1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Nd Đề Án huyền trang

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy. Ngày nay, đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã đặt ra cho giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách. Đó là, giáo dục phải trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời mà kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là cần thiết nhất trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

TRẦN TIỂU HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐỀ ÁN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤCMÃ SỐ: 8.14.01.14

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến sựnghiệp giáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dụcphát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sựứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trảiqua nhiều chương trình quốc gia về tin học hóa cũng như ứng dụng công nghệthông tin vào khoa học công nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nướctheo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầutư về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý việc ứng dụngcông nghệ thông tin.

Những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và yêu cầu nâng cao chấtlượng giáo dục phổ thông nói riêng đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung vàphương pháp giảng dạy Ngày nay, đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền vớiviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Mặt khác, sự phát triển nhanhchóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã đặtra cho giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách Đó là, giáo dục phải trang bị cho ngườihọc khả năng học tập suốt đời mà kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo vàgiải quyết vấn đề là cần thiết nhất trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng.Hiện nay, dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm đã tíchcực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy nên đã bước đầuđem lại hiệu quả rõ rệt Công nghệ thông tin với ưu thế đặc biệt làm khâu đột pháđể đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Ứngdụng công nghệ thông tin làm cho công tác quản lý nhẹ nhàng và đồng bộ, tạo ratính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả Việc ứng dụng công nghệ thông tinđã và đang làm thay đổi phương pháp học, cách Kiểm tra đánh giá học sinh theohướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực nhanhnhạy hơn, hiện nay giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

Trang 3

nhận biết được đặc điểm của ngôn Lịch sử học, nhận biết và phân tích được tácdụng của những ……… ; nhận biết được giá trị ……… ; phân tích được ……… LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN MÔN TÁC GIẢ LÀ NGƯỜI LẮM VỮNG NÊNPHẢI BỔ SUNG

Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử vẫncòn tồn tại những bất cập trong lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiệnvà kiểm tra đánh giá, mặt khác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáoviên trong dạy học Lịch sử, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợhoạt động dạy học của một số giáo viên còn yếu đã đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡngnăng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên Hiện nay, còn một số cánbộ quản lý, giáo viên có nhận thức về quản lý ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học Lịch sử chưa sâu, cơ sở vật chất sư phạm để ứng dụng công nghệthông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ Hệ thống mạng Lan về các phònghọc còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sởhuyện Gia Lâm, Hà Nội” làm đề án thạc sĩ.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, đề xuấtbiện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở các trường trung họccơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịchsử.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sởhuyện Gia Lâm, Hà Nội.

Trang 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở.

4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động khai thác ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử và quản lý ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm,Hà Nội.

4.3 Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Lịch sửtrong các trường trung học cơ sở ở huyện Gia Lâm đã đạt một số kết quả tích cực,tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế Nếu đề xuất các biện pháp phù hợp sẽnâng cao được chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sửvà quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Chủ thể quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trườngtrung học cơ sở là Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở.

Việc triển khai nghiên cứu đề tài được thực hiện trong năm học 2022 - 2023.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấnđề về lý luận: mục tiêu, nội dung… ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLịch sử, nghiên cứu những tài liệu lý luận, văn bản, sách báo, các công trình đãnghiên cứu có liên quan đến đề tài.

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.2.1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trên cơ sở thu thập thông tin của các trường trung học cơ sở về hoạt động ứng

Trang 5

dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử và quản lý ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, tổngkết kinh nghiệm tổ chức, quản lý Những kinh nghiệm được tổng kết sẽ là mộttrong những cơ sở để đề xuất các biện pháp quản ý ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm.

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Thiết kế các mẫu phiếu hỏi phù hợp để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáoviên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử và quản lý ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện GiaLâm đồng thời đánh giá tính khả thi, cần thiết của các biện pháp đưa ra.

7.2.3 Phương pháp quan sát

Đối với hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịchsử và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trườngtrung học cơ sở huyện Gia Lâm, tác giả quan sát để đánh giá về việc thực hiện hoạtđộng và hiệu quả của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịchsử và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trườngtrung học cơ sở huyện Gia Lâm.

7.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với giáo viên và học sinh về cách thức quản lý, tổ chức hoạt động ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử và quản lý ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm,những khó khăn, nguyên nhân của khó khăn…

7.2.5 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của cán bộ quản lý cấp Sở, cấp phòng, cán bộ quản lý các trườngtrung học cơ sở, các giáo viên có kinh nghiệm quản lý ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm.

7.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ cácbảng hỏi thu thập được về mặt định lượng.

8 Cấu trúc của đề án

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu

Sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệpgiáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dục phát triểnnhư Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sự ứng dụng côngnghệ thông tin vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trải qua nhiều chươngtrình quốc gia về tin hoc hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào khoa họccông nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa vàhiện đại hóa Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầu tư về công nghệ thông tin, ứngdụng công nghệ thông tin và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Ở Mỹ, những nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụcđược thực hiện từ sớm nên dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúpcủa Chính phủ ngay từ cuối thập niên 90.

Tại Nhật Bản đã xây dựng chương trình Quốc gia có tên “Kế hoạch một xã hộithông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000” về việc ứng dụng công nghệ thông tinđể xây dựng một xã hội thông tin đã được công bố từ những năm 1972 Ở đất nướcẤn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education Resarch and Training) ởNew Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies in School).Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp, đồng thờiquan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt đánh dấu sự thay đổicó ý nghĩa về phương pháp luận dạy học.

Từ năm 1997, Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế hoạch tổng thể về côngnghệ thông tin trong giáo dục Với chương trình này, mọi trẻ của Singapore đượcđảm bảo cơ hội tiếp cận với môi trường học đường mang đậm màu sắc công nghệthông tin Đến tháng 7 năm 2002, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố Kế hoạch

Trang 8

tổng thể công nghệ thông tin 2 nhằm kế thừa và phát huy những thành công của Kếhoạch công nghệ thông tin 1, tiếp tục đưa ra những định hướng chung cho các nhàtrường trong việc tận dụng những cơ hội công nghệ thông tin đem lại để phục vụgiảng dạy và học tập.

Ở Malaixia, các nhà hoạt động giáo dục đã cho rằng việc ứng dụng công nghệthông tin là một xu hướng quan trọng trong sự nghiệp cải cách hệ thống giáo dục.Chính sách về công nghệ thông tin trong giáo dục có những điểm lưu ý sau: Trangbị kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho tất cả học sinh Coi công nghệthông tin vừa là một môn học trong chương trình vừa là công cụ quan trọng tronggiáo dục học sinh Sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường chất lượng và hiệuquả giáo dục [dẫn theo 17].

Ở đất nước Hàn Quốc đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnhtin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển từ năm 2000.Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy côngnghệ thông tin” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý Tương ứng, có hai cơquan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủđiện tử thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng thống [31].

1.1.2 Tại Việt Nam

1.1.2.1 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện công nghệ

thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa công nghệ thông tin (Đại học Báchkhoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3 năm 2005, đã đề ra hướng phát triển môitrường học tập cảu người học trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển củacông nghệ thông tin dựa và ứng dụng công nghệ thông tin.

Hội thảo khoa học toàn quốc về công nghệ thông tin và truyền thông “Các giải

pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vàođổi mới phương pháp dạy học”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Dự án

Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10 tháng 12 năm 2006 tại Hà Nội, đã đề cập đến cácgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc ứng dụng các thành tự của

Trang 9

công nghệ thông tin và truyền thông vào trong quá trình dạy học.

Theo tác giả Hoàng Phương Bắc trong Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đàotạo tại trường đại học Thái Bình đã nhấn mạnh vai trò của ứng dụng công nghệ thông

tin đối với giáo viên: Giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để trình bày tàiliệu theo cách thú vị và hấp dẫn hơn; Hướng dẫn và giúp học sinh tìm kiếm tài liệuđịnh tính; Tận dụng thời gian tốt nhất; Huấn luyện học sinh; Cung cấp hướng dẫnriêng; Hướng dẫn sinh viên theo hướng hợp tác cũng như học tập cộng tác; Chuẩn bịtài liệu học tập cho sinh viên, thay vì dạy học trên lớp như trước; Chẩn đoán vấn đềhọc tập của sinh viên và giúp họ vượt qua; Giải quyết các vấn đề học tập của học sinh[8].

Theo tác giả Nguyễn Văn Long trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam đã tập trung thảo luận

tình hình ứng dụng công nghệ Thông tin vào quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chungvà cụ thể là tiếng Anh từ lý thuyết đến thực tiễn; từ mô hình thế giới đến thực trạngứng dụng tại Việt Nam Ở phần kinh nghiệm quốc tế, trên nền tảng giáo dục kĩ thuậtsố, tác giả phân tích các đường hướng phổ biến hiện nay thế giới đang áp dụng làmcác mô hình lý thuyết cho việc đưa công nghệ thông tin vào lớp học, vào quá trìnhgiảng dạy, tiếp theo là phần phân tích các năng lực công nghệ thông tin mà người giáoviên cần đạt được Ở phần nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đi sâu phân tíchnhu cầu thực tiễn và tính thiết yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bốicảnh Việt Nam, kèm theo là thực trạng ứng dụng hiện nay [32].

Theo tác giả Nguyễn Thị Hà Lan trong Ứng dụng công nghệ thông tin tronggiáo dục ở bậc học mầm non đã phân tích vai trò của công nghệ thông tin trong giáodục mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và môtả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non(các hoạt động giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hìnhtượng của trẻ mầm non Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế đượcnhiều tư liệu giáo dục và giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú,

Trang 10

tư duy của trẻ đồng thời tạo môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầmnon [33].

Tập bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý của Khoa sư

phạm tự nhiên, trường Đại học Lâm Đồng trong chương 4 đã trình bày nội dung ứngdung công nghệ thông tin trong dạy học địa lý rất thiết thực, cụ thể: Sử dụngPowerPoint; Thiết kế bài giảng; Trình chiếu bài giảng; Trò chơi ô chữ (sử dụng PPT);Sử dụng Violet; Sử dụng đa phương tiện và các phần mềm khác; Tạo, xử lý video; Xửlý hình ảnh; Picture manager; Paint; Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy;Phần mềm eMindMaps; Phần mềm Inspiration Bài giảng này nhằm giúp cho sinhviên có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin để nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ hoạt động dạy Địa lý đạt hiệu quả cao.Có khả năng vận dụng các phần mềm và các ứng dụng tin học khác vào dạy học Địalý [12].

1.1.2.2 Các nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tác giả Hoàng Đức Trí nghiên cứu về Một số biện pháp tăng cường quản lý

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở HuyệnĐông Hà, tỉnh Quảng Trị đã đánh giá một bộ phận giáo viên chưa thường xuyên ứng

dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần donăng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịpthời Một số giáo viên chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng công nghệthông tin mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn củađồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trongthiết kế bài giảng Vì vậy, tác giả đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thứccho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vàodạy học; Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin cho giáo viên trong dạy học; Chỉ đạo việc xây dựng quy trình thiết kế vàthực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tinvà giáo án điện tử cho đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn [34].

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) trong Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông

Trang 11

tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã

đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tinhọc cho cán bộ quản lý, giáo viên để phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin tronggiáo dục mầm non; Đầu tư cơ sở vật chất trường học (máy tính, phần mềm) để hỗtrợ hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non; Đổi mớicông tác chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non… [17].

Tác giả Triệu Thị Thu trong Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội đã đề cập đến nội

dung ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể: Ứng dụng công nghệ thông tin để thiếtkế kế hoạch dạy học; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học; Ứngdụng công nghệ thông tin để khai thác các tiện ích trên mạng; Ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý và hỗ trợ học tập Tác giả đã đề xuất các biện pháp: Nângcao nhận thức về công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên; Tổ chức bồidưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Xây dựng hệ thống máytính và mạng internet thuận lợi để phục vụ dạy học; Chỉ đạo quy trình thiết kế vàsử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin; Quản lý hatầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phươngtiện… [35].

Tác giả Phó Đức Hòa, Bùi Thị Quyên trong Một số biện pháp quản lý ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở đã đưa ra các

biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụngcông nghệ thông tin; Lập kế hoạch chiến lược cho việc đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở; Xây dựng nguồn nhânlực công nghệ thông tin có chất lượng tại các trường trung học cơ sở; Tăng cườngđầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật tin học, hiện đại hóa trang thiết bị các trường trunghọc cơ sở [15].

Ngoài ra, còn có các công trình như: Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

của tác giả Phạm Trường Lưu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý

hoạt động dạy học có sử dụng đa phương tiện ở trường trung học cơ sở”, đã

Trang 12

đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học có sử dụng đa phương tiệnnhằm nâng cao chất lượng giáo dục [18]; luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của

tác giải Đào Thị Ninh nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý ứng dụng

công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các trường trung học phổ thông quậnCầu Giấy - Hà Nội” đã đưa ra một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ

thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [19].

Thực tế hiện nay, việc đưa công nghệ thông tin trong dạy học còn tồn tại nhiều vấnđề bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết như: Trình độ tin học cơ bảncủa nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn yếu, năng lực ứng dụng công nghệ thôngtin của giáo viên còn yếu trong thực hiện quy trình thiết kế và sử dụng các loạigiáo án điện tử Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lýứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, vì vậy, việc nghiên cứu đềxuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở cáctrường trung học cơ sở huyện Gia Lâm trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cầntập trung giải quyết.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Trong quá trình hình thành lý luận về quản lý, các nhà nghiên cứu với những cáchtiếp cận khác nhau đã đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Theo F.W.Taylor (1856 - 1915), “Quản lý là biết chính xác điều bạn

muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việcmột cách tốt nhất và rẻ nhất” [dẫn theo 37].

Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có

hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạtmục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường [16, tr.135].

Trang 13

Từ những định nghĩa trên ta có thể khẳng định: Quản lý là quá trình tác

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lýbằng việc vận dụng các chức năng quản lý, các nguyên tắc và các kỹ năngquản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình.

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, khi nghiêncứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệmvề quản lý giáo dục dưới các góc độ khác nhau:

Theo tác giả Trần Kiểm: ở cấp vĩ mô “quản lý giáo dục là sự tác động

liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dụcnhằm tạo ra tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, cáccơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trongđiều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động” [11].

Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ

Lộc: “quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức

và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắtxích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cáchcho thế hệ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũngnhư các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâmlý của con người Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởivậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường cùng với hệthống quản lý giáo dục” [dẫn theo 17].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là

hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [9].

Từ các khái niệm nêu trên ta có thể hiểu: quản lý giáo dục là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan củachủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá trìnhdạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tói

Trang 14

mục tiêu đã định.

1.1.2 Công nghệ thông tin

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, công nghệ thông tin (tiếng Anh là:Information Technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xửlý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưutrữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin.

Theo luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH 114 ngày 29 tháng 01 năm

2006: “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học công nghệ

và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ vàtrao đổi thông tin số” [24].

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “Công nghệ thông

tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đạinhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tinphong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xãhội” [13].

Như vậy, từ các quan điểm nêu trên, theo chúng tôi: Công nghệ thông tin

là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ,chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổchức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đờisống con người và xã hội.

1.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực:ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học Thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiệnnay đã trở nên phổ biến Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin -viễn thông đang thay đổi một cách nhanh chóng là một cơ hội rất lớn cho mộtphương pháp giáo dục hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến với vai trò nòng cốtcủa công nghệ thông tin Nó đòi hỏi công tác quản lý giáo dục phải có những

Trang 15

giải pháp thích hợp để phát huy hết những lợi thế mà công nghệ thông tin manglại cho việc dạy và học của chúng ta hiện nay.

Như vậy, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử là việc

đưa công nghệ thông tin vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và họcsinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹxảo hoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan,phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mụcđích giáo dục.

1.1.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử là nhữngbiện pháp tác động của chủ thể quản lý mang tính mục đích, có kế hoạch đếnquá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánhgiá nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quản lý việc sử dụng côngnghệ thông tin trong hoạt động dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch củangười quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động củanhà trường, giúp quá trình dạy học, giáo dục đạt tới các mục tiêu đề ra.

Muốn tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học cóhiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc các kiến thức về dạy học, về côngnghệ thông tin để có thể ứng dụng được công nghệ thông tin vào các thành tố củahoạt động dạy học và quản lý chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cácthành tố đó.

1.3 Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trườngtrung học cơ sở

1.3.1 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trườngtrung học cơ sở

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như yêu cầu của giáo dụchiện đại, đòi hỏi dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng cần có những kiến

Trang 16

thức và kĩ năng về công nghệ thông tin để ứng dụng hợp lý và sáng tạo trong hoạtđộng nghề nghiệp Trong dạy học môn Lịch sử, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý,sáng tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh thôngqua các dạng thức thông tin (hình ảnh, video, âm nhạc, mô phỏng ), tạo môi trườngnhận thức hiện đại, hấp dẫn, kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của học sinh Cóthể thấy một số vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc Lịch sử như sau:

Tổ chức hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcmôn Lịch sử ra một môi trường giáo dục hiện đại, có tính tương tác cao; kích thíchhứng thú và khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy của học sinh về đặc điểm nổi bật vềhình thức biểu đạt của văn bản; giúp học sinh so sánh văn bản này với văn bản khác,giúp học sinh liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cáchnhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.

Mở rộng các nguồn thông tin thông qua các kênh hình ảnh, âm thanh, video Hiện nay với tính năng hữu ích của Internet, giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm và truycập, khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện phù hợp với các nội dung dạy họcmôn Lịch sử ở cấp trung học cơ sở Với các nguồn tư liệu đa dạng và sinh động sẽ tạonên những giờ học thực sự hấp dẫn học sinh, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức củahọc sinh trở nên dễ dàng, cụ thể giúp học sinh lớp 6,7viết được bài văn tự sự, miêu tảvà biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng Ở lớp 8 vàlớp 9: viết được các bài văn tự sự, nghị luận và thuyết minh hoàn chỉnh, theo đúng cácbước và có kết hợp các phương thức biểu đạt.

Dễ chỉnh sửa, hoàn thiện khi cần thiết: Một trong những điểm mạnh của côngnghệ thông tin trong dạy học Lịch sử đó là dễ chỉnh sửa, bổ sung giáo án điện tử Nếunhư giáo án soạn viết truyền thống trước đây không chỉ mất thời gian của giáo viênmà những lúc cần điều chỉnh, thay đổi cũng rất bất tiện Còn với giáo án điện tử, chỉcần một vài thao tác đơn giản, giáo viên có thể thoải mái điều chỉnh, bổ sung nhữngnội dung phù hợp Chính vì vậy, sử dụng giáo án điện tử cũng tiết kiệm không ít thờigian cho giáo viên.

Trang 17

Giúp giáo viên không ngừng nâng cao và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cầnthiết: kể chuyện, đọc (ghi âm, lồng tiếng); thiết kế giáo án điện tử Đây là một trongnhững vai trò rất quan trọng Chính vì vậy, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin đượcxem là một trong những chuẩn kĩ năng của giáo viên nói chung và giáo viên dạy họcLịch sử nói riêng do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định Bởi lẽ, để khai thác được cácphần mềm thu âm, lồng tiếng, giáo viên nhất thiết không chỉ có kĩ thuật tin học màcòn phải có giọng kể hay, truyền cảm từ đó giúp học sinh lớp 6,7 nhận biết được đềtài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của ……… Ở lớp 8 và lớp 9: hiểu được thôngđiệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của ……… Nhận biết một số nét khái quát vềLịch sử Việt Nam; hiểu tác động của ………

1.3.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trườngtrung học cơ sở

- Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo viên thiết kế kế hoạch dạy học Lịchsử Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án bằng các phần mềmsoạn thảo chuyên dụng; sử dụng các phần mềm hỗ trợ đa phương tiện để biên tập ảnh,xây dựng các video, câu chuyện bằng hình ảnh; sử dụng các phương tiện dạy học hiệnđại Đây là khâu quan trọng để chuẩn bị cho quá trình đứng lớp của giáo viên.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học (hỗ trợ phươngpháp và kĩ năng dạy học của giáo viên) giáo viên sử dụng MS.PowerPoint để thiết kếcác bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử nhằm trình bày bài giảng theo cáchthú vị và hấp dẫn hơn, từ đó rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói vànghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức Lịch sử thông quacác hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng cácphương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy,rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.

- Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dữ liệu thông quacác công cụ tìm kiếm trên internet hoặc tìm kiếm trên các website thư viện bài giảng.Mạng internet là kho thông tin khổng lồ, trên đó có rất nhiều phần mềm giảng dạy,quản lý trường mầm non được xây dựng công phu mà giáo viên, nhà trường có thể

Trang 18

khai thác tham khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảngcho riêng mình.

- Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin tham gia học tập các khóa họctrực tuyến về dạy học Lịch sử để soạn giáo án điện tử, tìm hiểu kiến thức về phươngpháp dạy học Lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập môn Lịch sử.

Đối với môn Lịch sử, để giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận được với xuthế dạy- học hiện đại, giúp học sinh tham gia tích cực trong học tập và tạo cho họcsinh tính năng động, chủ động, tự tin trong học tập, Hiệu trưởng cần giao kế hoạchgiảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin cho tổ chuyên môn Chỉ đạo tổ chuyênmôn tổ chức cho giáo viên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạycó ứng dụng công nghệ thông tin Mặt khác, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giảngdạy, mạng máy tính, mạng Internet theo hướng hiện đại.

Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Lịch sử rất thuận lợi vì nó cungcấp một kho tàng kiến thức khổng lồ, cập nhật tin tức nhanh chóng, cung cấp tư liệuvề tác giả, tác phẩm chính xác, đầy đủ, những hình ảnh, thước phim sinh động, hấpdẫn Từ đó học sinh tích cực, hào hứng, trong tiết học và đặc biệt người học đã pháthuy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, vì vậy Hiệu trưởng cần tổchức cho cán bộ, giáo viên thăm quan, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáoviên (học sinh) đối với các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và có nhữngquy chế bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học Lịch sử.

Khi áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay thì tính sáng tạo thể hiện rất rõ:Học sinh hào hứng, sôi nổi, say mê, sáng tạo tìm hiểu vấn đề trong giờ học Học sinhhiểu bài và nắm kiến thức bài học tốt hơn Những hình ảnh hỗ trợ cho bài học thực tế,sống động, phản ánh cụ thể cuộc sống bên ngoài giúp học sinh cảm nhận sâu sắc cácvăn bản văn học, giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản,

Trang 19

vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện quabài viết Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập vănbản điện tử và văn bản đa phương thức.

1.3.3 Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử

- Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin: giáo viên sử dụng bài giảng của

mình, kết hợp với sự hỗ trợ của máy tính và giáo viên sử dụng các phần mềm tiện ích,các phương tiện dạy học như máy chiếu Project, máy chiếu Overhead để phát huyđược sức mạnh của hình ảnh, âm thanh của các tư liệu để giáo viên nâng cao chấtlượng bài giảng môn Lịch sử Trong phần khởi động của bài giảng, giáo viên chọn cácbức ảnh liên quan đến văn bản đã học (như ảnh tác giả, tranh ảnh minh họa cho vănbản, ), giúp học sinh tái hiện kiến thức cũ và mở ra kiến thức cần học.

- Bài giảng điện tử theo công nghệ E_learning: giáo viên sử dụng các ứng dụng là

công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng….để soạn sẵn giáo án trong đócó lời giảng, âm thanh hình ảnh sinh động, các câu hỏi, bài tập được chuẩn bị theo thứtự Học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng dưới dạng ngoại tuyến hoặctrực tuyến và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học màkhông cần giáo viên dạy trực tiếp hoặc không cần đến lớp Mặt khác, giáo viên kếthợp sử dụng trò chơi để giới thiệu và hướng dẫn học sinh tham gia, như trò chơi Giảiô chữ gắn với địa danh hoặc tác giả văn học.

-Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong các giờ lên lớp với sốđông học sinh: Hình thức này được áp dụng với quy mô số học sinh từ 40 đến 50.

Ngoài các phương tiện dạy học thông thường của một lớp học truyền thống như bảngđen, phấn trắng, thước kẻ lớp học được trang bị thêm máy tính, máy chiếu Project,máy chiếu Overhead Trong giờ học, cả lớp quan sát kết quả xử lý của máy tính trênmàn hình lớn giáo viên thông qua video clip có nội dung giới thiệu các danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và họcvăn bản thuyết minh) hoặc thông qua một số bộ phim hoạt hình, phim truyện đượcchuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ cáckịch bản văn học để lôi cuốn số đông học sinh vào bài học.

Trang 20

-Giáo viên trực tiếp lên lớp khai thác các tính năng của công nghệ thôngtin để trình bày kiến thức một cách sinh động Một số trường hợp, giáo viên có thể

chuẩn bị sẵn đoạn ………, hay nội dung bài tập để rút ngắn thời gian thao tác vớimáy tính Học sinh quan sát và phán đoán theo sự định hướng của giáo viên Họcsinh ít được trực tiếp thao tác với máy tính giáo viên sử dụng các băng đĩa CD ghibản nhạc được phổ từ các bài ……… đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số vănbản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của lịch sử, nhà nghiêncứu lịch sử; các sách giáo khoa Lịch sử, và các tài liệu giáo dục lịch sử dạng điện tử.

Tổ chức hoạt động học "cộng tác" theo nhóm nhỏ: Học sinh được chia thành các nhóm

nhỏ không quá 7 học sinh Trang thiết bị tối thiểu mỗi nhóm có một máy tính Nếu cácmáy tính được nối mạng thì tốt hơn vì các nhóm có thể chia sẻ thông tin với nhau.Hình thức này có những đặc điểm sau: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thôngqua các định hướng gợi mở hoặc các phiếu học tập Mỗi nhóm học sinh sử dụngchung một máy tính, có trách nhiệm cộng tác, chia sẻ những ý tưởng của bản thân đểhoàn thành nhiệm vụ của nhóm cũng như của mỗi bản thân Từ đó tăng cường, pháthuy tính tích cực, tự lực của học sinh trong các bài học môn Lịch sử để giáo dục họcsinh biết yêu quý và tự hào về truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước; kínhtrọng, biết ơn người lao động, người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệcái đẹp.

- Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin dạy một nội dung ngắn: Quỹ thời gian sử

dụng phương tiện công nghệ thông tin chỉ khoảng 1 đến 3 phút nhằm mục đích nêu ratình huống có vấn vấn đề, gợi mở, kiểm chứng những suy đoán nhận định trong sáchgiáo khoa., cụ thể là những hiểu biết về ……… (LIÊN QUAN ĐẾNCHUYÊN MÔN LỊCH SỬ ĐỀ NGHỊ TÁC GIẢ BÔ SUNG)

- Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để dạy học trọn vẹn một phầncủa bài học: Với mục đích sử dụng phần mềm để giải quyết trọn vẹn một nội dung cụthể trong tiết học nên quỹ thời gian sử dụng phương tiện có thể kéo dài từ 5 đến 10

phút Qua việc thao tác với phần mềm, học sinh phát hiện và giải quyết trọn vẹn mộtvấn đề Hình thức này có thể sử dụng trong cả hình thức tổ chức lớp số đông hoặc học

Trang 21

tập theo nhóm Hoạt động sử dụng, khai thác phần mềm được tiến hành đan xen vớicác hoạt động khác nên giờ học rất sinh động phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi họcsinh Thông qua sử dụng phần mềm mang lại cho học sinh những trải nghiệm phongphú; nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tìnhcảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phùhợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống.

- Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin dạy trọn vẹn một tiết học: Trong

hình thức này bài giảng được thiết kế thành một hệ thống liên kết chặt chẽ phối hợpđan xen các hoạt động của giáo viên và học sinh để đạt được mục đích của giờ giảng.Bài giảng được thiết kế sao cho khai thác tối đa sự hỗ trợ của phần mềm Với hìnhthức này, có thể thời lượng sử dụng bảng đen sẽ không như các giờ học khác vì nộidung kiến thức được thiết kế sẵn trong các Slide và giáo viên chiếu lên màn hình thaycho viết bảng (giáo án điện tử)

- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: Hoạt động chínhcủa nội dung này là sử dụng máy tính trợ giúp học sinh giải bài tập, kiểm tra nhậnthức của bản thân, cụ thể: Giao cho cho mỗi nhóm học sinh hoặc mỗi học sinh mộtmáy tính Học sinh tự sử dụng phần mềm để tìm tòi cách giải quyết vấn đề và hoànthành nhiệm vụ được giao (giải được bài tập hoặc hoàn thành phiếu học tập của cánhân, của nhóm) Kiểm tra nhận thức học sinh bằng ngân hàng điện tử: Toàn bộ câuhỏi và đáp án được thiết kế nạp sẵn trong máy Mỗi học sinh được máy phát ngẫunhiên một phiếu kiểm tra Học sinh sẽ chọn phương án trả lời bằng cách sử dụngchuột hoặc bàn phím đánh dấu câu trả lời mà học sinh cho là đúng Kết quả chấmđiểm được máy tính tự động cập nhật và thông báo kết quả ra màn hình.

1.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trunghọc cơ sở

1.4.1 Lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trườngtrung học cơ sở

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơsở phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch

Trang 22

chung đó, cán bộ quản lý chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn khoa học xã hội lập kếhoạch thực hiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ởtrường trung học cơ sở Khi xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở, cán bộ quản lý cần dựa trên các nguyên tắcsau: Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ giáo viên môn Lịch sửtrong nhà trường; Gắn với từng hoạt động, từng bài cụ thể; Sử dụng hiệu quả phươngpháp hiện đại; Phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh nhàtrường.

Đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ các nguyên tắc trên để lập kế hoạch ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở trong nămhọc và xây dựng những nội dung cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc Lịch sử ở trường trung học cơ sở Ban giám hiệu

nhà trường, giáo viên nghiên cứu và thống nhất những nội dung ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở để toàn thể cán bộ quản lý,giáo viên môn Lịch sử trong trường nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở đạt đượchiệu quả cao nhất.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng việc sử dụng các phần mềm ứng dụng côngnghệ thông tin và sử dụng thiết bị cho giáo viên.

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường có kế hoạch tham mưu với hiệutrưởng mời giảng viên để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản cho giáo viên vàkỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sởđể tất cả giáo viên nắm được và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việctìm kiếm các tài liệu phục vụ hoạt động dạy học ở trên mạng Internet, soạn các giáoán điện tử, sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm video, sử dụng các thiết bị dạyhọc hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.

Hiệu trường giao cho Tổ khoa học xã hội và từng giáo viên môn Lịch sử xây dựng kếhoạch dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin để Ban Giám hiệu tiện việc sắp xếpthời khóa biểu, bố trí phòng học, trang thiết bị Mỗi một khối chuyên môn, tổ trưởng

Trang 23

cần xây dựng các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các nội dung ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở, đồng thờitrên cơ sở đó tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đãđặt ra, trong điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

Giáo viên lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trườngtrung học cơ sở cụ thể ở từng lớp để đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thôngtin phù hợp với chương trình giáo dục môn Lịch sử theo chương trình giáo dục phổthông mới (cô ơi, thực tế lả ở các trường trung học cơ sở chỉ dừng lại ở kế hoạch ứngdụng công nghệ thông tin tại tổ thôi ạ).

Ban giám hiệu, kế toán nhà trường lập kế hoạch huy động kinh phí và tiến hành đầutư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạtđộng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sởcủa giáo viên như: bổ sung đủ máy vi tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, tivi màn hình 43inch, màn chiếu, máy Projector, bảng thông minh, hệ thống mạng Lan,mạng Internet, Wifi… để phục vụ có hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở.

1.4.2 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trunghọc cơ sở

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệthông tin trong nhà trường theo kế hoạch đã xây dựng, tập trung công tác chỉ đạo đếntừng khâu, từng phần cán bộ quản lý trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chungcho giáo viên về quy trình quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịchsử ở trường trung học cơ sở cán bộ quản lý nhà trường tiến hành phân công cho bộphận chuyên môn, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công nghệthông tin để khai thác thông tin từ mạng Internet, sử dụng các phần mềm hỗ trợ phụcvụ việc thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mônLịch sử một cách linh hoạt, phù hợp Để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLịch sử hiệu quả, cán bộ quản lý nhà trường cần tiến hành tổ chức cho giáo viên thựchiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử,

Trang 24

hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, hướng dẫn tạo thư viện đồ dùng, hướng dẫntạo kho học liệu mở Đảm bảo 100% giáo viên của nhà trường đều được tiếp cận vớicác công cụ (phần mềm) hỗ trợ soạn giảng Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên mônxây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở như về chất lượng bài dạy, phân bố thờigian, hình thức tổ chức dạy học.

Tổ khoa học xã hội tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bài giảng điện tử,kho học liệu mở, kho đồ dùng Tổ chức các hoạt động dự giờ của các hoạt động cóứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở, sau đótiến hành đánh giá rút kinh nghiệm Tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trongtoàn trường, tổng hợp các ý kiến từ đội ngũ giáo viên đã tiến hành ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở, đánh giá những ưuđiểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắc phục tồn tại (nếu có), tiếptục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều ưu điểm, nhiều hiệu quả đểgiáo viên tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở một cách tự nhiên, tích cực.

Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơsở, Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao vai trò tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng củaviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học.

- Tổ chức, chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Lịch sử có ứng dụng côngnghệ thông tin theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn cùng với giáo viên nghiên cứu, thảoluận và thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cần đạt, phương pháp - phương tiệnvà hình thức tổ chức của từng tiết học theo phân phối chương trình và xác định nhữngtiết học nào, những nội dung nào có thể ứng dụng công nghệ thông tin Đồng thời liệtkê các tư liệu điện tử cần thiết cho từng bài, từng chương của từng môn học dựa vàoviệc sử dụng các tài liệu dùng cho giảng dạy: sách giáo khoa , sách giáo viên, cáctrang thiết bị hiện có.

Trang 25

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLịch sử cho giáo viên Cần triển khai tốt việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin họccho đội ngũ giáo viên từ tin học cơ bản, soạn thảo văn bản đến cách thiết kế bài giảngđiện tử, sử dụng các phần mềm dạy học cho giáo viên trong trường.

- Tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việcứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử Ban Giám hiệu và cácđoàn thể trong nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phươngtiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm tạo thêm khí thế sôi nổi vàđể những giáo viên còn e ngại có những bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt là giáo viênđã có tuổi và giáo viên mới vào nghề.

- Tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong dạyhọc môn Lịch sử, từ đó đề xuất với tổ chuyên môn những giải pháp góp phần nângcao trình độ tin học cho giáo viên.

- Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng công nghệ thông tin vàogiảng dạy môn Lịch sử Các phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ việcứng dụng công nghệ thông tin bao gồm: phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bịmạng internet…Các phương tiện trên góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quảgiảng dạy và giáo dục của nhà trường.

Để đảm bảo thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáoviên, cán bộ quản lý nhà trường cần lưu ý: Bố trí số lượng phòng học có đầy đủ trangthiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy theo yêu cầu của từng bộ môn,trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất của trường cho phép Sắp xếp thời khóa biểu vàlịch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử một cách khoahọc, phù hợp với điều kiện cho phép của trường Muốn làm được như vậy, Hiệutrưởng phải yêu cầu tổ bộ môn đăng ký lịch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thôngtin, rồi giao cho bộ phận phụ trách sắp xếp.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học môn Lịch sử.

1.4.3 Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung

Trang 26

học cơ sở

Khi cán bộ quản lý tiến hành chỉ đạo việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở phải định hướng cho giáo viên tuân thủ cácnguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục một cách phù hợp đối vớitừng nội dung kiến thức có trong hoạt động Để làm được điều này, cán bộ quản lýhướng dẫn giáo viên tìm hiểu nội dung của từng hoạt động, môn học, xác định mụctiêu, soạn giáo án giáo viên phải xác định phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗtrợ của công nghệ thông tin, thu thập và xử lý chi tiết các tư liệu liên quan đến bàidạy Việc chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên, có sự định hướng kịp thời.

Để chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơsở, Hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau:

- Chỉ đạo nâng cao vai trò tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quantrọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học.

- Chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng môn Lịch sử có ứng dụng công nghệthông tin theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn cùng với giáo viên nghiên cứu, thảo luận vàthống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cần đạt, phương pháp - phương tiện và hìnhthức tổ chức của từng tiết học theo phân phối chương trình và xác định những tiết họcnào, những nội dung nào có thể ứng dụng công nghệ thông tin.

- Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLịch sử cho giáo viên.

- Chỉ đạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên từ tinhọc cơ bản, soạn thảo văn bản đến cách thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học cho giáo viên trong trường.

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử.

- Chỉ đạo tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong dạy học môn Lịch sử.

- Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cho lớp học có ứng dụng công nghệ thông

Trang 27

tin vào giảng dạy môn Lịch sử.

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ởtrường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là công việc rất quan trọng, phải được thực hiện thườngxuyên đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử nhằm mục đích: Phản hồi cho cán bộquản lý về mức độ thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử củagiáo viên so với yêu cầu Giúp cán bộ quản lý điều chỉnh, sửa chữa các sai sót trongquá trình quản lý và có cơ sở để tổ chức bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin chogiáo viên.

Căn cứ vào kế hoạch nhà trường, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vàodạy học, kế hoạch công tác kiểm tra chuyên môn, chuyên đề, cán bộ quản lý thành lậpcác tổ đánh giá do hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng làm tổ trưởng vàcác đồng chí cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn làm ủy viên tiến hành kiểm trakết quả ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy học Lịch sử Qua đó,đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin của giáoviên có thể thực hiện dưới hình thức như: hàng tháng, các tổ chuyên môn họp sẽ có sựkiểm tra quá trình ứng dụng công nghệ thông tin của các thành viên Người được phâncông kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình.

Về cách thức đánh giá, cán bộ quản lý cần đối chiếu giữa kế hoạch giảng dạynăm học, giáo án và sổ đầu bài xem có trùng khớp không Phần chất lượng giáo án cóứng dụng công nghệ thông tin sẽ được kiểm tra bởi tổ trưởng hoặc nhóm trưởngchuyên môn Có thể kết hợp linh hoạt các hình thức dự giờ sau: Dự giờ có báo trướcnhằm xem xét năng lực cao nhất mà giáo viên có thể đạt được khi có đủ điều kiệnchuẩn bị, thể hiện trong giờ lên lớp; Dự giờ đột xuất nhằm xác định rõ sự chuẩn bị bàidạy và cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp của giáo viên trong hoàncảnh bình thường; Dự giờ theo chuyên đề nhằm nghiên cứu toàn diện về logic giảngdạy của giáo viên; Dự các giờ lên lớp của hai hay nhiều giáo viên về cùng một bài dạynhằm phát hiện năng lực của mỗi giáo viên, hiệu quả của phương pháp này hay

Trang 28

phương pháp khác khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hàng tháng, học kì cần có tổng kết vàđưa ra kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thôngtin của giáo viên cán bộ quản lý đánh giá năng lực giảng dạy có ứng dụng công nghệthông tin của giáo viên thông qua việc dự giờ và trên cơ sở đó, giúp giáo viên khắcphục các thiếu sót, phát huy các ưu điểm nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng giờdạy Hiệu trưởng tổng kết về việc đánh giá thực hiện chương trình cũng như soạngiảng trong đó có phê bình, xử lý kỉ luật đối với giáo viên vi phạm, đồng thời đề xuấtkhen thưởng với những giáo viên thực hiện xuất sắc.

Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ởtrường trung học cơ sở, Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng được bộ các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học Lịch sử.

- Xây dựng được lực lượng đánh giá và tổ chức thu nhập các thông tin choviệc đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử qua nhiều kênhthông tin Việc triển khai, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịpthời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.- Sử dụng các hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, traođổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh để đánh giá những ưu điểm, hạn chế vàtìm ra những nguyên nhân khắc phục trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học Lịch sử.

- Điều chỉnh kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sửcho phù hợp.

- Kiểm tra các giờ dạy của giáo viên theo kế hoạch có ứng dụng công nghệthông tin để đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, tính hiệu quả và tác dụngcủa công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Lịch sử.

- Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục hiện đạinhằm đánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị đối với kế hoạch ứng dụng công nghệthông tin đã xây dựng, từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung thiết bị, bổ sung đồ dùng cho phù

Trang 29

hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Kiểm tra tần suất sử dụng kho học liệu mở, kho đồ dùng đánh giá các tưliệu được sử dụng nhiều, tìm hiểu nguyên nhân các tư liệu chưa được nhiều giáo viênkhai thác sử dụng Nếu là tư liệu kém hiệu quả thì cần chỉ đạo và tổ chức xây dựng lạitư liệu đó và thực hiện gỡ bỏ tư liệu kém hiệu quả và thay thế bằng tư liệu mới.

Cuối mỗi đợt đánh giá sau khi kiểm tra, nhà trường cần có cơ chế khen thưởnghoặc ghi nhận khen thưởng phù hợp nhằm động viên, khích lệ giáo viên tích cực hănghái ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương phápdạy học Lịch sử Mặt khác cần đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc đánh giágiáo viên triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học Lịch sửtránh được bệnh thành tích, hoặc triển khai chiếu lệ, qua loa không thực sự vào cuộc.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc Lịch sử ở các trường trung học cơ sở

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1 Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên Lịch sử trong nhà trường về ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học Lịch sử và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở nhà trường trung học cơ sở nhằm hướngtới nâng cao chất lượng quản lý Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trườngchưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLịch sử thì chất lượng dạy học Lịch sử không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và pháthuy năng lực của học sinh, mặt khác, sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử.

Năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong việc quản lý nhà trường nói chung và quảnlý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trunghọc cơ sở nói riêng Người cán bộ quản lý trường có kiến thức về chuyên môn, nănglực quản lý cao sẽ điều hành tốt các hoạt động của trường trung học cơ sở Đồng thời,những người quản lý có kinh nghiệm sẽ chia sẻ học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng xử,giải quyết các tình huống trong công tác quản lý trường học góp phần đẩy mạnh, thực

Trang 30

hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích, động viên,tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở tự học và sáng tạo nângcao năng lực quản lý của mỗi cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Vànếu như cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin: cáckiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng, sử dụng internet, biếtsử dụng các phần mềm quản lý nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý ứng dụngcông nghệ thông tin trong nhà trường nói chung và quản lý ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học Lịch sử được hiệu quả hơn.

1.5.1.2 Năng lực về công nghệ thông tin của giáo viên Lịch sử

Trong mỗi thời kỳ, luôn có một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác, do trong lịch sửchưa được học tập một cách bài bản về công nghệ thông tin trong trường sư phạm nênsẽ dẫn đến tình trạng ngại học, ngại tìm hiểu về công nghệ thông tin dẫn đến sẽ hạnchế phần nào đối với kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạyhọc Bên cạnh đó, năng lực của bộ phận phụ trách kỹ thuật về công nghệ thông tintrong nhà trường để điều hành mạng LAN, Website, bảo trì, cài đặt các thiết bị phầncứng và phần mềm cơ bản cũng ảnh hưởng đến chất lượng ứng dụng công nghệ thôngtin, nếu cán bộ phụ trách kỹ thuật có thể là giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệmkhông có đủ kiến thức, kĩ năng để xử lý các công việc thường xuyên như: điều hànhmạng LAN, quản trị Website, cài đặt các phần mềm mới, diệt virus, sửa chữa một sốlỗi hỏng hóc nhỏ của máy tính thì hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin sẽ khôngcao Vì vậy, cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở cần cần tích cực tổ chức cáclớp bồi dưỡng công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo sự đồng thuận trongviệc ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên trong nhà trường Từng bướccó kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cơ bản để đảm bảo đội ngũ sẽ đủ khả năng ứng dụngcông nghệ thông tin theo năng lực của mình.

1.5.2 Các yếu tố khách quan

1.5.2.1 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin

Ngoài yếu tố con người thì cơ sở vật chất, trang thiết bị về công nghệ thông tinlà yếu tố quyết định đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Người ta

Trang 31

không thể hình dung việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mà lại thiếu cơsở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin Để hoạt động ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học đạt hiệu quả, các nhà trường trung học cơ sở phải được đầu tưphát triển hạ tầng về cơ sở trường lớp Ngoài việc đủ phòng học thông thường thì việcxây dựng các phòng học bộ môn là yêu cầu không thể thiếu Phòng học bộ môn làphòng học mang tính chuyên dụng cho một hoặc vài bộ môn học Ở đó, các thiết bịdạy học môn học và các thiết bị dùng chung được bố trí sẵn và chỉ diễn ra hoạt độngdạy học đối với một môn học nhất định Nêu có hệ thống phòng học bộ môn đượctrang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, các đầu sách tham khảo thì sẽ giúp giáo viên tíchcực ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học Do vậy, yêu cầucó tối thiểu 01 phòng máy tính đạt tiêu chuẩn với số lượng từ 10 đến 20 máy tính nốimạng Internet, mạng LAN, 01 máy điều hòa, 01 ổn áp, bàn ghế ; có 01 phòng học đanăng có trang bị các thiết bị công nghệ thông tin cần thiết để phục vụ việc dạy học cóứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy như máy chiếuPtojector kèm theo phông chiếu Ngoài ra, còn phải có một số phần mềm dạy học,sách điện tử (E-book), thí nghiệm ảo,

1.5.2.2 Cơ chế, chính sách hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ởcác trường trung học cơ sở

Đó là những chính sách mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước Tuynhiên, rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương (tỉnh, Huyện, thịxã ) quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích của việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào dạy học Có như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ khôngchỉ là hoạt động cần được khuyến khích mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với ngườigiáo viên Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải thayđổi cách thức soạn giảng, tiêu tốn nhiều công sức, trí tuệ hơn, phải đầu tư mua sắmthiết bị cá nhân (máy tính xách tay, máy in ) Vì vậy, họ cần được hỗ trợ về tài chínhcho những thay đổi này Ngay trong nhà trường cũng cần có chế độ ưu đãi phù hợpcho đội ngũ giáo viên cốt cán về công nghệ thông tin.

Trang 32

Kết luận chương 1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử gồm: Thiết kế kế hoạchdạy học Lịch sử; Tham gia học tập các khóa học trực tuyến; Giáo viên ứng dụng côngnghệ thông tin trong khai thác dữ liệu; giáo viên sử dụng MS.PowerPoint để thiết kếcác bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử.

Để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử hiệu quả cần thực hiệncác hình thức như: Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong các giờ lên lớp vớisố đông học sinh; Khai thác các tính năng của công nghệ thông tin để trình bày kiếnthức; Tổ chức hoạt động học "cộng tác " theo nhóm nhỏ; Sử dụng phương tiện côngnghệ thông tin dạy trọn vẹn một tiết học…Bên cạnh đó, cần kết hợp đánh giá kết quảthực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử nhằm thu thập thôngtin và điều chỉnh nội dung dạy học và hình thức dạy học.

Vai trò của Hiệu trưởng rất quan trọng trong quản lý ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học Lịch sử thể hiện qua các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả quảnlý, bên cạnh đó, để quản lý hiệu quả, cần chú trọng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLịch sử gồm các yếu tố: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên Lịch sử; Năng lựcquản lý của cán bộ quản lý; Năng lực chuyên môn của giáo viên; Cơ sở hạ tầng, trangthiết bị về công nghệ thông tin…

Trang 33

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONGDẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA

LÂM, HÀ NỘI

2.1 Khái quát về tình hình giáo dục đào tạo ở huyện Gia Lâm

Về giáo dục trung học cơ sở huyện Gia LâmChất lượng giáo dục trung học cơ sở

Số lượng và trình độ đội ngũ giáo viên

2.2 Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường trung học cơ sở huyệnGia Lâm

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường trung học cơ sở huyện GiaLâm,Hà Nội còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học hiệu quả Vẫncòn một số trường chưa có đủ các phòng học để học sinh được học chính khoá một camà phải học 2 ca/ngày như trung học cơ sở , trung học cơ sở ……., trung học cơ sở……… Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin chưa đáp ứng tốt cho việc học tập vàgiảng dạy Các phòng máy có diện tích nhỏ hẹp, các phương tiện kĩ thuật số khôngđầy đủ, hệ thống điện lắp đặt chưa khoa học và không an toàn, số máy kết nối mạngInternet ít Trên toàn Huyện, tính trung bình mỗi trường chỉ có một phòng máy phụcvụ cho học sinh học tin học, đa số các phòng học tin không đạt yêu cầu về không gian,điện, ánh sáng, quạt điện Trung bình cứ 6 em học sinh được sử dụng 1 máy tính Mỗinhà trường có khoảng 30 đến 35 máy tính, số phần mềm mỗi trường đang sử dụng cònkhá nghèo nàn Tính trung bình 2 giáo viên có một máy tính cá nhân, số máy tínhxách tay mỗi trường rất ít (chủ yếu dành cho cán bộ quản lý), số máy tính nối mạngInternet của giáo viên còn hạn chế [25].

Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.1 Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường trung họccơ sở huyện Gia Lâm

Trang 34

TTTên trang thiết bịSố lượng Nơi trang bị

1 Máy tính đặt bàn 1188 Phòng chức năng và các phònghọc bộ môn

2 Máy tính xách tay 72 Cán bộ quản lý

3 Phòng máy tính 36 Phòng học sinh học tập

Phần mềm hỗ trợ

12 Đường truyền Internet 36 Ở các phòng chức năng và phònghọc môn Tin

14 Phòng học bộ môn 108 Trung bình mỗi trường 3

Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Gia Lâm

Kết quả bảng 2.1 cho thấy, hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường trung họccơ sở chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô 37 trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm với483 lớp và quy mô học sinh là 19.000 học sinh [25] Như vậy, thực trạng này đòi hỏicác cấp quản lý phải huy động xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hạ tầngcông nghệ thông tin và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và họcnói chung, dạy học Lịch sử nói riêng.

Về thuận lợi, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được sự quan tâm đầu tưcơ sở vật chất với 100% các trường trung học cơ sở trong Huyện đã được kết nốiinternet với đường truyền cáp quang Ngoài ra, cán bộ quản lý, giáo viên các nhàtrường đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn Số giáo viên có khả năngứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học chiếm tỉ lệ cao Cán bộ, giáoviên luôn nhận thức và thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Trang 35

năng lực theo kế hoạch của Phòng GDĐT huyện Gia Lâm Các trường còn tham giatích cực các phong trào thi đua, cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họctrên mạng internet.

Về khó khăn: Một bộ phận giáo viên chưa thường xuyên ứng dụng công nghệthông tin trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin họccòn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời Giáo viêntrường trung học cơ sở ……… cho biết: “Một số giáo viên chưa thực sự chủ độngthiết kế giáo án ứng dụng công nghệ thông tin mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trênmạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhậtphần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng”.

2.3 Tổ chức khảo sát thực trạng

2.3.1 Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử vàquản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung họccơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

2.3.2 Nội dung khảo sát

- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở cáctrường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

- Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ởcác trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội

2.3.3 Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

Trang 36

trung học cơ sở , trường trung học cơ sở … , trường trung học cơ sở ………….,trường trung học cơ sở ……., trường trung học cơ sở ……… , trường trung học cơ sở……, trung học cơ sở ………, trung học cơ sở ……., trung học cơ sở …… , trunghọc cơ sở ……… , trung học cơ sở ……., trung học cơ sở ………., trung học cơ sở……., trung học cơ sở …….

- Thiết kế bảng hỏi có 3 mức độ trả lời.+ Mức 1: 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp.

+ Mức 2: 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình.+ Mức 3: 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao.

2.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở cáctrường trung học cơ sở huyện Gia Lâm, Hà Nội

Trang 37

2.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở

Bảng 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên vai trò của ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm

TTVai trò ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

3Mở rộng các nguồn thông tin 5578.6% 912.9% 68.6%2.704

giáo viên có thể dễ dàng tìmkiếm và truy cập, khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện

Các nội dung sau cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ quan trọng từ 2.70 đến2.84 điểm gồm: “Tạo môi trường nhận thức hiện đại, hấp dẫn, kích thích hứng thú vàtư duy sáng tạo của học sinh” (2.84 điểm); “Tạo tính tương tác cao; nâng cao khả

Trang 38

năng ghi nhớ, tri giác, tư duy của học sinh” (2.76 điểm); “Mở rộng các nguồn thôngtin” (2.70 điểm) Giáo viên trường trung học cơ sở cho biết: Nhờ các công cụ đaphương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh nên đãtạo ra môi trường nhận thức hiện đại, hấp dẫn học sinh, giáo viên sẽ xây dựng đượcbài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học dễ dàng thể hiện được cácphương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy họcnêu vấn đề thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngaytrong quá trình học… tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của ngườihọc

2.4.2 Thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ởtrường trung học cơ sở

Bảng 2.2 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên nội dung ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lâm

Trang 39

Kết quả số liệu cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá các nội dung ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở mức độ trung bình, cụ thể mứcđiểm đánh giá như sau: “Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dữliệu” (2.33 điểm); “Thiết kế kế hoạch dạy học Lịch sử” (2.32 điểm); “giáo viên sửdụng MS.PowerPoint để thiết kế các bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử”(2.17 điểm); “Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học” (2.13 điểm); “Tham gia học tậpcác khóa học trực tuyến” (1.99 điểm).

Trao đổi với giáo viên các trường trung học cơ sở 915, trung học cơ sở chúng tôi được biết nguyên nhân của thực trạng trên như sau: giáo viên đã ứng dụngcông nghệ thông tin để khai thác dữ liệu bài giảng điện tử để hoàn thiện giáo án điệntử, tuy nhiên một bộ phận giáo viên năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắtvà tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời Một số giáo viên chưa thực sự chủ độngthiết kế giáo án ứng dụng công nghệ thông tin mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trênmạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhậtphần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng Một số giáo viên chưa tíchcực và chủ động tham gia các khóa học trực tuyến trên mạng về môn Lịch sử, nguyênnhân do giáo viên chưa chủ động xây dựng kế hoạch và phát triển năng lực chuyênmôn, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học Lịch sử.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, tại trường trung học cơ sở ………, trung học cơ sở… một số máy chiếu đã hao mòn, giảm giá trị sử dụng trường trung học cơ sở………, trung học cơ sở …… chưa trang bị một số phần mềm dạy học Lịch sử; cácCD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đấtnước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh) nên giáo viêncòn gặp khó khăn khi triển khai các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc Lịch sử.

2.4.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hình thức dạy học Lịch sử

Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở

huyện Gia Lâm

Trang 40

Ứng dụng công nghệthông tin trong hình thức

dạy học Lịch sử

Mức độ đánh giá (n=70)Thường

xuyênHiếm khi

đông học sinh

4 Khai thác các tính năng củacông nghệ thông tin để trình bày kiến thức

5 Tổ chức hoạt động học

"cộng tác " theo nhóm nhỏ 31 41.3% 17 22.7% 27 36.0% 2.056 Sử dụng phương tiện công

tra, đánh giá

Kết quả số liệu trên cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá các hình thứcgiáo viên thường xuyên thực hiện gồm: “Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin”(3.00 điểm) và “Bài giảng điện tử theo công nghệ E_learning” (2.97 điểm); “Sử dụngphương tiện công nghệ thông tin trong các giờ lên lớp với số đông học sinh” (2.96điểm), giáo viên đã sử dụng hình thức này và được áp dụng với trong giờ dạy với quymô số học sinh từ 40 đến 50 Giáo viên kết hợp sử dụng bảng đen, phấn trắng, thướckẻ…và máy chiếu Project, Trong giờ học, cả lớp quan sát bài giảng qua máy chiếu và

Ngày đăng: 21/06/2024, 08:17

Xem thêm:

w