1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) từ việc tranh chấp chính trị giữa anh vớiargentina trên quần đảo falkland đến bàihọc về vấn đề chủ quyền biển đảo

40 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Việc Tranh Chấp Chính Trị Giữa Anh Với Argentina Trên Quần Đảo Falkland Đến Bài Học Về Vấn Đề Chủ Quyền Biển Đảo Cho Việt Nam
Tác giả Nhóm: 12
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 6,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH (5)
    • 1. Tình hình thế giới (5)
      • 1.1. Chính trị (5)
      • 1.2. Kinh tế (5)
    • 2. Tình hình Argentina (5)
      • 2.1. Chính trị (5)
      • 2.2. Kinh tế (6)
    • 3. Tình hình Anh (6)
      • 3.1. Chính trị (6)
      • 3.2. Kinh tế (8)
  • CHƯƠNG 2. MÂU THUẪN CHÍNH TRỊ (7)
    • 1. Liên Hợp Quốc và sự thất bại trong nỗ lực ngoại giao (8)
      • 1.1. Vấn đề quần đảo Malvinas/Falkland tại Liên Hợp Quốc (8)
      • 1.2. Thất bại của các nỗ lực ngoại giao (9)
    • 2. Bất đồng quan điểm (9)
      • 2.1. Lập luận lịch sử (9)
      • 2.2. Hành động của Anh và Argentina (10)
      • 2.3. Lý lẽ (12)
    • 3. Sự quan tâm của thế giới đối với cuộc chiến (12)
      • 3.1. Công chúng nước Anh (12)
      • 3.2. Vai trò của các quốc gia khác (12)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (8)
    • 1. Tiền chiến tranh (13)
      • 1.1. Argentina (13)
      • 1.2. Anh Quốc (15)
      • 1.3. Đánh giá (16)
    • 2. Diễn biến chiến tranh Falkland (17)
      • 2.1. Trên chiến trường (17)
      • 2.2. Trên bàn đàm phán - ngoại giao con thoi (19)
    • 3. Hậu chiến tranh (23)
    • 4. Ý nghĩa (23)
      • 4.1. Ý nghĩa của cuộc tranh chấp chính trị giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland (23)
      • 4.2. Ý nghĩa cuộc tranh chấp chính trị giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực (25)
  • CHƯƠNG 4. LIÊN HỆ VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (27)
    • 1. Khái quát vấn đề biển đảo Việt Nam (27)
      • 1.1. Biển Đông (28)
      • 1.2. Biển đảo Việt Nam (30)
    • 2. Bài học liên hệ từ cuộc chiến tranh Falklands (34)
      • 2.1. Về vị thế quốc tế (34)
      • 2.2. Về tiềm lực quân sự (35)
    • 3. Công chúng trong nước và quốc tế (35)

Nội dung

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này cũng như vận dụng những kiến thức được học tập trong khuôn khổ bộ môn Quan hệ quốc tế, nhóm chúng em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Từ việc t

BỐI CẢNH

Tình hình thế giới

Tình hình chính trị thế giới những thập niên 80, 90 rất phức tạp với nhiều bất ổn về mặt kinh tế lẫn chính trị

Trước hết, chúng ta cần hiểu “Chiến tranh Lạnh” là thời kỳ căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai Giai đoạn 1979-1985 được coi là cuộc "Chiến tranh Lạnh thứ hai" vì hai lý do: sự gia tăng căng thẳng Hoa Kỳ - Liên Xô và thay đổi trong chính sách của phương Tây, từ giảm căng thẳng sang trở nên đối đầu hơn với Liên Xô Nhiều cuộc xung đột quân sự đã diễn ra, có thể kể đến như: cuộc chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan, vụ việc Vịnh Sidra năm 1981 và Hoa Kỳ xâm lược Grenada Yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Hoa Kỳ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. Đời sống nhân dân của nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đồng thời, tình hình xã hội cũng luôn xảy ra sự bất ổn do phải đầu tư quá nhiều về kinh phí và sức người phục vụ cho cuộc chạy đua vũ trang cũng như tham vọng của giới cầm quyền Thế giới trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Vào cuối những năm 1970, kỳ vọng lạm phát tại một số nền kinh tế phát triển đã không được neo giữ Vòng xoáy lạm phát - tiền lương trở nên cố hữu tại các nền kinh tế lớn trong khi tăng trưởng ở mức thấp Giá dầu mỏ đã tăng gấp đôi trong năm 1979 làm áp lực lạm phát thêm trầm trọng Việc thắt chặt tiền tệ ở hầu hết các nền kinh tế phát triển đầu những năm 1980 đã giúp ổn định kỳ vọng lạm phát nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân gây ra các cuộc suy thoái.

Sự suy thoái toàn cầu năm 1982 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Trong đó giảm phát là nguyên nhân quan trọng nhất Giảm phát có động lực bắt nguồn từ những cú sốc về nhu cầu: các cú sốc nguồn cung toàn cầu (chiếm 1/4) và giá dầu mỏ thế giới (chiếm 1/4) Sự giảm phát này cũng là một phần kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển - đặc biệt là Hoa

Kỳ Trong giai đoạn này, cú sốc cung và cầu là nguồn gốc chính của giảm phát giá tiêu dùng cơ bản, còn các cú sốc về nhu cầu là động lực chính của giảm phát PPI

Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp (hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979), nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn thế giới chậm lại Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981 Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD một thùng hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986.

Tình hình Argentina

Trong thời gian 1976-1983, Argentina nằm dưới sự kiểm soát của một chế độ độc tài quân sự, và ở giữa một cuộc khủng hoảng đã tàn phá nền kinh tế Lực lượng Tổ chức lại Hành chính Quốc gia– National Reorganization Process được biết đến với các tên là Junta, đã giết hàng ngàn công dân

Argentina thuộc phe đối lập chính trị với chính phủ của họ Thời kỳ này được gọi là cuộc chiến bẩn thỉu – the Dirty War, và từ đó được mô tả như là “diệt chủng” bởi một tòa án Argentina Rất nhiều nạn nhân đã bị chỉ đơn giản là “biến mất”, Không có toà án pháp luật để chống lại tham nhũng làm cho đất nước trở thành con bệnh càng thêm trầm trọng.

Các cuộc đàn áp vào người dân Argentina vẫn tiếp tục dưới thời kỳ độc tài sau một cuộc đảo chính và lật đổ Tổng thống Isabel Perón và đưa Tướng Jorge Videla lên nắm quyền lực Trong tháng

12 năm 1981, có một biến hóa hơn nữa trong chính quyền quân sự Argentina dẫn đến một chính phủ mới với những người đứng đầu là Leopoldo Galtieri, Basilio Lami Dozo và Jorge Anaya Jorge Anaya là kiến trúc sư và người chủ trương chính về một giải pháp quân sự đối với yêu sách từ lâu với các quần đảo, trù tính rằng Anh Quốc sẽ không bao giờ phản ứng bằng quân sự Quyền lực được chuyển giao từ Tướng Videla cho Tướng Roberto Viola và sau đó là tướng Leopoldo Galtieri trong một thời gian ngắn Chế độ độc tài của tướng Galtieri thực tế chỉ kéo dài mười tám tháng nhưng ông đã một người chủ chốt trong việc thủ tiêu và áp bức người dân của mình trong nhiều năm Trong năm 1981, Argentina chứng kiến lạm phát phi mã lên đến hơn 600% và GDP giảm 11,4%, sản lượng sản xuất giảm 22,9% và tiền lương thực tế giảm 19,2% Công đoàn ngày càng có được sự ủng hộ nhiều hơn từ các cuộc tổng bãi công mỗi ngày và quần chúng nhân dân ngày càng phản đối lực lượng Junta. Đầu năm 1982, Tổng thống Leopoldo Galtieri, người đứng đầu chính quyền quân sự cầm quyền của Argentina, đã cho phép xâm lược Quần đảo Falkland thuộc Anh Hoạt động này được thiết kế để thu hút sự chú ý khỏi nhân quyền và các vấn đề kinh tế ở quê nhà bằng cách củng cố lòng tự hào dân tộc và gắn bó với yêu sách lâu đời của quốc gia về quần đảo này.

Bằng việc chọn hành động quân sự, chính phủ Galtieri hy vọng huy động những cảm tình ái quốc trường kỳ của người Argentina hướng về các quần đảo, và do đó chuyển hướng chú ý của công chúng khỏi những vấn đề kinh tế mãn tính của quốc gia và những vi phạm nhân quyền liên tục của chế độ Hành động như vậy cũng sẽ củng cố tính hợp pháp đang suy giảm của họ Báo La Prensa suy đoán một kế hoạch từng bước với việc cắt đứt tiếp tế cho các quần đảo, kết thúc bằng những hành động trực tiếp trong năm 1982, nếu những cuộc đàm phán tại Liên Hợp Quốc không có kết quả.

Trong những năm thập niên 80, đất nước này còn vướng vào khủng hoảng nợ Mỹ Latinh, được manh nha từ những năm 1970 Brazil, Argentina và Mexico phát triển khá mạnh, chủ yếu do vay nước ngoài quy mô lớn để nâng cấp công nghiệp trong nước và cải thiện cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, đến đầu thập niên 80, các nước Mỹ Latinh bắt đầu gặp khó khăn trong việc trả nợ Kinh tế thế giới suy thoái những năm 1979, 1980 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất khẩu của các nước này Một nguyên nhân khác là các khoản vay bị sử dụng thiếu thận trọng và có liên quan đến tham nhũng Từ giữa năm 1975-1982, các khoản nợ công của các nước Latinh đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới tăng với tỷ lệ gộp hàng năm lên đến trên 20%, khiến tổng nợ vay đã tăng từ 75 tỷ USD năm 1975 lên đến hơn 315 tỷ USD năm 1983, trong đó, thanh toán lãi suất và trả vốn gốc tăng mạnh, từ 12 tỷ USD năm 1975 lên đến 66 tỷ USD năm 1982 (The berge 1999).

Tình hình Anh

Vương quốc Anh đang trong thời kỳ chính trị bảo thủ, đứng đầu là thủ tướng Margaret Thatcher Ngày 4 tháng 5 năm 1979, bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh với sự ủy nhiệm của cử tri nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái kinh tế của đất nước cũng như thu nhỏ vai trò của nhà nước trong các chức trách về kinh tế.

Bắc Ireland đang trong giai đoạn bạo lực Quân nổi dậy đã đặt bom và ám sát kẻ thù của nó,bao gồm cả Airey Neave, bạn thân của Thatcher vào năm 1979, người dự kiến sẽ phụ trách ở đó Quân

MÂU THUẪN CHÍNH TRỊ

Liên Hợp Quốc và sự thất bại trong nỗ lực ngoại giao

1.1 Vấn đề quần đảo Malvinas/Falkland tại Liên Hợp Quốc

Sau khi được thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một quá trình giải phóng thuộc địa nhằm trao quyền tự trị cho các khu vực rộng lớn của châu Phi và châu Á nằm dưới ách thống trị của thực dân Trong bối cảnh này, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) vào năm 1960 đã thông qua Nghị quyết 1514 “Tuyên bố Trao trả Độc lập cho các dân tộc thuộc địa", trong đó thiết lập sự cần thiết chấm dứt, nhanh chóng và vô điều kiện, chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức Nghị quyết này đã dành hai nguyên tắc định hướng cho quá trình giải phóng thuộc địa Một là “Tự quyết của các dân tộc”, hai là “Toàn vẹn lãnh thổ” Nguyên tắc sau được cho là một giới hạn của nguyên tắc đầu, hay có thể hiểu tự quyết của các dân tộc không thể áp dụng cho các vùng lãnh thổ bị xâm chiếm bởi một quốc gia khác Điều 6 của Nghị quyết này đề ra nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ trong các điều khoản sau đây: "Mọi nỗ lực nhằm phá vỡ một phần hoặc toàn bộ tổng thể của quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia là không phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc".

Thực hiện Nghị quyết năm 1514, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1965 đã thông qua Nghị quyết 2065, đề cập cụ thể đến quần đảo Malvinas, trong đó bao gồm các nội dung sau:

Coi vấn đề Quần đảo Malvinas là một trong những hình thức của chủ nghĩa thực dân cần phải chấm dứt.

Ghi nhận việc tranh chấp giữa chính phủ Argentina và chính phủ Anh Quốc, điều này đặt ra câu hỏi về sự hiện diện của Anh quốc tại Quần đảo.

Quan hệ quốc tế None

Kêu gọi chính phủ Argentina và chính phủ Anh Quốc cùng ngồi lại đàm phán để tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này và báo cáo kết quả lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Năm 1966, thực hiện Nghị quyết 2065, Vương quốc Anh đồng ý bắt đầu đàm phán với Argentina để giải quyết tranh chấp, trong đó họ đã tìm ra được những giải pháp khác nhau Tuy nhiên, trong 1975-1976, Anh bắt đầu tiến hành các hoạt động đơn phương liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên quần đảo Những hành động này đã bị Argentina phản đối, dẫn đến một tình huống căng thẳng giữa hai nước.

Năm 1976, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phê duyệt Nghị quyết 31/49, với một phiếu chống lại – lá phiếu của Vương Quốc Anh - trong đó nêu rõ: 1) Công nhận "những nỗ lực liên tục" của chính phủ Argentina nhằm "tạo thuận lợi cho quá trình giải phóng thuộc địa và thúc đẩy phúc lợi của người dân trên đảo", và 2) Kêu gọi các bên kiềm chế đưa ra những "sửa đổi đơn phương trong bối cảnh này", khi chưa kết thúc các cuộc đàm phán Năm 1982 một cuộc chiến tranh giữa Argentina và Vương quốc Anh trên quần đảo Malvinas đã diễn ra Cuộc chiến tranh không làm thay đổi bản chất của tranh chấp chủ quyền giữa hai nước và vị thế của Liên Hợp Quốc vẫn giữ nguyên Bằng chứng của việc này là: một vài tháng sau khi kết thúc chiến tranh, tháng 11 năm 1982 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 37/9, kêu gọi cả hai bên nối lại đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình và nhắc lại các nghị quyết trước.

Yêu cầu này đã được nhắc lại trong các nghị quyết tiếp theo của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được thông qua hầu như hàng năm kể từ đó cho đến nay.

1.2 Thất bại của các nỗ lực ngoại giao

Trong cuộc chiến, không có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Anh và Argentina, do đó, các cuộc đàm phán đã được tiến hành một cách gián tiếp và thông qua các bên thứ ba, bên sau đó sẽ nói chuyện với phía bên kia (“ngoại giao con thoi”) Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Javier Pérez de Cuéllar người Peru, thông báo rằng những nỗ lực của mình để vãn hồi hòa bình đã vô ích Mặc dù Peru (là đại diện cho lợi ích ngoại giao của Argentina ở Anh) và Thụy Sĩ (là đại diện cho lợi ích ngoại giao của Anh tại Argentina) exerted lớn áp lực ngoại giao để tránh chiến tranh, họ đã không thể giải quyết cuộc xung đột và một kế hoạch hòa bình được đề xuất bởi Tổng thống Peru Fernand Belaúnde Terry mặc dù được chấp nhận bởi Anh đã bị từ chối bởi Argentina.

Bất đồng quan điểm

Năm 1501, nhà mạo hiểm Tây Ban Nha, Amerigo Vespucci khi du hành vòng quanh vùng Nam Đại Tây Dương, đã quan sát các hải đảo này, nhưng ông ta không đặt tên cho chúng Năm 1520, các thủy thủ của đoàn thám hiểm Magallan gọi các đảo đó là “Islas de Sansón y de los Patos” (“Islands of Samson and the Ducks”).

Năm 1690, thuyền trưởng người Anh, John Strong đã đến 1 eo biển nằm giữa các hòn đảo chính và đặt tên là “Falkland Sound” Năm 1764, nhà thám hiểm Pháp, Đô đốc Louis Antoine de Bougainville đã chiếm làm thuộc địa đầu tiên, đặt tên là Port St Louis, ông là người Pháp đầu tiên đi vòng quanh thế giới trong thế kỷ 18 Đến năm 1765, John Byron, người Anh, không biết sự hiện diện của Pháp nên đã khai thác phía tây của quần đảo, chiếm làm thuộc địa năm 1766 và đặt tên là Port Egmont.

Vào năm 1767, Pháp đã bán các quần đảo thuộc địa cho Tây Ban Nha với giá 60,3000 livres.Bougainville dùng số tiền đó để sửa chữa tàu và mua đồ dự phòng cho chuyến du hành vòng quanh thế giới Năm 1770, Tây Ban Nha đã dùng vũ lực tấn công Port Egmont, trục xuất cư dân Anh ra khỏi đảo Việc này đã đưa 2 nước đến bên cạnh hố chiến tranh Nhưng sau đó, Anh trở lại nhờ 1 hiệp ước hòa bình Năm 1774, vì áp lực kinh tế do bởi Chiến tranh Độc lập của Mỹ (1775-1783), Anh đơn phương quyết định rút khỏi các thuộc địa Từ đó Tây Ban Nha bảo quản nhưng sau đó bỏ đi vào năm 1811.

Sau đó đến năm 1828, Argentina thành lập thuộc địa dùng làm nơi giam giữ tội nhân Tháng

11 năm 1832 các tù nhân và hải tặc đã nổi loạn giết chết Thống đốc Tháng giêng năm 1833, lực lượng Anh trở lại, đưa dân của mình vào sinh sống và chiếm lấy làm căn cứ hải quân cho Hoàng gia Anh, sau đó biến thành 1 căn cứ chiến lược quan trọng của Anh trong suốt 2 cuộc Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến Khi Anh trở lại, tại quốc hội Argentina, trưởng đảng Federal, ông Manuel Moreno đã đứng ra phản đối việc tái chiếm đóng của Anh Từ đó trở đi cho đến năm 1849 việc tranh giành chủ quyền trở thành đề tài gây tranh cãi hàng năm trong quốc hội Argentina giữa 2 phái ôn hòa và hiếu chiến Chính phủ Anh đã từ chối kháng nghị đầu tiên và làm ngơ không trả lời gì về các kháng nghị sau đó của chính phủ Argentina.

Vào năm 1850, một hiệp định thuộc địa, hay còn gọi là hiệp ước Arana-Southern, đồng ý khôi phục mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước, tuy không đề cập đến chủ quyền của các hải đảo nhưng trong bản đồ tài trợ (Sponsored map) chính thức có ghi nước Argentina bao gồm những hải đảo Malvinas/Falkland Nhờ đó chính phủ Argentina đã không gửi thêm những kháng nghị nữa cho tới năm 1885 Năm 1888, Argentina đưa ra đề nghị về chủ đề “trọng tài phân xử” nhưng chính quyền Anh từ chối ngay Khác với cuộc phản kháng của năm 1885, chính phủ Anh đã không thụ nhận bất cứ kháng nghị nào của Argentina nữa trong suốt thập niên 1940 Mặc dù các chính phủ kế tiếp của Argentina đều chính thức trình kháng nghị đến Vương quốc Anh Chính phủ Argentina khai rằng đã gửi tất cả 27 kháng nghị cho chính phủ Anh và các cơ quan quốc tế nhưng không xác định rõ thời gian Theo luật quốc tế, nếu giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu Sau Thế chiến thứ hai, đế quốc Anh suy yếu, các thuộc địa ở châu Á, châu Phi và vùng Caribbean giành lại được độc lập Argentina nhận thấy đây là một cơ hội tốt để giành lại chủ quyền trên các quần đảo nên đã nêu rõ yêu sách của mình sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1945 Anh đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (vào năm 1947, 1948 và 1955) để tìm sự dàn xếp Thế nhưng, trên mỗi cơ hội đó, Argentina đều từ chối.

Năm 1964, Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Anh và Argentina tiến hành các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình về vấn đề chủ quyền cho các quy định và mục tiêu của nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc và lợi ích của người dân sống trên quần đảo Malvinas/Falkland Một loạt các cuộc đàm phán giữa hai nước đã diễn ra trong suốt 17 năm tiếp theo cho đến năm 1981, dù đã có một số thành công trong việc thiết lập các quan hệ kinh tế và vận chuyển giữa các đảo và Argentina, nhưng cũng không đạt được một thỏa thuận nào về chủ quyền,.

2.2 Hành động của Anh và Argentina

Sau khi ký kết thỏa thuận truyền thông, ngày 03/07/1971, không quân Argentina đã phá hủy sự cô lập các đảo bằng cách mở đường hàng không với một chuyến bay đổ bộ từ Comodoro Rivadavia. Năm 1972, Anh đồng ý cho phép Argentina xây dựng một đường băng tạm thời gần thủ đô Stanley theo yêu cầu của phía Argentina Ngày 15/11/1972 một đường băng tạm thời đã được khánh thành với sự xuất hiện đầu tiên của 1 máy bay chở hành khách Fokker F-27, có 2 chuyến bay trong 1 tuần Các chuyến bay được nâng cấp vào năm 1978 nhờ một sân bay cố định do chính phủ Anh tài trợ Đường hàng không này là phương tiện duy nhất để liên lạc giữa các đảo với nhau được duy trì cho đến khi xảy ra chiến tranh giữa 2 nước vào năm 1982 Công ty dầu khí YPF của Argentina thường xuyên chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho các hòn đảo này.

Trong khi đó, tại quốc hội Anh, chính phủ Anh hạn chế những vận động hành lang về việc trao trả chủ quyền lại cho Argentina Bất kỳ biện pháp nào của Bộ Ngoại giao đề xuất về vấn đề chủ quyền đều bị kịch liệt lên án bởi 1 số người dân trên đảo (những người muốn ở lại với nước Anh) Vì thế chính phủ Anh duy trì vị trí tùy theo quyền tự quyết của người dân trên đảo Thế nhưng, Argentina thì không công nhận quyền tự quyết đó Vì thế những cuộc đàm phán về vấn đề chủ quyền lại đi đến bế tắc.

Năm 1976, Argentina đưa 1 đội thám hiểm tới Nam Thule, một hòn đảo trong quần đảo Nam Sandwich mà tại thời điểm đó là một phần phụ thuộc quần đảo Falkland Việc đổ bộ này đã được báo cáo về Anh vào năm 1978 nhưng chính phủ Anh tuyên bố bác bỏ ý định gửi một lực lượng Hải quân Hoàng gia đến để tháo dỡ các cơ sở Corbeta Uruguay của Argentina.

Vào năm 1977 đã xảy ra 1 cuộc đối đầu nghiêm trọng hơn khi Hải quân Argentina ngưng cung cấp nhiên liệu cho Sân bay Port Stanley và tuyên bố từ chối yêu cầu treo cờ Red Ensign của Anh khi bay vào vùng biển Malvinas (Red Ensign hay Red Duster là lá cờ của hải quân Hoàng gia Anh) Anh cho rằng theo truyền thống, những chiếc tàu của nước ngoài khi đi vào vùng biển của một quốc gia khác phải treo cờ hàng hải của nước đó theo đúng trách nhiệm của mình Chính phủ Anh nghi ngờ Argentina sẽ gửi thêm 1 đội thám hiểm nữa tới miền Nam Thule, nên Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, James Callaghan đã ra lệnh cho một tàu ngầm hạt nhân (HMS Dreadnought) và 2 tàu khu trục (Alacrity và Phoebe) tới Nam Đại Tây Dương, với vai trò chuẩn bị giao chiến nếu xảy ra một cuộc đụng độ với hải quân Argentina Anh đã có dự định thiết lập một vùng ngăn chặn xung quanh các đảo.

Sự kiện này đã được giữ bí mật cho đến khi xảy ra những cuộc tranh luận ở quốc hội Anh trong lúc chiến tranh với Argentina bùng nổ vào năm 1982.

Năm 1982, Argentina rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng với những náo động trong dân chúng chống lại sự đàn áp của chính quyền quân sự độc tài Ngày 19/3/1982, Argentina đưa

60 công nhân lên hòn đảo Nam Georgia (thuộc quần đảo Falkland) Họ tháo dỡ một trại săn cá voi bỏ hoang, sau đó dựng ngọn quốc kỳ của Argentina, chính thức thách thức chủ quyền với Anh Chính phủ Anh công kích việc chiếm đóng phi pháp của Argentina và yêu cầu rút lui Vào ngày 2 tháng 4 năm

1982, Tổng tư lệnh hải quân Argentina, Jorge Anaya đã kết hợp với lực lượng bộ binh, đưa 8000 quân lính và 20 chiến xa đổ bộ lên quần đảo Falkland, nắm quyền kiểm soát, lấy lý do là vì họ đã dành được độc lập, thoát khỏi nền cai trị của Tây Ban Nha từ năm 1816 và Tây Ban Nha đã để lại các quần đảo đó cho họ.

Chính phủ Anh lập tức cắt đứt quan hệ với Argentina và ra sắc lệnh trả đũa Thủ tướng Anh đương thời là bà Margaret Thatcher (mệnh danh là Iron lady) đã ra lệnh cho 27 000 lính và 100 tàu chiến bao gồm tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm,… xuất trận.

KẾT QUẢ

Tiền chiến tranh

Lúc bấy giờ, tình hình chính trị Argentina đã rơi vào căng thẳng tột độ Nền kinh tế đã bị ảnh hưởng trầm trọng bởi chế độ độc tài quân sự của Lực lượng Tổ chức lại Hành chính Quốc gia – National Reorganization Process, hay còn được gọi là Junta Chính quyền này đã giết hàng ngàn công dân Argentina thuộc phe đối lập chính trị với chính phủ của họ khiến rất nhiều nạn nhân đã mất mạng. Không có toà án pháp luật để chống lại tham nhũng làm cho đất nước trở thành “con bệnh” càng thêm trầm trọng Thời kì này được các nhà sử học gọi là cuộc chiến bẩn thỉu - the Dirty War.

Trong năm 1981, Argentina chứng kiến lạm phát phi mã lên đến hơn 600%, GDP giảm 11,4%, sản lượng sản xuất giảm 22,9% và tiền lương thực tế giảm 19,2% Công đoàn ngày càng có được sự ủng hộ nhiều hơn từ các cuộc tổng bãi công mỗi ngày Quần chúng nhân dân ngày càng phản đối lực lượng Junta.

( Leopoldo Galtieri, lãnh đạo lực lượng Junta)

Tổng thống Galtieri, người đứng đầu chính phủ quân sự, lúc này cần hơn bao giờ hết đánh lạc hướng mối quan tâm của công luận về các vấn đề kinh tế và nhân quyền Đối với Galtieri, việc này sẽ được giải quyết bằng một chiến thắng nhanh chóng ở Falklands Điều này sẽ làm tăng lên tình cảm dân tộc chủ nghĩa và tạo nên niềm tin vào chính phủ trong lòng công chúng Từ đó, chính quyền Argentina muốn tạo bàn đạp để dành thắng lợi trước Chile trong cuộc chiến giành lãnh thổ đất liền của mình.

Với một Anh Quốc vẫn luôn hùng mạnh với sức mạnh quân sự khổng lồ và sự sẵn lòng sử dụng sức mạnh quân sự đó để bảo vệ lợi ích của mình, chính quyền Argentina, dù không ngại sử dụng quân lực của mình, cũng đã lường được nhiều trở ngại trong việc đưa quân Tuy nhiên, vào ngày 02 tháng 04 năm 1982, quân đội Argentina, lãnh đạo bởi lực lượng Junta, đã chiếm đóng cảng Stanley.

(Jorge Anaya, chỉ huy hải quân Argentina, người đóng vai trò chính trong quyết định xâm chiến Falkland)

1.2 Anh Quốc Đô đốc hải quân Anaya của Argentina đã trích những sự kiện điển hình sau đây để ủng hộ quyết định của Junta:

Thất bại của Anh trong chiến dịch kênh đào Suez năm 1956.

Cuộc cắt giảm nhân sự Hải quân Hoàng gia và lực lượng binh chủng Anh hải ngoại vào năm 1957.

Chính quyền đảng Lao động cắt giảm lực lượng Anh ở phía Đông kênh đào Suez trong nỗ lực điều chỉnh nền kinh tế vào năm 1966.

Cuối những năm 1960, sự giảm tải nhiệm vụ của lực lượng Hải quân Hoàng gia, việc hủy bỏ chế tạo máy bay mẫu hạm mới, các kế hoạch ngừng hoạt động mọi máy bay mẫu hạm, đưa các nhiệm vụ không kích chiến thuật cho lực lượng Không quân Hoàng gia - điều làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của lực lượng Hải quân Hoàng gia trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.

Sự thất bại của đảng Bảo thủ trong việc thay đổi tình thế này vào giai đoạn 1970-1974 càng cho thấy Anh sẽ khó có thể khôi phục sức mạnh trong tương lai xa.

Quyết định ngừng hoạt động hoàn toàn máy bay mẫu hạm và tàu sân bay của chính phủ đảng Lao động năm 1975.

Quyết định ngừng hoạt động ẳ lực lượng đỏnh bộ của Hải quõn Hoàng gia và đồng thời đàm phán về việc bán ⅓ số tàu sân bay hạng nhẹ vừa được chế tạo cho Úc của chính phủ đảng Bảo thủ năm 1981.

Bản thân nước Anh với các sự cắt bỏ về quân sự cũng đã phải giảm hết sức lực lượng biên phòng cả ở trên quần đảo Falkland, mặc cho âm mưu giành lại lãnh thổ của Argentina suốt nhiều thập kỉ Thời điểm Arghentina thực hiện những hành động công kích chủ quyền với đảo Falkland tiền cuộc chiến, chỉ có đúng 40 lính Hải quân Hoàng gia Anh có mặt ở trên các đảo để thực hiện nhiệm vụ.

Những căn cứ trên của Anaya cho thấy vị thế chính trị suy yếu của Anh lúc này đã được cả thế giới công nhận Về mặt kinh tế, Anh cũng gặp rất nhiều trục trặc Những năm 1970, nền kinh tế Anh chịu sự bất ổn sâu sắc với sự sụp đổ của nền công nghiệp sản xuất Tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá trị đồng bảng Anh giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các cuộc đình công diễn ra khắp nơi, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

Dưới quyền của thủ tướng Margaret Thatcher, nền kinh tế của Anh được đặt dưới nhiều sự cải cách về chính sách đáng kể mà kết quả ban đầu là đã dẫn tới vô số bất ổn xã hội càng khiến cho chính trị Anh Quốc lâm vào khủng hoảng

(Margaret Thatcher, Thủ tướng Anh Quốc nhiệm kỳ 1979-1990)

Với những chính sách kinh tế mới nhằm vực dậy nền kinh tế Anh lúc bấy giờ, bà đã vô hình chung đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái: 3 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, ngành công nghiệp sản xuất phía Bắc nước Anh điêu đứng, Với tình trạng đó, dân chúng nước Anh ngày càng nghi ngờ chính quyền Liên tiếp những cuộc bạo loạn xảy ra nhằm phản đối những chính sách kinh tế và sự cầm quyền của tân Thủ tướng Ngay cả trong lòng bộ máy chính quyền cũng xảy ra nhiều mâu thuẫn khi chính các thành viên Nội các cũng quyết liệt phản đối sự cầm quyền của Thatcher và yêu cầu bà xuống chức

Trước sự tấn công của Argentina vào quần đảo Falkland, quyết định phản công của nữ thủ tướng được coi là một “ván cược khổng lồ” - thứ sẽ quyết định độ tín nhiệm và quyền lực của cả bộ máy chính phủ nói chung và đảng Bảo thủ nói riêng trong bối cảnh bất ổn xã hội leo thang

Trước những trục trặc về mặt đối nội mà cả 2 bên Anh và Argentina đều đang gặp phải, chiến thắng về chủ quyền quần đảo Falkland sẽ không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp về mặt kinh tế từ khai thác tiềm lực khoáng sản, mà còn cả sự bình dịu dân chúng, ổn định xã hội, và tăng sự tín nhiệm với chính quyền trong nước.

Mặc cho nỗ lực ngăn cản chiến tranh xảy ra của các bên liên quan, những chính sách ngoại giao của Anh suốt thập niên 70s nhằm tránh bằng mọi giá nguy cơ chiến tranh nổ ra đã không thành Theo các nhà sử học chính trị, phần lớn những cuộc đàm phán giữa hai nước không chỉ không giải quyết được bất cứ mâu thuẫn nào về chủ quyền quần đảo, mà đường lối ngoại giao quá mềm dẻo của Anh lúc bấy giờ còn vô tình gửi những tín hiệu về một nước Anh yếu đuối cho chính quyền quân sự đang hiếu thắng của Argentina.

Không chỉ dừng lại ở đàm phán, những sửa đổi mới trong luật về quốc tịch của Anh vào năm

1981 bác bỏ quyền công dân toàn diện của người dân quần đảo Falklands, cùng với sự cắt giảm biên phòng ở quần đảo cũng cho thấy Anh lúc này đã không còn chú tâm tới việc bảo vệ chủ quyền ở Falkland

Diễn biến chiến tranh Falkland

Vào buổi chiều tối ngày 31 tháng 03 năm 1982, chính quyền Anh nhận được tin tình báo về một cuộc viễn trinh của quân đội đặc nhiệm Argentina tới Stanley, thủ đô của quần đảo vào sớm thứ Sáu ngày 02 tháng 04 Đô đốc hải quân Anh, Henry Leach, cho rằng khó có thể ngăn chặn sự chiếm đóng của Argentina, nhưng việc Anh chiếm lại là khả thi Việc này sẽ yêu cầu Anh phải vận dụng toàn bộ binh chủng mạnh nhất của Anh lúc bấy giờ, với cả 2 tàu máy bay chiến hạm, toàn bộ lực lượng đi kèm, hải quân và đặc nhiệm

Ngày 02 tháng 04 năm 1982, quân Argentina chính thức dẫm những bước chân đầu tiên lên quần đảo Falkland, mở đầu cho chiến dịch chiếm lại quần đảo Việc chiếm đóng đã diễn ra nhanh chóng khi lực lượng Hải quân Hoàng gia hiện diện trên Falkland vào thời điểm này, dù đã được tăng lên 80 người, vẫn còn quá ít ỏi so với quân số gần 1.000 lính Argentina Mặc dù có quân số áp đảo, trong thời điểm này quân Argentina được lệnh không làm trọng thương lính Anh Sau khi bắt giữ toàn bộ lính Anh, Argentina tiếp tục đổ bộ thêm 3.000 lính lên các hòn đảo.

Sau khi có thông báo Argentina đã chính thức đổ bộ lên Falkland, Nội các Anh lập tức tổ chức họp khẩn cấp Mặc dù đã nhận được tin tình báo trước một ngày, cuộc tấn công của Argentina vẫn rất bất ngờ đối với chính quyền Anh Tuy nhiên, với lập trường vững chắc của tân thủ tướng Anh, bà đã dứt khoát ra lệnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Argentina và phản công với toàn bộ binh lực quốc gia có thể điều động.

Ngày 21 tháng 04, quân đội Anh đã cập bến tới quần đảo Việc Anh dồn lực phản kích ngay sau khi nhận được tin báo cũng phần nào làm cho các lãnh đạo Argentina ngạc nhiên Họ đã quá chủ quan với lập trường rằng Anh sẽ không phản công Điều này khiến cho phía Argentina cũng phải thay đổi phần nào chiến lược, điều được coi là nguyên nhân chính cho những sai lầm trong nhiều quyết định quân sự sau này của Argentina. Để tập trung vào mặt chính trị Quan hệ Quốc tế của tiểu luận này, chúng tôi không khai thác sâu vào tình tiết của cuộc chiến tranh Nhìn tổng thể, cả hai bên đều đã chi hàng tỉ USD trong suốt cuộc chiến, mặc cho tình hình kinh tế của cả hai nước đều đã và đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

Hải quân hoàng gia Anh tham chiến 2 tàu sân bay là HMS Invincible và Hermes (tàu chỉ huy);

2 tàu đốc đổ bộ trực thăng (LPD) là HMS Fearless và Intrepid; các tàu khu trục HMS Bristol, Sheffield, Glasgow, Coventry…; tàu ngầm lớp Churchill như HMS Conqueror, Courageous; tàu phá băng Endurance…cùng hàng loạt tàu hỗ trợ khác.

Vũ khí trang bị chủ yếu là tên lửa đối không Sea Slug, Sea Cat, Sea Wolf; tên lửa đối hạm Exocet MM 38, tên lửa diệt tàu ngầm Ikara; pháo Mark, Oerlikon…; ngư lôi Mark 24 Tigerfish và Mark 8.

Lực lượng máy bay của Anh chủ yếu gồm máy bay chiến đấu Sea Harrier, Sea King, Wessex; Lynx; trực thăng Chinook; máy bay phản lực Phantom; máy bay ném bom chiến lược Vulcan, Victor; máy bay vận tải Hercules…

Ngoài ra, Anh đưa vào chiến trường 3 lữ đoàn biệt kích và 5 lữ đoàn bộ binh với trang bị vũ khí khá hiện đại như súng L1A1 SLR, súng phóng lựu M79…

Hải quân Argentina không có sức mạnh hùng hậu như Anh, chỉ có tàu sân bay duy nhất là Veinticinco de Mayo Ngoài ra, là lực lượng tàu nhỏ hơn: 2 tàu khu trục Comodoro Py, Segui; tàu đổ bộ USS De Soto; tàu hộ tống Guerrico; nhiều tàu tuần tra; tàu ngầm Type 209 Sức mạnh chủ yếu của Argentina là lực lượng máy bay chiến đấu có khả năng tác chiến cao, gây ra thiệt hại đáng kể cho hạm đội tàu của Anh.

Một số máy bay chủ lực tham chiến của Argentina là máy bay chiến đấu Mirage IIIEA, IAI Dagger (do Israel cung cấp), Douglas A-4 Skyhawk; máy bay trinh sát Boeing 707; máy bay vận tải C-130 Hercules; máy bay dân dụng Fokker F28…

Hỏa lực của Argentina bao gồm: tên lửa không đối không Sidewinder tầm ngắn (trang bị cho Skyhawk); Shafrir 2(trang bị cho IAI Dagger); Matra R550/R530 (trang bị cho Mirage); tên lửa không đối hạm Exocet 39; rocket MB339 và Pucaras…

Lực lượng tác chiến trên bộ của Argentina gồm 2 lữ đoàn bộ binh cơ giới chủ đạo với đội pháo binh; ngoài ra còn lực lượng quân đội hỗn tạp; lính thủy đánh bộ và hiến binh. Đây là cuộc chiến lớn đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới 2 trên biển và trên không, giữa hai lực lượng quân sự được trang bị hiện đại Trong khi Anh có lợi thế hơn về kinh nghiệm chiến đấu, còn Argentina có lợi thế hơn về vị trí địa lý do ở gần quần đảo Falkland.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra xuyên suốt 10 tuần và kết thúc vào ngày 14/06/1982 với sự đầu hàng của chỉ huy quân đội Argentina - chuẩn tướng Mario Mendenez, cùng với 9.800 lính của mình Kết thúc cuộc chiến, cả hai bên đều ghi nhận nhiều thương vong như sau:

Tổng số, 907 người thiệt mạng trong 74 ngày diễn ra cuộc tranh chấp Trong đó, con số bên Argentina là 649 người Bên phía Anh, có 255 binh lính và sĩ quan thiệt mạng.

Số người bị thương lên tới 1.188 (phía Argentina) và 777 (phía Anh) Số người Argentina bị bắt làm tù binh là 11.313 người, còn phía Anh chỉ có 115 người.

Thiệt hại về khí tài:

Quân đội Anh mất 2 tàu khu trục (Coventry và Sheffield) và 2 tàu khinh hạm (Ardent và Antelope), 1 tàu đổ bộ, 1 tàu vận chuyển, 24 trực thăng và 10 máy bay chiến đấu.

Về phía Argentina, tàu tuần dương General Belgrano, tàu ngầm Santa Fe, 4 tàu chở hàng, 2 thuyền tuần dương, 1 thuyền đánh cá do thám.

Hậu chiến tranh

Trong nhiều năm, tiềm lực của Anh Quốc đã không ngừng bị nghi ngờ, với sự thụt lùi về mặt kinh tế và trục trặc trong sự cam kết với quốc tế Nhìn nhận lại vấn đề, ít quốc gia sẽ dám dấn thân vào một cuộc đấu tranh vũ lực khi đang ở giữa một giai đoạn thoái trào kinh tế đáng báo động Một lần nữa, nước Anh đã chứng minh tiềm lực và ý chí của một đất nước đế quốc, thứ mà đã đưa Anh Quốc nắm quyền chi phối khắp mọi ngóc ngách của thế giới ở thế kỉ trước đó.

Chiến thắng của Anh đã mang lại danh tiếng đáng kể cho Thatcher, được báo chí Liên Xô đặt biệt danh ‘Người đàn bà thép’ Đảng bảo thủ nhận được chiến thắng áp đảo trong những cuộc bầu cử quốc hội sau này Chính bà thủ tướng, Margaret Thatcher, cũng lấy lại được niềm tin của dân chúng và tiếp giữ được quyền lực của mình trong nhiều năm, cho tới tận 1990 để trở thành thủ tướng tại chức lâu nhất trong lịch sử Anh Quốc.

Về phía Argentina, sự vụ đã rẽ theo một hướng hoàn toàn khác.

Sự đánh mất quần đảo Malvinas để lại cảm giác rất sâu lắng trong ý thức về bản sắc dân tộc của người Argentina Chính quyền Junta và Galtieri sớm bị buộc từ chức, và sự can thiệp của quân đội vào chính trị hoàn toàn bị lật đổ Chính quyền dân chủ đã được phục hồi ở Argentina Tuy nhiên, người Argentina vẫn lưu giữ mối thù với Anh và niềm tin mãnh liệt về chủ quyền của họ với quần đảo Malvinas.

Sau khi chính quyền dân chủ được tái thành lập ở Argentina, nhiều quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới đã được phục hồi Tuy nhiên, phải đến tận năm 1990 thì quan hệ ngoại giao giữa Anh và Argentina mới được khôi phục.

Ý nghĩa

4.1 Ý nghĩa của cuộc tranh chấp chính trị giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland Ý nghĩa đối với Anh

Việc Anh giành chiến thắng trong trận chiến trên quần đảo Falklands đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính phủ Đặt trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, khi Anh đang trong thời kì khủng hoảng kinh tế, chính phủ không được lòng dân và bạo loạn lan rộng Chiến thắng Falklands như một cú khích thoát khỏi suy thoái, dành lại lòng tin của quần chúng nhân dân.

Falklands là sự cộng hưởng của sức mạnh dân tộc, là kết quả của sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó có trí tuệ và bản lĩnh, thái độ cương quyết trong việc giữ gìn chủ quyền. Chiến thắng này đã chứng tỏ tài lãnh đạo tài ba, sáng suốt của những nhà cầm quyền nước Anh Đối với Anh, chiến thắng đã tạo ra một động lực rất cần thiết cho niềm tin quốc gia của nước này, tái khẳng định vị thế quốc tế và đảm bảo chiến thắng cho Chính phủ Thatcher trong cuộc bầu cử năm 1983.

Chiến thắng đã giáng một đòn mạnh mẽ, đập tan âm mưu tranh giành lãnh thổ của nhà cầm quyền Argentina Đó là lời khẳng định đanh thép trong việc giữ gìn lãnh thổ, chủ quyền của nhà cầm quyền Anh

Tóm lại, việc giành chiến thắng trên đảo Falkland có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nước Anh, giúp khẳng định vị thế của Anh trên trường thế giới. Ý nghĩa với Argentina

Tranh chấp trên quần đảo Falkland là một minh chứng cho việc Argentina đã không nỗ lực tranh thủ quan hệ ngoại giao tốt với các nước có mâu thuẫn với Anh, nhất là các thành phần tiến bộ trong quốc hội Anh cũng như trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ việc trao trả lại thuộc địa Argentina đã không biết khiêm tốn, không đánh giá đúng sức mạnh của mình, chỉ vì muốn giải quyết sự mất đoàn kết trong nội bộ giữa 1 bên ôn hòa tiến bộ và 1 bên háu chiến bảo thủ, tránh bị chỉ trích là hèn nhát khiếp nhược, nên đã quá khích đưa quân đổ bộ chiếm lại các hải đảo trong khi quân lực còn yếu kém và không có đồng minh mạnh Một hành động thiếu sáng suốt, thiếu suy xét về hậu quả của thành phần lãnh đạo háu chiến, yêu nước cực đoan này đã tạo cơ hội cho Anh trục xuất tất cả người dân Argentina trên các đảo Điều quan trọng là đã tạo cho Anh có lý do chính đáng để ở lại trên các đảo chiếm đóng, có thêm đồng minh và có thêm tiếng nói mạnh trong Liên Hiệp Quốc Tất cả những tài liệu nói về cuộc chiến đều cho thấy Argentina hoàn toàn không thể thắng được Anh.

Việc đấu tranh giành lại chủ quyền trên các hải đảo từ 1 nước lớn là 1 nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì không tranh thủ được sự ủng hộ của các nước lớn khác, bản thân các nước lớn đều là những nước đang có vấn đề với các thuộc địa mà họ đã và đang chiếm đóng Sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc cũng bị giới hạn vì mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên cố định( Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc). Chỉ cần 1 nước thành viên cố định bỏ phiếu chống thì nghị quyết của Hội đồng Bảo an coi như bị phủ quyết.

Tuy nhiên, việc thất bại của Argentina cũng đã để lại ý nghĩa về sự tỉ mỉ của kế hoạch tác chiến Ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, khi Argentina cử 2 mật vụ đặt bom lên tàu của Anh, chúng ta thấy đây là một kế hoạch tỉ mỉ, đã có chuẩn bị kỹ càng từ trước Nếu lúc đó, 2 mật vụ cẩn thận hơn trong việc cải trang và hòa nhịp cuộc sống của người dân, có lẽ Argentina đã thành công phá hủy tàu của Anh Và kết quả của cuộc chiến từ đó cũng đôi chút thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Argentina Tuy nhiên, họ đã bị phát hiện chỉ vì một lí do hết sức ngớ ngẩn: bị phát hiện do tưởng nhầm là cướp Đây là một ví dụ tuyệt vời về sự sáng tạo trong nghệ thuật chiến đấu quân sự, nhưng cũng là một lời cảnh tỉnh có ý nghĩa hết sức to lớn về sự cần thiết của dự trù rủi ro, suy nghĩ cẩn thận hơn nữa trong tạo lập kế hoạch trong chiến đấu. Ý nghĩa chung

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những vai trò và ý nghĩa nhất định Không nằm ngoài quy luật đó, tranh chấp chính trị giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland cũng có những ý nghĩa riêng của nó Đầu tiên và cũng là ý nghĩa quan trọng nhất, cuộc chiến giữa Anh và Argentina đã khiến chúng ta thấy rõ sự tàn khốc của chiến tranh Cả 2 bên tham chiến đều tổn thất nặng nề về mặt vật chất, đồng thời tổn hại, ám ảnh cả về mặt tinh thần Hàng trăm mạng người vô tội ngã xuống vì bom đạn, những người vợ mất chồng, mẹ mất con, bao gia đình tan nát vì khói bụi chiến tranh Đau đớn hơn cả, dư âm của chiến tranh sẽ còn ám ảnh mãi trong tâm trí những người dân trên quần đảo Falkland nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Tiếp theo, tranh chấp trên quần đảo Falkland chính là một quãng thời gian kéo lùi sự phát triển kinh tế của cả Anh, Argentina và người dân trên quần đảo Falkland Phát triển kinh tế luôn là yếu tố tiên quyết để đánh giá sự phát triển của một đất nước Chiến tranh khiến kinh tế các bên tham chiến chậm phát triển lại, thậm chí sẽ bị thụt lùi trong dài hạn Nếu như không diễn ra cuộc chiến tranh này, có lẽ Anh và Argentina cũng không mất nhiều thời gian hơn để dành cho sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển đất nước…

Cuộc tranh chấp chính trị giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland là một sự kiện lớn của thế giới, có ý nghĩa to lớn về cả 2 mặt nhận thức và hành động Chung quy lại, chiến tranh Falkland bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai như cuộc chiến trên đảo Falkland này thì cần mạnh mẽ bài trừ, lên án.

4.2 Ý nghĩa cuộc tranh chấp chính trị giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một thực tế hiển nhiên là mức độ thiệt hại khủng khiếp của hầu khắp các nước do sự tàn phá của chiến tranh Vì thế, mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa chiến tranh, xung đột trong tương lai giữa các quốc gia là nhu cầu tất yếu của giới nghiên cứu và hoạt động chính trị - xã hội.

Xuất hiện như sự tìm tòi của các học giả, Chủ nghĩa lí tưởng (Idealism) trở thành một trong những lí thuyết đầu tiên về quan hệ quốc tế (QHQT) Lí thuyết này được đưa ra với mong muốn xây dựng một cơ chế nhằm ngăn ngừa khả năng một cuộc chiến tranh mới của các quốc gia, thông qua một thể chế an ninh và hợp tác toàn thế giới Nhưng trước thực tiễn của tình hình quốc tế lúc đó (biểu hiện ở sự tan rã của Hội Quốc Liên và sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai) thì những luận điểm mà Chủ nghĩa lí tưởng đưa ra không còn thuyết phục Một lí thuyết mới, với tham vọng trở thành một

“phản đề” đối với Chủ nghĩa lí tưởng đã được hình thành, đó là Chủ nghĩa hiện thực về QHQT.

Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau: a Hệ thống quốc tế là vô chính phủ, vô tổ chức.

Không có thiết chế siêu chính phủ nào trên các quốc gia quy định các hoạt động giữa các nước Các quốc gia tự thỏa thuận mối quan hệ giữa họ với nhau Chính vì vậy, các quốc gia luôn tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống vô chính phủ thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều quyền lực càng tốt Điều này dẫn tới thực trạng các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau. b Các quốc gia (dân tộc có chủ quyền) là chủ thể chính.

Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia – dân tộc có chủ quyền, trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau. c Tất cả các nước trong hệ thống đều là các chủ thể đơn nhất, dựa trên lý trí.

LIÊN HỆ VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Khái quát vấn đề biển đảo Việt Nam

Vấn đề biển đảo luôn là vấn đề nhức nhối, tiêu điểm thu hút sự chú ý trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói chung.

Lịch sử dân tộc Việt Nam được biết đến với truyền thống dựng nước và giữ nước suốt 4000 năm, là một nền “văn minh lúa nước” gắn liền với “rừng vàng biển bạc” Được mẹ thiên nhiên ưu ái cho lợi thế về địa hình với nhiều tiềm năng khi nằm trên bờ biển Đông, nhưng song song với đó là những nguy cơ tiềm ẩn trong vấn đề an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, nay ta có ngày, có trời, có biển

Bờ biển ta dài, tươi đẹp ta phải biết giữ gìn lấy nó.” Khẳng định của người là lời nhắc nhở về tầm qun trọng của việc giữ gìn biển đảo Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; yếu tố quan trọng để đất nước phát triển bền vững Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo càng được chú trọng.

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.”

(Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến)

Với diện tích gần 3.000.000 km2 , Biển Đông là biển nửa kín lớn hàng đầu trên thế giới Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ xung đột do những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và vùng biển dai dẳng giữa các quốc gia trong khu vực Vị thế Biển Đông trên bình đồ châu Á và thế giới được đánh giá theo 3 tiêu chí là vị thế tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị Địa kinh tế

Về địa kinh tế, Biển Đông sở hữu một nguồn tài nguyên lớn cho các dân tộc xung quanh, là con đường hàng hải huyết mạch cho nhiều nước trên thế giới, đồng thời cũng thể hiện rõ sự chênh lệch rất lớn về tiềm lực kinh tế của các nước bao quanh. Đối với 9 quốc gia ven biển, gồm Trung Quốc (kể cả Đài Loan) về phía Bắc; Philippin ở phía Đông; Malaixia, Singapo, Indonexia và Brunay ở phía Nam; Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ở phía Tây, Biển Đông có giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tiềm năng kinh tế nổi bật và thường được đề cập đến của Biển Đông là tài nguyên dầu khí, tài nguyên sinh vật - hải sản đa dạng sinh học và địa điểm du lịch lí tưởng

Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.

Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa). Địa chính trị

Về địa chính trị, do vị trí “ngã tư” và “trung tâm” của mình, khu vực là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, là mảnh đất của chế độ thực dân cũ và mới, là nơi đối đầu trong chiến tranh lạnh và là nơi có một vị thế địa quân sự mang tầm quốc tế Khu vực Biển Đông trở thành một trong những nơi hội tụ lợi ích then chốt của các nước bởi tiềm năng kinh tế, an ninh chiến lược cũng như vị thế địa chính trị đang nổi lên hiện nay

Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, xuyên qua Biển Đông có những tuyến hàng hải vô cùng quan trọng, đông đúc phục vụ cho việc vận tải hơn 1/4 khối lượng thương mại toàn cầu Là một trong những tuyến hàng hải huyết mạch quan trọng, bận rộn, đông đúc nhất trên thế giới với 3.400 tỉ lưu lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm , tuyến hàng hải qua Biển Đông trước hết có ý nghĩa thiết yếu đối với việc vận hàng hóa xuất nhập khẩu của các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Châu Phi Biển Đông còn có ý nghĩa kinh tế và địa chính quan trọng đối với Mĩ - quốc gia có nhiều công ty dầu khí hoạt động khai thác trong khu vực đồng thời duy trì ưu thế hải quân trên phạm vi toàn cầu.

1.1.2, Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bao gồm các tranh chấp về đảo (quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa) và vùng biển Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia về ngư trường, khai thác tài nguyên (đặc biệt là dầu khí) và kiểm soát của một vị trí chiến lược Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể đến Biển Đông là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ Các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II

Ban đầu các quốc gia tranh chấp vì vị trí chiến lược của Biển Đông Đối với Trung Quốc, Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một vùng chiến lược quan trọng, là cổng của lục địa Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài Với Nhật Bản, Biển Đông là con đường giao thông huyết mạch không chỉ với Đông Nam Á mà cả với Trung Đông và châu Âu Nền kinh tế Nhật Bản gắn liền với sự giao thông này Vì lợi ích chiến lược, trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II Nhật đã cho xây căn cứ tàu ngầm tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa Tiếp theo, sau khi Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định về vùng đặc quyền kinh tế thì tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên, chủ yếu là đánh cá và khai thác dầu khí là nguyên nhân bổ sung cho mục đích tranh chấp (các cơ hội đánh bắt cá phong phú cũng là một động lực cho yêu sách chủ quyền).

Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó, bởi Công ước Luật Biển 1982 cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế mở rộng 200 dặm biển (370,6 km) từ lãnh hải của mình, nên các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn, tạo nên những vùng có nguy cơ tranh chấp Các đảo mang nhiều giá trị về kinh tế như quần đảo Natuna, khu khai thác khí gas Malampaya và Camago, bãi cạn Scarborpugh; các đảo và quần đảo có vị trí chính trị đặc biệt như Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Thái Lan, Eo biển Johore và

Eo biển Singapore, thường là nơi căng thẳng về mặt chính trị và an ninh lãnh thổ Dễ thấy trong số các chủ thể tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia với tham vọng bá quyền khu vực Bằng những biện pháp và phương thức khác nhau thực hiện Từ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí còn đơn phương tuyên bố chủ quyền với đường lưỡi bò 9 đoạn, âm mưu bao trọn 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Phillippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam trung bình 5% Trung Quốc có những động thái rõ ràng, thành lập các đơn vị hành chính đến khẳng định trên thực địa,thể hiện rõ mưu đồ từng bước kiểm soát, khống chế tiến đến độc chiếm biển Đông, lấy biển Đông làm bàn đạp tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Nhìn chung, ở Biển Đông tồn tại chủ yếu 2 loại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, là tranh chấp về chủ quyền đảo và tranh chấp về phân định ranh giới các vùng biển (bao gồm cả thềm lục địa) Tranh chấp về chủ quyền đảo liên quan đến lịch sử chiếm hữu và quản lý các đảo, đá, bãi ngầm thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở khu trung tâm Biển Đông; các tranh chấp ranh giới vùng biển bắt nguồn từ việc quốc gia ven biển mở rộng phạm vi các vùng biển của mình theo quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 Từ góc độ pháp lí, hai loại tranh chấp này về cơ bản được giải quyết trên hai cơ sở khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế tranh chấp về chủ quyền đảo thường liên quan đến tranh chấp về phân định biển do bản thân các đảo tranh chấp cũng có vùng biển riêng của mình

Như vậy, Biển Đông không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển mà còn gắn với nhiều nội dung liên quan như pháp lí, an toàn hàng hải, kết nối giao thông, phát triển bền vững biển (trong những năm qua, chủ đề thường xuyên được đề cập trong tranh chấp Biển Đông là tự do hàng hải) Và những hành động mang tính hung hăng, áp đặt yêu sách cộng với thông tin về việc tăng cường mạnh mẽ ngân sách và lực lượng hải quân của Trung Quốc gây ra một chuỗi phản ứng lo ngại trong khu vực Đã có nhiều nỗ lực quốc tế và khu vực, ở những cấp độ khác nhau, nhằm nghiên cứu và kiến nghị biện pháp khống chế nguy cơ xung đột ở Biển Đông; nhiều văn kiện, tuyên bố đơn phương, song phương, đa phương đã đề cập đến vấn đề này Xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct- COC) ở Biển Đông là phương thức khống chế xung đột được bàn thảo từ những năm cuối thập kỷ

1990, kết quả cụ thể là TrungQuốc và 10 nước ASEAN ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông năm 2002 (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea - DOC 2002)13 Trên thực tế, DOC 2002 chậm được triển khai, không được các bên triệt để tuân thủ và trong những năm gần đây đã không giúp hạn chế các hành động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, gây lo ngại cho các nước trong và ngoài khu vực Đến năm 2017, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được một mốc quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là thông qua dự thảo về COC.

Trong tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, cùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã nêu rõ:

Bài học liên hệ từ cuộc chiến tranh Falklands

Mặc dù quần đảo Malvinas-Falkland nằm trong thềm lục địa của Argentina tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa (1958) và chính phủ hiện nay của Argentina nỗ lực tìm mọi phương cách để buộc Anh ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp nhưng London vẫn làm ngơ Việc đấu tranh giành lại chủ quyền của Argentina ngày càng trở lên khó khăn, gần như đi đến tuyệt vọng (Anh đã chiếm đoạt trên 180 năm) Đó là hậu quả của những việc làm thiếu sáng suốt, thiếu nhẫn nại và thiếu tầm nhìn xa của các chính phủ trước đây của Argentina.

Soi chiếu với tình hình biển đảo Việt Nam, dễ nhận thấy chủ quyền biển đảo Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu Điều này khiến ta không ngừng trăn trở liệu một phần biển đảo Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình

Dẫu vậy, Falklands và những chủ quan trong đường lối lãnh đạo chính là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta về vấn đề giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ dân tộc.

2.1 Về vị thế quốc tế

Việc Anh làm ngơ không nhận kháng nghị của Argentina (cách hành xử của nước lớn) và sự giới hạn (bất lực) của Liên Hiệp Quốc cho thấy tư thế thấp kém của Argentina Đáng lý ra, Argentina cần phải nhẫn nại, khiêm tốn hơn, chờ thời Thế nhưng, Argentia đã không chịu nhẫn nhịn, từng bước tranh thủ quyền đối thoại khi Anh đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (vào năm 1947, 1948 và 1955). Đối với Việt Nam, chính quyền cần tiếp tục chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển Tranh chấp đa phương đòi hỏi việc coi trọng mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển để khai thác tối đa các tiềm năng mà biển đem lại cũng như để giải quyết, xử lý các thách thức đặt ra nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hơn nữa, Việt Nam cũng cần củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt là với ASEAN và LHQ Một khi đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của các nước lớn, Việt Nam sẽ có thêm sức mạnh và sức ảnh hưởng lên hành động của các quốc gia tranh chấp

2.2 Về tiềm lực quân sự

Argentina đã không biết khiêm tốn, không đánh giá đúng sức mạnh của mình, chỉ vì muốn giải quyết sự mất đoàn kết trong nội bộ giữa 1 bên ôn hòa tiến bộ và 1 bên háu chiến bảo thủ, tránh bị chỉ trích là hèn nhát khiếp nhược, nên đã quá khích đưa quân đổ bộ chiếm lại các hải đảo trong khi quân lực còn yếu kém và không có đồng minh mạnh Một hành động thiếu sáng suốt, thiếu suy xét về hậu quả của thành phần lãnh đạo háu chiến, yêu nước cực đoan này đã tạo cơ hội cho Anh trục xuất tất cả người dân Argentina trên các đảo Điều quan trọng là đã tạo cho Anh có lý do chính đáng để ở lại trên các đảo chiếm đóng, có thêm đồng minh và có thêm tiếng nói mạnh trong Liên Hiệp Quốc

Với Việt Nam, dù Bộ Quốc phòng vẫn không ngừng trau dồi, củng cố sức mạnh quân đội, xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt, tránh thái độ chủ quan, cần thấy tiềm lực quân sự của ta lúc này vẫn chưa thể so bì với các nước lớn Việt Nam cần chủ trương giải quyết mọi xung đột bằng đàm phán, tránh khả năng sử dụng bạo lực, nhưng vẫn cần sẵn sàng lực lượng cho mọi tình huống có thể xảy đến

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:

“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.

Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.”

Tránh xử lí xung đột bằng biện pháp vũ trang không đồng nghĩa với việc nới lỏng quân sự.

Công chúng trong nước và quốc tế

Anh Quốc, đứng giữa những cuộc khủng hoảng về kinh tế và bất ổn xã hội căng thẳng, đã phần nào mất đi sự quan tâm rất cần thiết đối với chủ quyền quần đảo Falklands trước 1982 Chỉ cho đến khi chiến tranh nổ ra, ý chí dân tộc của người Anh mới trỗi dậy đủ để dùng mọi tiềm lực sẵn có đấu tranh dành lại lãnh thổ Một đất nước mạnh mẽ với bề dày lịch sử đã phải nếm trải nhiều bi quan trong những thập kỉ ngay trước Falklands đã vừa là nguyên nhân cho việc Argentina nhận thấy thời cơ tấn công vừa là động lực thúc đẩy Anh chiến đấu mạnh mẽ để dành lại chủ quyền quần đảo.

Người Việt Nam cũng cần kiên định trong lập trường về chủ quyền biển đảo của mình Lịch sử cũng đã cho thấy, tinh thần dân tộc Việt Nam đã đủ mạnh mẽ để đánh bại nhiều kẻ thù to lớn trong suốt quá trình đấu tranh gìn giữ đất nước Hiện nay, người Việt càng cần giữ một ý chí mạnh mẽ hơn nữa, cùng với một đường lối ngoại giao “cây tre” - vững gốc, vững thân, nhưng cành uyển chuyển, linh hoạt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quan hệ quốc tế 1 - chương 1

Quan hệ quốc tế None

Tlqhqt - tiểu luận giữa kỳ quan hệ quốc tế…

Quan hệ quốc tế None

Nhóm 5 Sự kiện Chủ tịch hạ viện Mỹ Nanc…

Quan hệ quốc tế None

Vở ghi Quan hệ quốc…

Quan hệ quốc tế None

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w