BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Hình thức thi Tiểu luận Mã đề thi 02 Thời gian làm bài 3 ngày CHỦ ĐỀ LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J KEYNES SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NÀY TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY BÀI LÀM MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 NỘI DUNG LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J KEYNES 3 1 1 Vài nét tiểu sử về J Keynes 3 1 2 Hoàn cảnh ra đời Học thuyết kinh tế của J Keynes 4 1 3 Nội dung lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J Keynes 5 CHƯƠNG 2 VẬN.
Trang 1BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: 02 Thời gian làm bài: 3 ngày
CHỦ ĐỀ:
LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J.KEYNES SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NÀY TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI LÀM
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… 3
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J.KEYNES……… 3
1.1 Vài nét tiểu sử về J.Keynes……….……… 3
1.2 Hoàn cảnh ra đời Học thuyết kinh tế của J.Keynes………… ……… 4
1.3 Nội dung lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes……… 5
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J.KEYNES TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ……… 6
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ……….… 7
2.2 Các chính sách về lãi suất của NHNN Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid……… 8
2.3 Đánh giá chung và xu hướng lãi suất năm 2022……… 9
KẾT LUẬN……… 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO… 11
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế từ trước đến nay, lãi suất luôn được coi là một công cụ điều tiết quan trọng, nó được công chúng chấp thuận và được theo dõi chặt chẽ hàng ngày Sự dao động của lãi suất có tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thị trường Nó có vai trò ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng hay tiết kiệm để đầu tư của mỗi cá nhân, doanh nghiệp Điều này đã được các nhà kinh tế nghiên cứu và chứng minh trong lịch sử quá trình phát triển kinh tế Và không thể không kể đến lý thuyết lãi suất tư bản cho vay trong học thuyết kinh tế nổi tiếng của John Manad Keynes Học thuyết này đã được hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn
Bài tiểu luận sau đây sẽ đề cập và tìm hiểu về: “Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes và sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế Việt Nam hiện nay.”
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J.KEYNES
1.1 Vài nét tiểu sử về J.Keynes
Bá tước John Manad Keynes (1883-1946) sinh ra trong một gia đình tri thức điển hình người Anh Ông từng là giáo sư giảng dạy kinh tế học tại trường Đại học Cambridge Năm 1906, ông làm việc tại Bộ sự vụ Ấn Độ Ở tuổi 28, J.Keynes đã trở thành chủ bút kiêm thư ký tòa soạn tờ tạp chí kinh tế “Economic Journal” Ông giữ một vai trò quan trọng việc hình thành mọi chủ trương, chính sách kinh tế của Hội Hoàng Gia Anh
J.Keynes đã có cống hiến rất nhiều cho khoa học kinh tế Đặc biệt, tác phẩm kinh
tế “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và về tiền tệ (1936)” của ông được các học
giả phương Tây đánh giá rất cao, và vẫn còn giá trị vô cùng lớn cho đến hiện nay
Trang 4Đây cũng đồng thời là tác phẩm đã mở ra cuộc cách mạng của J.Keynes trong kinh
tế học
1.2 Hoàn cảnh ra đời Học thuyết kinh tế của J.Keynes
Những năm 30 của thế kỉ XX, lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, cùng với đó chủ nghĩa tư bản độc xuất hiện và bành trướng thế lực cản trở nền kinh tế xã hội Từ đó đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế Khủng hoảng, thất
nghiệp, lạm phát ngày càng trầm trọng dẫn đến nhiều sự kiện chấn động nền kinh tế
tư bản Điển hình là cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 kéo dài cho thấy những quan điểm và tư tưởng kinh tế cơ bản của học thuyết “Cổ điển” và “Cổ điển mới” về nền kinh tế thị trường tự điều tiết đã không còn đủ thuyết phục và phù hợp Mâu thuẫn vốn có của nền sản xuất chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, từ đó xã hội yêu cầu cần có một lý thuyết kinh tế mới ra đời, phù hợp để đáp ứng, giải quyết các mâu thuẫn, phục hồi tính ổn định và duy trì phát triển nền kinh tế tư bản
Trong bối cảnh đó, J.Keynes đưa ra một học thuyết kinh tế mới nhằm chống khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, gọi là học thuyết kinh tế của J.Keynes Nhờ vận dụng lý thuyết Keynes, nhiều nước tư bản đã ra khỏi khủng hoảng và trở lại trạng thái ổn định tạm thời
Lý thuyết Keynes bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
Lý thuyết chung về việc làm (Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và tiết kiện
giới hạn, Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay, Hiệu quả giới hạn của tư bản đầu
tư, Mô hình số nhân đầu tư)
Lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế
Bài tiểu luận này đi vào tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes
Trang 51.3 Nội dung lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes
1.3.1 Quan niệm lãi suất của J.Keynes :
Theo J.Keynes, lãi suất là việc trả công cho sự “chia ly với của cải tiền tệ”, một
sự mạo hiểm khi chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác Hay, lãi suất là số tiền trả công cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định
1.3.2 Lãi suất chịu tác động của hai nhân tố:
Thứ nhất, khối lượng tiền mặt trong lưu thông:
Khối lượng tiền tệ trong lưu thông càng tăng thì lãi suất giảm và ngược lại Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng đến lãi suất, nếu lãi suất giảm sẽ có lợi cho nhà đầu tư, khuyến khích họ vay tiền để gia tăng đầu tư, tăng việc làm, nên để giảm lãi suất, J.Keynes đề nghị nhà nước phải chủ động điều tiết tiền tệ bằng biện pháp
in thêm tiền giấy đưa vào lưu thông
Thứ hai, sự ưa chuộng tiền mặt:
Theo J.Keynes, tiền mặt được ưa chuộng là do nhu cầu việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch và trong kinh doanh Sự ưa chuộng tiền mặt còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng những trường hợp bất trắc, những vụ đầu cơ kiếm lời trong những thời cơ nhất định Nhu cầu sử dụng tiền mặt không cố định, sự thay đổi của nhu cầu tiền mặt tùy thuộc vào việc có hay không có thị trường mua bán chứng khoán Nhu cầu đầu cơ sẽ mạnh lên khi thị trường mua bán chứng khoán được hình thành, trong trường hợp không có thị trường chứng khoán thì nhu cầu dự phòng sẽ tăng lên
Sự ưa chuộng tiền mặt là một khuynh hướng tâm lý, có tính chất hàm số, ấn định khối lượng tiền mà dân chúng muốn giữ theo mức lãi suất nhất định
Nếu gọi lãi suất: r, Khối lượng tiền: M, Hàm số ưa chuộng tiền mặt: L
Thì: M = L(r)
Trang 6Sự ưa chuộng tiền mặt của dân chúng phụ thuộc ba động lực:
Một, động lực giao dịch: là nhu cầu tiền dùng giao dịch hàng ngày Nó phụ thuộc
quy mô thu nhập và hoạt động kinh doanh
Hai, động lực dự phòng: là giữ tiền để đề phòng bất trắc trong cuộc sống và kinh
doanh
Ba, động lực đầu cơ: giữ tiền nhằm kiếm lời trên thị trường chứng khoán.
Nếu gọi M: sự ưa chuộng tiền mặt
M1: số tiền mặt dùng cho giao dịch và dự phòng
M2: số tiền mặt dùng đầu cơ
L1(R): hàm số tiền mặt xác định M1 tương ứng với thu nhập R
L2(r): hàm số tiền mặt xác định M2 tương ứng với lãi suất r
Thì: M = M1+ M2 = L1(R) + L2(r)
Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa biến đổi của M với các biến đổi của R và r, các nhân tố xác định hàm số L1 và M2 J.Keynes kết luận: Không chỉ M2 biểu hiện hàm số của r mà thu nhập R cũng phụ thuộc r Vì vậy, M1 và M cũng phụ thuộc vào r Có nghĩa sự ưa chuộng tiền mặt là hàm số của lãi suất
Theo J.Keynes, lãi suất là một khuynh hướng tâm lý, có tính quy ước, cho nên sự thay đổi lãi suất cũng nhanh chóng được công chúng chấp thuận Nắm bắt khuynh hướng tâm lý của lãi suất, Nhà nước phải sử dụng lãi suất như một công cụ
kinh tế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦA J.KEYNES TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 7Có thể thấy trong lý thuyết việc làm của J.Keynes, lãi suất là một công cụ điều tiết hết sức Khi lãi suất giảm, kéo theo chi phí sản xuất cũng giảm xuống, từ đó hiệu quả giới hạn của tư bản tăng lên, doanh nghiệp lạc quan vay vốn đầu tư thêm, tạo nhiều việc làm mới, giải quyết được khủng hoảng, thất nghiệp Lãi suất được ứng dụng linh hoạt sẽ tác động lên nền kinh tế phát triển tích cực Lãi suất cũng là một nhân tố cần thiết để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, là phương tiện để điều tiết mức cung, cầu về tiền tệ; thắt chặt hay nới lỏng lượng cung ứng tiền tệ và
do đó kiềm chế lạm phát
Ý thức được tầm quan trọng rõ ràng của lãi suất, rất nhiều nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã vận dụng hiệu quả lý thuyết lãi suất của J.Keynes cùng những lý luận kinh tế mới nhất về thị trường hiện đại vào thực tiễn dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Cuối năm 2019, Covid-19 xuất hiện với tốc độ lan rộng đáng sợ và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, gây ra một cú sốc với quy mô và tính chất chưa từng có đối với các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam (GDP quý I/2020 chỉ đạt 3,82% - mức tăng trưởng thấp kỷ lục kể từ năm 2011) Mới đây nhất vào cuối tháng 4/2021, làn sóng Covid một lần nữa quay trở lại, đảo ngược bức tranh kinh tế đang
có tín hiệu phát triển lạc quan của Việt Nam trong nửa đầu năm
Dựa trên các tỉ số kinh tế được công bố vào tháng 8, có thể thấy sự lung lay rõ rệt của các trụ cột tăng trưởng kinh tế Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020 Giãn cách xã hội thành nhiều đợt dẫn đến sự ngừng trệ của các nhà máy, từ đó Xuất khẩu đã giảm 5,8% trong tháng 8 Lĩnh vực đầu tư công dù vẫn đang được đẩy mạnh nhưng tốc độ giải ngân đã chậm hẳn lại so với năm 2020 - theo nhận xét của chuyên gia Nguyễn Xuân Thành
Trang 8Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, từ đầu năm đến nay, có 81.584 doanh nghiệp thành lập mới nhưng lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lên tới con số 85.508 doanh nghiệp, tăng 24,2% so cùng kỳ năm trước
Đối với ngành ngân hàng, lãi suất VND liên tục giảm sâu, xuống mức thấp hiếm
có trong lịch sử (có những thời điểm lãi suất qua đêm giảm về gần 0%) Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, NHNN cũng đã nhanh chóng có những giải pháp để
hỗ trợ thị trường tiền tệ và một trong những giải pháp quan trọng nhất chính là tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay để kích thích nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp
2.2 Các chính sách về lãi suất của NHNN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
2.2.1 Lãi suất cho vay sẽ “nằm im” ở mức thấp, hoặc sẽ còn giảm thêm
“Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ nay tới cuối năm là tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay như hiện tại Về chủ trương cấp bù lãi suất để
hạ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, quan điểm của NHNN thì đây là giải pháp rất có ý nghĩa, cần thiết và quan trọng” (Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN)
Mới đây nhất, Ngân hàng Vietcombank đã công bố tiếp tục giảm lãi suất tiền vay trong thời gian từ 18/8/2021 đến hết 31/12/2021 đối với tất cả doanh nghiệp và cá nhân ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam hiện đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Đây là đợt giảm lãi suất thứ 9 của Vietcombank để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19 và thiên tai tính từ đầu năm 2020 đến nay Ngân hàng BIDV cũng đã dành nguồn ngân sách lên đến 1.000 tỷ đồng để thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu, đồng thời triển khai các gói vay mới với lãi suất thấp từ nay đến cuối năm Trong khi đó, Ngân hàng VietinBank vừa bổ sung một gói tín dụng
Trang 9ưu đãi lãi suất từ 4,0%/năm với quy mô 20.000 tỷ đồng, nâng tổng quy mô của các gói hỗ trợ lãi suất tại VietinBank lên tới 150.000 tỷ đồng
Nhiều ngân hàng khác cũng đã công bố mức giảm lãi suất phổ biến là 1%/năm cho khách hàng gặp khó khăn, áp dụng từ ngày 15/7/2021
2.2.2 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng để khuyến khích đầu tư
Hiện nay, nhiều Ngân hàng đã đồng loạt triển khai đa dạng các loại hình gửi tiền tiết kiệm (Gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Gửi tiết kiệm bậc thang, Tiết kiệm gửi góp tích lũy, Tích kiệm lũy tiến,…), trong đó, tiền gửi tiết kiệm có thể được gửi trực tiếp tại ngân hàng, hoặc gửi online nhanh chóng, tiện lợi
và an toàn trong mùa dịch Thêm vào đó, các ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách tăng lãi suất huy động, khuyến khích người gửi tiết kiệm, nhanh chóng biến tiết kiệm thành đầu tư, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, một số ngân hàng còn tặng thêm lãi suất khi người dân gửi tiền tiết kiệm online hoặc áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm online cao hơn so với tiết kiệm thông thường Chẳng hạn, người gửi tiền tại ABBank được cộng thêm lãi suất 0,4% khi gửi tiết kiệm online Tại VPBank, lãi suất gửi tiết kiệm theo phương thức online ở một số kỳ hạn tăng mạnh 0,2%-0,8%/năm
2.3 Đánh giá chung và xu hướng lãi suất năm 2022
Cho đến nay, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm đáng kể, còn quá sớm để
có thể đánh giá hết những hậu quả mà COVID-19 và các biến thể của chúng đem lại cho nền kinh tế Tuy nhiên, nhờ vào ứng dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes, kết hợp với những lý luận kinh tế mới thời kì hiện đại một cách hữu hiệu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang dần được phục hồi Ông Đinh Minh Tâm, phó Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May cho biết: “Chính nhờ lãi suất cho vay
ở mức tương đối phù hợp nên dù chi phí nguyên liệu, vận chuyển, phòng chống
Trang 10dịch… tăng chóng mặt song hàng hóa xuất khẩu của chúng tôi vẫn duy trì được thị phần ổn định và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.”
Theo đà phục hồi ổn định sự tăng trưởng kinh tế, nhiều doanh nghiệp mong muốn mức lãi suất cho vay giữ nguyên trong thời gian tới Tại một hội thảo trực tuyến mới được tổ chức, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối Ngân hàng VIB, nhận định: “Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với mặt bằng lãi suất duy trì thấp như hiện tại
để hỗ trợ nền kinh tế Đồng thời, chưa có yếu tố khiến lãi suất có thể bật tăng mạnh trở lại trong năm 2022” Song, còn tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch
COVID-19 trong nước, các chuyên gia đưa ra 2 kịch bản lãi suất cho năm 2022 Trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, lãi suất có thể giữ nguyên ở mức thấp hoặc giảm
từ 0,25 – 0,5% Mặt khác, nếu bệnh dịch được kiểm soát tốt, nền kinh tế được phục hồi, lãi suất có thể tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng chỉ rơi vào khoảng 0,5-1%
KẾT LUẬN Đến nay, ta có thể khẳng định Học thuyết kinh tế của J.Keynes, cụ thể hơn là Lý
thuyết lãi suất tư bản cho vay có vai trò quan trọng nhất định nhằm khắc phục khủng hoảng, thúc đẩy tăng trưởng ổn định Song, việc áp dụng những chính sách này lâu dài vẫn có thể đem đến những hạn chế cho nền kinh tế Qua các nghiên cứu
và tìm hiểu, ta thấy được lãi suất là công cụ thiết yếu để điều hành chính sách tiền
tệ quốc gia Lãi suất được điều chỉnh linh hoạt sẽ tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Tuy nhiên, nếu giữ mức lãi suất cố định trong một thời gian dài, sang thời kỳ khác, nó sẽ trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế Vì vậy, các chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường phải được điều chỉnh phù hợp dựa trên thị trường, tùy theo từng giai đoạn phát triển và mục tiêu tăng trưởng mà mỗi quốc gia đặt ra trong từng thời kỳ Những nội dung trên của bài tiểu luận đã phần nào khái quát được sự vận dụng hiệu quả lý thuyết lãi suất tư bản của J.Keynes trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay Đồng thời đã đưa ra xu