1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ xã hội học: Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Qua nghiên cứu hai tác phẩm Tự tử" và "Phân công lao động xã hội")

206 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG VĂN VỸ

SAI LECH XÃ HOI TRONG XÃ HỘI HỌC

EMILE DURKHEIM

(QUA NGHIEN CUU 2 TAC PHAM “TU TU”

VÀ “PHAN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI”)

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI —- NAM 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC:

1 PGS TS PHAM VAN QUYET2 PGS TS NGUYEN VAN THU

HÀ NOI - NAM 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ ÙÌA on nh.Lời CAH 00H Go nhe

ậMỤC | ee

MỞ DAU _ Ăn |1 Lý do chọn để tài -52- 25c S<‡ESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrrrred |2 Y nghĩa ly luận và thực tiễn của TUGN đm c-c+cscececeseseses 43 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu AE tài cccccristerertsrresree 5

4 Phạm vi nghiên cứu — giới hạn và hạn chế của để tài 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu để tài 8

6 Những vấn dé mới của luận án 5-©5c5cccccecceececed IIl9, tric CUA gi n 11

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU, BOI CANH HÌNH THÀNHQUAN DIEM VA CƠ SỞ LY LUẬN VE SAI LECH XÃ HỘI 121.1 Tổng quan về nghiên cứu đề tài -5- 555: 121.1.1 Khái lược các quan điểm và lý thuyết về sai lệch xã hội 12

1.1.2 Một số nghiên cứu xã hội học chủ yếu về sai lệch xã hội 18

1.1.3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 26

1.2 Bối cảnh hình thành quan điểm của E Durkheim 36

1.2.1 Sơ lược tiéu sử Emile Durkheim ¿2 5c zszszxzzzzs 361.2.2 Những điều kiện và tiền đề hình thành quan điêm 39

Trang 4

1.3 Khái niệm sai lệch xã hội - 5 25 S22 + sssseerserrrsrrske 45

1.3.1 Vấn đề thuật ngữ “sai lệch xã hội” -¿cscscse¿ 45

1.3.2 Định nghĩa về sai lệch xã hộii - + 2 +s+x+xzEerezezxzzzrs 46

1.3.3 Đặc điểm của sai lệch xã hội -cc-c-ccccccccerri 48

1.3.4 Phân loại và các biéu hiện của sai lệch xã hội 49

1.3.5 CO sở xã hội của sự sai lệch 52-5 <++<++<vssseess 521.3.6 Các yếu tố cấu thành sai lệch xã hội -. - 53

[CN 91.2 08890 nha aa.a Ả 55CHƯƠNG 2 QUAN DIEM SAI LECH XÃ HỘI TRONG TAC PHAM“PHAN CONG LAO ĐỘNG XÃ HỘI” VÀ “TU TU” 56

2.1 Tác phẩm “PHAN CONG LAO DONG XÃ HOT” (1893) 56

2.1.1 Giới thiệu tác phâm “Phân công lao động xã hột" 56

2.1.2 Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm 59

2.1.3 Những điều liên quan rút ra sau phân tích tác pham 72

2.2 Tác phẩm “TỰ TỬ” (1897) - 5-5 Ss c EeEEEererkerkerkerkerkee 742.2.1 Giới thiệu tác phẩm “TY /ij”” -¿©-cccc+cerkerrxerkerrerred 742.2.2 Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm 76

2.2.3 Những điều liên quan rút ra sau phân tích tac pham 96

Kết luận Chiro ng 2oocccccccccccscsscssssssessessessessessessessessessessecsessessessessessessessessesseeesCHUONG 3 NHUNG BIEN DOI TRONG QUAN DIEM VA DONG GOPCUA E DURKHEIM VE SAI LECH XÃ HỘI 100

3.1 Biến đổi quan điểm trong 2 tác phẩm“Phan công lao động xã hội” và “Tr tửử” -.cccc-ecsees 1003.1.1 So sánh đặc điểm hình thức của 2 tác phẩm 100

3.1.2 So sánh đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm - 102

Trang 5

3.2 Điểm mới trong quan điểm từ bài báo

“Binh thường và bệnh lý” (1895) c.cceieeieerkes 104

3.2.1 Giới thiệu bai bao “Binh thường và bệnh lý” - 104

3.2.2 Phân tích nội dung và quan điểm sai lệch trong bài báo 105

3.2.3 Những điều liên quan rút ra sau phân tích bài báo 109

3.3 Những đóng góp của E Durkhiem đối với xã hội học 110

3.3.1 Nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim 110

3.3.2 Chức năng của sai lệch xã hội của E Durkheim 126

3.4 Một số phê phán quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim 1333.4.1 Những phê phán về nội dung quan điểm 134

3.4.2 Những phê phán về phương pháp luận - 139

Kết luận Chương 3 55-55 S< Set EE E2 12111111 crrrreg 144CHƯƠNG 4 MOT SO NGHIÊN CỨU UNG DUNG QUAN DIEM CUA E.DURKHEIM TRONG THUC TIEN XÃ HỘI VIỆT NAM 145

4.1 Quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim và sự biến đỗicác giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam 145

4.2 Tham nhũng — một sai lệch xã hội to lớn, sự đồ vỡ của quản lýxã hội, hệ quả “phi chuẩn” của phân công lao động xã hội 155

4.3 Tự tử - một hành vi sai lệch: từ lý thuyết đến thực tiễn 172

Kết luận Chương 4 525cc ScETt 2E E212 E1 rree 184

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2-2 S5 EEEEEEEEEEEEEeEkerkrrkerkrrkrrrees 185

Danh mục công trình khoa học lIÊH qHẠH cà ằccssScccseeeres 191Tài liệu that KNGO HH ng rưy 192

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI.

Xã hội học là môn khoa học ra đời muộn hơn rất nhiều so với các khoa họckhác, song nó đã nhanh chóng trở thành một khoa học phát triển, bởi phạm viứng dụng rộng rãi của nó không chỉ trong khoa học, mà còn trong cả đời sống xãhội Xã hội học, với tư cách là một khoa học xã hội, đã không có một lịch sử “bềthế” như triết học hay một số môn khoa học cơ bản khác ra đời trước đó, song xã

hội học đã có những đóng góp to lớn trong việc tìm ra, giải thích các hiện tượng

của đời sống xã hội theo cách riêng của nó, hợp lý hơn và khoa học hơn Đề cậpđến xã hội học, chúng ta không thể không nói đến cơ sở lý thuyết của nó Đóchính là những khái niệm và phạm trù khoa học, những kiến thức cơ bản và nềntảng để hình thành nên bộ môn này Nhà xã hội nổi tiếng người Mỹ TacoltParsons khang định rằng, “đừng nên nghiên cứu xã hội học bằng đôi tay trần của

người thợ thủ công, mà phải xây dựng xã hội học như một ngành khoa học thực

thụ với hệ thống lý luận và phương pháp luận của nó” Với hệ thống lý thuyết

được xây dựng và hình thành như hiện nay, xã hội học đã thực sự trở thành một

công cụ hữu hiệu khi thâm nhập vào thực tế đời song xã hội.

Xã hội chúng ta với rất nhiều cấu trúc và hình thái xã hội khác nhau đã vàdang sản sinh ra nhiều hành vi sai lệch khác nhau, vì vậy một cách thường xuyênvà theo quy luật đang ngày càng tăng lên nhu cầu tri thức xã hội học về đặctrưng, quy luật và bản chất của hiện tượng sai lệch Những nghiên cứu mọi mặtvề sự sai lệch đang được thực hiện và tiến hành chủ yếu trong phạm vi của xã

hội học, nói cách khác, các khía cạnh khác nhau của hành vi lệch lạc, của sai

lệch xã hội là đối tượng nghiên cứu của chính xã hội học Kho tàng lý thuyết và

Trang 7

kinh nghiệm các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khoa học về

hành vi sai lệch đã được tích lũy va làm phong phú cho việc quan tâm và tim

hiểu vấn đề này Từ nhiều quan điểm khác nhau trong việc giải thích các vấn đè,

các sự kiện, các hiện tượng xã hội, các nhà xã hội học tiên phong đã đặt một nền

tang vững chắc cho sự tồn tại song hành của xã hội học với các khoa học khác.Trong số những người có công sáng lập xã hội học, Emile Durkheim có thểđược xem như là nhà xã hội học đầu tiên đã biết vận dụng lý thuyết vào trongthực tế một cách hữu hiệu và thành công Những tác phẩm của E Durhkeim như“Phân công lao động xã hội” (1893), “Tự tử” (1897), “Các quy tắc củaphương pháp xã hội học” (1895) là những công trình nghiên cứu điền hình,chứng minh đúng đắn cho điều khang định này Xung quanh quan điểm của E.Durkheim về quan hệ giữa cá nhan-doan thể, về đoàn kết xã hội, về đạo đức xãhội dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, bệnh hoạn xã hội, - gọi chung là sai lệchxã hội, tồn tại rất nhiều ý kiến đánh giá, bình luận phân tích khác nhau Quanđiểm sai lệch xã hội của E Durkheim cũng có những ảnh hưởng tích cực đến sựhình thành một số lý thuyết xã hội học sau này.

Quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn,vì những hành vi lệch lạc với những biểu hiện rất phong phú, khác nhau, luôndiễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, đồng hành cùng con người trong cuộc

sống xã hội Có thê khăng định rằng, một xã hội không có các biểu hiện của

hành vi sai lệch, thì đó là một xã hội không bao giờ có trong thực tế, không baogiờ có trong lịch sử Song, quan điểm về sai lệch xã hội của E Durkheim đã xuất

phát và hình thành trong bối cảnh xã hội nào; nội dụng cụ thể ra sao; đã ton tạiở thời đại của ông như thế nào; mọi người tiếp nhận và phản ứng ra sao; nguyên

nhân nào là chính; chức năng của nó là gi; quan diém đó có y nghĩa gì doi với

Trang 8

xã hội nói chung và xã hội Việt Nam hiện nay; ý nghĩa đó thể hiện như thé nào;có những đặc điểm khác biệt ra sao; v.v — đó chính là một loạt những câu hỏi,những vấn đề rất đáng quan tâm đến quan điểm sai lệch trong xã hội học của E.Durkheim, khi mà con người luôn phải đối đầu với đủ loại những biểu hiện sailệch, các loại tội phạm khác nhau, làm cho xã hội luôn ở trong tình trạng “bấtôn”, “bệnh hoạn”, “rối loạn trật tự xã hội”.

“Làm thé nào để có một trật tự xã hội?” luôn là một câu hỏi lớn cần phảitìm lời đáp, không chỉ đối với các nhà xã hội học, những người chuyên sâunghiên cứu xã hội, mà còn đối với tất cả những ai yêu quý cuộc sống trên thế

giới tươi đẹp này, không phải chỉ trước đây, mà cho chính ngày hôm nay và cho

cả mai sau Hiện tượng lệch lạc vẫn luôn ton tại trong đời sống, dù xã hội ở giai

đoạn phát triển nào đi chăng nữa Hành vi lệch lạc không chỉ là việc đánh giánhững hành động bên ngoài, mà ẩn sâu bên trong còn là những nguyên nhân

thuộc về chính ý thức, quan niệm của con người về hành vi này Điều này đã

được E Durkheim nhận định rất chí lý và sâu sắc rằng: "Chúng ta không nóirằng một hành động nào đó xúc phạm đến lương tri mà người ta vì nó mang tínhchất tội phạm, mà phải nói răng hành động đó mang tính tội phạm vì nó xúc

phạm lương tri mọi người Không phải vì hành động đó là tội phạm ma chúng ta

tránh nó, mà vì chúng ta tránh nó cho nên nó trở thành tội phạm" [86, 81] Xuất

phát từ những lý do nêu trên chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu liên quan đếnlý thuyết: J Bản chất quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội hoc của E.

Durkheim là gì? 2 Quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim có ý nghĩa gì đối

với đời sống xã hội thế giới và xã hội Việt Nam? Trả lời tốt được những câu hỏi

này sẽ là đóng góp đáng ghi nhận của luận án, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa

thực tiễn hết sức to lớn.

Trang 9

2 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA LUẬN AN

a Ý nghĩa lý luận E Durkheim là một trong những nhà xã hội học tiềnbối, và mục tiêu chính của E Durkheim là “xây dựng xã hội học như một bộ

môn khoa học lý thuyết có vị trí xứng đáng trong các trường đại học” [3] Xã hội

học, cũng như bất kỳ một môn khoa học nào khác, cần có một hệ thống lý thuyết

để làm nền tảng và định hướng cho công việc và hoạt động của mình Trong

nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, người ta định hướng cách thức nghiên cứu,giải thích và phát hiện ra những quy luật chung, cũng như quy luật riêng của sự

kiện, hiện tượng xã hội băng nên tảng lý thuyết có sẵn Nghiên cứu thực nghiệm,

với sự đa dạng muôn màu của nó, cuối cùng cũng phải khái quát số lượng kết

quả đồ sộ thành các lý thuyết, thành những quy luật, những khái niệm có tính

chất chung Trong phạm vi luận án này, chúng tôi muốn đóng góp một phầncông sức vào việc tìm hiểu quan điểm sai lệch xã hội của một nhà xã hội học vĩ

đại và vô cùng quan trọng đối với khoa học xã hội học, thông qua những tácphẩm đã công bố của E Durkheim Luận án bé sung và hoàn thiện hơn quanđiểm về sai lệch xã hội của E Durkheim, từ đó góp phần làm rõ những quy luậtchung về các van đề xã hội, các hiện tượng xã hội.

b Ý nghĩa thực tiễn Đây là đề tài mang tính lý thuyết, không phải là mộtcông trình khảo sát thực tế Mặc dù, giữa lý thuyết và thực tế luôn có một

khoảng cách nhất định, song điều đó không có nghĩa lý thuyết và thực tiễn lànhững khái niệm độc lập, tách biệt, mà ngược lại, chúng luôn có mối liên hệ mậtthiết với nhau Thông qua lý thuyết, hiện trang và các quy luật xã hội mới có théđược mô tả một cách cụ thể và hợp lý Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa

và hiện đại hóa đang tạo nên rất nhiều những biến đổi to lớn trong xã hội Sự

phát triển cũng đồng nghĩa với việc kéo theo những mặt trái tiêu cực to lớn của

Trang 10

nó như tệ nạn xã hội, tội phạm, hoặc nhiều điều tương tự Người ta bắt đầunghiên cứu một cách có hệ thông dé lý giải và tìm ra những giải pháp trong việcgiải quyết vấn đề quan trọng và cấp thiết này Những nghiên cứu xã hội học trên

phương diện lý thuyết về sai lệch xã hội góp phần nhìn nhận một cách toàn diện

về những hiện tượng được coi là vượt ra khỏi những quy định chung, nhữngmong đợi chung của xã hội Lý luận chỉ có giá trị và ý nghĩa to lớn khi xuất pháttừ chính thực tiễn xã hội rộng lớn, và như vậy, thực tiễn, đến lượt mình đã thểhiện được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của mình Một ý nghĩa thực tiễn cụ thể

của luận án là dùng làm tải liệu tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu,giảng dạy và học tập các trường đại học, viện nghiên cứu Luận án là tài liệu

tham khảo về lịch sử xã hội học, lý thuyết xã hội học, về tìm hiểu nội dung các

tác pham của những nhà xã hội học kinh điền.

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN

a) Mục dich của luận án Cùng với việc trình bày có hệ thông lịch sử

hình hành và phát triển các quan điểm, lý thuyết về sai lệch xã hội và tội phạm,

sơ lược quá trình nghiên cứu xã hội học về sai lệch xã hội, nội dung cơ bản củakhái niệm sai lệch xã hội, sơ lược tiêu sử và bối cảnh ra đời quan điểm sai lệchxã hội của E Durkheim, thông qua các tác phâm “Phân công lao động xã hội”

(1893), “Tự tử” (1897) và bai báo “Bình thường và bệnh lý”, mà sau đó được

đưa vào tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895), luận án

mong muốn nêu lên và chỉ ra được quan điểm của E Durkheim về sai lệch xã

hội, nội dung cơ bản của quan điểm, về chức năng của sai lệch xã hội và một SỐ

phê phán về nội dung và phương pháp trong quan điểm của E Durkheim Từ

những vấn đề nêu trên chúng ta xem xét, nghiên cứu ứng dụng quan điểm sailệch xã hội của E Durkheim đối với xã hội Việt Nam.

Trang 11

b) Nhiệm vụ của luận án Dé đạt được những mục đích nêu trên, luậnán phải giải quyết được các nhiệm vụ chính yếu sau: 7 - Nêu lên được cơ sở

lý luận và thực tiễn về quan điểm sai lệch xã hội, trong đó trình bày khái lượccác quan điểm và lý thuyết về hành vi sai lệch, các nghiên cứu xã hội học về sailệch xã hội, bối cảnh lịch sử hình thành quan điểm của E Durkheim và nội dungcơ ban của khái niệm sai lệch xã hội, 2 - Dựa trên các tác pham tiêu biểu của E.Durkheim, cụ thể ở đây là tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (1893), “Tự

tử” (1897), và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895), chỉ ra và phân tích cơ

sở khoa học cho việc hình thành quan điểm và nội dung quan điểm của E.

Durkheim về sai lệch xã hội, khăng định sự tồn tại của quan điểm và chức năng

của nó trong xã hội học của E Durkheim Luận án cũng xem xét một số ý kiến

phê phán, đánh giá đối với quan điểm của E Durkheim 3 - Nêu ảnh hưởng quanđiểm sai lệch xã hội của E Durkheim trong bối cảnh cụ thể của nền văn hóa ViệtNam, trình bày những nghiên cứu ứng dụng quan điểm sai lệch xã hội của E.

Durkheim trong thực tế xã hội Việt Nam.

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

a) Giới han của luận án Các lý thuyết của E Durkheim có nội dung hết

sức phong phú, đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến con người, cuộc sống

xã hội Giới hạn đề tài của luận án là tập trung và đi sâu xem xét, phân tích quanđiểm về sai lệch xã hội của E Durkheim, có nghĩa là, chủ yếu xem xét nguồnsốc sự hình thành, bản chất, nội dung và chức năng, khăng định sự tồn tại củaquan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim Quan điểm về sai lệch xã hội được

thé hiện đầy đủ và rõ nét nhất trong các tác phâm “Phân công lao động xã hội”

(1893), “Tự tử” (1897) và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895) Vì vậy,

trong luận án này, chúng tôi tập trung khai thác nội dung các tác phẩm nêu trên

Trang 12

dé làm rõ quan điểm về sai lệch xã hội của E Durkheim, cách nghiên cứu của E.Durkheim về sai lệch xã hội Ông nghiên cứu cái bất bình thường để hiểu cái

bình thường, nghiên cứu “bệnh lý” dé hiểu cái chuẩn mực.

b) Hạn chế của luận án E Durkheim là một nhà xã hội học tiền bối,

sống trong một thời kỳ lịch sử rất khác biệt với thời đại chúng ta đang sống hiệnnay Các tác phẩm kinh điển của ông, phản ánh những tư tưởng giá trị to lớn vàvĩ dai, đã tồn tại cho đến ngày nay trên cả thé kỷ Xuất phat từ những hạn chếkhông tránh khỏi trong khả năng tiếp thu tư tưởng của E Durkheim, trong tìm

kiếm tài liệu, trong tiếp cận tài liệu góc, trong ngôn ngữ dịch thuật rất khó khăn

dé chuyển tải day đủ và chính xác nội dung tư tưởng của ông, trong những côngtrình nghiên cứu hiếm hoi và it di, cả trên thé giới cũng như ở Việt Nam về quanđiểm sai lệch trong xã hội học của E Durkheim, thậm chi là ca trong nhữngcách hiểu nhiều khác biệt, có khi tới mức mâu thuẫn ở các chuyên gia nghiên

cứu chung vấn dé, cùng nhiễu yếu tô chủ quan và khách quan khác khi tiễn hành

nghiên cứu và thực hiện luận án này, nên chúng tôi cố gắng, trong khả năng cóthể, giới thiệu cơ bản công trình nghiên cứu của mình trong luận án này theo đềtài liên quan đến sai lệch xã hội trong xã hội học của E Durkheim.

Trong quá trình thực hiện luận án có một số ý kiến trao đổi xung quanh

tên gọi đề tài Tên đề tài luận án đã được quyết định và chính thức thông qua,nên chúng tôi chỉ bé sung vào đây thêm một số ý ngắn gon dé làm rõ ràng hơntên gọi của đề tài Như chúng ta đều biết, “sai lệch xã hội”, theo quan niệm của

E Durkheim, đó chính là một “sự kiện xã hội”, bởi “sai lệch xã hội” là một hiện

thực khách quan, ton tại ở bên ngoài cá nhân, nó là sự kiện chung cho cả xã hội,

phản ánh ý thức xã hội E Durkheim trong xã hội học của mình chỉ mô tả và giải

thích hiện tượng sai lệch xã hội trong thế giới khách quan và đưa ra những nhận

Trang 13

định của mình về “sai lệch xã hội” với tư cách như là hiện thực xã hội Như vậy,trong xã hội học của E Durkheim đó chỉ là quan điểm hay khái niệm về sai lệch

xã hội Vì vậy, một cách rõ ràng hơn, tên dé tài luận án có thé nên thêm các từ

“Quan điểm” hay “Khái niệm” vào phần đầu tên gọi đề tài Thêm vào như vậy là

để làm rõ ràng hơn tên gọi, còn tên gọi chính thức của đề tài, theo chúng tôi,cũng là tốt và rõ, phản ánh được đầy đủ nội dung cần nghiên cứu.

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a Cơ sở lý luận Nghiên cứu về xã hội là mối quan tâm hàng đầu củanhiều ngành khoa học khác nhau trong mọi thời đại Trong lịch sử người ta đưara nhiều cách lý giải khác nhau về cuộc sống con người Mỗi lý thuyết có mộtcách nhìn nhận riêng biệt về cùng một sự kiện, một hiện tượng xã hội Đề nhậnđịnh về một vấn đề thực tế xã hội cũng như của một lý thuyết người ta phải đứngtrên những quan điểm khác nhau Tìm hiểu về E Durkheim và các tư tưởng củaông, trong luận án này, chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là cơ sở dé nhìn nhậnvan đề sai lệch xã hội, cũng như sự hình thành ý nghĩa của quan điểm về lệch lạc

đối với xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một bộ phận trong toàn bộ hệ tư

tưởng của Marx-Engels và trở thành vấn đề rất quan trọng trong hệ thống lý

thuyết xã hội học Chủ nghĩa duy vật lịch sử giải thích sự phát triển xã hội bang

mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành xã hội "Chủ nghĩa duy vật

lịch sử là lý luận về vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, vềnhững quy luật chung và đặc thù và những động lực phát triển của xã hội, về

những nguyên lý liên hệ giữa các mặt khác nhau của đời sống xã hội" [4] Chủnghĩa duy vật lịch sử có một mức độ bao quát rất lớn trong việc nhìn nhận vỀ xãhội Khi tìm hiểu riêng về van đề sai lệch xã hội, cần phải xem xét những hành vi

cá nhân trên quan điêm "lịch sử cụ thê" Đây là một khái niệm cơ ban của chủ

Trang 14

nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận một khía cạnh, một sự kiện hay mộthiện tượng xã hội nao đó Khi đánh giá hành vi con người phải đặt họ trong

những hoàn cảnh cụ thể, trong bối cảnh lịch sử mà cá nhân đó tôn tại, phải xétđến những phạm trù chung-riêng Trong luận án này, chủ nghĩa duy vật lịch sửđược lay làm cơ sở cho những lý luận về các van dé sự hình thành và ý nghĩa củalý thuyết sai lệch xã hội của E Durkheim đối với thực tế xã hội Chủ nghĩa duy

vật lịch sử không tách rời với chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì vậy cơ sở lý luận

của luận án cũng xây dựng trên chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét cácmối liên hệ qua lại lẫn nhau trong quan điểm về sai lệch xã hội của E Durkheimvà ý nghĩa của quan điểm này trong thực tế đời sống xã hội.

b Phương pháp nghiên cứu Vi đây là một đề tài chủ yếu mang tính lý

thuyết, với mục đích và nhiệm vụ luận án đã đặt ra, nên phương pháp nghiên

cứu cơ bản trong luận án này là phương pháp phân tích tài liệu, trên cơ sở tiếnhành thu thập tài liệu va sử dụng tư liệu sẵn có Do là những tác pham lién quanđến các lý thuyết xã hội học do chính E Durkheim viết ra, là những bài viết,những cuốn sách, những công trình của nhiều tác giả khác nhau có liên quan đếnE Durkheim, là những tư liệu thuộc về lịch sử cũng như hiện tại viết về E.Durkheim Phân tích tài liệu là nhằm xem xét và cải biến thông tin có sẵn trongcác tài liệu nói trên thành những thông tin cần thiết để đáp ứng những mục tiêu

và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án đặt ra Phân tích nội dung tài liệu,

theo Bernard Berelson (1954), là một kỹ thuật “để mô tả định lượng có tínhkhách quan, có nội dung của thông tin ” [334, 56], là thống kê những khuônmẫu trong một thông báo, và theo V A Jadow, là “thực hiện việc chuyên thông

tin của bài viết vào các chỉ báo định lượng” [334, 56) Như vậy, nhiệm vụ của

phân tích nội dung tài liệu là phải mô tả được các đặc điểm đặc trưng của tác giả

Trang 15

bài viết hay nội dung bài viết khi tiến hành phân tích Phương pháp lịch sửcũng là phương pháp chính yếu sử dụng trong luận án này Phương pháp lịch sửlà hệ thống các nguyên tắc được đặt ra để đem lại hiệu quả trong việc tập hợpnguồn tài liệu lịch sử, đánh giá chúng một cách có phê phán và đưa ra một tổnghợp của những kết quả có được và giải thích kết quả làm sao để đạt được chân

dung của quá khứ Theo Wikepedia (the free encyclopedia), phương pháp lịch sử

bao gồm những kỹ thuật và những chỉ nam dựa vào đó nhà nghiên cứu sử dụngtài liệu gốc và những tài liệu khác dé nghiên cứu và viết thành lich sử Dựa trên

các tài liệu viết, phương pháp lịch sử sử dụng dé xác định một van đề lich sử, tập

hợp thông tin có liên hệ cho vấn đề lịch sữ được xác định, nghiên cúu thông tinvà đánh giá có phê phán trong những nguồn tài liệu đó, giải thích và phân tíchcác mối quan hệ giữa các yếu tố trong các tài liệu thu thập, dé từ đó rút ra nhữngkết luận và trình bày chúng theo những quan điểm đã được xác định khi nghiên

cứu đề tài Những phương pháp toàn diện, lịch sử-cụ thể, phát triển, gắn b> luận

với thực tiễn, các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống

hóa, chứng minh, so sánh-đối chiếu, loại suy, logic là những phương pháp liên

quan hoặc ít nhiều được sử dụng tới Các phương pháp trên không chỉ sử dụngmột cách độc lập, mà còn là sự kết hợp đồng thời giữa chúng với nhau trong quátrình thực hiện luận án Tổng hợp một hệ thống các phương pháp nói trên sẽ giúp

giải quyết tốt nhất các mục tiêu và nhiệm vụ của luận án đặt ra.

Khung phân tích đề tài luận án Dé đề tài luận án có thé đi đúng đườnghướng của mình chúng tôi tiễn hành xây dựng khung phân tích của dé tài luận

án Sau khi trình bày các cơ sở thực tiễn và lý luận liên quan đến khái niệm sailệch xã hội, trên cơ sở các tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (1893), “Tựtử” (1897), và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895) chúng tôi tiến hành,

10

Trang 16

phân tích nội dung fờng tác phẩm dé chỉ ra được các hình thức sai lệch xã hội,nguyên nhân dẫn đến sai lệch xã hội, và điều mà E Durkheim rất quan tâm, làchức năng của sai lệch xã hội, nhằm minh họa, làm rõ và khang định sự tồn taitrong xã hội học của E Durkheim quan điểm về sai lệch xã hội với tư cách làmột sự kiện xã hội có nguyên nhân từ một hoặc nhiều sự kiện xã hội khác nhau.Từ các luận điểm lý thuyết trong nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E.Durkheim chúng tôi ứng dụng vào giải thích thực tiễn xã hội Việt Nam, nhằm cóthê đưa ra được những gợi ý nhất định cho các nghiên cứu lý luận, cho quản lýxã hội và nhiều hoạt động thực tế khác.

6 NHỮNG VAN DE MỚI CUA LUẬN AN

- Chỉ ra được bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽvà trực tiếp đến tư tưởng, cũng như khuynh hướng tư tưởng trong các lý thuyếtxã hội học của E Durkheim, trong đó có quan điểm về sai lệch xã hội.

- Nhìn nhận một cách toàn diện quan điểm về sai lệch xã hội của E.

Durkheim Khang định sự tồn tai của quan điểm sai lệch xã hội này Và, điều

quan trọng, là chỉ ra được những khái niệm tạo nên nội dung của khái niệm.

- Khang dinh quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim, dù tôn tai cách

đây hơn cả trăm năm, van còn đầy đủ ý nghĩa của nó và hoàn toàn có thé vậndụng vào thực tế xã hội Việt Nam hiện nay.

7 KET CÂU CUA LUẬN AN

Với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cần phải giải quyết, nội dung luận án cókết cầu cơ bản gồm Phan mở dau, 04 Chương chính, Phan kết luận và kiến nghị,

Danh mục công trình khoa học và Danh mục tài liệu tham khảo.

11

Trang 17

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI,

BOI CANH HÌNH THÀNH QUAN DIEM

VA CO SO LY LUAN VE SAI LECH XA HOI

1.1 Tổng quan nghiên cứu đề tài

1.1.1 Khái lược các quan điểm và lý thuyết về hành vi sai lệch Trong lịch

sử khoa học tổn tại rất nhiều quan điểm, lý thuyết, cách tiếp cận với hành vi sai

lệch Việc nghiên cứu lịch sử hệ thống các quan điểm và lý thuyết sẽ giúp hiểu rõ

sự hình thành, nội dung khái niệm, nguyên nhân của sai lệch và tích cực tìm

kiếm những cơ chế thích hợp dé ngăn ngừa và phòng chống chúng.

Hành vi sai lệch cũng như tội phạm hình thành cùng với sự xuất hiện của xãhội loài người, song ở Thời kỳ nguyên thủy chưa thé xuất hiện những tư tưởngquan tâm đến những sai lệch và tội phạm, bởi một lẽ đơn giản con người đang ởthời kỳ sơ khai, mông muội, trí tuệ chưa phát triển, nhận thức còn yếu kém, nên

chưa đủ sức nhận ra va phân biệt những hành vi lệch lạc, mặc dù, như đã nói ở

trên, chúng vẫn tồn tại xung quanh con người Nhiệm vụ chính của con ngườitrong thời kỳ này là đấu tranh với thiên nhiên, với tự nhiên dé sống, đề tồn tại.

Có thé nói, sai lệch trong xã hội được xem xét và nghiên cứu cùng với sự xuấthiện của xã hội học Tuy nhiên vấn đề này đã được các tác giả cô điển quan tâmsớm hơn Một số nhà nghiên cứu cho rằng xã hội học sinh ra từ trong lòng củatriết học cô điển, và trong điều khang định này xác định một sự that Cac tac gia

cô điển đã bắt đầu phân tích một cách khoa học bản chất, nguồn gốc, các hình

thái biểu hiện của của hiện tượng xã hội phức tạp này Thời cỗ đại Hi Lạp hay

12

Trang 18

còn gọi Giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ, lần đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiệntư tưởng đấu tranh với hành vi sai lệch và tội phạm của các nhà triết học cô điển,mà đại diện tiêu biểu là Platon và Arisfofe, phan ánh qua lăng kính các quan

thuyết triết học của họ Cả hai nhà triết học đều coi tội phạm như là bệnh tật

trong tâm linh của những người thực hiện hành vi đó, tội phạm như là bệnh tậtcủa Nhà nước Và theo họ, chính Nhà nước chứ không phải ai khác phải có trách

nhiệm chữa trị bệnh tật này, bằng cách ban hành các đạo luật Với những tưtưởng liên quan đến tội phạm hai ông được coi là những người đặt nền tảng đầutiên cho việc nghiên cứu những vấn đề đấu tranh với tội phạm và sai lệch trongxã hội Plafon (427-347 trước CN) — nhà triết học duy tâm khách quan, nổi tiếngvới “Học thuyết về ý niệm” Ông cho rằng, các đạo luật ban hành phải có tácđộng kiềm chế, khắc phục các nguyên nhân thúc đây các hành vi phạm tội.Platon cũng nói đến tư tưởng về sự tác động tâm lý đối với đối với những người

có thiên hướng phạm tội Đặc biệt, Platon cho rằng trong đấu tranh với tội phạm

cần phải nghĩ về tương lai, chứ không phải về quá khứ Đây là tư tưởng lớn về

dự báo tội phạm mà trải qua hàng trăm năm sau mới được mọi người chú ý.

Aristote (384 — 322 trước CN) - nhà triết học Hi Lạp nỗi tiếng, bộ óc bách khoatrong số các nhà tư tưởng cổ đại Hi Lạp Aristote cho rằng, cưỡng chế về tâm ly

có thé phòng ngừa được tội phạm, vì rằng đạo luật cần phải giúp cho tinh thầnthống trị được thể xác và lý trí thống trị được bản tính Aristote nhìn thấy một

trong những nguyên nhân co bản của các hành vi sai lệch và tội phạm là thói

quen và sở thích hư hỏng của con người mâu thuẫn với lý trí hoặc những ham

mê, dục vọng khủng khiếp trội hơn lý trí Aristote từng phát biểu rằng, nhữngđiều bất hạnh là những kiểu hành vi được thực hiện không có chủ tâm độc ác vàý định xấu xa, những điều lầm lạc là những hành vi được thực hiện có ý thức,

13

Trang 19

nhưng không phải là hậu quả của ý đồ độc ác, còn những hành vi sai trái đó là

những hành vi diễn ra một cách chủ tâm và là hậu quả của sự lệch lạc.

Quan điểm thần học-tôn giáo đối với hành vi lệch lạc là một phần khôngthé tách rời của thé giới quan tôn giáo thống trị vào Thời Trung kỷ Chúa Trời

và Ác quỷ là thé hiện của điều Thiện và điều Ác Họ chống đối lẫn nhau và tuyệtđối không thé dung hòa với nhau Loại sai lệch chính yếu không thé tránh khỏi —là tà giáo, tà đạo, còn kẻ tội phạm nguy hiểm nhất — chính là kẻ tà đạo Nhữngngười thuộc số này là những người không có niềm tin tôn giáo, không chia xẻ

những quan điểm giáo điều cơ bản của Thiên chúa giáo Tội lỗi của họ là phủ

nhận thần thánh, xóa bỏ thần thánh ra khỏi tầng bậc đắng cấp nhà thờ Theo quanđiểm này, người thiện đó là người có đạo, theo đạo, sùng đạo, tin đạo, còn người

ác là kẻ vô đạo, ngoại đạo, không theo đạo.

Thời kỳ Phục Hưng Thế kỷ XV gắn liền với tên tuổi của những nhà triết học

chủ nghĩa xã hội không tưởng, mà đại diện tiêu biểu là Tomas Moore, Robert

Owen va Saint Simon Những nhà xã hội không tưởng, dù rất gần nhau trongquan điểm triết học, song đã có những quan điểm rất khác nhau, khi quan tâm

đến các van đề tội phạm Ho gắn tội phạm với những van đề liên quan đến dautranh giai cấp, kinh tế, giáo dục và môi trường Tomas Moore là người đầu tiên

trong thời đại Phục Hưng công khai công phan với với tinh trạng nghèo khổ củaquan chúng nhân dân lao động, và ông đi đến kết luận răng dé loại bỏ các

nguyên nhân của tội phạm trước hết cần phải cải tạo chế độ kinh tế của xã hội.

Saint Simon coi việc giáo duc đạo đức là một trong những biện pháp thủ tiêu tội

phạm và các sai lệch trong xã hội Con Robert Owen kết luận rằng, không nên

tìm kiêm các nguyên nhân của tội phạm ở chính cá nhân người phạm tội, ma nên

14

Trang 20

tìm nguyên nhân ở chính môi trường trong đó con người phạm tội được hìnhthành, sông và tôn tại.

Sự thay đổi xã hội phong kiến thành xã hội công nghiệp, sự thay đổi thế giới

quan tôn giáo bằng triết học, mỹ học, đạo đức của chủ nghĩa nhân văn và tri thức

đã làm xuất hiện quan điểm duy lý về hành vi sai lệch Các đại diện tiêu biểu

Thời kỳ Kỷ nguyên Ánh sáng hay còn gọi Thời kỳ Triết học Ánh sáng của Chủ

nghĩa Duy vật Pháp thế ky XVII - XVIII đã hình thành nên khái niệm tội phạm

như là hành vi của ý chí tự do con người, mà không phải là trò chơi trong tay của

“những thế lực cao cấp”, nhưng là cá nhân hành động có ý thức và tự do tronghành vi của mình Với quan điểm này, tội phạm chỉ là kết quả tổng hợp ý chí độcác của những kẻ tội phạm Có hai nhà triết học — nhà khai sáng mà tên tudi rấtđược chú ý khi dành sự quan tâm của mình đối với hành vi sai lệch và tội phạm —đó là Z Montesquieu và C Beccaria Trong các tác phẩm của mình

Montesquieu dé cap đến tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng cá biệt,

còn Beccaria thì giành sự chú ý đặc biệt đến những vấn đề của tình hình tộiphạm và hình phạt đối với tội phạm Z Montesquieu là tác giả của tập luận văntriết học — pháp luật nỗi tiếng “Về tinh thần của các đạo luật” được xuất bản vàogiữa thế kỷ XVIII Một luận điểm nỗi tiếng trong tác phâm của ông được đưa ra,là “nhà làm luật thông minh không han chi quan tâm đến các hình phạt đối với

các tội phạm, mà chủ yếu là quan tâm về việc phòng ngừa tội phạm” [77] Mộtluận điểm có ý nghĩa to lớn của Montesquieu là tội phạm và hình phạt là những

hiện tượng tương đối, phản ánh các quan hệ xã hội và nội dung của chúngthường xuyên được thay đôi tùy thuộc vào các thời đại và các xã hội khác nhau.

Các quan điểm của C Beccaria thông thường đồng nhất với quan điểm củaMontesquieu, khi ông di đến kết luận rằng, “phòng ngừa tình hình tội phạm sẽ

15

Trang 21

tốt hơn là trừng trị nó” [77] Ông cho rằng biện pháp cơ bản của phòng ngừa tộiphạm là hoàn thiện việc giáo dục, “giáo dục là biện pháp đúng đắn nhất, nhưng

cũng là khó khăn nhất” [77].

Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học tự nhiên, quan điểm Sinh học

và Nhân chủng học đã có những đóng góp của mình vào cách định nghĩa mới

về sai lệch và tội phạm Bác sĩ tâm thần và nhà tội phạm học người Italia CesareLombroso đã đưa ra quan điểm về việc tồn tại một kiểu người đặc biệt, cókhuynh hướng đến việc thực hiện tội phạm do có những dấu hiệu sinh học được

xác định Từ quan điểm của lý thuyết nhân chủng học, tội phạm được xác định

như là tổng hợp của các tội lỗi được thực hiện bởi những người — những kẻ tộiphạm bam sinh có khuynh hướng mang tính sinh học đối với việc thực hiện tộiphạm C Lombroso tuyên bố rằng, người ta không trở thành kẻ tội phạm, ngườita sinh ra thành kẻ tội phạm Kẻ tội phạm bam sinh dé dang phân biệt với những

người khác theo dáng vẻ bên ngoài C Lombroso đã chỉ ra một loạt những dấu

hiệu hình thé bên ngoài của kẻ tội phạm, những dấu hiệu, theo Lombroso, chỉ có

ở “những kẻ tội phạm, những tên moi ro và loài khi đột” William H Sheldon,

nhà nhân chủng học người Mỹ, đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa các hành vi cánhân, trong đó có hành vi sai lệch và tội phạm, với các kiểu loại cơ thé (type of

body) con người Ông đã chỉ ra một kiểu cơ thé cơ bản của con người - ông gọi

là “mesomorph”, mà rat dê có hành vi phạm tội.

Vào đầu Thế kỷ XX xuất hiện lý thuyết giải thích hành vi lệch lạc theo quan

điểm Tâm lý học của Sigmund Freud (1856-1939), theo đó con người sẽ pháttriển bình thường nếu bản ngã (Ego) — lý trí nỗ lực quân bình được nhữngkhuynh hướng bam sinh luôn đòi phải được thỏa mãn ngay (bản năng — Id) và

những đòi hỏi thực tiên của xã hội, còn nêu đê bản năng vượt trội, trôi dậy một

16

Trang 22

cách quá mức, vượt qua sự kiểm soát của bản ngã, thì khi đó cá nhân con ngườisẽ rơi vào hành vi lệch lạc S Freud đã giải thích những lệch lạc, những bất

thường trong nhân cách của cá nhân do sự không quân bình trong bộ máy tâm

thức, khi yếu tổ xung động bản năng chi phối quá mạnh.

Van đề tội phạm và các hành vi sai lệch cùng các biện pháp đấu tranh vớichúng cũng lôi cuốn sự chú ý của các nhà cách mạng Dân chủ Nga như A I.

Gercen, V G Belinsky, N A Dobroljubov, N G Chernyshevsky, D I.

Prinsev Những người này cho rằng việc phòng ngừa tình hình tội phạm sẽ cóhiệu quả nếu nó gan liền với việc biến đổi cách mạng các quan hệ tu bản Zall-

Pol Marat đã có công lao không nhỏ đối với sự phát triển của lý luận tội phạm.

Trong tác phâm “Kế hoạch hóa của pháp luật hình sự” công bố vào nửa sau Thế

ky XVII, ông đã chỉ rõ bản chất giai cấp của tội phạm, xác định mối liên hệ của

nó với chế độ xã hội tư bản, làm sang tỏ tinh quyét định về mặt kinh tế - xã hội

của tinh hình tội phạm Marat coi tội phạm như là sự vi phạm trật tự xã hội đã

được xác lập A N Radishzhev — nhà cách mang dân chủ Nga nổi tiếng, nhà tư

tưởng duy vật kiệt xuất Nga, nhà văn, nhà triết học nửa sau Thế kỷ XVII Ôngcũng là nhà luật học, nhà thống kê học nổi tiếng Ông cũng dành sự quan tâm tolớn đến việc nghiên cứu tội phạm Radishzhev đã bỏ rất nhiều công sức dé xây

dựng thống kê hình sự ở nước Nga Trong tác phẩm “Về luận điểm pháp luật”của mình, ông đã soạn thảo các chỉ số đặc trưng cho tất cả các loại tội phạm lẫn

những người thực hiện chúng, cũng như động cơ và nguyên nhân của việc thực

hiện tội phạm Chương trình do ông soạn thảo về quan sat và phân tích thống kê

các “bệnh hoạn xã hội” như ăn xin, gái điểm và các hiện tượng khác có mối liên

hệ với tội phạm và hành vi sai lệch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tội

phạm và các hành vi sai lệch.

17

Trang 23

1.1.2 Một số nghiên cứu xã hội học chủ yếu về hành vi sai lệch Trong xãhội học hiện đại về hành vi sai lệch đã hình thành nhiều truyền thống, cách tiếpcận và lý thuyết khoa học khác nhau Khuynh hướng của các nhà nghiên cứu về

sự sai lệch của trường phái khoa học này hay trường phái khoa học khác phụ

thuộc vào, về bản chất, việc sử dụng những phương pháp, nguyên tắc và hệ hìnhnghiên cứu nào, các nhân tố xã hội này hay nhân tố xã hội khác có ý nghĩa thếnao Trong các lý thuyết thuần xã hội học về hành vi sai lệch thường quan sátthay định hướng chủ yêu đến tinh xã hội trong hành vi, mà không chú ý đầy đủ

đến tính tự nhiên của con người Các lý thuyết này đã gắn cho nhóm và xã hội

một ý nghĩa rất to lớn trong hệ thống các mối quan hệ “cá nhân” — “nhóm” — “xãhội”, chú ý to lớn đến các cấu trúc xã hội và hệ thống các mối quan hệ qua lại.

Trong mối quan hệ này, xã hội học về hành vi sai lệch dựa trên những khái nệm

như chuẩn mực xã hội, sự sai lệch, kiểm soát xã hội, văn hóa phụ lệch lạc, phi

chuẩn (anomie), sự dán nhãn, rồi loạn tổ chức, xã hội hóa sai lệch, thể chế lệch

lạc, sự nghiệp sai lệch, sự đối kháng văn hóa Sự giải thích mang tính xã hội học

về các hiện tượng của hành vi sai lệch được thực hiện trên cơ sở cân nhắc rộng

rãi tô hợp của những thay đổi văn hóa - xã hội và kinh tế - xã hội Dưới đây là

một số lý thuyết xã hội học về hành vi sai lệch được nhiều người quan tâm.

Lý thuyết thống kê về sự sai lệch của A Ketle Lamber Adolf Jac Ketle

(1796-1874) — nhà toán học người Bi, được cho là nhà xã hội học cấp tiến, nhànghiên cứu các vấn đề tội phạm Ông là nhà phân tích một trong các lý thuyết xã

hội học về sự sai lệch trên cơ sở các số liệu thống kê Adolf Ketle, khi tiễn hànhcác quan sát thống kê các quá trình và các hiện tượng xã hội khác nhau, đã đặtnền tảng cho xã hội học, tạo nên “vật lý xã hội” của mình Cách tiếp cận này

được gọi là lý thuyết thống kê hay lý thuyết bản đồ học, bởi nó sử dụng sự so

18

Trang 24

sánh các số liệu thông kê, trong đó có thông kê về tội phạm, theo bản đồ hay cácsơ đồ Những quan sát mang tính địa lý các tội phạm hoàn tất đã cho phép A.Ketle đưa ra giả thuyết về việc, sự tập trung hóa tội phạm có thê xảy ra trong mối

liên hệ qua lại với “khí hậu đạo đức” của từng vùng riêng biệt, và trên cơ sở lý

thuyết thống kê về sự sai lệch của vùng đó Trên cơ sở những số liệu nhận đượctừ phương pháp thống kê A Ketle đưa ra khái niệm “người trung bình” và trởthành một trong những người đầu tiên xem xét hiện tượng hành vi tội phạm theo

cách của xã hội học: không phải từ vị trí của cá nhân, từ bệnh lý học ca nhân,

ma trong phạm vi định hướng xã hội (là) trung tâm (sociocenter) A Ketle đã

phát hiện ra rằng, số lượng tội phạm hoan tat và các hành vi sai lệch từ năm nàysang năm khác trong một xã hội nhất định hầu như không thay đổi Nói chungcau trúc tội phạm là ồn định Những kết luận xã hội học của Ketle được chứngminh và lý giải theo cách thức thống kê đã đưa ông đến điều khăng định răng, tộiphạm không phải là tổng số cơ học của những hành vi “tự do” tùy tiện, ma làmột tổng thể phụ thuộc những quy luật khách quan, xác định được A Ketle điđến kết luận rằng, xã hội vốn bao hàm ở mình mam mong của việc thực hiện batkỳ tội phạm nào Theo ông, xã hội tự mình băng cách này hay cách khác chuẩn

bị các tội phạm, còn người phạm tội chỉ là công cụ thực hiện các tội phạm đó.

Mỗi hình thái kinh tế xã hội quyết định về mặt xã hội một số lượng nhất định vàcác loại tội phạm nhất định Các loại tội phạm là hậu quả tất yếu của một cơ cauxã hội nhất định Như vậy, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội đặc trưng

cho mọi xã hội, vì từ năm này sang năm khác được lặp đi lặp lại với “sự tât yêu”.

Quan niệm mac-xit về hành vi sai lệch Karl Marx (1818-1883) — nhà tưtưởng xã hội và xã hội học nồi tiếng người Đức, người sáng lập lý thuyết xã hội-

chính trị chủ nghĩa mác-xít Ong cũng là người nghiên cứu vân đê hành vi sai

19

Trang 25

lệch K Marx là một trong những người đầu tiên dành sự chú ý, nói riêng, đếnhiện tượng tội phạm không phải từ quan điểm nhân chủng học và thống kê học,

mà từ quan điểm xã hội-chính trị, hay nói chính xác hơn, từ quan điểm giai cấp.

Như đã biết, các quan điểm khoa học của K Marx được hình thành chủ yếu dưới

an tượng “sự tàn bạo của tích lũy tư bản đầu tiên” ở châu Âu: sự ban cùng hóagiai cap nông dân ở diện rộng, sự gia tăng đói nghèo ở các thành phó, sự giàu cócủa tang lớp hẹp các nhà tu sản đã diễn ra đồng thời với sự phát triển như vũ bãocủa tội phạm và nhiều hành vi sai lệch xã hội khác Phát biểu ủng hộ con đường

cách mạng thay đổi chế độ xã hội, thủ tiêu sở hữu cá nhân các phương tiện sản

xuất, từ bỏ quan hệ kinh tế tư sản, K Marx đã đặt khởi đầu cho sự phát triểnhình thái xung đột - cấp tiến trong xã hội học, mà trong phạm vi đó ông đặt nềntảng cho quan niệm mác-xít về hành vi sai lệch K Marx luôn xem xét các vấnđề của xã hội tư bản trong phạm vi định hướng xã hội (là) trung tâm

(sociocenter), định hướng xã hội hoc K Marx cho những hiện tượng khách quan

của bóc lột tư bản, sự bần cùng hóa và tội phạm một ý nghĩa không phải tươngđối, mà là tuyệt đối Tội phạm trong xã hội tư sản, theo K Marx, - là hiện tượngkhông thể loại trừ Ông viết rằng, “giống như pháp luật, tội phạm có nguồngốc trong những điều kiện, mà trong đó sự thống trị đang tồn tại” Trong mộtloạt những nghiên cứu nổi bật mang tính mác-xít về tội phạm có một công trình

cua Fridrich Engels (1844 — 1845) là “Tinh trạng giai cấp công nhân ở Anh”.

Trong chuyên khảo này F Engels đã gọi tội phạm là “một hình thức công

phẫn (nổi giận) thô bạo nhất và vô ích nhất” Thêm nữa, tội phạm, theo F.Engels, - đó là biểu hiện chiến tranh xã hội, khi mà “mỗi người đứng về phíamình và vì mình đấu tranh chống lại tất cả còn lại Và cuộc chiến tranh này,

như các bảng thống kê tội phạm chỉ ra, từ năm này sang năm khác trở nên thịnh

20

Trang 26

nộ hơn, khốc liệt hơn và không thể dung hòa hơn” Trên thực tế F Engels đãcông bố những nghiên cứu xã hội học tự mình đầu tiên về van đề tội phạm trong

phạm vi của chủ nghĩa Mác, mà ở đó lý giải rõ ràng bản chất xã hội-giai cấp của

hành vi tội phạm Miêu tả tội phạm như là sự chống đối của giai cấp công nhânchống lại các nhà tư bản dưới hình thức của đấu tranh giai cấp không hiệu quả,F Engels đã tìm thấy những nguyên nhân của sai lệch xã hội, trước hết là trongnhững điều kiện kinh tế của xã hội tư bản đương thời.

Lý thuyết kiểu tội phạm chuyên nghiệp và bắt chước tội phạm của G.

Tard Gabriel de Tard (1843 — 1904) — luật sư và nhà xã hội học Pháp nỗi tiếng.

Ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng nghiên cứu xãhội học về sai lệch xã hội G Tard đã đi theo khuynh hướng quan tâm đến tâm lýhọc cá nhân và quần chúng (đám đông) Mặc dù được giáo dục về luật và đầykinh nghiệm trong hoạt động điều tra, G Tard vẫn tiếp cận van đề hành vi sailệch như một nhà xã hội học và nhà tư tưởng xã hội Năm 1886 ông đã công bốcuốn sách đầu tiên của mình — “Tội phạm so sánh”, mà trong đó áp dụng phươngpháp thống kê, ông đã tập hợp và phân tích số liệu nhiều năm về tội phạm ởPháp G Tard lần đầu tiên trong công trình của mình đưa ra ý nghĩa quyết địnhđối với các nhân tô xã hội va tâm lý học G Tard đã phát triển lý thuyết “kiéu tộiphạm chuyên nghiệp”, mà các luận điểm chính của nó thé hiện trong cuốn sách

“Triết học trừng phạt” (1890) Ông đã hoàn chỉnh ý tưởng về “kiểu tội phạmchuyên nghiệp” và, về bản chất, là sự chuyên nghiệp của kẻ tội phạm “ Bất kỳ

một nghề nghiệp xã hội hay chống lại xã hội to lớn nào cũng đều lôi kéo về mìnhtất cả những ai có tố chất thích hợp với nó, nếu như sự lựa chọn công việc được

tự do; nếu tồn tại sự phân chia dang cấp, thì sẽ quan sát thay sự tích lũy những

tính chất thích hợp bằng con đường chuyền giao di truyền; và như vậy người cao

21

Trang 27

thượng sẽ sinh ra thành những người dũng cảm, người Do thái sẽ thành những

chủ ngân hàng, v.v ” Trong cách hiểu của G Tard, tội phạm đó là nghề

nghiệp, là hành động nghề nghiệp Tội phạm chuyên nghiệp phải nắm vững các

thủ thuật của hành vi phạm tội do qua trình học tập lâu dài các kỹ năng, kỹ xảo

chuyên môn, những chuan mực liên quan của “chỉ số trộm cắp” Cân nhắc ở mứcđộ nhất định ảnh hưởng của các nhân tố nhân chủng học đối với hành vi phạmtội G Tard đã cho các điều kiện xã hội — môi trường học tập một ý nghĩa rất cao.Trong nghiên cứu của mình, G Tard cũng đi đến kết luận rằng, tội phạm chuyên

nghiệp cũng có thé xuất phát từ sự bắt chước Trong cuốn sách “Các quy luật củasự bắt chước” (1890), trên cơ sở những vấn đề của ý thức và tâm lý, G Tard đã

phân tích sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi của cá nhân và nhóm.Ông đã tuyệt đối hóa hiện tượng ảnh hưởng xã hội, của chính xã hội Ông chorằng, bộ máy xã hội về bản chất là sự mô phỏng và mô phỏng đóng vai trò quantrọng trong xã hội, tương tự như tính di truyền trong bộ máy sinh lý học.

Quan niệm phi chuẩn của Robert Merton Robert Merton (1910) — là nhàxã hội học nổi tiếng của Mỹ theo trường phái chức năng Trong các công trình

của ông cách tiếp cận xã hội (là) trung tâm đối với quan niệm phi chuẩn đã có sựphát tiên quan trọng và rõ ràng nhất Dưới ảnh hưởng quan điểm của E.

Durkheim, R Merton đi đến khẳng định rằng, một vài cấu trúc xã hội tạo điều

kiện cho hành vi sai lệch của một số thành viên riêng biệt trong xã hội Giốngnhư E Durkheim, ông nhìn thấy trong tội phạm, trong sự vi phạm “chỉ số xãhội” “phản ứng chuẩn mực của những người chuẩn mực đến những điều kiện

không chuẩn mực” R Merton phân tích phi chuẩn và sự sai lệch trong bối cảnh

xã hội-văn hóa rộng lớn, vì vậy lý thuyết của ông được coi là có tính khái quát

hơn Nêu ở E Durkheim phi chuân chi gan với sự sụp đô hay sự yêu di của các

22

Trang 28

quy định chuẩn mực hành vi trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng, thì ởR Merton phi chuẩn xuất hiện là do “bất đồng cau trúc đặc biệt của văn hóa” vàlà nhân tố thường xuyên của mỗi căng thăng xã hội-tâm ly trong hệ thống xã hội.

Vi vậy tự tu, theo R Merton, là một trong những phan ứng hành vi có thé xay ra

đối với sự phi chuẩn, mà trong số hành vi đó có thê là tội phạm, say rượu, sử

dụng ma túy và nhiều hình thức sai lệch khác R Merton áp dụng và phát triểnsáng tao di san lý thuyết của Durkheim đối với điều kiện xã hội phát triển ồnđịnh Ông miêu tả và giải thích các kiểu cơ bản của hành vi sai lệch trong bối

cảnh thích ứng vai trò, xuất phát từ sự phân tích các mối quan hệ phi chức năng

khác nhau giữa cấu trúc xã hội và cấu trúc văn hóa của xã hội hiện đại ở cấp độxã hội vĩ mô Theo R Merton, phi chuẩn — đó là sự không đồng nhất, sự phá vỡgiữa mục đích văn hóa-xã hội của cá nhân (hay nhóm) được xã hội khuyến khíchvà các khả năng đạt được chúng băng các phương tiện phù hợp pháp luật hay

được xã hội chấp nhận Ví dụ như, khi một người chấp nhận mục đích thành

công về mặt tài chính, nhưng nhận thấy không thé đạt được bang những phươngtiện mà xã hội chấp nhận, người đó có thê quay lại những cách thức bất hợp phápkhác nhau để đạt được mục đích như kiếm tiền băng những mánh khóc bất

chính, làm ăn gian lận, buôn lậu hay buôn bản ma túy, cướp giật, cướp nhà băng,

v.v Những hành vi này không được pháp luật và xã hội chấp nhận, và đó chính

là những hành vi sai lệch, hành vi tội phạm.

Lý thuyết kiểm soát xã hội của Travis Hirschi Dựa trên khái niệm “nhữngmối liên kết xã hội” (social bonds) được T Hirschi đưa ra vào năm 1969, ông đã

khăng định rằng, càng nhiều người tin tưởng vào những giá trị truyền thống, sự

đúng đắn của pháp luật, họ càng ràng buộc với những mục đích thành công trong

công việc, họ cảng doi hỏi vào những hoạt động được xã hội chap nhận, họ càng

23

Trang 29

gan bó với cha mẹ, trường học, bạn bẻ, đồng nghiệp, thì người ta càng it rơi vàonhững hành vi lệch lạc, càng it rơi vào sự sai lệch.

Lý thuyết giải thích hành vi lệch lạc trên cơ sớ văn hóa (hay Lý thuyết vănhóa phụ lệch lạc) Những lý thuyết xây dựng trên sự rối loạn tô chức xã hội liênquan đến các sức mạnh xã hội mà “day” con người vào hành vi sai lệch Các lý

thuyết văn hóa về lệch lạc, cũng giống như các lý thuyết rỗi loạn trật tự xã hội,

nhưng chúng tập trung vào các giá trị văn hóa cũng như những cơ hội dẫn đếnsai lệch, nói cách khác, những sức mạnh xã hội không phải là “đây” như nói ở

trên, mà là “kéo” người ta tới hành vi sai lệch Selin (1938) nhân mạnh rang, sai

lệch phát sinh là do những đối kháng giữa các chuẩn mực văn hóa Selin chú ýđến những nhóm văn hóa mà chuẩn mực của chúng khác với chuẩn mực củaphan xã hội còn lại Những chuẩn mực đối kháng nay sinh, bởi vì nó không cùng

quan tâm, tuân thủ những chuẩn mực của số đông Walter Miller (1958) mở rộng

ý tưởng của Sellin về mối liên quan giữa văn hóa và hành vi sai lệch W Miller

cho răng văn hóa phụ tội phạm thường phát triển ở những tầng lớp dưới Những

giá trị và chuẩn mực của các băng nhóm tội phạm là sự phản ứng với lối sống

của các tầng lớp trên Bằng cách sống với những giá trị này, các thành viên củacác tầng lớp dưới bị những người khác, đặc biệt là tầng lớp trên, coi như lànhững kẻ tội phạm Edwin Sutherland (1939), trên cơ sở vấn đề là tại sao một số

người hấp thụ được những gia trị của văn hóa phụ lệch lạc, trong khi những

người khác lại không, đã cố gang giải thích điều này trong khái niệm do ông duara — đó là “sự liên kết khác biệt” (differential association) Ông cho răng hành

động sai lệch và phạm tội là do “được học” (criminality is learned) mà hình

thành Người ta hấp thụ những giá trị liên quan đến sai lệch băng cách liên kết,

giao tiép với những người dang năm giữ các giá tri này Nêu một người có nhiêu

24

Trang 30

bạn bè và người thân liên quan đến tội phạm và hành vi sai lệch, thì người đócũng có thể trở thành kẻ tội phạm do học được những hành vi sai lệch từ họ.Cloward và Ohlin (1959; 1960) đi xa hơn cả Sutherland khi cho rằng, không cầnphải học, bởi học thì đương nhiên là phải biết, mà chỉ cần có cơ hội, dù là nhỏ

nhất, dé tiếp xúc hay tham gia vào hành vi sai lệch, là người ta đã có thé trởthành kẻ kệch lạc Đặc biệt, hai ông nhân mạnh đến cơ hội tiếp xúc với những

“kẻ lệch lạc thành công” (successful deviants), những kẻ tội phạm sau những phi

vụ thành công, hoàn hảo, người ta, đặc biệt là thanh miên, thấy họ như những

“thần tượng” Và những cơ hội như vậy dễ dàng và nhanh chóng lôi kéo những

người khác đến dần hành vi sai lệch Điều này nói đến nguy cơ rơi vào sai lệchrất cao va dé dang Người ta vẫn thường nói, cả đời chưa chắc học hết một điềutốt, nhưng điều xấu chi cần trong giây lát đã có thé làm được ngay.

Lý thuyết gán nhãn (Lebeling theory) của Howard Becker Howard

Becker trong tac phâm “Kẻ ngoài cuộc” (“Outsiders” - 1963) đã đưa ra cách tiếp

cận mới về hành vi sai lệch trên cơ sở nhắn mạnh ai là người xét đoán một ngườikhác là lệch lạc, cũng như cách thức con người bị đối xử như thé nào sau khi

người đó bị gán cái nhãn là “kẻ ngoài cuộc — kẻ lệch lạc” H Becker tin tưởng

rằng, lệch lạc thực sự sinh ra bởi thâm quyền của những nhóm quyên lực, bang

cách áp đặt những tiêu chuẩn hành vi lên những người khác Những nhóm xã hộiquyền lực tạo ra lệch lạc, theo Becker, băng cách đưa ra những quy tắc mà ai vi

phạm sẽ trở thành kẻ lệch lạc Bằng cách áp dụng những quy tắc đó vào nhữngcon người cụ thê và đán nhãn cho họ như những kẻ ngoài cuộc Theo lý thuyết

này, lệch lạc không phải nội dung của một người thực hiện, mà là kết quả của

việc áp đặt bởi những người khác các quy tắc và hình phạt đến người phạm tội.

Tóm lại, H Becker cho rằng một hành động bị gán là lệch lạc hay không phụ

25

Trang 31

thuộc một phần vào thực chất của hành động đó, và một phần Vào VIỆC người gắnnhãn lệch lạc cho hành động của người khác Becker cũng khăng định răng

những người mà có thể bắt những người khác chấp nhận quy tắc này phụ thuộcvào những ai có sức mạnh chính tri và kinh tê.

1.L3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án E Durkheim với

tư cách là cha đẻ, người sáng lập xã hội học phương Tây hiện đại, đại diện tiêu

biểu của trường phái cấu trúc chức năng, người đưa ra rất nhiều những tư tưởng,quan điểm chính yếu, những lý luận liên quan đến xã hội học, nên viết về ông, về

các tác phâm, công trình khoa học của ông có rất nhiều và sẽ còn nhiều hơn nữa.

Có thê nói, trên thế giới tồn tại cả một hệ thống đồ sộ các bài viết liên quan đếnE Durkheim và nội dung các tác phẩm của ông Con số những bài viết, nhữngcông trình nghiên cứu về ông cho đến nay vẫn không dừng lại và tiếp tục tănglên đáng ké Điều này chứng tỏ quan niệm xã hội học của E Durkheim đã tạo

nên sự quan tâm và chú ý to lớn đối với các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong việc

áp dụng những quan niệm của ông vào phân tích các hiện tượng xã hội cụ thể E.Durkheim đã để lại rất nhiều công trình, tác phẩm mà trong đó trình bày cácquan điểm, cách tiếp cận, lý thuyết, lý luận, nghiên cứu của mình về rất nhiềuvan đề khác nhau liên quan đến con người va đời sống xã hội Liên quan đến

quan điểm sai lệch, hành vi sai lệch, sai lệch xã hội và tội phạm được E.

Durkheim phan ánh chủ yếu qua các công trình rất nổi tiếng mà bat kỳ ai nghiêncứu xã hội học, nghiên cứu và tìm hiểu E Durkheim không thé không đề cập tới.Đó là tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (1893), “Tự tử” (1897) và bài báo

“Bình thường và bệnh lý” mà sau này được E Durkhiem đưa vào trong tác phẩm

“Những quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) nỗi tiếng của mình Phan

lớn, phân đáng kê các công trình, các bài việt của các nhà nghiên cứu từ thời kỳ

26

Trang 32

xuất hiện các công trình nghiên cứu của E Durkheim cho đến nay là tập trung

vào việc nhìn nhận, xem xét, phân tích, đánh giá, phê phán các quan niệm xã hội

học khác nhau, các nguyên tắc phương pháp nghiên cứu xã hội học của E.Durkheim Điều đó cũng có nghĩa, những vấn đề liên quan đến quan điểm sai

lệch xã hội của E Durkheim cũng được các nhà nghiên cứu qua các thời đại

khác nhau quan tâm ở các mức độ khác nhau Quan điểm sai lệch trong xã hộihọc của E Durkheim chủ yếu được các nhà nghiên cứu trình bày dưới hình thứcliên quan, lồng ghép, đồng thời với các quan niệm và khái niệm xã hội học khác

nhau của E Durkheim, mà hầu như rất ít hoặc là không có những nghiên cứu

riêng biệt, độc lập về vấn đề sai lệch xã hội Ở đây, do chỉ đề cập đến quan điểmsai lệch xã hội trong xã hội học của E Durkheim, nên chúng tôi chỉ điểm quanhững tài liệu mà chúng tôi sưu tầm, tìm kiếm được, có liên quan đến quan điểmnói trên của E Durkheim, để từ đó có thể hình dung được tình hình nghiên cứu

nói chung về vân đê này cho đên hiện nay là như thê nào.

Trước hết, điển hình như ở Pháp — quê hương của E Durkheim, quanniệm triết học-xã hội của E Durkheim đã tạo nên sự quan tâm to lớn trong việc

áp dụng nó dé phân tích các hiện tượng xã hội cu thể, trong đó có có những hiệntượng xã hội như sự phân công lao động, tự tử, tôn giáo va một số hiện tượng

khác Cac nhà xã hội học Pháp như G Tard, R Vorms, G Rishar, A Futle, R.

Lacomb đã phản đối mong muốn của E Durkheim tách biệt xã hội học khỏi tâmly học và giải thích nguyên nhân hành vi sai lệch thuần tủy từ quan điểm xã hội

học Các nhà xã hội học nỗi tiếng của Pháp thời hậu chiến là P Aron và J.Guorvich đã hầu như phủ nhận quan niệm lý luận-phương pháp của E.Durkheim, trong đó E Durkheim có viện dẫn vấn dé liên quan đến tội phạm dékhang định các phương pháp nghiên cứu xã hội học của mình Các công trình

27

Trang 33

của S Bugle (“Chủ nghĩa duy linh của Emile Durkheim” — Lời dan cho cuốnsách của Durkheim “Xã hội học và triết học”, “Khuynh hướng triết học xã hội

học của Durkheim”, “Kết quả của xã hội học Pháp hiện đại”), các tác phẩm củaJ Davi (“Xã hội học của Durkheim”), của P Foconne và M Moss (“Xã hội

học”), của M Halbvaks (“Sự xuất hiện tình cảm tôn giáo theo kiểu Durkheim”)chủ yếu dành cho các vấn đề triết học trong sáng tạo của E Durkheim, trong đódé cập đến các tác phẩm nỗi tiếng nêu trên của ông, liên quan đến các van đề daođức, tôn giáo, đoàn kết xã hội, phân công lao động và tự tử.

Ở Anh, một số quan niệm của E Durkheim như quan niệm xã hội như

một hiện thực đặc biệt, phân tích hiện tượng xã hội từ quan điểm chức năng,trong đó đề cập đến các chức năng của sai lệch xã hội, đã được các nhà xã hội

học Anh là A Redclif-Brown (1881-1955), B Malinovsky (1884-1942) đónnhận và phản anh trong các công trình nghiên cứu của minh A Redclif-Brown

đã tiến hành một loạt bài giảng ở Trường Đại học Chicago (Mỹ) về các hiệntượng roi loạn trật tự xã hội trong xã hội học của E Durkheim và tạo nên mộttiếng vang rất lớn trong xã hội Mỹ.

E Durkheim đã nhận được “hơi thở mới” trong việc phân tích các quan

niệm xã hội học từ các nhà xã hội học ở Mỹ, như trong tác phẩm “Cống hiến củaEmile Durkheim trong lý thuyết xã hội học” của nhà nghiên cứu Mỹ S Gelke,trong cuốn sách “Lý thuyết xã hội học hiện dai” của P Sorokin Đặc biệt, tạo nên

bước ngoặt lớn về tính thích hợp tư tưởng của E Durkheim trong việc nghiên

cứu các hiện tượng rồi loạn trật tự xã hội trong trường phái tâm lý xã hộiChicago Vào những năm 30 (của Thế kỷ trước) ở Mỹ xuất hiện nhiều hơn

những công trình nghiên cứu dành phân tích những sáng tạo của E Durkheim,

cũng như công bô các trích đoạn các tác phâm của ông Theo ý kiên của nhà

28

Trang 34

nghiên cứu xã hội học người Mỹ R Nisbet, các di sản của E Durkheim, chính

xác hơn là các quan điểm của nhà xã hội học người Pháp đối với các van dé xãhội như toi phạm, tự tu, tính không bên vững của gia đình, rồi loạn trật tự xã hội

và những vấn đề khác là những vấn đề lý luận rất có triển vọng R Nisbet viết:

“Sự đối lập mà Durkheim dẫn dắt giữa đoàn kết máy móc và đoàn kết tô chức,khái niệm phi chuẩn của ông, tu ti ích kỷ và tự tw vị tha, sự phan loại của ông vềsự hội nhập và phi hội nhập xã hội — tất cả cái đó là cả bầu trời lôi cuỗn đôi vớixã hội học Mỹ” [115] R Nisbet viết tiếp: “Durkheim là nhà xã hội học phi

chuẩn (anomie) nổi bật, và không nhiều xã hội có thé giới thiệu nhiều hơn những

ví dụ phong phú và đa dạng fình trạng rồi loạn trật tự xã hội này so với nước Mỹtrong Thế kỷ XX” [115] E Giddens trong nghiên cứu của mình đã chứng minhrằng, tư tưởng trung tâm đối với E Durkheim là tw tưởng biến đổi xã hội, “củasự đối kháng giữa xã hội truyền thong bị phá vỡ và kiểu xã hội hiện đại dang

xuất hién.”[88]

Theo thời gian, sự quan tâm đối với xã hội học của E Durkheim ngày

càng tăng lên ở phương Tây, cũng như trên thế giới, nói lên sức sống mãnh liệt

các tư tưởng vĩ đại của E Durkheim Người ta thường xuyên in lại, bình luận và

phân tích các tác phâm của E Durkheim, nối tiếp những nhịp cầu giữa nhữngkhẳng định lý thuyết của ông với tình hình nghiên cứu các vấn đề trong xã hội

hiện đại Đó trước hết là những van dé liên quan đến rồi loan trật tự xã hội vàbệnh hoạn xã hội, kiểm soát xã hội và hòa nhập xã hội, xã hội học đạo đức và

tôn giáo Những tác phẩm của E Durkheim, như đã nêu ở trên, “V sự phâncông lao động xã hội”, “Tự tử” và “Những quy tắc của phương pháp xã hội

học ” không ngừng được mổ xẻ, lật tới lật lui, xem xét và nhìn nhận, phê phản và

đánh giá, tùy theo những vân đê và mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu xã

29

Trang 35

hội khắp nơi trên toàn thế giới Số lượng các chuyên khảo dành cho nghiên cứuvề E Durkheim ngày càng tăng lên Một số những công trình đáng kế nhất cóthé kể đến là “Xã hội học và khuynh hướng cực đoan” của E Tiriakian,

“Durkheim” của J Duvinjo, “Chủ nghĩa tư bản và lý thuyết xã hội hiện đại Phân

tích các tác phẩm của Marx, Durkheim và Max Weber” và “Emile Durkheim”

của E Giddens, “Durkheim Dao đức và môi trường” của E Volvork, “Emile

Durkheim Nhà xã hội học và nhà triết học” của D La Capra, “Kiểu mẫu xã hội.Nghiên cứu lý thuyết xã hội học của Tocvin, Marx và Durkheim” của D Podji,

“Emile Durkheim Cuộc đời và công trình” của S Lukes, “Xã hội học của Emile

Durkheim” của R Nisbet, “Durkheim cấp tiến” của B Lacrua, “Khủng hoảngcác giá tri và cải cách xã hội: Emile Durkheim, các tac phẩm về chính trị” của H.Muller, “Quan niệm các nhóm nghề nghiệp của Emile Durkheim” của K Maiervà nhiều người khác Các nghiên cứu ké trên, tùy theo mức độ, đều viện dan các

tác phẩm, trong đó không thể thiếu 3 tác phẩm đã nêu của E Durkheim, và đề

cập đến các vấn dé liên quan đến quan điểm sai lệch xã hội của ông Trong sốcác công trình nghiên cứu về E Durkheim, cũng cần chỉ ra những bài báo dẫnluận và bình luận đối với các tuyển tập các công trình chọn lọc của E Durkheim

của các tac gia như K Volf, R Nisbet, R Berstad, E Giddens, U Pikering, Ch.

Bella và một số người khác Nhiéu vấn dé xã hội, trong đó không thé không kểđến như hiện tượng tự tử, van dé “anomie”, bệnh hoạn xã hội, hiện tượng tội

phạm, được E Durkheim quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu đã luônđược nhắc tới trong những bài viết này.

O Liên Xô (trước đây) và nước Nga hiện nay, sự quan tâm đôi với E.

Durkheim và xã hội học của ông cũng rat to lớn và dang kê Cac tác phâm nôi

tiếng của E Durkheim trong đó có các tác phẩm “Phân công lao động xã hoi”,

30

Trang 36

“Tự tử”, “Những quy tắc của phương pháp xã hội học” đã được dịch và dịchnhiều lần sang tiếng Nga Nhiều công trình nghiên cứu về E Durkheim và xã hộihọc của ông của các nhà nghiên cứu xã hội học Nga đã lần lượt được công bố.

Có thé kể ra đây một số tên tuổi các nhà xã hội học Nga nghiên cứu về E.

Durkheim như F Telenhicov (“Durkheim về đối tượng và phương pháp xã hộihọc”), I S Kon (“Chủ nghĩa thực nghiệm trong xã hội học”) đề cập đến các tưtưởng lý thuyết và phương pháp cơ bản của E Durkheim, D M Urginovich(“Những van dé triết học phê phán tôn giáo”) phân tích những van dé riêng biệt

trong sang tạo của E Durkheim, E M Korjevaja va A B Gofman phân tích các

hiện tượng xã hội trong xã hội học Durkheim, v.v Đặc biệt, không thê khôngnói đến công trình nghiên cứu về E Durkheim “Xã hội học của EmileDurkheim” của nhà nghiên cứu xã hội học nổi tiếng người Nga E V Osipova.Công trình này đã tái ban lần thứ hai mới đây, có sửa chữa và b6 sung Trongcông trình nghiên cứu về E Durkheim nói trên, E V Osipova đã phân tích quanniệm xã hội học nói chung của E Durkheim, cũng như áp dụng nó dé phân tích

các hiện tượng xã hội như phân công lao động, những hình thái phi chuẩn trong

phân công lao động, tôn giáo, đạo đức và vai trò của chúng trong hành vì sai

lệch, tự tứ, cách phân loại tu tw của Durkheim, phân tích sâu sắc hình thái tự tử

phi chuẩn và nhiều vẫn đề khác Công trình nghiên cứu của E V Osipova được

sử dụng rộng rãi trong số các nhà nghiên cứu xã hội học ở Nga, và ở nước ngoài.

Liên quan đến sai lệch và hành vì sai lệch nói chung, và cụ thể quan điểm sai

lệch của Durkheim nói riêng, ở Liên Xô (trước đây) và nước Nga hiện nay, thậm

chí còn hình thành các trung tâm nghiên cứu ở Saint-Peterburg với các nha

nghiên cứu nổi tiếng như V Afanacjev, Ia Gilinsky, ở Matxcova với G.

31

Trang 37

Zaigraev, B Levin, ở Estonia với A Leps, E Raska, Iu Saar và ở Grudia là A.Gabiane va những người khác [109].

Hiện nay, với sự phát triển của nhận thức, người ta ngày càng phân tích

sâu sắc hơn, thay đổi cách đánh giá về tư duy sáng tao của E Durkheim, có

những cách nhìn nhận mới mẻ về E Durkheim Nhiều công trình nghiên cứu gầnđây đã giới thiệu và trình bày những phân tích, đánh giá mới về E Durkheim vàcác quan niệm xã hội học của ông, đóng góp thêm những tri thức về nhà xã hộihọc vĩ đại này Như đã nói ở trên, nghiên cứu về Durkheim có rất nhiều, song

quan niệm sai lệch xã hội cua ông được nghiên cứu và trình bay một cách riêng

biệt và độc lập hau như rất it và không có Vấn đề này chủ yếu được đề cập liênquan và lồng ghép trong những nghiên cứu các quan niệm xã hội học khác củaE Durkheim Chỉ đến khi, vào Thế kỷ XIX-XX, sự quan tâm đổi với hành vi sailệch trong số các nhà nghiên cứu xã hội tăng lên mạnh mẽ, sai lệch xã hội trong

xã hội học cua E Durkheim mới được chú ý và quan tâm nghiên cứu Trong giai

đoạn nay ở Tây Au và Mỹ đã tồn tại không ít các 1ý thuyết giải thích hành vi lệchlạc theo quan điểm nhân chủng học-sinh học, tâm lý học và xã hội học với cácđại diện tiêu biéu như C Lombroso, A Ketle, U Sheldon, S Freud, E Erikson,E Fromm, E Durkheim, R Merton, A Coen, E Sutherland, H Becker và nhiều

người khác Như vậy, theo danh sách liệt kê ở trên, E Durkheim được nhắc đến

như nhà nghiên cứu hành vi sai lệch theo quan điểm xã hội học Trong các côngtrình nghiên cứu về sai lệch xã hội và tội phạm sau này, tên của E Durkheimluôn được nhắc tới và được coi như một trong những nhà ly luận dau tiên về sailệch xã hội, với khái niệm “anomie” — phi chuẩn mà được dé cập trong tác

phẩm “Về sự phân công lao động xã hội” và chủ yếu là tác phẩm “Tự tử”, và

trong một sô các công trình khác nữa của ông.

32

Trang 38

Ở Việt Nam hiện nay cũng đang có rất nhiều công trình nghiên cứu và tìmhiểu về E Durkheim, cũng như các tác phẩm của ông Các công trình này đều

nhìn nhận E Durkheim như một nhà xã hội học có công lớn trong việc hình

thành xã hội học Pháp và xã hội học nói chung Tuy nhiên mỗi cuốn sách nóitrên chỉ trình bày một khía cạnh, một vấn đề, hoặc là về tiểu sử của E Durkheim,hoặc đề cập nội dung của từng tác phâm của E Durkheim và những nhận địnhxung quanh những vấn đề nêu ra trong mỗi tác phẩm đó Những công trình, tácphẩm nghiên cứu riêng biệt về quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim cũng

rất hiếm hoi, chủ yếu cũng chỉ là những đề cập ít nhiều liên quan đến sai lệch xã

hội Dưới đây là một số tác phẩm dang rất phổ biến trong giới nghiên cứu xã hộihọc có liên quan đến E Durkheim và quan điểm xã hội học của ông về các vấnđề xã hội như ý thức cá nhân-tập thể, đoàn kết xã hội, phân công lao động, tự tử,rỗi loạn trật tự xã hội, đạo đức xã hội, tôn giáo, giao dục, v.v

Nhập môn lịch sw xã hội học — Hermann Korte (Dịch từ nguyên ban

tiếng Đức — Người dịch: Nguyễn Liên Hương) Trong Bài IV của cuén sách trìnhbày sự phát triển xã hội học ở Anh và Pháp vào cuối thế kỷ 19 Liên quan đến E.

Durkheim, cuốn sách đề cập những yếu tố đạo đức của nhà xã hội học tiền bối ởE Durkheim trong đó, ngoài việc chỉ ra nguồn gốc và đảo tạo của E Durkheim,

tác giả trình bày và phân tích các quan điểm cơ bản của E Durkheim như đoànkết máy móc và đoàn kết có tổ chức, từ lý thuyết xã hội học đến đạo đức xã hội,

bệnh hoạn xã hội và tự vẫn Xã hội học nhập môn — Tony Biton Phạm ThuỷBa địch Trình bày nội dung tác phẩm “Tự tử” của E Durkheim và một số nhận

định về tác phâm này của các nhà xã hội học hiện đại (giữa thé kỷ XX) Các lýthuyết xã hội học hiện đại — TS Vii Quang Hà — NXB Dai học quốc gia Hà Nội,

2001 Tìm hiểu về cuộc đời của E Durkheim và khuynh hướng chính trị-xã hội

33

Trang 39

thể hiện trong các tác phẩm cua ông Le Sociologique de Emile Durkheim —Philip Steiner Đây là tác phẩm tim hiểu rất kỹ về E Durkheim và những van đềxung quanh cuộc đời của ông Tác pham nay không trình bày lý thuyết và cuộc

đời E Durkheim một cách đơn thuần, mà là những nghiên cứu, những nhận định

về vị trí của E Durkheim trong xã hội và xã hội học Pháp, giải thích cho việc tạisao E Durkheim lại được đánh giá như là một nha xã hội học quan trọng của thếkỷ Các lý thuyết xã hội học — Bửu Lịch Trình bày một số nội dung cơ bản quacác tác phẩm quan trọng của E Durkheim nh “Sự phân công lao động xã hội”,

“Tự tr”, “Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo” Qua những nội dung nay

tác giả đưa ra nhận định của mình với từng quan điểm của E Durkheim Lịch sửxã hội học — Bùi Quang Dũng & Lê Ngọc Hùng Cuốn sách trình bày về lich sử

xã hội học, trong đó ở Chương 4 của cuốn sách đề cập đến E Durkheim và sựphát triển của xã hội học Pháp Các tác giả nói về bối cảnh chính trị xã hội và sựnghiệp của E Durkheim, phân tích quan điểm đoàn kết xã hội và ý thức tập thể,học thuyết chính trị và phương pháp xã hội học của E Durkheim Lich sử và ly

thuyết xã hội học — Lê ngọc Hùng NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Trong

Chương VI của cuốn sách “Xã hội học Emile Durkheim” (1858 — 1917), ngoài

phần “Sơ lược tiểu sử”, tác giả cuốn sách trình bày khái niệm xã hội học — khoa

học về sự kiện xã hội, các quy tắc của phương pháp luận và một số khái niệm và

lý thuyết xã hội học của E Durkheim Xã hội học — John J.Macionis Trung tâmDịch thuật thực hiện Nhà xuất bản T hồng kê Trong Chương 8 nói về “Sự lầm

lạc” đã phân tích các lý thuyết về “ sự lam lạc”, trong đó phân tích cau trúc —

chức năng của “sự lầm lạc” đối với xã hội của E Durkheim Ông được coi nhưlà người tiên phong khi tim hiểu chức năng của “sự lam lạc”, khi khang định

rằng không có gì bất thường về sự lầm lạc, vì đây là một bộ phận gắn liền trong

34

Trang 40

mọi xã hội Lý thuyết nhân loại học (Giới thiệu lich sử) — R Jon McGee —Richard L Warms (Southeast Tesax State University) Nhà xuất bản Từ điểnBach khoa Sach giới thiệu “các nền tang tư tưởng xã hội hoc”, trong đó dé cậpđến các công trình nổi tiếng của E Durkheim như “Sw phân công lao động xãhội ”, “Hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo”, tạp chí “Niên giám xã hội học”.

Sách cũng trích dịch một đoạn liên quan đến “Sự kiện xã hội là gì” từ tác phẩm“Các quy tắc của phương pháp xã hội học”, có liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ, hôn

nhân và tự tử Gan đây có cuôn sách chuyên khảo “Một số quan điểm xã hộihọc của Durkheim” của tác giả Nguyễn Quy Thanh (Chủ biên) Cuén sách bao

gồm 7 chương, trong đó ngoài Chương 1 và Chương 2 dé cập đến thân thé và sựnghiệp của E Durkheim va khăng định của Durkheim về xã hội học là một khoahọc độc lập, các chương còn lại (Chương 3 đến Chương 6) đề cập đến quan điểmcủa E Durkheim về sự phân công lao động xã hội, về giáo dục, về hiện tượng tự

tử, về tôn giáo Chương 7 cuối cùng đề cập đến một số phê phán đối với xã hội

học E Durkheim Trong chương 5 “Phân tích xã hội học về hiện tượng tự tử”,

tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản về hiện tượng tự tử trong tác phẩm

“Tự tử” nỗi tiếng của E Durkheim Những nghiên cứu trên đều xem xét và nhìn

nhận một cách riêng lẻ từng quan điểm của E Durkheim trong từng tác phẩm,

còn quan điểm sai lệch xã hội của ông hầu như rất ít được quan tâm và nghiêncứu Theo chừng mực mà chúng tôi biết được gần như chưa có công trình chínhthức nao ở Việt Nam công bố về quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội học của

E Durkheim như một công trình nghiên cứu độc lập, ngoài một số đoạn ngắn

viết trong các sách, một số bài viết ít ỏi có đề cập đến những hành vi lệch chuẩn

như sai lệch xã hội, phi chuẩn, tội phạm, bệnh hoạn xã hội, v.v trong xã hội

học của E Durkheim.

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w