1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Vấn đề xây dựng toà soạn hai phiên bản cho báo Đảng Đồng bằng Sông Cửu Long

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề xây dựng tòa soạn hai phiên bản cho báo Đảng Đồng bằng Sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Khánh Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thành Lợi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 28,94 MB

Nội dung

Trong bài viết này, tác giả đãnêu các khái niệm về “truyén thông đa phương tiện”, đó “là sự tích hợp, hội tụ của nhiều loại hình báo chí trong một cơ quan tổ hợp truyền thông hoặc ngay t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN KHÁNH PHƯƠNG

LUAN VAN THAC Si BAO CHi

Ca Mau - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN KHÁNH PHƯƠNG

Chuyên ngành: Báo chi học (định hướng ứng dung)

Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa họcPGS.TS Nguyễn Thành Lợi

Cà Mau - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Báo chí hoc với dé tài “Vấn đề xâydựng toà soạn 2 phiên bản cho báo Dang Đồng bằng Sông Cửu Long”là côngtrình nghiên cứu của riêng tôi được sự đồng thuận và hướng dẫnkhoa học củaPGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo.

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lắpvới các đề tài khác Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triển những số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn.

Ca Mau, ngay thang nam 2021

Tac gia Luan van

Nguyén Khanh Phuong

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Đào tạo Báo chí vàTruyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Thầy hướngdẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí NgườiLàm Báo; Ban biên tập và phóng viên báo Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ đãchi dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện dé tác giả hoàn thành luận văn này.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu không dài nên gặp không ít khókhăn trong quá trình thực hiện, do vậy luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót nhất định Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô để chỉnh sửa, bổ sung dé luận văn được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Cà Mau, ngày 20 tháng 5 năm 2021

Tác giả Luận văn

Nguyễn Khánh Phương

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC TU VIET TẮTT - 2-2 +©x+£Et2E£+E++E+EEerxerxerxeree 2

DANH MỤC BANG BIÊU - 52 ©5£+S<‡EE‡EEEEEEEEEEEE2E1221221 21 2Ecrkcrki 3

9527102275 -:ỞÖ:Œ1iÔÔÔ 5

1 Lý do chọn đề tài - 2 sSx+Ex‡EE£EEEEE2E121121127171712111121111 111110 5

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -2- 2-55 522 £+£2+£z£zzcsd 7

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 5 32+ + ++eEEeeeeseeerreerreers 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿ 2 2+s+++++zx+rxezxzxzrserxee 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - 14 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6 CC: sec ct ng crrrrreg 15

7 Kết cầu của luận văn ¿- ¿©2232 2E12E1121E7171711211211211 211111 xe 16

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TOA SOẠN BAO CÓ HAI PHIÊN

BẢN BAO IN VA BAO ĐIỆN TỬ 2¿©2225c2cxEESrkerrerkrrrrerkree 17

1.1 Các khái niệm cơ bảI -.- 6 + + E1 E1 1E 9v ninh ng ng 17 1.2 Xây dựng tòa soạn báo điện tử trên nén tảng báo in -. -5- 55+: 24 1.3 Tổng quan về ĐBSCL và các toà soạn báo Đảng -5-©55- 3l 1.4 Tiêu chí xây dựng tòa soạn đa phương tiện ở báo Đảng ĐBSCL 33

1.5 Yêu cầu xây dựng tòa soạn có hai phiên bản tại báo Đảng ĐBSCL 41CHUONG 2:THUC TRANG XAY DUNG TOA SOAN CO HAI PHIEN

BAN BAO IN VA BAO ĐIỆN TU TAI BAO DANG Ở ĐBSCL 452.1 Tổng quan về các tòa soạn Báo Cà Mau, Vinh Long va Can Tho 452.2 Khảo sát van đề xây dựngtòa soạn có phiên bản là báo in và báo điện tử

tại Báo Cà Mau, Báo Vĩnh Long, Cần Thơ -¿- - s+s++k+Evrxerrkerxrxeree 50

2.3 Damh gid CHUNG 2 4 70

CHUONG 3GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA HOAT DONG VA DE

XUAT MO HINH TOA SOAN DA PHUONG TIEN CHO BAO DANG

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

GS, PGS, TS, Ths : Giáo su, Phó giáo su, Tiến sĩ, Thạc sĩNxb : Nhà xuất bản

PVS : Phỏng vấn sâu

TP : Thành phố

ĐBSCL : Đồng Bang Sông Cửu Long

SL : Số lượng

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEUBIEU ĐỎ

Sơ đồ 1.1: Quy trình tô chức sản xuất cơ bản tại các tòa soạn báo hai

phiên bản.

Biểu đồ 2.2: So sánh kinh phí xây dung trang BMDT của 3 tòa soạnBiểu đồ 2.2: So sánh kinh phí xây dựng trang BMĐT của 3 tòa soạnBiểu đồ 2.3: So sánh tin, bài sử dụng văn bản (text) của 3 tờ báo

Biểu đồ 2.4: So sánh tin, bài sử dụng hình ảnh của 3 tờ báoBiểu đồ 2.5: So sánh sử dụng video các trang BMĐT

Biêu đô 2.6: So sánh sô lượng tin, bài được tương tác trên các tòa soạn bá

Hình ẢnhẢnh 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất cơ bản tại các tòa soạn báo hai

phiên bản.

Ảnh 2.1: Giao diện trang BMĐT Báo Cà Mau onlineẢnh 2.2: Giao diện trang BMĐT Báo Vĩnh Long onlineẢnh 2.3: Giao diện trang BMĐT Báo Cần Thơ online

Ảnh 2.4: Bài viết viết về UBND tinh Cà Mau khen thưởng thành tích

của ngành giáo tỉnh nhà.

http://baocamau.com.vn/g1ao-duc/thang-g1ac-covid- ca-mau-hoan-thanh-nhiem-vu-nam-hoc-66 142.html

I9-nganh-g1ao-duc-Ảnh 2.5 Một bài viết được đăng tải trên Báo Vĩnh Long online vé sé

luong ca nhiém Cov-19 tai Viét Nam

Trang 8

2020 anh-huong-dich-covid-19-a121064.html

https://baocantho.com.vn/3-033-nguoi-huong-tro-cap-that-nghiep-do-Anh 3.1 Giao điện Báo Cà Mau online trên app Báo Cà Mau, do tậpđoàn Yeah 1 thiết kế.

Ảnh 3.2: Mô hình tòa soạn đa phương tiện tác giả đề xuất dựa trênnhững điều kiện thực tẾ của các tòa soạn báo Đảng khu vực ĐBSCL

Ảnh 3.3: Mô hình tòa soạn đa phương tiện tác giả đề xuất dựa trên những điều kiện thực tế của các tòa soạn báo Đảng khu vực ĐBSCL

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ năm 2015, sự tác động mạnh mẽ của Internet vao các phương tiện

truyền thông đại chúng đã hướng các toà soạn báo Đảng địa phương đề ra

nhiệm vụ tat yếu, đó là sự dịch chuyền mạnh mẽ từ báo In truyền thống sang

báo điện tử.

Tiện ích của Internet đã thúc đây các phương tiện truyền thông đạichúng truyền thống như: báo in, dai phát thanh truyền hình, không ngừngnâng cao tính năng nhanh nhạy dé thích ứng Không còn khái niệm khung giờvàng, thông tin độc quyền mà thay váo đó là sự cạnh tranh từng giây của các tòa soạn báo , đài phát thanh truyền hình Báo Dang ở các địa phương cũng thế, đang hòa nhập mạnh mẽ cùng dòng chảy của công nghệ.

Một thực tế khác, giờ đây sự tiếp nhận thông tin của công chúng cũng

đa dạng, phong phú về hình thức và phương tiện như: dùng điện thoại diđộng, laptop, ipad kết nối mạng Chính vì thế, để phục vụ công chúng củamình, toà soạn báo phải hướng đến nhiệm vụ cung cấp thông tin nhanh, tứcthời khi có sự kiện xảy ra Việc này đồng nghĩa với công chúng thời công

nghệ 4.0 không còn kiên nhẫn đợi đọc tin tức đăng trên báo in hay chờ tới giờ

phát sóng của đài phát thanh, truyền hình như trước đây.

Mặt khác, hiện nay ở các toà soạn báo, ngoài loại hình báo chí truyền thống còn có thêm báo điện tử trên môi trường Internet Đó cũng là xu thếdịch chuyền tat yếu Yêu cầu dịch chuyên này không chỉ đối với các tòa soạnbáo lớn ở Trung ương hay các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP Hỗ Chí

Minh mà ngay cả các toà soạn báo ngành, báo chí địa phương cũng đã và

đang dịch chuyển mạnh mẽ Và báo chí vùng Đồng bằng Sông Cửu Longcũng không năm ngoài sự dịch chuyên tất yếu này, điển hình như một số tòa soạn báo trong khu vực ĐBSCL đã và đang đây mạnh sản xuất các tác pham

media theo xu hướng mới, băng việc tao ra các clip phóng sự, tin tức ngăn

Trang 10

gon, xúc tích, nội dung được bao hàm dé áp ứng trên các trang thông tin xãhội như facebook, youtube, tiktok để đáp ứng kịp xu thế của thị trường đọcgiả trong giai đoạn công nghệ phát triển này Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khókhăn đặt ra trước mắt, nhất là đội ngũ phóng viên và biên tập viên, vẫn chưathay đồi cách nhìn cũng như quan điểm sử dụng những phương thức mới, việc

báo in va báo điện tử đăng chung một nội dung 80-90% vẫn còn, bên cạnh đó

lối viết cho các phóng sự truyền hình trang điện tử vẫn chưa thoát được lốivăn phong báo in Mau thuẫn giữa luôn tồn dong giữa báo điện tử và báo in vẫn còn tồn đọng.

Làm thế nào để xây dựng tòa soạn báo chí đa phương tiện trong kỷ nguyên số cho phù hợp với xu thế chung của báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: Vẫn đề xây dựngtoà soạn 2 phiên bản cho báo Đảng Đồng bằng Sông Cửu Long, luận văn sẽkhảo sát một số tờ báo như báo Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long trong năm

công việc của tác giả trong việc tham mưu va tim ra phương thức vận hành

của tòa soạn báo trong tương lai Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Vẫn đề xâydựng toà soạn 2 phiên bản cho báo Dang Đồng bằng Sông Cửu Long” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học là cần thiết, có ý nghĩa nhất định

về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1 Nghiên cứu về toà soạn hai phiên bản

Ở quyền sách “Tác nghiệp báo chi trong môi trường truyền thông hiệndai” (Nxb Thông tin và Truyền thông, tái bản năm 2019), của PGS TS.

Nguyễn Thành Lợi, ngoài giới thiệu các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền

thông, tòa soạn hội tụ, tác giả còn mô tả rõ đặc điểm và những kỹ năng cần

thiết đối với nhà báo “đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông.

Theo đó, nhà báo “đa kỹ năng” ngoài việc nắm bắt các công nghệ làm báo truyền thống, phải biết xử lý ảnh và video; đặc biệt biết sử dụng mạng xã hội để tăng giá trị cho tờ báo điện tử của mình và coi công chúng là đối tác

trong quá trình tác nghiệp.

Hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử,trong cuốn “Báo mạng điện tử những vấn dé cơ bản” (Nxb Chính trị Quốc

gia, năm 2014), PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang ngoài giới thiệu mô

hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử, còn giới

thiệu những đặc trưng cơn bản của báo mạng điện tử.

PGS.TS Dinh Thị Thúy Hang, trong bài viết “Đào tao báo chí ởtrường đại học trong xu thé báo chí hiện đại” (Tạp chí Người làm báo, tháng

12 năm 2013), cho rằng: Xu hướng mới của báo chí hiện nay là sự phát triển

của mô hình tòa soạn báo chí hội tụ, tòa soạn đa phương tiện Đây là xu

hướng phát triển của báo chí hiện đại trên thế giới và tại Việt Nam.

Chính vì vậy, ngày càng nhiều cơ quan báo ở các nước đòi hỏi các nhà

báo của mình phải trở thành các nhà báo “đa năng”, có nghĩa là các nhà báo

cần phải năm bắt được kỹ năng của tất cả các loại hình báo chí

Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp,nông dân, nông thôn trên báo Đảng ở Đông bằng sông Cửu Long” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với tỉnh Hậu Giang tô chức vào tháng 1/2013 Tại hội thảo

có hơn 50 bai tham luận đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đây mạnh tuyên

Trang 12

truyền sâu rộng trên báo Đảng và các phương tiện thông tin đại chúng về

những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông

nghiệp, nâng cao đời sống mới

Nghiên cứu về báo chí các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long, có một

số Luận văn thạc sĩ báo chí học như: “Báo Dang đồng bằng song Cửu Longvới vấn dé an sinh xã hội”, của tác giả Trần Ngọc Trường Giang (Học việnBáo chí - Tuyên truyền, năm 2015), khảo sát, đánh giá thực trạng việc đưathông tin tuyên truyền trên lĩnh vực an sinh xã hội của các nhà báo và tòasoạn báo Đảng ở Đồng băng Sông Cửu Long.

Đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về an sinh xã hội đối với nhà báo và các tòa soạn báo Đảng ở Đồng bang Sông Cửu Long.

Bài viết “Truyén thông đa phương tiện và vấn dé đào tạo nguồn nhân

lực hiện nay” của tác giả Dinh Văn Hường (đăng trong tập Báo chí - Những

van đề lý luận và thực tiễn, tập 7, năm 2010 của Khoa Báo chí, Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội) Trong bài viết này, tác giả đãnêu các khái niệm về “truyén thông đa phương tiện”, đó “là sự tích hợp, hội

tụ của nhiều loại hình báo chí trong một cơ quan (tổ hợp) truyền thông hoặc ngay trong một loại hình báo chí nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo mục đích nhất định ”.

- Hội thảo chuyên đề “Tòa soạn báo đa phương tiện” do Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) phối hợp với BáoThanh niên tổ chức (9/2011) tại thành phố Hồ Chí Minh Các ý kiến xoayquanh nội dung về xây dựng, vận hành và quản lý tòa soạn đa phương tiện.Lâu nay, hầu hết các tòa soạn báo được xây dựng và vận hành theo mô hình

tòa soạn tách biệt, phóng viên chỉ hoạt động trên một loại hình báo chí nên

không phát huy được sức mạnh tông lực của nguồn nhân lực cũng như sức

mạnh của công nghệ đa phương tiện.

Trang 13

Luận văn thạc sĩ báo chí học “Báo Đảng ở các tỉnh đông bằng sông

Cứu Long hiện nay” của Đoàn Phương Nam (Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, năm 2008) tập trung khảo sát và đánh giá sự phát triển của đội ngũnhà báo và các tòa soạn báo của Đảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn “Kỹ năng tác nghiệp cua nhà báo trong toà soạn có báo in và

báo mạng điện tử ở Tây Nam Bộ hiện nay” của Nguyễn Quốc Danh (Học việnbáo chí và tuyên truyền, năm 2015) đã phân tích sâu về kỹ năng tác nghiệp

của nhà báo trong tòa soạn tích hợp báo In và báo điện tử Trong đó đã có

những định hướng sâu về tính tất yếu dịch chuyên sang báo mạng điện tử của tòa soạn báo Đảng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ công nghệ SỐ.

Luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành Quản lý báo chí truyền thông “Vấn dé tổ chức, khai thác nguồn tin từ công chúng của tòa soạn báoĐảng vùng Đồng bằng Sông Cứu Long” của Lê Phong Phú (Học viện báo chí

và tuyên truyền, năm 2017), đã khảo sát và đánh giá thực trạng về việc các tòasoạn báo tô chức, khai thác nguồn thông tin từ công chúng cung cấp Từ đó cónhững dé suất thay đôi tất yếu trong công tác khai thác, xác minh đơn thư và

thông tin bạn đọc ở tòa soạn báo Đảng.

Luận văn báo chí học chuyên ngành Báo chí học định hướng úng dụng

“Tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho báo Vĩnh Long” của Cao Thị Huyền (Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), đã khảo sát và đánh giá thực trạng về tô chức và quản trịtòa soạn 2 phiên bản của báo Vĩnh Long Từ đó đề suất, đóng góp những định

hướng mới cho tòa soạn báo Vĩnh Long.

Luân văn báo chí học chuyên ngành Báo chí định hướng ứng dụng I,

nhằm có cái nhìn toàn diện thấu đáo của các tờ BMĐT tại khu vực được cho

là “sinh sau đẻ muộn” so với mặt bằng BMĐT của cả nước, từ đó phần nào tạo được dấu ấn, cũng như tìm ra câu trả lời cho việc đưa ra lối mở cùng tồn

tại song hành với nên báo chí hiện đại trong giai đoạn hiện nay của tờ điện tử

Trang 14

tại địa phương

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ đi sâu nghiên cứu quá

trình hình thành và phát triển của báo Đảng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long;nghiên cứu về thực trạng, hiệu quả tuyên truyền về chính sách an sinh xã hội

và lĩnh vực phát triển nông nghiệp của các tòa soạn báo in ở Đồng bằng SôngCửu Long, nghiên cứu về khai thác, tổ chức khai thác nguồn tin từ côngchúng cũng như nghiên cứu về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo ở tòa soạn cóbáo in và báo điện tử, chứ chưa bàn đến van dé dịch chuyền tất yếu của báo Đảng vùng Đồng băng Sông Cửu Long thời công nghệ 4.0.

Các tác giả của các công trình nghiên cứu trên đã bàn đến báo chí truyền thông, hội tụ truyền thông và những van đề có liên quan Tuy nhiên, nghiên cứu về chủ trương dịch chuyên, tính tất yếu của dịch chuyền sang báođiện tử, nhu cầu công chúng trên báo mạng điện tử trong tòa soạn báo Đảng ởĐồng bằng Sông Cửu Long chưa được đề cập tới, trong khi đó, Đồng bằngSông Cửu Long có đời sống hoạt động báo chí rất đa dạng và phát triển khá

sôi động.

2.2 Báo chí khu vực Đồng bằng sông Cửu LongHiện có 13 tòa soạn báo là cơ quan của Đảng bộ các tỉnh, thành phố hoạt động ở khu vực ĐBSCL Ngoài báo in, hiện nay 13/13 tòa soạn đều có báo mạng điện tử hoặc trang tin điện tử.Và ngoài những ấn phẩm báo in, báomạng điện tử kể trên thì ở ĐBSCL còn có hàng trăm bản tin, trang thông tinđiện tử của các ban, ngành, đoàn thể của địa phương

Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của báo chí Việt Nam, hệthong báo in của Đảng ở ĐBSCL có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng,chất lượng Như vậy, hằng ngày người dân ĐBSCL có thé tiếp cận được ratnhiều nguồn tin như báo in, báo mạng điện tử, trang thông tin điện tử Do làchưa kế đến các kênh phát thanh, truyền hình của các tỉnh và đài khu vực.Hiện nay, có gần 300 phóng viên và nhà báo đang hoạt động tại các tòa soạn

10

Trang 15

này và chất lượng hoạt động nghiệp vụ không ngừng nâng cao, đặc biệt là các

kỹ năng làm báo hiện đại.

Thực tế hội tụ truyền thông là một hiện tượng toàn cầu, là đích đến của

các cơ quan báo chí ở nhiều nước Hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí củaTrung ương và một số bộ, ngành đều có văn phòng và phóng viên thường trútại TP Cần Thơ Hàng ngày, ở khu vực này có hơn 20 đầu báo, tạp chí đượcphát hành, nhiều nhất là tại TP Cần Thơ

Thế nhưng hiện nay, vẫn còn một thực trạng các tòa soạn báo Đảng địaphương sản xuất hai phiên bản khu vực ĐBSCL, thường có đến 90% tin, bài

từ phiên bản báo in được chuyên đăng lên báo mạng điện tử Còn ở phiên banBMĐT thì số lượng tin bai tự sản xuất và sưu tầm từ các báo khác còn rất hạn chế Lý giải nguyên nhân trên, có thê thấy là thói quen của lãnh đạo cơ quan

và cả lãnh đạo địa phương, chủ yếu các cơ quan ban ngành tỉnh đọc báo Việcngười đọc là người dân tìm đến các trang báo mạng điện tử có số lượng tấtthấp

Trong những năm gần đây, dù phiên bản báo in giảm số lượng pháthành thì phiên bản này vẫn là cái gốc của tòa soạn báo Đảng, luôn nhận được

đầu tư và quan tâm đặc biệt về nội dung, hình thức Có thể thấy, báo mạng

điện tử khi được chuyển thể từ phiên bản báo 1n, sẽ được b6 sung thêm một sốthé loại như âm thanh, video clip, hình ảnh Nhìn chung thé loại BMĐT ngàycàng phát triển, cách sắp xếp thông tin, trình bay, chọn lọc cũng biến tau rấtnhiều Là một trang bao Dang địa phương, sản phẩm luôn phải ở trong khuônkhổ, muốn tao sự phá cách về lối trình bày dang là một trong những van đề

nan giải của tòa soạn.

Các nha báo trong các tòa soạn có báo in và BMĐT ở khu vực tuy

không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng làm báo đa phương tiện.

Thế nhưng nhìn so với cái nhìn chung, vẫn là “sinh sau đẻ muộn” so với mặt

băng trên cả nước Cũng chính vì cái muộn, nên họ đã thừa hưởng được đúc

11

Trang 16

kết từ những dấu ấn của thế hệ đi trước, phần nào đó câu trả lời câu trả lời vềhướng mở ra lối đi mới của báo chí hiện đại trong giai đoạn hiện nay của các

tờ báo trong khu vực.

Liên quan đến hoạt động tác nghiệp của các nhà báo ở Tây Nam Bộ, tạiHội thảo khoa học "Nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn trên báo Đảng ở Đồng bằng sông Cửu Long" do Tạp chíCộng sản phối hợp với tỉnh Hậu Giang tổ chức vào tháng 1/2013 Đề tài thuộc

chương trình nghiên cứu khoa học các Ban Dang do GS TS Trương Giang Long làm chủ nhiệm Với hơn 50 bài tham luận, nội dung các bài tham luận

đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đây mạnh tuyên truyền sâu rộng trên báo Đảng và các phương tiện thông tin đại chúng về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao đời sốngmới Trong đó có các tham luận gần với dé tài nghiên cứu của tác giả như:

"Đầy mạnh tuyên truyền trên báo Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thônĐồng bằng sông Cửu Long" - GS.TS Trương Giang Long; “Tuyên truyễn về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo Đảng ở nước ta hiện nay: Thực

trạng và giải pháp” - Nguyễn Thanh Lợi; "Báo Can Thơ: Đẩy mạnh tuyêntruyền về nông nghiệp, nông dân và nông thôn" - Lê Thanh Long.

Nghiên cứu về báo chí các tỉnh ở Tây Nam Bộ, một số luận văn thạc sĩ báo chí học như: “Báo Đảng đồng bằng song Cứu Long với vấn dé an sinh xã

hội”, của tác giả Trần Ngoc Trường Giang (Học viện Báo chí - Tuyên truyền,

năm 2015), đi sâu vào khảo sát, đánh giá thực trạng việc đưa thông tin tuyên

truyền trên lĩnh vực an sinh xã hội của các nhà báo và tòa soạn báo Đảng ởđồng bang sông Cửu Long Đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động tuyên truyền về an sinh xã hội đối với nhà báo và các tòa soạnbáo Đảng đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn thạc sĩ báo chí học “Báo Đảng ở các tỉnh đông bằng sông

Cứu Long hiện nay” của Đoàn Phương Nam (Học viện Báo chí và Tuyên

12

Trang 17

truyền, năm 2008) tập trung khảo sát và đánh giá sự phát triển của đội ngũnhà báo và các tòa soạn báo của Đảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn thạc sĩ báo chí học “Báo in địa phương với việc phát triểnnông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long” của Trần An Phước(Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm 2012), đi sâu khảo sát và

đánh giá thực trạng về việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn ởcác tòa soạn báo in khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài, xây dựng khung lý thuyết cho van đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng xây dung tòa soạn

có hai phiên bản ở báo Đảng Đồng bằng sông Cửu Long qua khảo sát các báo

Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, từ đóđề xuất mô hình tòa soạn đa phương tiện

tại Báo Đảng ở khu vực ĐBSCL trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được các mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ:

- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu như: tòa soạn, tòa soạn báo đảng, tòa soạn đa phương tiện, từ đó

xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu;

- Phân tích thực trạng xây dựng tòa soạn có hai phiên bản qua khảo sát

03 Đảng ở ĐBSCL hiện nay, chỉ ra những thành công, hạn chế trong việc xây

dựng tòa soạn đa phương tiện tại ĐBSCL;

- Chỉ rõ một số vấn đề đặt ra trong xây dựng mô hình tòa soạn hai

phiên bản báo in va báo điện tử tại các cơ quan báo Đảng ĐBSCL hiện nay,

từ đó đề xuất xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện cho các cơ quan báo

Đảng ở khu vực ĐBSCL trong thời gian tới.

13

Trang 18

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn dé xây dựng tòa soạn hai phiên ban cho báo Dang Đồng bằng

Sông Cửu Long

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Khảo sát về phương thức hoạt động của các tòa soạn trong khu vựcĐBSCL, gồm: báo Cà Mau, Vĩnh Long và Cần Thơ trong năm 2020.

Ly do tác giả chọn nghiên cứu 3 tòa soạn báo trên là vi 3 tòa soạn báo

trên điều là những toàn soạn báo đảng trực thuộc đảng bộ địa phương quản lý, bên cạnh đó vi trí địa lý, qua trình hình thành phát triển khác nhau, nên cơ câu

tổ chức va sản xuất của các tòa soạn này cũng có nhiều van dé dé phân tích,

so sánh.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Vận dụng lý luận chung về báo chí truyền thông, quan điểm của Đảng

và Nhà nước về báo chí, từ đó vận dụng sáng tạo vào công tác khảo sát, phân

tích, đánh giá thực trạng xây dựng tòa soạn hai phiên bản trong thời kỳ công

nghệ đang phát trién

5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ

Để thực hiện hiệu quả đề tài nghiên cứu, tác giả vận dụng một số

phương pháp:

- Phương pháp thống kê: Tác giả luận văn sẽ khảo sát về nguồn kinhphí hoạt động, nhân lực, kỹ thuật, sản phẩm báo chíở 3 tòa soạn báo Đảngvùng ĐBSCL: Báo Cà Mau, Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ sau đó sẽ phân

tích đánh giá hoạt động trong năm 2020

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp được thực hiện phỏng vấn 15 người,gồm lãnh đạo, PV, BTV đang làm việc tại cơ quan Báo Đảng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó tìm hiểu việc ứng dụng và

14

Trang 19

phát triển báo chí đa phương tiện trong các sản phẩm báo in và báo điện tử ởcác tờ báo hiện nay như thế nào, hiệu quả ra sao? Trình độ chuyên môn và kỹ

năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhà báo ở các tòa soạn báo hiện nay.

Những giải pháp gì để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm báo đa

phương tiện cho đội ngũ cán bộ, biên tập viên và phóng viên trong thời gian

tỚI.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan

đến đề tài và Chiến lược phát triển báo chí giai đoạn 2015 — 2020; chiến lược phát trién báo chí Vùng.

Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp phan tích,

tong hợp dé đánh giá các cứ liệu, kết quả điều tra va rút ra các luận điểm khoa học, nhằm có những đề xuất, kiến nghị có giá trị tham khảo.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở khảo sát, tong kết thực tiễn, luận văn sẽ góp phan hệ thốngthêm lý luận về sự phát triển tòa soạn báo có 2 phiên bản ở khu vực ĐBSCL

Hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bé sung thêm một phan thôngtin bố ích, đáng tin cậy cho các đồng nghiệp cũng như các học viên khác về vấn đề xây dựng, phát triển toàn soạn báo Đảng có 2 loại hình, trong khu vực

ĐBSCL và những địa phương khác.

6.2 Ý nghĩa thực tiễnLuận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phầnnâng cao chất lượng truyền thông về cơ chế, chính sách phát triển hệ thốngbáo Đảng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời gian tới

Luận văn còn là tài liệu tham khảo có ích cho các trường đào tạo báo

chí - truyền thông.

Kết quả đạt được của luận văn hy vọng sẽ là nguồn thông tin tham khảo

bổ ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

15

Trang 20

7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tai liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

có 3 chương, cụ thê như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về tòa soạn báo có hai phiên bản báo in và báo

điện tử

Chương II: Thực trạng xây dựng tòa soạn có hai loại hình báo in và báo

điện tử qua khảo sát các báo Cà Mau, Vĩnh Long và Cần Thơ

Chương III: Đề xuất xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện cho

báo Đảng khu vực ĐBSCL

16

Trang 21

CO SO LY LUAN VE TOA SOAN BAO CO HAIPHIEN BAN

BAO IN VA BAO DIEN TU

1.1 Cac khái niệm cơ bản

1.1.1Tòa soạn bao

Tòa soạn có gốc tiếng Latinh (Redactús), có nghĩa là “biên tập, gọt đũa

và sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ” Tòa soạn báo, áp dụng cho cơ

quan báo in, báo mạng điện tử nhưng xét theo nghĩa “Tòa soạn là nơi sản

xuất, biên tập và sửa chữa tin bai của một cơ quan báo chí dé sản xuất ranhững sản phẩm báo chí phục vụ công chúng”

Trong Điều 16 của Luật Báo chí bổ sung năm 2016 không dé cập đến khái niệm “tòa soạn” mà chỉ cho răng: “Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luậncủa các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện mộthoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy

định của Luật này”.

Báo Đảng là một đơn vị cấu thành hệ thống báo chí cả nước, có vai tròchức năng chung với báo chí cả nước, góp phần xây dựng bảo vệ vững chắcchế độ xã hội chủ nghĩa Báo Đảng là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân, là một trong những phương tiện quan trọng nhất dé hướng dẫn dư luận và chi đạo

công tác của Đảng, Nhà nước và chính quyền ở các cấp, các ngành từ Trung

ương đến địa phương Ưu thế của báo Đảng là tác động trực tiếp vào tưtưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, cé vũ, động viênphong trào cách mạng của quần chúng, là cơ sở tạo nên yếu tố tinh thần, bản

chât cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước.

Báo Đảng giữ vai trò quan trọng, làm 6n định chính trị, thúc day công

cuộc đôi mới vê mọi phương diện, nhât là về phát triên kinh tê và dân chủ hoá

17

Trang 22

về mặt đời sống xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh CLB đã viết bai:

“Cần phải xem báo Đảng” trên Báo Nhân dân số 197 ra ngày 24-6-1954 chỉrõ: “Đảng ta mạnh vì Đảng ta có tư tưởng nhất trí suốt từ trên xuống dưới Tờbáo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt vàthong nhất” “To báo Dang là như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực

và rộng khắp, nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền,

tổ chức, lãnh đạo và công tác Hằng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị

và năng suất công tác của chúng ta” [53]

Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tô chức chính trị - xã hội

và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản

lí của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khô pháp luật; phải bảo đảm tính

tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí Báo chí của ta là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tô chứcchinhtri - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của Đảng

và quản lý của Nhà nước.

Đảng lãnh đạo báo chí băng việc định hướng chính trị, bằng và thôngqua nhà nước, thông qua công tác tô chức - cán bộ, thông qua giám sát, kiểmtra hoạt động thường xuyên trong thực tiễn Quản lý nhà nước về báo chí cònbằng suc mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũkhí sắc bén của họ” Mỗi nhà báo là một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, là nhà truyền thong - vận động xã hội dưới

sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Nhà báo là chủ thể tích cựctrong quá trình họat động báo chí cũng như quản lý nhà nước về báo chí [54]

Tòa soạn 2 phiên bản là tòa soạn cùng lúc sản xuất ra 2 phiên bản báo

in va báo mạng điện tử Riêng một số tòa soạn có tính đặc trưng riêng thì còn

có tạp chí và tạp san, phụ bản.Cơ cấu tô chức bộ máy của tòa soạn báo Đảng

có 2 phiên bản phiên bản ở ĐBSCL:

18

Trang 23

Nhìn chung cơ cầu hoạt động của tòa soạn 2 phiên bản vẫn dựa trênnên tang tòa soạn bao in dé hoạt động, tuy nhiên ở phiên ban báo điện tử cómột số sự khác biệt:

Công đoạn sáng tạo tác phâm vẫn do đội ngũ phóng viên, biên tập viên

và thông tin viên thực hiện Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sảnxuất thông tin báo mạng điện tử Dé có thể viết ra một tác pham báo chí,người viết phải thực hiện nhiều công đoạn Bên cạnh việc lập kế hoạch hàngtháng, hàng tuần cho các ấn phẩm của báo In và báo mạng điện tử, cần có kế hoạch cụ thé cho hàng ngày cho mỗi số báo in, từng giờ cho báo mạng điện

tử.

Hàng ngày tổ chức giao ban đầu giờ buổi sáng giữa Ban Biên tập (hoặcTổng Thư ký tòa soạn) và bộ phận biên tập với lãnh đạo các phòng chuyênmôn để quyết định nội dung trên báo mạng điện tử sẽ triển khai trong ngày vàtrên số báo in phát hành vào ngày hôm sau

Sau khi được Tổng Biên tập (hoặc bộ phận trực xuất bản) phê duyệt,các van đề bố sung sẽ được chi đạo kip thời cho phóng viên dé triển khai thựchiện Trong đó, thông tin mới, nóng sẽ được ưu tiên xuất bản trên báo mạngđiện tử; tin, bàisấu sẽ được hoàn chỉnh vào cuối ngày dé xuất bản vào số báo

ngày hôm sau.

Khâu biên tập, t6 chức tác phẩm báo chí trên các ấn phẩm cần lưu ý, đối với các tác phẩm được sử dụng trên báo mạng điện tử nên sử dụng những

từ, cụm từ dễ tìm kiếm trên mạng và được các công cụ tìm kiếm hỗ trợ sửdụng như: Google, Yahoo, , khuyến khích các dang tin, bai đa phương tiện,tin ảnh, video Đối với báo in nên lưu ý lựa chọn các dạng tin, bài có vấn đề,chuyên sâu, phân tích, bình luận, phóng sự, điều tra đang được dư luận xãhội quan tâm Trong khâu phân phối các sản phẩm báo chí đến độc giả nênchú ý đến sự liên kết giữa các loại hình báo chí (quảng bá cho nhau) và tạo

19

Trang 24

điều kiện thuận lợi để công chúng dễ dàng tiếp nhận được thông tin trên cácsản phẩm báo chí.

Ở công đoạn theo dõi và xử lý thông tin phản hồi từ các sản phẩm báochí trong mô hình tòa soạn tô chức sản xuất sản phẩm báo chí đa loại hình làcông đoạn hết sức quan trọng, bởi thông qua công đoạn này, tòa soạn có thênhận được những thông tin phản hồi dé đưa ra những điều chỉnh và kế hoạchxuất bản tiếp theo cho các ấn phẩm Thông tin phản hồi có thé được tiếp nhận

qua kênh bạn đọc, qua mạng xã hội, qua điện thoại, email và qua mục bình

luận dưới mỗi tin bài

Có thê thấy, tùy thuộc vào quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của tùng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ, ngành va tổ chúc đoàn thé

xã hội để thiết kế bộ máy tòa soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủquan và chính tòa soạn đó Song nhìn chung, cơ cấu bộ máy tòa soạn bao intương đối chuẩn, gom 4 bộ phan sau:

Ban Biên tap:

Ban Biên tap là những người đưa ra kế hoạch, định hướng công táctuyên truyền và kiểm duyệt công tác xuất bản các ấn phẩm báo Việc địnhhướng đó diễn ra hăng ngày, có nơi diễn ra theo định kỳ xuất bản báo Đối với báo thưa kỳ, việc định hướng, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm duyệt xuất bản thường diễn ra mang tính định kỳ Những tòa soạn báo thưa kỳ thường thì Ban Biên tập và các phòng, ban trong tòa soạn tổ chức họp báo vàosáng thứ hai hằng tuần, còn những tòa soạn có nhật báo thường thì Ban Biêntập hoặc thành viên Ban Biên tập phụ trách nội dung tổ chức họp báo vào đầugiờ buổi sáng mỗi ngày dé quyết định nội dung thông tin tuyên truyền

Phòng Biên tập (Phòng Thư kỷ tòa soạn):

Công việc chính của phòng này là nhận tin, bài, ảnh từ phòng phóng

viên và từ cộng tác viên dé biên tập, dan trang, trình bày trước khi trình BanBiên tập duyệt xuất bản

20

Trang 25

Nhân sự phòng nay thường có: Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng, |

đến 2 biên tập viên, các kỹ thuật viên, họa sĩ trình bày, nhân viên morat

Phòng Phóng viên (có tòa soạn phòng phóng viên chia thành nhiều

phòng nghiệp vụ).

Nhân sự phòng phóng viên của các báo địa phương thường có từ 15

đến 20 phóng viên Trong đó có 1 trưởng phòng, I đến 3 phó trưởng phòng Công việc chính của phòng phóng viên là xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền cho từng số báo, sự kiện Phân công phóng viên thực hiện tin, bài theo

kế hoạch và sự kiện thời sự Biên tập bước một, kiểm tra nội dung chủ đề và chất lượng thông tin trước khi chuyển đến Phòng Biêp tập để thực hiện các

khâu còn lại.

Phòng Tổ chức - Hành chính (có nơi gọi là phòng Trị sự)Đây là phòng tham mưu về nhân sự, tài chính, quản lý công tác phát

hành, quảng cáo và các chương trình từ thiện xã hội Thực hiện các chính

sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy

định.

Phong này thường có | trưởng phòng, | hoặc 2 phó trưởng phòng, có 1

hoặc 2 kế toán, thủ quỹ Ngoài ra ở phòng này còn có bộ phận làm công tác

phát hành báo, quảng cáo và từ thiện xã hội.

Tuy nhiên tòa soạn báo in là một mô hình chung nhất, tùy vào quy mô,

vị trí và nhiệm vụ cụ thé mà tông biên tập có thé xây dựng một mô hình phùhợp với điều kiện của cơ quan mình

Trong một tòa soạn báo in, Tổng biên tập chịu trách nhiệm về đườnglối chính trị của tòa báo Nếu như đường lối, chính sách tùy thuộc vào Đảng,Nhà nước thì tổng biên tập chính là người thực hiện và chí đạo cho những

người khác cộng tác với mình tuân theo chỉ thị đó trong hoạt động thực tiễn

của tòa báo.

21

Trang 26

C.Mac coi tong biên tập là “ linh hồn chính trị” của tờ báo; V.I Lêningọi tổng biên tập là “ngọn cờ” của tờ báo; Chủ tích Hồ Chí Minh xác địnhtổng biên tập và các nhà báo là những “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng- vănhóa của Đảng” Đồng chí Nguyễn Đức Bình — nguyên ủy viên Bộ Chính trị nói: “Tổng biên tập các báo, đài, vô tuyến truyền hình có vai trò quan trọng.

Họ chịu trách nhiệm chính trị cực kỳ lớn Họ là linh hon của tờ báo tổngbiên tập vẫn là một chúc năng không gi thay thé được Đúng sai, tốt, xấu, hay

do của tờ báo được quy đỉnh trước hết ở tổng biên tập [40, tr.25]

Ảnh 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất cơ bản tại các tòa soạn báo hai

phiên bản.

22

Trang 27

1.1.2 Quản trị tòa soạn báo có hai phiên bản

1.1.2.1 Quản trị tòa soạn

Theo từ điển Tiếng Việt, quản trị là phụ trách việc trông nom, sắp xếpcông việc nội bộ của một tổ chức “Quản trị là tiễn trình hoạch định, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tô chức và sửdụng tất cả các nguồn lực khác của tô chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

“Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thé quản trị lên đối tượngquản tri nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”

Do đó, có thé hiểu, quản trị là t6 chức, lãnh đạo và điều hành những hoạt động của các thành viên trong một tổ chức nhằm dat được kết quả đã dé ra Quản trị tòa soạn báo chí là hoạt động chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đánh giá công việc của toàn soạn dựa trên những nội quy, quy chế của tòa soạn đặt ranhăm đảo bảo mọi hoạt động của tòa soạn ôn định, có hiệu quả, với mục đíchcao nhất là sản xuất ra sản phẩm báo chí có chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ của

cơ quan báo chí, nhu cầu của công chúng, đem lại lợi nhuận và thúc đây sựphát triển của tòa soạn

1.1.2.2 Tòa soạn có hai phiên bản

Theo PGS.TS Hà Huy Phượng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền),

bản chất của mô hình tòa soạn đa phương tiện là hiện đại hóa mô hình tòa

Soạn truyền thống dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin Tòa soạn đa

phương tiện được hiểu đầy đủ bản chất bằng 5 chữ “đa” (multi).

Thứ nhất, tòa soạn đa phương tiện có khả năng tích hợp sản xuất đa loại

hình báo chí (từ 2 loại hình báo chí trở lên) trong một tòa soạn Trước đây các

tòa soạn áp dụng mô hình truyền thống chỉ sản xuất được một loại hình, sảnphẩm báo chí (tòa soạn đơn phương tiện)

Thứ hai, tác phâm và sản phâm báo chí đa phương tiện biểu đạt bằng đa

mã ngôn ngữ (văn bản, ảnh, âm thanh, video clip, đồ họa tương tác ) Điều

23

Trang 28

này các cơ quan báo chí áp dụng theo mô hình truyền thống ít có khả năng

thực hiện được (ngôn ngữ đơn phương tiện).

Thứ ba, tòa soạn đa phương tiện tận dụng tối đa kỹ thuật, công nghệcao trong quản trị sản xuất sản phẩm báo chí; đặc biệt là dựa trên đa nền tảng(muiti-platform) của công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu, Internet vạn vật

(Internet of Things), điện toán dam mây, trí tuệ nhân tao (AI) Trong tòa soạn đa phương tiện, nhà báo không chỉ là người sáng tạo nội dung mà còn

phải là một chuyên gia về công nghệ Nếu như ở các mô hình tổ chức cơ quanbáo chí truyền thống, việc sáng tạo nội dung được coi là “vua”, thì ở mô hình

này, công nghệ phải được coi là “nữ hoảng”.

Thứ tư, tòa soạn đa phương tiện sẽ hình thành các “nhà báo đa năng”

(multi-journalist).

Các nhà báo hoạt động trong mô hình tòa soạn truyền thống thườngđược tô chức giao công việc theo chức danh nghề nghiệp và chuyên mônchuyên sâu, do đó thường có sự rành mạch về chức trách, nhiệm vụ cá nhântrong quy trình sáng tao tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí theotính chất “đơn năng” Tính chuyên biệt này có những ưu điểm, nhưng cũng cónhững hạn chế, đặc biệt là đối với việc tác nghiệp báo chí trong môi trường số

hóa, tích hợp đa loại hình, phương tiện [46]

1.2Xây dựng tòa soạn báo điện tử trên nền tảng báo in1.2.1 Một số thế mạnh và hạn chế của báo in

Báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích, nhưng và giải đáp những

vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ tin cậy cao; báo in tác động

vào thị giác, do đó có lợi thé thu phục lý trí và tình cảm con người bang tinhlogic va chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luận điểm, luận cứ,luận chứng và số liệu chân thực

Một số thé mạnh là báo in có thé thông tin, phân tích, giải thích nhiều,

giải đáp những vân đê phức tạp một cách hệ thông, sâu sac với độ tin cậy cao;

24

Trang 29

báo in tác động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục lý trí và tình cảm conngười bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luậnđiểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực.

Mỗi số báo là một tờ lịch cuộc sống Mỗi tờ hỗ trợ của công nghệ thông

tin, việc lưu trữ các dữ hiện nay liệu trên máy tính và phương tiện khác rấtthuận tiện, nhưng tư liệu nào cũn báo in van có sức nặng riêng của nó van đềnay cũng lại đặt ra những người làm báo in trong việc chat lọc và liên kết cácchỉ tiết, sự văn hoá kiện và van đề thông tin dé có thé tao lập hệ thông thông tin dir liệu tin cậy và thú vị, có sức thuyết phục cao Dễ dàng chuyền tay nhau các ấn phẩm báo in, do đó công chúng trực tiếp có khả năng kết nối với nguồn công chúng gián tiếp, hình thành dự luận xã hội bền vững hơn Đề tài và nguồn tin trên báo in có thé là nguồn tin cho các loại hình báo chí khác khaithác, phát triển, nhất là truyền hình Một Những thế mạnh trên đây đòi hỏinhững phẩm chất nghề nghiệp làm báo in như phẩm chất tư duy logic, khả

năng quan sát và năng lực ngôn từ

Tuy nhiên, báo in cũng có những điểm hạn chế của nó Thứ khiến báo

in bị tụt lai trong giai đoạn hiện nay là “tính thông tin chậm” Chu kỳ xuất bảnđược xem là ngắn nhất hiện nay là 12-24 giờ, trong khi nhu cầu của con người

về thông tin ngày càng cao, nhất là đối với công nghệ truyền thông Việc phát hành báo in rất tốn kém, chậm chap bởi vì nó cồng kénh và cần phải có

phương tiện vận tải, bên cạnh đó là tính đơn điệu chỉ có hình ảnh và chữ viết.

Không tính đến việc báo in có giá cả cao hơn những loại hình khác, thì việclưu trữ và bảo quản báo in cũng là cả một van dé, không phải giấy báo cũ naocũng có thê mang đi tái chế được

1.2.2 Đối với loại hình báo điện tử

Việc trang web Buzzfeed hé lộ báo cáo cải cách của tờ The New York

Times đã khiến cho những người gắn bó với công cuộc cải cách báo chí điện

tử trong một thập kỷ qua có cảm giác buôn vui lẫn lộn Bồ sung là mô hình

25

Trang 30

mà hầu hết các tòa soạn đang theo đuôi - trong đó có cả The New YorkTimes Họ vẫn làm những gì mà họ vẫn từng làm trước đây - xuất bản báogiấy như trước; đồng thời xuất bản thêm một phiên bản điện tử với các nộidung bổ sung Thông thường, mỗi tòa soạn có một nhóm làm báo điện tửriêng và có tờ coi phiên bản điện tử là ưu tiên hàng đầu Tuy nhiên, trong thực

tế, phiên bản báo giấy lại đóng vai trò quy định cung cách hoạt động trong tòa

soạn [47]

Nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin, qua thời gian báomạng điện tử từ một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thông tinbăng chữ viết hình ảnh với số trang không hạn chế, thì đã xuất hiện thêm

những loại hình tích hợp khác như âm thanh, video Báo mạng điện tử là hình

thức báo chí được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báohình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sảnxuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu

Báo điện tử là cách gọi thiếu chuẩn xác Bởi vì báo chí phát thanh,truyền hình cũng là báo điện tử Do đó thuật ngữ báo điện tử có thể dùng đểchỉ chung cho các loại hình bao gồm báo điện tử quảng bá trên mạng internet, phát thanh và truyền hình.

Từ đó có thé thay những tòa soạn hàng dau thế giới trong thời gian đầu triển khai cũng như hình thành tờ báo điện tử chỉ với chức năng ban đầu đăng

tải lên mạng Internet.

Năm 2003, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có cuộc thảo luậngiữa các cán bộ nghiên cứu giảng dạy ngành truyền thông đại chúng và thốngnhất tên gọi là báo mạng điện tử; tức là báo điện tử ton tai, phat trién va quang

ba trén mang Internet [7, tr 123]

Hiện nay, báo mang điện tử tức báo điện tử được phat hành trên

Internet, được xây dựng trên trang website có địa chỉ cụ thể Về cơ bản báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, đọc giả có thể đọc băng nhiều phương

26

Trang 31

tiện khác nhau như laptop, máy tính bảng, và điển hình nhất trong thời đại 4.0

là trên những điện thoai di động thông minh, và tất nhiên những thiết bị nàyđều được kết nối với internet

Với điểm mạnh và truyền tải nội dung không giới hạn, đa dạng loạihình (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đồ họa ) hiện nay báo điện tử được xử lýhậu kỳ qua những phương tiện kỹ thuật tiên tiến (đồ họa hình ảnh sinh động,

video clip có chat lượng hình ảnh cao ), bên cạnh đó báo điện tử có tính tức

thời, độ tương tác cao với công chúng nên đây là loại hình đang được công

chúng quan tâm nhất.

Tuy nhiên, độ chính xác thông tin trên báo mạng điện tử không cao vì

nguồn tin không rõ ràng Các kênh mạng xã hội hoạt động trêm nền tảng internet, nó giống như một con dao hai lưỡi, bởi nguồn tin hỗn độn, nếu ngườikhai thác thông tin không đủ nhận thức, nguồn tin bị lẫn tạp chat, vô tình trởthành công cụ cho hacker tan công dữ liệu, hoặc trở thành công cụ chính tricho những thế lực

Như vậy, với tòa soạn 2 phiên bản, cùng lúc có thể tô chức thực hiệnđược nhiều sản pham báo chí khác nhau tùy theo nội dung, sự kiện để đápứng yêu cầu thông tin đa dạng, phong phú, dễ tiếp nhận cho nhiều đối tượng công chúng khác nhau Ở đó các loại hình báo chí được kết hợp linh hoạt vớinhau dé tạo ra những sản phẩm báo chí phù hợp cho từng loại hình, giúp chocông chúng dé tiếp nhận thông tin.

1.2.3Tòa soạn 2 phiên bản trong cơ quan bao in

Trong một tòa soạn, về cơ bản một tác phẩm báo chí đồng thời đượcđăng trên cả hai phiên bản này, chỉ cần biên tập, điều chỉnh một chút về bốcục, cách thức trình bày, rút tít Ở một số tòa soạn, nhất là đối với báo Đảngđịa phương, thì phiên bản báo điện tử gần như là "cánh tay nối dài" của báo

in.

27

Trang 32

Tuy nhiên, giữa hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử cũng có

nhiều sự khác biệt Về phương thức truyền tải, các tác phẩm của báo in được

in trên giấy và thé hiện thông qua một tờ báo giấy đã được trình bày, sắp xếp.Độc giả của báo in sử dụng phương pháp "đọc - nhìn" để tiếp cận với sảnphẩm báo In Trong khi đó, các sản phẩm báo mạng điện tử đến với độc giả

thông qua những trang website khác nhau, có địa chỉ khác nhau Người sử

dụng báo mạng điện tử phải sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, truy cập vào mạng Internet, và mở trang website đó ra đề tiếp nhận thông tin qua màn hình thiết bị công nghệ thông tin Ngoài khả năng "đọc - nhìn", các sản phẩm đaphương tiện của báo mạng điện tử cho phép công chúng có thể "nghe", "xem"

và "tham gia".

Xu thế công nghệ truyền thông phát triển:

Hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một phương tiện phổ biến.Người dùng Việt Nam có thể truy cập được bất cứ đâu chỉ cần có Internet.Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn truy cập bat ké mọi thời gian ké cả khi vừathức dậy hoặc chuẩn bị đi ngủ

Công nghê truyền thông mới đã thúc đây báo mạng điện tử ra đời, vàcũng từ báo mạng điện tử được sinh ra dé phát triển trong truyền thông xã hội ngày càng hiện đại, từ đó thúc ép sự phát triển của báo mạng điện tử Cácphiên bản ngày càng được đổi mới, các tinh năng cũng như giao diện tích hợp

đa phương tiện Điện thoại thông minh là một trong những công cụ hỗ trợ đắtlực trong việc thay đổi và cải tiến này

Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại, chính báo điện

tử cũng thúc đây sự phát triển của các công nghệ mới Những trình duyệtphiên bản mới liên tục được cải tiến dé có thê tích hợp các tinh năng truyềnthông đa phương tiện Điện thoại và những thiết bị di động hỗ trợ cá nhân như PDA cũng được nâng cấp dé có thé truy cập các website tiện lợi hơn và khai thác thông tin trực tuyến.

28

Trang 33

Trong thị trường công nghệ số, các công ty đang đua nhau sáng tạo ra

các sản phẩm và dịch vụ truyền thông số nhằm nâng cao trải nghiệm cho

người tiêu dùng, các sản phẩm và dịch vụ này đồng thời cũng được phân phối

thông qua các mạng truyền thông số kỹ thuật cao.

Từ đó, nguồn dữ liệu trở nên ngày càng phong phú và khiến cho người

tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn Tất cả các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ

và dữ liệu đang ngày một đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Qua đó càng khẳng định được Sự hiệu quả của những phương tiện truyền thông số đối với

thị trường hiện nay.

Nhu cau của độc giả trong giai đoạn kỷ nguyên số Công chúng còn được hiểu bao gồm các nhóm người cả bên trong và bên ngoài mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thé thiết lập và duy trì quan

hệ, nhăm mục tiêu tác động đến họ với thông tin hai chiều, trên cơ sở đảm

bảo lợi ích hai bên.

Trong bài viết “Công chúng báo chí - Lực lượng quan trọng quyết địnhvai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí” (đăng tải trên websitebacninhtv.com ngày 27/2/2018), tác giả Nguyễn Tiến Vụ cho biét:“Trong thờiđại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất dé giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với công chủng Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc day tiến trình các sự kiện Nói cách khác, báo chí khôngchỉ đơn thuần là người đưa tin, phản ánh thụ đông các sự kiện, nó còn đóngvai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trongnhững yếu tố những điều kiện thúc đây và quy định chiều hướng vận độngcủa các sự kiện Bản chất của vai trò đó chính là áp lực của dư luận xã hội do

báo chí tạo ra nhìn ở một góc độ khác, báo chí cũng đã tạo ra ảnh hưởng to

lớn về văn hóa, lối sống xã hội Nhiều hình anh hiểu một ngôn từ và cáchhành xử thể hiện trong các chương trình truyền hình, các trang báo đã nhanh

29

Trang 34

chóng xâm nhập vào cuộc sống Trong thực tế hiện nay, người ta có thể dễdàng nhận thấy Ở tầng lớp thanh niên học sinh, sinh viên nhang kiểu tóc màutóc, mốt quan áo của các cầu thủ bóng đá các ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổitiếng, các nhân vật trong các chương trình phim truyền hinh nước ngoài Đóchính là minh chứng tác động của báo chí đối với công chúng trong đời sống

xã hội.”

Nhu câu cạnh tranh của báo Đảng địa phươngPhát triển truyền thông là bước đi tất yếu của các tòa soạn báo chí ởnước ta, đặt biệt là ở những trang báo Dang địa phương, bởi nếu không phát triển thì không thé nào theo kịp xu thé của truyền thông của công chúng Từ nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ta đã thấy, nếu không thay đổi thì

sẽ không thé nào nâng cao nhu cau cạnh tranh.

Tuy với điều kiện tùy thuộc mỗi địa phương, nhưng mặt bằng chung thìkhông thê cạnh tranh được với những tờ báo lớn trực thuộc Trung ương, thayvào đó là những bước đi có kế hoạch dài hạn Có thê thấy điều kiện ngân sách

là bước ngoặc khó khăn nhất đối với những tòa soạn báo mạng điện tử củacác tòa soạn báo Đảng địa phương, thế nhưng đó không phải bước cách trởlớn, bởi lợi thế không nằm ở điều kiện quy mô tòa soạn, mà cốt lỗi nam ở nhàbáo, một nhà báo có thé thực hiện vai trò là nha báo “da phương tiện”, suy nghĩ “ đa phương tiện” thì đó mới chính là tiền đề phát triển cốt lõi của tòa

soạn báo mạng điện tử.

Khi một nhà báo có thé thực hiện tốt vai trò của bản thân mình, các van

đề tòa soạn hội tụ, và hội tụ truyền thông sẽ dần được hình thành.

Đào tạo nhà bdo “da phương tiện” trong giai đoạn phát triển 2 phiên

bản.

Công tác đào tạo báo chí trong môi trường truyền thông hội tụ đã không còn thích nghi với thực tiễn môi trường truyền thông hiện nay Các phương tiện truyền thống hội tụ trong tất cả các phương thức: loại hình, quyền

30

Trang 35

sở hữu, hội tụ nội dung Công tác đào tạo phóng viên đa phương tiện đã trở

thành hướng đào tạo mới trong các học viện báo chí truyền thông trên toànthé giới Môn học viết báo cũng đối mặt với thách thức đó, đào tao kỹ năngviết báo đa phương tiện ngày càng trở nên có vai trò vô cùng quan trọng [22,

kiện hoạt động của nhà báo.

Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo

ra điều kiện không thuận lợi cho nhà báo trong quá trình hoạt động của mình.Điều kiện, môi trường hoạt động của nhà báo là các yếu tô tổng hợp tác độngđến quá trình hoạt động sáng tạo tác phẩm, sản phẩm báo chí Ví dụ, một nhàbáo hoạt động trong điều kiện thuận lợi, được tòa soạn trang bị đầy đủphương tiện kỹ thuật cần thiết, làm việc trong một môi trường năng động,sáng tạo với những yêu cau rat cụ thé, rõ ràng và những chế độ hợp lý thìhoạt động của nhà báo chắc chắn sẽ thuận lợi và sản phẩm làm ra chất lượng

sẽ tốt hơn so với môi trường làm việc không thuận lợi, thiếu các phương tiện

kỹ thuật cần thiết.

1.3 Tổng quan về ĐBSCL và các toà soạn báo ĐảngĐồng bằng Sông Cửu Long bao gồm bao gồm 13 tỉnh thành: thành phốCần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnhVĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, tỉnhBạc Liêu, tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang.Dân số khoảng 18 triệu người,chiếm hơn 21% dân số cả nước Đây là vùng kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp trù phú và là vựa lúa lớn nhất của cả nước và có vai trò quan trọng về an ninh

- quéc phong.

31

Trang 36

ĐBSCL là nơi có truyền thống hoạt động báo chí trước giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước, nhất là báo in Nhiều nhà báo, nhà cách mạng nỗitiếng xuất phát hoạt động ở vùng này Hiện nay, phong trào hoạt động báo chí

ở đây càng sôi động hơn Hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí của Trungương và một số bộ, ngành đều có văn phòng và phóng viên thường trú tại TPCần Thơ Hàng ngày, ở khu vực này có hơn 20 đầu báo, tạp chí được pháthành, nhiều nhất là tại TP Cần Thơ

Đối với 13 tòa soạn báo của Đảng bộ tỉnh, thành phó ở ĐBSCL hiện

nay, ngoài báo in, hiện nay 12/13 tòa soạn có báo mạng điện tử hoặc trang tin

điện tử Ngoài những ấn pham báo in, báo mạng điện tử ké trên thì ở ĐBSCLcòn có hàng trăm ban tin, trang thông tin điện tử của các ban, ngành, đoàn thé

của địa phương.

Đây là một bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam,

không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ quan tuyêntruyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách mà còn

nâng cao dân trí, định hướng chính trị tư tưởng cho nhân dân trước các sự

kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nước cũng như quốc tế Các cơquan báo in của Dang ở ĐBSCL còn phát hiện, vạch trần nhiều vụ việc tiêu cực, góp phần ngăn chặn thiệt hại cho Nhà nước và Nhân dân, gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh, giáo dục đối với xã hội.

Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của báo chí Việt Nam, hệthong báo in của Đảng ở ĐBSCL có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng,chất lượng Việc đổi mới cả về nội dung và hình thức thé hiện đã được Nhândân nhiệt tình ủng hộ và là người bạn tinh thần của đông đảo quần chúngNhân dân Không chỉ thế, hệ thống báo in của Đảng ngày càng thể hiện tốtvai trò là công cụ, người trợ thủ đắc lực cho các Đảng bộ, chính quyền địa phương tạo lập được sự én định về mặt tư tưởng, chính trỊ, tạo cơ sở dé địa phương đó phát triển.

32

Trang 37

Như vậy, hang ngày người dân ĐBSCL có thể tiếp cận được rất nhiềunguồn tin như báo in, báo mạng điện tử, trang thông tin điện tử Đó là chưa kêđến các kênh phát thanh, truyền hình của các tỉnh và đài khu vực.

Hiện nay, có gần 300 phóng viên và nhà báo đang hoạt động tại các tòa

Soạn này và chất lượng hoạt động nghiệp vụ không ngừng nâng cao, đặc biệt

là các kỹ năng làm báo hiện đại Bức tranh hoạt động báo chí ở ĐBSCL luôn

sôi động, đội ngũ phóng viên, nhà báo được các tòa soạn liên tục đào tạo, bồidưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị để đáp ứng yêu cầu làmbáo trong môi trường truyền thông đa phương tiện.

Các tòa soạn báo của Đảng bộ tỉnh, thành phố ở ĐBSCL ngoài hoạt động chuyên môn còn tham gia thực và tô chức nhiều chương trình an sinh xã hội, giúp các đối tượng nghèo, gia đình chính sách băng nhiều cách làmkhác nhau như vận động cất nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho đối tượngnghèo, vận động trao học bồng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó họctập và nhéu chương trình khác Qua đó, góp phần quan trọng cho Đảng bộ,chính quyền các tỉnh, thành phố thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ởđịa phương, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân trong khu vực.

1.4 Tiêu chí xây dựng tòa soạn đa phương tiện ở báo Đảng ĐBSCL

1.4.1 Về nhân lựcNhân lực chính là sức lực nằm trong mỗi con người, để con người cóthé hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơthé con người Cho đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia

vào quá trình lao động hay còn gọi là con người có sức lao động.

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người Nguồn lực đó được xem xét ở

Trang 38

Thứ hai: Nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực củatừng cá nhân con người Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình pháttriển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải

vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất

định tại một thời điểm nhất định

Nhân lực báo chí: Chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí

hay truyền thông như phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, bình luận

viên, quản lý, lãnh đạo báo chí, nghiên cứu và giảng dạy báo chí

Và dé xây dựng một tòa soạn đa phương tiện thì nguồn nhân lực chính

là nhà báo đa phương tiện.

Nhà báo đa phương tiện: Có thé hiểu là một nhà báo thành thao kỹ

năng xử lý ngôn ngữ đa phương tiện, và xu hướng làm báo đa phương tiện đặt

ra yêu cầu ngày càng cao đối với nhà báo Một trong những yêu cầu đó là nhà

báo phải thành thạo kỹ năng xử lý ngôn ngữ đa phương tiện, như xử lý văn

bản, hình ảnh, âm thanh, các chương trình tương tác Muốn đạt được điềunày, nhà báo cần giỏi sử dụng máy tính, các phần mềm chuyên xử lý ngônngữ đa phương tiện dé sáng tạo, sản xuất sản phẩm báo chi.[48]

Trước xu thé hội tụ truyền thông không thé cưỡng lai, một nhà báo đa phương tiện phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, báo điện tử mà có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông cho phát thanh và truyền hình Đặc biệt, những nhà báo hoạt động trong các tòa soạn hội tụ cần

có sự nhạy bén đề xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau

Nhà báo có tư duy đa phương tiện, và nhìn từ đời sống truyền thônghiện nay ở nước ta có thê thấy, hiện có không ít phóng viên báo cảm thấy rấtkhó khăn khi sử dụng phương thức tác nghiệp bằng các phương tiện truyềnthông mới trong có mobile, đơn giản vì họ quen lối viết cầu kỳ, chỉnh chu, thậm chí có phần “công thức hóa” Hiện nay, nhiều hãng truyền thông lớn

trên thê giới đêu yêu câu nhà báo cùng lúc phải cung câp các nội dung cho

34

Trang 39

nhiều loại hình truyền thông khác nhau, một phóng viên làm việc trong cơquan truyền thông đa phương tiện, sau khi phỏng vấn một sự kiện, cần hoànthành rất nhiều công việc như viết tin cho báo giấy, gửi sản phâm cho truyềnhình và phát thanh, thậm chí cả Internet bao gồm video, ảnh, bản tin viết cho

điện thoại di động.

Do đó, muốn xây dựng được tòa soạn đa phương tiện, cơ quan báo chícũng cần xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên và mạnh về công nghệthông tin để phục vụ tốt nhất cho tòa soạn [22, tr 167, 171]

1.4.2 Về kinh phí Kinh phí cho hoạt động báo chí là nguồn kinh phí vận hành bộ máy như: chi trả lương, thưởng, nhuận bút, văn phòng phẩm

Luật Báo chí, các cơ chế, chính sách của Nhà nước theo đó cũng quyđịnh và hướng dẫn báo chí hoạt động kinh doanh, kinh té trong nén kinh té thitrường định hướng XHCN, đổi mới và hội nhập quốc tế Bước đột phá về tưduy, nhận thức này đã thôi vào giới báo chí truyền thông làn gió mới, sức

mạnh và cơ hội mới để vận động và phát triển Từ một nền báo chí bao cấp,

chủ yếu làm công tác “tuyên truyền, cô động và tô chức tập thể” (VILênin) đãchuyển sang nền báo chí vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, trong đó có chức năng kinh tế.

Tuy nhiên, báo in hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều thách

thức, khó khăn như: cạnh tranh với các loại hình báo chí khác, đặc biệt là

truyền hình và internet, thị phần bị thu hẹp, quảng cáo suy giảm; chi phí ngàycàng cao cho giấy, mực in, thuê in, vận chuyền, phát hành, nhuận bút nên bịgiảm về số lượng

Một số cơ quan báo chí tuy đã mạnh dạn nắm bắt và vận dụng xu hướng phát triển kinh tế truyền thông dé tạo nguồn thu bù đắp một phan chiphí nhưng hoạt động này phần lớn vẫn mang tính tự phát, chưa hệ thống, bài

35

Trang 40

bản Ngày nay, các nhà báo không chỉ cần có những kiến thức cơ bản về kinh

tế mà còn cần nắm bắt sâu hơn nguyên lý hoạt động thị trường truyền thông

để tích cực tham gia vào các dự án, góp phần xây dựng chiến lược phát triển

của cơ quan mình [39, tr 12,15]

Bên cạnh rất nhiều kết quả đã đạt được trên nhiều phương diện, sự pháttriển của báo chí Việt Nam vẫn tôn tại một số bat cập, đặc biệt trong Công tácquản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển hạ tầng - công nghệ kỹ thuật, vềkinh doanh - phát triển thị trường, dịch vụ về dao tạo phát triển nguồn nhânlực và tính chuyên nghiệp Day là những van dé lớn cần được nghiên cứuphân tích để rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của báo chíViệt Nam trong giai đoạn tới Trước tình hình đó, nhiều vấn đề đang đặt ra cho kinh tế báo chí truyền thông nói chung Đó là kinh tế truyền thông nóichung chưa được nhận diện, thấu hiểu và chưa phát huy hết tiềm năng và lợithế của nó trong sự phát triển báo chí truyền thông nước ta Các cơ quan báo

in chưa được đổi xử một cách công bằng và thụ hưởng quyền lợi như mộtdoanh nghiệp trước pháp luật Tư duy quản lý kinh tế chưa hình thành trong

bộ máy quản lý cơ quan báo in mà vẫn mang nặng hình thức báo cấp, trì trệ.Một số cơ quan báo in đang dan phát triển lĩnh vực kinh tế nhưng vẫn trong

trạng thái chập chững, mày mò và chưa bai bản.

Hoạt động kinh tế chưa được chính thức thừa nhận như một chức năng của báo chí truyền thông Hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách về báo chí cònchưa theo kịp với thực tiễn vận động nhanh chóng của xã hội Công tác điềuhành của các cơ quan quản lý Nhà nước còn yếu kém nên đã phát sinh nhiềumâu thuẫn, bất cập và vi phạm ở quy mô khác nhau Và đối với các tòa soạnbáo y êu cầu “xóa bỏ bao cấp” trong lĩnh vực báo in và báo chí truyền thôngnói chung đặt ra ngày càng cấp bách và cần giải quyết kịp thời, thỏa đáng.

[39, tr 233,235]

1.4.3 Về kỹ thuật

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:18

w