1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Vận dụng lý thuyết tự sự học trong tp cô giang

35 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu vấn đề người kể chuyện một mặt sẽ mở ra một cánh cửa đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm, mặt khác nó giúp ta thấy được cách thức tiếp cận, lí giải hiện thực đầy tính cá nhân của tác giả. Về nghệ thuật kể chuyện ta biết đến Tô Hoài là một nhà văn có sức viết dồi dào, sung mãn, đã ghi tên mình vào làng tự sự Việt Nam với một phong cách thuần hậu, thủ thỉ, gần gũi, trìu mến.

Trang 1

Người kể chuyện có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tác phẩm tự sự.

Bởi bất cứ một câu chuyện nào, dù dài hay ngắn, dù đơn giản hay phức tạp,cũng đều được kể bởi một “người” nào đó Hơn thế nữa, cùng một câu chuyệnnhưng được kể bởi những người kể khác nhau thì sẽ mang bộ mặt và ý nghĩakhác nhau Bởi vậy sử dụng kiểu người kể chuyện nào để kể không phải là sựlựa chọn ngẫu nhiên của tác giả mà hoàn toàn mang tính quan niệm nhằm mụcđích thể hiện nội dung, tư tưởng một cách hiệu quả và thuyết phục nhất Nghiêncứu vấn đề người kể chuyện một mặt sẽ mở ra một cánh cửa đi sâu khám pháthế giới nghệ thuật của tác phẩm, mặt khác nó giúp ta thấy được cách thức tiếpcận, lí giải hiện thực đầy tính cá nhân của tác giả Về nghệ thuật kể chuyện tabiết đến Tô Hoài là một nhà văn có sức viết dồi dào, sung mãn, đã ghi tên mìnhvào làng tự sự Việt Nam với một phong cách thuần hậu, thủ thỉ, gần gũi, trìumến truyện ngắn sau 1945 được Tô Hoài sáng tác trong một bầu không khí mớicủa lịch sử, với sự biến chuyển trong nhận thức và đây là kết quả của nhữngchuyến thâm nhập thực tế với 33 truyện ngắn, có thành công và cũng có điều dởnhưng phải thừa nhận rằng Tô Hoài đã góp thêm một tiếng nói, một lối tự sự vàovăn học Việt Nam hiện đại.

Trang 2

Một trong những tác phẩm thành công nhất là tập truyện Tây Bắc, đây làkết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc sốngở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết củanhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước cách mạng và khi tiếp xúc vớicách mạng, mà trước kia có thể là chưa ai mô tả nổi bật lên trong tập truyện TâyBắc là thiên truyện Vợ Chồng A Phủ ở tác phẩm này Tô Hoài đã kết hợp đượcsở trường mô tả thiên nhiên, phong tục với khả năng thể hiện đời sống nội tâmnhân vật, đánh dấu một bước phát triển của nhà văn về tư tưởng và nghệ thuật Khi nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học chúng ta không thể khôngnhắc đến nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật trần thuật, nghệ thuậttự sự đó là phương diện thi pháp quan trọng, là linh hồn, là cốt lõi của một tácphẩm, đồng thời cũng là dụng công, tâm huyết của nhà văn khi sản sinh ra đứacon tinh thần của mình Vì thế, để vận dụng lí thuyết Tự sự học khi phân tích tácphẩm “ Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghệ thuật kể

chuyện trong truyện ngắn “ Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài Để thấy được

những nét đặc sắc và tinh tế trong thiên truyện này.

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện hay chính là nghiên cứu cấu trúc tự sựhọc trong văn học được giới nghiên cứu và phê bình đặc biệt quan tâm Ra đờitừ năm 1969, thuật ngữ “ Tự sự học” là danh xưng do nhà nghiên cứu TezvetanTodorov đưa ra khởi đầu cho một nghành nghiên cứu tự sự đây là sự tiếp nốicho công trình nghiên cứu thi pháp học của Aristote.

Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử có công trình nghiên cứu Tự sựhọc và Lại Nguyên Ân có công trình về việc mở ra môn trần thuật học trongnghành nghiên cứu văn học ở Việt Nam, là những bước đầu ghi dấu ấn nghiêncứu tự sự trong văn học.

Riêng về nhà văn Tô Hoài, có một số bài nghiên cứu, thảo luận đi sâu vàonhững phương thức, kĩ thuật viết truyện ngắn như ngôn ngữ, cấu trúc thời gian,

Trang 3

kết cấu, bố cục: Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của TôHoài ( Võ Tuân Quế ), Tô Hoài qua tự truyện ( Vân Thanh ), Cảm nhận thờigian của Tô Hoài ( Nguyễn Long ), Tô Hoài: truyện phong tục, thôn quê và loàivật ( Thế Phong ),……tuy chưa có một bài nghiên cứu nào đi sâu vào nghệ thuậtkể chuyện trong truyện ngắn của Tô Hoài song, các bài nghiên cứu đều chỉ ra vàcó phát hiện về cách kể, cách kết cấu riêng trong truyện ngắn của ông Nhìnchung, vẫn chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề nghệ thuật kể chuyệntrong truyện ngắn nói chung, cũng như trong tác phẩm “ Vợ Chồng A Phủ” nóiriêng.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các lý thuyết về Tự sự học để làm rõ nghệthuật kể chuyện và truyện ngắn “ Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài.

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Vận dụng lý thuyết Tự sự học để tìm hiểu và phân tích truyện ngắn của TôHoài, nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm….

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng kết hợp một số phương phápnghiên cứu cơ bản sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp thống kê

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài1.1 Nghệ thuật kể truyện trong văn học

Khi nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học chúng ta không thể không

nhắc đến nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật trần thuật, nghệ thuậttự sự đó là phương diện thi pháp quan trọng, là linh hồn, là cốt lõi của một tácphẩm, đồng thời cũng là dụng công, tâm huyết của nhà văn khi sản sinh ranhững đứa con tinh thần của mình Khi chúng ta tiếp xúc với một tác phẩm vănhọc, truyện ngắn, kịch,……là chúng ta đang tiếp cận với một câu chuyện, ngườiđọc cứ dần dần đắm chìm mình vào thế giới của câu chuyện đó Để có được mộttác phẩm lay động được tâm hồn của người đọc, mỗi nhà văn không chỉ sáng tạora một câu chuyện cảm động, mà còn là cách đưa câu chuyện đến với độc giả.Có thể thấy vấn đề nghệ thuật kể chuyện chiếm vị trí khá quan trọng trong việctạo nên thành công cho tác phẩm ngày nay người ta không quá quan tâm đếnnội dung câu chuyện mà học quan tâm nhiều hơn cả là cách nhà văn kể câuchuyện đó.

Khái niệm Narratology ( Tiếng Anh ) và được dịch là nghệ thuật kểchuyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự đây là khái niệm thu hút khánhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật kểchuyện hay nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự cũng đều là phương thức táihiện đời sống.

Trang 5

Yếu tố đầu tiên làm nên thành công cho tác phẩm văn học chính là cốttruyện (Plot) có vai trò quan trọng bậc nhất không thể thiếu nếu loại bỏ cốttruyện tác phẩm văn học sẽ chuyển sang một dạng văn bản khác Cốt truyện làtoàn bộ những sự kiện mà nhà văn đã kể lại trong văn bản tự sự, mà người đọccó thể kể lại được.

Vấn đề người kể chuyện cũng đóng vai trò không kém trong mỗi tác phẩmvăn học, đó là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại,tác giả không thể trần thuật nếu thiếu người kể chuyện……

Yếu tố không gian và thời gian cũng là một trong những mối quan tâmcủa nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình trong việc tìm ra ý nghĩa của câu chuyện,không gian trong tác phẩm văn học, chịu sự chi phối một cách chủ quan củangười sáng tác hay người kể chuyện, đó là môi trường để nhân vật xuất hiện vàhoạt động nó thuộc về cấu trúc nội tại của tác phẩm, góp phần xây dựng hìnhtượng trong tác phẩm văn học,… mỗi hình tượng loại hình thường chiếm lĩnhkhông gian bằng cách thức của riêng mình, nhà văn sáng tạo không gian từ câuchữ, từ cách kết cấu câu văn.

Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu (Voice) cũng là một yếu tố cơ bảnphản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu có vai tròquan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả Giọng điệu được thiếtlập từ mối quan hệ giữa người kể và người nghe, từ thế giới sự kiện được miêutả và tạo thành giọng điệu trần thuật giọng điệu chính là một trong những “ chìakhóa” quan trọng để giải mã bức thông điệp thẩm mĩ của nhà văn.

Ngôn ngữ kể chuyện cũng là một bộ phận không thể thiếu, chiếm một vịtrí vô cùng quan trọng trong hệ thống phương thức tự sự, nó thể hiện trên nềnhiện thực toàn bộ tư tưởng, tình cảm của nhà văn, giọng điệu tác phẩm, cấu trúctác phẩm,….qua ngôn ngữ trần thuật người đọc nhận ra được phong cách, cátính của tác giả.

1.2 Tác giả Tô Hoài

Trang 6

1.2.1 Cuộc đời

Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920 – 2014) ông sinh

ra ở quê nội thôn Cát Đồng, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đôngcũ trong một gia đình thợ thủ công Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại là làngNghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông Ông nổi tiếng vớinhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới trong đó có Dế mèn phiêu lưu kí Bút danh TôHoài của ông gắn liền với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Ở tuổi thiếu niên Tô Hoài tự lập rất sớm, ông đã phải ra ngoài làm việckiếm sống Ông lăn lộn đủ nghề từ dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… cũngcó những lúc thất nghiệp.

Cuộc đời của Tô Hoài như bước sang trang mới khi ông bắt đầu viết văn,mở đầu là tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí, sau khi tác phẩm ra đời mặc dù chưahoàn thành nhưng nó nhận được sự đón nhận rất tích cực từ độc giả.

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, trong cuộc chiếntranh Đông Dương ông chủ yếu hoạt động bên lĩnh vực báo chí Từ năm 1954,ông có thời gian và bắt đầu tập trung nhiều vào sự nghiệp viết Tính đến nay, vớisự đam mê, lòng nhiệt huyết với văn học ông đã có hơn 100 tác phẩm để đời vớinhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, hồi ký, tiểu luận, kịch bản phim,……

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Tô Hoài là một nghệ sĩ rất đa tài, trong suốt sự nghiệp văn chương củamình ông đã miệt mài sáng tác hàng trăm tác phẩm thuộc đủ thể loại như: tiểuthuyết, truyện vừa, bút ký, ký sự, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tiểu luận phêbình, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báo ngắn Trước cách mạngtháng 8, văn học của ông chủ yếu viết về các loài vật và những câu chuyện vềngười dân nông thôn sống trong cảnh nghèo khổ.

Một số tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này là: Dế Mèn phiêu lưu kí(truyện, 1941); Quê người (1941); O chuột (1942); Giăng thề (1943); Nhànghèo, Xóm giếng ngày xưa; Cỏ dại (1944).

Trang 7

Trong đó, nổi bật nhất là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – một tác phẩm vănxuôi viết về loài vật miêu tả bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và thú vịcùng rất nhiều bài học nhân sinh ý nghĩa được tác giả gửi gắm Đây là một tácphẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi và đã được tái bản nhiều lần, được dịch vàxuất bản ở một số nước trên thế giới.

Sau cách mạng tháng 8, ông có những chuyển biến mạnh mẽ về phongcách và tư tưởng sáng tác với những tác phẩm phản ánh cuộc sống cơ cực củanhân dân dưới ách thống trị tàn bạo của của giặc xâm lược và con đường đến vớicách mạng giải phóng của họ.

Những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này là: Vợ chồng A Phủ; Núicứu quốc (1948); Truyện Tây Bắc (1953); Mười năm (1957); Miền Tây (1967);Cát bụi chân ai (1992); Ba người khác (2006).

Tất cả những sáng tác của ông đều được giới chuyên môn đánh giá rất caobởi nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc với lối kể chuyện vừa hồn nhiên,hóm hỉnh lại vừa sâu sắc Trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của mình,TôHoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá được nhà nước trao tặng, cụthể là: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tâybắc); Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giảithưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởngHồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996); Giải Bùi Xuân Phái - Vìtình yêu Hà Nội 2010.

Hiện tại ông đã xuất bản 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau vàvinh dự trở thành là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam có nhiều đầusách nhất từ xưa đến nay trong sự nghiệp sáng tác của mình Cuộc đời và sựnghiệp văn chương đồ sộ của Tô Hoài có rất ít tác giả nào sánh kịp Ông đã đểlại cho nền văn học nước nhà rất nhiều giá trị cao quý.

1.3 Tác Phẩm

Trang 8

1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1952, Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắnbó với đồng bào 8 tháng Tô hoài thuật lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhấtcủa chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớcho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên Tôi không thể bao giờ quên đượclúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cũng vẫy tay gọitheo:

“Chéo lù! Chéo lù!” (Trở lại! Trở lại!) Không bao giờ tôi quên được vợchồng Lý Nú Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy tay kêu:“Chéo lù! Chéo lù!” Hai tiếng “Trở lại! Trở lại!” chẳng những nhắc tôi có ngàytrở lại, phải đem trả lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòngmình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình, dùgian nan đến thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng monganh em trở lại(…) Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũngthành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi(…), vì thế tôi viết TruyệnTây Bắc”

Như vậy, với sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục, với tâm hồnphóng khoáng, tự do, phảng phất chút hoang dại của đồng bào miền núi, với nỗiám ảnh về những kỉ niệm gắn bó và món nợ ân tình với người dân Tây Bắc, TôHoài viết tập “Truyện Tây Bắc”(1953), gồm 3 truyện: Cứu đất cứu mường,Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ Trong đó, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắnthành công nhất -Tập“Truyện Tây Bắc” thể hiện một cách xúc động cuộc sốngtủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến và thực dân Họ bịtước đoạt tài sản, bóc lột sức lao động và xúc phạm nhân phẩm Trong cảnh đauthương tột cùng đó, Cách mạng đã đến với họ và họ đã thức tỉnh Tác phẩmđược tặng giải nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

1.3.2 Cốt truyện

Trang 9

Dựa vào một câu chuyện có thật Tô Hoài viết truyện “Vợ chồng A Phủ”.Truyện ngắn này kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người Hmông - Mị và A Phủ- từ chỗ là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà tên thống lí Pá Tra, rồi giúp nhau thoátđược, đến khi gặp cán bộ cách mạng trở thành những quần chúng trung kiên,những đội viên tích cực Cốt truyện của tác phẩm khá đơn giản, bám sát theodiễn biến của cuộc đời hai nhân vật chính và được trình bày theo trình tự thờigian Cốt truyện gồm hai chặng ở hai địa điểm Hồng Ngài và Phiềng sa, xoayquanh hai nhân vật Mị và A Phủ

Chặng 1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài Ở chặng này, Tô Hoài đã kể lại một

cách khá trọn vẹn các tình tiết: có giới thiệu, có mở mối, phát triển, thắt nút vàgiải quyết Hai nhân vật chính được giới thiệu lai lịch, dung mạo, rồi cùng sốngtrong một hoàn cảnh và dẫn tới sự gặp gỡ, thông cảm giữa họ với nhau Mâuthuẫn giữa A Phủ và Mị (hai nông nô) với bố con Pá Tra (đại diện cho thế lựcphong kiến miền núi) đã phát triển đến gay gắt, đưa tới hành động đấu tranh tựphát của Mị và A Phủ để giải thoát: cắt dây trói, trốn đi Đoạn đầu của tác phẩmlà quãng đường đấu tranh tự phát của Mị và A Phủ

Chặng 2: Mị và A Phủ ở Phiềng Sa Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ đã

thành vợ thành chồng Họ mong muốn và bắt tay vào xây dựng một cuộc sốnghạnh phúc đơn sơ nhưng lại bị bọn Tây ở đồn Bản Pe cướp phá Từ đây bắt đầumột quá trình giác ngộ của vợ chồng A Phủ, qua hai bước: gặp Tây đồn và gặpcán bộ A Châu Những ngộ nhận ở họ được giải quyết và họ đã có được nhữngnhận thức đúng đắn về bạn và thù Họ còn được thử thách và trưởng thành trongcuộc chiến đấu chống giặc lên càn quét khu du kích Phiềng Sa Đoạn thứ hai củatác phẩm là quá trình giác ngộ và trưởng thành của Mị và A Phủ dưới ánh sángcủa Đảng, trong hoàn cảnh khu du kích Phiềng Sa

Như vậy, cốt truyện có hai phần diễn biến khá tự nhiên Nhưng nó cũngbộc lộ nhược điểm: chưa làm rõ sự câu kết giữa hai thế lực phong kiến và thựcdân, nên hai vấn đề chống thực dân và phong kiến chưa thật gắn bó nhuần

Trang 10

nhuyễn; ở đoạn hai, đời sống tâm hồn của nhân vật, nhất là Mị - ít được soisáng, diễn tả, nên nhân vật cũng giảm sức thu hút với người đọc

1.3.3 Chủ đề

Qua con đường đi và số phận của hai người thanh niên Hmông - Mị và APhủ - Tô Hoài muốn gửi đến bạn đọc một vấn đề về vận mệnh lịch sử của nhândân các dân tộc thiểu số miền núi trong cách mạng: Trong quá trình đấu tranhgiành quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc, nhân dân các dân tộc thiểu sốmiền núi đã phải trải qua bao tủi nhục, đắng cay Họ đã đi từ đấu tranh tự phátđến đấu tranh tự giác để được giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính họvà sự dìu dắt của cán bộ Đảng Trong quá trình ấy, những người nông dân laođộng nghèo khổ ở miền núi đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và trở thànhnhững con người mới, quần chúng trung kiên

Bên cạnh đó, trong khi tập trung diễn tả quá trình đến với cách mạng củanhân vật, tác giả cũng đồng thời đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa bức thiếttrong cuộc sống cuả nhân dân nói chung: vấn đề giải phóng phụ nữ vấn đề tìnhyêu và hạnh phúc của thanh niên…Những vấn đề ấy làm sâu sắc và phong phúhơn ý trung tâm của tác phẩm.

2 Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong truyện ngắn “ Vợ Chồng APhủ”

2.1 Người kể chuyện trong truyện ngắn “ Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài

2.1.1 Khái niệm người kể chuyện

Người kể chuyện là một trong những vấn đề được chú ý đặc biệt trong thipháp văn xuôi hiện đại Tuy nhiên cho đến nay khái niệm về người kể chuyệnvẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn Đặt nền móng chonhững cơ sở ban đầu về lí thuyết người kể chuyện là trường phái hình thức Ngavới các tên tuổi như I Gruzdev, A Veksler, B Eikhembaum, V.Shklovski, Song phải đến những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa cấu trúc như R Barthes,

Trang 11

Tz Todorov, G Genette, S Chatman, những quan niệm về người kể chuyệnmới được đưa ra một cách tương đối rõ ràng.

Ở Việt Nam, một trong những người đầu tiên quan tâm đến vấn đề ngườikể chuyện là giáo sư Trần Đình Sử Trong quan niệm của mình, ông đã đồngnhất hai khái niệm “người trần thuật” và “người kể chuyện” làm một Thế nhưngcác tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học lại có sự phân biệt rạch ròi haithuật ngữ này Trong đó, người kể chuyện được giải thích là “hình tượng ước lệvề người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyệnđược kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” Và người kể chuyện khác vớingười trần thuật bởi người trần thuật là “một nhân vật hư cấu hoặc có thật màvăn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành” Nhìn chung cả haiquan điểm của giáo sư Trần Đình Sử và nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữvăn học về bản chất đều giải thích về một đối tượng với vai trò, đặc điểm giốngnhau Có khác chăng chỉ là mức độ lộ diện hay ẩn tàng của đối tượng đó trongtác phẩm mà thôi

Trong đề tài này tôi sử dụng đồng nhất hai khái niệm “người kể chuyện”và “người trần thuật” Tổng hợp các ý kiến chúng ta thấy rằng hầu hết các nhànghiên cứu đều tập trung nghiên cứu người kể chuyện ở một số phương diệnnhư vị trí, vai trò và mối quan hệ với tác giả Từ việc tổng hợp và kế thừa nhữngquan điểm về người kể chuyện của các nhà nghiên cứu trên, tôi bước đầu xác lậpkhái niệm người kể chuyện như sau: Thứ nhất, người kể chuyện là một sảnphẩm do nhà văn hư cấu, sáng tạo ra Anh ta thực chất là “sinh thể” trên giấy,tồn tại trong thế giới hư cấu, tưởng tượng và chịu sự chi phối sâu sắc của tác giả.Tất cả các yếu tố của người kể chuyện như vị trí, vai trò trong câu chuyện, thậmchí cả những yếu tố cá nhân như tên tuổi, quê quán, nhân hình, nhân dạng, tưtưởng, tình cảm đều không phải ngẫu nhiên mà đã được tác giả lựa chọn theochủ ý của riêng mình Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện được trao quyềnnăng dẫn dắt người đọc, tổ chức, kiểm soát câu chuyện và có nhiệm vụ trình bàyquan điểm, tư tưởng của nhà văn

Trang 12

Khác với những người kể chuyện trong cuộc sống thực tế, những conngười cụ thể, bằng xương bằng thịt, có thể điểu chỉnh, sửa chữa câu chuyện theothái độ của người nghe thì trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện phải đảm bảomục đích truyền đạt của tác giả mà không thể tùy ý thêm bớt hay sửa chữa Thứhai, người kể chuyện là một “nhân vật đặc biệt” trong tác phẩm tự sự Nó khôngchỉ là nhân vật tham gia vào tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chứcnăng tổ chức, đánh giá về nhân vật khác.

Vị trí của người kể chuyện thay đổi khá linh hoạt, tùy thuộc vào mục đíchvà thái độ của tác giả Trong một số trường hợp, người kể chuyện có thể kểchuyện theo kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba Ở trường hợp này ngườikể chuyện không lộ diện, không can dự trực tiếp vào biến cố của cốt truyệnnhưng lại thường xuyên xuất hiện trong chính câu chuyện của anh ta đang kểbằng những “lưu ý trần thuật” Sự ẩn giấu của ngôi kể thứ ba khiến nó gần nhưvô nhân xưng, người kể và câu chuyện được kể có sự độc lập tương đối Trongmột số trường hợp khác, người kể chuyện kể diễn biến sự việc theo kiểu “chủquan hóa” với ngôi kể thứ nhất Với trường hợp này, người kể chuyện xuất hiệntường minh trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật trong tác phẩm, đứngcùng bình diện với các nhân vật khác Người kể chuyện lộ diện có thể được tácgiả miêu tả cụ thể về tên tuổi, quên quán, nghề nghiệp, hình dạng hay tính cách,…

Có thể khẳng định rằng, tất cả những cảm xúc, tình cảm, tư tưởng củangười kể chuyện mà chúng ta cảm nhận được như niềm vui sướng, nỗi sợ hãi, sựcô đơn, đau buồn hay bế tắc, đều được quy định bởi hệ thống ngôn từ do nhàvăn tạo ra, mang bóng dáng của nhà văn.

2.1.2 Điểm nhìn trần thuật

Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nàobao giờ cũng quan trọng hơn ai là người viết nên truyện kể ấy “Điểm nhìn” trởthành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả Người kể chuyện có thể

Trang 13

mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kểvà không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện Điểm nhìn và người kểchuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.

Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một ngườikể chuyện nào đó Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trầnthuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tươngquan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn củangười trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”

“Điểm nhìn” là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh vàMĩ Theo M.H Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học – A Glossary of Literatureterms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến –một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giảđược giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt vànhững sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu.

Theo lí thuyết tự sự học, có ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổbiến ở người kể chuyện: Nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khingười kể chuyện có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả Nhìn “từbên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là nhân vật Điểmnhìn bên trong thường thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật Nhìn “từ bênngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Đây là điểm nhìn của người kể chuyệnkhi anh ta đứng ngoài, chỉ kể “chuyện” chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật Đâycũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác.

Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểmnhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do cách tổ chức “truyện”có dụng ý của nhà văn Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩnhay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chínhbản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được (trực tiếphay gián tiếp) quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo Trong nghệ

Trang 14

thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối,có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểmnhìn Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi không thể trình bày sâucác hình thức trần thuật gắn với ba kiểu điểm nhìn cơ bản này Chúng tôi tậptrung vào hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong bởi đâyđược xem là một dạng thức trần thuật phổ biến của tiểu thuyết Việt Nam đươngđại.

Theo lí thuyết tự sự học, người kể chuyện mang điểm nhìn bên trong khianh ta, chị ta là nhân vật ngay trong câu chuyện Khảo sát tiểu thuyết Việt Namthời kì sau đổi mới, chúng tôi nhận thấy sự cách tân nghệ thuật trần thuật tậptrung ở dạng thức người kể chuyện với điểm nhìn bên trong này, đặc biệt ởphương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi Thống kêqua một số tác giả tiêu biểu có thể thấy tiểu thuyết trần thuật từ ngôi thứ nhấtchiếm một tỉ lệ không nhỏ Đây là hệ quả của những đổi mới trong tư duy nghệthuật, khi văn học vốn từ quan niệm con người tập thể chuyển thành con ngườicá thể, quan tâm nhiều hơn đến chủ thể sáng tạo và sự sống cá nhân Với ngôitrần thuật này, người kể chuyện xưng tôi có vai trò to lớn trong việc quyết địnhcấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểmnhìn của bản thân.

Ứng dụng lí thuyết của G Genette trong việc khảo sát tiểu thuyết Việt Namđương đại, chúng tôi phân loại ba dạng thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểmnhìn bên trong: một người kể chuyện kể tất cả mọi chuyện (người kể chuyệnthuộc dạng cố định); nhiều người kể chuyện kể những chuyện khác nhau (ngườikể chuyện thuộc dạng bất định); và nhiều người kể chuyện cùng kể lại một câuchuyện duy nhất (người kể chuyện thuộc dạng đa thức).

Trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là nỗi buồn chiến tranh nhìntừ điểm nhìn thời gian, tác giả đi từ điểm nhìn thời gian hiện tại và sau đó đảo

Trang 15

ngược trật từ thời gian quay về điểm nhìn thời gian quá khứ để kể về cuộc đờicủa nhân vật trong truyện.

Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nội dung trần thuậtphải được thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó Truyện Vợchồng A Phủ được viết theo điểm nhìn chủ quan của tác giả Tác giả chứng kiếnsự việc và ghi chép, sắp xếp lại nội dung thành một câu chuyện với kết cấu hoànchỉnh để kể lại với bạn đọc Với điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, tác giả có thể chủđộng điều khiển toàn bộ mạch truyện để cùng trải nghiệm và chia sẻ với nhữngxúc cảm, với ước mơ và hành động của nhân vật Tác giả dưới điểm nhìn nàykhông chỉ giữ vai trò là người dẫn chuyện mà đôi lúc sẽ đồng hiện trong suynghĩ, thể hiện trong phát ngôn của nhân vật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ,tình cảm chủ quan và những suy nghiệm của cá nhân Cách trần thuật của tác giảTô Hoài ngắn gọn, cuốn hút, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo làm cho mạch truyệnphát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không trùng lặp.

Tác giả đã xây dựng lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển của điểmnhìn trần thuật (khi đặt bên ngoài để quan sát khách quan, khi đặt bên trong đểthể hiện thấm thía những suy nghĩ, tình cảm trong lòng nhân vật).

2.1.3 Vai trò của người kể chuyện

Người kể chuyện là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là công cụ donhà văn hư cấu nên để kể chuyện Trong tác phẩm tự sự, nó có một vị trí, vai tròđặc biệt quan trọng Việc nhà văn lựa chọn ai kể, kể theo hình thức nào sẽ quyếtđịnh trực tiếp đến sự hấp dẫn, thuyết phục cũng như thành công của tác phẩm.Nói như Tz Todorov thì người kể chuyện chính là “yếu tố tích cực trong việckiến tạo thế giới tưởng tượng” và “Không thể có trần thuật nếu thiếu người kểchuyện”.

Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cũng đưa ra quanniệm của mình về chức năng của người kể chuyện trong trần thuật tự sự: “Trầnthuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi được gọi là người trần thuật, một loại

Trang 16

trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng kiến vàgiải thích về những gì đã xảy ra” Trong ý kiến này, tác giả biên soạn đã đặc biệtchú ý đến vai trò cầu nối, dẫn dắt giữa hiện thực được miêu tả và người nghecủa người kể chuyện đồng thời cũng đề cao vai trò lí giải của hình tượng này Nghiên cứu người kể chuyện trong mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩmvà bạn đọc, tác giả Nguyễn Thị Hải Phương trong bài viết Người kể chuyện -nhân vật mang tính vai trò trong tác phẩm tự sự cũng đã chỉ ra ba vai trò quantrọng của người kể chuyện: Một là vai trò tổ chức kết cấu tác phẩm Mỗi một tácphẩm văn học có thể có nhiều cách kết cấu mà mỗi kiểu kết cấu lại phù hợp vớimột quá trình khái quát nghệ thuật của người nghệ sĩ Do vậy, nhiệm vụ củangười kể chuyện là phải thay mặt nhà văn tìm cho mình một kết cấu tối ưu nhấtđể câu chuyện có thể thu hút, hấp dẫn được người đọc, người nghe Và ở mỗicách kể, mỗi cách xuất hiện của người kể chuyện, ta sẽ có các dạng cốt truyệnkhác nhau như cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lí, cốt truyện “truyện lồngtruyện”, Có truyện chỉ có một người kể và chỉ kể một câu chuyện, có truyệncũng chỉ có một người kể nhưng lại kể nhiều câu chuyện Ở một số tác phẩmkhác lại có nhiều người kể một câu chuyện hay nhiều người kể nhiều câu chuyệnkhác nhau, Hai là vai trò môi giới, dẫn dắt người đọc, người nghe thâm nhập,khám phá thế giới nghệ thuật

Người kể chuyện chính là người gợi mở, dẫn dắt người đọc tiếp cận vớinhân vật, hiểu được hoàn cảnh, tính cách thậm chí cả những động cơ thầm kíntrong hành động của nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với mình.Không những thế, người kể chuyện còn hướng người đọc cùng suy ngẫm, cùngđồng cảm với những chiêm nghiệm, những suy nghĩ của mình trong tác phẩm.Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người kể chuyện khơi gợi sự đối thoại, tranhluận từ phía người đọc để cùng nhau kiếm tìm, khám phá chân lí cuộc sống Đócó thể là những đối thoại ngầm ẩn sau lớp ngôn ngữ của người kể chuyện Đócũng có thể là những câu hỏi hướng đích danh đến người đọc buộc họ phải nhậpcuộc, đồng tình hoặc phản đối Cuối cùng, người kể chuyện còn giúp nhà văn

Trang 17

trình bày những quan điểm về cuộc sống, con người hay văn chương nghệ thuật.Mỗi một nhà văn khi sáng tác một tác phẩm văn chương đều mong muốn gửigắm vào đó một quan niệm, tư tưởng Tuy nhiên, họ không trình bày những tưtưởng ấy bằng những lời phát biểu trực tiếp như các nhà tư tưởng mà trình bàymột cách nghệ thuật thông qua các hình tượng do mình hư cấu nên, trong đó cóhình tượng người kể chuyện

Như vậy, có thể khẳng định rằng trong tác phẩm tự sự, người kể chuyệngiữ một vị trí vô cùng quan trọng Nó vừa có chức năng tổ chức kết cấu tácphẩm vừa dẫn dắt, định hướng độc giả thâm nhập vào thế giới nghệ thuật Ngoàira, người kể chuyện còn là một điểm tựa để nhà văn có thể trình bày những quanđiểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật Đi sâu tìm hiểu người kểchuyện trong tác phẩm tự sự, một mặt ta có thể mở ra cánh cửa vào thế giớinghệ thuật của tác phẩm, nhận ra được những tầng lớp ý nghĩa sâu xa ẩn sau hệthống ngôn từ, mặt khác ta cũng thấy được sự độc đáo cũng như những đónggóp của nhà văn đối với nền văn học.

2.2 Ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vậttrong truyện ngắn “ Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài

2.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện

Cũng giống như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, ngônngữ là chất liệu, phương tiện để nhà văn tái hiện hiện thực, truyền tải tư tưởng,quan niệm Không chỉ vậy, ngôn ngữ còn là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếpxúc trong quá trình tiếp nhận văn học Hay nói cách khác, nó chính là cầu nốigiữa tác giả và độc giả Bởi vậy đối với văn chương, ngôn ngữ, trong đó có ngônngữ người kể chuyện có vai trò vô cùng quan trọng Nó không đơn thuần chỉ là“cái vỏ của tư duy” mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật củangười nghệ sĩ

Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ tác giảhoặc ngôn ngữ của nhân vật được tác giả dùng để kể lại câu chuyện Nó bao

Ngày đăng: 21/06/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w