Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ (Trang 25 - 26)

III. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

2.4Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh

1. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trước những

2.4Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh

Thông qua đầu tư nước ngoài, trong một thời gian không dài, nhiều cán bộ quản lý các xí nghiệp, các tổ chức kinh doanh, kể cả quản lý nhà nước, đã tiếp cận được với phương pháp quản lý mới, quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi đất nước. Hàng ngàn cán bộ quản lý, cán bộ, công nhân kỹ thuật được đi học tập, tham quan tại các công tình trạng, các nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài. Hàng chục ngàn cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ, công nhân kỹ thuật khác được đào tạo ngay tại các xí nghiệp có vốn đầu tư, trên các dây chuyền sản xuất.

Nhiều dây chuyền sản xuất phức tạp, có quy mô lớn đã được hình thành và đang được vận hành có hiệu quả với sự điều hành phối hợp của cán

bộ Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài.Cho đến nay, trong nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số cán bộ là người nước ngoài đã rút đi một cách đáng kể, một số xí nghiệp hoàn toàn do cán bộ Việt Nam điều hành, bên nước ngoài chỉ cử người đến kiểm tra định kỳ.

Nhìn chung, trong những năm vừa qua trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của số đông cán bộ trong các liên doanh đã được nâng lên một cách đáng kể. Có lẽ đây là một trong những mục tiêu chính trong chuyển giao công nghệ mà ta đã đạt được. Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ trong nước chính là một trong những điều vô cùng quan trọng để những công nghệ được đưa vào Việt Nam phát huy hết hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ (Trang 25 - 26)