1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã nam thượng huyện kim bôi tỉnh hòa bình giai đoạn 2018 2022

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ đã thực hiện theo phương châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng xấu, xa

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI KHẮC ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM THƯỢNG, HUYỆN KIM BÔI,

TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp

Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2018 – 2022

Thái nguyên – năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI KHẮC ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM THƯỢNG, HUYỆN KIM BÔI,

TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp

Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2018 – 2022

Giảng viên hướng dẫn : ThS Đỗ Trung Hiếu

Thái nguyên – năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo trên giảng đường là lúc sinh viên bước vào quá trình thực tập tốt nghiệp trước khi kết thúc chương trình học của mình Thực tập tốt nghiệp là một phần để sinh viên được thực hành những kiến thức mà mình được học tập trên giảng đường và cũng là cơ hội tốt để sinh viên tích lũy được những kiến thức mới những kinh nghiệm mới đối với chính nghành, nghề mà sinh viên học tập

Được sự đồng ý và tạo điều kiện của nhà trường, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cùng với sự giúp đỡ tận tâm của thầy hướng dẫn Ths Đỗ Trung

Hiếu, em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2022”

Quá trình thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn, trở ngại do trình độ năng lực còn hạn chế Nhưng bằng sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, các đơn vị, cơ quan tại địa phương và thầy hướng dẫn đã giúp em hoàn thành khóa thực tập Em xin gửi lời chân thành nhất đến thầy hướng dẫn Ths Đỗ Trung Hiếu đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi và UBND xã Nam Thượng, các trưởng thôn, người dân các xóm đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và cung cấp các tài liệu, thông tin để em hoàn thành đề tài thực tập của mình

Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và người thân, những người luôn là động lực để em hoàn thành chương trình học của mình Em rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 07 năm 2023

Sinh viên

Bùi Khắc Đoàn

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Thượng 30Bảng 4.2 Biến động đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng 31Bảng 4.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Thượng 32Bảng 4.4 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại các xóm Nam Thượng,

Nam Bãi, Bôi Cả 34Bảng 4.5 Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa tại các điểm nghiên cứu 38Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sau DĐĐT tại các xóm

Nam Thượng, Nam Bãi, Bôi Cả 41Bảng 4.7 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất 45Bảng 4.8 Hiệu quả môi trường của các LUT 46

Trang 6

PHẦN 2.TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 6

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

2.1.2 Các quan điểm về việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp 7

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất 8

2.1.4 Những yếu tố ảnh hướng đến việc sử dụng đất nông nghiệp 8

2.2 Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 10

2.3 Ruộng đất manh mún và công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp 11

2.3.1 Ruộng đất manh mún 11

2.3.2 Tập trung ruộng đất ở nước ngoài 13

2.3.3 Tình hình dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tại một số tỉnh 14

2.3.4 Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình năm 2021 15

2.4 Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 17

2.4.4 Tăng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước 17

2.4.5 Tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai 18

2.4.6 Tạo tâm lý ổn định cho người dân yên tâm đầu tư 18

Trang 7

PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

3.2 Nội dung nghiên cứu 19

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 19

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 20

3.3.4 Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và xử lý số liệu 21

3.4 Các chỉ tiêu đánh giá 21

3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế 21

3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội 22

3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá về mặt môi trường 22

PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 24

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 24

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26

4.2 Biến động đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Thượng 30

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 30

4.2.2 Biến động đất nông nghiệp 31

Bảng 4.2 Biến động đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng 31

4.2.3 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng 32

4.3 Công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng 35

4.3.1 Kết quả của công tác dồn điền, đổi thửa tại xã Nam Thượng 35

4.3.2 Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại 03 xóm: Nam Thượng, Nam Bãi, Bôi Cả - xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 37

Trang 8

4.4 Đánh giá hiệu quả dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng,

huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 40

4.4.1 Hiệu quả kinh tế 40

4.4.2 Hiệu quả xã hội 44

4.4.3 Hiệu quả môi trường 46

4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng 51 4.5.1 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 51

4.5.2 Giải pháp về vốn 51

4.5.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 53

4.5.4 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng 53

4.5.5 Giải pháp về môi trường 54

Trang 9

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp Việc quản lý và sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và thực sự có hiệu quả kinh tế là chiến lược quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội, bởi tài nguyên đất có hạn và nguồn đất có khả năng canh tác ít Áp lực từ dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật đều tác động đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Hơn nữa, sự ô nhiễm và thoái hóa của đất cũng là vấn đề nghiêm trọng, khiến cho đất mất khả năng canh tác Để phục hồi độ phì nhiêu, đất cần trải qua hàng trăm năm

Trong ngành nông nghiệp, sự phân chia ruộng đất cho nông dân có vai trò quan trọng Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Do đó, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp và tăng khối lượng nông sản xuất khẩu Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ đã thực hiện theo phương châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng xấu, xa cũng như gần đều được chia đều tính trên nhân khẩu nông nghiệp, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán, manh mún, có quá nhiều thửa ruộng với diện tích thửa nhỏ gây khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp như: Khó hình thành nên các vùng sản xuất chuyên canh, cơ giới hóa đồng ruộng; việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất khó thực hiện với quy mô lớn, các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, Global GAP, hữu cơ khó áp dụng Từ đó dẫn đến chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm cao và chất lượng sản phẩm không đồng đều, ổn định Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu qua

Trang 10

các thương lái thu mua chưa có nhiều sản phẩm tiêu thụ bằng các hợp đồng thương mại nên giá cả bấp bênh, đầu ra sản phẩm không ổn định

Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đưa cơ giới hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như: VietGAP, Global GAP, hữu cơ một cách đồng bộ thì phải giải quyết được tình trạng đất đai manh mún, phân tán ruộng đất

Xã Nam Thượng huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên trên 2.037,69 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 443,97 ha, chiếm 21,78% tổng diện tích tự nhiên, dù đã được giao đến hộ gia đình nhưng diện tích không đồng đều, chỗ cao, chỗ trũng, diện tích nhỏ lẻ, manh mún, khó khăn cho quy hoạch, sản xuất Với sự tập trung chỉ đạo các giải pháp phù hợp thực tế, Nam Thượng là địa phương thực hiện tốt chủ trương dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch, tổ chức sản xuất, xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022 xã Nam Thượng tiến hành dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp 5 xóm trên tổng số 6 xóm của xã Tổng diện tích dồn đổi là 209ha, tuy nhiên sau khi hoành thành công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp xã Nam Thượng vẫn chưa tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác này đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Công tác dồn điền, đổi thửa gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nam Thượng đã được Ban Chỉ đạo và UBND xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bài bản, quyết liệt ngay sau khi có chỉ đạo của UBND huyện, các cấp từ xã đến xóm đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhưng đến nay kết quả thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn xã đạt được còn hạn chế

Trang 11

Xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài “Đánh giá hiệu quả dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2022” làm

khóa luận tốt nghiệp đại học

1.2 Mục tiêu

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2022, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã

 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Sau khi học tập và tích lũy các kiến thức trên giảng đường, quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên áp dụng các kiến thức đã học và thực tiễn và đồng thời đây cũng là cơ hội để sinh viên có thể tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm ngoài thực tiễn để phục vụ cho bản thân sau khi ra trường

- Ngoài ra, việc thực hiện đề tài còn giúp cho sinh viên nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng thu thập và sử lý các thông tin khi thực hiện một đề tài nghiên cứu và nó cũng giúp sinh viên biết các phương pháp nghiên cứu, xử lý một vấn đề khoa học, cách trình bày một bài báo cáo khoa học

Trang 12

 Ý nghĩa thực tế

- Đối với những người nông dân: Giúp cho người nông dân hiểu hơn về hiệu quả của chính sách dồn điền, đổi thửa của Nhà nước qua đó hưởng ứng nhiệt tình và yên tâm mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất

- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để cho các cấp chính quyền địa phương đưa ra những quyết định, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch và triển khai những giải pháp hiệu quả hơn trong công tác dồn điền đổi thửa ở các năm tiếp theo

Trang 13

1.4 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 phần:

- Phần 1: Tổng quan về nghiên cứu

- Phần 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Phần 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 14

PHẦN 2

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về dồn điền, đổi thửa

Theo một số văn bản pháp luật dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp (DĐĐT) là chủ trương của chính quyền Việt Nam tiến hành xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hóa Dồn điền đổi thửa là giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng đã tới tạo thuận lợi cho hộ canh tác, áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Biện pháp thực hiện cũng bao gồm việc quy hoạch lại giao thông, thủy lợi nội đồng, áp dụng công nghệ tiên tiến và cơ giới hóa vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đồng thời, cũng có việc phân công lao động trong từng khu vực nhằm tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất Theo chủ trương này, các hộ nông dân được phân chia lại đất và nhà nước cấp cho họ Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giúp họ có thể vay vốn ngân hàng và nhận được sự hỗ trợ một phần kinh phí từ nhà nước

2.1.1.2 Khái niệm về đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là loại đất được xác định dựa trên năng suất sản xuất nông nghiệp, đó là khả năng của đất để cung cấp các yếu tố dinh dưỡng và không gian phát triển cho cây trồng hoặc động vật chăn nuôi Để được xem là đất nông nghiệp, nó phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định, bao gồm độ phì nhiêu, độ thoáng khí và độ dẻo dai của đất

Đất nông nghiệp có thể có các tính chất khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố địa lý và khí hậu của vùng đất đó Đất có thể được xếp loại theo độ phì nhiêu, từ đất cát, đất sét đến đất phù sa, v.v Loại đất khác nhau này có các tính chất

Trang 15

khác nhau về việc giữ nước, thoát nước, cung cấp dinh dưỡng và tạo không gian cho các hệ thống cây trồng hoặc động vật chăn nuôi

Đất nông nghiệp được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, là nguồn cung cấp chính của thực phẩm, đồ uống và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác Tuy nhiên, nhiều khu vực đang phải đối mặt với sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức, đất bị xói mòn, đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm Do đó, việc bảo vệ và quản lý đất nông nghiệp bền vững là rất quan trọng

Hiện nay, việc tận dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả thông qua việc tối ưu hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã trở thành một vấn đề đáng quan ngại trên toàn cầu Không chỉ là mối quan tâm của cộng đồng khoa học, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp nông nghiệp, mà còn là khát vọng của các nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Vòng và đồng nghiệp, 2001)

Để phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững và đáp ứng nhu cầu thị trường, một trong những yếu tố quan trọng là đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi dựa trên việc lựa chọn các sản phẩm có ưu thế tại từng địa phương Điều này đòi hỏi nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới nhằm tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm Đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ổn định và bền vững

Theo nhiều nhà khoa học, việc xác định đúng khái niệm và bản chất của hiệu quả sử dụng đất ngày nay phải dựa trên quan điểm triết học của Mác-Lênin và những nhận thức lý luận từ lý thuyết hệ thống Điều này có nghĩa là hiệu quả cần được đánh giá từ ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000)

Trang 16

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh sử dụng đất Tuy nhiên, một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất thường được sử dụng bao gồm:

- Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí này đánh giá khả năng của đất để tạo ra giá

trị kinh tế cao nhất có thể, bao gồm cả chi phí đầu tư, sản xuất và tiêu thụ Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman-1995), hiệu quả kinh tế được xác định là một chỉ tiêu so sánh giữa việc tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và sự gia tăng hiệu suất của hoạt động sản xuất vật chất trong một khoảng thời gian nhất định, góp phần tăng cường lợi ích cho xã hội

- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là một khái niệm tương đối quan trọng

và liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh tế, nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người Tuy nhiên, việc đo lường các chỉ số biểu thị hiệu quả xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn, thường được phản ánh qua các chỉ số định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, giảm nghèo đói, định canh, định cư, xây dựng một xã hội công bằng và nâng cao mức sống của toàn dân Tiêu chí này đánh giá khả năng của đất để tạo ra lợi ích xã hội, bao gồm cả tạo việc làm, giảm đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Hiệu quả môi trường: Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường

là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái và đánh giá khả năng sử dụng đất một cách bền vững và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

Trang 17

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có những yếu tố về điều kiện tự nhiên, yếu tố về kinh tế - xã hội, yếu tố về tổ chức, kỹ thuật

2.1.4.1 Nhóm các điều kiện tự nhiên

Điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước là nhóm các điều kiện tự nhiên chính Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng

đất

Điều kiện địa hình: Điều kiện địa hình, bao gồm độ dốc, độ ẩm, độ pH đất, độ thoát nước và các yếu tố khác, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất nông nghiệp

Khí hậu: Khí hậu cũng ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm nhiệt độ, mưa và mùa khô Ví dụ, những vùng khô hạn sẽ có khả năng sử dụng đất nông nghiệp thấp hơn so với những vùng có mùa mưa đều

Tài nguyên nước: Nguồn nước là một yếu tố cần thiết để sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất Việc có đủ nguồn nước để tưới tiêu hoặc làm đầm lầy cho cây trồng sẽ ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp

2.1.4.2 Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội

Các yếu tố này luôn có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất Nó bao gồm chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi

trường chính sách và các yếu tố khác

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng, bao gồm đường giao thông, điện, nước sạch, hệ thống chống ngập, cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp và giá trị của nó

Chính sách và quy hoạch: Chính sách và quy hoạch của chính phủ cũng có ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp Ví dụ, chính sách hỗ trợ sản xuất

Trang 18

nông nghiệp có thể khuyến khích người nông dân sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn

Sự biến động của thị trường: Sự biến động của thị trường, bao gồm giá cả, cung cầu và các yếu tố khác, cũng có ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp Ví dụ, nếu giá cả của một sản phẩm nông nghiệp tăng, người nông dân có thể sẽ tìm cách sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất loại sản phẩm đó

2.1.4.3 Nhóm yếu tố về tổ chức, kỹ thuật

Yếu tố này là một yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng vùng để xác định cơ sở cho phát triển hệ thống cây trồng và chăn nuôi với cơ cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao

Đó chỉ là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp Việc hiểu và quản lý những yếu tố này là rất quan trọng để đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững trong tương lai Ngoài ra, việc áp dụng các phương pháp canh tác, giống cây, chăn nuôi, quản lý đất, tưới tiêu, thu hoạch và chế biến sản phẩm cũng rất quan trọng để tối ưu hóa sử dụng đất và tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp

2.2 Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt lịch sử phát triển đất nước Có thể kể đến một số chính sách quan trọng nhất liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam:

Đổi mới chính sách đất đai (đầu thập niên 1990): Chính sách này cho phép người dân có quyền sử dụng đất trong thời hạn lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất nông nghiệp

Trang 19

Luật Đất đai năm 2003: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất về quản lý, sử dụng đất ở Việt Nam Luật Đất đai có quy định về quyền sử dụng, quản lý, giao đất, bảo vệ và sử dụng đất đai tại Việt Nam

Chính sách tài trợ cho nông dân (đầu thập niên 2000): Chính sách này cung cấp các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân, giúp họ tăng năng suất và hiệu quả sử dụng đất

Quy định về quy hoạch đất nông nghiệp: Các quy hoạch đất nông nghiệp nhằm bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp, giữ cho đất trống không bị san lấp hoặc sử dụng mục đích khác Quy hoạch đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ đất cho các hoạt động nông nghiệp, bảo vệ môi trường và duy trì cảnh quan đẹp cho nông thôn

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn (năm 2008): Chính sách này đưa ra các giải pháp để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, giúp nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân nông thôn Điều này giúp đảm bảo bền vững cho việc sử dụng đất nông nghiệp

Ngoài ra còn một số chính sách quan trọng khác như chính sách hỗ trợ vay vốn và giảm lãi xuất, chính sách đầu tư vào nông nghiệp, chính sách phát triển hạ tầng nông thôn, chính sách về quản lý đất Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết, ví dụ như các tranh chấp về quyền sử dụng đất, sự phân bố không đồng đều của tài nguyên đất và nước, và thiếu sự hợp tác giữa các địa phương trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách cũng cần phải được cải thiện để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong thực tế sản xuất

2.3 Ruộng đất manh mún và công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp

Ruộng đất manh mún là một vấn đề lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển Đây là tình trạng mà ruộng đất bị phân mảnh và

Trang 20

giảm diện tích do sự mở rộng của các khu đô thị, công trình xây dựng và sự gia tăng dân số Ruộng đất manh mún làm giảm khả năng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Vì vậy, việc quản lý và bảo vệ đất nông nghiệp khỏi sự phá hủy và phân mảnh là rất quan trọng để đảm bảo nguồn lương thực đủ đáp ứng nhu cầu của dân số

Ở Việt Nam, vấn đề ruộng đất manh mún cũng là một vấn đề đang được quan tâm và giải quyết bởi các chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ của chính phủ Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam giảm từ 13,8 triệu ha vào năm 1993 xuống còn 10,3 triệu ha vào năm 2020 Trong đó, diện tích ruộng đất manh mún chiếm một phần lớn

Hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất: Tình trạng manh mún

ruộng đất đã tạo ra nhiều khó khăn đối với nông dân và nhà quản lý Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc manh mún ruộng đất, bao gồm giảm sản xuất nông nghiệp do sự phân mảnh hóa ruộng, tăng chi phí sản xuất và lao động Nông dân phải dành nhiều thời gian và công sức để di chuyển giữa các mảnh ruộng hoặc tưới tiêu cho các mảnh nhỏ, gây tăng chi phí vận chuyển hàng hóa vào ra và hạn chế khả năng cơ giới hóa nông nghiệp Hơn nữa, sự manh mún ruộng đất cũng gây trở ngại trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất, đồng thời làm phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân

Để giải quyết vấn đề này, chính phủ và các địa phương đã triển khai rất nhiều giải pháp Kế hoạch dồn điền đổi thửa được coi là một trong những giải pháp để giảm thiểu tình trạng ruộng đất manh mún và tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Theo đó, kế hoạch này sẽ gộp các thửa đất nhỏ thành những thửa đất lớn hơn, đồng thời tăng diện tích đất sử dụng cho mỗi hộ nông dân

Trang 21

Điều này giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất, giúp cho bà con nông dân có thể có thu nhập cao hơn từ việc sản xuất nông nghiệp

Tuy nhiên, kế hoạch dồn điền đổi thửa cũng đối mặt với một số thách thức nhất định Trong số đó, việc đảm bảo quyền lợi cho các chủ sở hữu đất khi thực hiện dồn điền đổi thửa cũng như việc đối thoại, thuyết phục người dân hiểu rõ về giá trị của đất nông nghiệp và ý nghĩa của việc gộp đất để tăng hiệu quả sử dụng đất Do đó, để kế hoạch dồn điền đổi thửa có thể được triển khai hiệu quả, cần phải có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương, đồng thời cần tạo điều kiện cho bà con nông dân tham gia vào quá trình này Ngoài ra, cần phải tăng cường giám sát và kiểm soát việc triển khai kế hoạch để tránh các trường hợp lạm dụng hoặc xảy ra vi phạm

Vấn đề tập trung ruộng đất không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới Ở nhiều quốc gia, tập trung ruộng đất là kết quả của quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, khi đất đai được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng nhà cửa, công trình công cộng và khu đô thị Kết quả là, người nông dân và gia đình họ không còn đủ đất để sản xuất đủ thực phẩm cho chính họ và cho cộng đồng

Một số quốc gia có chính sách và giải pháp để giải quyết vấn đề tập trung ruộng đất, bao gồm:

Nhật Bản: Sử dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất đất đai và tăng cường việc sử dụng đất đai nhỏ để sản xuất nông nghiệp

Hàn Quốc: Có chính sách cho phép chia nhỏ đất đai và thúc đẩy nông dân trẻ gia nhập vào lĩnh vực nông nghiệp

Đài Loan: Sử dụng chính sách khuyến khích những người nông dân già hoặc không có con cái để bán đất lại cho nhà nước, và đồng thời cung cấp cho họ một khoản tiền đền bù nhằm giúp họ tìm kiếm cơ hội việc làm khác

Trang 22

Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, tập trung ruộng đất vẫn đang là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra tình trạng đói nghèo và thiếu thực phẩm Các giải pháp để giải quyết vấn đề này cần phải được đưa ra phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện địa phương, và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như chính sách, kinh tế, văn hóa và xã hội

2.3.3 Tình hình dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tại một số tỉnh

Tình hình dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn đang được diễn ra ở nhiều địa phương, nhiều tỉnh thành Theo báo cáo của Chính phủ, việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả sử dụng đất đai và nâng cao năng suất nông nghiệp

Một số địa phương đã nhận thức sớm về yêu cầu cần tập trung sử dụng đất để phát triển sản xuất hàng hóa Vì vậy, trong quá trình chia đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, họ đã tổ chức các cuộc đối thoại với các hộ dân để tiến hành trao đổi ruộng nhằm xác định rõ từng mảnh đất cho mỗi hộ trên bản đồ Một ví dụ nổi bật về kinh nghiệm này là xã Trầm Lộng thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ) Từ năm 1993, xã Trầm Lộng đã hoàn thành việc chia đất nông nghiệp và trao đổi ruộng giữa các hộ dân Dựa trên kết quả đó, vào tháng 12 năm 1996, lãnh đạo huyện Ứng Hòa đã đưa ra quyết định triển khai việc trao đổi ruộng để tránh việc mỗi hộ nhận được quá nhiều mảnh đất hoặc thửa đất

Một số tỉnh và thành phố đã tự đưa ra quyết định chuyển đổi đất nông nghiệp thông qua Nghị quyết của Tỉnh ủy và kế hoạch triển khai của UBND tỉnh, cùng với hướng dẫn chuyển đổi đất nông nghiệp tại từng huyện và xã Điều này đặc biệt rõ ràng ở những tỉnh có quỹ đất nông nghiệp hạn chế ở đồng bằng Bắc Bộ Sau Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi đất nông nghiệp tổ chức tại Hà Tây (7/1997) bởi Tổng cục địa chính (hiện là Bộ Tài nguyên và Môi trường), phong trào chuyển đổi đất nông nghiệp đã được mở rộng sang nhiều

Trang 23

tỉnh khác như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Nam Định, Ninh Bình và nhiều tỉnh khác

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa cũng gặp nhiều khó khăn và tranh cãi Một số vấn đề cần được giải quyết như thực hiện chính sách đổi thửa đất nông nghiệp một cách minh bạch, công khai, đảm bảo quyền lợi của người nông dân và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai một cách hợp lý Cung cấp đầy đủ thông tin cho người nông dân về các giải pháp thay thế để họ có thể tìm kiếm lựa chọn phù hợp và không bị tổn thất Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho người nông dân để họ có thể chuyển đổi sang các mô hình trồng trọt hiệu quả hơn và có thể tận dụng tối đa diện tích đất đai được cấp cho họ Thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội của các chính sách đổi thửa đất nông nghiệp để đảm bảo rằng việc thực hiện chính sách này không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống của người dân

Chính vì vậy, việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Việt Nam là một vấn đề còn gặp nhiều thách thức và cần được thực hiện một cách cẩn trọng để đảm bảo quyền lợi của người nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững

2.3.4 Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình năm 2021

Trang 24

Kim Bôi: 20,82 ha/ 303,73 ha = 6,85%) Có 2 xã không đăng ký thực hiện gồm: Đú Sáng và Mị Hòa

Đối với 11 xã (Hùng Sơn, Xuân Thủy, Kim Lập, Kim Bôi, Hợp Tiến, Bình Sơn, Cuối Hạ, Nuông Dăm, Tú Sơn, Vĩnh Tiến và Thị Trấn Bo) đã thực

hiện các bước theo Kế hoạch số 65/KH-UBND

- Việc thực hiện trình tự nội dung các bước chưa đảm bảo như yêu cầu, chưa hoàn thiện bộ máy đã tổ chức họp

- Hầu hết các xã mới chỉ dừng ở bướ 1, chưa thực hiện bước 2 là

Khảo sát, xây dựng phương án dồn điền đổi thửa

- Một số xã đã thực hiện song không xác định được hình thức DĐĐT, chưa xác định được những vướng mắc hiện tại, những vấn đề cần kiến nghị, đề xuất với Ban chỉ đạo

- Tiến độ báo cáo về cơ quan thường trực BCĐ quá chậm, nội dung sơ sài, chung chung, chất lượng không đảm bảo, vì vậy không tổng hợp được

* Nguyên nhân:

- Thiếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền, một số xã do tác động của việc sáp nhập đơn vị hành chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tư tưởng cán bộ, nhất là những lãnh đạo chủ chốt đã làm ảnh hưởng

Trang 25

rất lớn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc nói chung, cũng như thực hiện công tác DĐĐT, mặt khác một số thôn mới sáp nhập cũng gây không ít khó khăn cho công tác triển khai các bước về DĐĐT

- Công chức địa chính xã còn thiếu kỹ năng trong tổ chức thực hiện và việc cập nhật số liệu

- Dồn điền đổi thửa là nội dung khó, cần sự vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị - xã hội

- Bên cạnh đó tâm lý ngại thay đổi, sợ chia lại ruộng của một bộ phận người dân gây khó khăn cho quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa ở thôn

2.4 Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc dồn điền đổi thửa là cơ hội để kiểm tra lại diện tích đất nông nghiệp và quản lý quỹ đất Sau khi hoàn thành quy trình dồn điền đổi thửa, cần tiến hành đo đạc và tạo bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các hộ gia đình và cá nhân Đồng thời, cần xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để phục vụ công tác quản lý của nhà nước Qua đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định pháp luật

Ngoài ra, các cơ quan quản lý đất đai cũng thực hiện các nhiệm vụ quản lý quỹ đất, theo dõi biến động đất đai, thống kê và kiểm kê đất đai Điều này đảm bảo quản lý đất đai được chặt chẽ, thống nhất và hạn chế các sai sót trong quá trình quản lý

Qua việc dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sẽ tiết kiệm diện tích bờ vùng và bờ thửa, và cũng sửa chữa các sai sót như thiếu công bằng và sai diện tích trong quá trình chuyển nhượng đất trước đó Ngoài ra, việc dồn điền đổi thửa còn giúp tăng hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn thu từ đất, đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản Chính sách dồn điền đổi thửa đã thành công, tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trang 26

nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả sử dụng đất đai, đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước

Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa và mở rộng diện tích của mỗi thửa đất, các hộ nông dân có thể tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện thâm canh, tăng số vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Những khu vực trước đây có đất thấp trũng, thường chỉ trồng một hoặc hai vụ lúa trong năm, sau khi dồn điền đổi thửa, có thể chuyển sang mô hình kinh tế hiệu quả hơn, như kết hợp trồng lúa - nuôi cá - chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi trồng thủy sản Các vùng đất cao, gần đường giao thông hoặc thuận lợi cho sản xuất có thể chuyển sang trồng cây hoặc nuôi chăn nuôi gia cầm và lợn theo hướng công nghiệp Đối với các vùng đất vàn, có thể tiến hành quy hoạch lại hệ thống ruộng thành các vùng chuyên canh; đồng thời, quy hoạch lại cơ sở hạ tầng để tổ chức sản xuất thâm canh các loại lúa cao sản, có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất, hộ nông dân sẽ yên tâm đầu tư cho sản xuất, cải tạo đồng ruộng làm tăng độ phì nhiêu của đất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn; đồng thời cũng phát huy tốt hơn các quyền và nghĩa vụ

của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai

Trang 27

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Thượng - Hiện trạng sử dụng đất tại xã Nam Thượng

- Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2022

- Đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xã Nam Thượng có 6 xóm Theo báo cáo kết quả công tác dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2018 -2022 xã Nam Thượng có 5 xóm (Nam Bãi, Nam Thượng, Bôi Cả, Nước Ruộng, Bình Tân) đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa, 1 xóm (Đội Ba) không dồn điền, đổi thửa Trong điều kiện nguồn lực và thời gian hạn chế tôi chọn 03 xóm đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp giai đoạn

Trang 28

2018 – 2022 là Nam Bãi, Bôi Cả và Nam Thượng đại diện cho 3 khu vực nghiên cứu Các xã có đặc điểm địa hình, điều kiện canh tác khác nhau và đã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, đáp ứng được yêu cầu của đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa sau dồn điền, đổi thửa

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu đã được công bố như báo cáo kết quả thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã Nam Thượng Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa của xã Nam Thượng giai đoạn 2018 - 2022 Thu thập số liệu thống kế của UBND xã Nam Thượng, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Bôi, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi Ngoài ra còn tham khảo một số thông tin trên mạng Internet

3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phiếu điều tra được xây dựng sẵn để thu thập thông tin từ đối tượng là các hộ tham gia dồn điền, đổi thửa khu vực nghiên cứu Các thông tin phỏng vấn liên quan đến tình hình cơ bản của hộ, thông tin về quy mô, cơ cấu đất đai, tình hình sử dụng các loại đất, hoạt động sản xuất trên đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa, những khó khăn, kiến nghị, Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nông dân

- Chọn mẫu điều tra:

+ Đề tài chọn 3 xóm trong tổng số 5 xóm thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của xã Nam Thượng trong giai đoạn 2018 -2022

+ Chọn hộ điều tra: Tiến hành phỏng vấn mỗi xóm 20 hộ nông dân để thu thập số liệu Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa theo danh sách các hộ gia đình trong thôn Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở 3 xóm là 60 hộ

Trang 29

3.3.4 Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Căn cứ vào những tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, sắp xếp các số liệu theo thời gian các năm điều tra

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhằm so sánh kết quả một số chỉ tiêu như: Biến động sử dụng đất, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất cũng như trước và sau khi dồn điền, đổi thửa

- Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu, tài liệu thu thập được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa theo các chỉ tiêu

(kinh tế, xã hội và môi trường)

- Để tổng hợp và phân tích số liệu theo các chỉ tiêu nghiên cứu, ta có thể sử dụng phần mềm Excel Sau khi thu thập số liệu thứ cấp, chúng ta có thể tổng hợp chúng và phản ánh thông tin bằng cách sử dụng bảng, biểu đồ, đồ thị và phân tích so sánh qua các năm để có cái nhìn tổng quan về thực trạng và rút

ra kết luận

3.4 Các chỉ tiêu đánh giá

3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế

Hiệu quả kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và hiệu quả đồng vốn tại 2 thời điểm trước

và sau khi dồn điền, đổi thửa

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong năm trên một ha đất (ha/năm) Giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng * giá bán sản phẩm:

Trang 30

- Giá trị gia tăng (VA) là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian Nó đại diện cho giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong quá trình sản xuất

Công thức tính (VA) như sau: VA = Giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IC) (đơn vị: triệu đồng/ha/năm)

- Hiệu quả kinh tế trên 1 đồng giá trị trung gian: VA/IC

Chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả của việc tạo ra giá trị sản phẩm so với chi phí trung gian Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo giá trị hiện tại và định tính dựa trên mức độ cao và thấp Hiệu quả kinh tế càng lớn khi các chỉ tiêu đạt mức cao hơn

3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội

Mục đích của các hoạt động kinh tế của con người được thể hiện bởi hiệu quả xã hội Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả xã hội được xác định bằng ngày công/ha/vụ

Hiệu quả xã hội của các loại hình, kiểu sử dụng đất được đánh giá tại 2 thời điểm trước và sau khi dồn điền, đổi thửa theo các tiêu chí sau:

- Khả năng thu hút lao động và hiệu quả giải quyết việc làm - Khả năng đảm bảo lương thực, gia tăng lợi ích của người dân

- Khả năng sản xuất các chủng loại sản phẩm hàng hóa và số lượng tiêu thụ, giá cả thị trường

3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá về mặt môi trường

Việc xác định hiệu quả môi trường trong quá trình sử dụng đất là một vấn đề phức tạp và khó định lượng Nó yêu cầu nghiên cứu và phân tích kéo dài trong một khoảng thời gian đủ dài để có thể kiểm chứng và đánh giá Do đó, đề tài chỉ tập trung đánh giá hiệu quả môi trường tại hai thời điểm trước và sau khi áp dụng phương pháp dồn điền và đổi thửa, sử dụng một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

Trang 31

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, đồng thời hạn chế ô nhiễm do việc sử dụng nhiều thuốc BVTV

- Mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất đối với khả năng cải tạo đất

Việc đánh giá các chỉ tiêu trên sẽ giúp đánh giá hiệu quả môi trường của quá trình sử dụng đất trước và sau khi áp dụng phương pháp dồn điền và đổi thửa

Trang 32

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Nam Thượng nằm ở phía Đông Nam của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình Trung tâm xã cách thị trấn Bo 9km, cách thành phố Hoà Bình 45km về phía Đông Nam và cách thủ đô Hà Nội 78km Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương của huyện Kim Bôi và huyện Lương Sơn như sau:

- Phía Bắc giáp xã Kim Lập huyện Kim Bôi - Phía Đông giáp huyện Lương Sơn

- Phía Nam giáp xã Sào Báy huyện Kim Bôi

- Phía Tây giáp xã Cuối Hạ và xã Kim Bôi của huyện Kim Bôi

Xã Nam Thượng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi về giao thông, gần thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tế của huyện cũng như của tỉnh, có thị trường lớn, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong toàn tỉnh

4.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

- Địa hình: Xã Nam Thượng có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe

suối và các dải núi đá vôi Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 350m, nơi cao nhất tới 560 m Địa hình của xã thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Khu vực có địa hình tự nhiên bằng phẳng, cao độ ruộng trung bình 90.1-104.9 m Khu vực xây dựng các công trình công cộng có cao độ trung bình từ 90.1-91.1 m Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông

- Khí hậu: Cũng như các xã khác trong vùng, Nam Thượng cũng mang

những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 02 mùa chính:

+ Mùa hè: Với đặc điểm là nóng ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ trung bình trên 250C, có ngày lên đến 430C

Trang 33

+ Mùa đông: Với đặc điểm là khô, lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16-200C, có ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 30C, lượng mưa trong tháng 10-20 mm

Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.200 mm Lượng mưa tập trung vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, cao nhất trong tháng 8,9 với lượng mưa chiếm khoảng 85-90% lượng mưa của năm Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa giảm

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 270C-290C Tổng giờ nắng bình quân từ 2.100 – 3.000 giờ

Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 85% Mùa khô độ ẩm xuống thấp, thấp nhất là vào tháng 1; 2 Độ ẩm trung bình từ 59%-70% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8; 9 với độ ẩm tới 87-89%

Gió: Hướng gió chủ đạo là hướng về Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông gây ra hiện tượng rét kéo dài Mùa hè có gió Tây Nam nóng và khô gây ảnh hưởng xấu đến nông-lâm nghiệp

- Thủy văn, thổ nhưỡng: Sông Bôi bắt đầu chảy từ xã Thượng Tiến,

huyện Kim Bôi, và có chiều dài 125km, chảy qua khu vực của xã Nam Thượng với khoảng cách khoảng 3km Diện tích lưu vực của sông là 1.550km², với độ cao trung bình 173m và độ dốc 9,6% Mật độ sông suối trong khu vực này là 0,81km/km² Tổng lượng nước trong sông Bôi là 1,43km³, tương đương với lưu lượng trung bình hàng giờ là 44,7m³ Do địa hình bị chia cắt mạnh, các sông suối trong khu vực thường có độ dốc cao và chiều dài ngắn Mùa hè thường có mưa nhiều, dẫn đến mực nước sông suối tăng cao và gây lụt, ảnh hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong khu vực Mùa đông, nguồn nước giảm mạnh, nhiều suối nhỏ cạn khô

Vì đặc điểm địa hình và khí hậu, xã Nam Thượng nằm trong khu vực đồi và núi thấp, có chứa đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh Trong đó, đất bạc màu chiếm tỷ lệ từ 45% đến 80% Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phong

Trang 34

phú đa dạng, đất đai ở đây có độ màu mỡ cao Diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng là khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển trong lĩnh vực trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu và nông nghiệp công nghệ cao

- Tài nguyên du lịch: Có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các bãi sông Bôi, suối, hang động tự nhiên…

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Dân số, đặc điểm về văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư

Xã Nam Thượng là một xã miền núi của tỉnh Hòa Bình là khu vực có các điểm dân cư phân bố không đồng đều, tập trung ở ven tỉnh lộ 12B, chủ yếu là dân tộc Mường chiếm khoảng 90% còn lại là các dân tộc Kinh, Tày, Thái, phong tục tập quán chủ yếu là theo dân tộc Mường Tổng số hộ dân của xã là 1.312 hộ với dân số là 5.931người Toàn xã có 4.204 người nằm trong độ tuổi lao động Đời sống kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp, số hộ làm nông nghiệp chiếm khoảng 98%

Các khu dân cư được hình thành lâu đời và được mở rộng qua các năm dọc theo các đường trục chính của xã Dân cư của xã phân bố nhiều dọc theo trục đường tỉnh lộ 12B

Trang 35

Giáo dục: Chương trình tiểu học tốt nghiệp đạt 100%, THCS đạt 100%, mầm non trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% Trường tiểu học và THCS Nam Thượng đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn năm 2021

Văn hóa, thể thao: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vui tết đón xuân ở các xóm theo tinh thần an toàn, tiết kiệm Năm 2022 có 1.125 hộ được xét gia đình văn hóa, 786 hộ được xét gia đình thể thao

4.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

Tổng thu nhập năm 2022 của xã đạt: 348.884.285.000 đồng, trong đó ngành nông, lâm nghiệp chiếm 34%, tiểu thủ công nghiệp – XDCB chiếm 33%, thương mại dịch vụ chiếm 33% Bình quân thu nhập đầu người đạt 54,5 triệu đồng/người/năm

 Nông, lâm nghiệp

- Trồng trọt: Nhân dân trên địa bàn xã tích cực cấy lúa, trồng màu đảm bảo diện tích gieo trồng theo kế hoạch năm Tổng diện tích gieo trồng là 880,6 ha trong đó cây lúa là 222,4ha; cây dưa, cây bí, rau các loại là 535,2ha; cây ăn quả các loại + cỏ chăn nuôi là 14ha

Chỉ đạo cán bộ KNKL xã phối hợp với Địa chính nông nghiệp xã tăng cường kiểm tra đồng ruộng theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa và hoa màu, kịp thời khuyến cáo nhân dân chủ động phòng trừ sâu bệnh hại, tuyên truyền, vận động nhân dân thu hoạch lúa và hoa màu vụ xuân, vụ mùa, giải phóng đất để trồng rau màu vụ đông đúng nông lịch đảm bảo theo kế hoạch của xã.

Xây dựng kế hoạch triển khai tháng chiến dịch toàn dân làm giao thông, thủy lợi Các hồ, đập chứa nước, các tuyến mương, bai, đường giao thông nội đồng được đầu tư xây dựng mới và thường xuyên được duy tu sửa chữa đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất, tưới tiêu

- Chăn nuôi: Trong năm 2022 giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ngược lại giá thu mua thu mua gia súc, gia cầm không ổn định, làm nhiều hộ chăn nuôi

Trang 36

không dám tái đàn nhiều Năm 2022 tổng đàn trâu là 1.117 con, đàn bò là 250 con, lợn là 12.275 con, dê là 510 con, gia cầm là 53.500 con

Xã đã hoàn thành công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, hướng dẫn các xóm thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tổ chức phun tiêu độc khử trùng chuồng trại nên trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra

- Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 42ha, Sản lượng khai thác cá đạt 75tấn/năm Xã khuyến khích các hộ đẩy mạnh các diện tích nuôi trồng thủy sản, mở rộng quy mô nuôi trồng

- Lâm nghiệp: Một số diện tích rừng trồng trên địa bàn xã đến chu kỳ khai thác, thu hoạch, UBND xã đã chỉ đạo các xóm tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động khai thác để trồng lại Diện tích rừng trồng của xã là 50ha, diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ là 1.030ha, diện tích rừng đã thu hoạch là 50ha

 Tiểu thủ công nghiệp

Xã có chủ trương khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở, máy móc phát triển các ngành nghề như: May gia công, xay sát, đồ mộc, đan gia công các sản phẩm theo yêu cầu, chế biến gỗ, gạch bê tông, sửa chữa nhỏ, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

 Thương mại và dịch vụ

- Hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã trong quý I/2022 các tổ chức, các hộ kinh doanh đã hoạt động thích ứng linh hoạt theo diễn biến của dịch Covi-19 với phương châm “vừa chống dịch vừa lao động sản xuất” nên các hoạt động kinh doanh, thương mại, từ quý II/2022 trở đi hoạt động bình thường nên thương mại, dịch vụ giữ được sự tăng trưởng khá Thu nhập từ thương mại, dịch vụ và lao động đạt 93,1 tỷ đồng, đạt 34,7% KH năm

Trang 37

- Tuyên truyền các hộ kinh doanh chấp hành pháp luật trong kinh doanh, đảm bảo vệ sinh ATTP, không kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng hóa quá hạn sử dụng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Thượng

Xã Nam Thượng có ưu thế về giao thông đường bộ với nguồn tài nguyên tương đối lớn, kết hợp với vị trí nằm gần các trung tâm lớn là thành phố Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội Đã tạo điều kiện cho việc vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, nông nghiệp của xã và thúc đẩy các các ngành kinh tế của xã phát triển mạnh như: du lịch sinh thái, cắm trại, công nghiệp vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ và phát triển một số nghề truyền thống

Xã Nam Thượng được đánh giá có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú Với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và diện tích đất rừng sản xuất, xã có tiềm năng phát triển nông nghiệp và rừng kinh tế hàng hóa Ngoài ra, tài nguyên du lịch tự nhiên của xã, bao gồm các bãi sông, suối, và hang động, mang lại tiềm năng du lịch và cơ hội phát triển ngành du lịch

Những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của xã Nam Thượng tương đối ổn định, thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông, lâm nghiệp, nguồn lao động đa số là người có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi và người già Lao động trẻ tuổi tập trung tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp, đa số là lao động phổ thông chưa được trải qua đào tạo hoặc đào tạo sau khi được tuyển dụng Trình độ dân trí không đồng đều Tuy nhiên người dân xã Nam Thượng có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất cũng như trong quản lý kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 21/06/2024, 09:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w