1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Luận văn pb sinh thái vy anh bản test

118 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trước tình trạng biến đổi khí hậu đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất, để giải quyết vấn đề này thì việc xây dựng ý thức về môi trường là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu phê bình sinh thái và ứng dụng của nó ở Việt Nam là một vấn đề đang được rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình quan tâm. Chúng ta thấy đa số các nhà văn sinh thái - nhà văn có ý thức sáng tác theo xu hướng bảo vệ sinh thái, đã lựa chọn con đường bảo vệ thiên nhiên bằng việc một mặt lên án hành vi phá hủy thiên nhiên, hủy hoại tự nhiên của con người.

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ô nhiễm môi trường đang trở thành một trong những vấn đề được người dântrên toàn thế giới quan tâm nhất hiện nay, bởi lẽ sự sống trên trái đất nói chung vàsức khỏe của con người nói riêng đang bị đe dọa nghiêm trọng Hệ sinh thái đang bịđảo lộn theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến môi trường sống của muôn loài.Rất nhiều căn bệnh quái ác cùng với những hiện tượng thiên nhiên cực đoan xuấthiện với mật độ ngày càng nhiều hơn, sức tàn phá ngày càng mang tính hủy diệthơn Hiện tượng biến đổi khí hậu do lượng khí thải CO2 ra môi trường ngày càngnhiều khiến hệ sinh thái bị biến đổi Hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu khiếntrái đất không ngừng nóng lên, hậu quả dẫn đến băng tan từ đó làm mực nước biểndâng lên, khi đó không chỉ nhiều vùng diện tích đất liền và nhiều vùng lãnh thổrộng lớn bị nước biển nhấn chìm mà còn tiềm ẩn nguy cơ có một số quốc gia bị biếnmất trên bản đồ thế giới Bên cạnh đó là sự ô nhiễm nguồn nước cũng như sự suygiảm đa dạng sinh vật do con người thiếu hiểu biết trong việc khai thác và sử dụngtài nguyên thiên nhiên quá mức thậm chí còn tận diệt thiên nhiên đã gây nên hiệntượng mất cân bằng sinh thái, rất nhiều loài chim và thú quý hiếm đã và đang đứngtrước nguy cơ bị tuyệt chủng Từ thực tế nêu trên, nếu muốn tồn tại và phát triển lâudài trên hành tinh này, con người cần nhận thức rõ được mức độ nghiêm trọng của ônhiễm môi trường đồng thời phải có ngay những hành động cũng như có những giảipháp để bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường

Trước tình trạng biến đổi khí hậu đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, trong đóViệt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất, để giải quyết vấn đềnày thì việc xây dựng ý thức về môi trường là vô cùng quan trọng Nghiên cứu phêbình sinh thái và ứng dụng của nó ở Việt Nam là một vấn đề đang được rất nhiềunhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình quan tâm Chúng ta thấy đa số cácnhà văn sinh thái - nhà văn có ý thức sáng tác theo xu hướng bảo vệ sinh thái, đã lựachọn con đường bảo vệ thiên nhiên bằng việc một mặt lên án hành vi phá hủy thiênnhiên, hủy hoại tự nhiên của con người Mặt khác, họ chú trọng vào việc sáng tác

Trang 2

nên những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, thậm chí ở một số tác phẩm,thiên nhiên còn được coi như là người bạn của con người, là bầu bạn của trẻ thơ Cólẽ do phê bình sinh thái mới xuất hiện ở Việt Nam cho nên một điều chúng ta dễdàng nhận ra số lượng các nhà văn chủ động sáng tác theo xu hướng này ở nước talà chưa nhiều Tuy nhiên, nếu dùng lí luận và phê bình sinh thái để tiếp cận văn họcViệt Nam, chúng ta lại thấy có vô số các sáng tác một cách vô thức của các nhà vănnhà thơ có những nội dung tương đồng với các luận điểm của lí thuyết này Nóicách khác, nhiều nhà văn Việt Nam có những tiếng nói quan tâm đến vấn đề sinhthái và môi trường đồng vọng với các nhà lí luận và phê bình sinh thái trên thế giới.

Năm 2017, Tiến sĩ Đỗ Văn Hiểu có báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công

nghệ cấp trường có tên “Phê bình sinh thái –khuynh hướng nghiên cứu văn học mớivà ứng dụng ở Việt Nam” nêu rõ “Manh nha vào những năm 70 của thế kỷ 20, đếngiữa thập niên 90, Phê bình sinh thái đã thực sự trở thành một khuynh hướngnghiên cứu văn học ở Mĩ và lan ra nhiều nước khác trên thế giới”[13] và “Trướctình trạng môi trường toàn cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên 90 của thế kỷ20 Phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyênvăn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữa con người vàmôi trường tự nhiên Để giải quyết vấn đề môi trường trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng, việc xây dựng ý thức về môi trường là vô cùng quan trọng.Nghiên cứu phê bình sinh thái và ứng dụng của nó ở Việt Nam góp phần hướng tớimục tiêu này”[13] Như vậy có thể thấy phê bình sinh thái (ecocritisim) nổi lên

trong bối cảnh khủng hoảng, xuống cấp của môi trường sinh thái dẫn tới vấn đề biếnđổi khí hậu đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng trên toàn thế giới trong đó có ViệtNam Vấn đề về sinh thái và môi trường được quan tâm đặc biệt ở mọi lĩnh vựcthuộc cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Trần Thị Ánh Nguyệt trong công trình dịch tác phẩm có tên “Nghiên cứuvăn học trong thời đại khủng hoảng môi trường” đăng trên Tạp chí Sông Hương, số

ra ngày 31.7.2014, đã trình bày quan điểm của nhà phê bình sinh thái Mĩ Cheryll

Glotfelty (2014): “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn

Trang 3

học và tự nhiên”[3], mang đến một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu văn học so

với thời kì trước Quan điểm này đi ngược lại các lý thuyết “lấy con người làmtrung tâm” tồn tại trước đó, từ đó đề xuất cách nhìn nhận, tiếp nhận theo quan điểm“trái đất là trung tâm”

Dưới góc nhìn của phê bình sinh thái, theo Đỗ Văn Hiểu (2012) “Các nhàvăn sinh thái điển hình đều coi lợi ích căn bản của chỉnh thể tự nhiên như cânbằng, ổn định, hài hòa làm lợi ích tối cao, đều chủ trương nhân loại nên giới hạnnhu cầu của mình trong giới hạn mà hệ sinh thái có thể chịu được” [11]

Tư tưởng quan trọng của phê bình sinh thái nhằm hướng tới sự hài hòa giữacon người và tự nhiên từ đó góp phần bảo vệ môi trường Khi áp dụng đối với vănhọc thiếu nhi, hướng tiếp cận này góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên cho lứatuổi thiếu nhi, nuôi dưỡng và ươm mầm tình yêu thiên nhiên vạn vật cho tâm hồncác em, giúp các em không chỉ biết yêu thiên nhiên mà còn có ý thức, hành động cụthể bảo vệ thiên nhiên ngay từ khi còn thơ ngây Từ đó sẽ hình thành nên những thếhệ, những lớp người khi trưởng thành sẽ coi thiên nhiên là bạn, là môi trường sốngchứ không phải là nơi để chiếm hữu, khai thác tận diệt Văn học viết cho thiếu nhilà một bộ phận quan trọng không thể thiếu của văn học Việt Nam Trong dòng chảycủa văn học nước nhà, có rất nhiều sáng tác của các cây bút nổi tiếng viết cho thiếunhi mà trong số những tác giả ấy, nhà thơ Trần Đăng Khoa nổi lên như là một trongnhững cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất Tuy đến nay đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về văn học thiếu nhi nói chung, về thơ Trần Đăng Khoa nói riêng nhưngvẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào sử dụng lí thuyết phê bìnhsinh thái để nghiên cứu các sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa Từ những lí do trên,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Thơ Trần Đăng Khoa nhìn từ phê bình sinh

thái”

2 Lịch sử vấn đề

Qua hệ thống tư liệu mà chúng tôi có được, chúng tôi thấy đã có khá nhiềubài viết cũng như công trình nghiên cứu về các sáng tác của Trần Đăng Khoa nóichung và thơ viết cho thiếu nhi của ông nói riêng

Trang 4

Trước hết phải kể đến những tờ báo lớn như: Văn nghệ, An ninh thế giới,Nhân dân, Tiền phong thường xuyên in và đăng tải những bài phê bình thơ củaTrần Đăng Khoa Trong số những bài viết ấy, chúng ta thấy tiêu biểu phải kể đến

như: Báo Nhân dân số 7344 (9/6/1974) in bài“ Đọc Góc sân và khoảng trời” củatác giả Phong Lan; Báo Văn nghệ số 29 (1975) in bài“Đọc Khúc hát người anhhùng” của tác giả Bàng Sỹ Nguyên; Báo Văn nghệ số 452 (1972) in bài “Em kểchuyện này” của tác giả Lê Đình Kỵ; Báo Văn nghệ Hải Hưng số 6 (1975) in bài“Nhà thơ non trẻ của Việt Nam” của tác giả N.Niculin; Tạp chí Văn nghệ quân độitháng 2/1987 in bài “Đọc tập thơ Bên của sổ máy bay” của tác giả Hồng Diệu; BáoAn ninh thế giới số 116 (11/3/1999) in bài “Nói về thơ Trần Đăng Khoa” của nhà

thơ Tố Hữu…Bên cạnh những bài được đăng trên các trang báo còn có rất nhiềunhững công trình khác nghiên cứu sâu về thơ Trần Đăng Khoa, có thể kể đến như:

Khi nói về thế giới thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Vân Thanh trong bài viết “ThơTrần Đăng Khoa – Nhà thơ Việt Nam hiện đại” (NXB Khoa học xã hội – 1984) đã

lí giải thế giới thơ Trần Đăng Khoa được bắt nguồn từ những sinh hoạt và những

cảnh vật quen thuộc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ Bài viết “Trần ĐăngKhoa trước con đường hình thành một cá tính thơ” (NXB Văn học – 1997) tác giả

Trần Đình Sử và Lại Nguyên Ân đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về thơ của

Trần Đăng Khoa viết cho thiếu nhi Tác giả Vũ Nho trình làng cuốn “Trần ĐăngKhoa thần đồng thi ca” (NXB Văn hóa thông tin – 2000), cuốn sách gồm 3 phần

mà trọng tâm là xoay quanh thơ Trần Đăng Khoa thời thiếu nhi Đây là một côngtrình nghiên cứu tương đối toàn diện khi tác giả đã phân tích các yếu tố tạo nên sứchấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa như hấp dẫn từ cách xưng hô, từ chất liệu dângian, từ cách liên tưởng tưởng tượng rất riêng Đồng thời trong cuốn sách này, tácgiả Vũ Nho còn đưa vào một số bài nghiên cứu, bình luận của Xuân Diệu, PhạmHổ, Tố Hữu viết về thơ Trần Đăng Khoa.

Không dừng lại ở những tòa soạn báo hay ở những bài viết mang tính chuyênluận, thơ Trần Đăng Khoa còn được rất nhiều thế hệ từ sinh viên đến nghiên cứusinh tiến hành nghiên cứu Theo kết quả chúng tôi tìm hiểu và ước tính thì đến nay

Trang 5

đã có trên dưới 30 khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹnghiên cứu về thơ của Trần Đăng Khoa Trong đó có thể kể đến một số công trìnhtiêu biểu như:

Tác giả Chu Thị Bích Thủy Trong luận văn thạc sỹ có tên đề tài “Thế giớinghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa” đã khảo sát tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa trên

hai phương diện là phương thức thể hiện thơ và thế giới nghệ thuật thơ, từ đó đi đếnkhẳng định những đóng góp của Trần Đăng Khoa đối với nền thơ Việt Nam hiệnđại Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Ngân Trong khóa luận tốt nghiệp có tên đề tài

“Tìm hiểu những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của những vần thơ Trần Đăng Khoaviết ở lứa tuổi thiếu nhi” đã khảo sát, phân tích thơ Trần Đăng Khoa đồng thời tiến

hành so sánh với một số tác phẩm của các nhà thơ thiếu nhi cùng thời, tác giả đã chỉra được những nét độc đáo mang màu sắc riêng tạo nên sức hấp dẫn của thơ TrầnĐăng Khoa viết thời thiếu nhi Trong công trình nghiên cứu thạc sĩ của mình, tácgiả Nguyễn Thị Hoa đi sâu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của hệ thống từ ngữ

được Trần Đăng Khoa sử dụng trong thơ để chỉ thế giới thiên nhiên với đề tài “Từngữ chỉ thiên nhiên trong thơ của Trần Đăng Khoa ” Tác giả Trần Thị Thùy Linh

khi nghiên cứu về thơ của Trần Đăng Khoa lại chọn hướng nghiên cứu về tư duy

làm thơ của ông với đề tài “Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật”

cho luận văn thạc sĩ của mình Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ đượcmột số vấn đề lý luận về tư duy thơ và tư duy làm thơ của Trần Đăng Khoa đồngthời nghiên cứu cái tôi trữ tình, nghiên cứu biểu tượng, ngôn ngữ trong thơ TrầnĐăng Khoa cùng tư duy thơ hướng ngoại

Mặc dù tập thơ “Góc sân và khoảng trời” được xuất bản lần đầu từ năm

1968 và đã rất nhiều lần được tái bản bởi các nhà xuất bản khác nhau, tuy nhiênchúng tôi nhận thấy cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình nghiêncứu lớn hay bài viết nào đề cập trực tiếp, chuyên biệt về tập thơ này theo quan điểm,lập trường, nhân sinh quan của phê bình sinh thái

Chính vì lẽ đó, khi chọn đề tài “Thơ Trần Đăng Khoa nhìn từ phê bình sinhthái”, chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định về tài liệu tham khảo phân tích

Trang 6

chuyên sâu Nhưng ngược lại, chính vấn đề trở ngại này lại cho chúng tôi cơ hội sẽđược mang một góc nhìn mới mẻ về tập thơ quen thuộc của một nhà thơ vô cùngnổi tiếng mà trong mấy chục năm qua đã được nghiên cứu, phân tích và tìm hiểumột cách sâu sắc về những giá trị cơ bản trên cả phương diện nội dung và nghệthuật

Vì thế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thơ Trần Đăng Khoa nhìn từphê bình sinh thái” để đáp ứng nhu cầu cần thiết nhằm đánh giá đầy đủ hơn ngòi

bút sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa Từ đó nhận diện rõ nét hơn thế giới thiênnhiên vạn vật trong cảm quan sinh thái cùng các trải nghiệm mang tính cảm giác vềtự nhiên của trẻ em qua sáng tác của nhà thơ nổi tiếng này, đồng thời mở ra hướngtiếp cận đối với văn học thiếu nhi từ góc nhìn phê bình sinh thái.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này có mục tiêu là mang đến một hướng tiếp cận mới đó là áp dụng líthuyết của phê bình sinh thái vào việc nghiên cứu mảng thơ viết cho thiếu nhi của

Trần Đăng Khoa nói chung, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” nói riêng từ đó giúp

cho người đọc có được cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn đối với thơ của Trần ĐăngKhoa Luận văn muốn khám phá các sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa dưới mộtgóc nhìn mới, đó là mối quan hệ giữa thơ của tác giả với các vấn đề môi sinh, môitrường, tự nhiên và giáo dục ý thức sinh thái cho trẻ thơ.

Soi chiếu lí thuyết phê bình sinh thái vào nghiên cứu thơ Trần Đăng Khoa.Đề tài một lần nữa khẳng định lại giá trị thơ đặc biệt là mảng thơ dành cho thiếu nhicủa Trần Đăng Khoa đối với độc giả Việt Nam Cho đến nay mặc dù đã có nhiềucông trình nghiên cứu tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa nhưngnó vẫn luôn đem lại những giá trị đa diện, mới mẻ khi được khám phá dưới cáchtiếp cận của một lí thuyết nghiên cứu văn học mới: phê bình sinh thái.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 7

Tiếp cận thơ của Trần Đăng Khoa nói chung, tập thơ “Góc sân và khoảngtrời” nói riêng từ góc nhìn phê bình sinh thái để từ đó hình thành ý thức sinh tháicủa trẻ em trong mối quan hệ với thế giới thiên nhiên và vạn vật

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài ứng dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào việc tìm hiểu tập thơ “Gócsân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa (Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2016).

Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh việc khảo sát các tác phẩm

trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ở các tác

phẩm thơ viết cho thiếu nhi khác khi có sự tương đồng để làm nổi bật cũng như rõhơn các vấn đề của lí thuyết phê bình sinh thái khi soi chiếu trên tập thơ của TrầnĐăng Khoa.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận thi pháp học

Thi pháp học hiện đại đã được vận dụng để nhận diện khuynh hướng thơ camang cảm thức sinh thái qua cấu trúc, giọng điệu cùng hệ thống các hình ảnh biểutượng, những bảng màu thiên nhiên,

5.2 Phương pháp phê bình nhìn từ góc độ văn hóa

Bản chất của phê bình sinh thái chính là phê bình văn hóa, vì vậy xuất pháttừ văn hóa, quan niệm để kiến giải cảm quan sinh thái, những biểu tượng sinh thái,những sắc màu sinh thái.

Trang 8

Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành, kết hợp văn học vớikhoa học, phân tích tác phẩm văn chương để rút ra những cảnh báo môi trường.Luận văn vận dụng những kiến thức của các ngành khoa học (sinh thái học, dân tộchọc, đạo đức ) để hiểu và lý giải một số quan điểm của các tác phẩm.

5.5 Phương pháp khảo sát văn bản

Trong phương pháp này nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tập thơ “Góc

sân và khoảng trời” sau đó chia theo từng khía cạnh sinh thái học để thuận tiện cho

quá trình nghiên cứu hệ sinh thái đa dạng được nhà thơ Trần Đăng Khoa mang vàotrong tác phẩm văn chương của mình.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục tài liệu tham khảo, phần nội dungchính của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Một số vấn đề lí thuyết về phê bình sinh thái và khái lược về thơ củaTrần Đăng Khoa.

Chương 2 Ý thức sinh thái của trẻ em trong “Góc sân và khoảng trời” của TrầnĐăng Khoa.

Chương 3 Ngôn ngữ và biểu tượng sinh thái của trẻ em trong thơ Trần Đăng Khoa

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁIVÀ KHÁI LƯỢC VỀ THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

1.1 Tổng quan về phê bình sinh thái

1.1.1 Khái niệm sinh thái và phê bình sinh thái

1.1.1.1 Sinh thái

“Sinh thái” là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa sinh vật và môi trường [ ,tr ] Trong đó sinh vật là một cơ thể sống với các đặc trưng như chuyển động, traođổi chất, sinh trưởng, sinh sản và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài Cònmôi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh

Trang 9

hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: khôngkhí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người…

Trước nguy cơ sinh thái hiện nay, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,giữa con người với con người cần có sự thay đổi thế giới quan nhận thức Conngười không những cần phải tôn trọng và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi sinhmà còn phải có trách nhiệm với chính bản thân, cộng đồng và xã hội.

Vấn đề sinh thái hình thành và phát triển song hành cùng sự hình thành vàphát triển của xã hội loài người Nó đã, đang và sẽ đe dọa đến cuộc sống con người,trả thù con người nếu như quan niệm “nhân loại trung tâm luận” vẫn còn nằm sâutrong suy nghĩ của mỗi chúng ta Lí luận phê bình sinh thái là một trong những phảnứng của con người trước thực trạng đó, tuy không ra đời ngay khi vấn đề sinh tháihiện diện, nhưng nó cũng đã trải qua một quá trình phát triển với những cố gắng nỗlực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

1.1.1.2 Phê bình sinh thái

Trong quá trình hình thành, phát triển và tiến tới hoàn thiện phê bình sinhthái, các nhà nghiên cứu đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau, chúng ta có thể kểra đây năm định nghĩa tiêu biểu của năm nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đólà:

Thứ nhất, định nghĩa của James S Hans: “Phê bình sinh thái là khảo sát vănhọc (và các loại hình nghệ thuật khác) trong bối cảnh xã hội và trái đất Văn họckhông tồn tại riêng biệt và tách biệt với thế giới bên ngoài, vì thế nếu chúng ta chỉgiới hạn bàn luận về văn học ở bàn luận về tính văn học thì sẽ làm đứt quan hệ vôcùng quan trọng giữa văn học với các hệ thống khác, mà chính những quan hệ nàylại kết hợp sự biểu đạt quan niệm giá trị của chúng ta” [13, tr21].

Thứ hai, định nghĩa của Scott Slovic: “Phê bình sinh thái chỉ hai phươngdiện nghiên cứu, vừa có thể sử dụng phương pháp của bất kì ngành khoa học nàonghiên cứu tài liệu viết về tự nhiên; vừa có thể nghiên cứu cặn kẽ hàm nghĩa sinhthái và quan hệ giữa con người và tự nhiên trong bất kì văn bản văn học nào, cho

Trang 10

dù những văn bản đó thoạt nhìn chỉ là những văn bản miêu tả thế giới phi nhânloại” [13, tr21].

Thứ ba, định nghĩa của Cheryll Glotfelty: “Tất cả phê bình sinh thái đều cóchung một tiền đề cơ bản, đó là quan hệ tương tác giữa giữa văn hóa nhân loại vàthế giới vật chất, văn hóa ảnh hưởng đến thế giới vật chất, đồng thời cũng chịu ảnhhưởng bởi thế giới vật chất Phê bình sinh thái lấy quan hệ qua lại giữa tự nhiên vàvăn hóa, đặc biệt là quan hệ giữa tự nhiên và tác phẩm ngôn ngữ văn học làm chủđề Với tư cách là một lập trường phê bình, phê bình sinh thái một chân đứng ở vănhọc, một chân đứng ở trái đất; với tư cách là một diễn ngôn lí thuyết, nó hài hòagiữa nhân loại và phi nhân loại” [13, tr22]

Thứ tư, định nghĩa của Wiliam Howarth: “Phê bình sinh thái là phán quyếtviệc nhà” (house judge) “Eco”(thuộc về sinh thái), “Critic”(nhà phê bình) đều cónguồn gốc trong tiếng Hi lạp, gốc của “eco” là oikos, gốc của “critic” là “kritis”,ghép hai từ lại sẽ có ý nghĩa là “phán quyết việc nhà”, ý nghĩa này có thể khiếnnhiều người thích viết về thế giới bên ngoài và viết về vấn đề bảo vệ môi trường (lốiviết xanh) cảm thấy kinh ngạc Có thể giải thích tương đối dài và ngoắt nghéo về từ“Nhà phê bình sinh thái” như sau: Nhà phê bình sinh thái là người chủ trương cangợi tự nhiên, phê phán những kẻ bóc lột tự nhiên, đồng thời thông qua hành độngchính trị giảm bớt những tổn hại của tự nhiên, đánh giá mặt tốt mặt xấu của nhữngtác phẩm miêu tả ảnh hưởng của văn hóa đến tự nhiên” Vì từ “oikos” có nghĩa là“tự nhiên”, và được Edward Hoagland đã gọi “tự nhiên” là “ngôi nhà rộng lớnnhất của chúng ta, mà “kritos” lại là người phán quyết sáng suốt, anh ta hi vọngngôi nhà này có trật tự tốt, không bị xáo trộn, sự sắp xếp vốn có không bị pháhoại” [13, tr22].

Thứ năm, định nghĩa của Lawrence Buell: Phê bình sinh thái “nghiên cứuquan hệ giữa văn học và môi trường dưới sự chỉ đường của tinh thần cống hiến hếtmình cho thực tiễn bảo vệ môi trường” [13, tr22].

Trên cơ sở tiếp thu ưu điểm và khắc phục hạn chế của những quan niệm trên,nhà nghiên cứu người Trung Quốc Vương Nặc đã đưa ra định nghĩa của mình về

Trang 11

phê bình sinh thái: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu bàn luận vềquan hệ giữa văn học và tự nhiên dưới sự chỉ đường của tư tưởng chủ nghĩa sinhthái, đặc biệt là của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái Nó phải làm rõ tư tưởng sinh tháiẩn tàng trong tác phẩm văn học, phơi bày căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đếnnguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời cũng phải khámphá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong văn học” [13, tr23]

Khái niệm phê bình sinh thái theo bản dịch của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệttrong bài báo Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường đăng trên

tapchisonhuong.com.vn, được phát biểu như sau: “Phê bình sinh thái là nghiên cứumối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên Cũng giống như phê bình nữquyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ýthức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinhthái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth - centeredapproach) để nghiên cứu văn học” [ 3, tr0 ]

Ở thời sơ khai của xã hội loài người, con người sống hoàn toàn lệ thuộc vàotự nhiên, “chưa thể tách mình ra khỏi cái thế giới tự nhiên còn hỗn mang mờ mịt”.Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên với những sự vật, hiện tượng kì lạ ấycòn rất hạn chế Thời gian trôi qua, với sự tiến bộ trong nhận thức, với sự xuất hiệnvà phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, con người dần lí giải được nhữnghiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa có lời giải đáp Tự nhiên giờ đây được nhìnnhận “là một lẽ tự nhiên”, có những quy luật hoạt động của riêng nó mà không chịusự chi phối của các thế lực thần thánh Quan niệm của con người cũng vì thế màthay đổi, rằng họ hoàn toàn có thể tác động, chi phối tự nhiên, tự nhiên phải phục vụcuộc sống của con người Nhiều thế kỉ qua, con người chìm đắm trong niềm kiêuhãnh của chính mình với quan niệm “con người là trung tâm của thế giới”, “conngười là tinh hoa của muôn loài”, tất yếu nảy sinh xu hướng chinh phục để khẳngđịnh vị thế trước muôn loài, vạn vật Khoảng cách trong mối quan hệ giữa conngười và tự nhiên cũng vì thế mà lớn hơn bao giờ hết, đặc biệt trong thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay Nhìn nhận một cách khách quan, công

Trang 12

nghiệp hóa, hiện đại hóa từ góc độ tích cực là biểu hiện của sự phát triển đất nước,phát triển trong trình độ của con người, nâng cao đời sống vật chất của con người.Tuy nhiên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thường kéo theo sự phá hoại tự nhiên, pháhoại môi trường sinh thái để rồi kéo theo những hệ lụy mà không phải có thể nhìnthấy ngay lập tức Đến một lúc nào đó, con người sẽ phải trả giá cho những hànhđộng của mình Thực tế chứng minh, con người đã, đang và sẽ phải trả giá cho điềuđó Ô nhiễm môi trường ở mức báo động, sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhàkính, hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật có nguy cơtuyệt chủng,… là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự quay lưng của con ngườivới tự nhiên, quay lưng với cuộc sống của chính mình.

Nhận thức được sự thay đổi ấy, vấn đề môi trường đang là vấn đề được quantâm hàng đầu trong thế kỉ 21 Nhiều ngành khoa học, cũng vì thế mà đứng lên, gópsức mình trong chiến dịch giải quyết vấn đề này Văn học, với lợi thế tác động vàonhận thức, tâm hồn con người, không nằm ngoài chiến dịch bảo vệ, giải cứu nênsinh thái đang dần bị phá hủy Phê bình sinh thái học văn học cũng vì thế mà ra đời.Phê bình sinh thái ra đời không phải từ khát vọng sáng lập lí thuyết mới của các nhàphê bình, cũng không phải xuất phát từ nội bộ nghiên cứu văn học, mà là từ sự thúcđẩy của nguy cơ sinh thái Phê bình sinh ra đời từ sự thúc đẩy ấy, mang trong mìnhmột sứ mệnh hết sức đặc biệt Nó nhìn nhận lại văn hóa, tìm ra những căn nguyênvăn hóa, từ tư tưởng đến hành động dẫn đến nguy cơ sinh thái Cũng vì vậy mà nhà

nghiên cứu tư tưởng sinh thái nổi tiếng Donald Worster nhận định: “Nguy cơ sinhthái mang tính toàn cầu mà ngày nay chúng ta phải đối mặt có nguồn gốc khôngphải ở bản thân hệ thống sinh thái mà ở hệ thống văn hóa của chúng ta Muốn vượtqua nguy cơ này, tất yếu phải ra sức lí giải minh bạch ảnh hưởng của văn hóa củachúng ta đối với tự nhiên Nhà sử học, nhà phê bình văn học, nhà nhân loại học,nhà triết học nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa và sinh thái, tuy không thể trực tiếpthúc đẩy cách mạng văn hóa, nhưng lại có thể giúp chúng ta lí giải, mà sự lí giảinày chính là tiền đề của cách mạng văn hóa” [ 0, tr0 ] .

Trang 13

Từ sự nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các định nghĩa về phê bình sinh tháicủa các nhà nghiên cứu Phê bình sinh thái của Tây Âu và Đông Á, nhà nghiên cứunữ của Việt Nam về phê bình sinh thái là Nguyễn Thị Tịnh Thy có phát biểu nhưsau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn họcvà tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩachỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệthuật của nó trong tác phẩm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017b, tr.157)

Nói chung, có rất nhiều khái niệm về phê bình sinh thái, nhưng theo chúngtôi thấy khái niệm của Cheryll Glotfelty là ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu hơn cả:“Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môitrường” Định nghĩa của Cheryll Glotfelty được nhiều người đồng thuận hơn cả vàthường mượn định nghĩa này trong định nghĩa của mình về phê bình sinh thái.

Trên cơ sở đọc, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những ý kiến định nghĩavề Phê bình sinh thái của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi hiểuPhê bình sinh thái là phương pháp nghiên cứu văn học, nghiên cứu mối quan hệ hàihòa giữa con người và tự nhiên trong một chỉnh thể sinh thái, vừa đảm bảo lợi íchcủa con người vừa đảm bảo lợi ích sinh thái, vừa đảm bảo tính thực tiễn vừa đảmbảo tính thẩm mỹ.

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của phê bình sinh thái

1.1.2.1 Phê bình sinh thái trên thế giới

Cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật đã tạo ra số của cải vật chất khổng lồ,đưa đến cho con người nhiều tiện nghi, nhưng nó cũng khiến cho con người đang đitrên con đường dẫn đến sự đối đầu trực tiếp với thiên nhiên Hiện tại, con người bắtđầu hiểu ra là cần phải thương yêu và che chở thiên nhiên, nếu không sẽ phải gánhchịu sự thua thiệt Tuy nhiên, vì lòng tham, vì sự không biết lo xa chúng ta chưathực sự có những hành động thiết thực Trước bối cảnh khủng hoảng môi trường đó,để thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề sinh thái nhằm thức tỉnh nhân loại trướcnhững nguy cơ đe dọa của khủng hoảng môi trường, từ những năm bảy mươi củathế kỉ “Góc sân và khoảng trời” có một số nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã

Trang 14

phát triển lí thuyết và phê bình về phương diện sinh thái Tuy nhiên các nghiên cứucủa họ được coi là những “nghiên cứu trước tác về tự nhiên” (the study of naturewriting) tản mạn dưới những tên gọi khác nhau như: chủ nghĩa đồng quê, sinh tháihọc con người, chủ nghĩa địa phương, khoa học và văn học, tự nhiên trong văn học,…

Đến những năm 1990, phê bình sinh thái học mới thực sự phát triển Các hộinghị khoa học về vấn đề môi trường và văn học được tổ chức hàng năm Phiên họpnổi tiếng đặc biệt nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại vào năm 1991được thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiêncứu văn học” đã thực sự tạo được tiếng vang và thúc đẩy hướng nghiên cứu nàyphát triển mạnh mẽ Năm 1994, Krocber cho xuất bản chuyên luận Phê bình vănhọc sinh thái Năm 1995, Lawrence Buwll Khoa Anh văn đại học Harvard cho xuấtbản chuyên luận Tưởng tượng môi trường Nghiên cứu của ông là một dấu mốc chophê bình sinh thái, có nghĩa quan trọng và có ảnh hưởng trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, để nhận thức rõ ràng về phê bình sinh thái phải kể đến người cócông phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Glotfclty, đã đồng biên tậpvới Harold Fromm một tuyển tập cốt yếu các bài viết có định hướng quan trọng làPhê bình sinh thái Năm 1992, bà cũng là nhà sáng lập ra Hiệp hội Nghiên cứu Vănhọc và Môi trường ASLE Hiệp hội này trở thành tổ chức có hàng nghìn thành viênở Mĩ, sau đó các chi nhánh mới thành lập ở Anh và tiếp theo là nhiều nước Châu Á,Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Phong trào phê bình sinh thái ở Anh và Mĩ có đôichút khác biệt Phê bình sinh thái hay phê bình xanh của Anh quốc lại được sinhthành từ phong trào Lãng mạn Anh của thập kỉ chín mươi thế kỉ XVIII Phê bìnhsinh thái của Mĩ được hình thành từ phong trào Tiên nghiệm của thập kỉ bốn mươithế kỉ XIX Tuyển tập các công trình sinh thái đáng chú ý tại Anh là cuốn Tuyển tậpnghiên cứu xanh Nếu như phê bình sinh thái Mĩ thiên về ca tụng tự nhiên thì phêbình sinh thái Anh lại thiên về cảnh báo môi trường.

Như vậy, phê bình sinh thái từ những nghiên cứu riêng lẻ, khó nhận diện đã cómột tổ chức riêng thu hút giới nghiên cứu trên toàn thế giới, có một tạp chí riêng

Trang 15

của Hội Đồng thời phong trào này cũng lan ra các trường đại học, một vài trườngđã bắt đầu đưa vào trong các khóa luận văn học của họ trong chương trình giảngdạy về nghiên cứu môi trường; một số học viện về tự nhiên và văn hóa được thànhlập; một số khoa tiếng Anh yêu cầu những chương trình nhỏ về văn học môi trường.Nhờ đó, phê bình sinh thái đã chính thức trở thành một phong trào nghiên cứu hànlâm Nhiều nghiên cứu của các tác giả đã được công bố.

1.1.2.2 Phê bình sinh thái ở Việt Nam

Trước tình trạng môi trường toàn cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên90 của thế kỷ 20 Phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ racăn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữacon người và môi trường tự nhiên Để giải quyết vấn đề môi trường trên thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng, việc xây dựng ý thức về môi trường là vô cùng quantrọng Nghiên cứu phê bình sinh thái và ứng dụng của nó ở Việt Nam góp phầnhướng tới mục tiêu này.

Theo T.S Đỗ Văn Hiểu, “phê bình sinh thái mới chỉ thực sự được khởi độngở Việt Nam trong khoảng từ năm 2013 trở lại đây và thành tựu nghiên cứu rất hạnchế, đặc biệt là thiếu những công trình lí thuyết So với thành tựu nghiên cứu ởnước ngoài, thì các tài liệu dịch sang tiếng Việt về Phê bình sinh thái vô cùng ít ỏi”[13]

Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về vấn đề sinh thái và

phê bình sinh thái tiêu biểu như: Đỗ Văn Hiểu (2012), Phê bình sinh thái – cuộinguồn và sự phát triển in trên Tạp chí Nhà văn, số 11 Công trình này đã tổng hợp

giới thiệu tương đối công phu tình hình nghiên cứu phê bình sinh thái từ lúc manhnha đến khi lan rộng trên toàn thế giới cũng như truy tìm về cội nguồn xa xưa củakhuynh hướng phê bình này Tuy nhiên đây mới chỉ là bài tổng hợp mang tính chấtphác thảo điểm tên các công trình

Đỗ Văn Hiểu (2012), Phê bình sinh thái - khuynh hướng văn học mang tínhcách tân in trên Tạp chí Nhà văn, số 12 của Đỗ Văn Hiểu đã giới thiệu một số đặc

Trang 16

điểm mang tính cách tân của phê bình sinh thái trên phương diện tư tưởng thẩm mĩ,nguyên tắc thẩm mĩ

Tiếp theo hai bài viết của Đỗ Văn Hiểu, xuất hiện một số bài dịch như:

Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học (Phần 1) của Karen Thomber doHải Ngọc dịch đăng trên https://hieutn1979.wordpress.com, 2013; Nghiên cứu vănhọc trong thời đại khủng hoảng môi trường của Karen Thornber trong Tuyển tậpPhê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học do Cheryll

Glotfelty và Harold Fromm chủ biên, Trần Thị Ánh Nguyệt dịch đăng trênvannghetre.com.vn, 2014

Năm 2015, Đỗ Văn Hiểu tiếp tục công bố bản dịch Văn học sinh thái và líluận phê bình sinh thái, dịch từ cuốn Đương đại tây phương tối tân văn luận giáotrình của Vương Nhạc Xuyên Bản dịch đã góp phần chỉ ra nguyên nhân xuất hiện

của văn hóa sinh thái chính là do từ sự mất gốc của văn hóa hiện đại và căn bệnhcủa chủ nghĩa tiêu dùng Đồng thời chỉ ra tính thực tiễn của văn hóa sinh thái

Bên cạnh những bài dịch thì cũng đã xuất hiện một số bài viết chú ý đến ứngdụng Phê bình sinh thái vào nghiên cứu thực tiễn văn học Việt Nam như:

Bài viết Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa của Nguyễn Đăng Điệpđăng trên vannghequandoi.com.vn, 2015 Tác giả tìm hiểu tấm mạng sinh thái: bức

tranh phong cảnh thiên nhiên với tư cách Mẹ và vẻ đẹp thanh tân cũng như bức

tranh làng quê, nơi chốn; Giáo sư Trần Đình Sử trong bài Phê bình sinh thái tinhthần trong nghiên cứu văn học hiện nay, đăng trên vanhoanghean.com.vn, 2015 đã

mở rộng khái niệm “sinh thái”, chú trọng khái niệm sinh thái tinh thần, từ đó khẳngđịnh tầm quan trọng của phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học hiện nay.

Luận án tiến sĩ Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (2015) của Trần Thị Ánh Nguyệt là một công

trình nghiên cứu chuyên sâu về con người và tự nhiên trong văn xuôi sau giải phóngMiền Nam Tác giả đã chứng minh có một khuynh hướng văn xuôi sinh thái ở ViệtNam xuất hiện từ sau năm 1975 và càng trở nên rõ ràng hơn sau năm 1986 TrầnThị Ánh Nguyệt đã tiến hành khảo sát hai bình diện của khuynh hướng văn xuôi

Trang 17

sinh thái đó là cảm hứng phê phán dựa trên tinh thần sinh thái và xác lập đạo đứcsinh thái Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi sinh thái như là một xuhướng văn học chứa đựng những nhân tố cách tân nghệ thuật và có tầm quan trọngxã hội, thẩm mĩ

Bài viết Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ điểm nhìn phêbình sinh thái đăng trên Vietvan.vn của Đại học Văn hóa Hà Nội, 2016 Công trình

nghiên cứu này đã lí giải nguyên nhân của sự thất bại của con người trước tự nhiên,thất bại trong việc chinh phục và chế ngự tự nhiên mặc dù con người luôn khát khaochinh phục tự nhiên;

Bài viết Sinh thái môi trường trong văn xuôi Đoàn Giỏi trên Tạp chí Khoahọc Đại học Văn Hiến, 2017 của Nguyễn Thị Quế Vân và Lâm Hoàng Phúc Ở

công trình này, tác giả đã tiến hành khảo sát con người và khảo sát tự nhiên trong

các tác phẩm Rừng đêm xào xạc, Đất rừng phương Nam, Những chuyện lạ về cá,của nhà văn Đoàn Giỏi Từ đó tác giả chỉ ra thông điệp được Đoàn Giỏi thể hiện

qua các tác phẩm của mình đó là sự thay đổi trong quan niệm và trong nhận thức vềmối quan hệ giữa con người và tự nhiên, chuyển từ quan niệm “nhân loại trung tâmluận” sang quan niệm “tự nhiên trung tâm luận”;

Luận án tiến sĩ văn học Thơ mới (1932-1945) từ góc nhìn phê bình sinh thái,

2020 của Bùi Thị Thu Thủy là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện vàhệ thống về Thơ mới từ lý thuyết phê bình sinh thái Dưới lý thuyết phê bình sinhthái, luận án đã khám phá trên những bình diện cơ bản về mối quan hệ con người vàtự nhiên trong Thơ mới: Tự nhiên với tư cách như một khách thể và như là chủ thể,đồng thời, luận án đã khám phá hệ thống ngôn ngữ sinh thái cùng biểu tượng cơ bảntrong Thơ mới

Cuốn Rừng khô, suối cạn, biển độc … và văn chương (NXB Khoa học xã hội,Hà Nội 2017) của Nguyễn Thị Tịnh Thy đã thể hiện mối quan hệ và sự gắn bó của

phê bình với các vấn đề thời sự của đời sống chính trị, xã hội Ngay ở lời mở đầucủa cuốn sách, tác giả viết: “Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của biếnđổi khí hậu Ô nhiễm môi trường từ sinh hoạt và sản xuất đã, đang và sẽ là vấn nạn,

Trang 18

đại nạn đối với con người và vạn vật Rừng khô, suối cạn, biển nhiễm độc, cá chết,lũ lụt, hạn hán, vỡ đập, tràn bùn… liên tục ập đến như những mối “họa vô đơn chí”.Vì thế, với động thái trách nhiệm và lắng nghe Trái đất, nghiên cứu văn học từ gócnhìn sinh thái học chắc chắn không phải là “thấy người ta ăn khoai, mình vác mai điđào”, cũng không phải thương vay khóc mướn, mà là công việc cần làm, phải làmcủa người trong cuộc, thể hiện sự hồi đáp của khoa học văn chương đối với tiếngkêu cứu của môi trường sinh thái” [27, tr17].

Cuốn Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ (Bùi Thanh Truyền chủ biên,Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) Cuốn sách thể

hiện một cách rõ nét quan điểm “dấn thân” và “có trách nhiệm với xã hội” trongcách tiếp cận văn chương từ góc độ phê bình sinh thái Điều này thể hiện ở ngayđịnh nghĩa về phê bình sinh thái bao trùm cuốn sách này đó là: “Phê bình sinhthái… là sự lên tiếng của khoa học văn chương trước sự lâm nguy của môi trường,những kết quả bước đầu của phê bình sinh thái là một minh chứng về sự nhạy cảm,bản lĩnh, cái tâm và trách nhiệm công dân của người nghiên cứu đối với thực trạngxã hội hôm nay”.

Cuốn Phê bình sinh thái ở Việt Nam: Vạn vật, thiên tai và xã hội trong Thơmới (1932-1945) (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020) của tác giả Bùi

Thị Thu Thủy – Phạm Phương Chi đã khám phá Thơ mới (1932-1945) từ góc độ

phê bình sinh thái, đặt ra câu hỏi bộ phận văn học này đã gắn kết như thế nào đốivới các vấn đề sinh thái, môi trường và tự nhiên Việt Nam Với góc nhìn phê bìnhsinh thái, giá trị của Thơ mới được mở ra những khía cạnh mới, gắn kết với các vấnđề lịch sử của thiên nhiên, kinh tế và xã hội Việt Nam thời kì thuộc địa Mặt khác,cuốn sách này cũng đặt vấn đề tìm hiểu sự phát triển về mặt lí luận của phê bìnhsinh thái trong bối cảnh nghiên cứu và sáng tác ở Việt Nam.

Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hộithảo quốc tế với chủ đề Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu vào

ngày 14 tháng 12 năm 2017 tại Hà Nội đã thu hút được rất nhiều học giả trong nước

và học giả nước ngoài tham gia Cuốn Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Phê bình sinh thái:

Trang 19

tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu (NXB Văn học, 2017) với gần 90 bài thamluận được in trong kỉ yếu đã giới thiệu một cách hệ thống về phê bình sinh thái (từ

thuật ngữ, lịch sử phát triển cho đến các ứng dụng) với những mối bận tâm về xãhội, chính trị, lịch sử đã cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của giới nghiên cứu về phêbình sinh thái Có thể nhận ra các bài viết tập trung phân tích những phương diệncủa sinh thái môi trường trong đa dạng các thể loại văn học (thơ, kịch, văn xuôi),các loại hình nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc), ở nhiều thời kì (dân gian,trung đại, hiện đại và đương đại)

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác rất đáng chú ý như: Sáng tácvà phê bình sinh thái - tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam của NguyễnThị Tịnh Thy đăng trên http://vannghequandoi.com.vn/, 2014; Thiên nhiên trongtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh

Nguyệt đăng trên tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hồ

Chí Minh, 2014; Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn sinh thái của Nguyễn Thùy

Trang đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 2015;……

Phê bình sinh thái mới chỉ thực sự được quan tâm ở Việt Nam trong khoảngchục năm trở lại đây do đó thành tựu nghiên cứu vẫn còn có nhiều hạn chế so vớithành tựu nghiên cứu ở nước ngoài Tuy số lượng các công trình nghiên cứu ở nướcta về phê bình sinh thái là chưa nhiều nhưng có thể nói đó là những công trìnhnghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu có hệ thống Các công trình nghiên cứunày đã giới thiệu tương đối rõ nét về lý thuyết, nguồn gốc, sự phát triển và đã đemđến cho người đọc một cái nhìn vừa tổng thể vừa chi tiết về phê bình sinh thái Bêncạnh đó còn làm rõ sự khác nhau về các quan niệm, quan điểm của các nhà nghiêncứu về phê bình sinh thái

Theo Bùi Thị Thu Thủy: “Một loạt các công trình phê bình sinh thái ở ViệtNam xác định các mối bận tâm thuộc con người trong mối quan hệ với môi trườngsinh thái: đó là vấn đề môi trường đô thị và khu vực cận đô thị trong các văn bảnvăn học thuộc tất cả các thể loại chứ không chỉ là văn học chuyên viết về thiênnhiên và sự hoang dã Các học giả Việt Nam không còn nhìn nhận con người và

Trang 20

thiên nhiên đối lập nhau mà cho rằng con người là một bộ phận trong chu trìnhthiên nhiên, do đó, mọi sự biến đổi của đời sống con người sẽ tác động đến thiênnhiên Hàm ẩn trong những luận điểm mang tính phản biện và phân tích về môitrường của các học giả Việt Nam qua các công trình, dường như là mối âu lo vànặng lòng về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trước sự hủy hoại của thiên nhiêndo tác động của quá trình văn minh hóa”[ 0; tr32]

1.2 “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa và lí thuyết phê bình sinh thái

1.2.1 Trần Đăng Khoa – thần đồng thi ca

Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong những người được mệnh danh là“thần đồng thơ Việt Nam” Ông đã biết làm thơ khi còn ở độ tuổi rất nhỏ những bàithơ đã toát nên vẻ hồn nhiên trong sáng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp ý nghĩa vì lẽđó mà thơ của ông luôn được độc giả đón nhận mọi người còn đặt cho ông thêmnhiều cái tên khác nhau như: nhà thơ của các em thiếu nhi, nhà thơ mục đồng… Đểhiểu hết được phong cách và nguồn cảm hứng sản sinh ra một hồn thơ mộc mạngđồng quê như vậy thì nhóm nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu khái quát về sự nghiệp sángtác và con đường dẫn ông đến công trình sáng tạo “Góc sân và khoảng trời” mộttuyệt tác văn chương làm thổn thức trái tim độc giả.

1.2.1.1 Vài nét về tiểu sử, các giải thưởng đã được nhận

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã QuốcTuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Ông nhập ngũ và tham gia chiến đấuchống Mỹ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 tại trường phổ thông cấp3 Nam Sách Ông được biên chế vào đơn vị bộ đội thuộc Tiểu đoàn 691 Trung đoàn2, Quân tăng cường Hải Hưng Sau khi đất nước được thống nhất, ông được bổ sungvề quân chủng hải quân Sau đó để thực hiện ước mơ cầm bút của mình, ông theohọc Trường Viết văn Nguyễn Du, với những thành tích nổi bật trong quá trình họctập nên ông được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M Gorki thuộc Viện Hànlâm Khoa học Xã hội Nga Tốt nghiệp khóa học trở về nước, ông làm biên tập viên

Trang 21

tại Tạp chí Văn nghệ quân đội Từ tháng 6 năm 2004, thượng tá Quân đội nhân dânViệt Nam Trần Đăng Khoa chuyển sang công tác và đảm nhiệm chức vụ PhóTrưởng Ban Văn học Nghệ thuật rồi đến Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật tại Đàitiếng nói Việt Nam Năm 2008, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của Hệphát thanh có hình VOVTV thuộc Đài tiếng nói Việt Nam khi hệ này được thành

lập Đến năm 2011 ông chuyển sang đảm nhiệm cương vị Phó bí thư Đảng ủy ĐàiTiếng nói Việt Nam VOV Từ năm 2020, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà

văn Việt Nam [13000].

Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong cácnăm 1968; 1969; 1971.

Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982

Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

1.2.1.2 Những sáng tác tiêu biểu và một số nhận định của các nhà thơ nổi tiếng

Chúng tôi mạnh dạn chia sự nghiệp sáng tác của Trần Đăng Khoa thành haigiai đoạn đó là: các sáng tác thời niên thiếu và các sáng tác khi trưởng thành

Ở thời niên thiếu, Trần Đăng Khoa được sinh ra và lớn lên trong một giađình thuần nông tại vùng quê Nam Sách Hải Dương thuộc vùng đồng bằng SôngHồng Ngay từ ngày nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được tiếp xúc với những câu ca dao,những truyện kể, những bài hát ru của bà của mẹ mang nặng âm hưởng dân gian.

Chúng ta thấy yếu tố dân gian được thể hiện đậm nét ngay ở tập thơ đầu tiên “Từgóc sân nhà em”- tập thơ sau này được chỉnh sửa và đổi tên thành “Góc sân vàkhoảng trời, đó là những sự liên tưởng tượng vô cùng phong phú, hồn nhiên độc

đáo đến cách sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh cũng như cách

xưng hô mày – tao và cả cái cách xưng “em” vốn dĩ ta rất hay gặp trong văn học

dân gian Những sáng tác trong giai đoạn này đã cho thấy Trần Đăng Khoa luônchan hòa với cây cối, vạn vật và thường với tâm trạng vui tươi là chủ đạo Là mộtcậu bé chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, cho nên không gian nghệ thuật trong cácsáng tác của Trần Đăng Khoa bị bó hẹp ở phạm vi của góc sân, một khu vườn, bờao, dòng sông Kinh Thầy, cánh đồng làng và một khoảng trời của quê hương Tuy

Trang 22

nhiên tất cả những điều giản dị thân thuộc ấy lại được Trần Đăng Khoa cảm nhận vàmiêu tả một cách đặc sắc, mang đậm dấu ấn riêng Thơ Trần Đăng Khoa chinh phụclòng người chính bởi những cảm xúc chân thành, trong sáng, mộc mạc và luôn dạtdào tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương Khi định nghĩa thơ hay, trong cuốn“Chân dung và đối thoại”, Trần Đăng Khoa đã viết thơ hay là thơ “giản dị, xúc động

và ám ảnh” [130, tr7]

Các sáng tác của Trần Đăng Khoa khi trưởng thành, được sống và tôi rèntrong môi trường quân đội, nhà thơ đã có sự thay đổi khá rõ rệt so với thời kì trướctrong quan niệm sáng tác thơ Nếu như ngày nhỏ, Trần Đăng Khoa làm thơ như làmột cách để chơi, để ghi lại những ấn tượng sâu sắc của mình về một sự vật, hiệntượng nào đó thì khi trưởng thành, thơ ông không còn tính hồn nhiên ngây ngô củatrẻ thơ mà thay vào đó là một cái tôi trữ tình đầy cảm xúc Một cái tôi khép kín,hướng nội với những tâm tư tình cảm đa chiều, phức tạp, thơ Trần Đăng Khoa giaiđoạn này chứa đựng nhiều tâm trạng, suy tư về nhân tình thế thái và cuộc đời cũngnhư số phận con người.

Các tác phẩm chính:

+ Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)

+ “Góc sân và khoảng trời” - tập thơ, 1968, tái bản lần thứ 20 năm 1995, đếnnay đã tái bản khoảng 150 lần, được dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ và xuất bản tạinhiều nước trên thế giới

+ “Khúc hát người anh hùng” - trường ca, 1974.+ “Bên cửa sổ máy bay” - tập thơ, 1985.

+ Bài "Thơ tình người lính biển" - đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.+ “Đảo chìm” - tập truyện – ký.

- Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998,tái bản nhiều lần, gây tiếng vang trên văn đàn những năm bế tắc của phê bình vănhọc Việt Nam

Một số nhận định về Trần Đăng Khoa của các nhà thơ nổi tiếng:

Trang 23

“ Trần Ðăng Khoa, tác giả của nhiều bài thơ hay mà bản thân tôi đã hai lầnviết bài giới thiệu và bình luận, là nhà thơ 10 tuổi năm 1968, mà tôi đã sung sướnghướng dẫn đoàn truyền hình Pháp về quay phim "Thế giới nhỏ của em Khoa" tại xãQuốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên dịch thơ Trần Ðăng Khoa ratiếng Pháp, đưa cho nữ đồng chí Madeleine Riffaud Chị Riffaud về đăng lên báoNhân đạo (Humanité) của Ðảng Cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch cả một tập thơKhoa ra Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Ðăng Khoa, dịch ra nhiều tiếng trênthế giới Tôi lại giới thiệu và giúp đỡ nhà thơ Cuba Félix Pi la Rodriguez dịch ratiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ Mưa và Em kể chuyện này ở rất nhiềunơi trên miền bắc, ở Sài Gòn và các thành thị phía nam (1975-1976)”[110]

(Xuân Diệu - Công việc làm thơ, 1984)“ Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, chúng ta thấy rất rõ điều này: Thơ Trần ÐăngKhoa chủ yếu viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương Yêu thương từ cây cỏ đếnloài vật, từ người thân trong nhà đến bà con trong làng Từ Bác Hồ kính yêu đếncác thầy cô giáo các bạn bè cùng lớp , các anh bộ đội, các cô bác công nhân đàothan

Một trong những yếu tố giúp cho Trần Ðăng Khoa có được những cái riêng, từnhững quan sát nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên tưởngphong phú và mạnh mẽ của em ” [120]

(Phạm Hổ - Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, 1995)

1.2.2 Góc sân và khoảng trời – miền cổ tích của trẻ thơ

“Góc sân và khoảng trời” là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lầnđầu tiên năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi Tập thơ mới đầu có tên là “Từ góc sânnhà em”, sau đó được chỉnh sửa, bổ sung và đổi tên thành “Góc sân và khoảng trời”.Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” được viết từ năm 1966 đến năm 1973, đó lànhững năm tháng dầu sôi lửa bỏng của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, trong bốicảnh Miền Bắc đang ra sức lao động sản xuất tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậuphương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam, giọng thơ trong trẻo hồn nhiên và sôinổi của Trần Đăng Khoa thật sự là một nguồn cổ vũ động viên to lớn tiếp thêm sức

Trang 24

mạnh tinh thần cho quan dân ta ở hai miền Nam Bắc thêm yêu đời, yêu quê hươngvà càng củng cố vững chắc niềm tin chiến thắng để vượt lên mọi khó khăn gian khổcũng như mưa bom bão đạn của cuộc vệ quốc vĩ đại của dân tộc Có nhiều bài thơthể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, đã tố cáo tội ác của giặc Mỹ xâm lược gây baođau thương cho thiên nhiên, vạn vật Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ là tình yêu thathiết của Trần Đăng Khoa dành cho thiên nhiên, quê hương, đất nước, con ngườiViệt Nam Tập thơ cũng thể hiện khả năng quan sát vô cùng tinh tế, nhạy bén củaTrần Đăng Khoa đối với thiên nhiên vạn vật và con người ở vùng nông thôn Đốitượng được Trần Đăng Khoa đề cập đến, miêu tả đến trong tập thơ “Góc sân vàkhoảng trời” không có vật gì và cũng chẳng có ai là cao siêu xa lạ, ngược lại tất cảđều rất gần gũi, thân thuộc, bình dị Đó là con trâu, là cánh đồng quê, là con còtrắng, là cái sân nho nhỏ nhà em, là ông trăng sáng trên bầu trời quê hương tuythân thuộc là thế nhưng cái tài của Trần Đăng Khoa chính là thổi hồn vào sự vật đểkhi xuất hiện trong thơ, mỗi thứ lại trở nên hết sức độc đáo mang vẻ đẹp riêngkhông lẫn vào đâu và cũng không thể lẫn được với ai.

Tập thơ như là những trang ký ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu Tập thơ

“Góc sân và Khoảng trời” được in lần đầu, gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn;năm 1973, “Góc sân và Khoảng trời” được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng

lên tới 50.000 bản Từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lạinhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau Tính đến năm 2002 là lần in thứ 50 củatập thơ, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở

nước ta Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” mà chúng tôi đang sử dụng để nghiên

cứu do Nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản năm 2016 có 100 bài thơ.

Giá trị lớn nhất của tập thơ không phải nằm ở giá trị nghệ thuật hay nằm ởnội dung phản ánh hiện thực, bởi lẽ một cậu bé làm thơ khi mới 10 tuổi thì dù cóthần đồng đến mấy đi chăng nữa thì cũng chưa thể đạt đến cảnh giới điêu luyện củacác thủ pháp nghệ thuật như các nhà thơ nổi tiếng khác Đồng thời ở tập thơ nàyTrần Đăng Khoa cũng không nhằm mục đích chính là phản ánh hiện thực Theochúng tôi, cái hay của tập thơ nằm ở khả năng trực giác đến kỳ lạ được biểu đạt qua

Trang 25

một thế giới ngôn từ tuy ngây thơ ngộ nghĩnh nhưng lại rất lung linh, sống động vàgiàu nhạc điệu Dù chỉ được khoanh vùng trong góc sân nhỏ và khoảng trời hẹp củariêng Trần Đăng Khoa, nhưng tập thơ đã đề cập đến rất nhiều đề tài, từ cây cối đếnvạn vật và người thân cho đến cuộc sống sản xuất nơi hầm than và cánh đồng trongnhững năm chống Mỹ

1.2.3 Mối quan hệ giữa văn học viết cho thiếu nhi và phê bình sinh thái

1.2.3.1 Khái niệm chung về văn học thiếu nhi

Theo Từ điển thuật ngữ của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ

biên (1992), văn học thiếu nhi theo nghĩa hẹp gồm những tác phẩm văn học hoặcphổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhicũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường(cho ngưới lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi…[11000;?]

Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 1, Tổng quan, do Vân Thanh

và Nguyên An biên soạn (2002), quan niệm về văn học thiếu nhi tường tận hơn, chitiết hơn Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ đề sángtác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận…Cụ thể:

Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡngtâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khicũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tácgiả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộcmọi lứa tuổi…Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìmthấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩcách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ởtrong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ,những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình[10000].

Bùi Thanh Truyền trong chuyên luận Thi pháp văn học thiếu nhi (2007) chorằng, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm là thiếunhi hoặc được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, với tất cả những xúc cảm, tình cảm mãnh

Trang 26

liệt, tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên, được các em thích thú, say mê và có nội dunghướng đến việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, đặt nền móng cho sự hoàn thiện tínhcách của các em thuộc những lứa tuổi khác nhau [100].

Vấn đề đặt ra ở đây đó là chúng ta rất khó để có thể phân định rạch ròi danhgiới thế nào là văn học dành cho thiếu thi, thế nào là văn học dành cho người lớn.Trong đời sống văn hoc chúng ta thấy đôi khi ta bắt gặp những tác phẩm viết dànhcho trẻ em nhưng cũng được người lớn yêu thích tìm đọc chẳng hạn như loạt tiểuthuyết huyền bí gồm bảy phần Harry Potter của nữ nhà văn Anh Quốc J K.Rowling Ngược lại có tác phẩm văn học viết cho người lớn nhưng lại được trẻ emyêu thích chẳng hạn như Đôn Ki-hô-tê của M Xéc-van-tex; Túp lều của bác Tômcủa H.Bi-sơ – Xtâu Bên cạnh đó cũng có tác phẩm xuất hiện nhân vật trẻ em nhưngtrẻ em chỉ được coi là phương tiện biểu đạt, để truyền tải thông điệp của người lớnthì khi đó tác phẩm ấy vẫn không được coi là tác phẩm văn học thiếu nhi Ngượclại, có những tác phẩm chẳng có bóng dáng một trẻ em nào nhưng vẫn được trẻ emsay mê, hứng thú thì vẫn có thể xem là văn học thiếu nhi

Có lẽ sẽ không có một khái niệm cụ thể, thống nhất về văn học thiếu nhi,chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một cách quan niệm của mình về văn học thiếu nhinhư sau: Văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học do người lớn hoặc trẻ emsáng tác viết cho thiếu nhi mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là ngườilớn, hoặc là thế giới tự nhiên… được nhìn qua lăng kính trẻ thơ, có nội dung gầngũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê, có nộidung hướng đến giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho trẻ em ở các lứa tuổi:mầm non; thiếu niên, nhi đồng và tuổi mới lớn.

1.2.3.2 Mối quan hệ giữa văn học viết cho thiếu nhi và phê bình sinh thái

Trong bối cảnh tất cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đềkhủng hoảng sinh thái một cách nghiêm trọng, đó là hiện tượng trái đất đang nónglên vì hiệu ứng nhà kính, vì sự tàn phá tài nguyên rừng của con người Hậu quả sẽvô cùng khủng khiếp, trước mắt là sự biến mất vì bị tuyệt chủng dần của một số loàiđộng thực vật và nếu không có những biện pháp bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường

Trang 27

sống kịp thời thì một ngày nào đó không xa chính nền văn minh của nhân loại sẽmãi mãi bị gạch tên khỏi hành tinh này Như vậy, để xây dựng môi trường sốngtrong lành và bền vững cho thế hệ trẻ em sau này thì ngay từ bây giờ chúng ta phảicó ngay những hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái Bên cạnh đóchúng ta phải đẩy mạnh việc giáo dục kiến thức về môi trường kể cả các kiến thứcvề sự khủng hoảng của môi trường đang diễn ra hiện nay đồng thời làm giáo dục ýthức trách nhiệm trong việc phải tham gia bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ Chúngta phải từng bước làm cho thiếu nhi quan tâm đến thực tế môi trường sống hàngngày đang bị hủy hoại như thế nào, từ đó các em biết trân trọng, bảo vệ và gìn giữmôi trường sinh thái Có nhiều con đường để giáo dục cũng như tác động đến tâm lívà nhận thức của thiếu nhi trong việc bảo vệ môi trường như qua sách báo, cáctrang mạng xã hội, các bộ phim, các hoạt động trải nghiệm Theo chúng tôi, mộttrong những con đường có khả năng tác động nhanh, tác động sâu và có tính phổrộng nhất trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức về trách niệm bảo vệ môitrường cho thiếu nhi đó là thông qua các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi màtrong đó nội dung trọng tâm là vấn đề phê bình sinh thái Các tác phẩm văn học viếtcho thiếu nhi đề cập đến vấn đề sinh thái sẽ có tác dụng rất lớn trong việc gắn bó trẻem với các vấn đề môi trường

Văn học thiếu nhi thường hấp dẫn, nhẹ nhàng vui vẻ và giàu tính liên tưởng,tưởng tượng Đặc biệt những cuốn truyện tranh hoặc những cuốn sách có nhiềutranh minh họa chính là một công cụ vô cùng hiệu quả, nó tác động trực tiếp đến tưduy của thiếu nhi từ đó bồi đắp sự nhận thức về môi trường cho các em Thông quaviệc các em đọc những cuốn truyện có kèm cả tranh ảnh, sẽ hình thành nên nhữngbài học về môi trường mà các em đang sống Bên cạnh đó còn giúp thiếu nhi cóđược những nhận thức đúng về mối quan hệ của mình với môi trường tự nhiên

Có thể nói văn học thiếu nhi có thể được coi như là một trong các phươngtiện truyền thông hiệu quả nhất trong việc tác động đến nhận thức của thiếu nhi đểkhơi dậy ở thiếu nhi ý thức trách nhiệm về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường Tuyđề cập đến các vấn đề sinh thái một cách nhẹ nhàng, không gay gắt, không to tát

Trang 28

nhưng văn học thiếu nhi lại có khả năng to lớn trong việc giúp thiếu nhi tìm hiểu thếgiới tự nhiên cũng như trong việc nâng cao nhận thức của trẻ em về môi trườngthiên nhiên Ngay từ thuở ấu thơ, khi mà thiếu nhi còn chưa cắp sách đến trường,chính những câu chuyện kể của bà và những lời hát ru của mẹ đã chứa đựng nhữngcâu chuyện về môi trường, về sự tàn phá hủy hoại của con người đối với thiênnhiên, về những tấm gương bảo vệ thiên nhiên của những người anh hùng chẳng

hạn như truyện thần thoại Nữ Oa vá trời hay truyện cổ tích Sơn Tinh Thủy tinh

Có thể nói trong bối cảnh hiện nay, khi mà con người đang tìm nhiều phươngcách để sửa chữa những sai lầm khi đã tận diệt tự nhiên để cứu vãn môi trường sốngcho thế hệ mình và cho các thế hệ tương lai mai sau thì văn học thiếu nhi khi đượcđan xen với các chủ đề sinh thái có thể sẽ là một trong những nhân tố giữ vai tròmang tính quyết định

1.2.3.3 Thơ viết cho thiếu nhi của Trần Đăng Khoa

Trong thời kì những năm 1960, khi miền Bắc đang bước vào giai đoạn xâydựng chủ nghĩa xã hội chi viện cho chiến trường miền Nam để tiếp tục cuộc khángchiến thống nhất nước nhà, đây cũng là thời kì văn học thiếu nhi được quan tâmtoàn diện và phát triển nở rộ, đã có những nhà thơ “người lớn” tiếp tục viết thơ chothiếu nhi với các tập thơ nổi tiếng như “Măng tre” của Võ Quảng, “Chú bò tìm

bạn” của Phạm Hổ, “ Ông và cháu” của Tú Mỡ, “Đôi tai mèo” của Trần ThanhĐịch”, “Mời nàng tiên” của Vũ Ngọc Bình, “Tiếng hát chim non” của Thi Ngọc,

bên cạnh đó còn có rất nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ khác nhưNgô Viết Dinh, Thanh Hào, Lữ Huy Nghiêm Vào thời điểm ấy xuất hiện hiệntượng khá mới mẻ và độc đáo đó là trẻ em làm thơ thậm chí làm thơ rất hay Trongsố ấy phải kể đến Trần Đăng Khoa - cậu thiếu nhi mà được nhân dân cả nước vàthế giới ngưỡng mộ mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ" Trần Đăng Khoa bắt đầusáng tác từ rất sớm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo Năm 10tuổi (1968), ông đã trình làng tập thơ đầu đời có tên “Từ góc sân nhà em” sau đóđược chỉnh sửa, bổ sung và đổi tên thành "Góc sân và khoảng trời" do nhà xuất bảnKim Đồng xuất bản, ấn hành Đây được coi là tập thơ của tuổi thơ, tập thơ viết cho

Trang 29

thiếu nhi khi còn là một cậu thiếu nhi Chính tập thơ này đã đem lại thành công trênchặng đường sáng tác văn chương của tác giả Tiếng thơ của Trần Đăng Khoa trongtập thơ "Góc sân và khoảng trời" là tiếng nói cất lên của một cậu bé làm thơ Đó làthơ viết cho trẻ em của tác giả là một trẻ em, bởi vậy thiên nhiên được hiện lên mộtcách hết sức ngộ nghĩnh, đáng yêu được quan sát cảm nhận bởi con mắt của mộtcậu bé yêu thiết tha quê hương đất nước Sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đóchính là đặc điểm nổi trội của thơ Trần Đăng Khoa Biệt tài của nhà thơ là ở khảnăng hòa nhập, hóa thân vào thế giới tự nhiên Sự hòa nhập, hóa thân này được tậptrung với một cường độ rất cao Vì thế biện pháp nhân hóa là rất phổ biến trong thơcủa Trần Đăng Khoa Thiên nhiên thật sự trở thành người bạn vì thế tác giả nhí TrầnĐăng Khoa có thể xưng hô một cách hết sức thân mật, tự nhiên với vạn vật trongthế giới tự nhiên ấy.

Tiểu kết chương 1

Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu vô cùng mới mẻ ở Việt Namtrong những năm gần đây bởi lẽ nó có sự kết hợp liên ngành giữa văn học và môitrường Bắt nguồn từ việc tìm hiểu khai thác văn học song hành cùng với việc nhàthơ, nhà văn sử dụng những hình ảnh của tự nhiên để báo hiệu rồi rút ra nhữngthông điệp về môi trường sinh thái hiện nay Khi nghiên cứu về thơ ca trong đó cócả những tác phẩm dành cho thiếu nhi những nghiên cứu này là hoàn toàn mới sẽmang đến những vấn đề mới làm sơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo cũngsẽ giúp độc giả tìm tòi hiểu biết hơn về những giá trị mà văn chương mang lại Tìm

hiểu tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn phê bình

sinh thái sẽ giúp cho chúng ta – những người yêu mến sự mộc mạc, giản dị màtrong sáng của hồn thơ mục đồng sẽ có một nhận định mới về giá trị mà Trần ĐăngKhoa mang đến Càng khẳng định thêm vị trí của nhà thơ trong văn đàn văn học củanền văn học dân tộc.

Trang 30

Chương 2 Ý THỨC SINH THÁI CỦA TRẺ EM TRONG GÓC SÂN VÀKHOẢNG TRỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

2.1 Vạn vật thiên nhiên trong cảm quan sinh thái của trẻ thơ

Đọc từng trang thơ của Trần Đăng Khoa, những người thưởng thức thi ca sẽbắt gặp những hình ảnh in đậm trong tâm hồn trẻ thơ của mỗi chúng ta, đó nhữnghình ảnh quen thuộc của quê hương như cánh đồng, con sông, bến nước, sân đình Bằng tình yêu thiên nhiên quê hương tha thiết, thi sĩ đã thêu dệt nên những áng vănchương của mình Thiên nhiên cũng xuất hiện trong thi ca rất tự nhiên nhưng cũngđa dạng và chân thực Thiên nhiên vạn vật được nhà thơ mang vào trong tập thơtrong cái cảm quan sinh thái trong sáng với lứa tuổi trẻ thơ.

2.1.1 Cây cối, vạn vật như là những người bạn của trẻ thơ

Sáng tác thơ ngay khi còn là một cậu bé lên tám, năm mười tuổi Trần ĐăngKhoa đã xuất bản được tập thơ đầu tiên, trở thành một hiện tượng thi ca, một thần

đồng thơ trẻ Cho đến nay, có lẽ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” vẫn được coi là

tập thơ xuất sắc nhất của Trần Đăng Khoa nói riêng và thơ dành cho thiếu nhi nóichung của nền văn học hiện đại Việt Nam Nhà thơ quan niệm “thơ hay là thơ giảndị, xúc động và ám ảnh” [130, tr.7], nổi bật lên trong tập thơ này là khả năng cảmnhận thiên nhiên vô cùng nhạy cảm, tinh tế của cậu bé chưa tròn 10 tuổi Từ nhữngsự vật vô cùng thân thuộc đơn giản như cây dừa, cây đa, con trâu, con cò, con bướmcho đến những cuộc hành quân của đàn kiến và cả các hiện tượng của thời tiết nhưmây, mưa, nắng, gió, sấm sét Tất cả khi được Trần Đăng Khoa quan sát đều trởthành nguồn thi liệu của thơ, đều viết nên thành thơ

Khảo sát 100 bài trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” (Nhà xuất bản Mỹthuật, 2016), chúng tôi thấy có 40 bài thơ tác giả nhắc đến các loài cây cối Trongđó, nhóm cây ăn quả được trồng quen thuộc trong mỗi mảnh vườn của mỗi gia đìnhnông thôn như bưởi, nhãn, lúa, dừa, cau, chuối được xuất hiện trong 18 bài.Nhóm những loại cây thường được trồng lấy bóng mát ở đường làng, đầu ngõ như

Trang 31

đa, bàng, tre, duối được xuất hiện trong 14 bài thơ Nhóm hoa được xuất hiệntrong 04 bài và nhóm các loài cây khác được xuất hiện trong 05 bài.

Có 44 bài thơ tác giả nhắc đến nhắc đến các loài vật Trong đó, nhóm loàitrên cạn như chó, mèo, trâu, bò, lợn, gà, cóc, sâu được xuất hiện trong 23 bài.Nhóm loài có cánh như: chim, cò, bướm, chuồn chuồn được xuất hiện trong 18bài Nhóm những loài dưới nước như: cá, cua, ếch, mực được xuất hiện trong 14bài thơ Loài sống trong lòng đất như: giun, kiến được xuất hiện trong 02 bài

Coi cây cối, vạn vật như những người bạn nên chúng ta không hề ngạc nhiênkhi thấy trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, có không ít lần nhà thơ trẻ TrầnĐăng Khoa gọi tên cây cối, vạn vật mà người nghe cứ ngỡ như đang gọi tên đứabạn, gọi tên người thân Cây Na được tác giả gọi với giọng trìu mến thân thương“cái Na” Lũy tre làng được nhà thơ gọi vô cùng thân mật “chị Tre” Cóc tía lạicàng được gọi với vai thứ cao ngất “ông Cóc” Chim Chích chòe hay chim Trĩ cũngkhông phải tủi thân vì được nhà thơ trẻ xưng hô không kém phần thân mật “cậuChích chòe’, “cô chim Trĩ”:

Cái Na đã tỉnh giấc rồi

Đàn Chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!Chị Tre trải tóc bên ao

(Buổi sáng nhà em) Hay

Chẳng vui cũng nhảyLà con cào càoĐêm ngồi đếm sao

Là ông cóc tíaRíu ran cành khếLà cậu chích chòe

Hay múa xập xòeLà cô chim trĩ (Kể cho bé nghe)

Trang 32

Khi đọc tập thơ “ Góc sân và khoảng trời”, điều đầu tiên chúng ta rất dễ nhậnthấy đó là từ những vật vô tri vô giác như cây cối dù ở trong khu vườn hay ngoàingõ, những con vật nuôi trong gia đình đến các hiện tượng thiên nhiên trên bầu trờiđều được Trần Đăng Khoa nhìn bằng con mắt nhân hóa, viết bằng trái tim và tìnhcảm gia đình hoặc tình thân bè bạn bởi thế cho nên chúng hiện lên vô cùng thânmật, gần gũi, đáng yêu và giàu tình cảm Chẳng hạn con chó vàng không còn là mộtcon vật nuôi trông nhà, giữ cửa bằng cơm thừa canh cặn thông thường mà trở thànhngười bạn, trở thành một thành viên của gia đình với cách xưng hô thân mật: mày –tao và khi nó sợ quá mà bỏ đi khiến nhà thơ buồn rầu, thương nhớ như mất đi mộtngười thân trong gia đình.

Bằng sự kết hợp tuyệt vời giữa trí tưởng tượng, liên tưởng vô cùng phongphú cộng thêm với vốn từ và khả năng sử dụng từ ngữ tài tình, thiên bẩm, TrầnĐăng Khoa đã có những vần thơ biến tất cả những sự vật như cỏ cây, hoa lá đến cáchiện tượng cực đoan của thiên như mưa giông bão giật vốn vô tri vô giác lại nhưđược nhà thơ thổi hồn biến chúng trở thành những sinh thể có hồn, có tâm tư, cócảm xúc, có nét cảm nét nghĩ như con người Chúng xuất hiện và tồn tại thật gầngũi, vừa sống động nhiều màu sắc vừa dung dị thân thiện như những người bạn củatrẻ thơ Bên cạnh một số ít bài thơ nói về bầu trời với các diễn biến thời tiết khắcnghiệt cực đoan, chúng ta thấy ở nhiều bài thơ nắng vàng rực rỡ hoặc bát ngát ánhtrăng Đặc biệt ở trong tập thơ này, bởi vì trăng được quan sát cảm nhận và miêu tảqua lăng kính của cậu thiếu nhi nên thật sự trở thành ông trăng của của làng quê,cũng mang nét ngây ngô tinh nghịch, ngộ nghĩnh và là người bạn của trẻ em Chínhnhững tình cảm chân thành và tình yêu thương, sự gắn bó gần gũi thân thiết vớinhững cây cối vạn vật xung quanh của Trần Đăng Khoa đã khiến những vần thơ tuyđơn sơ mộc mạc pha chút ngây ngô ngộ nghĩnh ấy chiếm lĩnh tình cảm của bạn đọckhông chỉ trong nước mà còn trên khắp thế giới

Có thể nói, nhìn chung tuyệt đại đa số các loại cây cối được xuất hiện trongtập thơ này đều là những loại cây quen thuộc với người nông dân cũng như trẻ thơsống ở thôn quê như bưởi, nhãn, chuối, mía, duối, tre, bàng, đa những loại cây ấy

Trang 33

gắn liền với cuộc sống bình yên của vùng nông thôn và sự lớn lên hàng ngày củanhững đứa trẻ con nơi đây Đó là cây dừa, một loại cây quen thuộc, nó vô cùng thânthiện với đám trẻ con, chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh những em thiếu nhitrèo lên hóng mát hay hái dừa mỗi khi chiều về Cây dừa quen thuộc là thế nhưngđể cảm nhận được vẻ đẹp của dừa như Trần Đăng Khoa thì thật là hiếm có Ở đâycần phải hội tụ đủ cả các yếu tố từ tài quan sát, miêu tả, óc liên tưởng phong phúđến một tình cảm đặc biệt với cây dừa, đó là tình bạn Một tình bạn vô tư và quýmến

Cây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng nămQuả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

( Cây dừa)

Được viết năm 1967 khi Trần Đăng Khoa mới 9 tuổi, qua cảm nhận của nhàthơ trẻ, cây dừa hiện lên như một con người Cây dừa vừa mang nét ngộ nghĩnhđáng yêu vừa gần gũi thân thiện như một người bạn vui tính hòa đồng thích giaohòa, giao cảm với con người mà đặc biệt là những người bạn trẻ

Nếu như dừa thường được trồng ở vườn và gắn liền với những kỉ niệm củatrẻ chăn trâu thì cây bàng thường được trồng nhiều ở hai bên đường làng và ở mỗisân trường cho nên có thể nói bàng là một trong những loài cây quen thuộc gắn bónhất với trẻ thơ, với những kỉ niệm của ngày cắp sách đến trường Đặc biệt càng ýnghĩa hơn khi cây bàng ấy được trồng và chăm sóc bởi chính bàn tay của các em, đóchính là minh chứng rõ nét cho tinh thần và những hành động cụ thể, thiết thực củalòng yêu thiên nhiên của Trần Đăng Khoa nói riêng, của các bạn nhỏ nói chung

Em đào hố nhỏỞ bên đường làngTrồng một cây bàngĐông qua rồi đến xuân sangCây bàng đã nhú búp bàng tím tươi….

Trang 34

(Cây bàng)

Cũng giống như khi miêu tả các loại cây, chúng tôi nhận thấy hầu hết tất cảcác loài vật được Trần Đăng Khoa nhắc đến và miêu tả trong tập thơ này đều lànhững loại vật hết sức quen thuộc với mỗi gia đình, với mỗi trẻ em như chó, mèo,gà, chim, cá, giun, bướm rất ít và hầu như không có sự xuất hiện của các loạiđộng vật quý hiếm nơi rừng xanh núi thẳm như sư tử, gấu, báo, voi Điều nàyhoàn toàn phù hợp với logic bởi vì đây là tập thơ của một cậu bé lên 10, cậu sẽ chỉtiếp xúc nhiều đối với những loài vật quen thuộc gắn bó với từng hộ dân, từng cánhđồng hoặc trong mỗi trò chơi đuổi theo cánh bướm mà rất ít thậm chí chưa bao giờtiếp xúc với các loài vật trong rừng sâu nên không có nhiều ấn tượng Bên cạnh đó,chúng tôi cũng nhận thấy, trong số các loài vật quen thuộc được Trần Đăng Khoamiêu tả thì nhóm các loài trên cạn đặc biệt là được nuôi trong gia đình được nhà thơnhắc đến và miêu tả nhiều nhất Bởi lẽ những con vật ấy thật sự gắn bó và đượcTrần Đăng Khoa coi như những người bạn thân thiết Chính vì lẽ đó chúng ta bắtgặp trong nhiều bài thơ cách xưng hô với các loài vật vừa lạ lại vừa quen “mày –

tao”, quen vì nó vẫn thường diễn ra hàng ngày trong mỗi gia đình, trong từng câu

chuyện của cuộc sống, nhưng lạ là bởi rất hiếm người dám đưa nó vào trong thơ,cách xưng hô này nó vừa mang nét đặc trưng hồn nhiên của trẻ thơ, lại vừa có cáimộc mạc gần gũi, suồng sã, dân dã của đời thường Số lượng những bài thơ có cách

xưng hô mày –tao khá nhiều, có thể kể đến như bài Sao không về Vàng ơi, Đánhtam cúc, Nói với con gà mái, Nhớ bạn… Thật đặc biệt là với cách xưng hô này

không hề gây nên sự khó chịu cho người đọc, ngược lại người đọc còn thấy rất hứngthú với sự vô tư hồn nhiên này

Vào mỗi sáng mai thức dậy, những con vật nuôi trong nhà đối với Trần ĐăngKhoa chẳng khác chi là những người bạn đặc biệt, mỗi người bạn đặc biệt ấy mangmỗi vẻ nhưng hành động và tâm tính của họ thì đã được người bạn nhỏ Trần ĐăngKhoa nắm chắc như lòng bàn tay

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

Trang 35

Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng Gà Trống huyên thuyên một hồi

(Buổi sáng nhà em)

Bài thơ Nói với con gà mái là những vần thơ chứa đầy sự cảm thông, xót

thương của bạn nhỏ với việc bị mất đi những đứa con của con gà mái Bom đạn đãvùi lấp và hủy hoại đi không chỉ sự sống của con người mà còn tàn phá sinh thái,tàn phá thiên nhiên vạn vật Đến ngay cả những chú gà con vô tội cũng không thoátkhỏi, không ngoại lệ

Mày nhìn tao, con mắt lạc hẳn điTròng mắt vằn những tia máu đỏCái nhìn cháy như hai hòn lửa

Có phải tại tao đâu!

(Nói với con gà mái)

Cũng cùng chủ đề nói về sự khốc liệt của chiến tranh, bài thơ “Sao không vềVàng ơi” của Trần Đăng Khóa là bài thơ hay và xúc động, kể về cậu bé có một chú

chó có bộ lông màu vàng Cậu bé với con chó của mình luôn gắn bó, quấn quýt, cậubé rất yêu thương người bạn này Sự ác liệt của bom đạn đã khiến chú chó vànghoảng sợ và bỏ đi, để lại sự cô đơn ngóng trông mong mỏi trong lòng cậu bé Ngườibạn thân của tác giả đã không còn ở nhà, đã không còn cảnh chú chó mừng quýnhchạy ra đón cậu chủ, đón người bạn đi học về như mọi hôm Tác giả cảm thấy trốngtrải bao nhiêu thì thương nhớ chú chó bấy nhiêu

“Tao đi học về nhàLà mày chạy xồ raĐầu tiên mày rối rítCái đuôi mừng ngoáy tít

Tao chờ mày đã lâuCơm phần mày để cửa.

Sao không về hả chó?

Trang 36

Tao nhớ mày lắm đóVàng ơi là Vàng ơi!…

(Sao không về vàng ơi)

Cùng viết về loài vật nuôi trong nhà, chú mèo khoang trong bài thơ Đánhtam cúc cũng được Trần Đăng Khoa dành tình cảm chẳng khác chi với chú chó

vàng Bài thơ là câu chuyện bằng thơ kể về việc bé Giang chơi đùa với chú mèokhoang của mình khi bố mẹ vắng nhà Trong cảm nhận của bé Giang, chú mèokhoang thật sự là người bạn thân thiết vừa chơi cùng bé vừa bầu bạn với bé Giangnhất là những khi bé chỉ có một mình

Cả nhà vắng hếtChỉ còn bé Giang

Bé đánh tam cúcVới con mèo khoang

Quân này mày chuiQuân này tao được!Mèo bỗng dỏng taiMắt xanh như nước

(Đánh tam cúc)

Bài thơ Con trâu đen lông mượt đem đến cho chúng ta cảm giác cậu bé Trần

Đăng Khoa ngày ấy có suy nghĩ vượt trước lứa tuổi của mình Lời thơ là lời của bạn

nhỏ chăn trâu thủ thỉ với con trâu nhà mình, hay nói đúng hơn thì đây là lời tâm sựtâm tình của bạn ấy đối với con trâu Chú không chỉ coi trâu là vật nuôi mà còn coilà người thân, thành viên trong gia đình và trên hết là tình bạn thân thiết đối với contrâu đen có bộ lông mượt ấy

Con trâu đen lông mượtCái sừng nó vênh vênh

Trâu ơi, ăn cỏ mật

Trang 37

Hay là ăn cỏ gàĐừng ăn lúa đồng ta

Lúa của mẹ của chaPhải cấy cày vất vả

(Con trâu đen lông mượt)

Được sáng tác từ cảm hứng của một khoảnh khắc bắt gặp cánh bướm vàngtrên đường đi, con bướm vàng chợt đến rồi chợt vụt đi trong sự nuối tiếc của ngườibạn nhỏ, bạn còn đang muốn chơi muốn đùa cùng cánh bướm

Con bướm vàngCon bướm vàngBay nhẹ nhàng

Trên bờ cỏEm thích quáEm đuổi theo

Nhưng tiếc thay, con bướm với đôi cánh trời sinh ấy nó đã phát huy hết khảnăng của mình bay vút đi, để lại chú bé ngẩn ngơ bên đám cỏ xanh với bao nuối tiếc

Con bướm vàngNó vỗ cánhVút lên caoEm nhìn theoCon bướm vàngCon bướm vàng

(Con bướm vàng)

Bằng tình cảm chân thành, thân mật, gần gũi và tình yêu thiên nhiên vạn vậttha thiết, Trần Đăng Khoa đã thể hiện tấm lòng nhân hậu ngay từ khi còn là một đứatrẻ Với trẻ con mà nhất lại là trẻ con nơi nông thôn, không hiếm gặp cảnh các emtrèo cây bẻ cành hái quả Đôi khi những cây xanh hay những bông hoa vô tội đangsống tươi tốt và khoe sắc khoe hương lại bị chính sự nghịch ngợm và vô cảm củamột bàn tay trẻ em nào đó bẻ đi, phá nát đi Chính vì lẽ đó những bài thơ trong tập

Trang 38

thơ “Góc sân và khoảng trời” càng trở nên quý giá và giàu ý nghĩa hơn khi nó gópphần quan trọng vào việc tác động đến nhận thức cũng như tâm lí của biết bao nhiêuthế hệ trẻ thơ khiến các bạn nhỏ thêm yêu thiên nhiên, ra sức trồng và bảo vệ câyxanh, yêu động vật và tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ hệsinh thái

2.1.2 Thiên nhiên như là cội nguồn của thế giới trẻ thơ

2.1.2.1 Thiên nhiên là nơi trẻ em vui chơi, học tập

“Góc sân và khoảng trời” là tập thơ của tuổi thơ, là tập thơ của đứa trẻ nông

thôn làm thơ cho nên đặc sệt chất quê và có lẽ đây cũng chính là một trong nhữngyếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công cho sự nghiệp sáng tác củaTrần Đăng Khoa nói chung, mảng thơ viết cho thiếu nhi nói riêng Hình ảnh thơ tuycó sự liên tưởng phong phú, có tính điêu luyện của một thần đồng nhưng cũng vẫnchất chứa chất quê Đọc tập thơ, chúng ta thấy chính những vạn vật, cây cối ở vùngthôn quê không chỉ là người bạn của trẻ thơ mà còn là nguồn cội nuôi dưỡng tâmhồn của các bé Ngay từ thứ thân quen nhất như cái sân nhỏ cũng chính là sân khấunhỏ để em học, em chơi, em làm việc và từ đó biết bao nhiêu kỉ niệm từ những tròchơi dân gian đến những mơ ước chinh phục tự nhiên cứ thế dần dần hình thành nêntrong trái tim trẻ thơ

Em thường rải cái nongRa góc sân ngồi họcNhững đêm có trăng mọc

Em chơi cho đến khuyaThường là xỉa cá mèHay làm mèo đuổi chuột

Góc sân không chỉ là chỗ để bạn nhỏ vui chơi, cũng chính trong khuôn khổcủa cái không gian nhỏ hẹp ấy, biết bao nhiêu ước mơ giản dị đã được ươm mầm.Ước mơ ấy không cao siêu, không cá nhân mà là cho tập thể, cho bà con, cho quêhương Đó là những cánh đồng lúa chín vàng óng ả với mùa vàng bội thu được cáccô tiên trong bức tranh em vẽ tạo ra Như vậy mới thấy ngay cả khi chơi cùng các

Trang 39

bạn, cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa cũng luôn hướng tới quê hương, hướng tớingười dân lao động Từ đó chúng ta mới thấy tấm lòng nhân hậu, trong sáng của cậuđáng quý biết bao

Khi trời râm em vẽVẽ cô tiên lặng lẽRải hoa trên bầu trời

Thế là bao đồng lúaCứ chín vàng, vàng tươi

( Cái sân )2.1.2.2 Thiên nhiên là nơi trẻ em lao động

Góc sân tuy nhỏ hẹp nhưng thật không ngoa khi gọi đó là “sân khấu” củaTrần Đăng Khoa Chúng ta gọi đó là sân khấu bởi lẽ trên cái mặt sân nhỏ hẹp ấy nhàthơ nhỏ và các đứa bạn đã biểu diễn biết bao nhiêu trò chơi, bao nhiêu tiết mục Đócũng chính là cái giá vẽ đa năng để các em thỏa sức thể hiện ước mơ, và cũng cáisân ấy lại là nơi để Trần Đăng Khoa thể hiện sự chăm chỉ trong lao động Công việctuy nhỏ nhưng nếu không làm thì mãi mãi cũng vẫn chẳng xong

Những lúc mưa sậm hộtEm bắt cái vòi cauChảy vào giữa chum sâu

( Cái sân )

Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta bắt gặp có một thế giới làng quê thânthuộc chứ không phải là một thế giới xa lạ viển vông, chúng ta bắt gặp ở trong thơTrần Đăng Khoa hình ảnh về không gian của khu vườn tuyệt đẹp trong những đêmlấp lánh trăng lên với một luống khoai, những hàng chuối mật Chính trên mảnhvườn ấy là nơi tác giả thể hiện ý thức trách nhiệm với gia đình trong việc phụ giúpcha mẹ không chỉ trồng và chăm sóc rau xanh mà cả trong việc trồng thêm cây ăntrái Qua đó thể hiện sự chăm chỉ trong lao động cũng như tình yêu đối với thiênnhiên, cây cối

Vườn em có một luống khoaiCó hàng chuối mật với hai luống cà

Trang 40

Em trồng thêm một cây naLá xanh vẫy gió như là gọi chim…

( Vườn em)

Khi không gian thiên nhiên được mở rộng ra khỏi khuôn khổ của góc sân, khu vườn, chúng ta bắt gặp hình ảnh của một Trần Đăng Khoa chăm chỉ hăng say lao động Lao động vốn không phải là cái gì quá cao siêu hay xa lạ với trẻ con nông thôn nhưng điều đáng quý và đáng nói ở đây chính là thái độ vui vẻ hăng say khi các em làm việc Dù có mải làm đến đâu, dù cậu bé có “thần đồng” đến mấy thì chúng ta vẫn bắt gặp một Trần Đăng Khoa hồn nhiên, ngộ nghĩnh

Còn em, em kéo xeChở phân ra lót ruộng- Ái chà, con cà cuốngBỏ ngay vào ống bơ!

( Cánh đồng làng Điền Trì)

Vì yêu quê hương, yêu thiên nhiên và hăng say lao động cho nên tất cảnhững gì là thân thuộc bình dị nhất của làng quê cứ dần dần ngấm vào tâm hồn thơngây của đứa trẻ ấy đến mức cậu bé đó có thể cảm nhận được một cách tinh vinhững mùi vị đặc trưng của làng quê bình dị

Mùi bùn đang ngấuMùi phân đang hoai

Không chỉ chăm chút cho cây cối trong mảnh vườn của gia đình mình, vớimột tấm lòng yêu thiên nhiên và đôi bàn tay hăng say lao động không ngại vất vả,Trần Đăng Khoa còn có những hành động thật ý nghĩa và thật đẹp khi trồng câybàng trên đường làng để vừa làm đẹp cho quê hương vừa là nơi nghỉ ngơi hóng mátcho người dân sau trong những ngày lao động đồng áng vất vả Hành động tuy nhỏnhưng không phải ai cũng đủ nhiệt tình và trách nhiệm để thực hiện

Em đào hố nhỏở bên đường làngTrồng một cây bàngĐông qua rồi đến xuân sang

Ngày đăng: 21/06/2024, 07:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w