1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Lv giang ths k6 sửa 09 12 23 bản chuẩn in 2

111 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hồ Biểu Chánh là một nhân vật đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông đã thể hiện rất rõ được bản sắc văn hóa của người dân Nam Bộ qua từng trang viết. Với bút pháp hết sức nhuần nhuyễn và điêu luyện, ông đã đưa những ngôn ngữ đặc thù của vùng quê này vào trong tiểu thuyết của mình một cách trau chuốt. Đặc biệt, tiểu thuyết của ông luôn thấm đẫm một hồn quê Nam Bộ.

Trang 1

LÊ HƯƠNG GIANG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

LÊ HƯƠNG GIANG

Trang 3

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Quách ThịBình Thọ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa KHXH&VHDL, Sau đại học trường Đại học Hùng Vương, Viện Văn học, trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội, những người thầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy,không chỉ truyền thụ những kiến thức mà thầy cô còn cho tôi những kinhnghiệm sống trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệpnhững người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu chủ đề luận văn của mình.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Phú Thọ, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Hương Giang

Trang 4

Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôitrong quá trình nghiên cứu Những tư liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiêncứu Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Tác giả luận văn

Lê Hương Giang

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Cấu trúc của luận văn 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒ BIỂU CHÁNH VÀ CÁC VẤNĐỀ VỀ 7

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Biểu Chánh 7

1.1.1 Vài nét tiểu sử Hồ Biểu Chánh 7

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác văn chương 8

1.1.3 Những đóng góp về phương diện sáng tác Hồ Biểu Chánh 10

1.2 Vấn đề ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ tiếng Việt) 13

1.2.1 Khái niệm phương ngữ 13

1.2.2 Đặc điểm phương ngữ của tiếng Việt 14

1.2.3 Các vùng phương ngữ của tiếng Việt 18

1.3 Một số vấn đề về ký hiệu học văn hóa và văn bản 20

1.3.1 Ký hiệu học văn hóa 20

1.3.2 Khái niệm văn bản 23

Trang 6

CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ VÙNG MIỀN - KÝ HIỆU VĂN HÓA

CHO CẢNH QUÊ NAM BỘ 29

2.1 Ngôn ngữ vùng miền trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 29

2.1.1 Ngôn ngữ và kỹ thuật tiểu thuyết 29

2.1.2 Cá tính ngôn ngữ địa phương 34

2.1.3 Sự vận dụng thành ngữ linh hoạt trong tiểu thuyết 40

2.2 Ký hiệu về thiên nhiên Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 42

2.2.1 Ký hiệu về cảnh vật thiên nhiên 42

2.2.2 Ký hiệu về sự vật thiên nhiên Nam Bộ 48

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÙNG MIỀN - KÝ HIỆU VĂN HÓA 55

3.1 Văn hóa giao tiếp của người Nam Bộ 55

3.1.1 Ký hiệu về ý thức, tình cảm, thái độ của người Nam Bộ khi giaotiếp 55

3.1.2 Ký hiệu về thói quen khi thăm viếng 59

3.1.3 Ký hiệu về tôn ti trong giao tiếp 66

3.1.4 Ký hiệu về tính sĩ diện và trọng danh dự của người Nam Bộ 70

3.2 Đời sống vật chất của người dân Nam Bộ 73

3.2.1 Ký hiệu về văn hóa ở của người Nam Bộ 73

3.2.2 Ký hiệu về văn hóa mặc và đi lại của người Nam Bộ 75

3.2.3 Ký hiệu về văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ 79

3.3 Đặc trưng tính cách con người Nam Bộ 81

3.3.1 Ký hiệu về tính cách cần cù, chất phác 81

Trang 7

3.3.3 Ký hiệu về tính cách trượng nghĩa, khinh tài 87

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 101

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sau một thời gian ngủ yên, thì mới đây nhất trào lưu viết lại lịch sử vănhọc Việt Nam thế kỷ XX, đã dần quay trở lại góp mặt trong nền văn học ViệtNam hiện đại Toàn bộ những vấn đề về văn học quốc ngữ Nam Bộ, đã dần đánhthức độc giả trong đời sống học thuật Nhắc đến văn học quốc ngữ Nam Bộ, tanhớ đến ngay tác giả Hồ Biểu Chánh.

Hồ Biểu Chánh được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất củavăn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, ông được coi là một trongnhững người mở đường cho sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết ViệtNam hiện đại Một trong những yếu tố đưa đến thành công của tiểu thuyết HồBiểu Chánh là những ký hiệu đặc biệt trong phong cách ngôn ngữ Tiểu thuyếtHồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưngmà Nam Bộ vào những thập niên đầu thế kỉ XX Đó là sự tha hóa của con ngườitrong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương củanhững người dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự, giàu chấtnhân văn của những con người trên vùng đất mới…

Hồ Biểu Chánh là một nhân vật đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiệnđại Các tác phẩm của ông đã thể hiện rất rõ được bản sắc văn hóa của người dânNam Bộ qua từng trang viết Với bút pháp hết sức nhuần nhuyễn và điêu luyện,ông đã đưa những ngôn ngữ đặc thù của vùng quê này vào trong tiểu thuyết củamình một cách trau chuốt Đặc biệt, tiểu thuyết của ông luôn thấm đẫm một hồnquê Nam Bộ.

Hồ Biểu Chánh đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với khốilượng tác phẩm lớn và phong phú thuộc nhiều thể loại Trong đó, chỉ tính riêngsố tiểu thuyết và truyện ngắn, biên khảo đã đạt tới con số một trăm quyển Vớilối viết bình dị, ngôn ngữ gắn với lời nói thường ngày Gắn bó cả cuộc đời vớivùng đất Nam Bộ, lấy cuộc sống nơi đây làm đề tài phản ánh trong tác phẩm vàđược nhiều thế hệ người dân Nam Bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và

Trang 9

trân trọng Có thể nói, Hồ Biểu Chánh là hiện tượng văn học độc đáo mang ýnghĩa tiêu biểu của vùng đất và vùng văn hóa Nam Bộ.

Từ một góc nhìn khác của giới nghiên cứu đối với Hồ Biểu Chánh về sựphản ánh số phận của văn học quốc ngữ Nam Bộ Đó là trong suốt một thời giandài, ngoại trừ một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đỗ Thiếu Sơn,… trước năm1945 và Trương Thanh Lã, Bùi Xuân Bào,… Sau năm 1945 Thì các sáng táccủa Hồ Biểu Chánh và các tác gia văn học quốc ngữ Nam Bộ khác hầu như là

một “vùng đất quên lãng” của lịch sử văn học dân tộc Mãi đến 1986 sau thời kì

đổi mới, thì vị trí của ông mới dần dần có “khởi sắc” trong đời sống văn học.Các tác phẩm của ông được tái bản cùng với sáng tác của nhiều nhà văn Nam

Bộ khác như: Nguyễn Trọng Quản, Bửu Đình,v.v… Cùng với đó, tiểu thuyết

của ông lúc này cũng được đưa vào trong chương trình phổ thông

Dưới góc nhìn ký hiệu học văn hóa thì những ngôn ngữ ấy đã tạo thànhnhững biểu tượng đặc sắc giúp cho mỗi trang viết của ông trở nên sống độngnhư những lát cắt, những thước phim nhỏ hay đó là sự phản chiếu chân thực vềđời sống, cũng như con người Nam Bộ Từ lý do đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn

vấn đề: “Ngôn ngữ vùng miền trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ góc nhìnký hiệu học văn hóa” Làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình, hi vọng qua

đề tài này tôi có thể làm rõ ngôn ngữ vùng miền và con người Nam Bộ từ gócnhìn ký hiệu học văn hóa Đó cũng là, một trong những yếu tố làm nên sức hấpdẫn, cuốn hút mọi độc giả trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Những vấn đề nghiên cứu về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được các nhànghiên cứu quan tâm, phân tích khá là nhiều, vì tác giả Hồ Biểu Chánh là mộttrong những nhà văn chủ đạo mở đường cho văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX.Trong quá trình tiến hành khảo sát tôi nhận thấy có một số công trình nghiêncứu theo hướng tiếp cận văn học về tiểu thuyết cũng như vị trí văn học sử của

Trang 10

Hồ Biểu Chánh Những điều đó cũng có liên quan gián tiếp tới đề tài mà tôinghiên cứu Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh như:

Trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) của Phan Cự Đệ, “cũng đánhgiá cao nhưng đồng thời cũng chỉ ra một số mặt hạn chế trong vấn đề đấu tranhgiải phóng dân tộc của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” [28, tr 25].

Huỳnh Thị Lan Phương (2006), Trong bài nghiên cứu về: “Đời sống văn

hóa nông thôn Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh”, đã có cái

nhìn cụ thể về thế giới nhân vật và bức tranh xã hội miền Nam, qua đó làm nổibật những nét đẹp văn hóa trong đời sống nông thôn Nam Bộ Đồng thời, cũngchỉ ra mục đích luân lí đạo đức chính là mục đích chính trong những sáng táccủa nhà văn này [51, tr 34 – 36].

Vũ Ngọc Phan với công trình nghiên cứu “Nhà văn hiện đại” (1942), tuyviết về Hồ Biểu Chánh còn khá sơ lược nhưng cũng đã khẳng định Hồ BiểuChánh là một nhà tiểu thuyết nổi tiếng [49, tr 67].

Trong Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974), Nguyễn Khuê cũng cho rằng:

“Tính chất luân lí bao trùm trong mọi tiểu thuyết của ông (Hồ Biểu Chánh) Ôngviết tiểu thuyết phong tục cũng chỉ nhằm đạt chủ đích luân lí” [35, tr 260].

Trong công trình nghiên cứu “Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết vàthơ mới (1865 -1932)”, Bùi Đức Tịnh đã khẳng định: “Mục đích chính của tác

giả là tiếp nối truyền thống luân lý của các truyện cổ điển: đề cao hiếu nghĩa vàchứng minh định luật làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ Đồng thời, ông cũng đãđưa ra những đánh giá chung về Hồ Biểu Chánh: Tóm lại, tác giả đã đổi mớiloại truyện bằng cách chọn nhân vật trong xã hội Việt Nam ở thời trước tác giảkhông lâu” [56, tr 162 - 163].

Trong “Việt Nam nơi miền đất mới” (2007) của Nguyễn Quang Thắng

cũng đã cho rằng: Hồ Biểu Chánh là nhà văn sung sức nhất Nam Bộ hồi đầu thế

kỷ XX với một văn phong đậm màu sắc: “Miệt vườn Lục tỉnh Nam Kỳ” [57,

tr.1010] Tuy nhiên nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu một số tác

Trang 11

phẩm mà chưa đi sâu làm rõ sắc thái “Miệt vườn Lục tỉnh” trong sáng tác củaHồ Biểu Chánh.

Hay trong hội thảo khoa học về: “Cuộc đời và văn nghiệp của Hồ BiểuChánh” (18/11/1988) Có tới trên 30 luận văn nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh,

hội thảo đã chỉ ra nhiều giá trị mới về nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuậttrong các sáng tác và nhất là trong lĩnh vực tiểu thuyết của nhà văn.

Nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh, nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam đãcho rằng: “Hồ Biểu Chánh cũng là nhà văn thể hiện rất thành công cái diện mạovăn hóa Nam Bộ xưa trong tác phẩm của mình Hồ Biểu Chánh đã rất thànhcông ở thể loại tiểu thuyết phong tục – điều không nhiều nhà văn đương thờilàm được Đây cũng là nét độc đáo của văn chương Hồ Biểu Chánh” [44, tr 92].Qua các công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh đã được công bố từtrước đến nay, tôi thấy các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về Hồ Biểu Chánhtheo phương pháp tiếp cận văn học sử nhằm làm sáng rõ vị trí văn học sử củaHồ Biểu Chánh trong nền văn học dân tộc và khẳng định vai trò mở đường củaông đối với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, mà chưa đi vào nghiên cứu vấn đềngôn ngữ dưới góc nhìn ký hiệu học văn hóa trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Từ những cơ sở nghiên cứu trên đã phần nào tạo thuận lợi giúp tôi trong

quá trình triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ngôn ngữ vùng miền

trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ góc nhìn ký hiệu học văn hóa” Từ đó,

tôi có thể tập trung đi sâu và khái quát được một cách có hệ thống hơn về ngônngữ vùng miền từ góc nhìn ký hiệu học văn hóa qua một vài tiểu thuyết của nhàvăn này.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được triển khai nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

- Khảo sát, trích lọc và phân tích những yếu tố cơ sở hình thành nên mộtsố tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trong 30 năm đầu thế kỉ XX trên phương diện

Trang 12

nội dung và hình thức nghệ thuật cụ thể, hiện thực đời sống qua bức tranh thiênnhiên và xã hội Nam Bộ, số phận con người, truyền thống đạo lí dân tộc, ngônngữ sinh hoạt mang nét đặc trưng văn hóa vùng miền

- Góp thêm một cái nhìn về tính cách con người Nam Bộ, thêm yêu vàtrân trọng những giá trị văn hóa, đạo lí truyền thống ngàn đời của người dânNam Bộ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập khung lí thuyết về ngôn ngữ vùng miền và ký hiệu học văn hóacho luận văn.

- Nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ điêu luyện trong các tiểuthuyết của Hồ Biểu Chánh từ góc nhìn ký hiệu học văn hóa, để thấy được sựthành công của tác giả trong việc tái hiện sinh động, cụ thể, sắc nét thiên nhiên,con người và đời sống, văn hóa của con người Nam Bộ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu và làm sáng tỏ ngôn ngữ vùng miền trong tiểu thuyết

của Hồ Biểu Chánh Phân tích đặc trưng ngôn ngữ dưới góc nhìn ký hiệu họcvăn hóa.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi chỉ tập trung khảo sát một sốtiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh có liên quan đến vấn đề về văn hóaNam Bộ Từ đó, có thể làm rõ tính ngôn ngữ vùng miền, qua các tác phẩm như:

1 Bỏ Vợ, (2014), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ

2 Con nhà nghèo, (2020), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh3 Cư kỉnh, (2017), Nxb, Văn Hóa -Văn nghệ

4 Chúa tàu Kim Quy, (2020), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ5 Cay đắng mùi đời, (2014), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ6 Chút phận linh đinh, (2017), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ

Trang 13

7 Kẻ làm người chịu, (1988), Nxb, Tổng hợp Tiền Giang

8 Khóc thầm, Cha con nghĩa nặng (2020), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ9 Ngọn cỏ gió đùa, (2017), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ

10 Từ hôn, (1988), Nxb, Tổng hợp Tiền Giang

11 Tân phong nữ sĩ, (1997), Nxb, Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh12 Thiệt giả giả thiệt, (1997), Nxb,Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh13 Thầy thông ngôn, (2017), Nxb, Văn Hóa - Văn Nghệ

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứuđể thức hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra như:

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Sử dụng để phân tích các ký hiệu

ngôn ngữ đặc trưng về văn hóa vùng miền Nam Bộ.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sử dụng để phân tích, tổng hợp các

ký hiệu ngôn ngữ theo từng trường biểu niệm: thiên nhiên, những biểu hiện về đờisống vật chất, tinh thần của con người Nam Bộ.

- Thủ pháp so sánh, so sánh hệ thống và so sánh loại hình: Nhằm chỉ ra

những đổi mới về cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Biểu Chánh.

- Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc độ văn hóa học, dân tộc học đểthấy được sự thành công, độc đáo của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ.

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung chính luậnvăn gồm có ba chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về Hồ Biểu Chánh và các vấn đề về ngôn ngữ vùng miền,

ký hiệu học văn hóa và văn bản

Chương 2: Ngôn ngữ vùng miền - ký hiệu văn hóa cho cảnh quê Nam Bộ

Chương 3: Ngôn ngữ vùng miền - ký hiệu văn hóa về đời sống xã hội của người

Nam Bộ

Trang 14

Hồ Biểu Chánh được xem là một trong những người mở đường và cónhững đóng góp lớn cho sự hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Trongnhững yếu tố đưa đến thành công của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có yếu tố kýhiệu học văn hóa và ngôn ngữ vùng miền trong các tác phẩm của ông Ở phầnchương 1 này, tôi tập trung khái quát về tác giả, cũng như các vấn đề về ngônngữ, ký hiệu học văn hóa, văn bản Làm tiền đề cho việc phân tích những điểmđặc sắc trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ở những chương sau.

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Biểu Chánh

1.1.1 Vài nét tiểu sử Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 và mất năm 1958, Ông tên thật là Hồ VănTrung, hiệu Thứ Tiên, tự Biểu Chánh Sinh ra và lớn lên tại làng Bình Thành,tỉnh Gò Công (nay thuộc xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang).

Trang 15

Hồ Biểu Chánh xuất thân trong một gia đình nông dân với nghề làmruộng Ông thuở nhỏ theo học chữ Nho tại một trường làng ở quê nhà Sau này,ông chuyển qua học quốc ngữ, chữ Pháp tại trường Vĩnh Lợi, rồi sau lại chuyểnvào học trung học tại Mỹ Tho, Sài Gòn.

Đến năm 1905, sau khi ông thi đậu bậc Thành chung, với ngạch ký lụccủa Soái phủ Nam Kỳ Sau khi tốt nghiệp ông làm chức ký lục, thông ngôn, rồithăng dần đến chức đốc phủ sứ vào năm 1936 Trong quãng thời gian này, ôngtừng giữ chức chủ quận, tương đương với chức quận trưởng bây giờ Ông nổitiếng là người thanh liêm với tấm lòng yêu dân và sự đồng cảm với những ngườinghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi về hưu, ông được chính phủ Pháp mời làm cốvấn với chức danh Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lýthành phố Sài Gòn, kiêm nhiệm chức giám đốc những tờ báo tuyên truyền chochủ nghĩa Pháp - Việt.

Sau khi thực dân Pháp tái chiếm được Nam Bộ vào năm 1946 và chế độCộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông lại được mời làm cố vấn cho chínhphủ Nguyễn Văn Thinh, nhưng chính phủ này tồn tại được mấy tháng thì bị sụpđổ Lúc này, ông đã chọn lui về quê ở ẩn và dành trọn những năm tháng cuối đờicho sự nghiệp văn chương.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn sống, tiếp tục với nghiệp văn của mình Năm1958, Hồ Biểu Chánh mắc bệnh tim nặng, mặc dù chữa trị nhưng không khỏi.Đến tháng 9 năm 1958 thì ông qua đời tại nhà riêng ở Phú Nhuận, thành phố GiaĐịnh, hưởng thọ 73 tuổi Lăng mộ ông hiện được đặt tại phường 11 quận GòVấp, đường Thống nhất Hồ Biểu Chánh quả thật là một nhà văn tận tụy với vănchương đến ngay cả khi mất, thật cảm động khi người ta dọn bàn làm việc củaông, thì thấy bản thảo tiểu thuyết thứ 65 đang viết dở dang của ông được đặt trênlàm việc.

Có thể thấy, cả cuộc đời Hồ Biểu Chánh tích cực hoạt động văn học khôngngừng nghỉ cho đến lúc chết Bằng sức lao động cần mẫn, ngay cả trong ba

Trang 16

mươi lăm năm hoạt động trên chiến trường, ông không ngừng sáng tạo nghệthuật Với khối lượng tác phẩm đồ sộ, Ông đã chứng minh được vị trí của mìnhtrên văn đàn văn học Việt Nam.

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác văn chương

Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành mộtbút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên thật Hồ VănTrung của ông.

Ông được xem là nhà văn có nhiều tác phẩm nhất Việt Nam, là người mởđường cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam Ông sáng tác văn học rất nhiều và đểlại hơn một trăm tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác như: nghiên cứu,phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển TrungQuốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan đóng góp rất nhiều cho sự phát triển củanền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốttruyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệtlà rất Nam Kỳ, từ giọng văn đến miêu tả con người Ông có phóng tác một sốtiểu thuyết Pháp Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự Đề tài phầnlớn là cuộc sống Nam Kỳ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XXvới những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ Cách diễn đạt củaông nôm na, bình dị Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thểloại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai Ông để lại một khối lượng sáng táckhông nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và cakịch, 05 tập thơ và truyện thơ, gồm 08 tập ký, 28 tập khảo cứu, phê bình Ngoàira, còn có các bài diễn thuyết và hai tác phẩm dịch.

Các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường viết theo khuynh hướng hiệnthực, phản ánh một cách chân thực nhiều mảng khác nhau trong xã hội, đời sốnggia đình Các tác phẩm của ông thường có khuynh hướng đạo lí, bằng hệ thốngngôn ngữ địa phương, ông đã đưa người đọc hòa vào với bức tranh thu nhỏ xã

Trang 17

hội Nam Bộ của mình Tiểu thuyết của ông nghiêng về lối dẫn truyện từ nôngthôn đến thành thị, xã hội trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một xã hội đangbuổi giao thời đầy rối ren, sức mạnh của đồng tiền và quyền lực đã làm conngười ta bị u mê,… chính từ những điều này đã đưa đến sự thành công trongviệc sử dụng ký hiệu ngôn ngữ vùng miền trong các tác phẩm của ông Tóm lại,Hồ Biểu Chánh chính là nhà văn lớn ở miền Nam Việt Nam, có những đóng gópto lớn vào sự hình thành của thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai.

1.1.3 Những đóng góp về phương diện sáng tác Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh sinh ra và lớn lên giữa lúc xã hội Việt Nam tiếp thu nền

văn minh Phương Tây do người Pháp mang lại Ông là trí thức thuộc thế hệ vừahấp thu nền giáo dục tân học, vừa am tường cổ học truyền thống Cũng nhưnhững nhà văn cùng thời, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng hoạt độngdịch thuật Giữa lúc ở Nam kỳ người ta đua nhau dịch truyện Tàu, Hồ BiểuChánh cũng chọn những truyện hay trong Tình sử, Kim cổ kỳ quan, Kim cổ kỳvăn dịch sang tiếng Việt Kết qủa việc học và tập dịch chữ Hán của ông là cuốnTân soạn cổ tích ra đời năm 1909 Mặt khác, ông cũng bước đầu quan tâm đếnviệc dịch tác phẩm văn học Pháp

Mỗi lĩnh vực ông đều có những thành tựu nhất định, tuy không rực rỡnhưng đã góp phần làm phong phú về sự nghiệp sáng tác của ông Đó là các thểloại như:

Tuỳ bút: thì có Hoài Quốc công Võ Tánh - Đại Việt tạp chí số 34 - 36(1926), Hồi ký: có Ký ức cuộc đi Bắc kỳ (1941), Mấy ngày ở Bến Súc(1944), Diễn văn có Cái chết của người xưa (1944), Mạnh Tử với chủ nghĩadân chu (1945), Tuồng hát: có Vì nghĩa quên nhà (1917), Tình anh em(1922), Đoản thiên: có Chị hai tôi (1944), Thầy Chung trúng số (1944), Truyện ngắn: có Truyện trào phúng (Tập I, II Sài Gòn, 1935), Truyện lạ trênrừng (1945), Biên khảo: có Pétain cách ngôn, Á Đông triết lý hiệp giải (1942),

Trang 18

Gia Long khai quốc võ tướng (1944), Phật giáo vào Việt Nam (1950), TrungHoa cao sĩ, v.v

Nắm bắt thị hiếu của công chúng Nam Bộ lúc bấy giờ là ưa chuộng truyệnviết bằng thơ, vì vậy ông viết tác phẩm U tình lục (1910) - một quyển tiểu thuyếtbằng văn vần chịu ảnh hưởng truyện Kiều của Nguyễn Du và cũng gần với LụcVân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu “U tình lục” rất gần với các truyện thơ nômcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về đề tài, ngôn ngữ, bố cục, khuynh hướng tưtưởng Tuy nhiên “U tình lục” đã có những dấu hiệu mới so với truyện thơ cổđiển Trước hết “U tình lục” được viết bằng chữ quốc ngữ Nhân vật được miêutả là nhân vật Việt Nam có địa danh cụ thể là vùng Gia Định, chứ không phảivay mượn từ tích của Trung Quốc Trong “U tình lục” Hồ Biểu Chánh đã miêutả sự bóc lột tàn ác của giới địa chủ người Hoa lai Ấn, lòng tham lam, sự thối nátcủa bọn địa chủ, của công chức địa phương Trong tác phẩm này, hai nhân vậtchính đã có những hành động táo bạo trong tình yêu vượt ra ngoài lễ giáo phongkiến

Tác phẩm “U tình lục” đã đánh dấu giai đoạn qúa độ từ truyện Nôm cổđiển sang tiểu thuyết hiện đại Trong truyện thơ Nôm xưa, tình yêu chỉ đượcmiêu tả dưới góc độ lý tưởng, chỉ dừng lại ở sự chung thủy chờ đợi, thì tình yêutrong “U tình lục” đó là sự khao khát được yêu đương, hay nỗi nhớ nhung khắckhoải luôn muốn có được nhau Với “U tình lục”, nhân vật trung tâm khônghình thành trên quan điểm đạo đức truyền thống Như nhân vật Cúc Hương vàTấn Nhơn thực sự là những nhân vật đã thực hiện cái quyền tự do yêu đươngcủa mình rất tự nhiên khi chưa là vợ chồng, rồi có con cái với nhau Hay kể đếntrong tác phẩm: Ai làm được (1912), nói về nhân vật Bạch Tuyết đã có tínhtoán, đã quyết định bỏ nhà ra đi, không vì chữ hiếu máy móc, chủ động đề nghịđược làm vợ một thanh niên có nhân cách Đây là điều mà trước đó nhân vậtnhư Thuý Kiều, Nguyệt Nga không thể làm được, mà kể cả các nhân vật sau nàytrong “U tình lục” hơn 10 năm, các nhân vật lúc đó được coi là chịu ảnh hưởngcủa trào lưu lãng mạn phương Tây, điều đó thì Tố Tâm, Đạm Thủy cũng không

Trang 19

dám làm Để phát huy những thành quả từ “U tình lục”, “Ai làm được” thì HồBiểu Chánh đã lần lượt sáng tác các tiểu thuyết khác như: Chúa tàu Kim Quy(1922), Cay đắng mùi đời (1923), Thầy thông ngôn (1926), Ngọn cỏ gió đùa(1926), Chút phận linh đinh (1928), Kẻ làm người chịu (1928), Cha con nghĩanặng (1929), Khóc thầm (1929), Con nhà nghèo (1930), Đoạn tình (1940), v.v

Hồ Biểu Chánh đã đem vào hệ thống tiểu thuyết kể trên những hình ảnhđời thường Đó là hình ảnh cuộc sống của người dân Lục tỉnh với những nétriêng về phong tục tập quán, đặc điểm thiên nhiên, cung cách sinh hoạt và phongcách con người Đồng thời những trang viết của ông còn cung cấp cho ngườiđọc một lượng thông tin khá đầy đủ về quá trình chuyển động của người dânNam Bộ dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, vàsự Âu hóa ra sao Tất cả những thay đổi về phong tục tập quán cùng với sự xuấthiện của lối sống mới, những cung cách đối xử và quan hệ đạo lý khác trước;mọi thứ đã bị đảo lộn, những tâm lý xã hội và những mẫu người thời đại đã hìnhthành để phù hợp với cái mới So với các tác giả trước và cùng thời, những sángtác của ông tập trung vào đời sống, tâm tư tình cảm của con người Nam Bộ Đólà đời sống sinh hoạt và quan hệ xã hội của những anh kỹ sư bác vật, thầy thông,thầy ký, hội đồng, tá điền, lưu manh,… trong khi đó các tác giả như Trần ChánhChiếu, Lê Hoằng Mưu, Bửu Đình, Nguyễn Ý Bửu, Đặng Trần Phất, HoàngNgọc Phách… tuy đã có những nét mới trong miêu tả và thể hiện nhân vật,nhưng phần lớn chỉ tập trung vào những mối tình trai tài, gái sắc chưa mà chưatập trung đi sâu vào những biến chuyển đổi thay của xã hội, những mâu thuẫnnội tại trong quan hệ giữa con người với con người ở thời thực dân Pháp đangráo riết khai thác thuộc địa Việt Nam…

Những hình ảnh được Hồ Biểu Chánh nêu lên trong 64 tập tiểu thuyết chothấy xã hội miền Nam trong thời kỳ thực dân có những chuyển biến sâu sắc HồBiểu Chánh thấy được những vết rạn trong mối giằng buộc của đạo đức truyềnthống, nên ông đã đi sâu vào phản ánh những phong tục tập quán, những quanhệ đạo đức đang từng ngày bị phá vỡ, cùng với những hệ lụy bởi tác động của

Trang 20

nền văn hoá phương Tây Nguyễn Trọng Quản sau khi cho ra đời Truyện thầyLazaro Phiền với nhiều đổi mới về nội dung và thi pháp như là bước thử nghiệmtrong lĩnh vực tiểu thuyết, tiếp sau đó cũng có nhiều nhà văn ở cả hai miền Nam- Bắc cho ra đời nhiều tiểu thuyết có giá trị, nhưng nhìn về số lượng tiểu thuyết,nội dung và thi pháp tiểu thuyết, ta thấy trong suốt chiều dài gần 50 năm sángtạo nghệ thuật, ngòi bút của Hồ Biểu Chánh luôn sở trường về phong tục xãhội Qua nghiên cứu tìm hiểu 634 tác phẩm tiểu thuyết viết trước năm 1932 cònlưu lại trên danh mục của 323 tác giả ở cả 2 miền Nam Bắc, trong đó có 64 tậptiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cho thấy ông là nhà văn tiêu biểu của văn họcNam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX nói chung

Vị trí của Hồ Biểu Chánh ngày càng được khẳng định trong chương trìnhgiảng dạy văn học ở các bậc phổ thông, cao đẳng và đại học Ngoài ra tác phẩmcủa ông còn là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ,luận án tiến sĩ, những cuộc hội thảo văn học… Hồ Biểu Chánh vẫn hiện diện,dẫu rất thầm lặng trong đời sống văn học Việt Nam ở thế kỉ XXI.

1.2 Vấn đề ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ tiếng Việt)

1.2.1 Khái niệm phương ngữ

Theo Hoàng Thị Châu nhận định về khái niệm phương ngữ: “Đó là sựbiến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương tiện giao tiếpcủa những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất vềmặt lãnh thổ, hoàn cảnh xã hội, về nghề nghiệp còn gọi là tiếng địa phương”[26, tr 24].

Phương ngữ được chia ra làm hai loại: đó là phương ngữ lãnh thổ vàphương ngữ xã hội Xét ở mặt phương ngữ lãnh thổ, thì nó phổ biến ở một vùnglãnh thổ nhất định, là một bộ phận của một chỉnh thể của một ngôn ngữ nào đó.Phương ngữ lãnh thổ có sự khác biệt trong ngữ pháp, âm thanh, từ ngữ Tuynhiên, Những khác biệt này trong trường hợp tiếng Việt là không lớn, vì vậy khi

Trang 21

giao tiếp giữa các vùng miền bằng những phương ngữ khác nhau, vẫn hiểu đượcnhau

Phương ngữ là một loại ngôn ngữ đa dạng theo từng khu vực, nó đượcphân biệt bằng cách phát âm với những khẩu ngữ khác nhau theo từng địaphương Phương ngữ tính từ mô tả bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề này.Nghiên cứu về phương ngữ được gọi là phương ngữ học hoặc ngôn ngữ học xãhội học Phương ngữ thường được sử dụng để mô tả bất kỳ cách nói nào khácvới sự đa dạng tiêu chuẩn của một ngôn ngữ mà phần lớn được coi là không cóphương ngữ Như đã nói, ít người thực sự nói được nhiều loại tiêu chuẩn và hầuhết các ngôn ngữ đại diện cho một phương ngữ.

Hay giải thích khái niệm phương ngữ một cách đơn giản, theo nghĩa từngtừ thì “Phương” được hiểu là địa phương, còn “Ngữ” nghĩa là lời nói Vậy“Phương ngữ” là lời nói của địa phương Nhưng vẫn còn một cách hiểu khác,theo định nghĩa khái quát: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉsự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở mỗi địa phương cụ thể với những nét khácbiệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với phương ngữ khác” [26, tr 32].

1.2.2 Đặc điểm phương ngữ của tiếng Việt

Đặc điểm phương ngữ của tiếng Việt được chia theo các vùng miền khác

nhau Về đặc điểm này có rất nhiều ý kiến về một số vùng phương ngữ tiếngViệt Theo Hoàng Thị Châu và nhiều nguồn ý kiến khác thống nhất là tiếng Việtcó ba loại phương ngữ đó là: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phươngngữ Nam Từ đó, tôi nêu sơ lược đôi nét về đặc điểm của các loại phương ngữtiếng Việt như sau:

*) Đặc điểm về phương ngữ Bắc:

Phương ngữ Bắc thường lấy trung tâm là tiếng Hà Nội, đó là địa phươngcó tiếng nói gần với “chuẩn chính tả” nhất Thông thường phương ngữ Bắc có 6thanh, mỗi thanh mang tính khu biệt: nó đối lập từng đôi về âm vực (trầm –bổng) và âm điệu (bằng phẳng – lên xuống…)

Trang 22

Ưu điểm thấy rõ nhất của phương ngữ Bắc, là nói đủ 6 thanh điệu và phầnvần phong phú hơn các phương ngữ khác Nhưng có một lỗi “chết người” đốivới người dân vùng này khi phát âm, là tập trung chủ yếu vào các phụ âm đầu.Họ không phân biệt được giữa s với x, r với d, tr với ch.

+ (con) sông ≠ xông; (đi) sa ≠ xa; (hoa) sen ≠ xen; (mổ) sẻ ≠ xẻ; (xem) xét# sét, (sông) suối # xuối

+ (quả) tranh ≠ chanh; (ăn) trưa ≠ chưa; (bà) trửa ≠ chửa,

Lỗi này thường xảy ra với toàn bộ người dân khu vực Bắc Bộ Trong cáchnói, người nghe thường bỏ qua, nên nó không bị coi là lỗi

+) Hay họ không phân biệt, lẫn lộn giữa l với n, lỗi này do vùng nước ănở đó, họ thường bị khi phát âm chưa được chuẩn thanh, nên thường bị lẫn giữa lvà n.

Trang 23

+ lên (xuống) ≠ nên; lúng liếng # núng niếng, lời (nói) ≠ nời; lấp lánh ≠nấp nánh; luôn ≠ nuôn; lâu ≠ nâu,

+ (khát) nước ≠ lước; Hà Nam ≠ Hà Lam; nắng nôi ≠ lắng lôi,

Lỗi này chỉ xảy ra ở phạm vi 11 tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ Còn khu vựcmiền núi phía Bắc thì ít gặp lỗi phát âm này Ở đây ta hiểu đó là cách “xô dồn”hai chiều, là triệu chứng của xu hướng hòa nhập một âm bên và âm đầu lưỡi,một xu hướng “giản hóa cấu âm” mang tính chất tiến bộ.

Tuy nhiên, hiện nay xu hướng này đang bị đánh giá sai lệch là nhầm lẫncủa người có văn hóa thấp Vì điều đó nó còn do vùng nước nơi đó họ sinh sốngbị ảnh hưởng bởi âm vị địa phương, bởi cách phát âm lỗi đó còn xảy ra ở vô sốngười có học, thậm chí học cao, cũng mắc vào tập tính phát âm lẫn lộn l và nnày Nếu không thể đánh giá đó là lỗi của tầng lớp nào Nhưng nếu là người có ýthức tôn trọng ngữ âm chuẩn xác của tiếng Việt sẽ luôn luôn cảnh giác với cáchphát âm của mình để khỏi phạm vào những sai lệch trong câu từ.

* Theo kinh nghiệm của nhiều người đã đúc rút ra được một số “mẹo” sửanhư sau:

– Bằng cách đặt lưỡi cấu âm n đúng: chọn từ có âm cuối –n, như non, con,hòn, giữ nguyên vị trí lưỡi, chuyển nói hoặc đọc trong ngay từ (âm tiết) có phụâm đầu n, như nước, non nước, (con) này, (hòn) non bộ, Cách này chỉ ghinhận cách cấu âm đúng n (không phải l), vả lại nó đã giả định là ta phải biết từđịnh nói vốn có âm gì, nên không dễ ứng dụng.

– Phân biệt s và x: thông thường, s nghiêng về thể hiện danh từ, x là độngtừ Ví dụ: (chia) sẻ/ xẻ (gỗ), (đường) sá/ xá (tội), súc (miệng)/ xúc (động), Tuynhiên, đây là sự phân biệt không triệt để.

Trang 24

Ngoài các đặc điểm chung thì trong phương ngữ Bắc Bộ Việt Nam còncó những thổ ngữ đặc biệt, như thanh huyền thể hiện ở âm vị vực cao như tiếngSơn Tây; cách nói nguyên âm [ a ] thành [є ] ở tiếng Nam Định; có âm chuyểnsắc [ є ] → [ iє ], o → uo ở Hải Phòng; cách phát âm s → th (súng → thúng) ởven biển Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Tuy nhiên chỉ ở trong phạm vihẹp, nên chúng ta coi như bỏ qua.

*) Đặc điểm về phương ngữ Trung

Phương ngữ miền Trung thường có 23 phụ âm đầu, vơi 3 âm uốn lưỡiđược ghi bằng chữ viết là s, r, tr Phương ngữ Trung thường mắc lỗi đọc và nóisai chủ yếu ở thanh điệu và một số vần, nên các dị biệt chủ yếu có thể kể trongtoàn vùng:

Phương ngữ Trung với đặc điểm chỉ có 5 thanh, nên đa phần thanh hỏi vàthanh ngã hay bị lẫn lộn Đặc điểm này chỉ trừ mỗi tỉnh Nghệ – Tĩnh là bị lẫnlộn thanh ngã với thanh nặng, còn ở tất cả các vùng còn lại, kể cả Thanh Hóa,đều bị lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã Đặc điểm phương ngữ này, ta còn bắtgặp nó ở cả trong phương ngữ Nam Những đặc điểm đó là do sự “xô dồn” củachủ yếu từ thanh ngã sang hỏi, ngã sang nặng.

Ví dụ: (xuống) xã → (xuống) xả, (nước) lã → (nước) lả, bã (sắn) → bả

(sắn), hoặc (anh) cả → (anh) cã, cả xã → cạ xạ, (học) chữ → (học) chự,

Cách xử lý thanh điệu này, không ngoài cách gì khác, đó là ở mãi sẽ sinhquen, nghe thường ngày sẽ hiểu hết cách phát âm của họ

Hệ thống nguyên âm đôi bị đơn hóa, các yếu tố thứ hai trong nguyên âm

đôi bị triệt tiêu, yếu tố đầu có kéo dài hơn bình thường Ví dụ:

• ươ → ư: bướng → bứng, nương → nưng, cương → cưng, sướng →sứng,

• uô → u: xuống → xúng, cuống (lá) → cúng, buông tay → bung,

Trong hệ thống âm cuối, các âm –n, –t → –ng, –k Hiện tượng này xuấthiện từ Thừa Thiên Huế (phía Nam sông Ô Lâu trở vào)

Trang 25

*) Đặc điểm về phương ngữ Nam:

Vùng phương ngữ Nam rộng hơn, nó kéo dài từ Đà Nẵng đến mũi CàMau, đây được cho là “vùng đất mới” kể từ khi khai hoang vào phía nam, từthời Chúa Nguyễn Hoàng, nếu tính trung bình trên dưới cũng ngót năm trămnăm Cả vùng Nam Trung Bộ là khu vực phương ngữ chuyển tiếp từ Bắc TrungBộ vào Nam Nhìn chung, phương ngữ Nam tương đối thống nhất (so vớiphương ngữ Bắc và Trung) Có thể thấy các đặc trưng chủ yếu:

– Phương ngữ Nam thường có năm thanh điệu Thanh ngã và hỏi đồngnhập, thường nói thành thanh hỏi Phương ngữ Nam có điệu tính gần gũi vớitiếng Bắc hơn là tính trầm ở phương ngữ Trung về các thanh điệu Nhưngphương ngữ Nam lại vẫn xoay quanh vấn đề phân biệt các thanh hỏi và ngã.

Trang 26

+ Trong các vần như: –un, –út → –ung, –úc Ví dụ: bún → búng, cùn →cùng, (một) chút → (một) chúc, nút → núc, bùn → bùng.

+ Trong cách đọc của phương ngữ Nam: nguyên âm hơi dài hơn so vớibình thường, để phân biệt với âm ngắn như: (bùn: u hơi dài, phân biệt với u ngắntrong bùng (nổ)).

Trang 27

+ Phương ngữ Nam có một số vần của đặc trưng Nam Bộ khác như: –ênh→ –inh như bệnh → bịnh, lệnh → lịnh, kênh → kinh; vần –inh → –anh nhưchính (sách) → chánh (sách), chính (quyền) → chánh (quyền), (hành) chính →(hành) chánh, ; vần –ân → –ơn, như: nhân → nhơn, nhân (quyền) → nhơn(quyền), nhân (ái) → nhơn (ái); vần –ing → iêng như kính → kiếng,

Tóm lại, các yếu tố hoặc từ Hán - Việt, đều được định hình trong chữ viếtcũng như các từ độc lập, được thu thập vào các loại từ điển tiếng Việt hoặc từđiển phương ngữ, phục vụ cho việc sử dụng nó được dễ dàng Cách xử lý trongphương ngữ Nam thì cũng không khác gì cách giải quyết ở các phương ngữ khácở mọi vùng miền Về phần vần và thanh điệu thì có thể sử dụng cách hát các từhữu quan trong lời bài hát

Do vậy, ta không lạ gì khi trong các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học,tiếng Nam Bộ, dù xét từ góc độ ngữ âm hay không thì vẫn rất thường gặp trongcác tác phẩm văn học như của Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Ngọc Tư, và trướcnữa là Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh,

1.2.3 Các vùng phương ngữ của tiếng Việt

Các quan niệm về việc phân vùng phương ngữ tiếng Việt có rất nhiềuquan niệm như: Hoàng Thị Châu, Võ Xuân Trang và nhiều người khác cho là bavùng Bắc, Trung (từ Thanh Hóa đến bắc đèo Hải Vân), Nam (từ nam đèo HảiVân trở vào đến Cà Mau); Nguyễn Kim Thản lại chia làm bốn vùng; NguyễnBạt Tụy thậm chí chia đến năm vùng Ở đây tôi, tán thành với cách chia tiểuvùng phương ngữ của Hoàng Thị Châu như sau:

* Phương ngữ Bắc được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:

Trang 28

Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng cómật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ) Do quá trình cộng cư xảy ra gầnđây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ vănhọc, mang những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manhmún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng –cái nôi của người Việt cổ.

– Phương ngữ Bắc được phân bố ở các vùng: Hà Nội và các tỉnh xung

quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà SơnBình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng) Đâylà các vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.

– Phương ngữ Bắc được phân bố ở các vùng miền hạ lưu sông Hồng vàven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh) Vùng này còn lưu giữ lạicách phát âm khu biệt d với gi, r; s với x; tr với ch mà các phương ngữ Bắc kháckhông phân biệt nữa.

* Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phần phương ngữ nhỏ hơn.– Phương ngữ vùng Thanh Hoá: Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âmkhông phân biệt) Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc.

– Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh: Không phân biệt thanh ngã với thanhnặng Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắcdo có độ trầm lớn hơn.

– Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên: Không phân biệt thanh hỏi và thanhngã Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh Riêng vùng ThừaThiên - Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam Điều này cónguồn gốc lịch sử, xã hội Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phươngngữ Nam trong pưhơng ngữ Thừa Thiên - Huế, nên nó không tiêu biểu cho cảvùng Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đếnsông Bến Hải.

Trang 29

* Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn:

– Phương ngữ vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi: Vùng này khác các nơikhác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuốikhác nhau.

– Các phương ngữ vùng Quy Nhơn đến Thuận Hải: Mang đặc trưngchung nhất của phương ngữ Nam.

– Phương ngữ vùng Nam Bộ đồng nhất các vần như:-in, -it với -inh, -ich

-un, -ut với -ung, -uc

Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch giống phương ngữBắc Nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoágiáo dục, sự phân biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức.

1.3 Một số vấn đề về ký hiệu học văn hóa và văn bản

1.3.1 Ký hiệu học văn hóa

Ký hiệu học văn hóa như một bộ môn khoa học mới xuất hiện cách đây

chưa lâu, mặc dù ngay từ thế kỷ XVII, nhà triết học duy vật Anh J Locke đã xác

định cực kì chính xác đối tượng và dung lượng của ký hiệu học văn hóa

Ký hiệu học là khoa học về ký hiệu và các hệ thống ký hiệu định nghĩagiản dị ấy chứa đựng trong bản thân hàng loạt vấn đề chẳng hề đơn giản chútnào thậm chí ngay cả những vấn đề thoạt nhìn có vẻ như mọi chuyện đều đã rõnhư ký hiệu là gì? hoặc vì sao một khách thể như ký hiệu học lại có thể trở thànhđối tượng nghiên cứu khoa học vậy để hiểu về ký hiệu học văn hóa là gì chúng

ta cần tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của trường khái ký hiệu học Tartu –Moskva, chủ yếu là ký hiệu học văn hóa.

Theo quan niệm truyền thống của Peirce, ký hiệu học văn hóa được xem

là một phần của ký hiệu học, nghiên cứu các tổ chức thường gặp trong các nềnvăn hóa khác nhau, tức là, trong kết hợp từ ký hiệu học văn hóa

“Ký hiệu học là phương pháp còn văn hóa là đối tượng nghiên cứu Đồngthời ở đây văn hóa không có vị trí đặc biệt gì trong tương quan với ký hiệu học,

Trang 30

mà ký hiệu học cũng chẳng có vị thế gì đặc biệt trong tương quan với văn hóa.Các khoa học khác nhau nhất trong chuỗi khoa học nhân văn và xã hội bắt đầutừ nhân chủng học và cuối cùng là một thứ triết học văn hóa nào đó (Ký hiệuhọc văn hóa đứng ở đâu đó, đứng ở quãng giữa của dãy này) đều có thể nghiêncứu văn hóa…” [1, tr 48].

Ký hiệu học không chỉ là nền móng của lý luận văn hóa, mà còn là nềnmóng của một công trình nghiên cứu văn hóa học Văn hóa học là sản phẩm củasự phản ánh và tự mô tả của văn hóa, điều này tỏ ra chính xác ngay cả đối vớikhoa học dân tộc học, của các dân tộc thiểu số, văn hóa học tác chiến bằng cácký hiệu, sáng tạo ra các văn bản về các văn bản Vì rằng trong văn hóa khôngbao giờ có những kiến tạo trước và ngoài ký hiệu, nên sự diễn giải mọi hiệntượng văn hóa đều phải bắt đầu từ việc phân tích ký hiệu học và giải mã chúng.

“Với ký hiệu học, văn hóa không đơn giản chỉ là một trong vô số đốitượng mô tả mà là đối tượng hàng đầu và quan trọng nhất, tuyệt đại đa số cáclĩnh vực còn lại của ký hiệu học, thế này hay thế khác đều gắn với ký hiệu họcvăn hóa, phụ thuộc vào nó Ký hiệu học trước hết là ký hiệu học văn hóa Để môtả ký hiệu học không chỉ là một trong vô số hướng tiếp cận khả thủ để nghiêncứu văn hóa, mà còn là góc nhìn gắn bó hữu cơ với bản chất của văn hóa: vănhóa học trước hết là ký hiệu học văn hóa” [1, tr 49].

Ký hiệu học văn hóa nghiên cứu các văn bản, hơn nữa, bản thân văn hóacũng có thể được nghiên cứu với tư cách là văn bản Ý nghĩa quan trọng của cácphương pháp phân tích khác nhau tựu chung tùy thuộc vào mức độ phù hợp củachúng với việc mô tả và diễn giải văn bản, ngay cả việc mô tả cấu trúc ngôn ngữcũng phải lui về phía sau bởi vì ở TMS, bản thân nguyên tắc tự động rút văn bảntừ ngôn ngữ thường bị loại bỏ Với ký hiệu học văn hóa, chỉnh thể cơ bản chínhlà văn bản

Có thể nhận ra hai khuynh hướng về ký hiệu học văn hóa qua động tháiphát triển của ký hiệu học ấy trong vòng 25 năm trở lại đây Khuynh hướng thứnhất, tập trung vào việc săn định những khái niệm nền móng và xác lập các liệu

Trang 31

pháp của sản phẩm Tham vọng mô hình hóa một cách chính xác dẫn tới việcsáng lập bộ môn siêu ký hiệu học đối tượng nghiên cứu quận bộ môn này khôngphải là các văn bản như nó vốn dĩ mà là mô hình các văn bản là mô hình của cácmô hình Khuynh hướng thứ hai, lại dồn sự quan tâm và hoạt động ký hiệu họccủa văn bản thực tế

Theo Iu.M Lotman: Ông cho rằng ký hiệu học văn hoá không phải là một

phân môn của ký hiệu học, trong đó, văn hoá là đối tượng nghiên cứu, còn ký

hiệu học là phương pháp tiếp cận đối tượng Trong quan niệm của Iu.M.Lotman, văn hoá là hiện tượng ký hiệu học Mọi hiện tượng văn hoá đều có

những đặc điểm ký hiệu học Cho nên, đối tượng của ký hiệu học chỉ có thể làvăn hoá, và hướng tiếp cận văn hoá chỉ có thể là ký hiệu học Nói cách khác, vănhoá học trước hết là ký hiệu học văn hoá và ký hiệu học trước hết cũng chỉ là kýhiệu học văn hoá mà thôi…

Ký hiệu học văn hoá của Iu.M Lotman có thể xem là hệ thống lí thuyết

lấy văn bản làm trung tâm (textecentrisme) Trong hệ hình cổ điển của ngôn ngữhọc và thi pháp học cấu trúc xuất phát từ quan niệm của Saussure về hoạt độngngôn ngữ, thực chất, văn bản không có chỗ đứng Bởi vì văn bản chỉ là một biếnthể của lời nói, chẳng những thế, ở đây thường hàm chỉ lời nói trong văn viết.Cho nên, văn bản chẳng những không phải là vấn đề cơ bản, mà nói chung,không phải là đối tượng hợp pháp của mô tả kí hiệu học, vì mọi cái có liên quantrong đó đều chỉ là kết quả thực hiện của cấu trúc ngôn ngữ.

Iu.M Lotman cho rằng: “Giao tiếp là quá trình liên tục phiên dịch, giải mã

thông tin giữa người phát và người nhận như những chủ thể kí ức Cho nên,ngôn ngữ không phải là cái gì có sẵn, tồn tại trước văn bản, mà ngược lại, vănbản bao giờ cũng có trước ngôn ngữ và rộng hơn ngôn ngữ Văn bản rộng hơnngôn ngữ, vì nó có những phạm trù mà ngôn ngữ không hề có, ví như các phạmtrù đánh dấu sự mở đầu và kết thúc…” [1, tr 53].

Iu.M Lotman định nghĩa, văn bản là thông tin chí ít được hai lần mã hoá.

Tức là ông không tán thành quan niệm cho rằng, văn bản là thông tin được

Trang 32

chuyển tải bằng một ngôn ngữ Theo quan niệm của ông, từ trong bản chất, vănbản là hiện tượng đa ngữ.

Với Iu.M Lotman, văn bản không phải là cái bọc đựng nghĩa một cách

thụ động, mà là tổ chức truyền đạt, lưu giữ và sáng tạo thông tin Nó là một thiết

chế có “phẩm chất trí tuệ” Cho nên, trong hệ thống lí thuyết của Iu.M Lotman,

“văn bản” - “cá nhân” - “văn hoá” là những phạm trù đồng hình, đẳng cấu Vìthế, khái niệm “văn bản” nó chứa đựng những nội hàm rất rộng của tất cả cácthông tin

1.3.2 Khái niệm văn bản

Khái niệm văn bản được hiểu đó là chuỗi lời nói miệng, bài viết có chủ đềthống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp thựchiện mục đích giao tiếp Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưugiữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệugọi là chữ viết Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoànchỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếpnhất định Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giaotiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó

Với người đọc muốn dựa vào các bộ mã được lựa chọn tùy tiện và chủquan để giải mã nghĩa sẽ bị xuyên tạc nghiêm trọng, còn với người đọc muốntiếp xúc với một văn bản bị tách ra khỏi tổng thể các mối liên hệ ngoài văn bản,thì tác phẩm sẽ chẳng còn là nhân tố đại diện cho bất kì một loại ý nghĩa nào.Toàn bộ các mã được hình thành trong quá trình lịch sử biến văn bản thành nhântố, biểu nghĩa bao giờ cũng có quan hệ với phạm vi của các mối liên hệ ngoàivăn bản

Từ những vấn đề trên, có thể đưa ra những định nghĩa như sau làm nềntảng cho khái niệm văn bản:

*) Tính biểu thị: Văn bản được định bằng những ký hiệu cụ thể và với ý

nghĩa như thế, nó đối lập với các cấu trúc ngoài văn bản Với văn học nghệ thuậttrước hết, đó là sự biểu thị qua văn bản bằng các ký hiệu của ngôn ngữ tự nhiên.

Trang 33

Sự biểu thị trái ngược với sự không biểu thị buộc phải xem văn bản là hiện thựchóa một hệ thống nào đấy, là sự phản ánh vật chất của nó

Trong cặp đối lập ngôn ngữ và lời nói của Saussure, văn bản bao giờ cũng

thuộc về lĩnh vực lời nói Với lý do như thế văn bản bao giờ, cũng có hàng loạtyếu tố hệ thống và những yếu tố ngoài hệ thống Thật ra việc kết hợp cácnguyên tắc về trật tự cấp độ và sự chồng xếp đa tầng rồi cấu trúc sẽ dẫn tới chỗcái ngoài hệ thống, từ giá độ của một trong số những tiểu cấu trúc, có thể trởthành cái hệ thống từ giác độ của một tiểu cấu trúc khác và việc chuyển mã củavăn bản sang ngôn ngữ cảm thụ nghệ thuật của cử tọa, hoàn toàn có thể chuyểnbất kỳ yếu tố nào vào tầng bậc của những cái thuộc hệ thống

*) Tính phân giới: Tính phân giới là đặc trưng của văn bản Về phương

diện này, một mặt văn bản đối lập với tất cả các ký hiệu được biểu hiện bằng vậtchất, không phụ thuộc thành phần nào của nó, theo nguyên tắc can dự nó đối lậpvới cái không căn dự Mặt khác, nó đối lập với tất cả các cấu trúc có dấu hiệukhông phân giới ví như cấu trúc của các ngôn ngữ tự nhiên và cấu trúc khôngphân giới cấu trúc mở của các văn bản bằng lời nói của nó Nhưng trong hệthống các ngôn ngữ tự nhiên cũng vẫn có những cấu trúc có phạm trù, biểu hiệnsự phân giới rõ rệt: ví dụ như từ và, đặc biệt là câu Không phải ngẫu nhiên màchúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tổ chức văn bản nghệ thuật.Mỗi văn bản được người đọc xác định bằng một tổ hợp các dấu hiệu Vì vậychuyển ký hiệu cho một văn bản khác, là một trong những phương thức cơ bảndùng để tổ chức các nghĩa mới.

“Trong những loại hình văn bản khác nhau, khái niệm ranh giới đượcbiểu hiện theo những kiểu khác nhau Tính phân cấp của văn bản việc hệ thốngcủa nó được tách ra thành cấu trúc phức tạp của những tiểu hệ thống, sẽ dẫn tớichỗ hàng loạt yếu tố thuộc cấu trúc bên trong sẽ được phân giới trong tiểu hệthống, một loại hình khác như: ranh giới của các chương các khổ câu thơ cácnhịp, phách Ranh giới chỉ cho người đọc, rằng anh ta toàn bộ hệ thống của cácmã nghệ thuật, tương ứng rằng anh ta đang đứng ở một vị thế cấu trúc vững

Trang 34

chắc Do một loạt yếu tố này thì là tín hiệu của một ranh giới nào đó, còn nhữngyếu tố khác lại là những tín hiệu của một ranh giới trùng với vị thế chung củavăn bản” [1, tr 153].

*) Tính cấu trúc: Văn bản không phải là một trình tự giản đơn của các ký

hiệu, nằm ở khoảng cách giữa hai ranh giới bên ngoài Văn bản bao giờ cũng làmột tổ chức nội tại biến nó, thành một chỉnh thể cấu trúc ở cấp độ ngữ đoạn Vìthế muốn thừa nhận một tổ hợp câu nào đó của ngôn ngữ tự nhiên, là một vănbản nghệ thuật cần phải chứng minh chúng tạo thành một cấu trúc thuộc loại thứcấp nào đó, ở cấp độ tổ chức nghệ thuật Nên nhớ tính cấu trúc và tính phân giớicủa văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau Việc văn bản là một hệ thống cố định củanhiều mối quan hệ bộc lộ rất rõ khi nghiên cứu giải cấu trúc các tác phẩm dởdang hoặc đã bị thất lạc Nếu văn bản không phải là một cấu trúc bất biến nào đótrong giới hạn của nó, thì không có cơ sở để đặt ra những nhiệm vụ tiếp theo.

1.3.3 Ký hiệu tạo hình bằng ngôn từ trong văn bản

Ký hiệu tạo hình bằng ngôn từ trong văn bản, đó là thuộc tính mã hóa củacác văn bản nghệ thuật, các hệ thống mô hình hóa trong quá trình giao tiếp nghệthuật được chuyển qua phạm vi của hệ thống mã hóa Chẳng hạn, tính phân giớikhông chỉ dấu hiệu của văn bản, mà còn trở thành thuộc tính cơ bản của ngônngữ nghệ thuật.

“Nghệ thuật ngôn từ chỉ thực sự trở thành nghệ thuật khi nó nỗ lực khắcphục đặc điểm cố hữu của từ như một ký hiệu ngôn ngữ, mối liên hệ giữa cácbình diện nội dung và biểu hiện không có sự chế định lẫn nhau và xây dựng mộtmô hình nghệ thuật bằng lời theo nguyên tắc hình tượng hệt như trong các nghệthuật tạo hình Đó chẳng phải là điều ngẫu nhiên và nó gắn bó hữu cơ với sốphận của các ký hiệu trong lịch sử văn hóa của nhân loại” [2, tr 157].

Với tính ước lệ trong quan hệ giữa cái được biểu đạt với cái biểu đạt, dochỉ có thể hiểu khi được gắn với một bộ mã nào đó, các ký hiệu của ngôn ngữ tựnhiên rất dễ trở thành cái không thể hiểu được và bất kỳ ở đâu, hệ thống ngữnghĩa mã hóa được bện kết vào đời sống xã hội là chúng lại trở thành cái dối trá.

Trang 35

Ký hiệu như là nguồn mạch thông tin cũng dễ dàng trở thành phương tiện phaotin nhảm nhí, đánh lạc hướng xã hội

Trong đời sống văn hóa của nhân loại, xu hướng đấu tranh với ngôn từ, ýthức về khả năng lừa dối cắm rễ rất sâu trong bản chất của nó là nhân tố thườngtrực, chẳng kém gì xu hướng thán phục trước sức mạnh của nó Không phảingẫu nhiên mà hình thức thấu hiểu cao nhất đối với nhiều loại hình văn hóa,được đặt vào dạng thức “thông hiểu không lời” và được liên hệ với sự giao tiếpngoài lời như âm nhạc, tình yêu và ngôn ngữ biểu cảm cận ngôn ngữ học “Cácký hiệu tạo hình có một đặc tính ưu việt: do cấu trúc ký hiệu và nội dung của nóđã nói lên sự tương đồng bên ngoài, mang tính trực quan, nên cũng không đòihỏi phải am hiểu những bộ phận mã phức tạp Có thể dẫn ra đây một thí dụ vềký hiệu giao thông với các biển báo dừng khi có tàu, có vẽ hình tượng trưng đủđể mọi đối tượng tham gia có thể hiểu” [2, tr 158]

Cũng như vậy, một ký hiệu ước lệ có thể tương đương với một ký hiệu tạohình về mặt chức năng hết sức lý thú đối với văn học Bằng chất liệu từ ngônngữ tự nhiên - hệ thống các ký hiệu ước lệ, nhưng được tập thể hiểu rõ tới mức,người ta không còn cảm thấy tính ước lệ ấy nữa trên cái nền của những “ngônngữ” khác, mang tính chuyên biệt lớn hơn và thế là xuất hiện ký hiệu thứ sinhthuộc loại tạo hình, có lẽ cần phải gắn bó nó với “hình tượng” của lý luận vănhọc truyền thống Ký hiệu tạo hình thứ sinh có những đặc điểm của ký hiệu hìnhtượng, có sự tương đồng trực tiếp với đối tượng, tính trực quan nó tạo ra ấntượng về sự chế định của mã ít hơn, mà vì thế có vẻ như nó đảm bảo tính chânthực lớn hơn, sự tường minh lớn hơn so với các ký hiệu ước lệ…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tôi đã giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp củaHồ Biểu Chánh và tổng hợp, phân tích những vấn đề lí thuyết làm cơ sở địnhhướng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ vùng miền trong tiểu thuyết Hồ BiểuChánh như là đối tượng để tìm hiểu những giá trị văn học và văn hóa vùng đấtNam Bộ ở những chương sau.

Trang 36

Hồ Biểu Chánh (1884 - 1958) là nhà văn lớn của vùng đất Nam Bộ Ônglà tác giả tiêu biểu, có những đóng góp lớn vào sự hình thành và phát triển thểloại tiểu thuyết Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX Ông có một vị thếquan trọng trong lịch sử văn học dân tộc, là người “đứng chủ một dòng tiểuthuyết (phong tục - đạo lý) ở vùng đất Nam Bộ”

Hơn nữa, vị trí của Hồ Biểu Chánh ngày càng được khẳng định trongchương trình giảng dạy văn học ở các bậc phổ thông, cao đẳng và đại học Ngoàira tác phẩm của ông còn là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu, các luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, những cuộc hội thảo văn học… Hồ Biểu Chánh vẫnhiện diện, dẫu rất thầm lặng trong đời sống văn học Việt nam ở thế kỉ XXI.

Vấn đề ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ tiếng Việt) chúng tôi đã đưa rakhái niệm phương ngữ, đặc điểm và các vùng phương ngữ của tiếng Việt Đâysẽ là cơ sở để chúng tôi phân tích, làm rõ đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyếtcủa Hồ Biểu Chánh mang đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ.

Phương ngữ là một loại ngôn ngữ đa dạng theo từng khu vực, nó đượcphân biệt bằng cách phát âm với những khẩu ngữ khác nhau theo từng địaphương Phương ngữ tính từ mô tả bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề này.Nghiên cứu về phương ngữ được gọi là phương ngữ học hoặc ngôn ngữ học xãhội học Phương ngữ thường được sử dụng để mô tả bất kỳ cách nói nào khácvới sự đa dạng tiêu chuẩn của một ngôn ngữ mà phần lớn được coi là không cóphương ngữ.

Về ký hiệu học văn hóa và văn bản, tôi đã tổng hợp những quan điểm của

các trường phái nghiên cứu về ký hiệu học văn hóa như: Ferdinand de Saussure(1857 - 1913) và Charles Sander Pierce (1839 - 1914), Iu.Lotman (1928 -1993)

… Các quan điểm của các nhà nghiên cứu đều có chung một điểm cho rằng:Văn hóa là hiện tượng ký hiệu học Nhưng cả ký hiệu học cũng là hiện tượng lấyvăn hóa làm trung tâm, chứ không phải chỉ có mẽ bề ngoài của văn hóa Ký hiệuhọc văn hóa không đơn giản chỉ là một trong vô số đối tượng mô tả, mà là đốitượng hàng đầu và quan trọng nhất, tuyệt đại đa số các lĩnh vực còn lại của ký

Trang 37

hiệu học, thế này hay thế khác, đều gắn với ký hiệu học văn hóa, phụ thuộc vàonó Ký hiệu học trước hết là ký hiệu học văn hóa…

Khái niệm văn bản thuộc loại những khái niệm chính yếu của ngôn ngữhọc và ký hiệu học Văn bản được xem là chất liệu mà ở đó các quy tắc củangôn ngữ được thể hiện, trong một mức độ nào đấy, giống như khoáng thạch mànhà ngôn ngữ học sử dụng để đúc nên cấu trúc ngôn ngữ.

Ký hiệu tạo hình bằng ngôn từ trong văn bản, đó là thuộc tính mã hóa củacác văn bản nghệ thuật, các hệ thống mô hình hóa trong quá trình giao tiếp nghệthuật được chuyển qua phạm vi của hệ thống mã hóa Chẳng hạn, tính phân giớikhông chỉ dấu hiệu của văn bản, mà còn trở thành thuộc tính cơ bản của ngônngữ nghệ thuật Nghệ thuật ngôn từ chỉ thực sự trở thành nghệ thuật khi nó nỗlực khắc phục đặc điểm cố hữu của từ như một ký hiệu ngôn ngữ, mối liên hệgiữa các bình diện nội dung và biểu hiện không có sự chế định lẫn nhau

Với tính ước lệ trong quan hệ giữa cái được biểu đạt với cái biểu đạt, dochỉ có thể hiểu khi được gắn với một bộ mã nào đó, các ký hiệu của ngôn ngữ tựnhiên rất dễ trở thành cái không thể hiểu được và bất kỳ ở đâu, hệ thống ngữnghĩa mã hóa được bện kết vào đời sống xã hội là chúng lại trở thành cái dối trá.Ký hiệu như là nguồn mạch thông tin cũng dễ dàng trở thành phương tiện phaotin nhảm nhí, đánh lạc hướng xã hội… Từ những lí thuyết trên bước đầu tạo nênnền móng cơ sở để giúp tôi trong việc thực hiện và nghiên cứu nội dung tiếptheo ở chương 2 và chương 3 của luận văn này.

Trang 38

CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ VÙNG MIỀN - KÝ HIỆU VĂN HÓA CHOCẢNH QUÊ NAM BỘ

Bước vào văn đàn giữa lúc văn xuôi quốc ngữ còn vắng vẻ, với sức viếtdồi dào và sự mẫn cảm trong việc phơi bày bộ mặt phức tạp của cái xã hộiphong kiến đang trên con đường thực dân hoá, Hồ Biểu Chánh đã nhanh chóngcó một vị trí đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam thờiđó Ông được xem là một trong số ít những người đi tiên phong, đặt nền móngcho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở giai đoạn sơ khai trên mấy phươngdiện: nội dung đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ vùng miền.

Có thể thấy, càng về sau trong các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh càng xuấthiện nhiều ngôn ngữ và kỹ thuật miêu tả ảnh hưởng từ nền văn học phương Tây.Sự cách tân của Hồ Biểu Chánh về nghệ thuật tiểu thuyết là ở chỗ đưa vào vănxuôi hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ phong cách “tả thực” đối với người vàviệc Trong ký hiệu văn hóa cho cảnh quê Nam Bộ, tác giả đã đưa vào đó màusắc, sự vật, cảnh vật thiên nhiên của mảnh đất Nam Bộ Tiểu thuyết của HồBiểu Chánh đưa lại cho người đọc cách diễn đạt nôm na, bình dị, mất dần đi cáiréo rắt của loại văn chương có đối, có vần.

2.1 Ngôn ngữ vùng miền trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

2.1.1 Ngôn ngữ và kỹ thuật tiểu thuyết

Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn đầu tiên góp phần hình thànhvà cho ra đời thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam Với bước đầu hết sức thôsơ, từ hoạt động dịch thuật đến mở rộng “bắt chước” lối viết của tiểu thuyếtphương Tây, nhà văn Nam Bộ này đã đánh dấu bước đầu quan trọng trong thểloại

Dùng chất liệu tiếng nói hàng ngày, đậm tính khẩu ngữ dân dã, kết hợpthêm hành văn tiếp thu từ nền văn học phương Tây, nhà văn tạo ra một loại ngônngữ nghệ thuật với sắc điệu riêng trong tiểu thuyết Các nhà nghiên cứu cho rằngđặc trưng ngôn ngữ vùng miền và kĩ thuật tiểu thuyết bước đầu đã khiến Hồ

Trang 39

Biểu Chánh tạo được dấu ấn trong một chặng đường văn học dân tộc đầu thế kỉXX Trước hết cần kể đến là nghệ thuật sử dụng khẩu ngữ trong đối thoại và

tường thuật Ở Ngọn cỏ gió đùa, cách dùng khẩu ngữ này hết sức phổ biến:

“ … Nàng đương khóc, thình lình có năm sáu người ở trần trùi trụi, mặtmày hung ác, tay chơn vậm vỡ, kẻ xách cây, người cầm mác, ở giữa rừng xôngra, ngó thấy nàng áp chạy lại, rồi người đi đầu nói lớn rằng:

- Có con nhà ai ngộ quá bây; áp bắt nó đem về trại May dữ hôn, tao chưacó vợ, vậy để tao bắt con nầy làm vợ chơi.

Ánh Nguyệt hồn phi phách tán, lật đật đứng dậy muốn chạy, mà vì sợ run,hai chân như ai trói, chạy không được Bọn ấy áp vây xung quanh Người đi đầubiểu bắt nó, chụp nắm hai tay Ánh Nguyệt nhập lại rồi tút dây trong lưng ra màbuộc chặt cứng Ánh Nguyệt mặt mày xanh dờn, cúi lạy xin tha Người ấy trợnmắt nạt rằng:

- Tha cái gì? Ta bắt về làm vợ, chớ ai chém giết gì hay sao mà biểu tha.Bọn ấy kéo xển Ánh Nguyệt đi vô rừng…” [20, tr 143].

Ngôn ngữ địa phương tràn trong câu chữ, kể cả cách phát âm cũng đặcmiền Tây, khiến không gian mà tác giả dựng lên chân thực và sống động Trong

tác phẩm Con nhà nghèo, tác giả miêu tả nhân vật Ba Cam với chi tiết: “Mầy

làm giống gì vậy Cam? Ở tù chết còn gì!

Anh cứ sợ ở tù hoài! Đồ khốn nạn nó làm nhục em mình, anh nhát nênanh không động đến nó Nay tôi ra tay rửa nhục cho con Lựu, anh còn rầy tôinữa hay sao?

- Sanh chuyện mà làm gì! Ai ăn ở bất nhơn thì trời đất hại họ, mầy làm dữthì mầy ở tù, chớ có ích gì đâu.

- Đợi trời đất hại, biết chừng nào mới có Thà tôi làm phứt một cái cho nótởn Tòa có đày đi nữa tôi cũng cam tâm” [12, tr.100]

Cách đối thoại và hệ thống từ ngữ được sử dụng khiến tác giả tái hiện dễdàng tính chân thực trong hành động sống hết mình cho cái “nghĩa” ở đời củangười miền Tây.

Trang 40

Trong Cay Đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh đã miêu tả tâm trạng của nhân

vật thằng Được bằng sự độc thoại và hồi tưởng Đây là tâm trạng của thằngĐược khi trở lại thăm Ba Thời: “Đêm ấy thằng Được nằm thao thức hoài khôngngủ Từ ngày nó biết Ba Thời không phải là mẹ ruột nó rồi, hễ ai hỏi đến cha mẹnó, thì trong lòng nó lấy làm bứt rứt, xốn xang, thầm tủi thân không mẹ khôngcha, cứ hỏi riêng trong bụng hoài, vậy chớ mẹ mình có chửa hoang mà đẻ mìnhrồi sợ tiếng xấu hay sao, nên bồng mà bỏ đi, suy đi, nghĩ lại, bàn tới bàn lui hoàimà cũng không hiểu tại sao mà thân phận nó lao đao như thế” [11, tr 45] Với kĩthuật miêu tả dòng ý thức nhân vật, Hồ Biểu Chánh tiếp tục vận dụng khả nănglinh hoạt trong ngôn ngữ địa phương để khắc họa rõ tâm tư đau đớn của một đứatrẻ bị bỏ rơi, không cha không mẹ yêu thương.

Từ hành động của nhân vật tới ngôn ngữ, từ cách miêu tả nội tâm lẫnngoại hình, thêm cả cách biểu đạt… đều không lẫn với bất kì vùng miền nào

khác Có thể khám phá điều này trong các tiểu thuyết khác như: Nợ Ðời, TiềnBạc Bạc Tiền, Chút Phận Linh Ðinh, v.v…

Cách kể chuyện và sử dụng tình tiết trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánhluôn đậm màu sắc văn hóa nhẹ nhàng, không phức tạp, giản đơn, xuôi chiều HồBiểu Chánh khá giản dị trong cách kể chuyện Tình tiết trong tiểu thuyết của ôngthường được lý giải theo lẽ tự nhiên hoặc theo lẽ Trời, tin vào quan niệm nhânquả, ông hi vọng vào cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, dù nó đến muộn màng, ôngcho rằng cái thiện của con người luôn thắng thế Thời gian diễn tiến trong tácphẩm của ông thường theo một chiều thuận, hướng đến cái kết có hậu, bên cạnhđó ông luôn thưởng phạt - phân minh đối với các nhân vật, giống như câu truyềnmiệng xa xưa “ác giả - ác báo” hay “kẻ gieo gió, ắt gặp bão” Trong truyện củaông luôn song song tồn tại hai phe đó là “thiện và ác” được thể hiện qua ngônngữ cũng như hành động của nhân vật Hai loại nhân vật này lẫn lộn trong tậpthể các nhân vật thuộc nhiều giai tầng khác nhau Nhờ đó mà cách dùng từ, ngônngữ đã làm phong phú thêm trong mọi tình tiết, diễn tiến trong tiểu thuyết củaông.

Ngày đăng: 21/06/2024, 08:06

w