1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Phim tài liệu truyền hình về vấn đề chủ quyền biển đảo

182 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phim tài liệu truyền hình về vấn đề chủ quyền biển đảo
Tác giả Nguyen Thi Thanh Thu
Người hướng dẫn PSG.TS Bui Chi Trung
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Da Nang
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 45,63 MB

Nội dung

Thời gian qua cũng có rất nhiều hãng phim, Đài Truyền hình, các dự án sảnxuất phim tài liệu truyền hình liên quan đến dé tài biển, đảo được triển khai, tiếnhành ghi hình tại nhiều tỉnh,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THANH THU

LUAN VAN THAC Si BAO CHI HOC

DA NANG - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THANH THU

Chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PSG.TS BÙI CHÍ TRUNG

DA NANG - 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠNSau quá trình 10 tháng nghiên cứu, luận văn về “Phim tài liệu truyền hình vềvan dé chủ quyền biển đảo ” cũng đã hoàn thành Dé có được kết quả này ngoài sự

nỗ lực của bản thân tác giả còn có sự giúp đỡ và ủng hộ của nhiều người Tác giảxin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đãtruyền đạt kiến thức để tác giả được nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần không

nhỏ vào quá trình nghiên cứu luận văn Tác giả xin được cảm ơn lãnh đạo Đài

PT-TH Đà Nẵng, Đài PT-PT-TH Quảng Nam, Đài PT-PT-TH Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh Cảnh

sát biển Vùng 2, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân huyệnđảo Hoàng Sa và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện về dé tác giả nghiên cứu

và hoàn thành các nội dung của luận văn Cảm ơn bạn bẻ và người thân đã luôn

đồng hành, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài Đặcbiệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi ChíTrung, Giảng viên hướng dẫn, đã rất tận tình và nhiệt tâm hỗ trợ tác giả trong quátrình nghiên cứu Hơn thế nữa, thầy còn là một chuyên gia sản xuất phim tài liệutruyền hình nổi tiếng của Việt Nam, vi vậy tác giả đã nhận được sự có van, góp ýthiết thực trong quá trình hoàn thành luận văn Đây cũng là cơ hội quý báu để tácgiả học hỏi được rất nhiều kiến thức làm phim từ PSG-TS Bùi Chí Trung Một lầnnữa tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thay!

Tuy nhiên, dé đề tài nghiên cứu được hay hơn, thật sự đáp ứng được nhu cầuứng dụng thực tế, tác giả rat mong được nhận thêm nhiều lời góp ý của quý thay cô

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn

khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Trung Đề tài luận văn không trùng lặpvới bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bồ trong và ngoài nước Các số liệu,thông tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn theo quyđịnh về khoa học Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố ởbất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả là người duy nhất chịu hoàn toàn trách

nhiệm về nội dung của luận văn.

Đà Nẵng, ngày tháng 11 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thu

Trang 5

MỤC LỤC

LOI CAM ON

LOI CAM DOAN

MUC LUC

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

DANH MUC CAC BANG BIEU

3790006710755 1

1 Lý do chọn dé tài -5-52 5s SE EE2E2E12E1271271211211211111121121111 1111.1111 re 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến van đề - ¿2 s+++££+E+£xe£xzxerxzrszree 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿c2 3+3 E33 13*2E335E5EEEEEEEEErrrrkrrke 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - ¿- ¿2 SE £+E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEeEkerkerkrreee 4

5 Phương pháp nghiên CỨU - - G13 1211211231931 191 11 119111 TH ng TH HH ng 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-2-5 x+ESE2E2EEEEEEEEEEkrrkerkrree 6

7 Cấu trúc luận văn ¿ tk St SE 111E7151111111111111111111111171171111 1e Txcei6Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE VAI TRO CUA PHIM TÀI LIEUTRUYEN HINH VE VAN DE BAO VE CHỦ QUYEN BIEN ĐẢO 7

1 Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến đề tài ¿2c 52 55s s52 71.1 Truyền hình và Phim tài liệu truyền hình - 2-2 5¿2++2x+2zxzx++zxezrez 71.2 Các khái niệm cơ bản về chủ quyền biển đảo 2- 2-52 25 2xecxe£szzszrezsez 9

2 Vai trò của phim tài liệu truyền hình trong công tác thông tin tuyên truyền bảo vệchủ quyền biển đảO - 2-2 s22 ESEEEEE2E12112712717171121121111111 2112111111 xe 112.1 Đặc điểm, chức năng cơ bản của phim tài liệu truyền hình - 112.1.1 Đặc điểm của phim tai liệu truyền 01, Ea 112.1.2 Chức năng của phim tài liệu truyén Int ieccecceccesccsscescessesseessesessesseessesesseeseees 112.2 Những điểm phim tài liệu truyền hình được kế thừa từ phim tài liệu điện anh 212.3 Vai trò của của phim tài liệu truyền hình trong các vấn đề chính trị- xã hộitrọng tâm của đất nước và van dé bảo vệ chủ quyền biển đảo . - 12

3 Các vấn đề trọng tâm trong công tác thông tin tuyên truyền bảo vệ chủ quyềnbiển đảo hiện nay . ¿5c St SE 2E12111111111211111 1111111111111 11110 14

Trang 6

3.1 Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quanđến biển, đảo 222c HH,” 143.2 Vai trò của báo chí, truyền hình trong việc thông tin về CQBD 173.3 Những yêu cầu nội dung tuyên truyền của phim tài liệu truyền hình về vấn đềvan đề chủ quyền biển đảo 2 5-55 2x2E2EE2EE22312711211211271211 21.221 xe 19

4 Những tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phim tài liệu

truyên hình vê vân đê bảo vệ chủ quyên biên đảo - 55 + ++sksssereees 20

4.1 Những tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung và hình thức phim tài liệu truyềnhình về vấn dé bảo vệ chủ quyền biển đảo 2-52 c5 5x+S£+E£2E£EezEerxrrszrs 204.1.1 Các tiêu chỉ đánh giá nội dung tác PRAM 2- 5+ sccs+ce+eczEertererssreee 204.1.2 Các tiêu chí đánh giá hình thức tác PNGM 55c SccceccsEzEerkerterersrxee 224.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất phim tài liệu truyền hình về cácvan dé chủ quyền biển đảo ở các đài truyền hình địa phương . 5 26Tidu két ChUONG 101 28Chương 2: KHAO SAT THUC TRANG SAN XUẤT PHIM TAI LIEU VEVAN DE BAO VE CHỦ QUYEN BIEN ĐẢO HIỆN NAY -<- 302.1 Khái quát về phạm vi và đối tượng khảo sát - ¿2-2 2 2+S£+xe£xerxerxerxee 30

2.1.1 Giới thiệu cơ quan báo Chi KhảO Sắt càng hiệp 30

2.1.2 Khảo sát phim tài liệu truyền hình trên hệ thong các kênh DaNangtv, PTO,

6).#83 8./1:,820P520/200nn58® 37

2.2 Khảo sát nội dung hệ thống phim tài liệu truyền hình về vấn đề bảo vệ chủquyền biển đảo của DaNangtv, PTQ, QRT giai đoạn 2015-2020 - 432.2.1 Về các nhóm chủ dé nội dung CHINN +: + ©cScc2E+£t+EEeztezkrrserxerkcres 432.2.2 Vé các thủ pháp nghệ thuật và hình thức thể hiện tác phẩm -. 53

2.2.4 Đánh id NAC - s tknT gHTHH H Hà H Th T H H H H H g gàn 70

2.3 Đánh giá thành công và hạn chế của phim tài liệu truyền hình về chủ quyềnbiển đảo ở các Đài khảo sát 2:cc 22 HH re 752.3.1 Đánh giá về những thành công và nguyên nhÂn 2-©5z©5ecs+cssrxczsz 52.3.2 Một số hạn chế và nguyén 'hhÂH - 5: 52 SE2S£+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 60Tiểu kết Chương 2 2 2s s£ se ©s£Ess©Ss£EseEsES9E39E33E35E758139 3502502375939 980 83

Trang 7

Chương 3 NHỮNG KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG

PHIM TAI LIEU TRUYEN HÌNH VE CHỦ QUYEN BIEN ĐẢO 843.1 Những vấn dé đặt ra trong công tác thông tin tuyên truyền bao vệ chu quyềnbiển đảo hiện nay và vai trò của phim tài liệu truyền hình hiện đại 843.2 Những bai học kinh nghiệm trong việc tổ chức san xuất phim tai liệu truyềnhình về bảo vệ chủ quyền biển đảo 2-2 +5E2E£2EE2EE+EEEEEEEEEEEEEEerkerkerreee 87

3.2.1 Kinh nghiệm trong việc xây dựng NOL AUNG ecccceccccescesseseseeesseeeneeesnsesseensnees &7

3.2.2 Kinh nghiệm trong hình thức thể hiện voecceccescescesscessessessessesssessessessesssessesseeseees 903.3 Một số đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng phim tài liệu truyền hình về vấn

đề chủ quyền biển đảO -¿- 2-2 S992 12E121E15715112112112111111111 11111111 c0 933.3.1 Một số dé xuất giải pháp nâng cao chất lượng phim tài liệu truyền hình vềvấn đề chủ quyên biển đảO 55:5 ct EtéEEE E2 EEE112112121121121111.1211 1e re 933.3.2 Một số đề xuất kiến nghị - 56-5 EEEEE21121221211E1111121121 11111 9608c ChUONG 11 105

8 000077 106TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TATChữ viết tắt Chữ viết day đủPT-TH Phát thanh- Truyén hình

DaNangtv Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng

QRT Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Nam

PTQ Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Ngãi

VTV Đài Truyền hình Việt Nam

VTV8 Trung tâm truyền hình Việt Nam tại khu

vực miền Trung- Tây Nguyên

PTL Phim tai liệu

PTLTH Phim tài liệu truyền hình

CQBĐ Chủ quyên biên đảo

VĐCQBĐ Vấn dé chủ quyền biển đảo

PTV Phat thanh vién

Ekip Đội ngũ lam phim

PGS-TS Phó Giáo sư- Tién sĩ

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG BIEUBảng 2.1: Thống kê số lượng và tỉ lệ phim tài liệu truyền hình được khảo sát trên

DaNangtv, PTQ, QRT (từ năm 20110-20/20) - 6 6 1 23 3331131 8 1v ngư 37

Bảng 2.2: Thống kê số lượng và nhóm nội dung phim tài liệu truyền hình được

khảo sát trên DaNangtv, PTQ, QRT (từ năm 2010-2020) - 27c c+secses 54

Bảng 2.3: Biểu đồ tỉ lệ nhóm nội dung lệ phim tài liệu truyền hình được khảo sát

trên DaNangtv, PTQ, QRT (từ năm 2010-2020) - 5 5S ++*kssserseseresee 55

Bảng 2.4: Thống kê tỉ lệ người xem phim tài liệu truyền hình được khảo sát trên

DaNangtv, PTQ, QRT (từ năm 2010-2020) - G13 1121 9v Hy ng rưn91

Trang 10

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia năm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực ĐôngNam Á, có ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển với bờ biển dài 3.260 km,cùng hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và hai quan dao Hoang Sa, Trường Sa Biển, đảo

là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc và là không giansinh tồn từ bao đời nay của nhân dân ta Nơi đây đã chứng kiến, ghi dấu bao thế hệcha ông đồ công sức và máu xương dé khai pha, giữ gìn trong suốt chiều dai lich sửcủa đất nước Đặc biệt, trong bối cảnh những năm gần đây, biển Đông nói chung vavấn đề biển, đảo nói riêng thực sự đang là một vấn đề nóng trên tất cả các diễn đàntrong nước và quốc tế

Tuyên truyền về biển đảo là một yêu cầu tất yếu của các cơ quan báo chíViệt Nam Những tác phẩm báo chi đạt chất lượng sẽ là tiếng nói quan trọng đối vớicông luận trong nước và quốc tế Day là van đề hết sức quan trọng dé góp phan bảo

vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên biên Đông

Mỗi thé loại truyền thông đều có thế mạnh riêng Tuy nhiên, trong rất nhiềunăm qua, truyền hình với lợi thế cả về mặt ngôn ngữ, hình ảnh, phương thức truyềntải cũng như sự vượt trội của công nghệ đã giúp thê loại truyền thông này vượt quagiới hạn không gian và địa lý dé đến với nhiều thành phần khán giả Chính điều nàycũng tạo nên thế mạnh khi làm phim tài liệu truyền hình trong tuyên truyền về chủquyền biển, đảo Mặt khác, đây là chủ đề nóng mang tính chính trị, lịch sử, xã hội

và ngoại giao nên thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng, các nhà lịch sử và

các nhà lãnh đạo.

Với tôi, người gắn bó gần 20 năm với nghề báo, tác nghiệp trên rất nhiềulĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội đến giáo dục và đặc biệt là tuyên truyền về chủquyền biển đảo Trong hàng loạt các tin, bài tuyên truyền về các vấn đề CQBD tôitrực tiếp thực hiện, tôi rất tâm đắc với thể loại PTLTH dành cho chủ đề này Phimtài liệu có biên độ phản ánh rộng, từ các vấn đề lịch sử, văn hóa, khoa học côngnghệ cho đến những câu chuyện về thân phận con người, đây là công cụ sắc bén

trên mặt trận tư tưởng Mỗi một tác phâm in đậm dâu ân của người làm phim thê

Trang 11

hiện tình yêu, trách nhiệm trong bảo vệ CQBD qua thông điệp của phim, qua ngôn

ngữ hình anh cùng với việc tìm lại lịch sử với các tư liệu quý, những bang chứngkhách quan, xác thực và nói lên tiếng nói của ngươi dân, các nhà nghiên cứu, cácchuyên gia quốc tế, các luật sư quốc tế về Biển Đông vv

Theo khảo sát, phần lớn các PTLTH hiện nay được thực hiện bởi các Trungtâm truyền hình lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng phim Tài liệu khoa họcTrung ương, Điện ảnh Quân đội Còn tại các đài truyền hình địa phương do nhiềukhó khăn khác nhau nên việc thực hiện đề tài này còn hạn chế Trong khi đó, vấn đềtuyên truyền CQBD cần mở rộng đối với cả hệ thống báo chí toàn quốc, đặc biệt vaitrò các Đài truyền hình địa phương tại khu vực Duyên hải miền Trung là rất quan

trọng.

Việc đánh giá đúng thực trạng hiện nay và đề xuất những giải pháp nâng caochất lượng nội dung, hình thức phim tài liệu truyền hình ở các Đài khu vực Duyênhải miền Trung có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyền chủ quyền biểnđảo Đặc biệt, tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng là 3 địaphương, có truyền thống bám biển lâu đời, từng được Tổ quốc giao trách nhiệmquản lý quần đảo Hoàng Sa

Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “PHIM TÀI LIỆUTRUYỀN HÌNH VỀ VAN DE CHỦ QUYỀN BIEN ĐẢO” (Khảo sát trên ĐàiDaNangtv, QRT, PTQ giai đoạn 2015-2020) là vấn đề nghiên cứu cho luận văntốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí ứng dụng của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề

Trong những năm qua, trên thé giới và Việt Nam đã có nhiều cuốn sách, giáotrình, sách chuyên khảo, bài báo, công trình nghiên cứu, luận văn về phim tàiliệu, phim tài liệu truyền hình như: Cuốn sách “Giáo trinh báo chí truyền hình” củatác giả Dương Xuân Sơn năm 2012; Cuốn sách “Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mớinhững vấn đề ly luận và thực tiễn” của Hội Nhà báo Việt Nam năm 2018; Cuốnsách, Cơ sở ly luận báo chí, của tac giả Nguyễn Văn Dững năm 2012

Đề tài KH&CN các cấp “Báo chí với tuyên truyền biển dao” của Trường Đạihọc Quốc gia Hà Nội năm 2016; Luận văn ThS của Hồ Thi Giang, “Truyền hình

Trang 12

với vấn dé tuyên truyền về biển dao” (Khảo sát Tạp chí biên giới biển đảo phátsóng VICI và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4 từ 6/2012 đến 6/2014).Luận văn ThS của Văn Công nghĩa, “7hông tin về chủ quyên biển dao trên kênhVTV Da Nẵng” Luận văn của ThS Nguyễn Thuận Huế, “Phim tài liệu truyền hình

về biển đảo” (Khảo sát trên sóng VTV từ năm 2013-2014); “Phim tài liệu chândung truyén hình trên đài truyền hình Thành phố Hồ Chi Minh”, Luận văn ThS

Báo chí học Bùi Thị Thủy - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2006; “Nâng cao chất lượng lời bình phim tai liệu chính luận cuaĐài Phát thanh- Truyén hình Can Thơ”, Luận văn ThS Báo chí học của Nguyễn

Thị Thanh Tiếng, Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Thời gian qua cũng có rất nhiều hãng phim, Đài Truyền hình, các dự án sảnxuất phim tài liệu truyền hình liên quan đến dé tài biển, đảo được triển khai, tiếnhành ghi hình tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Phim tài liệu “Đầu sóngngọn gid” của cố nghệ sĩ nhân dân Cố Ngọc Quỳnh; Bộ phim tài liệu "Biển đảoViệt Nam - nguồn cội tự bao đời" bao gồm 5 tập do Đài Truyền hình Thành phố HồChí Minh sản xuất; PTL “Biển của người Việt”, do Andre Menras- Một người Việt,

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học

Trung ương sản xuất; “Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc ” do Điện ảnh Quân đội Nhândân sản xuất.; “Biển Đông dậy sóng” (ba tập) và “Trường Sa, Hoàng Sa: Nơi ghidau hôn thiêng đất Việt” do VTV sản xuất vv

Tại các đài truyền hình địa phương như Đài Phát thanh- Truyền hình ĐàNẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng đã sản xuất và cho phát sóng các chươngtrình tuyên truyền về đề tài biển đảo như Chuyên mục “Vi chủ quyên an ninh biên

giới hải dao”; PTL “Nhớ Đảo” (DaNangtv) “Mộ gió Gạc ma” (DaNangtv); “Ky

sự Truong Sa” (DaNangtv); Phim “Người Quang Nam với biển” (QRT); “Huyễnthoại ghe bau” (QRT); “Đội thuyén không số trên biển” (QRT), “Lý Sơn- Quêhương của đội hùng binh Hoàng Sa” (PTQ), “ Biển dm” (PTQ)

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các đề tài luận văn về đề tài phim tài liệu truyềnhình tuyên truyền về biển đảo thì đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giáthực trạng về làm phim tài liệu truyền hình về chủ quyền biển đảo hiện nay tại các

Trang 13

Đài truyền hình địa phương khu vực Duyên hải miền Trung và đưa ra các kiến nghị

đề xuất dé thé loại này ngày càng đạt chất lượng và đến gần với công chúng truyền

hình hơn.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính mới mẻ cũng như giá trị khoahọc và thực tiễn đó của đề tài mà tôi quyết định nghiên cứu đề tài này thành đề tài

bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng

hệ thống phim tài liệu truyền hình về van dé bảo vệ chủ quyền biển đảo của các Daitruyền hình địa phương thuộc khu vực Duyên hải miền Trung từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao công tác thông tin tuyên truyền, góp phần bảo vệ và giữvững chủ quyền bién đảo tô quốc

Nhiệm vụ nghiên cứu:

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phim tài liệu và phim tài liệu truyền hình vềvan dé chủ quyền biển đảo

-Tập hợp, khảo sát hệ thống phim tài liệu về bảo vệ chủ quyên biển, đảo của

các Đài truyền hình địa phương thuộc khu vực Duyên hải miền Trung; phân tích nội

dung, đánh giá về thành công và hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình

triển khai thực hiện nội dung tác phẩm.

-Khái quát những vấn đề lớn đang đặt ra trong thực tiễn hoạt động thông tintuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung, trong hoạt động sáng tạo tácphẩm phim tài liệu về bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng Trên cơ sở đó đưa ranhững đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nội dung tác phẩm và hiệuqua của hoạt động thông tin tuyên truyền về chủ quyền biển dao tại các Đài PT-THkhu vực Duyên hải miền Trung hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phim tài liệu truyền hình về vấn đề bảo

vệ chủ quyên biên đảo.

Trang 14

Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: Dự kiến sẽ khảo sát các phim tai liệu truyén

hình về biển đảo của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 được sản xuất tại các Đài: ĐàiPhát thanh- Truyền hình Da Nang, Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Nam, ĐàiPhát thanh- Truyền hình Quảng Ngãi

5 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp luận:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên dựa trên cơ sở lý luận về truyền thông,

từ những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vai trò nhiệm vụcủa báo chí các vẫn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo Các học thuyết, nguyên lý vànguyên tắc hoạt động thông tin, truyền thông báo hình trong đó có thé loại phim tàiliệu truyền hình Từ đó, đưa ra quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về phim tài liệutruyền hình về vấn đề chủ quyền biển đảo

b) Phương pháp nghiên cứu chính như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và tong hợp tài liệu cùng cácthông tin có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, xác định độ tin cậy, tính kháchquan, giới hạn phạm vi của vẫn đề mà tài liệu đang đề cập đến Từ đó, đưa ra nhữngluận điểm, luận cứ khái quát cho luận văn

- Phương pháp quan sát: Theo đõi hoạt động sáng tao tác phẩm phim tài liệunói chung, phim tài liệu truyền hình về biển đảo tại các cơ quan truyền hình trongdiện khảo sát dé có những đánh giá khách quan

- Phương pháp phân tích nội dung: Làm rõ từng vấn đề được thông tin tuyên

truyền trên các tác phẩm Qua đó, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm

và giải pháp trong thời gian tới.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các đại diện liên quan đến đề tài

gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2, Hội Khoa học lịch sử, lãnh đạo các cơ quan

báo chí, các chuyên gia về phim tài liệu, các đạo diễn, nhà báo, phóng viên dé đánhgiá về các van đề tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, cách thức tổ chức sáng taonội dung tác phâm va các kiến nghị khác về nâng cao chất lượng tác phẩm

Trang 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận văn cung cấp cái nhìn khái quát công tác tuyên truyền chủ quyền biểnđảo ở các Đài truyền hình khu vực Duyên hải miền Trung, đưa ra những phân tích,đánh giá, đề xuất từ đó sẽ hỗ trợ cho các nhà làm phim đặc biệt các phóng viên, nhà

báo trẻ có nguyện vọng thực hiện phim tải liệu truyền hình về chủ đề này.

Luận văn mang tính thời sự cao khi mà nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảocủa Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn

7 Cau trúc luận văn

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của phim tài liệu truyền hình về vấn đềbảo vệ chủ quyền biển dao

Chương II Thực trạng sản xuất phim tài liệu về bảo vệ chủ quyền bảo vệbiển đảo trên sóng truyền hình trên sóng truyền hình hiện nay

Chương III Những kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng phim tài liệu vềchủ quyền biên đảo trên sóng truyền hình hiện nay

Trang 16

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE VAI TRÒ CUA PHIM TÀI LIEUTRUYEN HINH VE CÁC VAN DE BAO VE CHỦ QUYEN BIEN DAO.

1 Các khái niệm va thuật ngữ có liên quan đến dé tai

1.1 Truyền hình và Phim tài liệu truyền hình-Khái niệm truyền hình: Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc

từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lap Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là "ở xa"còn “videre” là "thay được", còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép hai

từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếngPháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tenepwupenne” Nhu vậy, dù có phát triểnbất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa

Truyền hình, hay còn được gọi là báo hình, là một loại phương tiện truyền

thông đại chúng hiện đại, phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu Truyền hìnhchuyên tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh bằng sóng vô tuyến điện

Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũbão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tinquan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếucho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trênmặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tẾ - xã hội, an ninh, quốc

phòng.

Theo cuốn “Truyén thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của PGS TSNguyễn Văn Dững thì: “Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệpbăng hình anh động và hầu như day đủ màu sắc vốn có của cuộc sông cùng với lờinói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thé, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranhsông động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ ”

Trong cuốn sách “Các loại hình báo chi truyền thông”, xét từ góc độ kỹthuật, PGS TS Dương Xuân Sơn thì cho rằng: "Truyền hình là quá trình biến đổi từnăng lượng ánh sáng thông qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện,nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình va lại biến đổi thành

năng lượng anh sáng tác động vao thị giác, người xem nhận thức được hình ảnh

thông qua màn hình Về mặt nội dung, truyền hình là loại hình truyền thông mà

Trang 17

thông điệp được truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo chongười xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sông”.

Như vậy, truyền hình là một trong những phương tiện thông tin đại chúng, là

một trong những loại hình báo chí hiện đại Truyền hình với sự hỗ trợ, phát triển

của khoa học công nghệ đã giúp cho công chúng có thể biết đầy đủ về một sự kiện,

sự việc, hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra một cách chân thực, khách quan đếnvới khán giả bằng sự hỗ trợ của hình ảnh và âm thanh

-Khái niệm phim tài liệu truyền hình:

Cho tới nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm về phim tài liệu Trên thực

tẾ, trong lịch sử nghiên cứu điện ảnh, phim tải liệu chưa có một định nghĩa chínhxác và duy nhất Tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả sẽ có nhữngquan niệm riêng về thể loại này

Định nghĩa đầu tiên được khăng định cho đến nay là của John Grierson —một nhà sáng lập của phong trào phim tài liệu Anh những năm 1930- rằng phim tài

liệu là sự “sáng tạo giữa sự thật” (“creative treatment of actuality”) Định nghĩa này

vẫn được coi là mô hình định danh quen thuộc cho phim tài liệu đến tận ngày nay

Từ điển bách khoa toàn thư Encarta (ở mục từ documentaries) của Mỹ chorang: Phim tài liệu truyền hình là những tác phẩm truyền hình có cấu trúc chặt chẽnhằm mục đích khám pha sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thựcmột cách chỉ tiết Phim tài liệu theo quan điểm này liên quan chặc chẽ với mọi mặtcủa đời sống xã hội, từ lịch sử, văn hoá, chính trị cho đến thế giới tự nhiên Phim tàiliệu truyền hình tạo điều kiện tốt chưa từng có giúp con người giải phóng tầm mắt,

đi khắp ngóc ngách mọi châu lục, dưới đáy đại đương, chiêm ngưỡng cả thế giới vi

mô, đóng góp lớn trong sự nghiệp nâng cao dân trí và đấu tranh xã hội Như vậy,

Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đề cao tính chỉ tiết của tác phẩm, coi chỉ tiếtnhư tiêu chí duy nhất của một phim tài liệu truyền hình Đó đơn thuần là một tácphẩm truyền hình có cấu trúc được xây dựng kỹ lưỡng và chỉ tiết Với quan điểmnay, Encarta coi phim tải liệu chính luận báo chi mà quên di tính nghệ thuật của thể

loại này.

Trang 18

Theo cuốn sách “ Các loại hình báo chí truyền thông”, Nhà xuất bản Thôngtin và truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn định nghĩa: “Phim tài liệu là thé loạitác phẩm phan ánh cuộc sống có chọn lựa, hình ảnh trong phim tài liệu mang lainhững giá trị khảo cứu cho khán giả Phim tài liệu được xây dựng trên chất liệu thậtcủa cuộc sống, tác giả mang đến cho người xem những giá trị của sự kiện và tínhbao quát của câu chuyện Phim tài liệu luôn bao hàm yếu tô khách quan, những giátrị thời cuộc, thời điểm, ý nghĩa và cả yếu tổ chủ quan của tác giả Nhờ những yếu

tố đó, phim tài liệu có giá tri bền vững, được lưu giữ đề có thể phát sóng nhiều lần”

Từ các quan điểm, khái niệm và các định nghĩa, có thé hiểu rằng: Phim tài liệu

truyền hình là một thé loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm chính luận nghệ thuật.

Phim tài liệu truyền hình là chương trình truyền hình có cấu trúc chặt chẽ , tập trung

giới thiệu, phản ánh con người, sự kiện và sự việc đã và đang diễn ra sinh động trong

cuộc sống, thông qua ngôn ngữ hình ảnh, lời bình, tiếng động Phim tài liệu truyền hìnhdùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thâm

mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng.

1.2 Các khái niệm cơ bản về chủ quyền bién đảo

Chủ quyền là “Quyên cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tựmình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình Những nộidung này được khang định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp li quốc tế,

là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo ”[06]

Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, chủ quyền là quyềnlàm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình Chủ quyền củaquốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nộithủy và lãnh hải của quốc gia đó

Vì vậy, “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn

và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thé và trên lãnh thô của mình Quyền tối caocủa quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối vớilãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Mỗi quốc gia có quyền đặt raquy chế pháp lí đối với lãnh thổ Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền

Trang 19

chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thé thông qua hoạt động của các cơ

quan nhà nước như hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “NướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyên, thong nhất

và toàn vẹn lãnh thổ, bao gom dat liên, các hải đảo, vùng biển và vùng trời ”

- Luật Biển năm 2013 quy định chủ quyền day đủ và toàn vẹn đối với lãnhhải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hai, đồng thời nêu rõ:

+ Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng

trời, đáy biển và long đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước củaLiên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982

+ Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây

hại trong lãnh hải Việt Nam Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền điqua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thâmquyền của Việt Nam

+ Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện

trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyên, pháp luật Việt Nam va điều ước

quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

+ Cac phương tiện bay nước ngoài không được vao vùng trời ở trên lãnh hải

Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiệntheo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

+ Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lich sử trong

lãnh hải Việt Nam" (Điều 12)

Bảo vệ chủ quyền biển đảo là bảo vệ Tổ quốc trên hướng biển Bảo vệ chủquyền biển đảo không chỉ là bảo vệ toàn vẹn không gian lãnh thé biển đảo, lợi íchquốc gia, dân tộc trên biển, mà còn góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân,chế độ và nền văn hóa biển Việt Nam Trước những diễn biến phức tạp trên BiểnĐông hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển đảo nóiriêng càng ngày càng khó khăn và nhiều thách thức

10

Trang 20

2 Vai trò của phim tài liệu truyền hình trong công tác thông tin tuyên truyềnbảo vệ chủ quyền bién đảo.

2.1 Đặc điểm, chức năng cơ bản của phim tài liệu truyền hình

2.1.1 Đặc điểm của phim tài liệu truyền hìnhPhim tài liệu có giá trị “bền vững” hơn các thể loại tác phẩm khác Người ta

có thể phát sóng nhiều lần một phim tài liệu ở những thời điểm khác nhau Phim lưugiữ được những hình ảnh, sự kiện giúp con người có thể xem và nghiên cứu ởnhững thời điểm khác nhau Phim tài liệu lúc nào cũng giữ vai trò cần thiết đối với

mọi chương trình, mọi Đài truyền hình ở mọi giai đoạn.

Phim tài liệu thường được xây dựng trên góc nhìn khái quát, nó thể hiện ở

tác giả luôn nghiên cứu kỹ các tài liệu, tập hợp dữ liệu hình ảnh phong phú, phỏng

van nhân vật với những góc nhìn khác nhau về sự kiện Phim tài liệu không chỉ

phản ánh hiện thực mà còn giúp khán giả tự khám phá, lý giải câu chuyện.

Chất liệu của phim tài liệu là những hình ảnh chân thực về cuộc sống, làtiếng nói cùng với ngôn ngữ riêng biệt đưa công chúng đến những trải nghiệm vềđời sống, xã hội Qua góc nhìn của những người làm phim, hiện thực cuộc sốngđược phản ánh một cách khách quan, trung thực như vốn có của nó, không bị sắpxếp, không bị dàn dựng Từ đây, thông qua những hình ảnh chân thực về sự kiện,van đề trong xã hội, phim tài liệu giúp người xem nâng cao tư duy, góp phần địnhhướng tư tưởng và dẫn đến thay đôi hành vi của họ

Phim tài liệu khái quát hóa các sự kiện, vấn đề thành hình tượng tiêu biểu vànhấn mạnh ý nghĩa xã hội của sự kiện thông qua việc sử dụng các hình ảnh nghệthuật, các chỉ tiết điển hình, kết hợp với âm nhạc, tiếng động, lời bình, các thủ phápdựng phim Chính vì vậy, khi trở thành tác phẩm truyền hình, phim tài liệu tác

động mạnh mẽ tới người xem, tạo nên hiệu quả xã hội.

2.1.2 Chức năng của phim tài liệu truyền hình

- Chức năng thông tấn và báo chí Đây chính là chức năng quan trọng nhất,

chi phối toàn bộ quá trình xây dựng một bộ phim tai liệu nói chung Từ đó, mỗi bộ phim di sâu phan ánh một sự kiện, vấn đề hoặc con người cụ thể, với những mối

quan hệ biện chứng, diễn biến, tác động qua lại, những xung đột và mâu thuẫn, v.v.

11

Trang 21

trong một thời gian hoặc không gian xác định, từ đó làm bật ra tư tưởng chủ đề tácphẩm.

- Chức năng giáo dục và nhận thức Thông qua những hình ảnh chân thực vềcon người, sự việc, sự kiện, vấn đề với tất cả sự phong phú và đa dạng của nó,

phim tai liệu giúp nâng cao nhận thức va tư duy của người xem, thậm chí là góp

phần định hướng tư tưởng và thay đổi hành vi của họ Hơn thế nữa, phim tài liệucòn có thê giúp người xem phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và

sự kiện, nâng sự kiện lên tầm khái quát hoá bằng hình tượng tiêu biểu, qua việc sửdụng một cách có hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật (điều mà các thể loại tác phẩmbáo chí truyền hình khác khó có thé thực hiện được do đặc điểm thé loại, độ dài thời

gian (thời lượng) và mục đích thông tin).

- Chức năng thâm mĩ và giá trị tư liệu lịch sử Không dừng lại ở việc miêu tảhiện thực một cách khách quan, trung thực, nhiều phim tài liệu còn chú trọng khaithác chất thơ với những an dụ, tượng trưng, ước lệ nhằm tác động tới cảm xúcthâm mĩ của khán giả Giá trị tư liệu lịch sử của phim tài liệu truyền hình nói riêngcũng như phim tải liệu nói chung, đặc biệt đối với các sự kiện, sự việc chỉ xảy ramột lần hoặc những sự kiện, sự việc, con người thuộc về lịch sử, với những hình

ảnh không gi hay tái tạo được.

2.2 Vai trò của của phim tài liệu truyền hình trong các van đề chính tri- xãhội trọng tâm của đất nước và van đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trong thời gian qua, van dé thông tin biển đảo được Dang và Nhà nước tahết sức quan tâm và chú trọng Đặc biệt, các cơ quan báo chí của nước ta đã làm rất

tốt vai trò tuyên truyền biển đảo của mình Trong các loại hình báo chí, mỗi loại hình đều có vị trí, đặc trưng, thế mạnh và lợi thế riêng trong tuyên truyền Với

truyền hình thì phim tài liệu là thé loại tác pham báo chí có vai trò lớn trong việctuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.Ngôn ngữ PTLTH đã phản ánh hiện thực hơi thở của cuộc sống, khăng định các giátrị văn hóa, lịch sử của dân tộc, bồi dap tinh yéu qué huong, đất nước cho côngchúng Bên cạnh đó, PTLTH góp phần phát hiện nhân tố mới, tạo động lực xâydựng các điển hình tiên tiến trong xã hội Vì vậy, trong thời gian qua, trên các kênh

12

Trang 22

truyền hình nước ta, nhiều PTLTH về đề tài biển, đảo của Việt Nam được trình

chiếu Hầu hết các phim này đều có giá trị đặc biệt, được công chúng quan tâm đón

nhận.

Từ những năm 60 của thế ky XX, nhiều PTLTH quý về biển, đảo được giớilàm phim thực hiện và đến ngày nay, khi được chiếu lại trên sóng truyền hình, các

bộ phim ấy vẫn nguyên giá trị Điển hình, bộ phim “Dau sóng ngọn gió” của cỗ

đạo diễn - NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh Phim đã khái quát thành công hình tượng

kiên cường của người dân Việt Nam trên vùng biên của Tổ quốc, những người dan

chài không lùi bước trước khó khăn Hoặc người xem vẫn nhớ như in những thước

phim “Trường Sa tháng 4-1988” của cô NSND Lê Mạnh Thích Bộ phim đã mô tachân thực, xúc động về cuộc sống của những người lính Trường Sa trên tàu HQ

505, các chiến sĩ trên đảo Sinh tổn ngày đêm vật lộn với sóng gió, đề phòng cướp

biển, chịu đựng mọi gian khổ, thiếu thốn dé hoàn thành nhiệm vu giữ biển, giữ đảo.

Phim tài liệu truyền hình “Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tu bao đời” do

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vào năm 2015 được các nhàkhoa học, các nhà nghiên cứu và công chúng đánh giá cao Bộ phim tài liệu gồm 05tập, thể hiện quá trình thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, đảotrên biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, từ các triều đại phong kiến.Phim sử dụng những tai liệu của Việt Nam ghi nhận chủ quyền quan đảo Hoang Sanhư “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá (tự Công Đạo) biên soạn vàokhoảng năm 1686, hay “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn viết năm 1776 chothấy sự khang định về chủ quyền hợp pháp của nhà nước phong kiến Việt Nam trênquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Phim cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khácnhau dé quảng bá rộng rãi cho bộ phim đến thé giới

Tại các Đài truyền hình địa phương, đặc biệt là các Đài truyền hình nằm ởkhu vực Duyên hải miền Trung, trong những năm qua cũng đã thực hiện khá nhiềuphim tài liệu về các van đề chủ quyền biển đảo như: Nhớ dao (DaNangtv), Mộ gióGạc ma (DaNangtv); Ký sự Trường Sa (DaNangtv); Niềm nhớ, với Trường Sa(QRT); Phim Người Quảng Nam với biển (QRT); Huyền thoại ghe bầu (QRT); Đội

13

Trang 23

thuyền không số trên biến (QRT); Cuw chiến binh Gạc Ma (VTV8); Chuyện biểndao (VTV8); Thành phó đứng trước biển (VTV8)

Có thé khang định, PTLTH về chủ đề biển, đảo luôn là được các nhà làmphim dành nhiều tâm huyết dé thực hiện Các bộ phim đều rất ấn tượng, với nhữngcâu chuyện, những hình tượng, chủ đề tư tưởng tập trung đánh thức lòng tự hào

về biển, đảo yêu thương, về những giá trị vĩnh cửu được phục dựng và trao truyềnqua các thé hệ

Đại tá Lê Huy Sinh, Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 2 nhận xét:

“Trong lĩnh vực bảo vệ chủ quyên biển, đảo của Tổ quốc, phim tài liệu ghi lại

những sinh hoạt thường ngày và hoạt động trong công tác và thực hiện nhiệm vụ của

cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bám biển, đảo bảo vệ vững chắc chủ quyển biển, đảocủa Tổ quốc, cũng như cuộc sống lao động, sản xuất mưu sinh của ngư dân và nhândân làm ăn trên biển cùng quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương mà ông cha ta đã đểlại cho thế hệ hôm nay Qua đó, thông tin đến mọi tang lớp Nhân dân trên dia bancũng như Nhân dân trong nước và kiểu bào ta ở nước ngoài, dong thời đó cũng là cáchđấu tranh, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thé lực thù địch về chủ truong,chính sách của Dang, Nhà nước trong quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyên biển,dao thiêng liêng của Tổ quốc ” (Phỏng van sâu, Phụ lục 03)

3 Các van đề trọng tâm trong công tác thông tin tuyên truyền bảo vệ chủquyền bién đảo hiện nay

3.1 Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcliên quan đến bién, đảo

Bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong đó có chủ quyền quốc gia trên biển lànhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyềntài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán củaĐảng, Nhà nước ta Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiềudiễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,quân và dân ta đã triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc

gia trên biên.

14

Trang 24

Ngày 23-6-1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuân Công ướccủa Liên hợp quốc về Luật Biên năm 1982 và có hiệu lực từ ngày 16/22/1994 khangđịnh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Băngviệc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xâydựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biến.

12/5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố lãnh hải, vùngbiển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (đây là vănbản pháp quy đầu tiên và là cơ sở nền tảng cho các văn bản pháp quy sau này)

Theo Điều 5, của tuyên bố này, các đảo và quần đảo như Hoàng Sa, Trường

Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải Việt Nam đều có vùng lãnh hải,vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng Như vậy, nướcCHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyên tài phán đốivới những khu vực này như các vùng tương ứng nằm trong lãnh hải vùng tiếp giáp,vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam

Đặc biệt, tại các văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ VIL, VIII, IX, XI và XII

và mới đây là Dai hội lần thứ XIII, cùng với các Nghị quyết, Chi thị như: Nghịquyết số 03-NQ/TW ngày 06/5/1993 của Bộ Chính trị khóa VII về một số nhiệm vụphát triển kinh tế biên trong những năm trước mắt; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày22/9/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về đây mạnh phát triển kinh tế biển theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X)

về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Đếnnăm 2020, phan đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từbiển ” Quan điểm của Dang là tập trung trước hết về phát triển kinh tế độc lập tựchủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biêngiới, vùng trời của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; coi đây

là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước

Với quan điểm “Kiên quyết, kiên tri bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình,

15

Trang 25

ổn định dé phát triển” và trên tinh thần kế thừa, đổi mới, bổ sung, phát triển mụctiêu, quan điểm, phương châm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của các kỳ Đại hội trước,tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục xác định: “Phát huy cao nhất sứcmạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnhthời đại, tranh thủ toi da sự dong tình ủng hộ của cộng dong quốc tế dé bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé cua Tổ quốc, bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nên văn hóa và lợi ích quốc gia - dântộc ” Quan điểm, mục tiêu trên đã đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc bảo vệ

tổ quốc, bảo vệ chủ quyên, đòi hỏi các cấp, các ngành, các lực lượng phải tiếp tục

đôi mới tư duy, dự báo chính xác tình hình, chủ động ứng phó với mọi tình huống,

triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều chủ trương, biện pháp

Các văn bản luật pháp quốc tế, thỏa thuận song phương và đa phương giữaViệt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan đến biển, đảo

Việt Nam là một trong 130 quốc gia bỏ phiếu thông qua, là một trong 119quốc gia ký và là quốc gia thứ 63 phê chuân Công ước của Liên Hợp Quốc về LuậtBiển năm 1982

Đến nay, Việt Nam đã ký kết được Hiệp định về ranh giới vùng đặc quyền

về kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan ngày 09/8/1997 (đã được phê chuẩn taiQuyết định của Chủ tịch nước số 23-QD/CTN ngày 29/12/1997 và có hiệu lực thihành từ ngày 27/02/1998), Hiệp định phân định lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặcquyền về kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc ngày25/12/2000 và Hiệp định phân định vùng chồng lấn thềm lục địa Việt Nam -Indonesia ngày 26/6/2003 (đã được phê chuẩn tại Quyết định của Chủ tịch nước số

846/2003/QD/CTN ngày 18/11/2003).

Trong tuyên bố chung về Biển Đông 1992, lần đầu tiên các nước ASEAN đãbày tỏ mong muốn xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử Với nỗ lực của ViệtNam, nội dung “căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biểnnăm 1982 dé tìm ra giải pháp cơ bản lâu dai cho các tranh chấp tại Biên Đông” đãđược đưa vào “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đềtrên biển Việt Nam- Trung Quốc” ký ngày 10/11/2011

16

Trang 26

Ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hànhNghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Namđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thê hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhànước trong việc phát triển bền vững kinh tế biển, đưa Việt Nam trở thành quốc giabiển mạnh.

Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chếquốc tế được thành lập theo Công ước Việt Nam đã từng được bầu làm Phó Chủtịch Dai hội đồng và thành viên Hội đồng của Cơ quan quyên lực quốc tế về đáy đại

dương.

3.2 Vai trò của báo chí, truyền hình trong việc thông tin về CQBĐ

Trong suốt chiều dài phát triển của đất nước, Báo chí cách mạng Việt Nam

đã có nhiều đóng góp lớn lao trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước, đượcĐảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao Từ khi tờ báo đầu tiên rađời cho đến nay, trải qua hơn 04 thế kỷ, báo chí đã trở thành phương tiện truyền tảithông tin quan trọng bậc nhất trong hệ thống phương tiện thông tin đại chúng

Theo báo cáo của Bộ thông tin và truyền thông, tính đến ngày 31-12-2020,

cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó 142 Báo, 612 Tạp chí, 25 cơ quan báo chí

điện tử độc lập Cả nước có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh - truyềnhình với 02 Đài quốc gia, 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số, 64 Đài địa phương, 05đơn vị hoạt động truyền hình với tổng 83 kênh phát thanh và 196 kênh truyền hình

Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có trên 41.000 người, trong đó khối phát

thanh- truyền hình là 15.768 người Sóng phát thanh phủ kín 97,5% diện tích lãnhthé và có trên 85% dân số cả nước xem truyền hình Việt Nam

Nhìn chung, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ

đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững én dinhchinh tri, tao su đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chếđộ; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ởtrong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân Nội dung thông tin trên báochí phong phú, toàn diện, có tính phản biện cao đối với các vấn đề thuộc các lĩnh

vực Các cơ quan báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao

17

Trang 27

dan trí, hun đúc tinh than yêu nước, long tự cường dân tộc, động viên ý thức trách

nhiệm của công dân.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo đang là vấn đề cấp bách đối với toàn Đảng, toànquân, toàn dân ta hiện nay Đặc biệt, những biến động, tranh chấp phức tạp trongđời sống chính trị khu vực và quốc tế khi mà thời gian gần đây đã khiến vấn đềbiển, đảo nói chung và vấn đề tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo nói riêng trở nên

“nóng” hơn bao gid hết Nhận thức được trách nhiệm này, từ nhiều năm qua, nhiều

cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền mọi mặt về chủ quyền biên, đảo Tổ quốcViệt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vi trí chiến lược của biến, daonước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Những hoạt động trên đã gópphần to lớn vào việc nâng cao nhận thức của người dân trong nước cũng như cộngđồng quốc tế đối với chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa cũng như các vùng lãnh hải trên Biển Đông

Công tác tuyên truyền biển, đảo vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa lànhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài; tuyên truyền về bién, đảo đòi hỏi phảixây dựng lực lượng rộng rãi, trong đó các cơ quan, báo chí, truyền thông là lựclượng nòng cốt, lay chủ quyên biển, đảo làm mục tiêu tuyên truyền và tập hợp rộngrãi lực lượng cách mạng, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong đấutranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chobiết:

“Tôi cho rang chúng ta dang bảo vệ tốt chủ quyên biển đảo Chúng ta chưabao giờ ngày nào dừng dau tranh về chủ quyền của chúng ta với quan đảo Hoàng

Sa Hiện nay, rất nhiều thé lực lợi dung lòng yêu nước nông nàn của người ViệtNam tiếp cận, cho rằng Đảng ta, Nhà nước ta bỏ biển, bán biển để cho kẻ địch xâmphạm bắt ta phải kiện, bắt ta phải đánh Bên ngoài đã rồi và bên trong lại rồi chonên tôi nghĩ cái đó là cái khó nhất vì vậy người dân Việt Nam hãy tin vào Đảnglãnh đạo, vào quân đội và nhân dân trên biển Hiện nay, công tác giáo dục, côngtác tuyên truyền phải đẩy mạnh hơn nữa Làm sao đến mỗi cháu bé, moi học sinh,sinh viên quan tâm đến biển, đảo của chúng ta ” (Phỏng vấn sâu, Phụ lục 02)

18

Trang 28

Ông Lê Phú Nguyện, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, thành phố

Đà Nẵng nhận xét:

“Trong thời gian qua, có hàng trăm cơ quan báo chí đưa tin, bài về hoạtđộng dau tranh vì chủ quyên của Việt Nam đối với quan đảo Hoàng Sa UBNDhuyện Hoàng Sa đã chủ động và kịp thời cung cấp thông tin tư liệu, cơ sở pháp lý,trả lời phỏng van để phóng viên dua tin, góp phan thực hiện tốt nhiệm vụ tuyêntruyền Cụ thể có hơn 200 bài báo viết về Hoàng Sa và gần 150 bài báo viết về NhàTrưng bày Hoàng Sa Trong đó, phải kề đến những cơ quan báo chí như: báo Tuổitrẻ, báo Thanh niên, báo Tién phong, báo Công an thành phố Đà Nang, báo Phápluật thành phố Hồ Chí Minh, báo VTV News, báo VOV, báo Tin tức/TTXVN, báoChính phú, báo Quốc tế, báo Vietnamnet, báo Vnexpress Bên cạnh các cơ quanthông tan báo chí đã sát cánh cùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, ngư dân ĐàNẵng nỗ lực vượt khó, kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyên biển, đảo của Tổquốc trong thời gian qua, nhất là vào thời điển Trung Quốc hạ đặt trái phép giànkhoan trong vùng biển nước ta” (Phỏng vẫn sâu, Phụ lục 04)

3.3 Những yêu cầu nội dung tuyên truyền của phim tài liệu truyền hình vềvan đề vấn dé chủ quyền biến đảo

PTLTH là thê loại quan trọng, có sức hấp dẫn và tác động công chúng rấtlớn, đặc biệt là với chủ đề liên quan bảo vệ chủ quyền biển đảo Với các PTLTHnày, hầu hết các tác phâm đều mang lại cho công chúng góc nhìn tông thể, đa dạng

và sâu sắc nhất về van đề biển đảo ở nước ta Các yêu cầu tuyên truyền của PTLTH

về van dé chủ quyền biển đảo tập trung vào các nội dung sau :

- Thực hiện tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, tăng

cường phổ biến những kiến thức cơ bản, phổ thông về Luật Biển quốc tế và hệthống pháp luật về biên, đảo của nước ta

- Đối với yếu tố tư liệu, lịch sử của PTLTH: Đưa ra những tư liệu về quátrình đấu tranh, xây dựng và những căn cứ pháp ly khang định chủ quyền của ViệtNam đối với vùng biển và hải đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoang Sa và Trường Saphù hợp với luật pháp và công ước quốc tế

19

Trang 29

- Đối với tính van dé, thời sự được thé hiện trong một thể loại không bi gò ép

về thời gian: Tăng cường tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các hiệntượng sai trái, tiêu cực, các hành vi phá hoại môi trường sinh thái biển, tàu biểnnước ngoài vi phạm chủ quyền, quyền tài phán vùng biển của nước ta; Đây mạnhđấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch nhằmxuyên tac về chủ quyên biển, dao của Việt Nam; Tuyên truyền những thành tựu hợptác quốc tế, về phát triển kinh tế, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ biển

và đại dương, những thách thức của biển, đảo trong hiện tại và tương lai gắn với

công tác quản lý của từng địa phương các ngành và cả nước.

4 Những tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hướng đến chất lượng phim tàiliệu truyền hình về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

4.1 Những tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung và hình thức phim tài liệutruyền hình về van đề bảo vệ chủ quyền bién dao

Chất lượng của phim tài liệu truyền hình được đánh giá trên hai khía cạnh,

đó là nội dung và hình thức Yếu tố nội dung của tác phẩm chính là lượng thông tin

mà tác phẩm đó cung cấp cho đối tượng tiếp nhận Yếu tố hình thức chính là nhữngbiểu hiện, phương thức truyền tải thông tin đó đến với công chúng

4.1.1 Các tiêu chí đánh giá nội dung tác phẩmTiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của tác phẩm bao gồm chủ đề, nộidung, kết cầu phim tất cả phải đáp ứng yêu cầu của công chúng là thông tin chínhxác, trung thực, khách quan; thông tin hấp dẫn, mang đến lợi ích cho công chúng;thông tin đa dạng, đa chiều, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công chúngđang quan tâm đang cần hoặc thiếu thông tin thông tin mới, nóng, mang tính thờisự; hàm lượng thông tin sâu Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong công tác tuyêntruyền, các phim tài liệu truyền hình cần phải tập trung vào các nội dung sau:

- Phan ánh đa dang, có chiều sâu về các van đề liên quan đến chủ quyền biểnđảo, nêu rõ vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sựnghiệp xây dựng va bảo vệ Tổ quốc Phổ biến những kiến thức cơ bản, phô thông

vê Luật Biên quoc tê và hệ thông pháp luật vê biên, đảo của nước ta.

20

Trang 30

- Mang yếu tố tư liệu, lịch sử: Đưa ra những tư liệu về lòng tự tôn dân tộc,quá trình đấu tranh, xây dựng và những căn cứ pháp ly khang định chủ quyền củaViệt Nam đối với vùng biển và hải đảo, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa phù hợp với luật pháp và công ước quốc tế

- Tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các hiện tượng sai trái,

tiêu cực, các hành vi phá hoại môi trường sinh thái biển, tàu biển nước ngoài viphạm chủ quyền, quyền tài phan vùng biển của nước ta

- Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực cơ hội, thù địchnhằm xuyên tạc về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

- Tuyên truyền những thành tựu hợp tác quốc tế, về phát triển kinh tế, cơ hộiứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ biển và đại dương, những thách thứccủa biển, đảo trong hiện tại và tương lai gắn với công tác quản lý của từng địa

phương các ngành va cả nước.

- Phan ánh những câu chuyện van hóa, lịch sử, về lòng yêu nước và ý thức vềchủ quyên biển đảo đối với người xem Giúp người dân nhận thức đúng về vai tròcủa biển đảo và công cuộc bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, an toàn biển đảo

trong tình hình mới.

- Phản ánh các vấn đề liên quan đến đời sống của ngư dan trên biển, cuộcsống đánh bắt thủy hải sản trên các ngư trường, ngư dân bám biển Ca ngợi sự hysinh của người lính biển ngày đêm giữ đảo, giữ biển cho quê hương đất nước nhằmgóp phan góp phan khang định chủ quyền biển dao của Tổ quốc, cô vũ, động viêntinh thần dé người dân Việt Nam luôn sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc

- Thu hút và thể hiện được sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế vềvan đề biển đảo và chủ quyền biển đảo, tạo nên những thông tin đối ngoại giá trị với

người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cả người nước

ngoài ở tat cả các nước trên thế giới về chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng, cho

biết:

“Phim tài liệu truyền hình vốn có wu thé trong công tác tuyên truyền về van

dé bảo vệ chủ quyền biển đảo do tính kịp thời và tính chân thật người thực việc thực

21

Trang 31

của thé loại này Tính chân thật người thực việc thực ấy càng dễ được thể hiệntrong phim tài liệu truyền hình mang đậm hơi thở cuộc sống của những địa phươngtừng được Tổ quốc giao trách nhiệm quản lý quan đảo Hoàng Sa như Quang Ngãi,Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng ” ( Phỏng vẫn sâu, Phụ lục 05)

4.1.2 Các tiêu chí đánh giá hình thức tác phẩma) Các yếu tô trong phim tài liệu truyền hình

Trong giáo trình Báo chí truyền hình của PGS TS Dương Xuân Sơn, các yếu

tố trong phim tài liệu truyền hình được khái quát và phân tích khá rõ ràng Chính vìthế, tác giả luận văn xem đây như là khung lý thuyết cơ bản để làm nền cho quátrình phân tích, đánh giá về phim tài liệu truyền hình về chủ quyền biển đảo tạichương hai của luận văn này Các yếu tố này được nhắn mạnh ở một số phan tiêubiểu như sau:

Kết cấu phim tài liệu truyền hìnhKết cau là sự hình thành và bố cục cho cân đối các nhân tố trong kịch bản vàphim Nó phản ánh nhận thức của người làm phim về các quy luật hiện thực kháchquan được trình bày trong diễn biến của một tác phẩm cụ thé

Mục đích của nó là để làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm, tạo nên tiết tấu và

nhịp điệu của kịch bản va phim; phát huy tac dụng của việc lặp lại những chi tiếttương đồng hay đối lập, nêu bật ý nghĩa của vấn đề Từ đó cũng cho thấy đặc điểm,tâm lý, tính cách của nhân vật, bản chất của sự việc, sự kiện hoặc vấn đề, tạo nên sựcân đối, hài hòa trong tác phẩm

Vì thế, yêu cầu trong quá trình làm phim tài liệu phải vận dụng, kết hợp cácyếu tô kỹ năng nghề nghiệp dé tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh; sử dụng một cách hợp

lý số lượng va quan hệ giữa các nhân vat và sự kiện; quan hệ giữa các chi tiết, sựkiện bên trong và bên ngoài phần nội dung được trình bày trong kịch bản và phim.Phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa độ dài thời gian diễn biến câu chuyện, dung

lượng và thời lượng của phim.

Các nhân tố trong kết cấu

Phan mở dau

22

Trang 32

Phan này phải trả lời các câu hỏi: Ai? (nhân vật ấy là ai, lứa tuổi, giới tính,tiêu sử, nghề nghiệp ) Cái gì? (Sự kiện, sự việc chủ yếu trong kịch bản và phim) Ở

đâu? (vi trí, địa điểm, vùng miền, quốc gia ) Bao giờ? (thời gian, thời điểm, thời

kỳ lịch sử ) Như thế nào? (nguyên nhân, diễn biến phát triển của câu chuyện, sự

việc, sự kiện )

Phan that nut

Có nhiệm vụ rat quan trong, là tạo ra cái cớ, hay lý do cho hành động của cácnhân vật Ở phần này, trang thái "tinh" giữa các nhân vật, sự kiện và sự việc bi phavỡ; chuyên sang thé "động" Nhân vật sẽ buộc phải hành động theo hướng mà cáithắt nút thắt lại, và nút thắt theo hướng nao, thì hành động của nhân vật di theohướng đấy

Phan phát triển và mở rộngMọi va chạm, mâu thuẫn xung đột đều được lần lượt triển khai thông quahành động và mối quan hệ giữa các nhân vật với các sự kiện, sự kiện và tình huống

cụ thé, trong đó phương thức hành động đóng vai trò quyết định trong việc thé hiệntâm lý, tính cách, mục đích hành vi của nhân vật Qua từng bước phat triển, sự vachạm, đụng độ giữa các nhân vật dẫn đến những quan hệ và xung đột mới, cốtchuyện nhờ vậy cũng được mở ra theo chiều rộng và bề sâu

Đối với một số thé phim tài liệu, không nhất thiết phải có xung đột mâuthuẫn cũng như cốt truyện, nhưng dù sao van đề này cũng rất quan trọng và qua đó,cho thấy tài năng sáng tạo, trình độ tay nghề và bản lĩnh của nhà làm phim Thôngthường, đây là trường đoạn dài nhất và quan trọng nhất trong kịch bản nhiệm vụ và

phim tai liệu.

Phan đỉnh điểm (cao trào)

Ở phần này mọi mâu thuẫn và xung đột đều được đây lên mức độ rất cao,dẫn đến tình trạng "tức nước vỡ bờ", đòi hỏi tác giả nhanh chóng tìm cách mở nút,kết thúc vấn đề

Lưu ý phân biệt phần đỉnh điểm này với những "cao trào" trong từng trườngđoạn, sau đó được giải quyết ngay dé lại bước sang một mâu thuẫn mới Đây cũng

là phần chứa đựng được mâu thuẫn chính, chiếm vi trí trung tâm trong tác phẩm

Phan mở nút (kết thúc vấn dé)

23

Trang 33

Có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo nên sự thành công của tác phẩm Chothấy một cách trọn vẹn tư tưởng chủ đề, những ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm,

thái độ của tác giả.

Có thé kết thúc một cách bat ngờ, trọn vẹn hay kết "lửng"; sử dụng lời bạt

hay vĩ thanh nhưng không được kéo dài, tránh gây sự nhàm chán hay cảm giác

giáo huấn vụng về đối với người xem

b)_ Bồ cục kịch bản phim tài liệu truyền hình

Cảnh quay

Đơn vị cơ bản, quan trọng nhất trong kịch bản và phim, là một cú bam may

liên tục tại một bối cảnh hay ngoại nhưng máy quay không thay đổi vị tri Phân biệtvới cảnh (Plan) - dé nói về cỡ cảnh và khuôn hình

Cảnh quay có thể bao hàm một nội dung trọn vẹn hoặc không, tạo nên đoạn

và trường đoạn.

Đoạn

Gồm một hay nhiều cảnh quan hợp thành, chứa đựng một nội dung nhất định

và bộ phận của câu chuyện, sự kiện hay van đề Đoạn có thé diễn ra tại một bối

cảnh nội hay ngoại, hoặc nội kết hợp ngoại, có sự chuyền dịch, thay đôi vị trí máy

quay với những góc độ và động tác khác nhau, và tuân theo ý đồ sáng tạo nhất định

Trường đoạn

Gồm một hay nhiều đoạn liên kết với nhau bởi đề tài, vẫn đề và tư tưởng chủ

đề chung của kịch bản và phim Đây là một phần trọn vẹn, có y nghĩa hoàn cảnhchỉnh và độc lập trong kịch bản và phim, có chức năng phát triển đề tài chung và tưtưởng chủ đạo, bao trùm của tác pham

So với kịch bản phim truyện, thì cảnh quay, đoạn và trường đoạn trong kịch

bản và phim tai liệu thường ngắn hơn do đặc thù của thé loại, nhưng số lượng cảnhquay lại rất nhiều, trong khi số đoạn và trường đoạn thường hạn chế do dung lượng

và thời gian của phim có hạn.

Các biện pháp gây cao trào hoặc nhắn mạnh thường được sử dụng trongPhim tài liệu truyền hình

- Dùng điệp khúc đê nhân mạnh nét chủ đạo và ý nghĩa của vân đê.

24

Trang 34

- Dùng trường đoạn trước gây cao trào cho trường đoạn sau.

- Thay đổi tiết tấu, nhịp điệu trong phạm vi trường đoạn

- Sử dụng hành động song song trong trường đoạn.

c) Lời bình

Vai trò của lời bình trong phim tài liệu truyền hìnhĐối với phim tài liệu, lời bình có vị trí vô cùng quan trọng, chỉ đứng sauphan hình ảnh Trong một số trường hợp cụ thé còn thay thế hoặc vượt lên trên hìnhảnh, làm rõ tư tưởng chủ đề của bộ phim hoặc những ý mà hình ảnh không nêuđược hết Lời bình đưa ra các số liệu, dir liệu, sự việc một cách khoa học, cụ thể

Lời bình còn là sự kết hợp hài hoà giữa hình thức và nội dung, phong cách

và thé loại ngôn ngữ văn chương và báo chí, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho phim,đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai sót khiếm khuyết (nếu có) từ các khâu

khác.

Ngoài ra, lời bình còn giá tri tương đối độc lập so với kịch bản và phim.Dùng để chuyền cảnh xâu chuỗi, gắn kết các nhân vật, sự việc, sự kiện tạo ra mạchchuyện và câu chuyện; Thể hiện thái độ lập trường tác giả

Với xu hướng truyền hình hiện đại hiện nay, người làm phim tài liệu đang sử

dụng lời bình một cách hạn chế, có chừng mực nhờ việc khai thác tối đa hiệu quả

của hình ảnh; nâng thêm một nac mới Thich hợp với những bộ phim giàu chất liệutạo hình và tư liệu Lời bình như một phương tiện biểu hiện chủ yếu của phim, nhất

là trong những trường hop phim bị thiếu hụt hình ảnh hoặc tư liệu vì một lý do nào

đó (nói về người quá cố; vì lý do tế nhị hoặc khó khăn không ghi được hình Thậmchí có nhiều phim không dùng lời bình hoặc chỉ dùng lời bình rất ít, chủ yếu sửdụng đối thoại hoặc độc thoại của nhân vật

Trang 35

- Hình thức "vô nhân xưng": Hình thức này ít nhiều mang tính "tự sự" tạo

nên cảm giác khách quan, chân thực Được sử dụng trong tat cả các thé và các loại

phim tai liệu nói chung.

- Lời nhân vật: Nhân danh nhân vật, trình bay suy nghĩ, tình cam, nhận thức

của tác giả đối với sự việc, sự kiện Khó viết hơn, nhưng nếu khéo sử dụng, sẽ đạthiệu quả rất sâu

Phong cách

- Phim tải liệu chân dung : Xác định rõ đối tượng, nhân thân với những tínhcách điển hình dé từ đó có lời lẽ, giọng điệu cho phù hợp; chú ý sự khác biệt của

từng loại nhân vật trong các bộ phim khác nhau.

- Phim tài liệu chính luận: Lời lẽ thường rút gọn, đanh thép và chính xác.

Tránh những câu chữ sáo mòn, hoa mỹ nhưng trống rỗng: những từ ngữ dé gây hiểulầm, nước đôi

4.2 Các yếu tố anh hưởng đến chat lượng sản xuất phim tài liệu truyền hình

về các van đề chủ quyền bién đảo ở các đài truyền hình địa phương

Các yếu to nhân lựcTrong thời gian qua, nguồn lực đầu tư cho thực hiện phim tài liệu truyềnhình ở các Đài truyền hình địa phương chưa được quan tâm đúng mức Nhân sự để

thực hiện còn hạn chế về số lượng và chưa có đảo tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận phù

hợp Do đây là thê loại vô cùng kén người làm, đội ngũ tham gia làm phim phải có

nhiều kinh nghiệm, đam mê và trình độ Đối với chủ đề tuyên truyền về các vấn đề

chủ quyền biển dao thì đòi hỏi nhà làm phim, nhà Biên kịch, đạo diễn phải có trình

độ lý luận chính trị nhất định, có các nghiên cứu, hiéu biết về lịch sử vv

Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phim tài liệu không được chú trọngthích đáng, ít có các chương trình đào tạo chuyên sâu về thể loại này, vì vậy đội ngũlàm phim trẻ hiện nay khá ít và đa số thích làm phóng sự, hay các chương trình

khác, vì phim tải liệu thu nhập thấp, ít hứng thú Vì vậy hiện nay, ở mỗi Đài địa

phương, chỉ có một vài phóng viên có năng lực làm phim tài liệu truyền hình này

Việc sản xuất phim tài liệu truyền hình về các vấn đề CQBĐ đòi hỏi rất lớn

về công sức và thời gian của các nhà làm phim như : Thời gian thu thập tài liệu, sự

26

Trang 36

kiên trì trong quá trình theo đuổi nhân vật hay sự kiện, đặc biệt là sự dan thân củatác giả trong quá trình tác nghiệp tại các vùng biển của Tổ quốc Thời gian sản xuấtcủa tác phâm này thông thường ít nhất vài tháng và có khi kéo dài đến vai năm.Ngoài ra, chủ đề về chủ quyền biển đảo cũng khá khó nên đội ngũ biên tập viên,phóng viên trẻ chưa mặn ma với thé loại này Chính vì vậy mà nội dung, đề tàiphim tai liệu chưa tạo được đột biến mạnh mẽ, chưa khẳng định được giá tri trong

lòng khán giả.

Các yếu to vật lựcTheo quyết định 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ

"phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông

tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030", thì mỗi tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương chỉ có một cơ quan báo in, một Đài PT-TH Cùng với đó

là các đơn vi sự nghiệp công lập trong lĩnh vực báo chí tăng dần mức độ tự chủhàng năm Đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiêu 10% biên chế sự nghiệp hưởnglương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015 và giảm bình quân 10% chỉ trực tiếp

từ ngân sách so với giai đoạn 2016-2020".

Do vậy, các Đài PT-TH địa phương, tùy thuộc vào khả năng tự chủ tài chính

của mình sẽ có mức độ đầu tư nguồn lực vật chất, tài chính tương ứng để sản xuấtcác chương trình truyền hình Do hạn chế về nguồn tài chính nên nhiều đài truyềnhình địa phương ít dành nguồn kinh phí dành cho sản xuất phim tài liệu Bên cạnh

đó, thể loại này cũng khó thực hiện xã hội hóa, kêu gọi các nguồn tài trợ từ bên

ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp.

Phim tài liệu truyền hình là sản phẩm của cả một tập thể, được thực hiện theo

một quy trình sản xuất riêng Tác phẩm báo chí ở thé loại này không chỉ bị phụthuộc vao cơ chế, con người mà còn phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất, trang thiết

bi, máy móc Nếu như trong báo in, dé thực hiện một bút ký hay phóng sự, tác giảchỉ cần một cây viết, chiếc máy ảnh, quyên số ghi chép là có thé tác nghiệp thi trong

truyền hình, để thực hiện một bộ phim tài liệu truyền hình, một đoàn làm phim

được thành lập với khá nhiều chức danh và có sự đầu tư các trang thiết bị quay,

dựng phim, âm thanh, ánh sáng cùng với đó là kinh phi chi trả cho ekip, cho các

27

Trang 37

khách mời, cố vấn chương trình, chi phí đồ họa, âm nhạc và các chi phí hiện trườngkhác cũng khá lớn so với các thé loại khác.

Yếu tố công chúngCùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng xem truyền hìnhngày nay không còn bó hẹp trong một địa bàn hay trong một quốc gia Vì vậy,thách thức những nhà làm phim tài liệu truyền hình hiện nay đó là làm sao để tácphẩm hap dẫn với nhiều lứa tuổi, nhiều thành phan trong xã hội, củng cố niềm tintrong nhân dân, tạo sự lan tỏa, giáo dục tinh thần yêu nước ở thế hệ trẻ Vì vậy khithực hiện các phim về chủ đề tuyên truyền biển đảo, các nhà làm phim phải chọnnhững nội dung và hình thức thể hiện phù hợp, gần gũi với công chúng của mình

Thời gian phát sóng cũng rất quan trọng, cần được các Đài truyền hình lựachọn kỹ càng các khung giờ phù hợp với thói quen xem truyền hình của côngchúng Vì vậy, các Đài truyền hình địa phương cần chú trọng đến công tác quảng bánội dung phim, khung giờ phát sóng trên sóng phát thanh và truyền hình cũng nhưtrên hệ thống nên tang số của Đài như website, Youtube, Fanpage, Titok vv

Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan

Dé thực hiện thành công một bộ phim tài liệu truyền hình về CQBD, các nhàlàm phim cần sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng, các nhà lịch sử thì

mới mang lại sự thành công và giá trị lớn cho bộ phim Sự hỗ trợ tích cực này, giúp

các nhà làm phim định hướng đúng nội dung thông điệp tuyên truyền, xác định các

yếu tố mang tính chất lịch sử, thực hiện các cảnh quay, tác nghiệp tại các vùng biểnthiêng liêng của tô quốc

28

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, các cơ quan báochí của nước ta luôn chủ động nắm bắt các sự kiện, kip thời thông tin, định hướng

dư luận xã hội đảm bảo khách quan, chính xác, có trọng điểm, trọng tâm trong đó

có các van đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Công tác tuyên truyền biến, đảo vừa lànhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài gópphần nâng cao nhận thức của người dân trong nước, đồng thời thu hút sự ủng hộ củaquốc tế đối với việc khăng định chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ của Việt

Nam.

Kết thúc chương 1, tác giả đã đi vào giới thiệu các khái niệm về phim tàiliệu truyền hình về chủ quyền biển đảo Nêu rõ các quan điểm đường lối chủ trươngchính sách của Dang, nhà nước về van đề thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo; Cácvan dé trọng tâm trong công tác thông tin tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảohiện nay Cùng với đó là phân tích, tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng nộidung và hình thức phim tài liệu và các yếu té ảnh hưởng đến chất lượng phim tailiệu truyền hình về van dé bảo vệ chủ quyền biển dao Từ đó có cái nhìn toàn diệnhơn về việc tuyên truyền các van dé chủ quyền biển đảo hiện nay của các cơ quanbáo chi, trong đó có các Đài truyền hình mà cụ thê là ở thé loại phim tài liệu truyền

hình.

Đây chính là cơ sở để tác giả luận văn nhìn nhận, đánh giá thực trạng sảnxuất các phim tài liệu truyền hình về các van đề chủ quyền biển đảo tại các đàitruyền hình địa phương khu vực Duyên hải miền Trung giai đoạn 2015-2020

29

Trang 39

Chương 2: KHẢO SÁT THUC TRANG SAN XUẤT PHIM TAI LIEU VE

VAN DE BAO VE CHU QUYEN BIEN DAO HIEN NAY2.1 Khái quát về phạm vi va đối tượng khảo sát

Ảnh: Trụ sở Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng

(Nguôn Fb Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng)Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng được thành lập ngày 31/3/1975 vớitên gọi Đài Phát thanh Đà Nẵng Chương trình phát thanh đầu tiên phát sóng vàongày 31/3/1975 đã trở thành điểm khởi đầu của sự nghiệp phát thanh

Ngày 01/01/1997 thành phố Đà Nẵng chính thức trở thành đơn vị hành chínhmới Ngày 03/01/1997, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng được thành lập trênnên tảng là cơ sở vật chat, trang thiết bị kỹ thuật của Dai Phát thanh - Truyền hình

Quảng Nam - Đà Nẵng.

Giai đoạn 1995 - 2017, thương hiệu nhận diện của Đài Phát thanh - Truyền

hình Đà Nẵng là DRT Giai đoạn từ 2018 đến nay, thương hiệu nhận diện làDaNangtv; theo đó, các kênh sóng cũng chuyên đổi: truyền hình (DRTI thànhDaNangtv1: kênh thời sự, chính trị tổng hợp; DRT2 thành DaNangtv2 - kênh khoagiáo, giải tri); và kênh phát thanh thành DaNang Radio (bao gồm AM và FM).Ngoài ra, trang thông tin điện tử tên miền là www.danangtv.vn

30

Trang 40

Gần 25 năm xây dựng và phát triển, từ một Đài Phát thanh địa phương, đếnnay Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng trở thành cơ quan báo chí tổng hợp với

các loại hình báo nói, báo hình, trang thông tin điện tử.

Hiện tai, tong số viên chức, người lao động của là 151 người Có 10 phòng

chức năng gồm: Tổ chức và Hành chính, Kế hoạch- Tài vụ, Thời sự, Chuyên đề,

Văn nghệ, Văn hóa- Thể thao, Biên tập, Phát thanh, Dịch vụ và Quảng cáo, Kỹthuật và Công nghệ Nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuậtviên và phát thanh viên đã được vinh danh qua các kỳ Liên hoan truyền hình toànquốc, giải báo chí quốc gia và khu vực với nhiều huy chương vàng, bạc ở các théloại phim tài liệu, phóng sự, chuyên đề khoa giáo vv

Năm 2020, tổng thời lượng các chương trình do Đài sản xuất 6 giờ/ ngàygồm các chương trình Thời sự, Chào Ngày mới, chuyên mục An sinh xã hội, Đạiđoàn kết, Phụ nữ và phát triển, Góc nhìn pháp luật, Câu chuyện âm nhạc, Sắc màutuôi thơ, 360 Du lịch Da Nẵng góp phan làm phong phú, thay đổi diện mạo nộidung, hình thức làn sóng của Đài Trong đó, Đài cũng đã tập trung tuyên truyền vềcác van đề liên quan đến biển đảo, về bảo vệ chủ quyền biển đảo đặc biệt là tuyêntruyền sâu rộng về huyện đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng nhằm nâng cao nhận thức về

vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển Mỗi năm, Đài thực hiện hơn

300 tin, 80 bài, phóng sự, phim tài liệu trên sóng truyền hình và phát thanh tuyêntruyền về biển, đảo Ngoài ra, Dai còn phối hợp với các đơn vị Bộ đội Biên phòng,

Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an Đà Nẵng thực hiện các chuyên mục Vì chủquyền an ninh biên giới, An ninh Đà Nẵng (trên sóng truyền hình), chuyên mục Vì

an ninh Tổ quốc (trên sóng phát thanh); Phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh sát biểnVùng 2 sản xuất chương trình truyền hình Vì chủ quyên an ninh, an toàn biển đảo,phản ánh những hoạt động của các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ trên biển cũng như

công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

31

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w