1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch các thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh trong bản dịch một số tác phẩm văn học (Dế mèn phiêu lưu ký, Nỗi buồn chiến tranh và Thời xa vắng)

169 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phương thức chuyển dịch các thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh trong bản dịch một số tác phẩm văn học (Dế mèn phiêu lưu ký, Nỗi buồn chiến tranh và Thời xa vắng)
Tác giả Trần Thị Huệ
Người hướng dẫn PGS. TS Hoàng Anh Thi
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 34,34 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTRẢN THỊ HUỆ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH CÁC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH TRONG BẢN DỊCH MỘT SỐ TÁC PHẨM V

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH CÁC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH TRONG BẢN DỊCH MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM

LUAN VAN THAC Si NGON NGU HOC

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi

thực hiện Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực vàchưa từng được các tác giả khác công bó

Tác giả luận văn

Trần Thi Huệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đâu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS HoàngAnh Thi đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Trong suốt quátrình nghiên cứu cô đã luôn nhiệt tình và tạo điều kiện nhằm giúp đỡ động

viên tôi hoàn thành công việc của mình Sự hiểu biết về khoa học và kinh

nghiệm chuyên môn của cô chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành

tựu và kinh nghiệm quý báu.

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy cô và các cán bộ khoa

Ngôn ngữ học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình tôi thực hiện

dé tài luận văn của mình

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đã chia sẻ

nhũng khó khăn của tôi, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn về tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu này!

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU -555:- 22th re 5

1 Lý do chọn đề tài ¿- +5: sSt+E2EEEEEEEE1211217171112112111 111.1 txee 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿+ + + + ++eExeeereeerereeres 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2 s+++zx+zxezxzxzrzrsee 74.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - - + 25+ £+E+Ez£zxzxerrxreee 7

5 Phương thức nghiên cứu và tư lIỆU 5 +5 «+ £+£+v+eeeseeseeesee 7

6 Cấu trúc của luận VẶ: ¿- c2 St+ESE5E1211EEE1115155111211511515123 E151 exxE 10

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUAN 0 ẼẼ 11

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch thuật . -5- 55+: 11

1.1.1 Tinh hình nghiên cứu dich thuật nói Chung «-«-<-5 Il

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thành ngữ và chuyển dịch thành ngữ 131.2 Cơ sở lý thUYẾC -¿- ¿©2221 2E12E11212217171211211211 21111111 19

1.2.1 Lý thuyẾT dich ccccecceccesscsssessessessessesssessessessessessscsusssessessessessessessesses 19

1.2.2 Lý thuyết về thành ngiữ - - +: Sk+E‡EkeEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkek 22 1.2.3 Chuyển dịch thành ngữ trong văn hỌC «cccc<cs+sssxsss 32 6i 0 38 Chương 2 KHAO SÁT ĐẶC DIEM CẤU TẠO VÀ ĐẶC DIEM NGỮ

NGHĨA CUA CÁC THÀNH NGỮ TRONG “DE MEN PHIÊU LƯU

KÝ”, “NOI BUON CHIEN TRANH”, “THỜI XA VĂNG” 40

2.1 Đặc điểm cấu tạO - Set EE1 11111 1151511115115111111111115121 1151 xxE 41

2.1.1 Thành ngữ có cấu trúc AO: XUN cececceccessessessessesssessessessessessessesseees 42

2.1.2 Thành ngữ có cấu trúc phi đối XỨHg 2-5 5ccscc+c+eereered 46 2.1.3 Những biến thể của thành ngữ 2-2 s+ccccxertrxerresrered 49

2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa -2- 2 2S SE EEEEE2E22127171111211 2121111 xe 52

2.2.1 Thành ngữ hop kẾL - 5c St ESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrkerkrrkd 56

Trang 6

2.2.2 Thành ngữ hòa kẾL - c5 St+E‡EEEEEEKEEEEEEEEEEEEEEEErrrkerkrrkd 59 2.3 TiỂU kẾT ¿- 2-52-5121 2E1E21122121127121171121171.211 11.21111111 crrrreg 62 Chương 3 KHAO SÁT CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYEN DỊCH

THÀNH NGỮ TRONG “DE MEN PHIÊU LƯU KY”, “NOI BUON

CHIEN TRANH”, “THỜI XA VẮNG”TỪ TIENG VIỆT SANG

TIẾNG ANH -55 22th nh HH re 63

3.1 Phương thức dịch tương đương - - 5+ £++seeseeeerseeee 64

3.1.1 Dùng thành ngữ có hình thức và nghĩa tương đương 66 3.1.2 Dùng thành ngữ có hình thức khác biệt nhưng nghĩa twong tự 70 3.2 Phương thức dịch miêu ta - - 5 + + *+*‡EE+eEEseeseeeeeereeeree 75

3.3 Phương thức dịch đối từ ¿- 2 ©c<+2+2+E£EESEEEEEEEEkrrkkerkrrrrrree 79

3.4 Phương thức bỏ qua (không dịch) - ‹- 5+ +£+x+seeseeeeeeseess 84

3.5 Mối quan hệ giữa hình thức cấu tạo, ngữ nghĩa của thành ngữ với các

J01010013ã10014ã:119 0007 92

3.5.1 Mối quan hệ giữa hình thức cầu tạo và các phương thức dich 92 3.5.2 Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và các phương thức chuyển dịch 93 3.6 Tiểu Kết 22c HH He 94 KẾT LUẬN -©5-©2S 2222k 211221211271211 21211 11.11 11.1 ca 96

TÀI LIEU THAM KHAO 22-22 2E2EEc2EECEEEEEEerkerrkrrrrrees 99

00009 0 106

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIET TAT

Thứ tự Quy định viết tắt Nghĩa

1 [28; tr 23] Tài liệu tham khảo số 28, trang 23

2 DMPLK Dé mèn phiêu lưu ký

3 NBCT Nỗi buôn chiến tranh

4 TXV Thời xa vắng

Trang 8

DANH MỤC BANG Bang 2.1 Phân bố thành ngữ và văn cảnh xuất hiện - 55+40

Bảng 2.2 Phân loại thành ngữ theo số lượng tỪ - ccceseeieeireees 41

Bang 2.3 Thành ngữ đối xứng - ¿2 ©E+SE+SE2E2ESEEEEEEEE2E22E 2E EEkrree 45 Bang 2.4 Thành ngữ có yếu tố điệp - + 2 2 2+ ++E++EE+rEerxzrzzreee 45

Bang 2.5 Thành ngữ phi đối xứng 2-2-2 5£ +E2+E22EE2EE+EEeEEerxerkered 48

Bảng 2.6 Thành ngữ so sắnh - - <6 <1 11v ng ng ng nry 48

Bang 2.7 Biến thé thành ngữ ¿22 <+S<+EE‡EESEEEEEEE2E122121 2121 crEcrk, 51

Bang 2.8 Phân loại thành ngữ theo cấu ta0 c cecescessesseeseessesessesseeseeseeseseen 52 Bang 2.9 Thanh ngữ hòa kết va hợp két cceccssessssssessessessessessesssessesseeseeseess 55 Bang 3.1 Các phương thức chuyền dich thành ngữ -5-©52©5¿ 63

Bang 3.2 Các thành ngữ được chuyền dịch tương đương - 66

Bang 3.3 Các từ vựng tương đương trong chuyên dịch 5- 5: 67 Bang 3.4 Các từ thay thé trong chuyền dich tương đương 70

Bảng 3.5 Các thành ngữ tương đương có sử dụng hình ảnh thay thế 72

Bang 3.6 Thành ngữ được chuyền dịch bằng phương thức dịch miêu tả 76

Bang 3.7 Thành ngữ được chuyền dịch phương thức dịch đối từ 80

Bảng 3.8 Các thành ngữ sử dụng phương thức bỏ qua - -‹ - 85

Bang 3.9 Các thành ngữ xuất hiện nhiều lần và phương thức dịch 90

Bang 3.10 Ti lệ thành ngữ hòa kết hợp kết và phương thức dịch 93

DANH MỤC BIEU DO Biểu d61: Phân loại thành ngữ theo cấu trúc - 2-22 s+zs+zs+se2 42 Biểu đồ 2: Tỉ lệ % thành ngữ theo ngữ nghĩa 2-5 5 s+>xz>sz 56 Biểu đồ 3: Tỉ lệ các phương thức dịch chuyên thành ngữ - 63

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Dịch thuật từ lâu đã trở thành cầu nối giữa các quốc gia, các nền vănhóa trên thế giới Day được coi như hoạt động tinh thần của con người, giúpcác dân tộc kết nối với nhau trong hoạt động buôn bán giao thương và giaolưu văn hóa Quá trình dịch thuật chính là quá trình chuyền đổi từ ngôn ngữnguồn dang lời nói hoặc văn bản, sang ngôn ngôn ngữ đích ở dạng lời nói

hoặc các văn bản tương ứng như tác phẩm văn học, tôn giáo, triết học, khoa học Nhờ có quá trình dịch thuật này mà sản phẩm từ ngôn ngữ nguồn nói chung và văn học nói riêng được tiếp cận với nhiều người hơn, quảng bá văn hóa được rộng lớn hơn và đưa con người trên thế giới gần nhau hơn.

Văn học là tinh hoa dân tộc thê hiện chiều sâu của văn hóa thông quachiều sâu của ngôn ngữ Dịch văn học là loại hình đặc thù nhất và khó nhấttrong dịch thuật Người dịch văn học phải có một năng lực chuyên môn vềngoại ngữ tốt bên cạnh vốn hiểu biết phông nền văn hóa của ngôn ngữ

nguồn và ngôn ngữ dich Từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới và hòa nhập với thế giới, các tác phâm văn học Việt Nam có cơ hội được giới thiệu ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn Những tập thơ nổi tiếng của Việt Nam như “Nhật ký trong tù”; “Truyện Kiều” đã được dịch ra nhiều thứ tiếng

Gần đây văn học Việt Nam đã có những bước tiến dài với hàng loạt các giảithưởng quốc tế Năm 1991, nhà văn Bảo Ninh được nhận “Giải thưởng Văn

học châu Á ở Hàn Quốc” với tiểu thuyết viết về chủ đề người lính “Nỗi

buồn chiến tranh” Tác phẩm “Dé mèn phiêu lưu ky” của nhà văn Tô Hoài

đã được nhiều thé hệ thiếu nhi ở 40 quốc gia trên thế giới đọc không ngừng nghỉ trong suốt hàng chục năm qua “Thời xa văng” của nhà văn Lê Luu viết về chủ đề nông thôn Việt Nam cũng là một trong những tác phẩm đầu tiên được dịch sang tiếng Anh và phát hành sang Mỹ trong giai đoạn

Trang 10

này Với việc sử dụng thành ngữ là chất liệu văn hóa dân gian, các tác giả

đã giới thiệu cho thế giới biết về cuộc sông sinh hoạt hàng ngày của người

dân Việt Nam mang đậm đặc trưng nền văn minh nông nghiệp lúa nước.Khi chuyên dịch sang tiếng Anh, các dịch giả khéo léo chuyển dịch đảmbảo nội dung truyền tải ý nghĩa của thành ngữ Quá trình này cho thấy cónhững sự vật, khái niệm tỒn tại chung phổ biến cho mọi dân tộc, mọi

quốc gia, nhưng cũng có nhiều những sự vật, khái niệm chỉ có ở dân tộc này, quốc gia này mà lại không có ở dân tộc khác, quốc gia khác Đó chính là chất liệu biểu trưng là nhân tố làm nên vẻ riêng và thé hiện đặc

trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ của các ngôn ngữ.

Xuất phát từ lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu

phương thức chuyển dịch các thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh trongbản dịch một số tác phẩm văn hoc (Dé mèn phiêu lưu ký, Noi buôn chiếntranh và Thời xa văng)”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là nhằm tìm ra những phương thức chuyền dịch

thành ngữ, nhận xét ưu nhược điểm của các phương thức chuyền dịch thành

ngữ trong các tác phẩm văn học từ tiếng Việt sang tiếng Anh, góp thêm tư

liệu cho nghiên cứu chuyền dịch, cũng như tài liệu tham khảo cho việc họctiếng Anh của người Việt, tiếng Việt cho người nước ngoài

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình nghiên cứu và một số lí thuyết có liên quan đến

thành ngữ và dịch thành ngữ.

- Khảo sát và mô tả cấu tạo, ngữ nghĩa của các thành ngữ tiếng Việt

trong ba tác phâm văn học

Trang 11

- Khảo sát và mô ta các phương thức chuyền dịch thành ngữ tiếng

Việt sang tiếng Anh, từ đó nhận xét ưu điểm, hạn chế của các phương thức

chuyền dịch.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các phương thức chuyển dịch thành ngữ

tiếng Việt trong một số tác phẩm văn học sang tiếng Anh.

Phạm vi nghiên cứu là thành ngữ xuất hiện trong ba tác phẩm “Dế mènphiêu lưu ký”, “Nỗi buồn chiến tranh”, “Thời xa văng” tiếng Việt và cách

chuyên dịch các thành ngữ đó trong bản dịch của ba tác phâm văn học này.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn4.1 Ý nghĩa khoa học

Với việc khảo sát số lượng thành ngữ cụ thể trong ba tác phẩm, luận văn làm rõ thêm đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa, cũng là chứng tỏ sự vận dụng kho tàng thành ngữ của nhà văn vào tác phẩm của mình Việc khảo sát phương thức chuyên dịch các thành ngữ từ tiếng

Việt sang tiếng Anh trong ba tác phẩm văn học, luận văn làm rõ những cáchchuyền dịch thành ngữ trong ngữ cảnh xuất hiện, từ đó đóng góp thêm cho

lí thuyết nghiên cứu dịch thuật, chỉ ra trong đó phần nào chỉ ra những đặc

điểm ngôn ngữ và văn hóa trong thành ngữ tiếng Việt

4.2 Ý nghĩa thực tiễnQua việc nghiên cứu các phương thức chuyền dịch, luận văn đã chỉ racác ưu nhược điểm của phương thức chuyên dịch và những thuận lợi, khókhăn khi chuyên dịch thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh Điều này có thể

giúp ích giảng dạy và học tập tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

5 Phương thức nghiên cứu và tư liệu 5.1 Phương thức nghiên cứu

Đề thực hiện mục tiêu đã đề ra của luận văn, trong nghiên cứu này,

chúng tôi đã sử dụng các phương thức và thủ pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Trang 12

- Thống kê định lượng: Chúng tôi đã tập hợp các ngữ liệu là các

thành ngữ tiếng Việt trong 3 tác phẩm, thu được 138 thành ngữ tiếng Việt

và 151 lượt sử dụng.

- Mô tả: Dùng để miêu ta cau tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếngViệt, gồm phân tích cau tao từ, cầu tạo ngữ, các thành tố nghĩa, các yếu tốnghệ thuật tu từ phân tích liên hợp giữa đặc điểm cấu tạo với nội dung

nghĩa, cách tư duy diễn đạt của người Việt trong việc sử dụng các thành

ngữ.

- Phân tích diễn ngôn: Dùng dé phân tích cau tạo từ, ngữ nghĩa thành ngữ; phân tích 4 phương thức chuyên dịch của thành ngữ là phương thức dịch tương đương, phương thức dịch miêu tả, phương thức dịch đối từ,

phương thức bỏ qua Từ đó đưa ra các nhận xét về ưu nhược điểm củaphương thức chuyền dịch

- So sánh đối chiếu được dùng dé làm sáng tỏ những đặc điểm tương

đồng và khác biệt về cách sử dụng cấu trúc, hình ảnh, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt sau khi đã chuyển dịch sang tiếng Anh.

- Quá trình trích rút thành ngữ trong các tác pham dé làm ngữ liệu nghiên cứu được thực hiện như sau: khảo sát văn bản nguồn, nhận diện thành ngữ dựa trên các đặc điểm của chúng (là cụm từ cô định, biéu thị một

nghĩa hoàn chỉnh) Sau đó, chúng tôi sử dụng từ điển thành ngữ làm cơ sở

dé xác minh những từ vừa rút ra có đúng là thành ngữ hay không

5.2 Tw liệu nghiên cứu

Trong quá trình thu thập tư liệu nghiên cứu, chúng tôi dựa vào bản

gốc tiếng Việt của 3 tác phẩm va bản dịch tiếng Anh của 3 tác pham được khảo sát Ngoài ra, chúng tôi dựa vào tài liệu tổng hợp là các cuốn từ điển Việt — Anh; Anh — Việt, từ điển thành ngữ tiếng Việt, từ điển thành ngữ

Trang 13

tiếng Anh, từ điển thành ngữ Việt- Anh dé giải nghĩa thành ngữ và so sánh

đối chiếu chuyền dịch thành ngữ.

Về tiếng Việt, chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu từ các tài liệu sau

“Dé mèn phiêu lưu ký” tác giả Tô Hoài, nhà xuất bản Kim Đồng tái

bản 2019.

“Nỗi buồn chiến tranh” tác giả Bảo Ninh, nhà xuất bản Phụ Nữ xuất bản

năm 2005.

“Thời xa vắng” tác giả Lê Lựu, nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2011.

“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức: Trên tư liệu

truyện ngắn và tiểu thuyết” tác giả Đỗ Thi Kim Liên do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2015.

“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của các tác giả Vũ Dung,

Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào in lần thứ 4 nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

năm 2000.

“Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.

“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt - Anh tường giải = Dictionary of

Vietnamese English idioms and proverbs explained” của tác giả Bùi Phụng

do nhà xuất ban Tp Hồ Chi Minh xuất ban năm 2000.

Về tiếng Anh, chúng tôi xử lý ngữ liệu trong các văn bản sau:

“Diary of a cracket” dịch giả Đặng Thế Bình xuất bản lần thứ 4, nhà

xuất bản Thế Giới xuất bản năm1998.

“The sorrow of war” dịch gia Phan Thanh Hảo, nha xuất ban Phu Nữxuất ban năm 2005

“A time far past" dịch giả Ngô Vinh Hải do nhà xuất bản Thế Giới xuất bản năm 2013.

Trang 14

“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt - Anh tường giải = Dictionary of

Vietnamese English idioms and proverbs explained” tác gia Bùi Phung do

Nhà xuất ban Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000

6 Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, luận văn

gồm 3 chương chính:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương 2 Khảo sát đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các thành ngữ

trong “Dé mèn phiêu lưu ký”, “Nỗi buôn chiến tranh”, “Thời xa vắng”

Chương 3 Khảo sát phương thức dịch thành ngữ trong “Dế mèn phiêu

33 66

lưu ký”, “Nôi buôn chiên tranh”, “Thời xa văng”

10

Trang 15

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch thuật

1.I.I Tình hình nghiên cứu dịch thuật nói chung

Dịch thuật như một hoạt động tính thần của con người xuất hiện từ

thời xa xưa đóng vai trò to lớn trong lịch sử văn hóa của từng dân tộc nói

riêng và của toàn bộ nên văn hóa nói chung Từ thời tiền sử, trước khi có

chữ viết, các bộ lạc gần nhau đã phải giao dịch với nhau nhờ các thông dịch trong buôn bán, hôn nhân và đàm phán sau những cuộc giao chiến.

A.V Fedorov (2004) đã có những nghiên cứu rất quý báu về lịch sử dịch thuật Dịch thuật được chú ý từ thế kỷ XVI- XVII được nghiên cứu

một cách ưu tiên vì nó có ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa, văn học và tôngiáo Lịch sử dịch thuật cho chúng ta biết sự tồn tại của hai xu hướng, hailoại hình truyền đạt đối lập với nhau Theo A.V Fedorov, có hai xu hướng

dịch thuật là: Xu hướng 1 dịch tái tạo từng từ của ngôn ngữ nguyên bản làm

phương hại đến ý nghĩa của tổng thé và phương hại đến ngôn ngữ của ban dịch.” Xu hướng 2: Dịch theo xu thế phản ánh “tinh thần”, ý nghĩa của nguyên bản và tuân thủ những yêu cầu của toàn bộ ngôn ngữ [1]; tr 23].

Tiêu biểu của xu hướng 1 đó là những bản dịch Kinh thánh sang các thứtiếng Hi Lạp và La Tinh, các thứ tiếng của một số dân tộc Châu Âu thờitrung thé kỷ cùng một số các bản dịch các tác phẩm Triết học của Aristotthời trung thế kỷ Xu hướng 2 thường được áp dụng cho các tác phâm cótính văn hóa cao chăng hạn các tác phẩm văn chương của Hi Lạp được

truyền đạt sang tiếng La Tỉnh.

Trong thời kỳ đại Phục sinh, vấn đề dịch thuật được khá coi trọng Giai đoạn này xuất hiện sự đấu tranh giữa hai trường phái dịch bám chữ và

dịch chính xác theo ý mà vẫn đáp ứng được những đòi hỏi của ngôn ngữ

11

Trang 16

nước mình Đây là cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn khi van dé ảnh hưởng đến kinh thánh 2 và các sáng tác của các nhà Triết học cô đại mà uy tín của họ được

giáo hội thừa nhận (tức là liên quan đến tôn giáo và triết học) [11; tr 26]

Thế kỷ XVIH đầu thế kỷ XIX mang đến một sự kiện đặc biệt tronglĩnh vực dịch thuật- sự thống tri trong các nén van hoc Chau Au, yéu cau vécác bản dịch phải hoàn toàn thích nghi với những chuẩn mực của chủ nghĩakinh điển Nghĩa là trong các bản dịch đều tiềm tàng sự sáng tạo mới,những đặc điểm mang tính địa phương, tính dân tộc và cá nhân trong

nguyên bản bị xóa sạch.

Đến thế kỷ thứ XIX, khuynh hướng dịch tôn trọng ngôn ngữ nguồn

đã hình thành gắn liền với tình hình chính trị nói chung ở Châu Âu và gắn

liền với sự trỗi dậy của phong trào giải phóng dân tộc trên nhiều nước

Từ giữa thế kỷ XX (sau đại chiến thế giới lần 2), trật tự thế giới mớiđược hình thành, hoạt động dịch thuật với tất cả các kiểu loại của mình đã

có một bước nhảy vọt chưa từng thấy bởi các cuộc tiếp xúc quốc tế và nó

vai trò chính trị quan trọng Giai đoạn này cũng được coi là “thế kỷ dịch

máy, phương thức giảng dạy dịch thuật, thực hành dịch thuật và dịch thuật

dịch thuật.

Nhiệm vụ chính của lý thuyết và thực hành dịch thuật là: theo dõi các

mô hình tương quan giữa bản gôc và bản dịch, trên cơ sở đó đưa ra những

12

Trang 17

kinh nghiệm trong thực tiễn dich thuật dé thu được các lập luận và bằng

phát hiện bất ngờ thú vị Những người đầu tiên đặt nền móng cho việc

nghiên cứu thành ngữ là Vinogradov, Sanxki, Larin, Ruden, Golovin Các

tác giả này là người đã đi đầu nghiên cứu về thành ngữ với tư cách phân

loại, định nghĩa, cách sử dụng thành ngữ.

Theo Trần Huy Sáng, thành ngữ trên thé giới được nghiên cứu dựa

trên hai hướng chính: Hướng một nghiên cứu thành ngữ với tư cách là đơn

vị từ vựng Hướng hai nghiên cứu thành ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học

nhân học [41; tr.16-18] Nội dung cụ thể của các hướng nghiên cứu như

sau: Ở hướng thứ nhất, các nhà ngôn ngữ học tập trung nghiên cứu về cấu

tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ như các nghiên cứu của Chomsky Ngoài ra

các nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thành ngữ phục vụ cho mục

đích dạy và học tiếng nước ngoài với quan điểm đã cho rằng thành ngữ là

đơn vi từ vựng tách biệt, chúng có thuộc tính cú pháp và ý nghĩa đặc biệt

liên quan đến ý nghĩa dạng thức chứa nó Nhà nghiên cứu tiêu biểu cho

hướng đi này là Carter và McCarthu đã chỉ ra nét đặc trưng của nghĩa thành

ngữ không thé đánh đồng với các từ tạo nên nó.

13

Trang 18

Hướng thứ hai, các nhà ngôn ngữ học tập trung nghiên cứu thành ngữ

dưới góc độ nhân học, cụ thé là nghiên cứu thành ngữ với tư cách phản ánh

phương thức, lối sống, văn hóa của tộc người Những nghiên cứu củaZoltan cho rằng thành ngữ là một trong những bộ phận thú vị nhất trong từvựng của ngôn ngữ Tiếp đó những nghiên cứu của Wang đã công nhậnthành ngữ phan ánh tư duy và quan điểm của từng dân tộc về cuộc sống vàthế giới xung quanh, nó mang trong mình những nét độc đáo đặc trưng

mang tính dân tộc của dân tộc và trở thành một nét văn hóa (dẫn theo Trần

Huy Sáng [40; tr 16-18]) Theo chúng tôi, đây là những hướng nghiên cứu

cơ bản về thành ngữ và có ảnh hưởng tích cực đến tình hình nghiên cứu

thành ngữ tại Việt Nam.

b Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thành ngữViệc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã có lịch sử lâu đời Nguồn

gốc cơ bản của ngôn ngữ học đối chiếu là quan sát sự khác nhau giữa ngoại

ngữ với tiếng mẹ đẻ vốn xuất hiện trong những cuốn sách ngữ pháp xuất

bản chủ yếu ở các nước Tây Au, đặc biệt từ thời Phục hưng Đến thé ky XX, ngôn ngữ học đối chiếu mới xuất hiện như một phân ngành khoa học độc

lập [25: tr 15-17].

Lịch sử nghiên cứu chuyên dịch thành ngữ đã cho thấy có khá nhiều

nghiên cứu về chiến lược dịch thành ngữ Theo Nguyễn Minh Chính, cácnhà nghiên cứu về ngôn ngữ học cũng như về dịch thuật như Nida (1964),

Bassnett-McGuire (1980), Ivir (1987), Newmark (1988), Baker (1992),

Davies (2004), Langlotz (2006) đã cho thấy tầm quan trọng to lớn củangôn ngữ và văn hóa trong thành ngữ [6; tr 435] Bằng các nghiên cứu của

mình các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các chiến lược chuyên dịch thành ngữ rất

có giá trị như sau:

14

Trang 19

Newmark (1988) nhân mạnh: “Không bao giờ được dịch từng từ của

thành ngữ”, nhưng ông cũng cho răng dịch nghĩa đen của thành ngữ cũng

hữu ích đối với người học ngoại ngữ như một cách hiểu và ghi nhớ thànhngữ Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ nghĩa của từng từ với nghĩa của toàn

bộ thành ngữ Điều nguy hiểm thực sự chính là dịch thành ngữ theo nghĩaden, vì kết quả thường sẽ vô nghĩa trong ngữ đích [61; tr 125]

Larson (1984) nêu rõ, dịch thành ngữ cũng như dịch các nghĩa bóng

của ngôn ngữ áp dụng các nguyên tắc giống nhau Đôi khi, cần phải dịch bằng một thành ngữ tương đương hoặc sử dụng một cụm từ không có nghĩa bóng Thường sẽ có những từ ngữ trong ngữ nguồn không phải là thành ngữ, nhưng có thể chuyên tải được thành ngữ một cách tốt nhất Chiến lược dịch

thành ngữ được khuyến nghị nhiều nhất là dịch bằng một thành ngữ trong

ngữ đích có cùng nét nghĩa với thành ngữ ngôn ngữ nguồn [62; tr 142].

Nida và Taber (1969) loại trừ chiến lược dịch thành ngữ theo nghĩa

đen và đề xuất ba chiến lược dịch như sau:

1) Dịch thành ngữ bằng một cụm từ không thành ngữ, 2) Dịch thành ngữ bằng một thành ngữ

3) Dịch cụm từ không thành ngữ bằng thành ngữ [63; tr 106].

Theo tác giả, thành ngữ ở ngôn ngữ nguồn thường xuyên được dịch

sang ngôn ngữ đích bằng những cụm từ không phải thành ngữ mặc dù lýtưởng nhất vẫn là tìm được một thành ngữ ở ngôn ngữ đích có cùng nét

nghĩa với thành ngữ ở ngôn ngữ nguon.

Mona Baker (2018) đề xuất 4 chiến lược dịch thành ngữ như sau:

Trang 20

3) Dịch một thành ngữ bằng ngữ giải thích

4) Không dịch (thành ngữ) [58; tr.77-87].

Có thé nói, van đề nghiên cứu so sánh đối chiếu chuyển dịch thànhngữ đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới rất quan tâm Nhữngphương thức dịch được nói đến ở trên là tiền quan trọng trong việc nghiêncứu thực hiện chuyên dịch thành ngữ

1.1.2.2 Ở Việt Nam

a Nghiên cứu thành ngữ

Tại Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều nghiên cứu về thành ngữ từ theo nhiều hướng khác nhau.

Công trình nghiên cứu đầu tiên về thành ngữ được công bố là bản

báo cáo của Phạm Quỳnh nhan đề “Về tục ngữ và ca dao năm 1921” Mặc

dù trong báo cáo này, Phạm Quỳnh gọi tat cả là các cụm từ có định là “tụcngữ” nhưng nghiên cứu của ông đã đánh dau mốc quan trọng trong việc nghiên

cứu thành ngữ ở Việt Nam Tiếp theo, hợp tuyển thành ngữ tiếng Việt đầu tiên

là cuốn “Tuc ngữ và phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc xuất bản năm 1928 đã

chứa một lượng lớn thành ngữ (dẫn theo Ngô Minh Thủy) [44; tr 27]

Việc nghiên cứu thành ngữ một cách hệ thống và có cơ sở khoa học của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chỉ được chính thức bắt đầu vào

khoảng cuối những năm 60 thê kỷ XX Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã

kế thừa và chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm của giới Nga ngữ họcnhưng trên nền tảng đó họ đã phát hiện ra những nét đặc trưng cơ bản củathành ngữ tiếng Việt

Những nghiên cứu về thành ngữ tại Việt Nam chủ yếu theo các

hướng sau đây:

Thứ nhất là, nghiên cứu thành ngữ tục ngữ trong tiếng Việt Đó là các

nghiên cứu của Nguyễn Văn Mệnh (1972) “Ranh giới giữa thành ngữ và tục

16

Trang 21

ngữ”, Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1987) “Từ điển thành ngữ tiếng Việt” Hoàng Văn Hành (1987) Thành ngữ học tiếng Việt, Nguyễn Lân

(1989) “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” Vũ Dung, Vũ Thúy Anh,

Vũ Quang Hào (2000) “Tu điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, Đỗ Thị

Kim Liên (2015), “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức:trên tư liệu truyện ngắn và tiêu thuyết”, Nguyễn Thị Hương Lý (2020)

“Thành ngữ bằng tranh”, Trương Đông San (1982) “Biến thé thành ngữ”,

Vũ Quang Hào (1993) “Biến thể của thành ngữ, tục ngữ” Đặc biệt Hoàng Văn Hành đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề thành ngữ, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ 1989-1990” (1999)

và “Thành ngữ học tiếng Việt” (2008) Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng có

nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thành ngữ như “Từ vựng họctiếng Việt” (2010), “Giáo trình ngôn ngữ học”, (2014), “Nghĩa học Việt ngữ”,

“Từ điển khái niệm ngôn ngữ học” (2016) Như vậy, các nhà ngôn ngữ

học chủ yếu tập trung vào nguồn góc, cấu tạo, nhận diện, biến thé thành ngữ Riêng nghiên cứu của Hoàng Văn Hành chú ý đến hình thức và ngữ nghĩa

dé phân ra thành thành ngữ ấn dụ Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Hường Lý

tập trung đi vào phân tích nghĩa từ vựng va làm rõ nghĩa thành ngữ

Hướng nghiên cứu thứ 2 là nghiên cứu đối chiếu thành ngữ cũng rất

được chú ý Tiêu biểu là các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hòa (2009) “Tìmhiểu về so sánh trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh”, Phạm Minh Tiến

(2008) “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng

Việt”, Ngô Minh Thủy (2006) “Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (trong

sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)” Các nghiên cứu này đã chỉ ra những

đặc điểm cau trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, so sánh những nét tương đồng và khác biệt với các ngôn ngữ khác.

17

Trang 22

Ngoài hai hướng trên còn có nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ với

nhân chủng Đó là nghiên cứu của Trần Thị Hồng Hạnh (2011) “Nghiên

cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình điện ngôn ngữ học nhân chủng” đã làm rõmột vài vấn đề liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng và nhữngvan đề lý thuyết đã có về thành ngữ Nghiên cứu này xác định hướngnghiên cứu cụ thé mà ngôn ngữ học nhân chủng có thé áp dụng để nghiêncứu thành ngữ tiếng Việt

b Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thành ngữ Tại Việt Nam đã có nhiều những nghiên cứu chuyền dịch thành ngữ

từ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác để tìm ra phương thức chuyên dịch, nhận xét sự tương đồng và khác biệt của thành ngữ trong các ngôn ngữ

khác nhau, chỉ ra được nét đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ.

Luận án tiến sĩ của Trần Thị Lan (2002) “Phương thức dịch thành

ngữ đánh gia con người trên tư liệu ngôn ngữ Anh — Nga — Việf” đã đưa ra

cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch thuật và nghiên cứu trực

tiếp về phương thức dịch thành ngữ nhận xét đánh giá về con người lấy cơ

sở tiếng Anh so sánh với tiếng Nga và tiếng Việt.

Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Trần Đình Bình (2007) “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ - tục ngữ thông dụng

trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Khoảng 400-500 thành ngữ - tục ngữ) ” đã

đi sâu so sánh đối chiếu trên bình diện ngôn ngữ, văn hóa khoảng gần 500

thành ngữ, tục ngữ Pháp - Việt thông dụng Đề tài nhằm mục đích giúp sinh

viên ngành tiếng Pháp tìm hiểu và vận dụng trong quá trình học và dịch

Trang 23

tiếng Việt”, Mouksinkham Khemdy (2017) “Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể nguoi trong tiéng Lào có so sánh với tiếng Việt ”

Có thé nói từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu về thành ngữtương đối nhiều song chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đềchuyển dịch thành ngữ trong các tác phẩm văn học tiếng Việt sang tiếngAnh Trong khi đó, có thể thấy thành ngữ chính là những đơn vị không chỉmang đặc điểm ngôn ngữ mà còn mang nhiều đặc điểm văn hóa Đặc biệt,khi các thành ngữ này năm trong tác phẩm văn học thì chúng lại càng đặc

sắc, mang hơi thở tự nhiên của đời sống con người Vậy thì việc chuyền tải thông điệp qua ngôn từ và thông điệp văn hóa năm trong thành ngữ diễn ra như thế nào, đòi hỏi dịch giả lựa chọn phương thức dịch ra sao là vấn đề

cần quan tâm Chính vì vậy, thiết nghĩ việc nghiên cứu phương thức chuyềndịch các thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh trong bản dịch một số tácphẩm văn học Việt Nam (“Dế mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài, “Nỗi buồnchiến tranh” - Bảo Ninh; “Thời xa vắng”- Lê Lựu”) do chúng tôi thực hiện

sẽ có đóng góp cho nghiên cứu dịch thuật cũng như ứng dụng giảng dạy

tiếng Anh cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài.

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Lý thuyết dịch1.2.1.1 Khái niệm về dịch thuậtCác nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới đã đưa ra rất nhiềunhững khái niệm về dịch thuật:

Theo Catford J nhà ngôn ngữ học Anh, thì dịch là “Sự thay thế ngữliệu trong một thứ tiếng (ngôn ngữ nguồn) bằng một ngữ liệu tương đương

trong tiếng khác (ngôn ngữ đích)” [57; tr 20].

19

Trang 24

Theo Nida & Taber dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận

sự tương đương tự nhiên và sát với thông điệp của ngôn ngữ nguồn về

nghĩa và phong cách [63; tr.12 ].

Newmark quan niệm rằng dịch thuật là “Thay thế một văn bản viếthay diễn ngôn bằng một văn bản viết hay diễn ngôn có cùng nội dung trongngôn ngữ khác” Theo ông, mọi văn bản đều có thể dịch sang một ngôn ngữ

khác có cùng nội dung [61; tr.I 19].

Còn ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt thì “Dịch là chuyền nội dung diễn đạt từ ngôn ngữ (hoặc hệ thong tín hiệu) này sang ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu khác) [51, tr 256]

Nguyễn Thiện Giáp cho răng “Dịch là một hoạt động ngôn ngữ nhằm

chuyển ý nghĩa của các biểu thức trong ngôn ngữ này (ngôn ngữ nguồn)sang ý nghĩa của ngôn ngữ khác (ngôn ngữ dich) bất kê phương thức là nói,viết hay dấu hiệu” [14; tr 145]

Nguyễn Hồng Cén đã tập hợp nhiều ý kiến của những người đi trước

và nêu ra định nghĩa: “Hoạt động dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ”.

Theo Nguyễn Hồng Cồn, dịch thuật là một hoạt động giao tiếp băng ngôn

ngữ bao hàm trong bản thân nó cả quá trình dịch thuật với tư cách là một

quá trình giao tiếp và sản phẩm dịch thuật như là sản phẩm của quá trình

giao tiếp [7; tr.10-17]

Theo Trần Thị Lan, dịch là hoạt động tổng hợp bao gồm cả khả năng

nhận thức, sáng tạo của người dịch áp dụng trong quá trình giải nghĩa để

chuyền tải một cách chính xác văn bản gốc sang văn bản dịch sao cho nghĩa

của chúng giữ nguyên và độc giả văn bản dịch hiểu được, chấp nhận được.

“Dịch là chuyển mã một cách trung thành tat cả những gi được biểu đạt từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích Trung thành không phải là trực dịch,

mà là cân chú ý truyên tải nghĩa hơn là câu trúc, chú trọng cách nói tự

20

Trang 25

nhiên” [29; tr 17].

Bùi Mạnh Hùng đưa ra khái niệm: “Dịch là chuyển một cách trungthành tất cả những gì được biểu đạt trong một văn bản từ ngôn ngữ nguồnsang ngôn ngữ đích [25; tr 87] Theo tác giả, muốn thực hiện được côngviệc dịch thuật thì dịch giả phải hội tụ nhiều điều kiện trong đó có sự hiểubiết thấu đáo những điểm khác biệt giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dich.Trong văn học, dịch giả phải hiểu được chủ ý của văn bản và được coi là tác

giả thứ hai của văn bản Khi tiếp xúc với thành ngữ của văn bản nguồn, dịch giả phải dựa trên những kiến thức ngôn ngữ, văn hóa xã hội của mình

để xử lý quá trình giải nghĩa của thành ngữ nói chung, nghĩa thực dùng của

thành ngữ trong hoàn cảnh cụ thé, văn cảnh cụ thé

Như vậy, có thê thấy mỗi định nghĩa dựa trên những cơ sở riêng và nói

đến các khía cạnh khác nhau của dịch thuật Do đó, dé tạo ra sự thong nhat vé

khái niệm dịch thuật chúng tôi xin trích lược định nghĩa được nhiều người đồngtình, đó là quan điểm của A.V.Federov Theo A.V Fedorov dịch thuật là từ biểu

thị “một quá trình được thực hiện dưới dạng một hành động tâm lý thé hiện ở chỗ một tác phẩm lời nói (văn bản hoặc phát ngôn) xuất hiện ở một ngôn ngữ này — gọi là ngôn ngữ nguồn lại được tái tạo ở một ngôn ngữ khác — gọi là ngôn ngữ dịch” Kết quả của dịch thuật là một tác phẩm lời nói mới (văn bản) hay

phát ngôn bằng ngôn ngữ dịch” [11; tr 8]

Cũng theo Federov, dịch thuật có thê được tiễn hành theo nhiều kiểu khác nhau Kiểu 1: có thé dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ngôn ngữ

này có thé khác họ (khác hệ thống), cùng họ, họ gần; Kiểu 2: từ ngôn ngữ văn

học sang phương ngữ của nó, từ phương ngữ sang ngôn ngữ văn học hoặc từ

phương ngữ của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ văn học khác; Kiểu 3: từ ngônngữ thời cô sang ngôn ngữ đó của thời hiện đại cùng một ngôn ngữ [1 1; tr 8]

Về phân loại dịch thuật, theo Trần Thị Lan dịch thuật được chia làm

21

Trang 26

hai phần biên dịch và phiên dịch [29; tr 10].

Trần Thị Lan đã thống kê các quan điểm về dịch thuật của các nhà

ngôn ngữ học rằng: Có nhiều quan điểm khác nhau về dịch thuật thé hiện

các cách tiếp cận khác nhau của các dịch giả Quan điểm một cho rằng, văn

bản gốc là trọng tâm, người dịch chỉ cần phản ánh trung thành văn bản gốcgọi là dịch nguyên văn Quan điểm hai là quan điểm lấy người đọc làmtrọng tâm, dịch giả có quyền thay đổi từ, ngữ, trật tự từ sao cho người đọcchấp nhận được gọi là dịch thoát ý [29, tr.16-17]

Nguyên tắc dịch Theo Trần Thị Lan, về cơ bản một tác phẩm dịch thuật phải đảm bảo 4 nguyên tắc dịch.

Nguyên tắc ngữ nghĩa chỉnh xác: Nghĩa của văn ban dịch càng gầnvới nghĩa của văn bản gốc càng tốt

Nguyên tắc hình thức tương đương: Hình thức tương đương chính là

hình thức của một cấu trúc tương đương với một cấu trúc

Nguyên tắc ngữ vực tương đương: mức độ trang trọng hay không

trang trọng của một văn bản.

Nguyên tắc làm giàu ngôn ngữ đích: Những khái niệm mới trong

ngôn ngữ thì nên dé nguyên [29; tr 108-109]

Chúng tôi thấy răng, đây là những nguyên tắc dịch cơ bản nhất cần lưutâm khi chuyền dich văn ban từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ dịch

1.2.2 Lý thuyết về thành ngữ1.2.2.1 Quan điểm về thành ngữThành ngữ (idioms) là loại don vi từ vựng tồn tại trong mọi ngôn

ngữ Giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là những đơn vị có sẵn xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào thời điểm khác nhau và được sử

dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sông xã hội Dưới góc nhìn của ngôn

22

Trang 27

ngữ học, thành ngữ được nghiên cứu, kiến giải ở những góc độ khác

độ nào đó và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cho răng, thành ngữ là

một tập hợp từ có định đã quen dùng mà nghĩa thường không thé giải thíchđược một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó [51; tr 915]

Trương Đông San cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định cónghĩa tượng hình tổng quát không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các từ vi tạo

ra nó Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tượng chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen (ví dụ: “Ăn trắng mặc

trơn” ) và những đơn vị mang nghĩa hình tượng bộ phận, trong đó có một

23

Trang 28

phan mat nghĩa đen và một phan vẫn giữ được nghĩa đen (“Mặt đỏ tia tai”,

“Bung mang dạ chửa” ) [39; tr.1-5].

Theo tác giả Nguyễn Văn Mệnh, “Thành ngữ là đơn vị có nội dung

bên trong miêu tả hình ảnh của các hiện tượng cũng như hành động và

quan hệ” [38; tr 76].

Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) chorằng “Thanh ngữ là cụm (từ) cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độclập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối vững chắc hoàn

chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra

[48: tr 185].

Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ mà ý

nghĩa của nó không được tạo thành từ các ý nghĩa của các từ cau tạo nên nó.Ngay cả khi nghĩa của tất ca các từ trong đó vẫn chưa thé đoán chắc nghĩathành ngữ của cụm từ đó thành ngữ có tính hoàn chỉnh về nghĩa nhưnglại có tính chất tách biệt của các thành tố trong kết cầu, do đó nó hoạt động

trong câu với tư cách tương đương với một từ cá biệt ” [15; tr.473]

c Quan điểm về thành ngữ dựa trên cả hai đặc điểm cấu tạo và nội

dung thành ngữ.

Từ điển tiếng Việt đã đưa ra một khái niệm chung và cơ bản nhất về

thành ngữ là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thégiải thích được đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó” [44; tr 915]

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra khái

niệm “Thành ngữ là cụm từ cô định, hoàn chỉnh về cau trúc va ý nghĩa

Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm” [5; tr 157] Trong định

nghĩa này, các tác giả đã đưa ra đặc trưng cơ ban của thành ngữ là tính cố định và nghĩa biểu trưng của thành ngữ day tính hình tượng.

24

Trang 29

Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Thành ngữ là một cụm từ cố định vừa có

tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm Bên cạnh nội dung trí tuệ,

các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất

định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai khinh rẻ; hoặc ái ngại xót thương” [12 ; tr 77].

Theo Nguyễn Như Y, “Thành ngữ là một cụm từ hay ngữ có định có tínhnguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thé định danh có ý nghĩa chung

khác tông số nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và

hoạt động như một từ riêng biệt trong câu” [45; tr 271].

Theo Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành,

“Thành ngữ là cụm từ cố định, thường có vần điệu, được dùng rộng rãi

trong đời sống hằng ngày, trong đó nghĩa không giải thích đơn giản bằng ý

nghĩa của các từ tạo nên nó” [53; tr 719].

Hoàng Văn Hành đã đưa ra cách hiểu thông thường, thành ngữ là một

tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc,hoàn chỉnh, bóng bảy về

ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong

ngữ khác với nghĩa của từ nhưng có thể giải thích băng từ nguyên học [48; tr.25]; Hoàng Văn Hành nhân mạnh đến đặc trưng bỏng bảy về ý nghĩa va đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày của thành ngữ

[18; tr: 25] Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành cho

25

Trang 30

rằng thành ngữ thường có vần điệu [53; tr 52]; Nguyễn Thiện Giáp đề cập đến tính gợi cảm của thành ngữ [12; tr 77].

Tuy nhiên, từ các khái niệm mà các nhà Việt ngữ học đưa ra có thêthấy các tác giả có sự thống nhất với nhau về khái niệm thành ngữ ở cácđiểm sau: thành ngữ là những cụm từ cố định về hình thái cấu trúc hoànchỉnh về ý nghĩa, ý nghĩa này không phải tổng của các ý nghĩa của các từ -thành tố cấu tạo nên chúng Nhìn chung thuật ngữ “thành ngữ” bao gồm 2

nội dung như sau:

Nội dung 1: Thành ngữ có một lượng thông tin vô cùng phong phú,

giới thiệu cho người học ngoại ngữ các tri thức: lịch sử, văn hóa, kinh tế, tô

chức xã hội, sáng tác dân gian, văn học và các tập tục của nhân dân Ngoài

các chức năng cơ bản giống từ, thành ngữ còn là loại đơn vị có khả năngchứa đựng nhiều hơn từ, thể hiện những giá trị ngôn ngữ - văn hóa

Nội dung 2: Ngữ nghĩa của thành ngữ không chỉ bao gồm khái niệm

của nó mà phần ngữ nghĩa này còn do nền của thành ngữ quyết định.

Dé thuận tiện cho việc phân tích, trong luận văn này chúng tôi đi theo quan điểm khá đầy đủ và dễ hiểu nhất đó là quan niệm của Hoàng Văn Hành “thành ngữ là một loạt tổ hợp từ có định, bền vững về hình thái — cau trúc, hoàn chỉnh bóng bầy về nghĩa, được sử dụng trong giao tiếp hăng ngày,

đặc biệt là trong khẩu ngữ” [18; tr.26]

1.2.2.2 Đặc điển thành ngữ tiếng Việt

a Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt

Như đã trình bày ở trên, theo Hoàng Văn Hành, đặc trưng thứ nhất

của thành ngữ là “Một loại tổ hợp từ cô định, bền vững về hình thái — cấu trúc” Tính cố định về hình thái cấu trúc của thành ngữ được thé hiện ở thành phan từ vựng của thành ngữ và sự cố định của trật tự các thành té tạo nên thành ngữ [18, tr 26] Cụ thể như sau:

26

Trang 31

Một là thành phan từ vựng của thành ngữ nói chung là ồn định Sự có

định của cấu trúc thành phần được hiểu là trật tự tự, vị trí từ của thành ngữ

luôn 6n định không thé thêm bớt hoặc thay thế từ một cách tùy tiện, nếuthay thé từ khác nó sẽ phá vỡ cau trúc vững chắc ôn định của thành ngữ dẫnđến ý nghĩa sẽ bị xuyên tạc mất giá trị Ví dụ “Ăn trắng mặc trơn” khôngthê thay thế bất cứ từ loại nào vào cụm từ này

Hai là tính bền vững của cau trúc tức là sự cô định của các thành tố

tạo lên thành ngữ Ví dụ “Mặt đỏ tía tai” là một cụm từ cố định, chứ không

nói “Tai tia mặt đỏ”.

Mặc dù là cụm từ có định nhưng thành ngữ là sản phâm truyền miệng trong dân gian nên vẫn có những biến thé, những biến thé này phải dam bao

nghĩa thành ngữ không thay đổi Trương Đông San (1974) đưa ra khái niệmbiến thé của một đơn vị ngôn ngữ chi 4p dụng cho mặt hình thức của đơn vi đó[39; tr 30] Các cụm từ có định có khả năng biến thé đa dạng và phong phú hơn

các từ Theo Trương Đông San có bốn trường hợp biến thé của thành ngữ Do là biến thé ngữ âm, biến thé thứ tự thành tố, biến thé số lượng thành tổ và biến thé

từ vựng.

Nghiên cứu sâu hơn về cau trúc của thành ngữ, các nhà nghiên cứu

đã dựa trên đặc điểm hình thức của chúng dé phân chia thành ngữ thành hailoại là thành ngữ đối xứng và phi đối xứng

Thành ngữ đối xứng: Theo Hoàng Văn Hành thì thành ngữ là đơn vị

từ vựng có lượng nghĩa đôi tồn tại song song Theo cấu trúc có thể chia

thành ngữ thành hai loại: thứ nhất là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành

ngữ ân dụ hóa phi đối xứng.

Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan điểm: “Về hình thức, thành ngữ cũng phân biệt với cụm từ tự do ở tính phi cú pháp trong quan hệ Tính chất phi cú pháp thé hiện rõ nhất ở tính đối xứng của các thành ngữ” [12; tr.83].

27

Trang 32

Theo ông, thành ngữ gồm 4 từ chiếm 70% chúng thường có cấu trúc xen

lồng vào nhau tạo lên nhiều cặp đối ứng có quan hệ chặt chẽ, đôi khi cấu

trúc đó khiến trật tự thông thường của cú pháp thay đổi [12; tr.84] Ví dụ,trong cấu trúc thông thường là “D6 nước lá khoai” nhưng trật tự trong thànhngữ là “Nước đồ lá khoai” Như vậy quan hệ giữa các thành tô trong thànhngữ không theo quan hệ một chiều của các thành tố trực tiếp như trong cụm

từ tự do mà có tính chất chăng chéo phức tạp tạo ra tính cố định của thành

ngữ.

Có thể nói, cả hai tác giả đều thống nhất với nhau về tính đối xứng của thành ngữ Sự đối xứng thê hiện ở số lượng âm tiết (thành ngữ 4 âm tiết, 6 âm tiết) chia thành ngữ thành hai về đối xứng nhau Phép đối xứng được xây dựng

trên cả hai bình diện, bình diện đối ý và bình diện đối lời Ví dụ “Chim lồng cáchậu”, “Trời đánh thánh vật”, “Đầu trộm đuôi cướp ” Trong thành ngữ đốixứng có cả hiện tượng thành ngữ cấu tạo từ phép điệp (điệp từ) dé nhân mạnh

về ý, biểu đạt cảm xúc, tăng tính hài hòa cân đối (Ví dụ: “Độc mồm độc

miệng”, Của ăn của để”, “Tự cao tự đại” )

Thành ngữ phi đối xứng được tạo thành từ phương thức ghép từ

thông thường và sử dụng phép ân dụ hóa để tạo nghĩa biểu trưng Ví dụ:

“Bắt tỉnh nhân sự”, “Ban như ma” thành ngữ dạng này chia ra làm hai loại

là thành ngữ phi đối xứng so sánh và thành ngữ phi đối xứng ân dụ hóa

Thành ngữ phi đối xứng so sánh có kết cấu so sánh là một tổ hợp từbền vững, xây dựng trên một khuôn mẫu nhất định bắt nguồn từ phép sosánh mang đậm giá trị biểu trưng: (Vi dụ: “Hôi như cú”, “Đau như cắt” ).thành ngữ đối xứng an dụ hóa như “Bé hạt tiêu”, “Gan cóc tia”

b Đặc điểm về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt

Theo Hoàng Văn Hành, đặc trưng thứ hai của thành ngữ là tính hoàn

chỉnh và bóng bảy về nghĩa Nó biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn

28

Trang 33

vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật [18; tr 27] Thành ngữ bao gồm ba lớp nghĩa: Nghia từ vựng của các yếu tô trong thành ngữ, nghĩa biểu trưng của

yếu tố trong thành ngữ, nghĩa thành ngữ

Lớp nghĩa thứ nhất là nghĩa từ vựng của yếu tố trong thành ngữ:Nghĩa từ vựng là nghĩa riêng của từng từ khi nó xuất hiện trong từ điển.Một từ có nhiều nét nghĩa khác nhau, mỗi nghĩa là một cau trúc biểu niệm

tương đối độc lập với nhau Từ vựng này đi vào thành ngữ tạo nên nghĩa

biểu hiện Khi phân tích thành ngữ có thé dựa vào nghĩa của từng từ vựng

để phân tích và giải nghĩa Ví dụ “Nhát như cáy”, nghĩa từ vựng của thành

ngữ được tạo bởi nghĩa của từ “nhát” — chỉ trạng thái rụt rè, “cáy” — con vật

họ nhà cua sống ở vùng nước lợ cứ nghe tiếng động là chạy thụt vào hang.

Nghĩa từ vựng của thành ngữ nói về tình trạng con cáy rất nhát

Lớp nghĩa thứ 2 là nghĩa biểu trưng của yếu tố trong thành ngữ Kháiniệm về biểu trưng symbol: trong tiếng Latin biểu trưng có nghĩa là dấuhiệu, trong tiếng Việt có nghĩa là biểu trưng, biểu tượng Đối với thành ngữ,

từ nghĩa biểu hiện, yếu tố từ vựng có thé tạo nên nghĩa biểu trưng của thành ngữ Tính biểu trưng trong thành ngữ đã được nhiều nhà Việt ngữ học dé cập đến.

Theo Lê Quang Thiêm, khi đề cập đến nghĩa biểu trưng là đề cập đến

các mức độ của sự hình dung, tưởng tượng mà con người có khả năng có

được khi liên hệ với hình thức biểu hiện hay phạm vi tồn tại khác trong

cuộc sống Theo tác giả, tầng nghĩa biểu trưng gồm nghĩa biểu trưng và

biểu tượng Từ đó tác giả cho rằng nghĩa biểu trưng là loại nghĩa từ vựngmang đậm sắc thái văn hóa dân tộc do cơ chế tạo nghĩa biểu trưng dựa vào

sức liên tưởng, vào nhân tổ văn hóa đi kèm với ý nghĩa Nghĩa biểu trưng được sản sinh thông qua liên tưởng giữa nó với các hình ảnh, điền mẫu tiêu

chuân có trong thực tại, mang sac thai văn hóa dân tộc Vi dụ con trâu là

29

Trang 34

con vật hiền lành chăm chỉ gắn liền với cuộc sống của người nông dân nên

được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước [42: tr.125-126].

Nghĩa biểu trưng của thành ngữ là loại nghĩa được phát triển từ nghĩa

khái niệm của từ vựng Khi một từ hình thành, hình thức bên trong của từ

có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có vai trò quyết định đến nghĩa khái niệm

của từ.

Phan Xuân Thành cho rằng, tính biểu trưng của thành ngữ là nghĩa

sâu sa được bộc lộ qua nghĩa thường gặp của mỗi yếu tô trong thành ngữ Ở mỗi thành ngữ, các yếu tô có giá trị biểu trưng khác nhau, có yếu tố biểu trưng cao như chìa khóa của thành ngữ và nếu giải mã được chúng thì đồng

thời hiểu được cả nghĩa tổng hòa của cả tô hợp chứa chúng [41; tr 28]

Thành ngữ có tính biểu trưng đơn giản thường gặp là những thànhngữ so sánh, ngoài ra có những yếu tố mang tính biéu trưng phức tạp ở đóthường tàng ân những tri thức dân gian sâu sắc

Bùi Khắc Việt đưa ra khái niệm: “Nghĩa biểu trưng là hình ảnh hoặc

sự vật, sự việc cụ thé miêu tả trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát hóa Tính biểu trưng của thành ngữ còn liên quan đến các hiện tượng trong đời song xã hội, trong lich sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng

của nhân dân” [49; tr 1-6].

Có thé thấy rang, các nhà Việt ngữ học đều đã đưa ra những quanđiểm cơ bản giống nhau về nghĩa biểu trưng đó là những nghĩa chuyển

được dùng để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ cho yếu tố có tính

khái quát, trừu tượng Qua cấu tạo, cách dùng thành ngữ, người ta thôi vào

đó những giá trị biéu trưng, những ý nghĩa trìu tượng dưới hình thức những

sự vật cụ thể Ở thành ngữ, khi khái nệm biểu trưng được hiểu theo nghĩa

rộng thì chính các nghĩa chuyên (nghĩa bóng) đều mang tinh hàm ẩn, nghĩa đen không còn được dùng phổ biến như dạng từ trong từ điển, thậm chí bị

30

Trang 35

mờ, mat han, chỉ còn lại nghĩa biểu trưng (Vi du: “Nhat như cay”, “Cham

như sên”, “Ban như ma” đều nhắn mạnh đến tính cách của con người nhút

nhát, chậm chap, ban thiu Các nghĩa từ vựng về con “cay”, “sên”, “ma”

không được quan tâm nữa).

Thành ngữ “Chậm như sên” có hiện tượng đa nghĩa: Nghĩa từ vựng

diễn tả sự di chuyên rất chậm chạp củavcon sên (Con sên là một loại bò sát

thân mềm, sống trên cạn) Nghĩa biểu trưng diễn tả sự chậm chạp, lề mề khi

làm việc.

Lớp nghĩa thứ 3 là nghĩa thành ngữ

Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường

không thê giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên

nó Nghĩa thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa các sự vật, hiệntượng, thuộc tinh do các yếu tố từ vựng chuyền tải Như vậy, nghĩa củathành ngữ được hình thành từ sự kết hợp cố định của các từ và phương thứctạo nghĩa hàm ân như ân dụ, hoán dụ, so sánh Vì vậy, nghĩa của thành ngữ

là nghĩa biểu trưng, hay nghĩa bóng (nghĩa chuyên, nghĩa ẩn du) [51].

Ví dụ: “Ăn xôi ở thi” có nghĩa từ vựng: “Ăn xối” là ăn ngay các thứ vừa

mới muối như cà, dưa “Ở thì” là ở một thời gian không lâu dài, có tính chất

tạm bợ Lay hình anh cua việc ăn, ở tam bg, qua quýt, thành ngữ muốn diễn tảtính cách những người chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt không suy nghĩ đến

chuyện lâu dài Đó chính là nghĩa biểu trưng của thành ngữ “Ăn xôi ở thì”.

Một số thành ngữ nghĩa từ vựng (nghĩa đen) gần như đã không tôn tại,

thay vào đó người đọc, người nghe chỉ chú ý đến nghĩa biểu trưng, nghĩa thành ngữ Chính vi thé trong quá trình chuyển dịch thành ngữ người dịch

thường sử dụng phương thức dịch mô tả tức là chỉ chú trọng vào nghĩa biểu

trưng, nghĩa thành ngữ Chang hạn như một số thành ngữ sau đây: “Bé hành

31

Trang 36

bẻ tỏi” nghĩa miêu tả không được chú ý nữa, nghĩa biểu trưng nói về việc tìm cách vặn vẹo, bắt bẻ hết điều này đến điều khác gây phiền phức khó

chịu “Đao to búa lớn” nghĩa miêu tả về “đao”, “búa” với đặc trưng to, lớn

đã bị bỏ qua, khi nói câu nay người nói chỉ hướng về nghĩa biểu trưng củathành ngữ diễn tả cách nói khoa trương cường điệu, nhân mạnh tầm quan

trọng một cách quá mức.

1.2.3 Chuyển dịch thành ngữ trong văn học

1.2.3.1 Chuyển dịch văn học Văn học được coi là sản phẩm nghệ thuật độc đáo, là món ăn tinh thần vô giá được tạo lên bởi nghệ thuật ngôn từ kết tinh từ tinh hoa của óc sáng tạo Một tác phẩm văn học chân chính, có sức trường tồn với thời gian sẽ

là một tác phâm được thai nghén bởi óc sáng tạo của nhà văn không chi ở góc

độ quan sát cuộc sống, rung động với hoàn cảnh mà còn là kết quả của quátrình trau dồi ngôn ngữ với tat cả những thủ pháp tu từ độc đáo của nó

Trong quá trình giao thoa và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia

thì ngôn ngữ là chiếc cầu nối giúp các nền văn hóa gần nhau hơn Trong

đó, công tác dịch thuật đặc biệt việc dịch các tác phẩm văn học là một trong nhưng phương thức giao lưu văn hóa trên thế giới đóng vai trò rất quan trọng Dịch văn học phải đảm bảo phải truyền tải được nội dung tư

tưởng một cách đầy đủ nhất dưới một hình thức ngôn từ đẹp nhất, phùhợp nhất đúng với tinh thần của nguyên tác

a Khái niệm về chuyền dịch văn họcCác nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đưa ra nhiều những quan niệm

khác nhau về dịch văn học.

Theo Lê Hùng Tiến và Phạm Thu Thủy thì “Dịch văn học được biết đến như một kiểu viết lại” [45: tr 5].

32

Trang 37

Trong khi đó, theo Vũ Văn Đại, dịch văn học là loại hình đặt mục

tiêu hàng đầu là hoàn nguyên các hiệu ứng thâm mĩ gắn liền với ý nghĩa

của các đơn vị ngôn ngữ Trong văn học, hình thức thê hiện là yếu tổ quan

trọng hang dau vì chính nó biéu thị nội dung của tác phẩm Văn phong củatác phẩm là phương tiện truyền đạt thông điệp Vì thế văn phong của văn

bản thường cầu kỳ chải chuốt sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhiều thủ

pháp tu từ [10; tr 200].

Còn theo Nguyễn Thượng Hùng, dịch văn học là sáng tác nghệ thuật, là

tái tạo một tác phẩm đã tồn tại ở một ngôn ngữ bằng một ngôn ngữ khác [26; tr

304] Theo ông, có hai khuynh hướng dich văn học luôn tôn tại đối lập nhau.Khuynh hướng thứ nhất là chú trọng bảo lưu văn bản nguồn Khuynh

hướng thứ hai chú trọng vào văn ban đích, hướng tới tri giác của người đọc,

làm cho văn bản thích hợp với người đọc dé giúp người đọc hiểu và thưởng thức được nguyên tác Theo khuynh hướng thứ 2, người dịch sẽ có một số cải biên với ngôn bản thé hiện ở cách dịch mang nhiều tính giải thích hay

có nhiều chú giải, hoặc chú ý nhiều đến nền văn hóa, phong tục tập quán,

tôn giáo, tín ngưỡng của người đọc [26, tr 304].

Như vậy, các tác giả đã đưa ra quan điểm giống nhau về cách phân

chia các khuynh hướng dịch thuật, trong đó, quan điểm của NguyễnThượng Hùng mang tính toàn diện hơn cho tất cả các ngôn ngữ dịch thuật

và là quan điểm phù hợp với xu hướng ngày nay hơn cả Có thê thấy, phiêndịch là quá trình chuyển mã của hai ngôn ngữ, trong quá trình dịch văn học

tác giả được coi là tác giả thứ hai của tác phẩm vì họ là người đã tái tạo lại văn bản sốc băng một ngôn ngữ khác, phong cách cá nhân của họ cũng

được thê hiện trong văn bản đích

b Một số thủ pháp trong dịch văn học

Theo các nhà ngôn ngữ học, hiện nay có rất nhiều các quan niệmkhác nhau về dịch thuật phản ánh cách tiếp cận dịch thuật khác nhau của

33

Trang 38

dịch giả nhưng cơ bản có thể tạm chia thành hai loại chính Một là dịch

nguyên văn lấy văn bản gốc làm trọng tâm Hai là dịch thoát ý lấy người

đọc làm trọng tâm, dịch giả có quyền thay đổi từ ngữ trật tự từ sao cho

người đọc có thé chấp nhận được Phạm Ngọc Hàm đã đưa ra 5 thủ pháp

quan trọng trong dịch văn học Nội dung cơ bản như sau:

Thủ pháp 1: Hiểu dụng ý của tác giảThủ pháp 2: Bỏ qua ngôn từ trong nguyên bản khi cần thiết

Thủ pháp 3: Biết thêm từ trong điều kiện cho phép để diễn đạt sự rõ

ràng về nghĩa đồng thời phù hợp với cách diễn đạt của ngôn ngữ gốc

Thủ pháp 4: Linh hoạt cấu trúc ngữ phápThủ pháp 5: Khi không tìm được sự tương đồng lý tưởng giữa văn bảnnguồn và văn bản dịch thì người dich cần phải tìm ra giải pháp dịch bang cáchlựa chọn những từ ngữ hình ảnh và đặt chúng vào tương quan với toàn văn để

ban dịch được trau chuốt phù hợp với nguyên bản [17; tr 55-56].

Theo chúng tôi đây là những thủ pháp quan trọng, cần thiết và đòi

hỏi sự linh hoạt của dịch giả khi thực hiện dịch văn học Tóm lại, dịch văn

học là quá trình chuyển mã đồng thời các ký hiệu ngôn ngữ có chứa tham

tố văn hóa và tư tưởng của người viết gửi gắm trong tác phẩm Điều nàyđòi hỏi người dịch văn học cần nắm chắc các thủ pháp dịch, và phải cónăng lực về cấu trúc ngôn ngữ, năng lực cảm thụ và phân tích ngôn ngữ về

tu từ học, có vốn kiến thức về liên văn hóa và đối chiếu ngôn ngữ Trongdịch văn học yêu cầu về năng lực cảm thụ văn học là điều đáng lưu tâm vì

cảm hứng của dịch giả về tác phẩm văn học mình đọc sẽ quyết định tác giả

sẽ cho ra một bản dịch như thế nào.

1.2.3.2 Chuyển dịch thành ngữ

Thành ngữ là một sản phẩm của văn hoc dân gian và cũng được coi

là công cụ phản ánh văn hóa của môi dân tộc Thê nên, đảm bảo tính chính

34

Trang 39

xác đối chiếu thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là một van dé

không hề đơn giản Trong dịch văn học, dịch thành ngữ cũng như dịch vănhọc nói chung, đòi hỏi người dịch phải năm được cả văn hóa ngôn ngữnguồn lẫn văn hóa ngôn ngữ đích Thành ngữ được hình thành từ đời sốnglao động, nó phản ánh tư duy văn hóa của mỗi quốc gia Do sự khác biệt về

văn hóa nên một trong những đặc điểm của thành ngữ khi tiến hành dịch

thuật chính là khái niệm “tính dịch được” hay “không dịch được”.

Theo Trần Thị Lan, quy trình dịch thuật thành ngữ phải tuân theo cáctrình tự nhất định: 1) Nhận dạng thành ngữ; 2) Giải nghĩa (Luận nghĩa)thành ngữ; 3) Lựa chọn phương thức dịch [29; tr 107] Chúng tôi thay rangđây là các bước vô cùng cần thiết để chuyên dịch thành ngữ từ ngôn ngữ

nguồn sang ngôn ngữ dich đảm bảo các tiêu chí chính xác và tương đương

về mặt hình thức và ngữ nghĩa.

Các phương thức dịch thành ngữ:

Như đã phân tích ở phần 1.1.2.2, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu

về phương thức dịch thành ngữ như các nghiên cứu của Newmark (1988),

Larson (1984), Mona Baker (2018), Nida và Taber (1969) Tại Việt Nam,

các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các phương thức dịch thành ngữ Trần

Thị Lan đã xem xét chuyền dịch thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ

khác với ba phương thức sau:

1) Chuyển dịch thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sử

dụng một thành ngữ tương đương

2) Chuyển dịch thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sử

dụng cụm từ tự do

3) Chuyển dịch thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sử

dung một thành ngữ sao phỏng hay giải nghĩa [29; tr 138-159]

35

Trang 40

Nguyễn Văn Trào (2014) “Bàn về dịch thành ngữ Anh — Việt (trên cơ

sở ngữ liệu các thành ngữ có yếu tố màu sắc: xanh, đen, đỏ, trắng)” đã đưa

5) Dịch vay mượn/dịch suốt [47; tr 36-44].

Dựa trên việc phân tích tổng hợp các xu hướng chuyền dịch thành ngữ trên thế giới và trong nước, chúng tôi nhận thấy phương thức dịch

thành ngữ theo xu hướng của Mona Baker có tính thực tiễn và phương thức

phù hợp với xu hướng hiện đại Theo tiêu chí thông tin và hiệu quả, trong

khuôn khổ luận văn này chúng tôi tiễn hành khảo sát các chuyển dịch thànhngữ dựa trên bốn phương thức dịch như sau

a Phương thức dịch tương đương

Theo Bùi Mạnh Hùng, tương đương nghĩa là tương đương được xác

lập trên cơ sở tương đương về cau trúc nghĩa biểu hiện của các câu trong

hai ngôn ngữ được đối chiếu, thường kèm theo sự tương đương về từ và cầu

trúc cú pháp, có thể gọi là tương đương nghĩa cú pháp, tức là tương đương

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN