1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

226Ch02010 trần tiểu huyền trang nộp tiểu luận htvh 1975

36 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xã hội hiện đại với sự phát triển cao của ý thức cá nhân cũng đồng thời nảy sinh mặt trái, đó là sự lỏng lẻo của các mối quan hệ, sự cực đoan trong những đòi hỏi vị kỷ của cá nhân, những áp lực của công việc, của mưu sinh… đã đẩy con người đến chỗ phân rã, rơi vào bi kịch bị tha hóa, bị “tẩy trắng”, “biến mất” khỏi cộng đồng.

Trang 1

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & VH DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN

MỐI QUAN HOÀI VỀ THÂN PHẬN, SỐ PHẬN CON NGƯỜITRONG VĂN HỌC SAU 1975

Học phần: Hình thái thẩm mĩ của văn học Việt Nam sau 1975 Mã học phần: LL2314

Mã lớp: 2207CH02A

Học kì 1, năm học: 2022 - 2024

Phú Thọ, tháng 07 năm 2022

Trang 2

bài thiphách

(Do HĐchấmthi ghi)

(Do HĐchấm thi

Họ và tên HV: Trần Tiểu Huyền TrangGVHD: TS.Nguyễn Thị Thúy Hằng Ngày, tháng, năm sinh: 07/08/1987Tên lớp: K7A – Lý luận văn họcMã lớp: 2207CH02A

Mã HV: 226CH02010Ghi

bằng số

Ghi bằngchữ

Họ, tên và chữ kýcủa

cán bộ chấm thi 1

Họ, tên và chữ kýcủa

cán bộ chấm thi 2

Họ, tên và chữ ký của giảngviên thu bài thi

MỤC LỤC

Trang 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của tiểu luận 4

7 Cấu trúc của tiểu luận 5

CHƯƠNG 1: SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ THẨM MĨ TRONGVĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 5

1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và nhu cầu thay đổi hệ thống giá trị 5

1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội mới 5

1.1.2 Nhu cầu thay đổi hệ thống giá trị trong đời sống 6

1.1.3 Con người cá nhân sau 1975 6

1.2 Đổi mới văn học sự hình thành hệ thống giá trị thẩm mĩ mới 11

1.2.1 Vận động đổi mới 11

1.2.2 Sự thay đổi cục diện các giá trị thẩm mĩ trong văn học sau 1975 12

CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, THẨM MĨ CỦA VIỆC QUANTÂM THỂ HIỆN THÂN PHẬN, SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG VĂNHỌC VIỆT NAM SAU 1975 13

2.1 Thể loại văn học và sự thể hiện thân phận, số phận con người 13

2.1.1 Số phận con người đối tượng thể hiện đặc biệt của văn học 13

2.1.2 Ưu thế của tiểu thuyết trong việc thể hiện thân phận, số phận conngười 13

2.1.3 Thân phận, số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 14

Trang 4

thuyết Việt Nam sau 1975 15

2.2 Khái quát về sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Namsau 1975 17

2.2.1 Chặng đường mới của tiểu thuyết sau 1975 17

2.2.2 Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người 18

2.2.3 Những định hướng lớn trên vấn đề thể hiện thân phận, số phận conngười 19

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÌNH DIỆN CHỦ YẾU VÀ MỐI QUAN HOÀI VỀTHÂN PHẬN, SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC SAU 1975 20

3.1 Số phận con người giữa muôn mặt phức tạp của đời thường 20

3.1.1 Bi kịch của việc kém thích ứng 20

3.1.2 Bi kịch của việc thích ứng vội vàng mà thiếu hụt căn bản văn hóa 21

3.1.3 Bi kịch của sự nhầm lẫn trong đi tìm và xác lập bảng giá trị mới 21

3.2 Số phận con người trong việc khẳng định những gì thuộc về bản thể .223.2.1 Số phận con người qua việc đấu tranh khẳng định cá tính 22

3.2.2 Số phận con người qua việc khẳng định những nhu cầu bản năng và tưtưởng 22

3.2.3 Mối quan hoài về thân phận, số phận con người sau 1975 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nướcchuyển từ hoàn cảnh thời chiến sang thời bình với yêu cầu đổi mới, dân chủ hóamọi mặt của đời sống xã hội, các nhà văn đứng trước cơ hội và thách thức trongviệc bộc lộ chính kiến và thể hiện nỗ lực tìm tòi để làm mới văn học và làm mớichính mình Sự đổi mới đó phù hợp với quy luật phát triển khách quan Đâycũng là thời kỳ văn xuôi nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng tích cực đào

tầng vỉa của đời sống, nhìn nhận lại nhiều vấn đề về con người và gặt hái đượcnhiều thành tựu, trở thành đối tượng hấp dẫn cần được quan tâm nghiên cứu Trong văn học sau 1975, tiểu thuyết là thể loại quan trọng bậc nhất trongvăn xuôi hiện đại, có khả năng khám phá cuộc sống ở cả chiều sâu và bề rộng,với nhiều thành công khi thể hiện số phận con người bởi những ưu thế không

loại nào có được Sự thay đổi trong cách thể hiện về thân phận, số phận conngười làm biến đổi mọi bình diện của sáng tác, từ cảm hứng, hệ đề tài, chủ đề,hệ thống nhân vật, giọng điệu, ngôn từ Vì vậy, nghiên cứu sự thể hiện thânphận, số phận

con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 là thực sự cần thiết, giúp tiếpcận và lí giải yếu tố cơ bản chi phối sự biến đổi nội dung và nghệ thuật của tiểuthuyết Việt Nam sau 1975.

Trong tiến trình lịch sử văn học, nhìn chung vấn đề con người và thânphận, số phận con người luôn được các nhà văn quan tâm Tuy nhiên, do hoàncảnh lịch sử, xã hội quy định, có những thời kỳ, thân phận, số phận con người,

con người cá nhân còn bị xem nhẹ Sự trở về quan tâm thể hiện thân phận, sốphận con người trong tiểu thuyết sau 1975 là sự kế thừa, tiếp nối tinh thần nhânbản của truyền thống văn học dân tộc Vì vậy nghiên cứu vấn đề mối quan hoàivề thân phận, số phận con người trong văn học sau 1975 cũng sẽ góp phần hiểu

Trang 6

hơn quyluật vận động của lịch sử văn học nói chung, gợi nhiều vấn đề lý thú cho việcnghiên cứu, phê bình Việc nghiên cứu sự thể hiện thân phận, số phận con ngườitrong văn học Việt Nam sau 1975, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mangtính thời sự, thực tiễn đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng của việc dạyhọc Ngữ văn trong nhà trường.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Mốiquan hoài về thân phận, số phận con người trong văn học sau 1975” làm đề

tài nghiên cứu tiểu luận của mình Hy vọng góp thêm một hướng tiếp cận, mộtgóc nhìn, một cách khám phá giá trị nghệ thuật thẩm mĩ trong văn học.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề “Mối quan hoài về thân phận, số phận con người trong văn học

sau 1975” là một đề tài nghiên cứu mới Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được

nghiên cứu ở những phương diện tổng quan Những nghiên cứu ở cấp độ cụ thể

về thi pháp tác giả, tác phẩm Có một số chuyên luận, luận văn, bài nghiên cứutrực tiếp bàn đến đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi giai đoạn này nhưng chỉ ởphạm vi từng vấn đề cục bộ

* Những nghiên cứu chung về con người cá nhân và vai trò, vị thế của conngười cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975:

Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã được các

nhà nghiên cứu quan tâm trên phương diện tổng quan, bắt đầu từ những nămtám mươi, thế kỉ XX Nhìn chung, các tác giả đều đồng thuận cho rằng: conngười cá nhân được xem là hạt nhân trong sự thay đổi quan niệm nghệ thuật vềcon người của văn xuôi Việt Nam sau 1975 Và sự thay đổi quan niệm nghệthuật về con người trong tiểu thuyết và truyện ngắn làm biến đổi mọi bình diệncủa sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cấu trúc thể loại (Cáccông trình, bài viết của Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, BùiViệt Thắng, Vũ Tuấn Anh, Bích Thu…).

Trang 7

* Những nghiên cứu về những thân phận, số phận con người trong văn học ViệtNam sau 1975:

Vấn đề này chủ yếu hướng tới hai đối tượng: những thân phận bèo bọt vànhững số phận bất hạnh Chưa bao giờ trong cuộc đời vấn đề thân phận của conngười trong cuộc đời lại thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà văn đến thế Cólẽ sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh cùng sự va xiết, áp lực nghiệt ngã của đờisống mới, đã khiến người ta phải suy ngẫm ráo riết về thân phận của con ngườitrong cuộc đời, về sự nhọc nhằn tủi cực, đau đớn của những kiếp người trong cõibể dâu Các cây bút văn xuôi tỏ ra hết sức nhạy cảm trước những thân phận bèobọt, nhỏ nhoi của con người, bất kể người đó có địa vị như thế nào, sang hèn haythấp kém trong xã hội Những tác phẩm thể hiện chủ đề này thường là giả lịchsử, giả cổ tích hoặc tiểu thuyết lịch sử Và thân phận bèo bọt của những conngười có địa vị cao trong xã hội, thường được thể hiện gắn với chủ đề cô đơn,cảm thương cho những số phận ấy là những xót xa của sự cô đơn những kiếpngười như là nạn nhân trong dòng chảy xiết của lịch sử Thể hiện qua các tácphẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Đặng Lân Phú, Vinh Hoa,… (Các công trình, bàiviết của Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Bình, Lê Thị Hằng,… ) Tuy nhiên, cho đếnnay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống

vấn đề “Mối quan hoài về thân phận, số phận con người trong văn học sau

1975” Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài, tập trung nghiên

cứu một cách có hệ thống các bình diện về thân phận, số phận con người và

những phương thức nghệ thuật thể hiện là nhiệm vụ tôi đặt ra trong tiểu luậnnày.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là “Mối

quan hoài về thân phận, số phận con người trong văn học sau 1975”

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết, nhất là những tiểu thuyếtnổi bật sau 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay có ý thức tự giác trong việc nhìn

Trang 8

nhận và thể hiện thân phận, số phận con người; trong đó tôi chú ý đến các tácphẩm đã đạt giải thưởng (Hội Nhà văn, Bộ Quốc phòng ), các tác phẩm đượcdư luận quan tâm Khi cần thiết, tôi cũng tìm hiểu thêm các tiểu thuyết ViệtNam trước năm 1975 (ở khu vực chính thống) và các tiểu thuyết nổi tiếng củavăn học thế giới quan tâm thể hiện mối quan hoài về thân phận, số phận conngười sau 1975.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tiểu luận là chỉ ra những kế thừa và đổi mới trong việc thểhiện thân phận, số phận con người văn học Việt Nam sau 1975, xem đây nhưmột phương diện cốt lõi của sự đổi mới tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết; từ đócó cơ sở nhìn nhận, đánh giá quy luật vận động của văn xuôi nói chung, tiểuthuyết nói riêng ở một giai đoạn mà nó buộc phải đổi mới sau khi đã hoàn thànhnhững nhiệm vụ trọng đại trước lịch sử, dân tộc và nhân dân.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, tiểu luận hướng đến thực hiệnnhững nhiệm vụ cơ bản sau:

+ Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, nhu cầu thể hiện con người cá nhân sau 1975 + Tìm hiểu những tiền đề xã hội, thẩm mỹ của việc quan tâm thể hiện thân phận,số phận con người trong văn học Việt Nam sau 1975.

+ Khảo sát những biểu hiện cụ thể của sự thể hiện thân phận, số phận con ngườitrong văn học Việt Nam sau 1975, so sánh sự thể hiện thân phận, số phận conngười trong văn học Việt Nam sau 1975 với văn học Việt Nam trước 1975, nhấtlà giai đoạn 1945 - 1975.

+ Phân tích những bình diện chủ yếu thể hiện thân phận, số phận con ngườitrong Việt Nam sau 1975.

+ Tìm hiểu và làm rõ mối quan hoài về thân phận, số phận con người sau 1975.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tiểu luận sử dụng phối hợp các phương phápnghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử, Phương pháp cấu trúc - hệ thống, Phương

Trang 9

pháp so sánh - đối chiếu, Phương pháp liên ngành Ngoài ra, tôi thường xuyênsử dụng các thao tác miêu tả, phân tích, tổng hợp để làm căn cứ cho kết luậnkhoa học Tôi còn cố gắng vận dụng một số lý thuyết nghiên cứu văn học để giảiquyết đề tài như: thi pháp học, tự sự học, liên văn bản nhằm đáp ứng tốt hơnmục tiêu của tiểu luận.

6 Đóng góp của tiểu luận

- Tiểu luận là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về Sự thể hiệnthân phận, số phận con người trong văn học Việt Nam sau 1975 trên cả haiphương diện: nội dung cụ thể của vấn đề thân phận, số phận con người và hệthống phương thức, phương tiện thể hiện thân phận, số phận con người.

- Góp phần khẳng định sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ở mộtchiều sâu cốt lõi là trình độ tư duy thẩm mĩ về con người.

- Góp phần khẳng định nỗ lực của các nhà văn Việt Nam sau 1975 trong việc tạora những cách thức biểu đạt mới nhằm đem đến những nhận thức, quan niệmmới, cái nhìn toàn diện, nhân văn về thân phận, số phận con người.

7 Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, thì nội dung chính củatiểu luận được chia làm ba chương:

Chương 1: Sự thay đổi hệ thống giá trị thẩm mĩ trong văn học Việt Nam sau1975

Chương 2: Những tiền đề xã hội, thẩm mĩ của việc quan tâm thể hiện thân phận,số phận con người trong văn học Việt Nam sau 1975

Chương 3: Những bình diện chủ yếu và mối quan hoài về thân phận, số phậncon người trong văn học sau 1975

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ THẨM MĨ TRONGVĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975

1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và nhu cầu thay đổi hệ thống giá trị

1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội mới

Trang 10

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã trở thành một dấu mốc, để từ đây mộtthời kì mới trong lịch sử dân tộc bắt đầu Đại hội toàn quốc lần thứ VI của ĐảngCộng sản Việt Nam (1986) với những chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ đãtạo ra bước chuyển biến hệ trọng Nền kinh tế đã bắt đầu có sự tăng trưởng vớitốc độ ngày càng cao và dần tiến tới ổn định, tạo đà cho sự phát triển bền vững.Trải qua thế kỉ XX, bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam tuy có những thăng trầmnhất định, song sự hình thành và phát triển một đời sống xã hội hiện đại đã ngàymột hiện hình rõ nét Tính hiện đại ấy, suy cho cùng, được thể hiện ở hệ thốnggiá trị mới như một thang chuẩn tiến bộ cho sự sống của con người

Khác với hoàn cảnh chiến tranh, đời sống hòa bình đưa con người trở về vớiquỹ đạo đời thường, tạo điều kiện nảy sinh những nhu cầu mới, những quanniệm thẩm mĩ mới, hình thành nên những lớp công chúng mới Ý thức cá nhânđã được đánh thức trở lại với những đòi hỏi cụ thể, bình thường nhất Nhiều giátrị trong thời chiến đã đổi khác và thay thế nó là những hệ giá trị mới đang trongquá trình hình thành Đời sống văn hóa tư tưởng vì vậy cũng vô cùng phức tạp,thậm chí khủng hoảng ở một bộ phận nào đó Có những người cực đoan khi phêphán, phủ định sạch trơn tất cả những giá trị của thời kì trước Có không ít ngườirơi vào tình thế lạc thời, không tìm thấy chỗ đứng và điểm tựa trong cuộc sống.Bên cạnh những nhu cầu, những đòi hỏi chính đáng của con người cá nhân, còncó một bộ phận đã không định hướng được các giá trị tinh thần, chạy theo lốisống sùng bái vật chất, lối sống hưởng thụ, ích kỉ, xa rời các giá trị nhânbản… Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ vào ý thức của nhà văn và được phảnánh trong thực tiễn sáng tác.

1.1.2 Nhu cầu thay đổi hệ thống giá trị trong đời sống

Sự thay đổi toàn diện đời sống xã hội tất yếu dẫn đến sự đổi thay hệ thốnggiá trị của đời sống Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, hệ giá trị của đờisống tất yếu đổi thay Từ kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang kinh tế thịtrờng, hệ giá trị của đời sống tất yếu đổi thay Từ quan hệ hầu như chỉ khép kíntrong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đến chủ trương mở cửa, hội nhập toàndiện với thế giới, tất yếu nảy sinh nhu cầu thay đổi hệ giá trị của đời sống.

Trang 11

Chiến tranh mọi thứ dồn lại trong quan hệ sống – chết, những mối quan hệbình thường khác bị khuất lấp hoặc được ưu tiên Còn khi hòa bình, cái bình trỗidậy, vây quanh con người Cái Ta, cái Tôi cá thể, hạnh phúc cá nhân, nhu cầuvật chất, quyền được phát triển tự do, được khẳng định tài năng, nhân cách cánhân hết sức quan trọng trong giá trị đời sống.

Bối cảnh lịch sử xã hội mới từ sau 1975 đã tạo ra sự đổi mới toàn bộ hệ giátrị đời sống, là tiền đề thiết yếu cho sự thay đổi hệ giá trị thẩm mĩ trong văn học,

sự đổi mới văn học

1.1.3 Con người cá nhân sau 1975

Từ bối cảnh lịch sử xã hội mới và nhu cầu thay đổi hệ thống giá trị trong

đời sống đã đưa đến những nhu cầu thể hiện con người cá nhân sau 1975 Trongđó nổi trội nhất của con người cá nhân là những kiểu loại điển hình như: conngười tự ý thức, kiểu con người cô đơn, con người tự nhiên và con người vô

* Con người tự ý thức:

+) Nhận thức về cái tôi và hành trình kiếm tìm bản thể:

Tự nhận thức và tìm hiểu chính mình là cái đầu tiên mà con người quantâm đến Hướng tới cái tôi có, cái tôi đã làm và cái tôi chưa làm được là mụcđích của nhiều tác giả Con người cá nhân trong hành trình nhận thức chínhmình đã tự vấn, phản tỉnh, nhận thức về giá trị độc lập của chính nó (Bức tranh,Cỏ lau, Thời xa vắng, Thiên sứ…) Để khẳng định bản sắc riêng, trả lời câu hỏi:Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi tồn tại ở cõi đời này vì điều gì? Cái gì khiến cho

con người buộc phải tham gia vào cuộc kiếm tìm Con người kiếm tìm đã manhnha trong tác phẩm của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma VănKháng, xuất hiện nhiều trong tác phẩm của các nhà văn lớp sau: Phạm Thị Hoài,Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh,…)

Kiếm tìm chính mình, khẳng định chính mình, con người tìm đến với ýniệm về sự tự do Đó là sự không trói buộc, không áp đặt, là sự tôn trọng đối vớinhững ham muốn sở thích của mỗi cá nhân, là lẽ tồn tại theo sở nguyện của mỗi

Trang 12

cá nhân con người trong một hoàn cảnh nhất định Tiểu thuyết và truyện ngắnsau 1975 còn có thể hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ của cá nhân thông qua ý thức vềgiới Có thể nói, chưa bao giờ, ý thức về giới lại được thể hiện tự giác và mạnhmẽ như thế Quan tâm đến vấn đề này nhiều nhất vẫn là các nhà văn nữ, vớinhững biểu hiện khá đa dạng: sự thức tỉnh đời sống riêng tư, ý thức “dám làmình”, ý thức về vẻ đẹp thân thể và sức mạnh thiên tính nữ; khẳng định tài năng,trí tuệ, bản lĩnh tự lập giữa cuộc đời Đó cũng có thể coi là dấu hiệu sự thức tỉnh

+) Theo đuổi những đam mê riêng, vượt qua khuôn thước số đông:

Khi nhận thức về giá trị của cái tôi, con người cá nhân luôn có khát vọngtìm kiếm những giá trị đích thực của đời sống, họ hướng tới những đam mê, sởthích của riêng mình mà không bị ràng buộc bởi quan niệm của số đông, tìm đếnvới tình yêu, nghệ thuật, hay lí tưởng về cái đẹp toàn mĩ… (Bến quê, Người đànbà trên chuyến tàu tốc hành, Thời gian của người, Con gái thủy thần…)

+) Nhận thức về cá nhân trong sự phân rã của các mối quan hệ gia đình, xã

Xã hội hiện đại với sự phát triển cao của ý thức cá nhân cũng đồng thời nảy sinh mặt trái, đó là sự lỏng lẻo của các mối quan hệ, sự cực đoan trongnhững đòi hỏi vị kỷ của cá nhân, những áp lực của công việc, của mưu sinh…đã đẩy con người đến chỗ phân rã, rơi vào bi kịch bị tha hóa, bị “tẩy trắng”,“biến mất” khỏi cộng đồng Hàng loạt tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn, Thiênsứ (Phạm Thị Hoài), Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Kịch câm (Phan ThịVàng Anh), Trí nhớ suy tàn, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), China town (Thuận),Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư),… đưa ra nhận thức mang tính cảnh báonày Có thể nói, tự ý thức là phẩm chất của con người trong đời sống Khi còn ýthức về bản thể, về nhân vị, khát vọng kiếm tìm còn tiếp tục thiêu đốt họ Khiphản ánh khát vọng tự vấn, kiếm tìm của con người, văn xuôi sau 1975 đã thựcsự khẳng định được giá trị nhân bản của nó.

+) Con người cô đơn:

Trang 13

Quan sát sự thể hiện con người cá nhân trong văn học sau 1975, tôi nhận

thấy, con người có thể rơi vào một trong hai trạng thái: bị cô đơn và tự cô đơn

+ Bị cô đơn:

Kiểu nhân vật cô đơn lạc thời, bất hòa với môi trường sống trở thành mộtmẫu người tương đối phổ biến trong tiểu thuyết và truyện ngắn, đặc biệt xuấthiện nhiều trong tác phẩm của những nhà văn viết ở cả hai giai đoạn trước vàsau 1975 Đó là những nhân vật lạc thời, bế tắc trước biến động của gia đình vàthời đại (tác phẩm của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp);những nhân vật trở về từ chiến tranh không thể hòa nhập (sáng tác của BảoNinh, Chu Lai, Võ Thị Hảo, Trần Huy Quang…); mặc cảm cô độc của thế giớiđàn bà (sáng tác của các tác giả nữ); những con người bị ruồng bỏ, bị hắt hủi, bịkhuyết tật, dị dạng (Nguyễn Huy Thiệp), bị lưu lạc, lưu vong (Nguyễn Ngọc Tư,

+ Tự cô đơn:

Đó là con người với cảm thức khác biệt khi nhìn nhận và đánh giá các hiệntượng của đời sống Không hòa mình vào nhịp sống chung của xã hội, cái tôicủa những con người này tách ra, sống với những tín niệm riêng họ về giá trịđạo đức, về nhân cách, về lí tưởng Cái tôi đó “can đảm và mạnh mẽ”, nó đứngcao hơn mọi người, có bản lĩnh và ghét sự a dua, khước từ sự áp đặt mang tínhkhuôn mẫu, nhận ra sự thê thảm của chính con người khi họ phụ thuộc vàonhững niềm tin mù quáng Dĩ nhiên, vì cái nhìn khác người mà cái tôi ấy có thểphải trả giá đắt Và cũng vì điều đó mà nó hoàn toàn cô đơn Biểu hiện cụ thểcủa con người tự cô đơn: khước từ sự áp đặt khuôn mẫu, từ chối những “bộđồng phục quá chật”, can đảm đứng cao hơn mọi người (Thiên sứ, Con gái thủythần, Hồ Quý Ly…); nỗi cô độc của người nghệ sĩ trên con đường nghệ thuật(Thương cả cho đời bạc, Trương Chi, Tấm ván phóng dao…); sự dấn thân, đốimặt (Thiên thần sám hối, Trí nhớ suy tàn…) Tóm lại: Như vậy, bị rơi vào hoàncảnh cô đơn hay tự cô đơn đều là trạng thái của con người trong đời sống Côđơn không có nghĩa là hủy diệt, ngược lại, cô đơn đem lại thức nhận về nhữnggiá trị mà con người cần theo đuổi, gìn giữ Dám đối mặt với nỗi cô đơn, thể

Trang 14

hiện con người trong nỗi cô đơn, văn xuôi đã thực hiện chức năng nhân bảnnhất: viết vì con người và sự sống con người.

+) Con người tự nhiên bản năng:

Tự nhiên bản năng là một phần quan trọng không thể thiếu trong bản chất người Vấn đề này đã được đặt ra trong văn học từ rất sớm, nhưng có những thờikì, hoặc do quá đề cao lí tính hoặc chỉ chú trọng đến tính xã hội, các quan hệ xã hội - giai cấp của con người, văn học đã xem nhẹ, thậm chí bỏ qua con người tự nhiên bản năng Tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã tìm về với bản chất tự nhiên của con người, khơi sâu nó Đó chính là cái nhìn khá toàn diện và mang tính nhân bản.

+) Con người với bản năng tính dục:

Bản năng tính dục được xem như một vấn đề thường hằng của đời sống,

một phương diện không thể thiếu trong mỗi một con người Hơn nữa, bản năngtính dục còn được xem như một đối tượng thẩm mĩ đặc thù, gắn liền quan niệmnhân bản và cái nhìn có chiều sâu triết học về con người Tiểu thuyết và truyệnngắn Việt Nam sau 1975 đã phơi mở những ẩn ức tính dục, hành vi tình dục,hoạt động tính giao trong hàng loạt sáng tác Nhiều tác giả đồng thuận trongquan niệm tính dục là một nguồn sống tự nhiên vô cùng trong trẻo, thầm thàomà mãnh liệt trong mỗi một con người (Đám cưới không có giấy giá thú, Bếnkhông chồng, Gia đình bé mọn…) Có tác giả nhấn mạnh tình dục như một trạngthái sống có ý nghĩa nhất, một trạng thái hiện sinh đầy nhục cảm và đam mê, làcon đường giải thoát những ám ảnh, ẩn ức, cô độc (Người đi vắng, Ngồi,…) Ở

bản năng tính dục được nhìn như một ẩn dụ, là phương tiện biểu đạt một tưtưởng nghệ thuật (Vân Vy, Song song, Bóng đè, Nháp,…)

+) Con người với bản năng sinh tồn và bản năng xâm hại:

Bản năng sống (hay bản năng sinh tồn): là cội nguồn của ý chí sinh tồn,đem lại nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt, giúp con người có thể vượt qua cảnhững hoàn cảnh ngặt nghèo nhất (Ăn mày dĩ vãng, Nỗi buồn chiến tranh,Người sông Mê,….) Bản năng xâm hại (Bản năng chết) xuất hiện khi “cá thể

Trang 15

tồn tại những khuynh hướng vô thức tự hủy hoại bản thân…, biểu hiện ra bênngoài thông qua những hành vi xâm kích đối với bản thân hoặc với các đốitượng khác” Trong chiều hướng tiêu cực, bản năng này sẽ dẫn đến sự tự hủydiệt của cá thể (Hoàn - Người đi vắng; Chu Quý, Thảo Miên, Tiến sĩ N, ÔngBân – Đi tìm nhân vật, Tính - Thoạt kì thủy…).

+) Con người vô thức, tâm linh: + Giấc mơ và những ám ảnh:

Các nhà văn sau 1975 khám phá cõi vô thức của con người trong nhữnggiấc mộng và những ám ảnh không chủ định Ở đó, ẩn ức, ám ảnh, ham muốn,mong ước, đau khổ, tuyệt vọng, âu lo… đã được kí gửi và mang tính biểu tượng.Giải mã giấc mơ, ta lần giở được một ám dụ huyền bí trong tâm tưởng conngười (Nỗi buồn chiến tranh, Ngồi, Người đi vắng, Người sông Mê……)

+ Những hành vi không thể kiểm soát:

Hành vi không kiểm soát được chính là phần biểu hiện bên ngoài của vôthức Hành vi này không được điều khiển bởi lí trí, nó bột phát thể hiện do thóiquen hoặc do một ám ảnh nào đó thúc đẩy từ bên trong (Nỗi buồn chiến tranh,Người sót lại của rừng cười, Thoạt kì thủy, Người đi vắng, Ngồi, )…

+ Những năng lực bí ẩn:

Với quan niệm con người không nhất phiến, con người đa ngã, đời sốngtâm linh được khai thác khá phong phú, đa dạng, trong đó có những năng lực bíẩn được biểu hiện ra ở khả năng linh cảm (Ăn mày dĩ vãng, Chim én bay,Thương nhớ đồng quê), sự thông linh giữa âm – dương, người sống – người chết(Nỗi buồn chiến tranh, Bến trần gian, Chợ rằm dưới gốc cây cổ thụ, Nhân gian ),sự chuyển hóa của con người qua nhiều kiếp khác nhau theo quan niệm luân hồicủa đạo Phật (Giàn thiêu, Đức Phật, nàng Savitri và tôi), sự thức tỉnh, giác ngộgắn với niềm tin tôn giáo của con người (Mùa hoa loa kèn, Mẫu thượng ngàn,

Tóm lại, nhìn con người trên bình diện cấu trúc bản thể, văn xuôi sau 1975 đãthực sự mở ra những khám phá bất ngờ, kì diệu về con người Trong ý thức vềcon người cá nhân, nhà văn đã đi sâu vào chính sự sống của con người, nhận

Trang 16

diện nó như một nhân vị, một sự sống độc lập Con người trong văn xuôi giaiđoạn mới vì vậy mà vô cùng sinh động và hấp dẫn trong tính đa chiều, đa ngã.Khám phá con người trong sự sống của chính nó mà không cần bất kì mộtđường viền hay khuôn mẫu, văn xuôi đã tìm được tiếng nói riêng và thực sự thểhiện được chức năng của nó: chức năng phản ánh con người, vì con người

1.2 Đổi mới văn học sự hình thành hệ thống giá trị thẩm mĩ mới

1.2.1 Vận động đổi mới

Sau 1975, văn học đã làm một cuộc đổi mới trọng đại, cái mốc 1986 đãtrở thành một điểm khởi đầu mới chưa từng có cho một dòng chảy sâu rộng đếnhết thế kỉ XX và tiếp diễn đương đại sang đầu thế kỉ XXI Mỗi cuộc đổi mới nhưthế cũng đồng thời với sự thay đổi của hệ thống giá trị thẩm mĩ Cuộc đổi mớichưa thực sự vượt ngưỡng ở khoảng mươi năm đầu sau tháng 4/1975 Có thểxem đây là một cuộc giao thời mới, để sau đó, khi đã hội tụ đủ các điều kiện cầnthiết, văn học thực sự bước sang một thời kì đổi mới mạnh mẽ toàn diện Đại hộiVI của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nghị quyết 05 về văn hoá văn nghệ, đãtạo ra một động lực mạnh mẽ mang ý nghĩa quyết định đến bước ngoặt của dòngchảy lịch sử văn học Việt Nam Văn học đổi mới trên cơ sở một hệ thống giá trịthẩm mĩ đã khác trước Thời kì đổi mới sau 1975 đã phù hợp với vận động củalịch sử xã hội từ thời chiến chuyển sang thời bình, chịu sự tác động và đòi hỏi

luật kinh tế thị trờng, thích ứng với nhu cầu đa dạng hoá của tiếp xúc, giao lưutrong thời mở cửa, một hệ giá trị thẩm mĩ mới đã được hình thành trong vănxuôi.

1.2.2 Sự thay đổi cục diện các giá trị thẩm mĩ trong văn học sau 1975

Thay đổi hệ giá trị thẩm mĩ cũng tức là sự thay đổi cục diện các giá trịthẩm mĩ, một sự thay đổi cấu trúc Khi hệ giá trị đã chuyển đổi thì cục diện thẩmmĩ mới cũng đã xuất hiện Đó là cục diện đa dạng với sự mở rộng chưa từng cónhững khả năng tương tác, chuyển hoá giữa các phạm trù thẩm mĩ Tiếp cận sựđa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 là tiếp cận sự đa dạng của cácphạm trù thẩm mĩ, đi tìm sự đa dạng trong sự chuyển đổi hệ thống các phạm trù

Trang 17

thẩm mĩ trên hai cấp độ: sự phong phú của các phạm trù thẩm mĩ và những sắcthái khác nhau của mỗi phạm trù Các cấp độ đa dạng thẩm mĩ nói trên được tôixem xét qua hai cơ chế vận động chủ yếu: tương tác thẩm mĩ và chuyển hoá

CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, THẨM MĨ CỦA VIỆC QUANTÂM THỂ HIỆN THÂN PHẬN, SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG VĂNHỌC VIỆT NAM SAU 1975

2.1 Thể loại văn học và sự thể hiện thân phận, số phận con người

2.1.1 Số phận con người đối tượng thể hiện đặc biệt của văn học

Văn học, dù có viết về bất cứ cái gì (một con người, một sự vật, một convật,…) đều không nằm ngoài mục đích miêu tả con người, thể hiện một quanniệm nào đó về con người Quan niệm ấy có thể là một cái nhìn lạc quan, mộtthái độ ngưỡng mộ, một tình cảm bi phẫn Tất cả những biểu hiện đó đều đãxuất hiện trong văn học thế giới Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là văn học chú ýnhất đến miêu tả cái gì trong quan niệm nghệ thuật về con người? Nhiều nghệ sĩlớn, thông qua tuyên ngôn và sáng tác của mình đều xác nhận: dù có viết gì vềcon người, thì vấn đề cơ bản mà văn học hướng đến vẫn là vấn đề số phận Từnhững câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, dân ca, câu chuyện về số phận conngười đã được cất lên một cách thống thiết Vấn đề tiếp tục được thức nhận quahàng ngàn năm văn học Tiểu thuyết là thể loại "máy cái", nhiệm vụ thể hiện số

Trang 18

phận con người hẳn nhiên càng được nó chăm chút Kể từ khi Cervantes bắt đầukhắc họa số phận của "nhà quý tộc tài ba xứ Mancha" cho đến nay, một phầncủa lịch sử tiểu thuyết chính là lịch sử khắc họa thân phận con người NhữngDickens, Balzac, Dostoievsky, Kafka, Cao Hành Kiện đều đã lần lượt đưa ranhững bản tường trình thân phận con người theo cảm quan và lối kể của họ.Trong văn học Việt Nam hiện đại trước 1945, đặc biệt là trong tiểu thuyết hiệnthực phê phán, vấn đề số phận khổ đau của con người đã được quan tâm phảnánh trong Sống mòn, Bỉ vỏ, Làm đĩ, Vỡ đê, Tắt đèn với những trang viết vôcùng thấm thía.

2.1.2 Ưu thế của tiểu thuyết trong việc thể hiện thân phận, số phận conngười

Với tính chất là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt, có khả năng táihiện bức tranh đời sống một cách rộng lớn, sinh động, không bị giới hạn bởikhông gian, thời gian, tiểu thuyết có khả năng rất lớn trong việc đi sâu khám phásố phận con người Nhân vật tiểu thuyết là “điểm xuất phát và trung tâm của sựmô tả nghệ thuật”, “chiếc chìa khóa để giải mã những vấn đề hiện thực mà nhàvăn đặt ra trong tác phẩm” Phát huy cao độ khả năng hư cấu, tiểu thuyết đã tạocho nhân vật sự bề thế, đa dạng, phức tạp, nhiều màu sắc Con người trong tiểuthuyết là con người “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” cho nên nhân vật có thểđược khai thác ở cả chiều rộng và chiều sâu của không gian, thời gian, ở cả tầmvĩ mô lẫn vi mô của đời sống nhân vật; từ ngoại hình đến hành động, từ cảm xúcnội tâm đến lý trí

Nếu văn học lấy con người làm đối tượng khám phá, thể hiện thì tiểuthuyết, với tư cách là "cỗ máy cái" trong các thể loại, với ưu thế là thể loại ở “thìhiện tại” (cách nói của M Bakhtin), luôn tiếp cận đời sống ở cự ly gần, chính làkhu vực giàu tiềm năng nhất trong việc thể hiện số phận con người Lịch sử tiểuthuyết, từ một góc độ nào đó, có thể nói, là lịch sử của các quan niệm về conngười, lịch sử của việc đào sâu vào số phận con người Với cách nhìn này,không khó để nhận ra sự khác nhau trong quan niệm về con người, trong cách

Ngày đăng: 21/06/2024, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w