Nó có tính thường trực, nếu không thường xuyên kiểm soát, không cónhững giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ và hữu hiểu thì lạm phátcó thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá
Trang 1Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hàng hoátiền tệ Nó có tính thường trực, nếu không thường xuyên kiểm soát, không cónhững giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ và hữu hiểu thì lạm phát
có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì chế độ xã hội nào.Nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hoá sang kinh tế thịtrường, vì vậy nghiên cứu lạm phát đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay để đánhgiá sức khoẻ của nền kinh tế nước nhà
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nềnkinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thị trườnghoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứngvững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanhchóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới Bên cạnh bao vấn
đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế Mộttrong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát Lạm phát như một căn bệnh của nềnkinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thờigian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan Kiềm chế lạm
Trang 2phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chínhphủ Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội,đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, kiềm chế lạm phát giữ vững nềnkinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triểnkinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,nghiên cứu và đề xuất các phương án khác Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện vàchẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát Nétđặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hếtcác hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh
Bài viết này với đề tài: “ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ Ở VIỆT NAM ”. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấpbách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát Vì vậy, với lượng kiếnthức còn hạn chế, em nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp đểhiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn
Trang 3 Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượngtăng
lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian.Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại Nếu giá cảchỉ tăng tạm thời,trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết Nguyên đán ở Việtnam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạmthời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế Những trườnghợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hoá nguy cơ lạmphát
Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu làMilton Friedman đã định nghĩa “lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liêntục trong một thời gian dài” Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giáchung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phátđược thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá với tốc độ cao và
Trang 4kéo dài Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mớitạo ra những tác động đặc thù của lạm phát Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giáhàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ cho biết mứcgiá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi làbiểu hiện của lạm phát Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặcchỉ là tạm thời chứ không kéo dài Chỉ khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trongthời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát cao
1.1.2 Các chỉ số liên quan đến lạm phát
1.1.2.1 Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng CPI
Chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội là một tỉ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trongnhiều năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc Ở ViệtNam chỉ số này được tính trên 10 nhóm mặt hàng, được chia thành 86 phânnhóm, gồm 236 mặt hàng tiêu dùng chính và 64 dịch vụ
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tháng cuối trong năm, chỉ số giá tiêudùng(CPI) cả nước tăng 0,53%, đẩy CPI cả năm tăng 18,13% so với kỳ tínhtháng 10/2010 So cả năm 2010, CPI năm 2011 tăng 18,58%
1.1.2.2 Chỉ số giá sản xuất PPI
Tỉ lệ lạm phát tính theo PPI cũng có cách tính thương tự như tính tỉ lệ lạm pháttheo CPI, nhưng PPI được tính trên một số lượng hàng hoá nhiều hơn CPI và tínhtheo giá bán buôn (giá trong lần bán đầu tiên)
1.1.2.3 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giảm phát GDP căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuốicùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thôngthường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định (constant price) và giá hiện hành(current price)
Trang 5tỉ lệ thất nghiệp Chính vì thế, trong chính sách vĩ mô của hầu hết các quốc giahiện nay, người ta thường chấp nhận một tỉ lệ lạm phát vừa phải để kích thíchtăng trưởng kinh tế.
1.2.1.2 Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy rả khi giá cả hàng hoá tăng nhanh ở mức từ
2 đến 3 con số một năm Như ở Việt nam trong giai đoạn vừa qua có thể đượcxem là lạm phát phi mã.Khi lạm phát này xảy ra, do tiền bị mất giá rất nhanh nênngười dân không còn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang săn lùng mua hànghoá, vàng, ngoại tệ cất giữ Tình trạng này càng làm cho giá cả tăng nhanh vàbiến động bất thường Thị trường tài chính sẽ tàn lụi vì dòng vốn chạy ra nướcngoài Lãi suất thực có thể giảm bằng không hoặc âm, hiệu quả kinh tế suy giảm,nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thu nhập thực tế của người lao động bị xói mònnghiêm trọng, thất nghiệp tăng cao
Trang 61.2.1.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên ba con số trong vòng mộtnăm Đồng tiền bị mất giá đến mức chóng mặt Dân chúng chìm ngập trong khốitiền để tìm kiếm một chút ít hàng hóa vì hàng hóa đều hết sức khan hiếm Trongtrường hợp này, chức năng quan trọng đầu tiên của tiền là làm phương tiện traođổi bị triệt tiêu Tiền có sẵn nhưng không mua được hàng hóa vì không ai muốnbán hàng hóa để đổi lấy những đồng tiền bị mất giá quá mức
Biểu hiện đặc trưng cơ bản của lạm phát siêu tốc là giá cả hàng hoá tăng nhanhquá mức, và biến động bất thường không thể dự đoán trước được Người dânchạy trốn tiền và chuyển sang cất trữ “mọi thứ” Nền kinh tế có thể bị biến dạng
và rơi vào khủnghoảng trầm trọng, thất nghiệp tràn lan, đời sống nhân dân giảmsút nghiêm trọng
1.2.2 Căn cứ vào tính chất
1.2.2.1 Lạm phát thuần túy
Là loại lạm phát mà giá cả tất cả các hàng hóa và dịch vụ tăng cùng một tỉ lệ, nêngiá cả tương đối giữa các mặt hàng là thay không đổi Do đó lạm phát thuần túykhông làm thay đổi cơ cấu hàng hóa, dịch vụ trong tiêu dùng
1.2.2.2 Lạm phát dự kiến
Hiện nay, lạm phát có thể được các cơ quan chức năng và doanh nghieeoj dự báotrước Lạm phát dự báo thường được sự dụng làm thông số để chỉ số hóa lạm pháttrong các hợp đồng kinh doanh, đặc biệt là các hợp dồng tài chính Thực tế lạm phát
là “con ngựa bất khan”, nên các dự báo về lạm phát thường khó mà chính xác tuyệtđối
1.2.2.3 Lạm phát không dự kiến trước (lạm phát bất ngờ)
Trang 7nó là tác nhân gây xáo trộn trật tự kinh tế xã hội, làm phát sinh yếu tố tâm lý lo lắng
và hoài nghi về năng lực điều hành của chính phủ
1.3 Nguyên nhân lạm phát
1.3.1 Lạm phát do cầu kéo
Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biếntrong nền kinh tế Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khithực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quámức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ giađình có nguồn thu nhập từtrên trời rơi xuống như viện trợ nước ngoài, thu nhập
do giá cả xuất khẩu tăng đột biến
1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanhnghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi Khácvới hai loại lạm phát trên, thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung vànguyên nhân chủ yếu từ xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất khôngmong đợi từ phía các doanh nghiệp Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanhnghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi Công nhân đình công đòi tănglương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm đìnhtrệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạmphát này
1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục
Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăngtrưởng thực sự của nền kinh tế Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanhhơn sốlượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế Ví dụ như
Trang 8tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh
tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%
Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước nàytheo đuổi cơ chế áp chế tài chính (Financial repression) hoặc trong trường hợpquốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng Áp chế tài chính là tình trạngngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách intiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đếnlạm phát Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hang hóa dịch vụtrong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởngtổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát
1.3.4 Các nguyên nhân khác
Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu cao hơn tổng
cung hoặc sản phẩm được huy độngcho xuất khẩu khiến lượng cung sảnphẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cungthấp hơn tổng cầu.Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.Lạm phát donhập khẩu: Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đótrongnước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhậpkhẩu đội lên
Do tâm lý dân chúng: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy
lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùnghiện tại tổng cầu trở nêncao hơn tổng cung gây ra lạm phát
1.4 Hậu quả và những biện pháp kiềm chế lạm phát
1.4.1 Hậu quả của lạm phát
Trang 9Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác
dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phátđều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội
-Tác hại thứ nhất là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo
giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co giãn thất thường, do đó xẫ hội khôngthể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình
-Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất đẻ nhà nước điều tiết nền
kinh tế đã bị vo hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa,các phát biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạmphát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợpnhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụngđiều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế
-Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có
giá trị gia tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có hàng hóa màgiá cả của chúng không tăng hoăc tăng chậm và những người giữ tiền bị nghèođi
-Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc gây
ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí
-Thứ năm, xuyên tác bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các ddieuf kiện
của thj trường bị biến dạng Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cảhàng hóa, giá cả tiền tệ, gias cả lao động…Một trong những giá cả này tăng haygiảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bịthổi phồng hoặc bị bóp méo
-Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi
nhuận cao
Trang 10-Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng
giảm về mặt giá trị
-Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát không thu hút được các khoản tiền nhàn
rỗi trong xã hội
-Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng
hóa tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt làđời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn Mặt khác lạm phát cũnglàm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng tmfcách tháo chạy khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ thứ hàng hóa không có nhu cầu
Từ đó làm giàu cho những nhà đầu cơ tích trữ
Tóm lại: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng Lạm phát gây ra
hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước Lạm phát làm choviệc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đềukhiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn Lạm phát làm cho mộtnhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề Nhưng suycho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính ngườilao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát Chính vì các tác hại trên,việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỉ lệ lạm phát thấp ( tỉ
lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh teew) trở thành một trongnhững mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phátkhông đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không Bởi lẽ, lạm phátkhông hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chếđiều tiết được mức lạm phát đó có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đókhông còn là một căn bệnh nghuy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điềutiết kinh tế
1.4.2 Những biện pháp kiềm chế lạm phát
Trang 111.4.2.1 Thắt chặt khối cung tiền tệ
Khi khối cung tiền tệ trong lưu thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cảhàng hóa sẽ tăng lên Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát NHTW
sẽ thực hiện chính sách thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ của mìnhnhư tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ pháp định, khôngphát hành thêm tiền vào lưu thông
Khi lãi suất tiền gửi được ấn định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu thông
về, tuy nhiện sử dụng biện pháp này cần sự hỗ trợ của NHTW và NSNN
1.4.2.4 Giảm chi tiêu ngân sách
Chi tiêu ngân sách là 1 bộ phận quan trọng của tổng cầu, giảm chi ngân sách những khoản chưa thật sự cần thiết sẽ làm giảm sức ép đối với tổng cầu và giá cả
sẽ hạ xuống
1.4.2.5 Hạn chế tăng tiền lương
Tiền lương là 1 bộ phânh quan trọng trong chi phsi sản xuất, tăng tiền lượng sẽlàm tăng tổng chi phí sản xuất dẫn đến làm giá cả tăng lên, đồng thời tăng tiềnlương cũng làm tăng thu nhập cho dân chúng gây sức ép làm tăng tổng cầu
Trang 12Cạnh tranh hoàn hảo sẽ tránh được độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh tranh sẽthúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần làm cho giá cảhàng hóa hạ xuống.
1.4.2.8 Mua lấy một tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát
Lạm phát và thất nghiệp là 2 yếu tố đối nghịch nhau, người ta có thể mua lấy 1tỷm lệ thất nghiệp và lạm phát vừa phải để đảm bảo cho nền kinh tế phát triểnbình thường và đời sống xã hội ổn định
Trang 13CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây
2.1.1 Đánh giá thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăngtrưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư) Tình hìnhlạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt quangưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này dẫn đếnnhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tếquốc gia, có sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khivật giá ngày càng leo thang Lạm phát năm 2008 là 22,3%, năm 2010 là 11,8%,năm 2011 là 18,12% vượt qua ngưỡng 10% chứ không phải là không quá 7% màquốc hội đã đề ra trong năm này Chỉ số tăng trưởng hiện nay rất thấp và lạmphát lại ở mức rất cao (trên 20%) Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay chỉ còn 6,7%năm 2011 mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10năm qua Tăng trưởng GDP năm 2012 do quốc hội đề ra là 6-6,5% Tuy vậy, vớinhững khó khăn của cả nền kinh tế thế giới và trong nước, dự báo mục tiêu tăngtrưởng kinh tế 6 – 6,5% rất khó đạt được, do quý I/2012 chỉ đạt 4% và quý II dựbáo cũng chỉ đạt khoảng 4,5 – 4,6% Với việc thực hiện mạnh mẽ các giải pháp
hỗ trợ của Chính phủ, tăng trưởng công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến sẽđược cải thiện, sản xuất nông nghiệp ổn đinh, các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục pháttriển, phấn đầu mức tăng trưởng GDP năm 2012 chỉ khoảng 6% Năm 2007, vớiviệc tung một khối lượng tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta
Trang 14đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụngtăng cao, mức tăng 38%, đây là cuộc lạm phát tiền tệ Ngoài ra giá nguyên liệu,nhiên liệu (đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trênthế giới trong những năm gần đây tăng mạnh Trong điều kiện kinh tế nước taphụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (nhập khẩu chiếm đến 90% GDP) giá nguyênliệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước Cuộc lạm phát cầu kéo là nhucầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng.Tác động lạm phát của Việt Nam năm nay 2011 là nhập khẩu lạm phát Bởi vìtác nhân của Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất là lớn, mà trong đó các yếu tố
về hàng hóa nguyên liệu cơ bản trên thế giới dự kiến gia tăng trong năm gần đây.Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý đầu năm nay giảm xuống mứcthấp nhất so với cùng thời gian 3 năm gần đây Tỷ lệ tăng trưởng chỉ 4,1% Dựđoán tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam là 5,7%, giảm so với mức 5,9%năm 2011, tuy nhiên, sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm 2013
Xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2012 tăng 23,6% đạt 24,5 tỷ USD trongkhi nhập khẩu tăng 6,9% đạt 24,77 tỷ USD
Lạm phát đang có xu hướng giảm từ cuối năm 2011 Trong quý đầu năm
2012 tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 14,15% từ 16,44% hồi tháng trước Lạmphát năm 2012 sẽ giảm xuống dưới 10% Vốn viện trợ phát triển (ODA) hàngnăm Việt Nam nhận được khoảng 2 tỷ USD
Thâm hụt ngân sách năm 2012 được dự báo tăng lên 6% GDP, so với con sốước tính 6,5% năm 2011 Nợ công được kỳ vọng vẫn ở mức ổn định, và Chínhphủ sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tài khóa
Trang 15Tỉ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,0% Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mạicao nhưng trong năm 2012, thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến nay mứcthâm hụt thương mại là 381 triệu đô la Mỹ, một sự cải thiện đáng kể so với cùng
kỳ các năm trước Do hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam vẫn còn khá tốt trongkhi hoạt động nhập khẩu có xu hướng giảm sút Trong 5 tháng đầu năm, hoạtđộng nhập khẩu tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng các mặthàng dầu thô, máy tính và hàng điện tử Từ nay cho đến cuối năm mức duy trìlạm phát 1con số là có khả thi và chỉ số này khó có thể tăng nhanh trong năm sau
đó do nhu cầu vẫn còn khá thấp Điều này đã giúp giảm tỷ lệ tăng trưởng nhậpkhẩu đồng thời khiến thặng dư thương mại giảm xuống và đồng nội tệ tiếp tục ổnđịnh
Mức dự trữ ngoại tệ của chính phủ cũng tăng 30% kể từ cuối năm 2011, tạothêm cho Việt Nam những khả năng đối phó với những cú sốc bên ngoài
Tăng trưởng tín dụng liên tục duy trì ở mức cao (39,6% năm 2009, 29,8%năm 2010) và dự kiến năm 2012 tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 15-17%
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ ở mức ổn định trong năm 2012 và
dự kiến còn ổn định trong năm tới, xuất khẩu đạt 54,46 tỷ USD, tăng 39% so với
Trang 16cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,57% kim ngạch xuất khẩu Nhập khẩu đạt 47,76
tỷ USD, tăng 29% so với năm 2010, chiếm 45,15% kim ngạch nhập khẩu Tínhchung năm 2011 khu vục đầu tư nước ngoài xuất siêu 6,69 tỷ USD trong khi cảnước nhập siêu 9,51 tỷ USD Trong 5 tháng đầu năm 2012 các dự án đầu tư trựctiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,5 tỷ USD bằng với 99,8% so với cùng kỳnăm 2011 Theo đánh giá chung, trong năm 2011 không chỉ lạm phát chung mà
cả lạm phát cơ bản của Việt Nam đều ở mức rất cao với nguyên nhân cả từ phíatổng cầu do chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng trong nhiều năm, và từphía tổng cung do những yếu kém nội tại bắt nguồn từ bản than cơ cấu nền kinh
tế và mô hình tăng trưởng Việt Nam rơi vào nhóm 4 nước có tỷ lệ lạm phát caonhất thế giới, sau Venezuela 26%, Tanzania 19,8% và Kenya 18,93% Dự báolạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 7,9% tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm
2012 Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%) Con số nay có tính khả thi nhưng nó cònphụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của việc phối hợp điều hành chính sách tiền tệ vàtài khóa của chính phủ Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này là một việc làm lâu dài,đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất cao Đây là bài toán không thể có lời giải mộtsớm một chiều, nhưng đó là một bài toán phải kiên trì giải quyết ngay từ bây giờ,
vì rằng đó là bài toán sinh tử, quyết định tương lai phát triển và cường thịnh haykhông của nền kinh tế Việt Nam