1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Luận văn pb sinh thái thùy linh

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

luận văn thạc sĩ có giá trị: Ông tiếp tục làm sống lại ký ức tuổi thơ mà ông đã kể một phần trong Thằng bé củ mài - một tập truyện viết cho thiếu nhi do Nxb, Kim Đồng ấn hành năm 2001. Kể về tuổi thơ nhưng ông làm sống lại cuộc sống một thủa, với một vùng khe suối, núi non, trời mây hùng vĩ, với không gian văn hóa tiềm ẩn trong cuộc sống lao động trong sinh hoạt thường ngày, trong ứng xử giữa người với người, người với cỏ cây, khe suối, chim muông...

Trang 1

NGUYỄN THÙY LINH

TÁC PHẨM THIẾU NHI CỦA MÃ A LỀNH NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Phú Thọ, tháng 11 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN THÙY LINH

TÁC PHẨM THIẾU NHI CỦA MÃ A LỀNH NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI

Trang 3

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm PhươngChi, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa KHXH&VHDL, Sau đại học trường Đại học Hùng Vương, Viện Văn học, nhữngngười thầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ nhữngkiến thức mà thầy cô còn cho tôi những kinh nghiệm sống trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu tại trường.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệpnhững người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu chủ đề luận văn của mình.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Phú Thọ, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh

Trang 4

Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình củatôi trong quá trình nghiên cứu Những tư liệu thống kê hoàn toàn do tôi tựnghiên cứu Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Kết cấu luận văn 10

NỘI DUNG 11

Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 11

1.1 Tổng quan về phê bình sinh thái và văn học trẻ em 11

1.1.1 Phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận văn học 11

1.1.2 Văn học trẻ em và sự giáo dục ý thức sinh thái 21

1.2 Mã A Lềnh và văn học thiểu số viết cho thiếu nhi 26

1.2.1 Vài nét về tiểu sử của tác giả Mã A Lềnh 26

1.2.2 Khái quát về văn học dân tộc thiểu số viết cho thiếu nhi 33

1.2.3 Sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Mã A Lềnh 38

Chương 2: Ý THỨC SINH THÁI TRONG CÁC TÁC PHẨM 43

2.1 Cảm quan sinh thái của trẻ thơ trong tác phẩm Mã A Lềnh 43

2.1.1 Thiên nhiên là chốn linh thiêng, thần tiên của trẻ thơ 43

2.1.2 Thiên nhiên như người bạn của trẻ thơ: Thiên nhiên gắn bó vớicuộc sống của con người 48

2.1.3 Thiên nhiên là chốn phiêu lưu của trẻ thơ: Khát vọng khám pháthế giới tự nhiên của trẻ, thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp 52

Trang 6

phẩm Mã A Lềnh 58

2.2.1 Tiếng kêu cứu của tự nhiên trước quá trình hiện đại hóa 59

2.2.2 Tiếng kêu cứu của thiên nhiên 62

2.2.3 Tiếng kêu cứu của động vật hoang dã 64

2.2.4 Chiêm nghiệm của tác giả 67

2.3 Nỗ lực bảo vệ thế giới tự nhiên trước quá trình hiện đại hóa 69

2.3.1 Nỗ lực bảo vệ thế giới tự nhiên theo hướng tâm linh 69

2.3.2 Mong muốn dùng tri thức để giải cứu tự nhiên của trẻ thơ 73

Chương 3: NGÔN NGỮ VÀ CỐT TRUYỆN SINH THÁI 78

3.1 Thiên nhiên chi phối dòng tự sự của tác phẩm 78

3.1.1 Hệ thống động từ, tính từ sinh thái trong tác phẩm Mã A Lềnh 78

3.1.2 Đối thoại sinh thái trong tác phẩm Mã A Lềnh 81

3.2 Thiên nhiên chi phối sự vận động của cốt truyện 87

3.2.1 Thiên nhiên là nhân vật trung tâm của sự kiện 87

3.2.2 Thiên nhiên là nhân vật tiên tri 93

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 109

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Thế kỉ XXI là thời kì mà các nhà nghiên cứu đã cho rằng nhân loạiphải đối mặt với vô vàn nguy cơ sinh thái Phê bình sinh thái bắt đầu nổilên khi các vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, sự xuống cấp trầmtrọng về môi trường, đây không phải là vấn đề của riêng mỗi quốc gia,dân tộc mà nó ảnh hưởng toàn bộ sự sống trên trái đất Trong cuốn sách“Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương”, của tiến sĩ Nguyễn ThịTịnh Thy đã dẫn luận:

Chúng ta đang đi tới thời kì kiệt quệ của môi trường… Chúng taphải đối mặt với hai hệ quả: thay đổi chính mình để cải thiện tình trạngcủa môi trường hoặc là phải đối mặt với những thảm họa mang tính chấttoàn cầu Nhận thức được điều này, dù là sự thức tỉnh muộn màng nhưngnhiều ngành khoa học khác nhau đã và đang chuộc lỗi với tự nhiên bằngchính đặc thù của mình, dùng đặc trưng ngành khoa học của mình để thayđổi nhận thức của con người, từ đó thay đổi tự nhiên [54, tr 15]

Nghiên cứu chuyên sâu về những quan hệ giữa con người và môitrường, “nhân loại đã nhận ra rằng nếu chỉ dựa vào khoa học kĩ thuật thìchúng ta không thể giải quyết được mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa

con người với tự nhiên mà cần dựa vào khoa học nhân văn” [54, tr 15].

Các ngành khoa học nhân văn thể hiện sự chú ý đến môi trường sinh thái,mang dấu ấn của cuộc cách mạng xanh như một sự chuộc lỗi của conngười với tự nhiên Tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy nghiên cứu và đưa ranhận xét: “Phê bình sinh thái ra đời muộn hơn các ngành khoa học nhânvăn khác nhưng từ thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay, với sự phát triểnnhanh chóng, phê bình sinh thái trong văn học đã trở thành một khuynh

hướng nghiên cứu liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốc tế” [54, tr.

16]

Trang 8

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóatoàn cầu, phê bình sinh thái khởi nguyên từ phương Tây và nhanh chónglan rộng đến các khu vực trên toàn thế giới Dần dần nó trở thành ngành

khoa học có tầm ảnh hưởng lớn Theo Cheryll Glotfelty, có thể hiểu một

cách đơn giản, phê bình sinh thái là “Khoa học nghiên cứu mối quan hệ

giữa văn học và môi trường tự nhiên” [9, tr 123] Như vậy đối tượng

trung tâm, cốt lõi của phê bình sinh thái là thế giới tự nhiên, hướngnghiên cứu của phê bình sinh thái là tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữavăn học và môi trường Nó phản biện lại các lý thuyết khoa học nhân vănlấy “con người làm trung tâm” trước đó, để đề xuất cách nhìn nhận, tiếpnhận “trái đất là trung tâm” Việc nghiên cứu và ứng dụng phê bình sinhthái trong nghiên cứu văn học Việt Nam một phần là hướng tới mục tiêugiáo dục ý thức bảo vệ môi trường và phát triển một hướng lí thuyết tiếpcận văn học

Mặc dù nhiều bộ phận văn học Việt Nam được tiếp cận, nhìn nhậntừ góc độ phê bình sinh thái, nhưng “các sáng tác viết cho thiếu nhi”, cụthể là văn học thiếu nhi thuộc bộ phận các dân tộc thiểu số chưa được tậptrung khai thác theo hướng nghiên cứu này Cũng giống như các nhà vănmiền xuôi, các tác giả thuộc đồng bào dân tộc thiểu thể hiện sự quan tâmcủa mình đến vấn đề môi trường, sinh thái của cộng đồng Một trong sốnhững nhà văn thể hiện sự quan tâm đó một cách có hệ thống là nhà vănMã A Lềnh - Người “thợ chữ” dân tộc H’Mông sinh ra và lớn lên tạimảnh đất Sa Pa, Lào Cai

Trong các sáng tác viết cho thiếu nhi đặc biệt là truyện ngắn, tácgiả “Mã A Lềnh đã đi sâu mô tả thế giới nội tâm của trẻ thơ, của conngười” miền núi trong mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên, với từng consuối, từng cánh rừng Thiên nhiên mang đặc trưng của miền đồi núi nhưlàn gió len lỏi vào từng ngóc ngách của tác phẩm, hòa vào nhịp sống củanhân vật Và chính vì thế, các tác phẩm dù phảng phất nét hồn nhiên, dí

Trang 9

dỏm phù hợp với độc giả nhỏ tuổi nhưng vẫn chứa đựng nhiều bài họcsinh thái có giá trị Mặc dù vậy, hiện nay chưa có một công trình nghiêncứu nào tập trung khai thác tác phẩm Mã A Lềnh từ góc nhìn phê bìnhsinh thái Hướng nghiên cứu này có tiềm năng là khẳng định vai trò củavăn học thiếu nhi dân tộc thiểu số đối với vấn đề môi trường, sinh thái –một vấn đề không chỉ mang tính chất quốc gia mà còn mang tính toàncầu Và hơn nữa, hướng tiếp cận này cũng có tiềm năng là có thể đưa ranhững nét nghĩa mới về lí luận đối với phê bình sinh thái với vai trò, tưcách là một lí thuyết nghiên cứu văn học

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trước khi trở thành nhà văn, Mã A Lềnh là một thầy giáo cần mẫndạy chữ ở vùng cao Có lẽ hành trình mang đến con chữ cho những đứatrẻ ở quê hương ông và sự gắn bó với núi rừng Sa Pa đã mang lại nguồncảm hứng dồi dào cho nhà văn Trong suốt sự nghiệp văn chương củamình, nhà văn Mã A Lềnh đã cho ra đời nhiều thể loại đa dạng, phongphú khác nhau như: Kí, tản văn, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, nghiêncứu Trên thực tế, có rất nhiều bài báo viết về nhà văn Mã A Lềnh và cómột số luận văn chọn đề tài nghiên cứu là các sáng tác của ông Các côngtrình tiếp cận sáng tác của Mã A Lềnh theo nhiều hướng khác nhau.

Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy một số công trìnhnghiên cứu, phê bình về tác giả, tác phẩm Mã A Lềnh tiếp cận từ góc độ

tiểu sử tác giả Nhìn nhận văn chương Mã A Lềnh từ góc độ tiểu sử tác

giả, các nhà phê bình tiếp cận tác phẩm một cách tự nhiên, lấy chất liệucuộc đời sự nghiệp Mã A Lềnh để soi chiếu Tác giả Lê Kim Vinh lạiquan tâm đến con đường sáng tác của tác giả Mã A Lềnh trong bài viếtMã A Lềnh (1988), Lê Kim Vinh trân trọng những sáng tác đa dạng, đathể loại của người thợ chữ miệt mài đi tìm nguồn cảm hứng Bên cạnh đó,bài viết cũng đưa ra những nhận xét khách quan như: Mã A Lềnh viếtchưa nhiều, nhưng trong mỗi trang viết đều thể hiện sự cố gắng; Mã A

Trang 10

Lềnh có nói đến mặc cảm về hạn chế kiến thức văn hóa, cuộc sống đểlàm văn chương Tác giả Lê Kim Vinh cho rằng, mặc cảm ấy có lẽ là trăntrở chung của những nhà văn chân chính trước muôn hình vạn trạng củacuộc sống, trước sự diệu kỳ của nghệ thuật

Trong bài Người trai H’Mông và xứ sở Mường Tiên (2007) đăngbáo văn nghệ số 36 (2486), tác giả Nguyễn Anh Đào kể lại “hành trìnhsáng tác của nhà văn Mã A Lềnh và đề cập đến dấu ấn sinh thái trong tácphẩm của ông” Đánh giá, phê bình theo hướng bám sát vào cuộc đời, sựnghiệp của tác giả là hướng đi không mới nhưng rất hiệu quả Bên cạnhđó, chúng tôi nhận thấy có những bài viết đi theo hướng phê bình tiểu sửnhà văn kết hợp với phân tâm học Đúng như nhan đề, bài viết “Làngmình - Ăm ắp kỉ niệm, chan chứa yêu thương (2008) của Cao Văn Tư”,cảm nhận tập truyện ngắn của Mã A Lềnh qua mối liên hệ những kỉ niệmtuổi thơ của nhà văn Tác giả Mộc Chi khi viết Mã A Lềnh: Ở đây cónhiều người yêu mình hơn đã phác họa chân dung thầy giáo Mã A Lềnhngay từ những dòng đầu tiên Sau đó, Mộc Chi đặt vấn đề một cách rất tựnhiên bằng câu hỏi của cô học trò nhỏ: “Thưa thầy, văn chương có làmcho thầy mỏi mệt?” [39, tr 1291] Câu hỏi như một cái cớ để “Ông giáoMã” kể lại cuộc đời sáng tác dung dị, mộc mạc và đầy tâm huyết củamình

Bên cạnh đó, một số bài viết tiếp cận tác phẩm Mã A Lềnh tiếp cậntừ góc độ tự sự học Xuân Ất Sửu năm 1985, tác giả Vi Hoàng đã viếtMùa xuân đọc sách để ca ngợi tác phẩm Cột mốc giữa lòng sông - tậptruyện kí song ngữ, được in bằng tiếng Việt và tiếng H’Mông của Mã ALềnh Tác giả Vi Hoàng nhận xét: “Truyện của Mã A Lềnh mới lạ, nhiềukhi đọc xong, ta tưởng câu chuyện kết thúc và được khép kín lại rồi, lậptức lại mở ra, thôi thúc người đọc phải đọc tiếp, chẳng khác nào người đinúi vừa lên tới đỉnh đã thấy ngay một quả núi phía trước vời vợi” [39, tr.1200] Để chứng minh cho điều đó, 6 truyện và kí trong tác phẩm được

Trang 11

Vi Hoàng nhắc đến qua những chi tiết độc đáo, liên kết chặt chẽ với nhau.Ngay cả cách sắp đặt các truyện trong tác phẩm cũng mang dụng ý theodòng chảy tự sự

Bên cạnh đó, là những lời bình cho Truyện ngắn con cáo lời bìnhcủa tác giả Nguyễn Đăng Điệp, lời bình của nhà văn Nguyễn KhắcTrường cho truyện ngắn Mo Chư cũng thể hiện sự quan tâm của giớinghiên cứu đến nhà văn Mã A Lềnh và tác phẩm của ông Hai văn bảnđều bám sát vào mạch truyện và thể hiện nét độc đáo trong mỗi truyệnngắn.

Một số bài báo thể hiện cái nhìn tinh tế độc đáo của các nhà phêbình, nghiên cứu dưới góc độ thi pháp học Bài “Quan niệm nghệ thuật vềcon người trong các tác phẩm của Mã A Lềnh (Tạp chí Phan Xi Păng số70 - 2015)” của tác giả Ngô Quyền lại nhấn mạnh cái nhìn độc đáo trongquan niệm thẩm mỹ của nhà văn về con người Con người công dân luôngắn với cảm hứng sử thi, con người là trung tâm để phục vụ, con ngườimiền núi, con người tự nhiên là chân dung hình ảnh con người được thểhiện trong tác phẩm của Mã A Lềnh Và quan niệm con người miền núi,con người tự nhiên đã được tác giả nhìn nhận từ góc nhìn phê bình sinhthái

Trong bài “Ngân nga bản tình ca đá núi” (Về tập thơ “Tình ca đánúi” của nhà văn Mã A Lềnh) (2015) tác giả Nguyễn Văn Tông tìm hiểu59 khúc ca trong tập thơ tình ca đá núi theo hướng thi pháp học thể loại.

Bài Những tiếng thơ suy tư (Đọc Bên suối Nậm Mơ của Mã A Lềnh) của

Nhà văn Lâm Tiến đăng trên tạp chí Văn nghệ Lào Cai số 3-1996 lại tậptrung khai thác tập thơ Bên suối Nậm Mơ và nhận ra cảm hứng chủ đạocủa tác phẩm là cảm hứng trữ tình đan xen hiện thực nghiêm ngặt mộtdòng hồi tưởng trong quá khứ, đến hiện tại và vươn tới tương lai của dântộc Trong bài tiểu luận Đi tìm nữ thần mặt trời (Văn chương với Mã ALềnh viết năm 2012, tác giả Phạm Quang Trung nêu lên cảm nhận tinh tế

Trang 12

về thơ của Mã A Lềnh Phạm Quang Trung nhận xét: “Từ con đường núinhỏ hẹp, quanh co của quê núi, anh dần dà vươn tới nhân gian” [39, tr.1255].

Khai thác mạch nguồn của văn hóa dân tộc chảy trong huyết quảntác giả Mã A Lềnh, một số tác giả phát hiện và đánh giá tác phẩm của ôngtheo hướng tiếp cận từ góc độ đặc trưng văn hóa dân tộc Một số tác giảđã nhận ra linh hồn trong tác phẩm của Mã A Lềnh là chất dung dị, mộcmạc đặc trưng văn hóa dân tộc H’Mông Tác giả Vũ Xuân Tửu coi vănchương của Mã A Lềnh như “một thứ bùa mê”

Trong bài Mã A Lềnh thả bùa mê (2012), Vũ Xuân Tửu dựngnhững thước phim về cuộc đời làm nghệ thuật của Mã A Lềnh, nhấnmạnh vẻ đẹp ngôn ngữ, giọng điệu, lối viết hồi tưởng trong nghệ thuật vàtính nhân văn, bản sắc dân tộc ở nội dung trong sáng tác của “Lão Mã”.Trong bài viết “Mã A Lềnh - Người bỏ bùa mê vào trang viết”, tác giảNam Giang dẫn dắt người đọc vào cuộc trong chuyện với nhà văn Mã ALềnh và lí giải thứ bùa mê ông bỏ vào trang viết là “nỗ lực cần mẫn giữhồn dân tộc” Soi chiếu sáng tác của Mã A Lềnh dưới góc nhìn đặc trưngvăn hóa dân tộc từ yếu tố ngôn ngữ đến chi tiết, hình ảnh, biểu tượng,…bài viết cho thấy ý thức bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của nhàvăn Mã A Lềnh.

Bên cạnh đó, cũng có bài báo nhìn nhận thành công trong sáng tácMã A Lềnh từ góc độ ngôn ngữ Trong Cảm nhận khi đọc: “Chùm thơĐạo nghiệp của nhà văn Mã A Lềnh”, tác giả Nguyễn Văn Tông đã nêulên những rung động, chiêm nghiệm khi đọc tác phẩm của Mã A Lềnh.Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại trong“Chùm thơ Đạo nghiệp”.

Bên cạnh những bài viết tiếp cận sáng tác của Mã A Lềnh theohướng tiểu sử, tự sự, thi pháp học, ngôn ngữ hay đặc trưng văn hóa dântộc, chúng tôi nhận thấy có một số công trình đề cập đến yếu tố sinh thái,

Trang 13

thể hiện cảm quan sinh thái khi đánh giá thơ văn của Mã A Lềnh và pháthiện những yếu tố mang màu sắc sinh thái đậm nét trong tác phẩm Trong“Lời bình về truyện Mo Chư của Trần Hòa Bình” đã nhận ra màu sắc sinhthái trong truyện ngắn Ông nhận xét: “Mo Chư là một truyện ngắn mangđậm cảnh sắc và phong tục miền núi, lãng đãng một chút không khí

huyền bí” [39, tr 1220] Tác giả Hơ Linh Hơ Rê trong Lời bình về bài

thơ Đá ở Sapa (1988) cũng đã bộc lộ cảm quan sinh thái khi soi chiếu vàobài thơ của Mã A Lềnh Bài viết tuy ngắn gọn nhưng đã nhấn mạnh biểutượng đầy tự nhiên, đầy ý nghĩa: đá Từ đó khái quát bài thơ cấu tứ chặtchẽ, hình ảnh sinh động đã cho độc giả niềm tin và lòng yêu quê hươngsâu sắc, dẫu quê hương chỉ có đá.

Trong “bài viết Mã A Lềnh - Tình yêu không bao giờ phai cạn”(2011) của nhà thơ Trương Thị Nương tuy ngắn gọn nhưng đã phát ra tínhiệu sinh thái rất rõ ràng trong tác phẩm của nhà văn miền núi này Bàiviết đã đề cập đến những dẫn chứng về nỗi niềm đau đáu về những vếtthương của rừng, “gợi vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng nhưng đãvà đang có nguy cơ bị con người phá hủy” [39, tr 1243]

Nhà thơ Trương Thị Nương đã nhấn mạnh thông điệp của tác giả:

“Phát triển kinh tế cần song hành với giữ gìn và phát triển văn hóa” [39,tr 1243] Tác giả Bế Kiến Quốc đã ưu ái dành cho sáng tác của nhà văn

những lời bình tinh tế Các văn bản Bài ca Lùng Sán, Nắng, Đất ở Sa Panắng tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện cách cảm, cách nghĩ phần nào mangcảm quan sinh thái của Bế Kiến Quốc khi đọc tác phẩm của Mã A Lềnh

Trương Hoàng Anh đã tìm hiểu một cách chi tiết tác phẩm của Mã

A Lềnh trong luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Mã A Lềnh (2017) Luận văn

đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của nhà văn theo hướng tiếp cận ngôn ngữ vàvăn hóa Công trình này đã khai thác tương đối kĩ về văn hóa truyềnthống, cảm hứng thiên nhiên và con người Như vậy, không chỉ manh nha

Trang 14

chạm đến những yếu tố sinh thái mà luận văn còn cho người đọc nhậnthức giá trị sinh thái trong truyện ngắn Mã A Lềnh.

Trong quá trình khảo sát tổng quan những công trình nghiên cứu,các tác phẩm phê bình về tác giả Mã A Lềnh và tác phẩm của ông, chúngtôi thống kê có 22 bài viết Trong đó có 01 luận văn thạc sĩ, 01 tiểu luận,04 văn bản lời bình và 16 bài báo viết về nhà văn Mã A Lềnh Khi tìmhiểu các nghiên cứu về tác phẩm của Mã A Lềnh, chúng tôi khẳng địnhchưa có một công trình nào tiếp cận sáng tác của Mã A Lềnh theo hướngphê bình sinh thái Trong hệ thống những nghiên cứu vừa kể trên, vấn đềvề thiên nhiên, môi trường sinh thái ít nhiều được đề cập đến khi phântích trên phương diện nội dung văn bản Chưa có tác giả nào chọn tiếpcận văn bản theo hướng phê bình sinh thái hay nói cách khác chưa cócông trình nào tập trung vào nghiên cứu phê bình theo hướng sinh tháitrong tác phẩm của Mã A Lềnh một cách chuyên sâu.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “Tác phẩm viết cho thiếu nhi của Mã A Lềnh nhìn từ phêbình sinh thái” hướng đến khẳng định rằng phê bình sinh thái là mộthướng tiếp cận khả thi đối với văn học thiếu nhi, cụ thể là đối với văn họcthiếu nhi thiểu số Đồng thời, đề tài khẳng định giá trị giáo dục môitrường và sinh thái của tác phẩm của nhà văn Mã A Lềnh và của văn họcthiếu nhi thiểu số nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thuyết về phê bình sinh thái, văn học trẻ em, tác giả Mã ALềnh và văn học thiểu số viết cho thiếu nhi.

- Phân tích ý thức sinh thái trong các tác phẩm văn xuôi viết chothiếu nhi của Mã A Lềnh.

- Phân tích ngôn ngữ và cốt truyện sinh thái trong tác phẩm vănxuôi viết cho thiếu nhi của Mã A Lềnh.

Trang 15

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu, khảo sát các tác phẩm truyện ngắn củanhà văn Mã A Lềnh trong hai cuốn “Tập truyện thiếu nhi” của tác giả MãA Lềnh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn - năm 2018) và “Mã A Lềnh tuyểntập” của tác giả Trần Thị Việt Trung biên soạn (Nhà xuất bản Đại họcThái Nguyên - 2015).

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào tìm hiểu biểu hiện sinh thái trong các tácphẩm truyện ngắn của Mã A Lềnh, cụ thể là các tác phẩm văn học viếtcho thiếu nhi của ông.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại từ lâu

đã được nhiều nhà phê bình, “nhiều tác giả vận dụng để nhận diệnkhuynh hướng văn xuôi mang cảm thức sinh thái thông qua cấu trúc,giọng điệu,…”.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này rất cần thiết

trong quá trình phân tích các luận chứng để từ đó có những nhận xét,đánh giá chính xác, khách quan, khoa học Tổng hợp ban đầu là bướccảm thụ sơ thủy, khiến các bước phân tích sau đó không lạc ra ngoài hệthống.

- Phương pháp liên ngành: Phê bình sinh thái được cho là một

hướng nghiên cứu liên ngành, nó là sự kết hợp giữa văn học với khoahọc…

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm chỉ ra những nét

chung và những nét riêng biệt, độc đáo từ góc nhìn phê bình sinh thái củaMã A Lềnh với các nhà văn khác.

- Phương pháp khảo sát văn bản: Sử dụng phương pháp khảo sát

văn bản để khảo sát định lượng những chi tiết về nội dung cũng như hình

Trang 16

thức thể hiện trong những tác phẩm nhà văn Mã A Lềnh viết cho thiếunhi Khảo sát các kí hiệu, các phương diện nội dung và các yếu tố nghệthuật không phải vì bản thân các kí hiệu đó mà là tìm lời thông báo, giảimã nội dung trong tác phẩm.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dungchính của luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1: Giới thuyết chung

Chương 2: Ý thức sinh thái trong các tác phẩm văn xuôi của Mã A LềnhChương 3: Ngôn ngữ và cốt truyện sinh thái trong tác phẩm Mã A Lềnh

Trang 17

Theo Cheryll Glotfelty giáo sư nổi tiếng thuộc lĩnh vực văn học và

môi trường, “phần lớn các học giả thích dùng thuật ngữ Phê bình sinhthái (Ecocriticism) Hơn nữa, họ thích tiền tố eco (sinh thái) hơn tiền tốenviro (môi trường), bởi vì theo nghĩa rộng tiền tố enviro (môi trường)mang quan điểm con người là trung tâm và có tính nhị nguyên, ngụ ýrằng con người là đối tượng trung tâm, tất cả mọi thứ kể cả môi trườngđều phụ thuộc vào con người Ngược lại, tiền tố eco (sinh thái) ám chỉvạn vật cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống và nhữngyếu tố trong hệ thống đó luôn có sự hòa hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau”[ 9, tr 126].

Vậy thế nào là phê bình sinh thái?

Các học giả trên thế giới đã đưa ra khá nhiều khái niệm về phêbình sinh thái “Joshep Meeker định nghĩa thuật ngữ Sinh thái văn họcnhư sau: Sinh thái văn học là nghiên cứu về chủ đề và mối quan hệ củasinh vật học xuất hiện trong tác phẩm văn học William Rueckert đã địnhnghĩa: Sinh thái học văn học là kết hợp văn học và sinh thái học, cung cấpkhái niệm sinh thái và sinh thái học cho nghiên cứu văn học, cung cấp

Trang 18

khái niệm sinh thái học cho việc đọc giảng dạy và sáng tác văn học để từđó phát triển thành môn thi pháp sinh thái” [ 12, tr 76].

Cheryll Glotfelty cho rằng “định nghĩa của William Rueckert quá

chú trọng đến khoa học sinh thái, như thế là quá hạn hẹp” Karl Kroeber

nêu rõ hơn: “Phê bình sinh thái không lấy phương pháp nghiên cứu củasinh thái, sinh hóa học, toán học hay phương pháp nghiên cứu của bất kỳmột môn khoa học tự nhiên nào để phân tích văn học Nó chỉ lấy kháiniệm cơ bản nhất của triết học sinh thái đưa vào phê bình văn học Nghĩalà phê bình sinh thái không xuất phát từ sinh thái học, mà xuất phát từtriết học sinh thái dưới sự dẫn dắt của tư tưởng triết học sinh thái” [ 9, tr.119].

Năm 1990, trong (Những) giá trị của văn học (The Values ofLiterature) James S Hán đưa ra định nghĩa: “Phê bình sinh thái là nghiêncứu văn học (và các ngành nghệ thuật khác) từ bối cảnh xã hội và địa cầu.Văn học không phải là một lĩnh vực tồn tại riêng và cách biệt với thế giớibên ngoài vì vậy nếu chúng ta nghiên cứu văn học giới hạn trong bảnthân nó thì sẽ làm cản trở mối liên hệ rất quan trọng của văn học với hệthống khác mà chính những mối liên hệ đó đã kết hợp sự biểu đạt quanniệm giá trị của chúng ta” [ 3, tr 101].

Năm 1994, tại hội thảo khoa học về phê bình sinh thái ở thành phốSalt Lake (Mỹ), Các học giả tập trung thảo luận về định nghĩa của thuậtngữ phê bình sinh thái Trong số gần 20 định nghĩa có định nghĩa củaScott Slovic được đánh giá là quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất: “Phêbình sinh thái là chỉ hai phương diện nghiên cứu: Vừa có thể sử dụng bấtkỳ một phương pháp nghệ thuật nào để nghiên cứu lối viết tự nhiên, vừacó thể khảo sát cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và mối quan hệ giữa con ngườivới tự nhiên trong bất cứ văn bản văn học nào, cho dù những văn bản ấythoạt nhìn có vẻ như rõ ràng miêu tả thế giới phi nhân loại Điểm nóngcủa nghiên cứu mới này là phản ánh nhận thức ngày càng lớn của xã hội

Trang 19

đương đại về tầm quan trọng và tính dễ bị tổn thương của thế giới phinhân loại” [ 2, tr 78].

Năm 1996, Trong lời giới thiệu cho tuyển tập phê bình sinh thái:

Các mốc quan trọng trong sinh thái học văn học, giáo sư Cheryll

Glotfelry nhà phê bình sinh thái đầu tiên của Mỹ đưa ra định nghĩa về phê

bình sinh thái như sau: “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mốiquan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên” Bà còn giải thích thêm:“Toàn bộ phê bình sinh thái có chung một tiền đề cơ bản, đó chính là vănhóa nhân loại được gắn kết với thế giới vật chất, và có ảnh hưởng qua lạivới thế giới đó Phê bình sinh thái lấy mối quan hệ qua lại giữa tự nhiênvà văn hóa, đặc biệt là văn hóa sáng tạo về ngôn ngữ và văn học làm chủđề Một cách với tư cách là một quan điểm phê bình phê bình sinh tháiđứng một chân ở văn học một chân ở trái đất, với tư cách là một diễnngôn lý thuyết nó làm hài hòa mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới phinhân loại” [ 9, tr 68].

Từ việc phân tích những định nghĩa của các học giả Âu Mỹ,Vương Nặc cho rằng phê bình sinh thái cần có một định nghĩa mới, địnhnghĩa mới này cần đáp ứng ba điểm sau: Một là, dứt khoát rõ ràng khôngđược thoát khỏi hàm ý sinh thái, cần chỉ ra được một cách rõ ràng khởiđiểm logic và giá trị cốt lõi của phê bình sinh thái Hai là, cần tuân thủtính chính xác của học thuật, tính chặt chẽ của logic Ba là, cần bổ sungnhững khiếm khuyết về nguyên tắc thẩm mỹ sinh thái của các học giả ÂuMỹ Căn cứ và rút ra những kinh nghiệm từ ưu và khuyết điểm trong địnhnghĩa của người đi trước, cố gắng thực hiện ba yêu cầu trên của một thuậtngữ, học giả Vương Nặc đưa ra định nghĩa như sau:

“Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệgiữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái,đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái Nó phải phơi bày nguồn gốc vănhóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn

Trang 20

học, đồng thời khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật củanó trong tác phẩm” [ 54, tr 132].

Trong tổng hợp các định nghĩa nêu trên và trên cơ sở phân tíchđịnh nghĩa của Vương Nặc, chúng tôi đề xuất định nghĩa phê bình sinhthái như sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu này mốiquan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng từ tư tưởng của chủnghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việckhám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tácphẩm” [54, tr 138 - 157].

1.1.1.2 Đặc trưng của phê bình sinh thái

Phê bình sinh thái, theo cách định danh của Jonathan Bate, là phê

bình “Sự nóng lên của toàn cầu” (global warming criticism) với ý thức“tưởng nhớ trái đất thông qua sự phơi bày trước con người khoản nợ củavăn hóa đối với tự nhiên” [4, tr 154].

Là một tân binh của đội quân lý luận phê bình văn học, phê bìnhsinh thái hấp thu các tiền đề lý luận của nhiều ngành khoa học khác nhau,kết hợp với phương thức nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu riêng biệtđể tạo nên những đặc trưng của mình Cụ thể như sau:

*) Chú ý đến định hướng đạo đức sinh thái

Nhiệm vụ trọng tâm của phê bình sinh thái là nghiên cứu sinh tháitự nhiên và sinh thái tinh thần trong văn học Với tư cách và nhiệm vụcủa một học giả khoa học nhân văn, đồng thời cũng là một “chiến binhmôi trường”, qua công trình khoa học, nhà phê bình sinh thái chú ý “xâydựng ý thức sinh thái và đặc biệt là tinh thần sinh thái của nhân loại trongbối cảnh nguy cơ môi trường ngày một nghiêm trọng” [5, tr 13].

Định hướng đạo đức sinh thái chính là điểm khác biệt của phê bìnhsinh thái so với phê bình đề tài tự nhiên trong văn học truyền thống Xuấtphát điểm và đích đến của phê bình sinh thái là ý thức sinh thái Ngườiphê bình phải nhìn thế giới tự nhiên trong văn bản bằng ý thức sinh thái,

Trang 21

chứ không phải bằng cảm thức thẩm mỹ thông thường chỉ xem tự nhiênlà đối tượng nghiên cứu của văn học, là khách thể của văn chương Nghĩalà phải tôn trọng ba nguyên tắc của mỹ học sinh thái: nguyên tắc về tínhtự nhiên, nguyên tắc tính chỉnh thể, nguyên tắc về tính giao thoa

So sánh những kết quả “nghiên cứu của phê bình sinh thái” với đềtài tự nhiên được nghiên cứu trong các trường phái phê bình văn họctrước đó, có thể thấy phê bình sinh thái đã có một bước tiến trong việcnghiên cứu mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa nhân loại từ thái độ đạođức đối với tự nhiên: không chỉ xem tự nhiên là khách thể, mà còn phảixem tự nhiên và nhân loại là một chỉnh thể.

Phê bình sinh thái không chỉ đưa người đọc tiếp cận với tự nhiênmà còn kêu gọi họ có ý thức về tính môi trường qua văn học thể hiện tháiđộ của nhà phê bình về văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên.

*) Đọc lại văn học kinh điển truyền thống từ góc nhìn sinh thái

Không chỉ chọn đối tượng là các tác phẩm hiện đương đại, phêbình sinh thái đọc lại văn học kinh điển truyền thống từ góc độ văn hóasinh thái để tìm ra ý nghĩa văn hóa sinh thái và ý nghĩa mỹ học sinh tháitừng bị chìm khuất từ đó xây dựng lại các quan hệ thẩm mỹ đẹp đẽ trongbản thân mỗi con người, giữa con người với con người, con người với xãhội, con người với tự nhiên, con người với Trái đất Nghĩa là khi đọc lạivăn học kinh điển, phê bình sinh thái phải bám sát nhiệm vụ, vai trò củamình “Vai trò quan trọng của phê bình văn học có cảm thức sinh thái là ởtiềm năng thúc đẩy toàn nhân loại nuôi dưỡng và bồi đắp tố chất sinh tháinhân văn” [5, tr 198].

*) Giữ vững lập trường chủ nghĩa sinh thái trung tâm

Phê bình sinh thái tuyệt đối không nghiêng về lập trường chủ nghĩanhân loại trung tâm hay chủ nghĩa tự nhiên trung tâm mà chú trọng đếnsự hài hòa giữa con người và tự nhiên, chủ trương nhân loại thay đổi từ“ý thức về cái tôi” sang “ý thức về tự nhiên”, con người và Trái đất có

Trang 22

mối quan hệ thống nhất về sinh mệnh, đồng sinh đồng tử Con ngườikhông thể là kẻ thống trị tự nhiên, mà là một thành viên như muôn vànthành viên khác trong đại tự nhiên này Từ sau phong trào Khai sáng,cùng với sự hưng khởi của tư tưởng nhân bản, nhân loại tự xác lập lại địavị của mình trong thế giới Mối quan hệ giữa con người và tự nhiênnghiêng về sự đối lập nhị nguyên

Trong thế giới đối lập đó, con người cho mình là chủ nhân của Tráiđất, có thể làm chủ và khai thác và cải tạo thế giới Văn học đã từng cangợi những điều này, vì thế văn học cũng có lỗi trong việc khiến cho Tráiđất ngày một kiệt quệ, môi trường ngày một suy thoái Việc giữ vững lậptrường sinh thái trung tâm là phương pháp giải cứu Trái đất, là hành độngchuộc lỗi với tự nhiên của phê bình sinh thái Bởi vì văn học nói chung vàphê bình sinh thái nói riêng là nơi thích hợp để phản biện những thóiquen của tư duy, thay đổi suy nghĩ của con người đối với môi trường.

*) Có tính liên ngành

Phê bình sinh thái kết nối nghiên cứu văn học với khoa học sinhmệnh, tăng cường sự nghiên cứu đối với văn học và tự nhiên từ hai lĩnhvực này, chú trọng thâm nhập vào các tầng vỉa của tác phẩm văn học từgóc độ sự phát triển của xã hội loài người và sự thay đổi của môi trườngsinh thái Là một loại phê bình văn hóa tầm nhìn lý luận rộng lớn của phêbình sinh thái, yêu cầu nó phải tích hợp lí luận văn học với tri thức khoahọc của nhiều ngành, bao gồm cả tự nhiên đạo cơ bản

Xác định mục đích nhiệm vụ, chỉ ra mục đích nhiệm vụ chủ yếucủa phê bình sinh thái là phơi bày nguồn gốc văn hóa, tư tưởng của nguycơ sinh thái, khám phá thẩm mỹ sinh thái và các biểu hiện nghệ thuật củasinh thái trong tác phẩm.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu trong phạm vi của mối quan hệ giữavăn học và tự nhiên, phê bình sinh thái không thể tách khỏi tự nhiên để

Trang 23

nghiên cứu mối quan hệ đơn thuần giữa con người và con người, conngười và xã hội hay thế giới nội tâm của con người.

Giới hạn đối tượng của phê bình là tác phẩm văn học, lấy tác phẩmlàm đầu mối triển khai của vấn đề sinh thái.

*) Thể hiện tinh thần văn hóa sinh thái thông qua tính văn học

Khi tiến hành phản chiếu các hiện tượng văn hóa sinh thái khácphê bình sinh thái đã kế thừa ý thức sinh thái của cuộc “cách mạng xanh”,nhưng lại nhấn mạnh việc không thể tách rời tinh thần văn học và diễnngôn văn học, chú ý đến hình thức văn bản và các thủ pháp nghệ thuậtcủa văn học, thông qua tính văn học của các hình thức và các thủ pháp đóđể thể hiện tinh thần của văn hóa sinh thái Đây là điểm đáng lưu ý để phêbình sinh thái không xa rời bản chất mỹ học của bộ môn nghệ thuật ngôntừ

Mặc dù phê bình sinh thái có nhiệm vụ chính trị rất rõ ràng, nhưngkhông vì thế mà các học giả sao nhãng nhiệm vụ phát hiện, phân tích,kiến giải những tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm văn học Hay nói mộtcách khác tất cả mọi thông điệp của văn học đều được thể hiện thông quathế giới hình tượng và thế giới đó được kiến tạo như thế nào, bởi nhữngthủ pháp nghệ thuật nào, sách lược tự sự nào, để làm bật lên thông điệpđều phải được nhà phê bình đào xới kỹ càng Có thể như thế văn học sinhthái mới có thể lay động được người đọc khơi gợi ở họ tình yêu tự nhiêný thức và trách nhiệm đối với tự nhiên “Vì vậy phê bình sinh thái cần cânbằng giữa giá trị sinh thái và giá trị nghệ thuật của tác phẩm”.

*) Hàm nghĩa của thuật ngữ rất phức tạp

Những người phản đối phê bình sinh thái cho rằng, vấn đề môitrường tuy là một vấn đề quan trọng, nhưng nó cũng giống những vấn đềchính trị như “giải phóng cá nhân” hay các phong trào xã hội khác, khôngnên trộn lẫn việc nghiên cứu văn học có tính học thuật với vấn đề nguy cơmôi trường có tính hiện thực Đồng thời họ cũng không thể nào phủ nhận

Trang 24

một sự thật là: Bản thân văn học và nghiên cứu văn học, ở tầng căn bảnnhất vẫn là mối tương quan giữa giá trị con người và thái độ đối với hiệnthực.

Phê bình sinh thái là một dạng thức “tư tưởng liên quan đến môitrường” Dạng thức tưởng tượng này là một nhánh mới phát triển mạnhmẽ trên mảnh lý luận của triết học sinh thái và khoa học hậu hiện đại củathế kỉ XX, nó phản tư một cách sâu sắc “tính hiện địa” trong văn hóa tinhthần của nhân loại, đồng thời ra sức xây dựng lại văn hóa tinh thần lànhmạnh cho con người đương đại, cho nên giá trị và ý nghĩa của nó làkhông thể phủ nhận.

Vì vậy, cân bằng giữa tinh thần của chủ nghĩa môi trường và thựctiễn lý luận phê bình văn học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khókhăn của phê bình sinh thái trong tương lai Mặc dù đang nỗ lực để trởthành một loại phê bình văn hóa, phê bình sinh thái cũng có mối “bấthòa” với nghiên cứu văn hóa chuyên biệt Cũng giống như phê bình củachủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa chủng tộc

1.1.1.3 Đặc tính giải cấu trúc của phê bình sinh thái

Nội hàm căn bản của phê bình sinh thái là tính giải cấu trúc mạnhmẽ, biểu hiện ở các đặc điểm lệch tâm, tản quyền, cái chết của chủ thể, lậtđổ và tái thiết, tính đối thoại

*) Lệch tâm, tản quyền

Trong quan hệ với tự nhiên nhân loại đã từng trải qua nhiều cảmthức đó là sự sợ hãi và sùng kính tự nhiên ở thời cổ đại, thấy sự thân thiệnvà chan hòa với tự nhiên ở thời trung đại, sự xem thường và cưỡng đoạttự nhiên ở thời hiện đại Sau các phong trào Phục hưng, Khai sáng và đặcbiệt là với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế kỷ XX Nhân loại tự chomình có đặc quyền chinh phục và tước đoạt tự nhiên, quan niệm hiện đạiđề cao tư duy lý tính, tinh thần hợp lý và nguyên tắc hướng tâm tậpquyền, xem nó là nền tảng của nền văn hóa Châu Âu Từ quan niệm đó

Trang 25

các lý thuyết phê bình văn học trước đó như chủ nghĩa hình thức, chủnghĩa cấu trúc, chủ nghĩa tân lịch sử đều lấy luận thuyết nhân loại trungtâm làm nền tảng.

Lý luận hiện đại cho rằng toàn bộ thế giới từ văn bản, nhận thứcvăn hóa đến đời sống xã hội đều được kiến tạo xung quanh một hạt nhân,một trung tâm duy nhất ấy là chủ thể con người Ngược lại quan điểmgiải cấu trúc hậu hiện đại, đề cao nguyên tắc lệch tâm, nguyên tắc tảnquyền.

*) Cái chết của chủ thể

Cái chết của chủ thể còn được các nhà nghiên cứu gọi là “phản chủthể”, “phi tôi”, “giải tôi” đây là luận điểm nền tảng triết học của chủnghĩa hậu hiện đại Luận điểm này được triển khai trực diện nhất, sâu sắcnhất Đồng thời lý thuyết giải cấu trúc, và lý thuyết liên văn bản của JuliaKristeva cũng chú ý đến “cái chết của chủ thể”.

Chủ nghĩa hiện đại khẳng định con người là chủ thể nhấn mạnh ýthức giá trị cũng như địa vị trung tâm của con người Trong vũ trụ nàyvới tư cách là chủ thể con người có quyền lực và khả năng thống trịkhống chế và quyết định vạn vật Quan điểm chủ thể này của chủ nghĩahiện đại đã khơi gợi dục vọng thống trị và cưỡng đoạt tự nhiên của conngười.

Từ đó thế giới tự nhiên bị tàn phá, nguy cơ sinh thái phát sinh nhânloại cũng rơi vào những khó khăn về điều kiện sinh tồn Đứng trước thựctại con người phải thay đổi quan niệm trung tâm, quan niệm chủ thể, lýthuyết của chủ nghĩa giải cấu trúc tỏ ra đáp ứng được yêu cầu bức thiếtnày Quan niệm về cái chết của chủ thể đã biểu hiện sự phản đối và phủnhận sự chi phối chinh phục và tước đoạt của con người đối với tự nhiên.Kỳ thực khi vận dụng cái chết của chủ thể vào phê bình văn học, mụcđích của các nhà phê bình sinh thái là muốn phá bỏ quan niệm phân chiachủ khách Tương tự như thế cái chết của chủ thể và sự lệch tâm của phê

Trang 26

bình sinh thái cũng không phải phủ định một cách triệt để địa vị và tácdụng của con người Mà chỉ hy vọng hạn chế những dục vọng quá lớncủa con người cùng những suy nghĩ và hành động phi lý của con ngườiđối với tự nhiên.

*) Lật đổ và tái thiết

Chủ nghĩa giải cấu trúc đã phá vỡ mọi cấu trúc với ý nghĩa đó cũnggiống như phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái cũng là một loại giải cấutrúc Mục đích cơ bản của lý luận văn học nữ quyền là phủ định sự thốngtrị và áp bức của nam giới đối với nữ giới Còn mục đích của phê bìnhsinh thái là phủ định nguyên tắc lý tính của chủ nghĩa hiện đại, mộtnguyên tắc đề cao tính hiện đại biểu hiện ở tập quyền hóa, quan liêu hóa,khoa học kỹ thuật hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, cơ giới hóa, từnguyên tắc lý tính nhân loại đã dần thoát ra khỏi mối quan hệ thân mậtvới tự nhiên đi về phía đối lập với tự nhiên Vì vậy các nhà sinh thái họcđã chủ trương vứt bỏ, lật đổ tính hiện đại và nguyên tắc lý tính nếu khôngnhân loại khó tránh khỏi nạn diệt vong.

Xuất phát từ yêu cầu giải cấu trúc tính hiện đại nhà phê bình sinh

thái Christopher Manes đã biểu hiện sự tiếc nuối một cách sâu sắc đối với

sự toàn năng tự chủ của con người hiện đại Dưới sự độc tài bạo ngượccủa con người tự nhiên từ chỗ là “vạn vật hữu linh” đã trở thành nhữngbiểu tượng mang tính tượng trưng, từ một chủ thể biết nói năng trong vănhọc cổ đại trở thành một khách thể trầm lặng câm nín trong văn học hiệnđại Vì vậy một trong những sứ mệnh của văn học nghệ thuật sinh thái làthức tỉnh những khách thể trầm lặng đang bị tổn thương một cách nghiêmtrọng xung quanh chúng ta khôi phục thân phận chủ thể vốn có củachúng Bên cạnh đó khắc phục những vấn nạn môi trường, xây dựng mộtxã hội hài hòa phát triển, bền vững và yêu cầu tái thiết của phê bình sinhthái Đây là hạt nhân lý luận mà văn học sinh thái và phê bình sinh tháinhọc công tìm kiếm và tích cực đề sướng.

Trang 27

1.1.2 Văn học trẻ em và sự giáo dục ý thức sinh thái

1.1.2.1 Văn học trẻ em nâng cao ý thức sinh thái cho trẻ em,

những công dân tương lai của một quốc gia

Văn học trẻ em là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối vớiviệc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và nó có ảnh hưởng to lớn trongviệc phát triển ngôn ngữ trẻ em

Văn học trẻ em nâng cao ý thức sinh thái cho trẻ em, những côngdân tương lai của một quốc gia, bằng việc phản ánh thế giới loài vật sinhđộng, đa dạng, môi trường thiên nhiên với những điều mới mẻ, hấp dẫn.“Với phạm vi phản ánh rộng lớn, văn học trẻ em không chỉ mở rộng hiểubiết của trẻ về thế giới tự nhiên mà còn mở rộng hiểu biết của trẻ về xãhội Niềm tự hào về con người, về đất nước Việt Nam còn được khơi dậytrong trẻ qua các tác phẩm phản ánh phong tục, tập quán, cổ truyền tốtđẹp của dân tộc” [30, tr 42].

Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, cô giáo giúptrẻ cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, khơi gợiở trẻ sự rung động, hứng thú với văn học, có ấn tượng về những hìnhtượng nghệ thuật “Mượn các nhân vật như cô bé, cậu bé, những con vậtnhư trâu, ong, chó, sói, tê tê, quạ các nhà văn nhà thơ đã gửi đến trẻnhững bài học giáo dục ý thức sinh thái, bảo vệ thiên nhiên, một cách nhẹnhàng mà sâu sắc Từ đó bồi dưỡng, vun đắp những tình cảm tốt đẹp làtiền đề của việc xây dựng, hình thành những hành vi đạo đức mang tính

chuẩn mực ở trẻ” [28, tr 28].

Vấn đề phê bình sinh thái và văn học trẻ em trên thế giới: vềphương diện lí thuyết, từ những năm cuối cùng thế kỉ XX, việc tiếp cậnvăn học thiếu nhi từ phê bình sinh thái đã được các nhà nghiên cứu trênthế giới, đặc biệt là ở Mỹ và Châu Âu thảo luận trên các diễn đàn họcthuật Khởi đầu cho những thảo luận này là chuyên đề “văn học thiếu nhivà môi trường” trên số mùa xuân năm 1995 của American Nature Writing

Trang 28

Newsletter (Bản tin văn học Mĩ về đè tài tự nhiên) và chuyên đề “Sinhthái học và Trẻ em” của tạp chí chuyên về văn học thiếu nhi “Children’sLiterature Quarterly” (Văn học thiếu nhi hằng quý) trong những năm1994 -1995 Sau sự kiện này thì phải đến 10 năm sau – năm 2004, “cuốnbiên tập Wild Things: Children's Culture and Ecocriticism (Thế giớiHoang dã: Văn hóa trẻ em và phê bình sinh thái) của Sidney I Dobrin vàKenneth B Kidd xuất hiện như là một nghiên cứu hệ thống về vấn đề vănhọc trẻ em và giáo dục môi trường” [2, tr 89]

Một luận điểm và cũng là xu hướng chính trong nghiên cứu vănhọc thiếu nhi từ góc độ phê bình sinh thái là việc coi văn học thiếu nhinhư là một phương tiện để giáo dục ý thức về môi trường và sinh thái chotrẻ em, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng Nói

cách khác, hầu hết các nghiên cứu này, như quan sát của Clare

Echterling, hiểu rõ tính chất giáo dục khi đặt câu hỏi làm thế nào để văn

học có thể tạo ra những công dân sinh thái (ecocitizens) trong tương lai,những người đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Bhalla viết rằng “Văn học thiếu nhi, được đan xen với các chủ đề

sinh thái, có thể trở thành một phương tiện đầy giá trị cho nhân loại trongbối cảnh ngày hôm nay” [1, tr 6] Thế giới môi trường và sinh thái trongvăn học thiếu nhi vì thế được tiếp cận như là một thế giới phi lịch sử, phi

chính trị hay như cách nói của Echterling thì mang tính lí tưởng

Clare Echterling (2016) cho rằng đã đến lúc các học giả phê bình

sinh thái cần áp dụng cái nhìn hậu thuộc địa hay phản thuộc địa khi tiếpcận văn học trẻ em, đặc biệt là những tác phẩm vẫn được coi nhà kinhđiển trong khuyến khích ý tưởng và ý thức môi trường Điều này sẽ giúpích trong việc nghiên cứu sâu hơn vấn đề tự nhiên, các vấn đề môi trườngvà chủ nghĩa đế quốc trong văn học thế kỉ XIX và thế kỉ XX Theo tácgiả, hướng tiếp cận này cũng có ích trong việc nghiên cứu văn học thiếunhi và vấn đề môi trường bởi vì nó sẽ tiết lộ những gốc rễ mang tính đế

Trang 29

quốc của các câu chuyện môi trường trong văn học thiếu nhi “Hướngtiếp cận này cũng được cho là khuyến khích độc giả đặt câu hỏi về tính cụthể lịch sử và các tư tưởng mang tính đế quốc có thể được hàm ẩn trongcác văn bản thể hiện cảm giác mê ái thiên nhiên” (ecophilic feeling) [3, tr.32].

Như vậy, có thể thấy trên thế giới đang phát triển xu hướng ứngdụng phê bình sinh thái vào giáo dục vì sự phát triển bền vững Các ứng

dụng này phần lớn hướng đến việc đào tạo ra thế hệ các công dân sinh

thái “ecocizens” hay các nhà giáo dục, nhà đào tạo có tư duy và thựchành vì mục tiêu bền vững thông qua các giờ tiếp cận văn học từ cácphương diện môi trường, sinh thái theo những phương pháp khác nhau

1.1.2.2 Văn học trẻ em và sự phản ánh về các vấn đề môi trường,

lịch sử và xã hội

Văn học đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục cho trẻ em vềcác vấn đề môi trường, lịch sử, xã hội Việc đọc văn học giúp cho họcsinh phát triển tư duy, khả năng xử lý thông tin và tăng cường kỹ năngngôn ngữ Ngoài ra, đọc văn học còn giúp cho học sinh có cơ hội khámphá những giá trị đạo đức và tình cảm, giúp cho họ hiểu thêm về nhữngcon người xung quanh và thế giới xung quanh Văn học cũng giúp chohọc sinh có thêm kiến thức về lịch sử và văn hoá, giúp cho họ hiểu thêmvề quá khứ và hiện tại Ngoài ra, văn học còn giúp cho học sinh phát triểnkỹ năng viết và thể hiện cảm xúc, tư duy và suy nghĩ của mình.

Văn học giúp cho trẻ em phát triển tư duy và cảm nhận thế giớimột cách sâu sắc hơn Những tác phẩm văn học giúp cho trẻ em khámphá và hiểu thêm về cuộc sống, tình yêu, tâm trí và xã hội Nhờ đó, trẻ emcó thể phát triển khả năng suy nghĩ, cảm nhận và tư duy phản biện.

Văn học cũng giúp cho trẻ em có cơ hội khám phá và tìm hiểu vềcác giá trị đạo đức và tình cảm Những tác phẩm văn học giúp trẻ em hiểuthêm về lòng nhân ái, sự chân thành và tình yêu thương Nhờ đó, trẻ em

Trang 30

có thể phát triển cảm nhận và tình cảm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp vàhình thành cá tính của mình.

“Văn học trẻ em còn là sự phản ánh về các vấn đề môi trường sinhthái quanh chúng ta, nó giáo dục cho các em về lợi ích của thiên nhiên,cây xanh, môi trường sống, giúp các em yêu thiên nhiên và bảo vệ môitrường sống, những cánh rừng nguyên sinh trước những sự tàn phá của

chính con người” [30, tr 48].

Văn học trẻ em là những sáng tác do các em viết và do các nhà vănchuyên nghiệp viết cho các em, bao gồm những tác phẩm có mặt trongvăn học truyền miệng của dân tộc cho tới những tác phẩm hiện đại, gồmcả những tác phẩm trong nước và ngoài nước.

Với sự giới thiệu đa dạng và cập nhật phê bình sinh thái ở ViệtNam của các dịch giả, nhiều bộ phận văn học Việt Nam được tiếp cận từgóc độ phê bình sinh thái Cụ thể, nằm trong xu hướng phát triển của phêbình sinh thái ra các nền văn học bên ngoài phương Tây, nhiều thể loại,nhiều bộ phận của văn học Việt Nam được tiếp cận từ góc độ của hướnglí thuyết này Có thể hiểu, tiếp cận văn học Việt Nam từ góc độ phê bìnhsinh thái được công bố trên nhiều diễn đàn và nhiều hình thức học thuật,từ hội thảo đến sách chuyên luận và các bài tạp chí khoa học.

Với nguồn tư liệu tiếng Anh, cuốn “Phê bình sinh thái là gì?”(Nxb, Nhà văn, 2017) do Viện Văn học chủ biên bao gồm các bài dịch vàtổng thuật của các công trình lí thuyết tiêu biểu của thế giới “Qua cuốnsách mang tính giới thiệu này, độc giả thấy được sự phát triển của phêbình sinh thái từ chỗ là một hướng tiếp cận đối với bộ phận văn học đồngquê, văn học lãng mạn, và văn học thiên nhiên cho đến việc trở thànhhướng tiếp cận đối với các tác phẩm văn học phản ánh hay gắn bó với cácđề xã hội, chính trị, lịch sử Nói cách khác, cuốn sách dịch và tổng thuậtnày cho thấy phê bình sinh thái trên thế giới đang mở rộng ra các vấn đềxã hội, chính trị, lịch sử khi tiếp cận các tác phẩm văn học” [40, tr 48]

Trang 31

Bản trích dịch cuốn Triết học nữ quyền sinh thái: Cái nhìn phươngTây về triết học đó là gì và tại sao nó lại là một vấn đề (Ecofeministphilosophy: A Western perspective on what it is and why it matters,Karen J Warren, Lanham: Rowman&Littlefield Publishers, Inc, 2000)của Karen Warren là một ví dụ Người đọc Việt Nam được gợi ý rằng cáccông trình phê bình sinh thái có thể tiếp cận mối liên hệ của môi trườngvà sinh thái với các vấn đề xã hội như sự bất bình đẳng giới, sự phân biệtchủng tộc, sự bóc lột đối với trẻ em trong các tác phẩm văn học.

Tính giáo dục trong các thực hành và nhận định lí thuyết về phêbình sinh thái và văn học trẻ em ở Việt Nam nằm trong xu hướng giáodục mà các nhà phê bình sinh thái Việt Nam nhấn mạnh trong công trìnhcủa mình Nói cách khác, phê bình sinh thái nói chung được tiếp nhận ởViệt Nam như là một công cụ để các nhà giáo, nhà sư phạm – đồng thờicũng là các nhà khoa học - khám phá văn học trong sự tham gia và phảnứng của bộ môn nghệ thuật này với các vấn đề của môi trường, sinh tháitrong đời sống hiện thực ở Việt Nam Phê bình sinh thái với các nhà giáodục Việt Nam không chỉ là một công cụ tiếp cận văn học mà còn là côngcụ để các nhà giáo đồng thời cũng là các nhà nghiên cứu văn học gópphần nâng cao ý thức môi trường của học sinh, viên viên nói riêng vàcộng đồng Việt Nam thông qua các tác phẩm văn học “Các nhà giáo dụcbộ môn văn học muốn thông qua việc tiếp cận và giảng dạy văn học cóthể góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, điều chỉnh nhữngnhầm lẫn tai hại về môi trường sinh thái, từ đó có những ứng xử phù hợpvới tự nhiên, biết lắng nghe tiếng nói của tự nhiên vì mục tiêu phát triểnbền vững” [10, tr 50].

Từ đó cho thấy, sự tiếp cận đối với văn học trẻ em ở Việt Nam vàtrên thế giới đều nhấn mạnh đến tính giáo dục hay sự ích dụng của hướngtiếp cận văn học đó trong việc đào tạo ra các cử nhân sinh thái và các nhàgiáo dục, các nhà sư phạm có kĩ năng và ý thức giáo dục sinh thái trong

Trang 32

việc thiết kế bài giảng văn học của mình Nói cách khác, cộng đồng cácnhà giáo, các nhà khoa học Việt Nam và thế giới nhận biết và đã nỗ lựccho việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong việc giảng dạy bộmôn văn học ở các cấp học.

1.2 Mã A Lềnh và văn học thiểu số viết cho thiếu nhi 1.2.1 Vài nét về tiểu sử của tác giả Mã A Lềnh

1.2.1.1 Những chặng đường sáng tác

Nhà văn Mã A Lềnh sinh ngày 10/ 03/ 1943, người con của dân tộcH’mông, quê ở xã Trung Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Bút danh khác:Thạch Mã, Thạch Sơn Hiện thường trú ở thành phố Lào Cai, công tácngành giáo dục từ năm 1964 Năm 1976 ông công tác tại hội văn họcnghệ thuật, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn, Đài phát thanhtruyền hình tỉnh Lào Cai và tạp chí Việt Nam Lào cai Ông là Đảng viênĐảng Cộng Sản Việt Nam; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1982,hiện ông đang sinh sống và làm việc tại Tỉnh Lào Cai.

Được sinh ra ở mảnh đất núi non trùng điệp, nhà văn Mã A Lềnh đãvượt qua những chặng đường đằng đẵng đầy khó khăn gian khổ, thửthách, để học chữ, học làm thầy giáo, học làm nhà văn Với chàngThạch Mã - ông đi nhiều, biết nhiều để lấy cái khôn cho vào túi mang về(theo cách nói của nhà thơ trẻ dân tộc Tày - Hoàng Chiến Thắng), chứkhông phải như một số người dân tộc thiểu số khác: khi được đi nhiều,học nhiều, biết nhiều lại rời bỏ quê hương, thậm chí coi thường quêhương nghèo khó đã sinh ra mình, đã nuôi mình khôn lớn, trưởng thành.Mã A Lềnh là một nhà văn trí thức dân tộc H’mông, được đào tạo mộtcách bài bản từ trường học: Trường Thiếu nhi vùng cao, Trường bổ túccông nông Việt Bắc, Trường Sư phạm trung cấp, Trường viết vănNguyễn Du (Khóa I) và Học viện Văn học Gooc Ky Nhưng có lẽ ngôitrường lớn nhất, góp phần tạo nên một Mã A Lềnh - một nhà văn, nhà

Trang 33

thơ, nhà nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian H’mông chính là cuộcđời, là hành trình trải nghiệm của ông gắn liền với non nước quê hương

Nhà văn Mã A Lềnh với hơn một nửa thế kỉ cầm bút đã sở hữu mộtgia tài khá đồ sộ gồm hơn 30 đầu sách đủ các thể loại: truyện ngắn, tựtruyện, bút ký, thơ, sưu tầm nghiên cứu Tiêu biểu với bút kí: Cao nguyêntrắng, đã nhận được nhận tặng thưởng của Ủy ban Trung ương Liên hiệpVăn học nghệ thuật Việt Nam) viết về những đổi mới trên quê hương đến

nhiều tập thơ, tập truyện được tặng thưởng như: Dấu chân trên đường,

Thằng Bé củ mài, Làng mình, Tình ca đá núi… Cùng với những giải

thưởng như: Giải A truyện ngắn trong cuộc thi do Báo Thiếu niên Tiềnphong và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức Giải khuyến khích cuộc vậnđộng sáng tác cho thiếu nhi 1999 - 2000 của Nhà xuất bản Kim Đồng cho

tập truyện Thằng bé củ mài Tập thơ Tình ca đá núi đạt giải C - Giải

thưởng VHNT năm 2015 của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểusố Việt Nam v.v

Là nhà văn, lúc nào Mã A Lềnh cũng đau đáu hướng về văn hóa,cội nguồn dân tộc Ông cần mẫn dốc hết sức, hết lòng đem nó đi xa Đó làphận sự, là sứ mệnh của người con quê hương mà Mã A Lềnh ý thức rõràng Ông hiểu rằng, nhà văn chính là một nhà văn hóa, nên phải tự traudồi vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, quê hương mình để hội nhậpnhưng không hòa tan Trong các tác phẩm của mình, Mã A Lềnh đi sâumô tả thế giới nội tâm của người miền núi, trong bối cảnh đổi thay củathời cuộc và trong quá trình tiếp cận với thế giới văn minh Qua đó, ngườiđọc dễ dàng hình dung ra không gian, tập tục rất lạ, rất độc đáo của ngườimiền núi.

Tháng 7 vừa qua, nhà văn Mã A Lềnh vừa xuất bản tập bút kí mới

nhất mang tên Một vùng rực trời hoa gạo Tập bút kí dày 183 trang, với

25 bài viết, là những kí ức của nhà văn về một Lào Cai từ những năm đầutái lập tỉnh đến khi đổi thay, phát triển từng ngày.

Trang 34

Ở tuổi 78, bút lực của ông vẫn dồi dào Ông đã và tiếp tục viếtbằng tất cả ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết chảy ra từ trái tim Ngọn lửa ấykhông chỉ sưởi ấm trái tim cho cộng đồng người Mông qua những trangvăn mà còn mang đến cho độc giả trong cả nước một bản sắc văn hóaMông không thể trộn lẫn với các dân tộc khác Những trang viết của ôngcòn gợi mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm, khảo sát, nghiên cứu sâu khitriển khai thực hiện các chính sách định canh, định cư gắn với bảo tồnphát triển văn hóa dân tộc.

Qua những chặng đường sáng tác cho ta thấy một Mã A Lềnh dồidào sức sáng tạo với một tinh thần lao động nghệ thuật cần mẫn Nếu xétcả về số lượng lẫn chiều sâu trong văn học thì ông thành công hơn cả ởmảng truyện ngắn Đọc truyện ngắn của Mã A Lềnh, tìm thấy những gìthân thuộc, bình dị, được trở về với tuổi thơ Với những điều bình dị, mộcmạc trong mỗi trang văn của Mã A Lềnh đã đưa đến những trái tim trongsáng của trẻ thơ bằng tình yêu quê hương sâu sắc của nhà văn, mọi thứvăn phong như có rượu, làm mê hoặc lòng người Truyện ngắn Mã ALềnh đã có được vị thế vững chắc không chỉ trong bộ phận văn học Môngmà cả trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

1.2.1.2 Vị trí của tác giả Mã A Lềnh trong nền văn học dân tộc

thiểu số

Nền văn học Việt Nam là nền văn học đa dân tộc, ngoài dân tộcKinh, chúng ta còn có 53 dân tộc thiểu số Mỗi dân tộc thiểu số đều cónhững nét văn hóa và bản sắc riêng Sự phong phú và đa dạng của vănhóa các dân tộc thiểu số được thể hiện sinh động một phần qua các sángtác văn học Chính vì vậy, ngoài văn học người Kinh, văn học các dân tộcthiểu số cũng góp một phần quan trọng tạo nên bản hợp ca nhiều thanhâm của văn học Việt Nam “Đặc biệt, văn học thiếu nhi dân tộc thiểu sốViệt Nam là một mảng khá quan trọng góp phần làm nên thành tựu tiêubiểu của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam Mảng văn học này đã khẳng

Trang 35

định được những giá trị nhiều mặt và có ý nghĩa thiết thực trong việcphục vụ mục đích giáo dục toàn diện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ emdân tộc thiểu số” [28, tr 34].

Văn học dân tộc thiểu số viết cho trẻ em đã phản ánh đời sống tâmhồn của trẻ em miền núi với những ước mơ, khát vọng hoài bão đẹp đẽ.Tác giả Mã A Lềnh đã khéo léo đưa thế giới thiên nhiên sinh động đếntrong mắt trẻ thơ, cùng với đó là sự động viên tinh thần các em với nhữngtấm gương thiếu nhi vượt khó, vươn lên trong hoàn cảnh vô cùng thiếuthốn, hay đó còn là sự dũng cảm dám chống lại kẻ thù, chống lại cái ác,cái xấu để bảo vệ thiên nhiên trước sự tàn phá của những người khai tháctrái phép Tất cả bức tranh hiện thực về cuộc sống đầy vất vả gian truâncủa trẻ em miền núi trong cuộc mưu sinh đều được tác giả khắc họa trongtác phẩm của mình Ngoài ra, nhà văn còn luôn hướng trẻ thơ đến cáchành trình chinh phục những đỉnh cao của tri thức và ước mơ Và đi kèmvới cuộc hành trình đó cũng luôn có cả thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đángyêu gần gũi và gắn bó với tuổi thơ các em nhỏ, để gây sự hứng thú và cốgắng của các em Với những thành tựu và đóng góp của mình trong nềnvăn học Việt Nam nói chung, và văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nóiriêng, ông xứng đáng có một vị trí trong dòng chảy văn học thiếu nhi ViệtNam.

Văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam được hình thành vàphát triển từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 Nhưng nói như vậy,cũng không có nghĩa là tất cả các dân tộc thiểu số trong cộng đồng cácdân tộc Việt Nam đều có văn học hiện đại nói chung hay thơ hiện đại nóiriêng, Càng không dễ để có sự góp mặt vào làng thơ hiện đại Việt Namnhững gương mặt nhà thơ tiêu biểu.

Tuy không có thơ ca hiện đại sớm hơn hay nói rộng hơn không cónền văn học thành văn sớm hơn như các dân tộc: Tày, Thái, Mường,

Trang 36

Dao… nhưng thơ ca hiện đại dân tộc Mông cho đến nay cũng có được vịtrí và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền văn học nước nhà.

Mã A Lềnh thuộc lớp nhà văn tiên phong dân tộc Hmông của nềnvăn học hiện đại Cùng với các nhà văn dân tộc khác của thế kỷ XX như:Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Hồng (dân tộc tày), YĐiêng, Linh Nga Niết Đam (dân tộc Ê Đê), Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao);Vương Trung (dân tộc Thái, Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy), Pờ Sảo Mìn(dân tộc Pa Dí) Mã A Lềnh đã có những đóng góp, cũng như vị trí tolớn về cho văn học thiểu số Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nóichung nhất là về văn xuôi.

Mỗi một nhà văn đến với văn học bằng một con đường khác nhau.với Mã A Lềnh con đường đến với văn chương là con đường đến với cáichữ này, những ai đã từng ở vùng cao trong những năm 50, 60 của thế kỷtrước thì mới thấy hết sự gian nan vất vả của con đường đến với chữ của

trẻ em vùng cao Đọc truyện Làng mình của Mã A Lềnh với biết bao

nhiêu câu chuyện lan man về làng mình của cậu bé Mê Tu thì mới thấykhát vọng đi tìm chữ và giữ hồn của dân tộc qua từng câu chữ trong tưtưởng nghệ thuật lớn đến chừng nào Vì thế ông làm thầy giáo dạy học ởvùng cao trước khi viết văn Mã A Lềnh tâm niệm rằng nếu không có chữthì văn học chỉ được truyền miệng và lẫn vào trong kho tàng folklore Dođó, chỉ là văn học dân gian chứ chưa thành văn chương chỉ có chữ rồimới có văn chương được thì những câu chuyện sáng tác mới thành sáchthành chuyện.

Tác giả Trần Thị Việt Trung người đã quen biết và từng đọc nhiềutác phẩm của Mã A Lềnh đã đưa ra nhiều nhận xét Bà chia sẻ mình rấtbất ngờ khi đối diện với gần 3000 trang bản thảo là những tác phẩm đãđược in ấn, công bố của ông- kết quả sau suốt hơn 50 năm gắn bó, đammê, hạnh phúc cùng bao trăn trở, vật vã khổ đau,… với nghiệp văn Vớihơn 40 tác phẩm gồm đủ các thể loại: văn xuôi (truyện ngắn, ký, tạp văn,

Trang 37

tùy bút,…), thơ, kịch bản, nghiên cứu phê bình văn học trong đó có nhiềutác phẩm được nhận giải thưởng cấp trung ương và địa phương, nhiều tácphẩm đã thu hút và chinh phục được tình cảm và sự trân trọng của độcgiả, đặc biệt là độc giả vùng dân tộc miền núi “Với những cống hiếnthầm lặng mà to lớn ấy của mình chàng Thạch Mã - hòn đá tảng trên đỉnhHoàng Liên - xù xì, gân guốc, kiêu hãnh đội sương, đội tuyết, dãi dầunắng gió… lặng lẽ hát những bài ca về cuộc sống, về thiên nhiên, về conngười và tình yêu bất tử ở xứ Mường Tiên cao vút, xanh thẳm” [39, tr 5]

Là một trong những nhà văn người dân tộc H’mông hàng đầu củanền văn học Việt Nam hiện đại, Mã A Lềnh có sự phát hiện mới mẻ vớicon người nhất là con người miền núi với một chiều kích mới, cái nhìn vềcon người miền núi của Mã A Lềnh là của người miền núi, cái nhìn từbên trong và qua lăng kính của người trong cuộc.

Với Làng mình, Mã A Lềnh tiếp tục khẳng định phong cách của

mình đã được tạo nên từ các tác phẩm trước Ông tiếp tục xu hướng khaithác thể hiện chất nhân văn cái chiều sâu của phẩm chất của tình ngườitiềm ẩn, trong cuộc sống thường ngày Ông không cố công tìm cái gaycấn không đi vào những xung đột gay gắt mà cứ chậm rãi bình thản, chọntìm cái đẹp bình dị mà quý giá trong cuộc sống của trẻ thơ của bà con trênnúi cao Ông tiếp tục làm sống lại ký ức tuổi thơ mà ông đã kể một phần

trong Thằng bé củ mài - một tập truyện viết cho thiếu nhi do Nxb, Kim

Đồng ấn hành năm 2001 Kể về tuổi thơ nhưng ông làm sống lại cuộcsống một thủa, với một vùng khe suối, núi non, trời mây hùng vĩ, vớikhông gian văn hóa tiềm ẩn trong cuộc sống lao động trong sinh hoạtthường ngày, trong ứng xử giữa người với người, người với cỏ cây, khesuối, chim muông

Cũng theo tác giả Trần Thị Việt Trung, “Trong suốt hơn 50 nămkiên trì và đam mê sáng tác, nhà văn Mã A Lềnh cũng đã tạo ra cho mìnhmột phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện rất rõ cái chất, cái tạng của một

Trang 38

cây bút đậm chất H’mông ở trên cả hai phương diện: nội dung phản ánhvà nghệ thuật thể hiện Văn chính là người, tác phẩm của Mã A Lềnh đãthể hiện rất rõ con người, tâm hồn, tính cách và trí tuệ của một nhà văn tríthức dân tộc thiểu số - người con ưu tú của mảnh đất vùng cao biên giớiphía Bắc của Tổ quốc” [37, tr 9] Văn chương của ông vừa mang tínhtruyền thống (phản ánh rất rõ nét cái gọi là bản sắc văn hóa dân tộcH’mông từ đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật, đến các phương diệnnghệ thuật như: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, và các biểu tượng nghệthuật trong tác phẩm ) nhưng cũng vừa mang tính hiện đại với sự đổimới trong thi pháp (ở truyện và thơ); trong cách tiếp cận và phản ánh hiệnthực cuộc sống miền núi trong cái giai đoạn mới của đất nước Vănchương của ông vừa có cái chất thô mộc, xù xì, gân guốc, hồn nhiên lạivừa có độ chau chuốt, tài hoa và giàu triết lí, cái lí của cuộc đời nóichung, cái lí của người H’mông nói riêng

Trong các tập truyện ngắn sáng tác bằng tiếng Việt hay bằng cả haithứ tiếng Việt - H’mông, Mã A Lềnh đã dành rất nhiều trang viết về đềtài thiếu nhi dân tộc thiểu số và đây cũng là phần đặc sắc nhất trong cácsáng tác văn xuôi của ông Đó là những câu chuyện giản dị, gần gũinhưng rất thú vị, chân thực và đặc sắc về các cô, cậu bé người dân tộcthiểu số với những suy nghĩ, những hành động, những cách ứng xử củacác em trong các mối quan hệ với bố mẹ, với bạn bè, với các con vật thânthiết, với thiên nhiên hoang dã, và rộng hơn là với cộng đồng, với xã hội.Một hệ thống các truyện kể về cậu bé Mê Tu (nhân vật có tính tự truyệncủa tác giả thời niên thiếu) như những thước phim quay chậm về cuộcsống của những con người miền núi từ thuở ấu thơ, đến lúc trưởng thành,đến lúc rời Làng đi học cái chữ để làm cán bộ nhà nước Tác giả say sưamiêu tả và kể lại bao kỉ niệm thân thương của Mê Tu với những ngườithân trong gia đình, trong làng bản; với ngôi nhà trình đất, mảnh vườntrồng đủ các loại rau, nương ngô trên núi đá, ruộng bậc thang; với con

Trang 39

suối, với hang động, với những cánh rừng, những cuộc đi săn, những đêmquăng chài bắt cá, với những món ăn hằng ngày rất đặc trưng của dân tộcH’mông trong cả những ngày no đủ lẫn lúc đói kém như: Món mèn mén,món thắng cố, món rau cải ninh nhừ với thịt bạc nhạc, món củ chuốirừng, búp lá sung đỏ độn cơm “Tác giả cũng đã nhấn mạnh đến quátrình hình thành nhân cách và việc bồi dưỡng tâm hồn cho các em mộtcách tự giác từ chính cái làng mình trên đỉnh núi chon von này Đó lànhững bài học được rút ra từ cách ứng xử với bạn bè, người thân, đếncách ứng xử với thiên nhiên, với con vật, con thú, kể cả thú hoang dã; đếncách học làm người Màu sắc sinh thái trong tác phẩm của ông cũngmanh nha hiện hữu từ đó” [37, tr 11].

Các tác phẩm văn chương của Mã A Lềnh thể hiện một niềm tinmãnh liệt ấy là trong vô thức trong thế giới tâm linh con người nơi lưugiữ phần vĩnh hằng nhân tính, nơi mà những mạch nguồn tự nhiên đượcẩn náu trong thế giới sâu thẳm ấy Những nhân vật của Mã A Lềnh luôngắn bó với những mối ràng buộc với văn hóa người dân miền núi cáchcảm nhận cuộc sống của nhân vật bao giờ cũng mang dấu ấn của nền vănhóa dân tộc H’mông “Với phương diện con người tự nhiên Mã A Lềnhluôn cổ vũ cho lối sống hợp tự nhiên, ông nhấn mạnh đến khả năng sốngchan hòa với tự nhiên giao cảm với tự nhiên để đạt đến sự hài hòa trongmối quan hệ giữa con người với tự nhiên Qua đó, cho thấy Mã A Lềnhcó một vị trí vững chắc trong nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng và

nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung” [39, tr 1257]

1.2.2 Khái quát về văn học dân tộc thiểu số viết cho thiếu nhi

Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếunhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng chothiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồmmột phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho ngườilớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki-hô-tê của M Xéc-

Trang 40

van-tex, Ro-bin-xơ Cơ-ru-xô của Đ.Đi-phô, Gu-li-vơ du kí của tơ, Túp lều của bác Tôm của H.Bi-sơ – Xtâu…” Như vậy, thuật ngữ vănhọc thiếu nhi được nêu ra trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học vẫn chưađưa ra một khái niệm hay định nghĩa cụ thể về văn học thiếu nhi mà chỉgiới hạn những “loại” tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi, bao gồm cảnhững tác phẩm không thuộc về văn học mà thuộc về khoa học phổ cập.

Gi.Xuýp-Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủthể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếpnhận… Cụ thể, “Văn học thiếu nhi” bao gồm:

+ Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục,bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó làthiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật,một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ làchính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.

+ Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đãtìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi vớicách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các emcòn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với nhữngnguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quátrình hoàn thiện tính cách của mình Như vậy, “văn học thiếu nhi là ngườibạn thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi”.

Văn học thiếu nhi là khái niệm chỉ những tác phẩm văn học mànhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi Bên cạnh đó, có những tác phẩmvăn học thiếu nhi nhân vật là người lớn, có thể là con người, có thể là thếgiới tự nhiên… nhưng được nhìn bằng đôi mắt trong sáng của trẻ thơ.Các tác phẩm của ông luôn quen thuộc, gần gũi với vốn trải nghiệm củatrẻ em, được trẻ em đón nhận, thích thú và còn mang tác dụng giáo dục,giúp hoàn thiện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn cho lứa tuổi thiếu niên, nhiđồng

Ngày đăng: 21/06/2024, 07:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w