1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt lv Đỗ thị minh thúy (11 8 23)

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bước sang thế kỉ XXI, lý thuyết cải biên đã có những bước phát triển vượt bậc khi đã có nền tảng lí thuyết trước đó và đặc biệt là dưới sự tác động của các lí thuyết trong trào lưu hậu hiện đại. Từ đó, những vấn đề, những câu hỏi xoay quanh mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học và điện ảnh không còn mù mờ mà được đưa ra soi chiếu một cách triệt để hơn nhằm giúp cho độc giả và khán giả nhận thấy được những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo trong từng loại hình nghệ thuật cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai loại hình này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Trang 2

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật tiêu biểu, song cả văn học vàđiện ảnh đều mang những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo của từng thể loại Mối quan hệgiữa văn học và điện ảnh là mối quan hệ hai chiều: điện ảnh lấy văn học làm chất liệu, cácthủ pháp của điện ảnh cũng giúp cho tác phẩm văn học sống lại theo một cách rất riêng,độc đáo.

1.2 Bước sang thế kỉ XXI, lý thuyết cải biên đã có những bước phát triển vượtbậc khi đã có nền tảng lí thuyết trước đó và đặc biệt là dưới sự tác động của các lí thuyếttrong trào lưu hậu hiện đại Từ đó, những vấn đề, những câu hỏi xoay quanh mối liên hệchặt chẽ giữa văn học và điện ảnh không còn mù mờ mà được đưa ra soi chiếu một cáchtriệt để hơn nhằm giúp cho độc giả và khán giả nhận thấy được những nét đặc trưngriêng biệt, độc đáo trong từng loại hình nghệ thuật cũng như sự tác động qua lại lẫn nhaugiữa hai loại hình này.

1.3 Nguyễn Thi đã vô cùng thành công với truyện ký Người mẹ cầm súng, xây dựng

nhân vật Út Tịch trở thành một điển hình đặc sắc cho phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến với

câu nói đã phổ cập sâu rộng vào đời sống “còn cái Từ chất liệu truyện ký Người mẹ cầmsúng, Nguyễn Thi đã viết được truyện ngắn xuất sắc Mẹ vắng nhà Năm đứa con của chị Út

Tịch trong thực tế của vùng đất Tam Ngãi, Cầu Kè, Trà Vinh, đã được Nguyễn Thi chưng

cất cô đọng lai quần cũng đánh” và sinh động thành tác phẩm văn học Mẹ vắng nhà Được

Nguyễn Thi viết vào tháng 6-1966, Mẹ vắng nhà có thể xem như một trong vài truyện ngắn

hiếm hoi trên thế giới viết về chiến tranh mà không có cảnh bom rơi, đạn bay, máu đổ vànước mắt.

1.4 Điện ảnh, về bản chất là một trong những phương thức đồng sáng tạo tác phẩmvăn học cùng “cha đẻ” của nó Điện ảnh không sao chép lại hoàn toàn kịch bản của tác

phẩm văn học, mà nó khiến cho tác phẩm sinh động hơn Mẹ vắng nhà của Nguyễn Khánh

Dư ra đời đã tạo nên một chiến thắng vang dội trong cộng đồng cải biên, chuyển thể thànhphim Lấy bối cảnh từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ hiện thực bom rơi, đạn lạc, máy bay

bay là là trên những mái nhà tranh, Mẹ vắng nhà đã tái hiện lại cuộc sống của năm chị em,

năm đứa con bé bỏng của chị Út Tịch.

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Khái lược về thuật ngữ “cải biên” và vấn đề cải biên văn học sang điện ảnh

2.1.1 Xung quanh thuật ngữ “Cải biên”

Cải biên là sửa đổi hoặc biên soạn lại một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi

hình thức thể hiện dựa trên một phần hoặc toàn bộ tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩmmới Khi cải biên tác phẩm, người cải biên phải được chủ sở hữu tác phẩm gốc cho phépvà phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.

2.1.2 Kịch bản điện ảnh cải biên từ tác phẩm văn học

Cải biên những tác phẩm văn học nổi tiếng là việc rất khó bởi vì khán giả luôn sosánh thường cho rằng xem phim thấy không hay bằng đọc nguyên bản Đây là một vấnđề khá phức tạp Những hình thức nghệ thuật khác nhau tất nhiên phải có những phương

Trang 3

pháp biểu hiện khác nhau nảy sinh ra những thái độ thưởng ngoạn cũng khác nhau Bởithế nên rất khó mà yêu cầu sau khi xem phim lại có được một nguồn cảm xúc giống nhưđọc bản gốc văn học Điều đáng nói là điện ảnh không từ chối sử dụng những gì đưađến hiệu quả tốt trong phương pháp biểu hiện của văn học và kịch nhưng điện ảnh vẫncó ngôn ngữ riêng của mình

2.2 Nguyễn Thi và tác phẩm “Người mẹ cầm súng” – “Mẹ vắng nhà”

2.2.1.Tác giả Nguyễn Thi

Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, ông còn biết đến với bút danh khác làNguyễn Ngọc Tấn Ông sinh ngày 15/5/1928 và hy sinh ngày 9/5/1968 tại mặt trận Sài Gòn.Nguyễn Thi là một trong những ngòi bút cá tính và đặc sắc nhất trong thời kì kháng chiếnchống Mỹ Hầu hết các sáng tác của ông đều gắn liền với người nông dân Nam Bộ vậy nênông còn được mệnh danh là nhà văn của người dân Nam Bộ Không phải là một danh nhânlẫy lừng hay một nhà cách mạng lỗi lạc nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng được rấtnhiều người kính trọng và ngưỡng mộ.

2.2.2.Tác phẩm “Người mẹ cầm súng”

Nhà văn Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ ác liệt và truyện ký Người mẹ cầm súng là một trong những tác

phẩm nổi tiếng của Nhà văn viết về nữ anh hùng Nguyễn Thị Út ở quê hương Tam Ngãi(huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) Tinh thần yêu nước thấm nhuần vào trái tim, vào tư tưởngcủa Út ngay khi cô còn bị giam cầm cả về thể xác và tinh thần tại nhà địa chủ Sau khi thoátđược cuộc sống ở đợ, Út tích cực ủng hộ cho phong trào Cộng sản sau này, xung phongtham gia các phong trào, chiến dịch chống Mỹ cứu nước

2.2.3 Tác phẩm Mẹ vắng nhà

Mẹ vắng nhà là tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thi, được viết vào tháng6.1966, từ chuyện có thật của mẹ con chị Út Tịch ở Trà Vinh Mẹ vắng nhà tập trung khắchoạ những đứa con thơ của chị Út Tịch - những thế hệ tương lai của chủ nghĩa yêu nước,chủ nghĩa anh hùng Đó là thế giới tuổi thơ của 5 chị em con Bé tự chăm sóc nhau ở nhàtrong khi mẹ đi đánh giặc.

Tác phẩm không chỉ khắc sâu trong tiềm thức, trong trái tim của những người dânNam Bộ hiền lành, chất phác mà còn có thể “mang chuông đi đánh xứ người”, hình tượngnhững đứa trẻ, con bà mẹ du kích Nguyễn Thị Út có thật ở tỉnh Trà Vinh đã đọng lại tronglòng người đọc những dấu ấn khó phai.

2.3 Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư và tác phẩm điện ảnh cải biên “Mẹ vắng nhà”

2.3.1.Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư

Nguyễn Khánh Dư (2 tháng 9 năm 1933 - 3 tháng 12 năm 2007) là đạo diễn điện ảnh,nhà quay phim Việt Nam Ông được biết đến nhiều qua những bộ phim về đề tài thiếu nhi.Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1993) và Giảithưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007) Nguyễn Khánh Dư lại đặc biệt thành côngvới những bộ phim về đề tài kháng chiến ở Nam Bộ với bối cảnh sông nước mênh mang,nơi những con người bình thường, ngay cả những đứa trẻ nhỏ bé, thậm chí còn đang nằmnôi cũng phải chịu cảnh sống nguy hiểm dưới bom rơi, đạn lạc của kẻ thù và đặc biệt là phải

Trang 4

chịu sự thiệt thòi khi bố mẹ đi đánh giặc để lại những đứa con ở nhà bồng bế, dắt díu nhauqua những nguy hiểm luôn rình rập, cận kề.

2.3.2 Tác phẩm điện ảnh cải biên “Mẹ vắng nhà”

Mẹ vắng nhà là một bộ phim truyện nhựa được sản xuất vào năm 1979 dựa trên tiểuthuyết Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Thi.

Bộ phim điện ảnh này được cải biên bởi NSND Nguyễn Khánh Dư và sản xuất bởi Xínghiệp phim truyện Việt Nam (tên khác là Xưởng phim Hà Nội) Bộ phim lấy bối cảnh từchiến trường miền Nam những năm tháng khốc liệt nhưng trên bức phông nền ấy là sự trongtrẻo của những nụ cười trẻ thơ Những đứa trẻ, bé cả về tầm vóc và bé về cả mặt tuổi tácnhưng có lẽ vì chúng biết chúng được sinh ra trong một gia đình cộng sản và bản thânchúng tự cho rằng mình là những “cộng sản nhí” nên có ý chí chiến đấu không đợi tuổi.

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của luận văn

Trên cơ sở của lí thuyết cải biên, lí thuyết tự sự và lí thuyết so sánh, đề tài hướng tới:

khai thác nghệ thuật cải biên của bộ phim Mẹ vắng nhà (Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư) ở các

phương diện: cốt truyện, nhân vật và kết cấu Đồng thời, khẳng định thành tựu của nghệ

thuật cải biên, giá trị của phim Mẹ vắng nhà ở góc độ liên văn bản.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Từ tác phẩm văn học đến phim Mẹ vắng nhà qua góc nhìn so sánh.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Từ tác phẩm văn học đến phim Mẹ vắng nhà qua góc nhìn so sánh”, luận

văn tập trung khảo sát, tìm hiểu ngữ liệu:

- Một là: văn bản Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi), NXB Kim

Đồng, xuất bản 4/2021

- Hai là: phim điện ảnh Mẹ vắng nhà

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, luậnvăn dựa trên hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu tác phẩm điện ảnh cải biên Luậnvăn cũng căn cứ vào hệ thống lí luận về tác phẩm tự sự, những nền tảng của văn học so sánhđể tiếp cận đối tượng nghiên cứu.

Những phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu được kể đến:

5.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình và hệ thống

Phương pháp này được sử dụng với mục tiêu giúp người viết nghiên cứu đặc trưngcủa văn học và điện ảnh một cách hệ thống và khoa học Đó là cơ sở để người viết có căn cứkhảo cứu sâu từng phương diện của đề tài, dễ dàng nhận ra được sự khác biệt khi cải biên từtác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh ở cốt truyện, nhân vật, kết cấu, chiến lược tự sự

5.2 Phương pháp so sánh

Khi nghiên cứu phim Mẹ vắng nhà, người viết liên tục sử dụng phương pháp so sánh

giữa phim và truyện – văn bản gốc Mục tiêu của chúng tôi là chỉ ra những yếu tố đạo diễnkế thừa, những yếu tố được cải biên, bổ sung nhằm hoàn chỉnh một sản phẩm mới (đúng vớitính chất là sản phẩm của nghệ thuật điện ảnh) Khi sử dụng phương pháp so sánh tác phẩm

văn học và điện ảnh cũng cho thấy được, đoàn làm phim Mẹ vắng nhà tôn trọng tinh thần

Trang 5

nguyên tác tác phẩm văn học của Nguyễn Thi, sáng tạo trên cở sở những chất liệu vay mượntừ văn bản gốc.

5.3.Phương pháp liên ngành

Phương pháp nghiên cứu liên ngành được vận dụng để chỉ ra tính đặc thù của từngngành, mối tương liên giữa hai ngành, những giao thoa, tác động giữa văn học và điện ảnh.Văn học và điện ảnh đều là những bộ môn nằm trong địa hạt của nghệ thuật, văn học có thểcoi là một vỉa quặng để các nhà viết kịch có thể tận dụng và khai thác Phương pháp nghiêncứu liên ngành đã cho thấy sự gắn bó sâu sắc giữa văn học và điện ảnh.

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai thành 3 chương.

Chương 1: Cải biên cốt truyện

Ở nội dung này, luận văn sẽ triển khai nghiên cứu những cải biên của phim Mẹ vắngnhà trên phương diện cốt truyện Từ việc nghiên cứu diễn biến các sự kiện trong phim, luậnvăn sẽ đối chiếu với tác phẩm Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi để thấy

được sự kế thừa và sáng tạo trong tư tưởng của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư khi tiếp cận tácphẩm văn học.

Chương 2: Cải biên nhân vật

Tương tự cách thức làm như trên, luận văn sẽ khảo cứu và so sánh hệ thống nhân vật

trong phim Mẹ vắng nhà với văn bản văn học nguyên gốc Đánh giá thành công của phim

trên cơ sở so sánh, khẳng định giá trị của truyện ở góc độ nhân vật là mục tiêu hướng tới.

Chương 3: Cải biên kết cấu và chiến lược

Kết cấu phim có thể được coi là cách kể của đạo diễn, là chiến lược tự sự mà đạodiễn dùng để kể câu chuyện theo cách của nghệ thuật điện ảnh Sự sáng tạo của đạo diễnnhư thế nào, chiến lược tự sự đó hợp lí hay không, đó là điều mà luận văn mong muốn đượctìm hiểu trong nội dung này.

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CẢI BIÊN CỐT TRUYỆN

1.1.Khái lược về cốt truyện

1.1.1 Khái niệm cốt truyện

Khi tìm hiểu và nghiên cứu về các tác phẩm văn xuôi tự sự thì cốt truyện là mộttrong những vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu của ngành Tự sự học, cốt truyện đượcxem là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành một tác phẩm văn xuôi tự sự, là mộtmắt xích quan trọng trong hệ thống các khớp nối của tác phẩm Nếu coi một tác phẩm vănxuôi tự sự như một con người hoàn chỉnh thì cốt truyện sẽ được coi là “xương sống” để đờisống của tác phẩm trở nên vững vàng.

Nếu như một tác phẩm sau khi hoàn thiện mang một hình hài hoàn chỉnh, thì trong quátrình “khai sinh” cho đứa con tinh thần của mình, tác giả đã tạo cho các tác phẩm văn xuôi tự sựmột cột sống vững chắc – cốt truyện – dựng khung cho tác phẩm “Cột sống” cốt truyện baogồm các sự kiện – các đốt sống – được sắp xếp theo trình tự nhất định trong văn bản nghệ thuật.

Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đã cho rằng: “Cốt truyện là

sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự vàkịch, đôi khi cả trong các tác phẩm trữ tình” [5,112].

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cũng đã đưa ra định nghĩa về cốt

truyện như sau: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quanhệ phức tạp của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự” [20,tr206] Vậy nêncó thể hiểu vấn đề này một cách mạch lạc như sau: cốt truyện là hệ thống các sự kiện đượcsắp xếp dựa trên dụng ý nghệ thuật của tác giả - cha đẻ của nó và cốt truyện tồn tại như mộtphần tất yếu trong các tác phẩm văn xuôi tự sự Tuy nhiên, khái niệm cốt truyện này dườngnhư vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu đầy đủ về một khái niệm cốt truyện hoàn

chỉnh, chỉn chu, đầy đủ của các chuyên gia, giới nghiên cứu văn học Trong Từ điển Thuậtngữ Văn học (Lê Bá Hán), cốt truyện cũng được định nghĩa “là hệ thống sự kiện cụ thể được

tổ chức theo nhu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản nhất, quantrọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch Cốt truyệnkhông phải là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học Trong các tác phẩm trữ tình, cốttruyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại vì ở đây tác giả biểu hiệnsự diễn biến của tình cảm, tâm trạng” [19,tr586].

Có thể thấy, với hệ thống khái niệm đã được đưa ra, có thể khái quát điểm thốngnhất trong quan niệm về cốt truyện như sau: Cốt truyện là một hệ thống các sự kiệnphản ánh diễn biến của cuộc sống và những xung đột xã hội một cách nghệ thuật, quađó các nhân vật hình thành và phát triển thông qua mối quan hệ qua lại nhằm sáng tỏđược tư tưởng chủ đề của tác phẩm và thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.Những sự kiện được nha văn xây dựng đều trở thành một mắt xích quan trọng trong việcbuộc nhân vật phải bộc lộ bản chất nhưng đồng thời nó cũng tự hợp thành lịch sử nhânvật, tạo nên diện mạo cho nhân vật

Về thành phần cốt truyện, mỗi cốt truyện truyền thống sẽ bao gồm có 5 phần: Trìnhbày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút Tuy nhiên, trên thực tế ở những truyện cụ thể

Trang 7

thường sẽ không đủ cả năm thành phần, đặc biệt là ở những cốt truyện hiện đại (truyện ngắnhiện đại và tiểu thuyết hiện đại) Và không phải bao giờ các thành phần của cốt truyện ấycũng sắp xếp theo trình tự nhất định mà đan xen các kĩ thuật kể chuyện hiện đại (kĩ thuật hồicố, dòng tâm lí ).

1.1.2 Cốt truyện trong văn xuôi tự sự

Các kiểu loại trong cốt truyện của văn xuôi tự sự rất phong phú và đa dạng Xét theophương diện thể loại có thể kể đến cốt truyện ngắn và cốt truyện tiểu thuyết Đối với truyệnngắn và tiêu thuyết, cốt truyện có ý nghĩa quan trọng, là “xương sống” của tác phẩm, biểudiễn trình tự sự kiện Cốt truyện không chỉ giúp cho nhân vật bộc lộ tính cách mà còn là nơiđể nhà văn tái hiện lại các xung đột thông qua mối quan hệ xung quanh các nhân vật Tuynhiên, xuất phát từ đặc trưng thể loại, yếu tố cốt truyện của truyện ngắn và tiểu thuyết cónhững điểm khác biệt cơ bản Truyện ngắn là tiêu biểu cho thể loại tự sự cỡ nhỏ (có dunglượng, số câu, số chữ, mức độ bao phủ và phản ánh xã hội ít hơn tiểu thuyết), vì bị hạn chếvề mặt dung lượng nên các sự kiện và tình tiết trong truyện ngắn phải mang tính chặt chẽ vàthống nhất cao Cốt truyện của truyện ngắn thường không đi hết được một đời nhân vật màchỉ phản ánh một giai đoạn bất kì trong cuộc đời nhân vật Yếu tố quan trọng nhất tạo nênđặc sắc cho truyện ngắn chính là tình huống truyện Tình huống truyện đã được GS NguyễnĐăng Mạnh ví như một thứ nước rửa ảnh có thể làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, nổi bật vấnđề tư tưởng của tác phẩm hay nó còn được ví như một lát cắt ngang trên thân cây nhưngthông qua lát cát ấy lại thấy được một đời thảo mộc như cách nói của nhà văn Nguyễn MinhChâu - người mở đường tinh anh và tài năng Tình huống truyện là một thử thách đặc biệtdành cho những nhà văn, bởi có thể tạo ra một tình thế, thời điểm có vấn đề, mà ở đó chấtliệu cuộc sống lại trở nên cô đặc nhất để làm nổi bật được tính cách của nhân vật và nhữngmối xung đột xã hội vốn là một điều không hề dễ dàng với người cầm bút

Đến với kĩ thuật viết hiện đại, vai trò của cốt truyện dường như bị mờ dần đi, các tácphẩm hiện đại, hậu hiện đại đôi khi rất khó nắm bắt cốt truyện Những tác phẩm truyệnngắn, tiểu thuyết trong thời kì đổi mới, vai trò của cốt truyện trở nên tương đối hạn chế vàcốt truyện có xu hướng được nới lỏng đến mức có thể Vì vậy có thể nói, cấu trúc ổn địnhcủa cốt truyện truyền thống cũng bị phá vỡ theo, thay vào đó là cốt truyện hiện đại theo lốicấu trúc linh hoạt hơn hà nghiên cứu văn học hậu hiện đại là Barry Lewish nhấn mạnh:“Cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật đượcphân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối”[14,57], nghĩa là vai trò bắt buộc của nótrong tác phẩm văn xuôi tự sự (truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết…) bị giảm dần.

Nói tóm lại, theo thời gian, vai trò, ý nghĩa của cốt truyện cũng có sự thay đổi, tácphẩm không còn bị cố định theo một trình tự bắt buộc nữa, mà nó có thể biến đổi linh hoạttheo dụng ý của nhà văn, thậm chí có những tác phẩm văn xuôi tự sự yếu tố cốt truyện cònmờ đến mức không thể nắm bắt, không thể đoán định, tác phẩm hoàn toàn diễn biến phụthuộc vào mạch tâm lí của nhân vật Nhưng điều đó cũng không thể phủ nhận được vai tròcủa cốt truyện – với tư cách là một trong những tiêu chí, một yếu tố cổ điển tạo nên thànhcông cho tác phẩm văn xuôi tự sự như truyện ngắn hay tiểu thuyết Đặc biệt, nằm trong tràolưu chuyển thể, cải biên từ tác phẩm văn học đóng khung trên trang sách sang tác phẩm điệnảnh trên màn ảnh nhỏ, yếu tố cốt truyện vẫn được các nhà làm phim coi là yếu tố hàng đầu,

Trang 8

quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng kịch bản sao cho vừa sáng tạo, vừa tôn trọngnguyên tác văn học

1.1.3 Cốt truyện trong phim

Điện ảnh là bộ môn nghệ thuật “sinh sau đẻ muộn”, cũng là bộ môn nghệ thuật đượccoi là trẻ nhất trong hệ thống môn nghệ thuật được xác định Điện ảnh có thể phát triển rựcrỡ như ngày hôm nay bên cạnh sự sáng tạo từ các nhà làm phim thì còn nhờ vào sự kế thừanhững tinh hoa của các bộ môn nghệ thuật khác, đặc biệt là văn học Văn học được coi làmột mảnh đất màu mỡ cho các biên kịch, đạo diễn tìm đến và khai thác hoặc vay mượn chấtliệu từ văn học

Khi định nghĩa cốt truyện của phim chúng ta sẽ thấy được sự tương đồng nhất địnhvới định nghĩa cốt truyện của các tác phẩm văn xuôi tự sự, nó được coi là một chuỗi những

sự kiện trong một mối hệ nhân quả xảy ra trong không gian và thời gian Trong cuốn Nghệthuật làm phim (Nhà xuất bản Trẻ, 2004), đạo diễn Lê Dân cũng cho rằng: “Cốt truyện là

hình thức trong đó sự sáng tạo nghệ thuật đã xuất hiện dưới dạng sắp đặt, bố trí thứ tự cácsự kiện, tổ chức các mối quan hệ của các nhân vật trước những sự kiện một cách chi tiết,nhằm đạt tới hiệu quả tối đa đối với người thưởng thức” [98,10]

Cốt truyện trong phim có thể hiểu là cách tổ chức, sắp xếp hệ thống các sự kiện đểlàm nổi bật lên tính cách nhân vật, những mối quan hệ xung quanh và bộc lộ những xungđột, mâu thuẫn Văn học là mảnh đất màu mỡ để các nhà biên kịch lựa chọn khai thác rồi cảibiên tác phẩm đó thành một bộ phim chiếu lên màn ảnh rộng Tuy nhiên, việc tiếp cận cốttruyện với tư cách là một tác phẩm văn học và khi nó đã lên hình sống động lại vô cùngkhác nhau Khi đọc tác phẩm trên trang giấy, độc giả có thể lựa chọn đọc những đoạn màanh ta quan tâm, những đoạn mà anh ta cảm thấy thực sự hứng thú, những đoạn mà anh takhông thích có thể đọc lướt…một câu chuyện có thể được nghiền ngẫm cả một tuần, cả mộttháng Còn khi đã được dựng thành phim, đặc biệt là phim điện ảnh, khán giả cần xem mộtmạch từ đầu đến cuối để không bị đứt mạch cảm xúc.

1.2 Hệ thống các sự kiện từ truyện đến phim

1.2.1 Câu chuyện Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà

Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà kể về chị Út Tịch (Nguyễn Thị Út) trong đời

sống chiến trận và đời sống gia đình của chị Thế giới gia đình nhỏ của chị Út, bên cạnhngười chồng là anh Tịch đi chiến dịch biền biệt thì chỉ còn năm đứa con thơ Những đứa trẻngay từ khi ở trong bụng mẹ đã phải sống đời chiến trận, đi tải lương, đi tải đạn, đi đánh đồnđịch Khi lớn lên, dòng màu của gia đình có bố mẹ làm chiến sĩ cách mạng dường như thấmnhuần vào chúng: tình yêu và tư tưởng Những đứa trẻ ý thức rõ về việc ba má chúng làm đểbảo vệ hoà bình, độc lập Tổ quốc, đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào, vậy nên chúnghiểu chuyện Nhưng hiểu chuyện đến độ khiến người ta phải thương, phải xót

Tác phẩm Người mẹ cầm súng tập trung vào hình tượng nhân vật chị Út Tịch, một

người chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản kiên trung, yêu nước Chị Út cũng như cácđồng đội của chị khiến Mỹ - Nguỵ khiếp vía mà vỡ mật mỗi khi nghĩ tới Mỗi chiến sĩ biệtđộng có một mật danh như Z20, K9, F8, H3 khiến quân đội của Việt Nam Cộng hòa vàCIA của Mỹ phải run sợ vì hành tung bí mật và hoạt động “xuất quỷ nhập thần”, như trongmột câu thoại của viên Đại tá Việt Nam Cộng hòa: “Ở đất nước này, Việt Cộng có thể từ

Trang 9

trên trời rơi xuống hoặc từ dưới đất chui lên”…Hình ảnh chị Út Tịch là hình ảnh điển hìnhcho những người chiến sĩ cộng sản trong Mặt trận giải phóng miền Nam, đặc biệt xây dựnghình tượng một nhân vật nữ với sự gan dạ, xả thân vì sự nghiệp độc lập, tự do thống nhất đấtnước, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng được một bức tượng đài về chị Út Tịch giữa dòngsông Hậu lộng gió: một người đàn bà kiên trung, bất khuất với quyết tâm đặc biệt chiến đấuchống kể thù dân tộc: “còn cái lai quần cũng đánh”.

Tác phẩm Mẹ vắng nhà nằm trong ngoại truyện cuối cùng của tiểu thuyết Người mẹcầm súng, hình tượng chị Út Tịch đã tạo nên dấu ấn không thể phai mờ khi mỗi khi nhắc

đến cuộc chiến tranh Nam Bộ những năm tháng khốc liệt, thế nhưng bên cạnh hình ảnh nữchiến sĩ giải phóng quân ấy thì chúng ta còn thấy gia đình chị có một đám con thơ: Bé – đứalớn nhất mới mười tuổi, đứa bé nhất còn đang bế ngửa Năm đứa trẻ phải tự lo liệu, vun véncuộc đời khi còn rất nhỏ, chúng bồng bế nhau qua tiếng bom rơi, đạn réo Vì ba má phải đichiến dịch, chúng trở thành những đứa trẻ buộc phải trưởng thành sớm Đặc biệt là Bé, nótrở thành chị Út thứ 2, một bà má nhỏ lo cho các em từ bữa ăn giấc ngủ, nó tay bồng tay bếru em, nó mở lớp học đóng vai làm cô giáo dạy cho mấy đứa em học… chúng phải chịucảnh thiệt thòi khi bố mẹ đi đánh giặc và bỏ lại đàn con thơ bé, nheo nhóc Nhưng đọcnhững trang văn ấy chúng ta không thấy mô tả sự đau thương, mất mát do cuộc chiến đemlại mà là một bức tranh tràn ngập chất thơ về tinh thần chịu đựng, khí phách phi thường, sựdũng cảm dám dấn thân, cũng như tấm hồn của con người Việt Nam trong thời kì oanh liệt.Năm đứa trẻ tuổi còn nhỏ nhưng cái gì chúng cũng biết, biết chèo thuyền, biết leo cầu khỉ,biết bảo ban nhau chui xuống dưới hầm để tránh những trận thả bom ác liệt của kẻ thù, biếtphân việc với nhau, biết nhường nhau củ khoai, cứ sắn lùi Nhưng dù là phải cố gắng để cóthể trưởng thành khi thiếu vắng sự yêu thương và bảo bọc của cha mẹ, tâm hồn của chúngthực chất vẫn chỉ là những đứa trẻ non nớt, biết hờn, biết dỗi, biết tủi thân Hay ở những đứatrẻ vẫn có tâm hồn bay bổng, Bé leo lên cao, ngóng về phía Mẹ đang làm chiến dịch, dùkhông thể nhìn thấy gì nhưng Bé vẫn cố gắng tưởng tượng để kể cho các em nghe về hìnhảnh người mẹ và những cô du kích quả cảm lao về phía trước để tiêu diệt quân thù, trongkhi thực tế với khoảng cách quá xa Bé không thể nhìn được đến như vậỵ.

Tác giả Nguyễn Thi xây dựng hình tượng người mẹ cầm súng - thế hệ giải phóngquân đầy ngoan cường của đất nước, những trang văn đã khắc hoạ hình ảnh những người

chiến sĩ dân dã, giản dị, rũ bùn đứng dậy sáng loà Nhưng bên cạnh hình tượng chính, Mẹvắng nhà - ngay từ tên truyện đã thấy sự vắng mặt của người mẹ - để nổi bật lên đó là diễn

biến cuộc sống của những đứa trẻ con chị Út Tịch, hay còn gọi là giải phóng quân con, cũnglà niềm tin, hi vọng vào thế hệ tương lai của đất nước Trong những trang viết dài củaNguyễn Thi, hình ảnh năm đứa trẻ xuất hiện không nhiều, nhưng mỗi lần đặt bút viết vềchúng đều gây được sức ám ảnh lớn cho người đọc vì sự đáng yêu, sự gan dạ, sự trưởngthành của những em bé đáng lẽ phải được sống trong một cuộc đời an yên với vòng tay ấpôm của ba má chúng

Trong những trang viết dài của Nguyễn Thi, hình ảnh năm đứa trẻ xuất hiện khôngnhiều, nhưng mỗi lần đặt bút viết về chúng đều gây được sức ám ảnh lớn cho người đọc vì sựđáng yêu, sự gan dạ, sự trưởng thành của những em bé đáng lẽ phải được sống trong một cuộcđời an yên với vòng tay ấp ôm của ba má chúng.

Trang 10

1.2.2 Phim Mẹ vắng nhà - Những kế thừa và bổ sung sự kiện từ góc nhìn so sánh

Mẹ vắng nhà là một bộ phim tuyệt vời và đáng yêu vô ngần về tình yêu thương, sức

sống tuyệt vời và khả năng chịu đựng phi thường của những đứa trẻ trong chiến tranh.

Chính vì vậy mà bộ phim thiếu nhi Mẹ vắng nhả của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư đã đoạt

giải Bông Sen Vàng năm 1980, cùng với đó, tác phẩm còn đoạt 2 giải thưởng quốc tế quantrọng tại LHP Moscow (Nga) và Karlory Vary (Tiệp Khắc).

Phim Mẹ vắng nhà (1979) – tác giả Nguyễn Khánh Dư được cải biên từ tiểu thuyếtNgười mẹ cầm súng và từ tác phẩm truyện ngắn cùng tên Mẹ vắng nhà của tác giả Nguyễn

Thi Câu chuyện lấy nguyên mẫu từ gia đình của chị Út Tịch - một nữ du kích miền Tây

sông nước Mẹ vắng nhà chủ yếu tập trung miêu tả sự xoay xở chật vật của 5 đứa con nhỏ

khi mẹ vắng nhà nên vai người mẹ (chị Út tịch xuất hiện rất ít), chỉ xuất hiện một chút ở đầuphim và cuối phim Khi xây dựng hình tượng những đứa trẻ, đạo diễn đã phải cực kì tinh tếvà am hiểu tâm lí trẻ thơ để vừa có thể tạo nên hình tượng những đứa trẻ đang phải lớntrước tuổi trong hoàn cảnh bắt buộc nhưng bên cạnh đó vẫn mang một sự “trong veo” trongtâm hồn Bộ phim pha trộn giữa sự xúc động và tình yêu thương vô bờ bến, vừa có cái manmác của nỗi buồn chiến tranh vừa để lại tiếng cười trong trẻo cho khán giả xem phim.

Về cơ bản, cốt truyện phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư “vay mượn”phần lớn cốt truyện của truyện ngắn cùng tên Mẹ vắng nhà và thành công truyền tải nhữngthông điệp mà tác giả Nguyễn Thi gửi gắm trong tác phẩm Người mẹ cầm súng đã khắc hoạhình ảnh người mẹ hết mình vì hoà bình, độc lập dân tộc còn Mẹ vắng nhà tập trung khắc hoạthế hệ tương lai của gia đình - những chiến sĩ cộng sản tương lai.

Văn học và phim ảnh đều là những loại hình nghệ thuật đặc sắc Văn học được xâydựng bởi chất liệu là ngôn từ, vì thế câu chuyện văn học truyền tải sẽ hiện lên thông qua trítưởng tượng của bạn đọc nhưng điện ảnh thì khác, đến với điện ảnh, những câu chuyện, sự

kiện, nhân vật sẽ được sống dậy và tác động trực quan đến người đọc Phim Mẹ vắng nhà đã

khiến hình ảnh của Bé (một đứa trẻ mới 10 tuổi) hiện lên với sự tảo tần, tháo vát, dịu dàngcủa một người mẹ Tuy không tránh khỏi những lúc hờn dỗi, những lúc tủi thân (vì dù saonó cũng chỉ là một đứa trẻ) Sự hiểu chuyện của Bé khiến người xem như muốn bật khóc.So với truyện, phim có thêm một số những tình tiết:

 Bé đi mò ốc, kiếm tiền ra chợ mua chôm chôm cho em ăn Nhưng bản thân mìnhlại không ăn quả nào, nhường hết cho hai em.

 Buổi tối, chờ các em ăn xong chị Bé mới vội vàng ăn củ khoai dở Còn chưa nuốtđược hết đã phải vào bế đứa nhỏ đang khóc.

 Giấc mơ về một buổi lội nước, tắm mưa vô tư, hồn nhiên của lũ trẻ con Tam Ngãinhưng đã bị tiếng bom đạn xé nát, hình ảnh con bò chạy ra khỏi đám chạy thực sự ám ảnh,gây ấn tượng rất mạnh về mặt thị giác.

 Má trở về, có mang theo bánh của các má cho nhưng cũng chia hết cho em, khôngăn chiếc nào.

 Giấc mơ được đi học, được gặp cô Thà, được gặp các bạn, đạo diễn đã để chonhững con chữ biết nhảy múa và sau đó biến thành những chú chim bay lên bầu trời trongkhông khí hoà bình, không còn bóng dáng của chiến tranh, của bom đạn Nhưng một lầnnữa giấc mớ vừa nhen nhóm đã bị vụn vỡ vì tiếng bom Cảnh cuối phim xây dựng khác

Trang 11

đoạn cuối truyện Bốn đứa trẻ không đứa nào được đi học vì mẹ chúng phải tiếp tục lênđường chiến đấu.

 Cảnh cuối, con Bé nghe tiếng bom, nhìn mẹ nó, nước chảy tong tỏng từ chỗ rế lótnồi, nó biết mẹ nó phải ra đi

Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư đã khắc hoạ thành công hình ảnh của một Bé gái cònnhỏ nhưng vô cùng hiểu chuyện, những đứa bé em thì vô cùng hồn nhiên, đều là diễn viênkhông chuyên, thậm chí là lần đầu đóng phim nhưng diễn rất đạt.

Mẹ vắng nhà là nhan đề của bộ phim thế nhưng cốt truyện không chỉ đơn thuần táihiện lại toàn bộ những sự kiện có trong truyện ngắn Mẹ vắng nhà Với dung lượng 60 phút

của bộ phim, tác giả Nguyễn Khánh Dư đã vay mượn, chắt lọc các tình tiết sự kiện ở cảthiên tiểu thuyết để tạo nên một bộ phim vô cùng logic và cảm động Người mẹ tuy xuấthiện ở đầu và cuối phim, thế nhưng cũng làm nổi bật được hình tượng người mẹ cầm súngtrên tinh thần mà nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng Tác giả Nguyễn Khánh Dư không giớithiệu về chị Út Tịch, không để lai lịch hay cho chị xưng danh mà chỉ bằng một chi tiết nhỏ,tiếng bom đạn nổ ra, tiếng máy bay gầm lên trên bầu trời yên ả, ánh mắt chị tối lại, chị nhìnđàn con rồi đi vào nhà: đầu chị quấn chiếc khăn rằn, trên vai mang súng, bên thắt lưng cầmtheo mấy quả lựu đạn – cũng đủ để khán giả xem phim biết rằng chị là một nữ du kích, mộtngười cộng sản, một giải phóng quân đang tham gia Mặt trận giải phóng miền Nam trongnhững năm tháng cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Nam Bộ đang bước vào thời kì ác liệt nhất.Những đứa trẻ tội nghiệp dường như quá quen với những điều ấy, quá quen với việc khôngcó cha mẹ ở cạnh bên, vì chúng là con của gia đình cán bộ cách mạng, con của những giảiphóng quân.

Với Nguyễn Khánh Dư, cùng tinh thần xây dựng thế hệ tương lai đánh Mỹ, ông

không lựa chọn cốt truyện của toàn bộ tiểu thuyết Người mẹ cầm súng mà chỉ chọn lọc vay

mượn các chi tiết đặc sắc, đắt giá liên quan tới thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm tới

khán giả Khi đến với tác phẩm điện ảnh Mẹ vắng nhà, đạo diễn đã đưa khán giả sống lại

những ngày cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn ác liệt nhất Con Bé được xây dựng nhưmột người mẹ “thứ hai” của những đứa em, nó giống chị Út từ tích cách cho đến sự tảo tầnrồi cách trèo cây thoăn thoắt hay cái ánh mắt hào hứng của nó khi nhìn về chiến dịch nơi mẹvà các cô xung kích đang tìm cách để tấn công giặc Xuyên suốt thiên tiểu thuyết, mỗi lầnnhắc tới hình ảnh Bé thì độc giả có thể hiện lên trong đầu một em bé tháo vát, chịu thươngchịu khó, mới mười tuổi nhưng vì ba má đi biền biệt không có ở nhà nên nó được má dạycho cách nấu cơm, luộc khoai, chăm dưa, bón phân, trông em Một tay nó cáng đáng hếtmọi công việc trong gia đình Nhưng bên cạnh việc cố gắng để trở thành một người lớn thìBé vẫn chỉ là một đứa nhỏ, vẫn mang những nét tính cách hồn nhiên, vô tư, hay thậm chí làtủi thân vì phải cố gắng để trở nên trưởng thành Trong phim, hình tượng Bé trở nên nổi bậtđích thị với vai là người chị cả, được Mẹ giao trọng trách quán xuyến các em, Bé một mìnhđi mò cua bắt ốc, đi chợ đổi lấy tiền mua chôm chôm cho em, về nhà chia cho các em ăntrước, còn mình chỉ đứng xa xa để nhìn Khi bà Sáu luộc khoai, Bé nhắc bà để phần má, rồidành cho các em những củ to, củ ngon Thế nhưng vẫn có lúc khán giả phải ồ lên nhận rarằng, bản chất của người chị lớn ấy thật ra vẫn thuần tuý là một đứa trẻ: vẫn cãi nhau với emxem ai là người giống má hơn, chạnh lòng khi thấy má ôm ấp các em còn mình thì đứng từ

Trang 12

xa, nhìn các em ăn ngon, đôi mắt lộ rõ vẻ thèm thuồng hay khi vừa và vội bát cơm đã phảivào đưa em ngủ, vì mệt nên Bé cũng thiếp đi trên võng Những cử chỉ, hành động, ngôn ngữcủa Bé đã khiến cho khán giả vừa cảm phục nhưng đồng thời cũng là vừa thương, vừa xót.Đáng lẽ ở độ tuổi của Bé, nó vẫn phải được sống trong sự chăm sóc và chỉ bảo của ba máchứ không phải một mình gánh gồng bốn đứa em nhỏ

Có thể thấy, Nguyễn Khánh Dư cùng đoàn làm phim đã cố gắng truyền tải toàn bộ

tinh thần của tác phẩm truyện ngắn Mẹ vắng nhà vào trong phim Và để mạch phim không

bị cụt và bị hẫng khi xem, biên kịch và đạo diễn đã đọc rất kĩ tiểu thuyết Người mẹ cầmsúng để thấy được tinh thần của mà nhà văn Nguyễn Thi muốn làm nổi bật Tuy nhiên, đốitượng mà Nguyễn Thi hướng đến là người mẹ, còn đối tượng của Nguyễn Khánh Dư, hìnhtượng người mẹ đã trở nên mờ hơn vì mẹ đã “vắng nhà”, nổi bật trên nền chiến tranh lànhững đứa trẻ bé nhỏ và cuộc sống đầy nghị lực của chúng Bối cảnh được xây dựng là giannhà tranh xập xệ và một chiếc hầm trú ẩn chứa đầy tiếng khóc và sự sợ hãi của những đứatrẻ khi không có người lớn bên cạnh Nhưng vay mượn không có nghĩa là sao chép một cáchdập khuôn mà đạo diễn đã sáng tạo ra những chi tiết khác dựa trên các tình tiết chung đượckể trong tiểu thuyết Như vậy, tác phẩm điện ảnh của ông vừa kế thừa, vừa bổ sung và sángtạo khiến đường dây cốt truyện được logic hơn và truyền tải được thông điệp của tác giả

Nếu như các tác phẩm văn học được xây dựng nên bởi các hình tượng nghệ thuật vớichất liệu là ngôn từ, tác phẩm đi vào tâm trí của người đọc và người đọc sẽ tưởng tượng vềbức tranh với những nội dung mà nhà văn đã cung cấp thì phim điện ảnh lại tái hiện diễnbiến cuộc sống và xây dựng hình tượng nghệ thuật thông qua hệ thống thị giác - người đọccó thể trực tiếp thụ cảm những chi tiết, những hình ảnh ấy bằng mắt Chính vì vậy, ngoàinhững chi tiết đã được vay mượn từ trong cốt truyện của tác phẩm văn học gốc thì các nhàlàm phim còn cần sáng tạo thêm những chi tiết có vai trò làm điểm sáng để “hình ảnh hoá”tác phẩm điện ảnh của mình, phù hợp với những đặc trưng cơ bản của môn nghệ thuật thứ 7.Trong trường hợp cải biên của Nguyễn Khánh Dư, bên cạnh việc vay mượn, khai thác cốttruyện từ tác phẩm văn học của Nguyễn Thi thì đạo diễn cũng cần sáng tạo thêm những chitiết, tình tiết mới để khiến cho tác phẩm của mình để lại dấu ấn trong tâm trí khán giả: dùchỉ là một ánh mắt, dù chỉ là những phản ứng cực kì nhỏ trên nét mặt hay thậm chí là tiếngcười đùa khanh khách của những đứa trẻ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt NguyễnKhánh Dư ở trong một tư cách kép: vừa là độc giả, vừa là người đồng sáng tạo để tác phẩmMẹ vắng nhà của Nguyễn Thi có thể cựa quậy, những con chữ có thể chồng xếp lên nhau đểxây dựng hình tượng những đứa trẻ con của chị Út Tịch đã vượt qua những năm tháng chiếntranh như thế nào khi cả ba và má vắng nhà Nhưng dù có sáng tạo và đổi mới, nhà làmphim vẫn luôn hướng tới giá trị nhân văn tốt đẹp được xây dựng trong tác phẩm văn họcgốc: tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất chảy trong máu của từng con người - từ béđến lớn, từ trẻ đến già - trên mảnh đất Nam Bộ này Một lần nữa, đạo diễn đã khiến cho tácphẩm được sống dậy, đối với văn chương sự sống không là hữu hạn nếu như nó ẩn chứanhững bài học nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống hay để lại bài học đạo đức, bài họchướng tới những giá trị chân – thiện – mĩ, “thanh lọc” (Aristote) tâm hồn con người.

Ngày đăng: 21/06/2024, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w