản phẩm cây ăn trái chưa được đảm bảo chiếm tỉ lệ cao nhất là 29% (n = 9) Có thể thấy, khó khăn lớn nhất của người dân tại xã Ba Trinh là chưa được tiếp cận các loại hình công nghệ kĩ thuật để phát triển nông nghiệp, cho nên còn tiêu tốn rất nhiều nguồn lực lao động bằng sức người vào quá trình canh tác mà mang lại năng suất không cao Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả canh tác tại nơi này, sự ổn định đầu ra chưa tốt làm cho giá cả của nông sản không được đảm bảo trong khi đây là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất về kinh tế hộ Ở Bảng 3.6 cũng cho thấy, các yếu tố khác ít ảnh hưởng hơn rất nhiều được chứng minh qua sự chênh lệch về tỉ lệ mẫu Tiêu biểu nhất là yếu tố Thiếu vốn để cải tạo đất ruộng và Xâm nhập mặn chiếm tỉ lệ 3.2% (n = 1) Người dân tại nơi đây không thiếu vốn để cải tạo đất bởi vì trong giai đoạn chuyển đổi từ đất ruộng lên đất vườn là sử dụng nguồn lực sẵn có – vốn con người, họ dùng chính sức lao động của mình để tự thực hiện chuyển đổi mô hình canh tác Các yếu tố khó khăn cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan như vị trí địa lý hay mô hình canh tác, do cây lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn cao hơn mô hình cây ăn trái, vì vậy khi chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái thì xâm nhập mặn không còn là nguy hại lớn
3.1.7 Lao động chính trong gia đình
Việc phân công lao động trong gia đình cũng nói lên được cách quản lý và vận hành gia đình Mỗi thành viên đảm nhiệm vai trò khác nhau trong gia đình, cơ sở này cũng quyết định vị thế của mỗi cá nhân trong gia đình
Bảng 3.7 Lao động chính trong gia đình
Lao động chính trong gia đình Số lượng (n = 16) Tỉ lệ (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái 17 3.3 Đánh giá tác động kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái 19
Trên cơ sở thực trạng chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái của người dân xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ Bằng cách tìm hiểu vấn đề trên xuất phát từ những nguyên nhân nào giúp hiểu sâu sắc hơn cũng như đề xuất được những giải pháp thiết thực cho vấn đề được đặt ra
Bảng 3.8 Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái
Giá trị trung bình Ý nghĩa
Thu nhập từ cây lúa không đều đặn hàng tháng 3,87 Đồng ý
Hiệu quả kinh tế từ cây lúa không cao bằng cây ăn trái 3,75 Đồng ý Khí hậu phù hợp cho việc trồng cây ăn trái hơn trồng lúa 3,63 Đồng ý
Hệ thống logistics xuất khẩu lúa gạo chưa hoạt động hiệu quả 3,56 Đồng ý
Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho việc trồng lúa 3,50 Đồng ý
Giảm lợi nhuận do thương lái chèn ép giá lúa 3,44 Đồng ý
Xuất hiện sâu, bệnh hại cây lúa 3,31 Trung lập Địa phương không triển khai trồng đồng loạt một giống lúa 3,00 Trung lập Sản xuất lúa tiêu tốn nhiều nước hơn so với cây ăn trái 2,81 Trung lập Sản xuất lúa hao tốn nhiều sức lao động hơn trồng cây ăn trái 2,69 Trung lập Được các cơ quan, hợp tác xã, tổ chức hội tại địa phương vận động, khuyến khích chuyển đổi mô hình 2,44 Không đồng ý
Sản phẩm gạo tại địa phương không đủ sức cạnh tranh trên thị trường 2,44 Không đồng ý
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Sau khi lược khảo tài liệu và quan sát thực tế, có 12 nguyên nhân được đề xuất trong bài nghiên cứu Tiến hành điều tra hộ và bằng phương pháp thống kê mô tả Descriptive đưa ra được những nhận định khách quan và chính xác Dựa trên kết quả
18 khảo sát đối chiếu với ý nghĩa giá trị trung bình được Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc đề xuất (2008), có 6 nguyên nhân rơi vào khoảng “Đồng ý”, ý kiến “Trung lập” bao gồm 4 nguyên nhân và tồn tại 2 nguyên nhân mà số đông “Không đồng ý”
Nhóm nguyên nhân “Đồng ý” bao gồm: “Thu nhập từ cây lúa không đều đặn hàng tháng” (3,87), “Hiệu quả kinh tế từ cây lúa không cao bằng cây ăn trái” (3,75),
“Khí hậu phù hợp cho việc trồng cây ăn trái hơn trồng lúa” (3,63), “Hệ thống logistics xuất khẩu lúa gạo chưa hoạt động hiệu quả” (3,56), “Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho việc trồng lúa” (3,50), “Giảm lợi nhuận do thương lái chèn ép giá lúa” (3,44) Trong đó, nguyên nhân “Thu nhập từ cây lúa không đều đặn hàng tháng” chiếm tỉ lệ trung bình cao nhất Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có 3 vụ lúa chính trong năm bao gồm vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè thu Vụ mùa thường gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng
6) và thu hoạch vào cuối mùa mưa (tháng 11) Vụ đông xuân có thời điểm gieo trồng là sau khi vụ mùa kết thúc, thường vào cuối mùa mưa (tháng 11, tháng 12) và thu hoạch vào đầu tháng 4 Vụ hè thu bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 (Kinh tế nông thôn, 2019) Đồng nghĩa với việc thu nhập kinh tế gia đình khoảng ba lần trong năm Ngược lại, đối với cây ăn trái thì thu nhập hàng tháng đều đặn hơn
Bên cạnh đó, “Hiệu quả kinh tế từ cây lúa không cao bằng cây ăn trái” cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình diễn ra mạnh mẽ hơn Nguyên nhân này sẽ được làm rõ trong mục tiêu đánh giá tác động kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình mang lại Những năm gần đây, ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu trên cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế của người dân Đặc biệt nạn xâm nhập mặn gây tổn thất lớn cho cây lúa Cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng từ nạn xâm nhập mặn, tuy nhiên mức độ phá hoại và thấp hơn so với cây lúa Ngoài ra, việc thương lái chèn ép giá lúa và hệ thống logistics hoạt động chưa hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi mô hình của người dân Thương lái tùy tiện ép giá, nông dân túng bấn đành phải bán rẻ hạt lúa mà mình vắt sức cả mùa làm ra Hiện nay, nhiều địa phương ở ĐBSCL đang thu hoạch lúa thu đông sớm, năng suất khoảng 5 - 5,5 tấn/ha Oái oăm, lúa thu hoạch xong vẫn phải “nằm sương, nằm gió” chờ thương lái (Quốc Dũng, 2010) Ý kiến “Trung lập” bao gồm 4 nguyên nhân: “Xuất hiện sâu, bệnh hại cây lúa” (3,31), “Địa phương không triển khai trồng đồng loạt một giống lúa” (3,00), “Sản xuất lúa tiêu tốn nhiều nước hơn so với cây ăn trái” (2,81), “Sản xuất lúa hao tốn nhiều sức lao động hơn trồng cây ăn trái” (2,69) Có thể thấy, vấn đề sâu, bệnh hại cây lúa; giống lúa; nước tưới không ảnh hưởng nhiều đến quyết định chuyển đổi mô hình của người dân “Sản xuất lúa hao tốn nhiều sức lao động hơn trồng cây ăn trái” đạt 2,69 giá trị trung bình cho thấy rằng người dân không quan tâm nhiều đến nguyên nhân chủ quan là
19 sức lao động của bản thân, người nông dân sẵn sàng thay đổi vì những giá trị khác mang lại
Tồn tại 2 nguyên nhân mà số đông “Không đồng ý” đó là “Được các cơ quan, hợp tác xã, tổ chức hội tại địa phương vận động, khuyến khích chuyển đổi mô hình” và
“Sản phẩm gạo tại địa phương không đủ sức cạnh tranh trên thị trường” đều đạt 2,44 giá trị trung bình Có vẻ như việc đưa ra quyết định chuyển đổi mô hình chủ yếu dựa vào quyết định cá nhân của từng nông hộ, không phụ thuộc vào sự vận động, khuyến khích từ phía bên ngoài Ngoài ra, việc bác bỏ ý kiến “Sản phẩm gạo tại địa phương không đủ sức cạnh tranh trên thị trường” cho thấy xã Ba Trinh đã từng có sức ảnh hưởng, cạnh tranh trên thị trường lúa gạo Nhưng điều trên là chưa đủ để người dân tiếp tục duy trì mô hình canh tác lúa
Ngoài ra, thông qua câu hỏi mở “Lí do lớn nhất của gia đình anh (chị) để quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái là gì?”, nhóm nghiên cứu còn nhận được một lí do phổ biến là xung quanh các hộ dân khác đều đã lên vườn, nếu mình vẫn giữ đất trồng lúa thì sẽ bị chim, chuột, sâu, bọ tập trung phá hoại ruộng của mình Do đó mà tiến hành lên vườn đồng loạt để tránh gây thiệt hại
Tóm lại, thông qua một số nguyên nhân mà nhóm đã đề xuất giúp vấn đề được nhìn nhận sâu sắc, rõ ràng hơn Những nguyên nhân liên quan đến thu nhập, kinh tế chiếm ưu thế Các nguyên nhân khách quan khác có gây ảnh hưởng nhưng không mạnh
Có thể thấy, vấn đề sinh kế luôn là quan tâm hàng đầu của người dân Việc lên vườn trồng cây ăn trái đã giải quyết được những khó khăn cho nông dân canh tác lúa Từ đó mà cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung cũng ngày càng được cải thiện
3.3 Đánh giá tác động kinh tế từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng cây ăn trái
3.3.1 Đời sống kinh tế hiện tại so với thời điểm sản xuất lúa
Trong quá trình chuyển đổi mô hình canh tác sẽ có những khó khăn chung nhất định, tuy nhiên đời sống kinh tế của người dân cho đến thời điểm hiện tại cũng phần nào cũng đã ổn định hơn so với thời điểm sản xuất lúa Điển hình là số liệu thu thập được từ bảng 3.9 sau đây:
Bảng 3.9 Đời sống kinh tế hiện tại so với thời điểm sản xuất lúa Đời sống kinh tế hiện tại so với thời điểm sản xuất lúa
Tỉ lệ (%) Ổn định hơn 16 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Kết quả Bảng 3.9 cho thấy việc chuyển đổi mô hình canh tác từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái đã phần nào giúp các hộ gia đình cải thiện kinh tế, đời sống dần ổn định hơn, việc trồng cây ăn trái đem lại thu nhập, cũng như nguồn kinh tế ổn định hơn so với trồng lúa
3.3.2 Thu nhập từ cây ăn trái trưởng thành
Như đã đề cập ở phần nguyên nhân chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái, việc thu nhập từ cây ăn trái là đều đặn hơn so với cây lúa
Bảng 3.10Thu nhập từ cây ăn trái trưởng thành
Thu nhập từ cây ăn trái trưởng thành Tần số Tỉ trọng (%)
Từ trên 8 tháng – 1 năm/ 1 lần 1 6.3%
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây ăn trái
Một số giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở những khó khăn chung của ngành nông nghiệp, đồng thời dựa trên mong muốn của người nông dân Từ đó, hình thành những giải pháp phù hợp có thể khắc phục được những vấn đề đang còn bất cập
Bảng 3.14 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây ăn trái
Giải pháp Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Tăng cường tổ chức các diễn đàn, hội thảo để nâng cao kiến thức về trồng trọt cây ăn trái cho người dân
Tìm hiểu rõ thị trường cây ăn trái, đảm bảo không sản xuất ồ ạt gây tình trạng “cung” vượt “cầu”
2 4 3.69 0.602 2 Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu cho cây ăn trái tại địa phương 2 5 3.56 0.892 3 Địa phương tăng cường hỗ trợ, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm 2 5 3.56 0.964 4 Địa phương tăng cường hỗ trợ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến 2 5 3.44 1.031 5
Hình thành các hợp tác xã trồng cây ăn trái 1 4 3.44 0.964 6 Đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống thủy lợi 2 5 3.25 1.000 7 Địa phương tăng cường hỗ trợ vốn 2 5 3.13 1.088 8
Thuê lại đất của những hộ dân khác để giải quyết tình trạng đất đai manh mún
Hỗ trợ người dân nắm rõ thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2023)
Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.14 cho thấy, với giá trị trung bình theo thang đo của Linkert từ 1 đến 5 tương đối cao, các giải pháp có điểm trung bình từ 2.88 đến 3.81 Trong đó, các giải pháp được lựa chọn chủ yếu là Tăng cường tổ chức các diễn đàn, hội thảo để nâng cao kiến thức về trồng trọt cây ăn trái cho người dân (3.81), Tìm hiểu rõ thị trường cây ăn trái, đảm bảo không sản xuất ồ ạt gây tình trạng “cung” vượt “cầu” (3.69) Nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức mới cho thấy người dân tại xã Ba Trinh rất quan tâm đến hiệu quả cây trồng trong quá trình canh tác, các nông hộ không ngại đổi
25 mới phương thức sản xuất để mang lại kết quả tốt nhất Đây là một trong những điểm sáng của cộng đồng này trong quá trình hội nhập hóa, từ đó nâng cao chất lượng nông sản Bên cạnh đó, người dân cũng mong muốn có cơ hội được tìm hiểu thêm về thị trường cây ăn trái bằng nhiều hình thức để không chạy theo số đông dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, làm giá trị nông sản bị giảm xuống
Ngoài ra, việc Hỗ trợ người dân nắm rõ thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm đối với người dân (2.88) chỉ ở mức trung lập bởi vì các mô hình tại xã Ba Trinh đã được chuyển đổi từ 2015 trở về trước Thời điểm này, các quy định của Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai còn mới và chưa được phổ biến rộng rãi, các nông hộ đều tự ý chuyển đổi cho nên thủ tục pháp lý về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng không được Ủy ban xã nhà quan tâm sâu sát Vì vậy, người dân cũng không thấy được tầm quan trọng của giải pháp này
Một số giải pháp liên quan được người dân đề xuất trong quá trình tiến hành phỏng vấn thông qua câu hỏi định tính về đề xuất với chính quyền địa phương để giải quyết một số khó khăn hiện tại ở địa phương
“Nên tổ chức hợp tác xã về cây ăn trái giúp cân đối lại giá phân bón, giá bán ra sản phẩm cho bà con” (chia sẻ của ông V, nam, 53 tuổi)
Có thể thấy hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình canh tác của người nông dân vì đem lại nhiều lợi ích như ổn định đầu ra cây ăn trái, giá cả vật tư nông nghiệp, tìm hiểu rõ thêm về nhu cầu thị trường, nếu thực hiện tốt có thể làm truyền thông để đưa thương hiệu cây ăn trái tại nơi đây phát triển thêm nữa trong tương lai Càng được chắc chắn hơn khi giải pháp Hình thành các hợp tác xã trồng cây ăn trái (3.44) ở mức đồng ý theo thang đo Likert Tuy nhiên các tổ chức xã hội nói chung và hợp tác xã nói riêng tại xã Ba Trinh chưa được phát triển do Ủy ban nhân dân không chú trọng triển khai, khiến người dân không cảm thấy hài lòng
“Tôi không có cần ba cái hợp tác xã đâu, đó giờ tự làm tự ăn à Hợp tác xã ở đây cũng có mà không làm được gì hết, nhiều khi người biết nó có, người không nữa”
(chia sẻ của ông T, nam, 43 tuổi) Đây là một trong những yếu điểm cần cải thiện trong quản lý của các cán bộ tại nơi này, chưa quan tâm nhiều đến tâm tư của người dân, lắng nghe mong muốn của họ
Từ đó đề xuất những hoạt động sắp tới sao cho phù hợp
Bên cạnh đó, một số giải pháp khác liên quan đến nội bộ của các nông hộ về kinh nghiệm canh tác cũng được đề xuất nhằm giải quyết được một số khó khăn cụ thể như người dân không thể tự tìm hiểu về những kiến thức mới về trồng cây ăn trái hay một số bất cập đang cần giải quyết
“Thống nhất loại cây chủ lực, trồng đồng loạt với nhau thì thương lái đến đây nhiều cũng nhiều cũng đỡ cho mình” (chia sẻ của ông T, nam, 43 tuổi)
“Cố gắng làm cho sản phẩm ngon, chất lượng Mấy anh em bàn bạc nhau” (chia sẻ của ông V, nam, 53 tuổi)
“Cận thân, cận lân Trao đổi qua lại, hỗ trợ người xung quanh” (chia sẻ của ông
Mối quan hệ xã hội tại nông thôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau bởi vì người dân canh tác cùng nhau nên việc chia sẻ kinh nghiệm hay giúp đỡ nhau đã trở thành thói quen trong lối sống văn hóa của họ Họ xem trọng sự sẻ chia, những người càng lớn tuổi, càng có kinh nghiệm canh tác thì lời nói càng có giá trị Người dân nông thôn họ thường nhờ vào kinh nghiệm của nhau để đúc kết những giá trị thay vì chờ đợi thụ động những giải pháp từ phía chính quyền địa phương