Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ (Trang 26 - 28)

III. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

2.5Những mặt còn tồn tại

1. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trước những

2.5Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những mặt được, trong hoạt động chuyển giao công nghệ từ các dự án đầu tư nước ngoài cũng còn một số tồn tại.

+ Về thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ.

Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện không theo các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ như không lập và ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận hoặc chỉ ký kết hợp đồng mà không trình để phê duyệt, chuyển tiền cho chuyển giao công nghệ khi chưa được phê duyệt hợp đồng... Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết giữa các bên là do bên nước ngoài soạn thảo sẵn với những điều khoản có lợi cho họ; trách nhiệm của bên giao không rõ ràng và có những điều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam; phí chuyển giao công nghệ không hợp lý, vượt quá nhiều so với quy định. Những hợp đồng đó thường được sửa lại nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do các bên tham gia hợp đồng không nắm được luật pháp Việt Nam, các đối tác Việt Nam không có

đủ thông tin về công nghệ và thị trường, lép quyền và lép vốn. Một phần nào đó là do còn một số cán bộ của ta thiếu quan tâm đến lợi ích chung, có thể là vô thức, còn bên nước ngoài thì lợi nhuận là mục tiêu của kinh doanh.

+ Về mặt công nghệ thiết bị và chất lượng sản phẩm.

Ngoài những mặt tích cực đã nêu trên, một số công nghệ lạc hậu mà nhiều nước trên thế giới đã loại bỏ cũng được nhập và nước ta, như công nghệ sản xuất chất tẩy rửa có sử dụng chất tạo bọt bằng DBSA. Những dự án như vậy đã buộc phải chuyển đổi sản xuất hoặc chuyển đổi việc sử dụng nguyên liệu. Nhiều dây chuyền sản xuất còn sử dụng nhiều lao động thủ công hoặc có trình độ cơ khí hoá thấp.

Trong lĩnh vực cơ khí công nghệ được nhập và nước ta trong thời gian qua chủ yếu là công nghệ lắp ráp. Nhiều dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực này chỉ có các khâu gia công đơn giản, lắp ráp, hoàn thiện và bao gói sản phẩm, không có khâu tạo phôi và gia công chính xác như sản xuất quạt điện, sản xuất ô tô, xe máy, chế tạo linh kiện, phụ tùng, sản xuất các linh kiện điện tử...

Phần lớn các thiết bị trong các dự án đầu tư nước ngoài thuộc loại trung bình hoặc trung bình tiên tiến trong khu vực, ít thiết bị hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng, một số đã được sử dụng trên hai thập kỷ, dù đã được tân trang, cải tiến ít nhiều như các dây chuyền sơn- mạ tôn lợp, dây chuyền sợi- dệt, sản xuất thuốc lá..., có dây chuyền là các thiết bị thanh lý của bên nước ngoài ở chính quốc. Một số dự án đưa thiết bị đã qua sử dụng vào với các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn. Cũng còn có những dây chuyền thiết bị công nghệ từ nhiều nguồn gốc, lẫn lộn nhiều thế hệ, trình độ chưa thật đồng bộ. Điều này sở dĩ có thể xảy ra là do rất nhiều nguyên nhân trong đó có cả lý do chủ quan và khách quan,

nhưng chủ yếu là khả năng định giá công nghệ của ta còn kém và những thông tin về thị trường công nghệ mà ta cập nhật được còn bị hạn chế.

+ Về mặt bảo vệ môi trường.

Nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ xử lý chất thải chưa có hiệu quả. Phần lớn các nhà máy dệt nhuộm có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng các phương án xử lý nước thải khó có khả năng giải quyết triệt để và khó đạt TCVN về môi trường. Trong việc sử dụng nguyên liệu đốt lò, hầu hết các chủ đầu tư đều trình phương án sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao nhưng không muốn đầu tư thiết bị xử lý khí thải. Việc xử lý chất thải rắn chưa được các nhà đầu tư quan tâm đúng mức ngay từ đầu, khi lập dự án. Việc xử lý chất thải rắn hầu như hoàn toàn dựa và hoạt động của các tổ chức vệ sinh môi trường địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ (Trang 26 - 28)