1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng thực trạng quản lý y tế cơ sở và giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn thị trấn chi nê,huyện lạc thủy tỉnh hòa bình

16 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Quản Lý Y Tế Cơ Sở Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Ban Đầu Cho Nhân Dân Trên Địa Bàn Thị Trấn Chi Nê, Huyện Lạc Thủy, Tỉnh Hòa Bình
Trường học Trường Đại Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hòa Bình
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……………… TRƯỜNG ĐẠI HỌC……………… - - TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHI NÊ,HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG Họ và tên: Sinh ngày : ……………., NĂM 2023 1 DANH MỤC VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Danh mục CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu XHCN Xã hội chủ nghĩa YTCS Y tế cơ sở CSSK BCĐ Chăm sóc sức khỏe PCD YHCT Ban chỉ đạo KHHGĐ Phòng chống dịch BHYT Y học cổ truyền Kế hoạch hóa gia đình Bảo hiểm Y tế MỤC LỤC Trang phụ bìa………………………………………………………………… 1 2 Danh mục viết tắt………………………………………………………………2 Mục lục…………………………………………………………………………3 Đặt vấn đề………………………………………………………………………4 Chương I……………………………………………………………………… 5 Chương II……………………………………………………………………….8 Chương III…………………………………………………………………… 10 Chương IV…………………………………………………………………….11 Chương V……………………………………………………………………12 ĐẶT VẤN ĐỀ “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người,là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc,là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế,văn hóa,xã hội và bảo vệ Tổ quốc” Chăm sóc sức khỏe ban 3 đầu (CSSKBĐ) là những chăm sóc y tế cơ bản thiết yếu dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như những phương pháp được xã hội chấp nhận và đến với mọi người, mọi gia đình thông qua sự tham gia đầy đủ của cộng đồng với mức chi phí mà cộng đồng và Nhà nước có thể trang trải được, có thể duy trì được ở bất cứ mức phát triển nào với tinh thần tự lo liệu, tự quyết định CSSKBĐ cũng được chứng minh đạt hiệu quả cao trong giải quyết các nguyên nhân chính, yếu tố rủi ro cho sức khỏe, cũng như để xử lý những thách thức mới nổi có thể đe dọa sức khỏe trong tương lai Một lần nữa khẳng định mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe chỉ có thể đạt được dựa vào CSSKBĐ Với vai trò quan trọng như vậy nên để thực hiện tốt CSSKBĐ các quốc gia phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó con người giữ vai trò hàng đầu.Việc CSSKBĐ cho nhân dân là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của công tác y tế đã được phổ cập và luôn gắn bó với cuộc sống của mỗi người và của toàn xã hội.Nhận thức của cấp ủy Đảng và nhân dân về việc phải bảo vệ và nâng cao sức khỏe đã có sự chuyển biến rõ rệt Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với rất nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài vào,cùng với các loại dịch bệnh đang ngày càng gia tăng là mối lo ngại của toàn Đảng,toàn dân ta nói chung và của ngành y tế nói riêng.Nghị quyết TW4 khóa VII của Đảng khẳng định: “ Những năm gần đây,ngành y tế đã có nhiều biểu hiện xuống cấp,có mặt khá nghiêm trọng.Công tác vệ sinh phòng bệnh kém,chưa quan tâm đầy đủ các hoạt động mang tính quần chúng.Y tế cơ sở yếu”.Như vậy việc đầu tư hơn nữa cho y tế cơ sở đồng thời phải tăng cường hơn nữa lãnh đạo,quản lý y tế cơ sở là công việc cấp bách hiện nay.Y tế cơ sở được xác định là tuyến y tế từ huyện xuống đến xã,phường,thị trấn và thôn bản,khu dân cư.Đây là đơn vị cơ sở đầu tiên tiếp xúc với dân,đảm nhiệm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.Đặc biệt hơn nữa hệ thống Trạm Y tế xã,phường,thị trấn đã hoàn thành khá tốt các chỉ tiêu phục vụ và CSSKBĐ cho nhân dân ,tạo được niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế,với Đảng,với Chính phủ và với chế độ XHCN.Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quản lý y tếc cơ sở hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế,bất cập làm ảnh hưởng tới chất lượng Y tế Với mong muốn được hiểu rõ hơn về vai trò,nhiệm vụ của y tế cơ sở và thực trạng công tác CSSKBĐ ở nước ta hiện nay mà cụ thể hơn là ở địa phương em đang sinh sống,em xin lựa chọn đề tài: “ Thực trạng quản lý y tế cơ sở và giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Chi Nê,huyện Lạc Thủy,tỉnh Hòa Bình” làm tiểu luận cuối khóa học chuẩn chức danh nghề nghiệp với các mục tiêu sau: Mô tả thực trạng quản lý y tế cơ sở và công tác CSSKBĐ cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Chi Nê,huyện Lạc Thủy,tỉnh Hòa Bình,từ đó đưa ra kết luận và một số kiến nghị,giải pháp để nâng cao chất lượng đối với công tác này trong thời gian tới CHƯƠNG I 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NHÂN DÂN 1 Một số khái niệm 1.1.Chăm sóc sức khỏe ban đầu: là những chăm sóc y tế cơ bản thiết yêu dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như những phương pháp được xã hội chấp nhận và đến với mọi người, mọi gia đình thông qua sự tham gia đầy đủ của cộng đồng với mức chi phí mà cộng đồng và Nhà nước có thể trang trải được, có thể duy trì được ở bất cứ mức phát triển nào với tinh thần tự lo liệu, tự quyết định 1.2.Mạng lưới YTCS (bao gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được CSSK cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự, an toàn xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân với chế độ XHCN 1.3.Quản lý y tế cơ sở là chức năng của hệ thống y tế,đảm bảo cho sự phát triển cân đối và năng động của hệ thống đó giữ gìn cơ cấu tổ chức tối ưu đã được xác định ,duy trì chế độ hoạt động có hiệu quả,thực hiện những chương trình khác nhau nhằm đạt được mục đích và mục tiêu về bảo vệ CSSK nhân dân.Quản lý y tế là lập kế hoạch,tổ chức điều khiển,kiểm tra và phối hợp các nguồn lực và biện pháp sao cho nhu cầu về sức khỏe,về chăm sóc y tế,về môi trường lành mạnh được đáp ứng bởi việc cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho cá nhân,tổ chức và cộng đồng 2.Vai trò của y tế cơ sở trong việc CSSKBĐ cho nhân dân Y tế cơ sở có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,bởi vì đây là đơn vị y tế gần dân nhất,phát hiện ra những vấn đề của y tế sớm nhất,giải quyết 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ,là nơi thể hiện sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe rõ nhất,nơi trực tiếp thể hiện và kiểm nghiệm bằng các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế.Đồng thời cũng là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị-xã hội.Thể hiện rõ ở cơ sở như: Y tế tuyến huyện là nơi cứu chữa cơ bản đầu tiên phục vụ nhân dân,đồng thời là tuyến hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã đồng thời giảm bớt gánh nặng cho tuyến tỉnh và tuyến Trung ương để các tuyến này tập trung vào nghiên cứu khoa học và phát triển y tế chuyên sâu.Y tế tuyến xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước,có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật Xã hội hóa công tác CSSKBĐ qua nhiệm vụ và chức năng có thể thấy vị trí quan trọng của trạm y tế cơ sở là tuyến đầu,nơi nhân dân tiếp xúc đầu tiên với hệ thống y tế nhà nước,cũng là nơi cuối cùng để thực hiện tất cả các hoạt động bảo vệ,nâng cao sức khỏe nhân dân.Trạm Y tế cơ sở nằm trong cộng đồng,phục vụ toàn diện và thường xuyên cho cộng đồng 3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý y tế cơ sở và CSSKBĐ cho nhân dân 3.1.Nhóm yếu tố hệ thống 5 - Yếu tố tổ chức hệ thống ngành y tế: Mạng lưới tổ chức y tế Việt Nam được phân thành 3 tuyến kỹ thuật: Y tế tuyến Trung ương, y tế tuyến tỉnh, thành phố trực 27 thuộc Trung ương và y tế tuyến Cơ sở (y tế huyện/ quận/ thành phố thuộc tỉnh/ thị xã; y tế xã/ phường và y tế thôn bản) Ngoài ra còn hệ thống tổ chức y tế của các lực lượng vũ trang (quân đội và công an) và các ngành như y tế ngành năng lượng, ngành giao thông vận tải, ngành bưu điện v.v Mất cân đối trong phân bố nhân lực YTCS giữa thành thị và nông thôn cũng được ghi nhận trong đó khu vực nông thôn chiếm 72,6% tổng dân số, nhưng chỉ chiếm 41% số bác sĩ và 18 % số dược sĩ Chính từ việc phân tuyến tổ chức của hệ thống ngành y tế nên tuyến y tế cơ sở gặp khó khăn trong việc thu hút nhân lực có trình độ cao, điều này tác động mạnh mẽ đến khả năng đáp ứng các nội dung CSSKBĐ - Sự phát triển của ngành y tế: Sự phát triển của ngành y tế đòi hỏi phải cần phải phát triển nguồn nhân lực y tế toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của nguồn nhân lực - Chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước: Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Tuy nhiên, chế độ lương và phụ cấp nhìn chung vẫn chưa đảm bảo được đời sống của cán bộ, nhân viên y tế, chưa động viên được họ làm việc với trách nhiệm cao và phát huy được hết khả năng Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với nhân viên y tế chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn được nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: Đào tạo nâng cao kiến thức là một nhu cầu tất yếu của mỗi cá nhân và là nhiệm vụ của mỗi tổ chức Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực các tổ chức cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc Một số yếu tố liên quan đến thời gian đào tạo và giáo dục nhân viên y tế trước khi công tác và giáo trình đào tạo có nhiều chương trình thực tập giúp nhân viên y tế khả năng thực hành và kinh nghiệm hay không Các yếu tố khác liên quan đến môi trường làm việc như chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và vật tư chuyên dụng, đào tạo và tập huấn liên tục, quy chế công 28 tác quy chế quản lý, giám sát và nhận thức của cộng đồng cũng như cá nhân đối với việc làm của nhân viên y tế - Khả năng đầu tư tài chính của nhà nước: Đầu tư cho lĩnh vực y tế phải cần nguồn lực thỏa đáng Nhà nước cần có các chính sách tăng cường đầu tư để y tế cơ sở hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy một số nhóm yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của nguồn nhân lực nói chung, cũng như nguồn nhân lực y tế ở các tuyến là: trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trình độ học vấn, văn hóa; tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe; trình độ khoa học công nghệ, tin học, cách mạng công nghiệp 4.0; hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, y tế của đất nước… 6 3.2 Nhóm yếu tố cá nhân: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành trong chăm sóc sức khỏe ban đầu của nguồn nhân lực y tế là bằng cấp chuyên môn, trình độ chuyên môn y học gia đình, về chăm sóc sức khỏe ban đầu; chứng chỉ hành nghề, đào tạo liên tục, nơi được đào tạo liên tục (tập huấn), nơi công tác, vị trí việc làm, thâm niên công tác, môi trường làm việc Riêng trong công tác đào tạo ở các trường còn nhiều vấn đề như: - Công tác đảm bảo chất lượng nhân lực y tế còn nhiều hạn chế - Chưa thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo nhân lực y tế - Trình độ, kỹ năng, thời gian, phương pháp, điều kiện giảng dạy còn thiếu và yếu; phương pháp đánh giá kết quả học tập chưa hệ thống; hỗ trợ học viên vùng núi, dân tộc thiểu số theo được chương trình đào tạo chưa đạt yêu cầu - Chưa có tiêu chuẩn năng lực đầu ra thống nhất làm cơ sở xác định mục tiêu và chương trình đào tạo cho phù hợp - Cơ chế đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo liên tục và quy định chế tuân thủ đào tạo liên tục chưa được xây dựng - Quản lý nhân lực y tế còn chưa hiệu quả - Công tác đào tạo nhân lực chuyên ngành quản lý còn hạn chế Ngoài ra các yếu tố nội tại của nhân viên y tế như động cơ làm việc, cơ hội thăng tiến, vị trí việc làm, tuổi đời, sự tôn trọng của người dân cũng như sự hợp tác của đồng nghiệp và một số yếu tố khác, cũng góp phần không nhỏ vào chất lượng công việc của nhân viên y tế - Chính sách tiền lương: Trong tổ chức, chính sách tiền lương có vai trò thúc đẩy người lao động cố gắng trong công việc Như vậy, công tác tiền lương phải hướng đến các mục tiêu thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật - Môi trường, điều kiện làm việc: muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên, tổ chức cần cải thiện điều kiện làm việc bằng các cách thức như thay đổi tính chất công việc,cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường,thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng,thực hiện dân chủ, hợp lý các chính sách về đề bạt, bố trí cán bộ, phân cấp phân quyền cho cấp dưới, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NHÂN DÂN 7 1.Giới thiệu tổng quan về địa bàn thị trấn Chi Nê,huyện Lạc Thủy,tỉnh Hòa Bình Thị trấn Chi Nê là trung tâm văn hóa,xã hội của huyện Lạc Thủy với tổng diện tích là 14km2 Về vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Đồng tâm, phía Tây giáp xã Khoan Dụ, phía Nam giáp xã Yên Bồng,phía Bắc giáp xã Phú Nghĩa Địa giới hành chính được chia thành 15 khu dân cư nằm dọc theo quốc lộ 21 Trên địa bàn có 2238 hộ với 8192 nhân khẩu, trong đó dân tộc kinh chiếm 80% còn lại là các dân tộc khác Trạm Y tế thị trấn Chi Nê thuộc Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy có 07 cán bộ làm việc trong đó trình độ đại học 01 đ/c,cao đẳng 02 đ/c,trung cấp 04 đ/ c,( Cử nhân điều dưỡng 01đ/c; Y sỹ đa khoa 02 đ/c; Y sỹ Y học cổ truyền 01 đ/c; Dược sỹ cao đẳng 01 đ/c; Hộ sinh cao đẳng 01 đ/,dân số viên 01 đ/c),trạm y tế không có bác sỹ làm việc - Cộng tác viên dân số: 15 đ/c trong đó nam 01 đ/c,nữ 14 đ/c - Trạm đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020 và luôn giữ vững chuẩn quốc gia từ đó cho đến nay 2.Những kết quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong những năm qua 2.1.Về trình độ chuyên môn Được sự quan tâm của Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy hàng năm đã tổ chức đào tạo,tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Trạm Y tế 2.2.Về thực hiện các chương trình y tế mục tiêu a Công tác phòng chống dịch bệnh Tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp đặc biệt là dịch Covid-19,sốt xuất huyết,tay chân miệng,thủy đậu…Với phương châm phòng bệnh là chinh,Trạm Y tế đã tập trung chỉ đạo thường xuyên giám sát dịch,coi công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm,tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh môi trường,xử lý nguồn phân,rác ,nước thải;tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện ăn chín,uống sôi;đồng thời có phương án điều trị cho bệnh nhân khi có dịch xảy ra.Ngay từ đầu năm Trạm Y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân kiện toàn Ban chỉ đạo PCD bệnh trên địa bàn thị trấn,phân công cho các thành viên BCĐ phụ trách tại các khu dân cư chủ động phối hợp với các ban,ngành,đoàn thể,khu dân cư,các nhà trường tổ chức tuyên truyền các nội dung vệ sinh phòng bệnh.Trong 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận 144 ca bệnh trong đó cúm mùa 55 ca,thủy đậu 11 ca,zona thần kinh 04 ca,lao phổi 01 ca,covid-19 mắc 73 ca ( cách ly tại Trung tâm Y tế huyện 27 ca,cách ly tại nhà 46 ca) b.Công tác khám chữa bệnh : Công tác khám chữa bệnh không ngừng được củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ,tăng cường thực hiện 12 điều y đức,quy tắc ứng xử,thực hiện tốt quy chế kê đơn,trực trạm 24/24h đảm 8 bảo sơ cấp cứu và chuyển tuyến kịp thời.Thực hiện tốt khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có bảo hiểm y tế.Kết quả 6 tháng đầu năm 2023 - Tổng khám chữa bệnh chung : 3285/2780 đạt 118% kế hoạch giao - Điều trị ngoại trú : 416/405 đạt 102% kế hoạch giao trong đó khám BHYT : 257 - Điều trị kết hợp YHCT : 440/1465 = 30,03% đạt 100% kế hoạch giao c.Các chương trình y tế mục tiêu như chương trình Lao;chương trình phòng chống bệnh sốt rét;chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết;chương trình phòng chống bệnh Đái tháo đường;phòng chống rối loạn,thiếu hụt iod;chương trình tiêm chủng mở rộng,chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS;chương trình các bệnh mạn tính không lây;chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản,cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng; chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường;rác thải y tế,làng sức khỏe;chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe; chương trình phòng chống bệnh mù lòa theo tổng hợp báo cáo đều đạt và vượt kế hoạch giao c Công tác bảo vệ sức khỏe Bà mẹ trẻ em và KHHGĐ: Các dịch vụ tránh thai được đa dạng hóa,đẩy mạnh các hoạt động của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ,thực hiện tốt đề án 818 của Chi cục dân số về công tác tiếp thị và xã hội hóa các biện pháp tránh thai hiện đại + Đối với tình hình chăm sóc trẻ em: Trạm Y tế duy trì công tác tiêm chủng mở rộng vào ngày 04 và ngày 12 hàng tháng,tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt tỷ lệ trên 95%.Tỷ lệ mắc và chết do một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm giảm rõ rệt.Trên địa bàn không có trẻ em mắc Lao,bạch hầu,ho gà,uốn ván sơ sinh,bại liệt,sởi 3.Những mặt còn hạn chế + Mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh truyền nhiễm, bệnh lạ, bệnh mới nổi diễn biến phức tạp, khó lường; Các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư…) ngày một gia tăng; Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng cao trong khi đó nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế còn hạn hẹp + Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa được thực hiện đầy đủ theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW, chưa tương xứng với tuyển dụng, đào tạo và sử dụng; chưa có chính sách đột phá thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn, tay nghề tốt làm việc lâu dài tại tuyến cơ sở đặc biệt là bác sỹ làm việc tại trạm còn thiếu + Thời gian qua, mặc dù đã quan tâm đầu tư cho y tế từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực y tế vẫn còn thấp, dẫn đến cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trạm Y tế còn thiếu thốn, nên chất lượng dịch vụ y tế tại Trạm Y tế còn chưa cao,chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NHÂN DÂN 9 Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Các cấp ủy đảng, chính quyền phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch chiến lược của địa phương Thứ hai, tập trung nâng cao sức khỏe nhân dân Quan tâm các điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, nâng cao sức khỏe Triển khai sâu rộng công tác quản lý, điều trị các các bệnh không lây nhiễm; Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Duy trì và chủ động xây dựng kế hoạch triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV và thành lập đầy đủ các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại trung tâm y tế huyện.Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá; tăng cường hoạt động thể dục, thể thao; tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường; xóa bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống cho nhân dân Thứ ba, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới toàn diện hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng; phát triển mạng y tế cơ sở, y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hiệu quả các loại dịch bệnh mới Thứ tư, nâng cao chất lượng, khám, chữa bệnh,bảo đảm bình đẳng giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân; phát huy mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân Tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, người dân được quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Xây dựng, phát triển mô hình bác sĩ gia đình Đổi mới phong cách, thái độ, phục vụ, nâng cao y đức Thứ năm, đẩy mạnh phát triển, quản lý Ngành Dược và thiết bị y tế; bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế Thứ sáu, phát triển nhân lực ,đào tạo, đào tạo lại, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới Khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở đặc biệt là bác sỹ; có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ y tế tham gia đào tạo nhân lực y tế; tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp Thứ bảy, đổi mới hệ thống quản lý và cung ứng dịch vụ y tế Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế Thứ tám, về phòng, chống dịch bệnh, nghiên cứu dự báo các biến thể và các loại hình bệnh tật mới có khả năng xuất hiện; tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ 10 đạo làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, tuyên truyền để đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân ở địa phương liên quan đến tình hình dịch bệnh; đẩy mạnh đấu tranh phản bác các thông tin, luận điệu, sai trái, thù địch về phòng, chống dịch bệnh Thứ chín tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, làm tốt công tác cung cấp thông tin cho báo chí và tuyên truyền sâu rộng tới các cấp, các ngành và người dân về hoạt động y tế cũng như nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng ngừa bệnh tật, về bao phủ BHYT và xã hội hóa công tác y tế trên địa bàn./ CHƯƠNG IV KIẾN NGHỊ,ĐỀ XUẤT 1.Đối với Ủy ban nhân dân thị trấn - Cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm,lãnh đạo,chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân của cấp ủy Đảng,chính quyền.Phải thực sự coi việc lãnh đạo công tác y tế và bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân là một nhiệm vụ chính trị quan trọng,phân công cụ thể,quy rõ trách nhiệm cho từng ban,ngành,đoàn thể trong việc đẩy mạnh các phong trào như vệ sinh phòng bệnh,thể dục,thể thao,bảo vệ môi trường sinh thái - Đề xuất với cấp trên sửa chữa,nâng cấp dãy nhà làm việc cho Trạm Y tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương 2.Đối với Trung tâm Y tế huyện - Thực hiện CSSKBĐ chủ động, tránh thụ động, phụ thuộc nhiều vào tuyến trên, thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành CSSKBĐ Áp dụng công nghệ thông tin, kết nối và tương tác với chuyên gia, sử dụng tài liệu, hình ảnh, video thực hành, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ YTCS - Bố trí điều động nhân lực tăng cường chuyên môn cho Trạm Y tế chức danh Bác sỹ CHƯƠNG V MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ 11 Tiêm phòng covid-19 tại các nhà trường 12 Nhập dữ liệu tiêm phòng covid-19 13 Tuyên truyền các bệnh về mắt tại khu dân cư 14 Hình ảnh khám sàng lọc các bệnh về mắt 15 Hình ảnh khám sàng lọc các bệnh về mắt tại Trạm Y tế 16

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w