1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

181 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Hà Quang Trường
Người hướng dẫn GS. TS. Hoàng Chớ Bảo, PGS.TS. Dương Văn Thịnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 48,11 MB

Nội dung

Đặt trong hoạt động CCHC nhà nước, ở “đầu vào” -con người là nhân tố tác động hình thành nên nhu cầu phải CCHC, là người trực tiếp xây dựng nên các chương trình kế hoạch cho việc CCHC;

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ QUANG TRƯỜNG

VAN DE CON NGƯỜI TRONG CẢI CÁCH

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIÊN SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NOI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ QUANG TRƯỜNG

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Ma số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIEN SY TRIẾT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS TS Hoàng Chí Bảo

2 PGS.TS Dương Văn Thịnh

HÀ NOI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của đề tài - :- sec TkEEEE11211 2111111112111 1111 xe 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài ¿2 2 s+SE+£E+£E+£E£EZEE2EEerxerkerrrree 8

3 Mục đích va nhiệm vụ của luận án - 225 << << + + <++ssseeeces 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 5+ 52+££+zz+£+zx+rxerxersee 17

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5+ «<< <++s++s+2 17

6 Đóng góp mới của luận án - + + * + E+*EE+EErerreersrerrreerre 18

7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ¿2 + s+c+cs+cecseẻ 18

8 Kết cau của luận án - - - St SEEESESEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEEEEkeErrkrkrkrrrre 18

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CON NGƯỜI VA

HOAT ĐỘNG CẢI CÁCH HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC 19

1.1 Khái lược quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lê nin về vị trí và vai trò

của con người trong đời sống xã hộii + + 2©£+££+£x+£xerxerxrrxez 19

1.1.1 Con người - chủ thé của các quá trình xã hội - 191.1.2 Con người - khách thé trong đời sống xã hội 211.1.3 Con người trong hệ thống quan ly, tổ chức xã hội — chính trị 23

1.2 Khái niệm cải cách hành chính và cải cách hành chính nhà nước ở M00 — 25

1.2.1 Khái niệm cải cách hành chính 22 ===++++<ss+<<+z<+ 25 1.2.2 Cai cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 29

1.3 Su thể hiện của con người trong hoạt động cải cách hành chính

nà HƯỚC ¿+ 112111 11 11 11 11 11 111 T1 H1 HH HH TH TH TT TT 48

1.3.1 Con người — chủ thê trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước

iv

Trang 4

1.3.3 Đặc trưng của mối quan hệ chủ - khách thể của con người trong

cải cách hành chính nhà nuOc - 5 <6 5+2 E++++vE+eEeeEseeeeeessee 53

Kết luận chương Lae.eeccccccssessessesssssessessessecsessusssssusssessessecsessecsessussessseeseeseeses 59

CHƯƠNG 2 CON NGƯỜI - CHU THE CUA QUÁ TRÌNH

CẢI CÁCH HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC O VIỆT NAM HIEN NAY 61

2.1 Con người với việc hình thành chương trình cải cách hành chính 00“ e 61

2.2 Con người trong vai trò tổ chức thực hiện chương trình cải cách

hanh chinh nha nuOc ou 64

2.2.1 Vai trò chủ thé của đội ngũ cán bộ, công chức - 642.2.2 Vai trò chủ thể của người đân - ¿2+ + s+cz+E+xerxsrserxee 742.3 Các nhân tô tác động tiêu cực tới vai trò chủ thể của con người trong

quá trình cải cách hành chính nhà nước - - 5+ «+ +s+++s++s++e++s+2 78

2.3.1 Tác động của cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước trong xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam - 2- 2 2+secxerxsrzes 79

2.3.2 Tác động từ trình độ, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc,

ý thức dao đức của môi trường hành chính cũ -«++-«<+ S6 2.3.3 Tác động của văn hóa và tâm lý dân tộc -«+ «++ 92

2.4 Những giải pháp phát huy vai trò chủ thể của con người trong quá trình

cải cách hành chính nhà nưỚC - 6 + 1E +3 E#kE+sEEeeEeekEeeesserseree 96

2.4.1 Khac phuc cac nhan tố tac động tiêu cực đến vai trò chủ thể của

con người trong quá trình CCHC nhà nước -« ««+5s«++ss+2 96

2.4.2 Thực hiện dân chủ hoá xã hội - «55 +52 << <<+<+<<<52 106

2.4.3 Đổi mới nhận thức về công tác cán bộ - 2 2s scs+e+ 111

2.4.4 Nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm - 116 Kết luận Chương 2 2-2 ©sSE2EE2EE2EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E 1xx 119

Trang 5

CHƯƠNG 3 CON NGƯỜI - KHACH THE CUA QUÁ TRÌNH

CẢI CÁCH HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 122

3.1 Bản chât của sự tác động của cải cách hành chính nhà nước đôi với con

3.2 Sự tác động của cải cách hành chính nhà nước đối với các quan hệ xã

hội của CON ñĐƯỜI s6 19019901 91H ng ni 129

3.2.1 Quan hệ của cán bộ, công chức với người dân trong tiến trình

cải cách hành chính nhà nưỚC - - - 55+ 2£ ++E+e+seEeeeeerseesex 129

3.2.2 Quan hệ trong nội bộ đội ngũ cán bộ công chức trong tiến trình

cải cách hành chính nhà nước + 5 + +£++£++£+e+seeseesx 135

3.3 Những giải pháp nâng cao vai trò của con người - khách thể trong

quá trình cải cách hành chính nhà nước - «+ +-s+++s+++>+sxs++ 144

3.3.1 Tuân thủ những quy tắc, chỉ dẫn và khuyến khích thực hiện

chương trình cải CáCH: - - - s6 E211 1E 1 E910 9111 1 ng ng nưy 144

3.3.2 Nắm vững và ủng hộ những gia tri của cải cách .- 147 3.3.3 Nâng cao nhận thức về sự tham gia của người dân trong hoạt động

quản lý nhà TƯỚC - (c2 E118 83118 1E E911 11 1k vn ri 150

Kết luận Chương 2 ¿- 2-52 SESE+EE2EE2EE2EEEE1E71E71211211211211 1xx xeeU 166 9500/0077 = 168

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

DEN 09.00.0077 171 TÀI LIEU THAM KHAO - <2 52s sssssssevssessevssessevsee 172

VI

Trang 6

MO ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước các yêu cầu về phát triển con người đề phát triển kinh tế -

xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều nghiên cứu

về con người ở Việt Nam đã tham gia hoàn thiện cơ sở lý luận chung về vị

trí và vai trò của con người trong các quá trình xã hội Tuy nhiên, đối với

hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam, do tính chất mới mẻ của vấn đề

trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa cùng với đặc thù về điều kiện chính

tri, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nên một nghiên cứu tổng hợp về

con người trong CCHC nhà nước ở Việt Nam chưa được thực hiện Thực tế, nghiên cứu về con người dé phát huy nguồn lực con người và hoạt động

CCHC nhà nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có

mối liên hệ gan kết chặt chẽ với nhau Đó là yêu cau tất yếu cho sự phát

triển bên vững con người dé phát triển bên vững vệ kinh tế - xã hội, đồng

thời cũng là mục đích, là cơ sở và tiêu chuẩn của hoạt động CCHC nhà nước

trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá Có thé nói con

người đóng vai trò quyết định ở “đầu vào”, trong toàn bộ quá trình phát

triển và ở cả “đầu ra” Đặt trong hoạt động CCHC nhà nước, ở “đầu vào”

-con người là nhân tố tác động hình thành nên nhu cầu phải CCHC, là người trực tiếp xây dựng nên các chương trình kế hoạch cho việc CCHC; trong

quá trình - con người, mà cụ thê ở đây là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý,lãnh đạo, điều hành, vận hành bộ máy hành chính là người trực tiếp tô chứcthực hiện thành công chương trình, kế hoạch cải cách; ở “đầu ra”, chất

lượng sống, sự phát trién hạnh phúc của con người phải là mục tiêu hướng

tới của chương trình, kế hoạch CCHC nhà nước Con người luôn là nhân tố

Như vậy, việc xác định vân đê con người trong CCHC nhà nước, xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh,

Trang 7

của dân, do dân, vi dân /à một nhiệm vu do thực tiễn đặt ra Đây là một van

dé bức thiết nhưng con dé ngỏ vì về mặt lý luận, van dé con người, con

người cho phát triển bền vững vì tương lai loài người mới được nhận thức

lại trong một vài thập kỷ gần đây, còn hoạt động CCHC nhà nước ở Việt

Nam mới thực sự chịu những sức ép lớn từ yêu cầu đảm bảo cho việc thực

hiện dân chủ hoá đời sống chính trị của xã hội, nhằm phát huy hơn nữa

quyền làm chủ của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế, 6n định chính trị

trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá mới có hơn chục năm trở lại đây Do

đó, việc nghiên cứu lý luận về con người trong hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam, làm rõ bản chất, đặc thù của mối quan hệ biện chứng của con

người và CCHC nhà nước, tham gia giải quyết những van dé thực tiễn đặt

ra, đồng thời góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về con người

-một van dé cần được nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay Do chính là những lý

do dé tác giả chọn nghiên cứu “Van dé con người trong cải cách hành chínhnhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm dé tài cho luận án tiến sy triết hoc của

mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, một trong những lĩnh vực khoa học và thực tiễn quan tâm

nhiều nhất đến con người là t6 chức và hành chính — quản lý nhà nước

Ngoài việc coi con người là nguồn lực lao động đóng góp và tạo ra sự tăng trưởng, khoa học về hành chính rất coi trọng triết lý về con người và những giá trị nhân văn do hoạt động này liên quan trực tiếp tới các mối quan hệ

giữa con người với con người và sự phát triển của mỗi con người nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức, quản lý Tuy

nhiên, van đề con người trong hoạt động cải cách hành chỉnh nhà nước ởViệt Nam, xuất phát từ con người, xem xét vai trò và sự liên đới của con

người trong môi trường CCHC cho đến nay chưa có một dé tài nào nghiên

r

cuu.

Trang 8

Ở Việt Nam, trong các quyết sách chính trị quan trọng của Đảng về

CCHC nhà nước từ Nghị quyết TƯ lần thứ § Khóa VII (1/1995) [Xem 23,

tr 169 -175], trong CTTT CCHC nhà nước do Chính phủ ban hành từ giai

đoạn 2001 - 2010 đều đề cập tới các vấn đề về con người cùng các yếu tố có

liên quan của nền hành chính và CCHC nhà nước Do đó, các nghiên cứu ởViệt Nam lay CCHC nhà nước là mục tiêu trọng tâm va con người ViệtNam ở nhiều vị trí, vai trò khác nhau trong tương quan với CCHC nhà nước

đã được nhiều học giả quan tâm làm rõ.

Trước hết là các nghiên cứu đi tìm nguyên nhân của các CCHC chậm chạp, khu vực công hoạt động kém hiệu quả ở các góc độ Có thể kể đến các nghiên cứu về dân chủ, về cải cách thé chế của Hoàng Chí Bảo; năm 2008 ông đã công bố nghiên cứu Cadi cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức

của toàn cau hóa [7] nghiên cứu đã nêu bật lên những hạn chế và yếu kémtrong cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay như: Nhận thức không đây đủ,thậm chi không đúng về dân chủ: tách rời quyên và nghĩa vụ, lợi ich và trách

nhiệm; luật pháp không đồng bộ và thực thi pháp luật không nghiêm minh.

Sự yếu kém về ý thức pháp luật cả trong đội ngũ công chức và trong dân Thiếu vắng chế độ trách nhiệm và các chế tài trong xử lý Bệnh quan liêu, nạn hội họp, giấy tờ, bệnh hình thức, phô trương, nói nhiều làm ít, lời nói không di đôi với việc làm còn pho biến và nghiêm trọng.v.v

Tìm nguyên nhân từ vấn dé tô chức quyén lực nhà nước, có nhiềucông trình được công bố trên Tạp chí nhà nước và pháp luật nhưng nỗi bật

là hệ thống các nghiên cứu của Nguyễn Đăng Dung Năm 2009, tác giả

Nguyễn Đăng Dung công bố nghiên cứu Cai cách tu pháp trong tổ chức quyên lực nhà nước [16] gián tiếp nhưng rất cụ thé chỉ ra van đề thiếu năng

lực giám sát đối với bộ máy hành chính, khiến cải cách kém hiệu quả do:

“Pham vi xét xử của Tòa án Việt Nam hiện chưa phú hết mọi hoạt động của

xã hội, có những lĩnh vực hoạt động của nhà nước van chưa thuộc phạm vi

xét xử cua Toa án Vi dụ như hoạt động lập pháp, hành pháp cua các quan

9

Trang 9

chức cao cấp nhà nước” Các quy định tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính

nếu trước đó khiếu nại đã được tiến hành một lần tại cơ quan hành chính;

ngoài ra không phải mọi vụ việc hành chính đều có thể khởi kiện ra tòa hạn

chế khả năng tiếp cận tòa án dé giải quyết tranh chấp hành chính, làm cho cơchế giải quyết tranh chấp hành chính trở nên thiếu vô tư, không khách

3-và đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ công chức địa phương, các vấn đề về phân

cấp và quản trị nhà nước ở cấp địa phương, tính khác biệt trong quản lý ở đôthị và nông thôn, mức độ phân cấp và giải trình; về các dịch vụ trực tiếp vàhành chính cùng những yêu cau trong tự chủ, phân cap phân quyên, tậptrung thu thập các quan điểm của người dân, doanh nghiệp đối với các dịch

vụ mà nhà nước cung cấp, hay trao quyền phân cấp cho các nhà cung ứng khác Hoạt động của con người trong các tổ chức xã hội dân sự, vai trò của các tô chức xã hội dân sự trong hoạt động CCHC, phát huy dân chủ ở Việt

Nam cũng được nghiên cứu quan tâm làm rõ.

Các vấn dé nghiên cứu cải cách tổ chức bộ máy hành chính, chínhquyền địa phương được đặt ra trong chuỗi các hoạt động của cải cách, cóthê tham khảo các tài liệu đăng tải trên các tạp chí khoa học lớn trong nước

của Hà Quang Ngọc, đặc biệt là nghiên cứu Cai cách co cầu tổ chức và hoạt động của chính quyên địa phương (2007) [76] và Điêu chỉnh một số hoạt động cua chính quyên địa phương đáp ứng yêu cẩu của CCHC (2010) [77] Các nghiên cứu này đưa ra nhiều nhận định về vai trò và yêu cầu chức năng của tô chức chính quyền ở địa phương trong thực hiện CCHC như: chính

quyên địa phương các cấp không thé làm tat cả mọi việc giống như một nhà

10

Trang 10

nước thu nhỏ trên địa bàn; trong việc tổ chức quyên lực nhà nước, chính

quyên địa phương các cấp hiện nay có vai trò lớn hơn, thiết thực hơn và chủ

động hơn việc tổ chức quản lý các mặt đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn đặc biệt các nghiên cứu này cũng đều quan tâm đến van dé phân bổ nguồn

lực, các nguồn von xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương

Nghiên cứu từ phương diện đạo đức trong quản lý hành chính, nhiều

nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước tập trung đề cập đến các

van dé về đạo đức trong hoạt động quản lý hành chính, giải quyết các van dé

về động cơ nhà quản lý, các quan hệ trách nhiệm của nhà quản lý trong quản

lý hành chính, các giá trị đạo đức hành chính quốc gia; định hướng các giá

trị đạo đức trong hành chính và các giá tri đạo đức được coi là quan trọng

nhất đối với nền hành chính Nổi bật là tác phẩm Dao đức trong quản lýhành chính công của hai tác giả Vũ Gia Hiền và Nguyễn Hữu Khoát (2007)

[34]

Từ mục tiêu đưa ra các biện pháp tăng cường vai trò cua người dan tham gia quản lý nhà nước hình thành các nghiên cứu dưới góc độ là các tác

nhân, người dân, công chức, chính khách; bộ máy hoạch định chính sách,

xuất phát từ những khác biệt về niềm tin, giá trị kì vọng, năng lực hưởng thụ, tính phức tạp về mặt trách nhiệm từ công dân tới chính khách, đội ngũ

cán bộ công chức Năm 2006 UNDP và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

thực hiện nghiên cứu: Đẩy mạnh chiêu sâu dân chủ và tăng cường sự thamgia của người dân ở Việt Nam; năm 2007 bài viết Tăng cường sự tham gia

của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước (Hà Quang Ngọc-Hà

Quang Trường)[78] đã trình bày một số vấn đề về nhận thức của xã hội, của

các nhà quản lý đối với sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước Thực tế là ở Việt Nam hiện nay, các nhà quản lý vẫn thiếu tin tưởng ở người dân, vẫn coi việc quản lý nhà nước là công việc riêng vốn có

của Nhà nước mà không phải là nhiệm vụ của chính nhân dân trong việc quản

ly xã hội Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các co

11

Trang 11

quan nhà nước, mà không phải là của mình Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham

gia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước Bên cạnh đó, ảnh

hưởng của văn hóa hành chính cũ còn khá nặng nề Tâm lý và văn hóa hành

chính mà theo đó, các cơ quan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính

sách như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước

luôn khép kín, còn nhân dân y lại, coi đó là công việc cua Nhà nước, it có

quan tâm chung tới hoạt động của Nhà nước và các chính sách, nêu không cóảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá nhân.v.v

Các nghiên cứu về hiệu quả làm việc trong các cơ quan nhà nước, xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của công chức và người đứng đầu được thực hiện ở nhiều Viện nghiên cứu của Bộ Nội vụ, của Bộ

Lao động, Thương bình và Xã hội, nổi bật gần đây nhất là nghiên cứu

chuyên sâu của tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên về Dé xuất giải pháp góp

phần xác định hiệu quả công tác sự đóng góp thực tế của cán bộ, công chức(2007)[80]; ngoài việc xác định vai trò, tầm quan trọng, tiêu chuẩn của côngchức trong hoạt động công vụ của bộ máy công quyền, nghiên cứu còn xây

dựng các phương thức xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của công chức, đưa ra các chuẩn mực với công tác cán bộ và với việc xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của công chức.

Dưới góc độ tâm | i và các vấn đề về lợi ích các nghiên cứu nôi bật

như Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ của hai tác giả Trương Thị Thông, Lê Kim Việt (2008) [109]; Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ

cán bộ nước ta hiện nay của Nguyễn Văn Tài (2010) [97]; nghiên cứu Các

biện pháp tâm | i nâng cao tính tích cực lao động cua cán bộ, công chức

trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay của tác giả Trần Thanh Hương [49].v.v Các nghiên cứu theo hướng này đều chủ động tập trung làm

rõ các vấn đề về lợi ích, động lực dé nang cao tinh thần trách nhiệm, tăng

cường tình tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ công chức, loại bỏ cách làm

việc quan liêu theo nghĩa là cách chỉ đạo xa rời thực tế, xa rời nhân dan, chỉ

12

Trang 12

thiên về mệnh lệnh, công văn giấy tờ, chủ nghĩa hình thức, coi thường thực

chất công việc, lạm dụng quyền lực, cá nhân chủ nghĩa v.v

Từ sau Đại hội IX, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân chủ, về công chức, công dân, đội ngũ cán bộ, về tô chức cán bộ được chú ý nhiều Có thể

liệt kê ra đây cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con ngườiViệt Nam phát triển toàn điện của Thành Duy, (2002) [18]; Tìm biểu phươngpháp Hồ Chi Minh của Hoàng Chi Bảo [8]; Tư tưởng Hồ Chi Minh về can bộ

và công tác cán bộ của Bùi Dinh Phong, (2006) [81]; H6é Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ của tac giả Bùi Kim Hồng (2009) [45]; Cơ sở lý luận và

thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tác giả Thang Văn Phúc,

Nguyễn Minh Phuong, (2005)[85] Các nghiên cứu này đều góp phan vào

việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh vềcông tác tô chức, cán bộ và dao tạo cán bộ nhăm đáp ứng yêu cầu của cáchmạng, đặc biệt là van đề về trau dồi đạo đức, phẩm chất của người cán bộ.v.v

Nghiên cứu hướng tới vận dụng kinh nghiệm quản lý và cải cách của

ông cha ta, cuốn "Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam" của Văn Tạo (2009)[98] đã cung cấp cái nhìn tổng quát và hệ thống về các

cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những cuộc cảicách, đổi mới lớn trong hoà bình, nhăm rút ra những bai học lịch sử sát hợp

với công cuộc cai cách, đổi mới đất nước hiện nay.

Một loạt các tác phâm sách tham khảo được biên dich và xuất ban đãchủ động nêu ra những kinh nghiệm quản lý, xu hướng cải cách góp phần

cung cấp các dự báo về cải cách của Việt Nam và những kinh nghiệm cải

cách quản lý của nhiều nước trên thế giới nổi bật là các cuốn: Hé thong

công vụ và xu hướng cải cách của một sỐ nước trên thé giới, (2004) [84];

Hệ thong công vụ mot số nước Asean và Việt Nam (1997) [3]; Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước (Lê Minh Thông - Nguyễn Danh Châu,

2009)[108]

13

Trang 13

Bên cạnh đó cũng phải kế đến những công trình nghiên cứu có tính

tổng hợp và một số giáo trình tập trung vào mục tiêu của cuộc cải cách nhằm

xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên

nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, một đội ngũ công chức

có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao Xin được nêu một

số công trình đáng chú ý: CCHC nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải

pháp do Thang Văn Phúc chủ biên (2001)[82] Giáo trình Tổ chức nhân sự

hành chính nhà nước của Học viện hành chính quốc gia (2002) [40] Tài

liệu Quản lý hành chính nhà nước — Hành chính nhà nước và công nghệ

hành chính (2004)[41]; Cải cách nên hành chính nhà nước; thực trạng,

nguyên nhân và giải pháp do UNDP tai trợ (2009) [10].

Trên các tạp chí đặc biệt là Tạp chí Cộng sản, dé tài CCHC và cácgiải pháp cho con người của quá trình đó liên tục được đề cập Xin được nêu

ra một số bai viết có những quan điểm đáng chú ý như Nâng cao chất lượng

công tác giáo dục đạo đức công chức trong diéu kiện cải cách hành chính nhà nước của Thang Văn Phúc (2003) [83], Ban về lãnh đạo và quản lý trong công cuộc quản lý hành chính (2007) [94], Lại ban về cải cách hành chính (2008)[95] của Đỗ Quốc Sam; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng

cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước của Dinh Duy Hòa (2007)[37],

Nguyên nhân trì trệ, kém hiệu quả của cải cách hành chính của Nguyễn

Đức Mạnh (2007)[70], Cai cách hành chỉnh — những van dé can quan tâmcủa Trần Quang Nhiếp, (2007)[72].v.v

Đối với thé giới, việc nghiên cứu CCHC trước hết được tập trung vào

các nước đang phát triển, nơi sức ép của CCHC xuất phát từ bên trong, lẫn

bên ngoài lên chính phủ các quốc gia Nghiên cứu “CCHC các nước đang

phát triển” (Ali Fazarmand, Greenwood 2001) [124] đã cung cấp thông tin

về CCHC ở nhiều quốc gia ở châu Á, Trung cận Đông, châu Phi, cùng

những so sánh đối chiếu làm sáng tỏ các giá trị về CCHC ở các nước đangphát triển và cung cấp các bài học về chính sách hoạt động trong tương lai

14

Trang 14

Đặc biệt nghiên cứu này đã nêu bật các vấn đề về phân cấp trong quản lý

hành chính, cải cách nền hành chính trong chuyên đổi chế độ chính trị; chỉ

ra các động lực cũng như vai trò của các nguồn lực trong thực hiện CCHC.

Xuất bản từ năm 1977, công trình nghiên cứu “Tại sao bộ máy chínhphủ lại lớn lên” của Buchannan, JM [126] đã trình bày những thực tế về vấn

dé sau mỗi lần thực hiện CCHC nhà nước thì bộ máy hành chính lại nhanh

chóng quay trở lại tình trạng cồng kénh, chồng chéo, chức trách không rõràng, nhiều người không xứng với chức danh, không chịu trách nhiệm v.v

trong khi mục tiêu cải cách là tỉnh giản bộ máy hành chính, tăng phân cấp

và trao quyền Và gan đây là tác pham “Cải cách chính phủ, cơn lốc chính trị cuối thé kỷ XX của Tinh Tinh (2002) [103], trong đó đã nêu lên những

thực tế đồng thời trình bày các giải pháp tối hậu dé thoát khỏi tình trạng nêu

trên ở Trung quốc — quốc gia có những điều kiện chính trị, xã hội tương đồng với Việt Nam.

Để xây dựng một khuôn khổ phân tích và thực tiễn cho những nềnhành chính ở các quốc gia chậm và đang phát triển, Báo cáo phát triển thé

giới 2004 của Ngân hàng thé giới đã đặt ra các câu hỏi và giải đáp cho van

đề nền hành chính đó vì mọi người hay vì “khách quen”, (ở đây khái niệm

“khách quen” được hiểu đó là những người giàu, những người chỉ tiền để vượt qua sự phức tạp của các vấn đề hành chính, thủ tục hành chính, tạo sự

tách biệt với người nghèo) Và có “khách quen”, hệ thống công chức hànhchính tranh thủ kiếm lời từ khách quen, tuy nhiên xét trên lợi ích tổng thểcủa quốc gia, việc làm này khiến các quốc gia tự đào sâu hố ngăn cách giữanhà nước với xã hội văn minh và phát triển con người v.v Nghiên cứu nay

cũng đã chi ra khuôn khổ cho sự hợp tác giữa người dân — khách hàng với

nhà hoạch định chính sách - chính khách, với công chức trong cung cấp cácdịch vụ hành chính công, các cách thức để cải cách và tạo ra các khế ước

chặt chẽ hơn giữa nên hành chính và khách hàng của nó Báo cáo này cũng

15

Trang 15

mô tả những động cơ khuyến khích để một thé chế thích hợp có thé lớn

mạnh trong một bối cảnh nhất định

Bên cạnh đó, những nghiên cứu như: Vai trò của chính phủ trong sự

phát triển kinh tế của đông Á: phân tích và so sánh về thể chế (Masahiko

Aoki, Hyung-ki Kim and Masahiro Okuno-FuJiwara 1997) [131], “Năng lực

cua nhà nước và sự cai tri có hiệu quả” (Brautigam, Deborah 1996 trong

cuốn Chương trình nghị sự cho sự phục hồi kinh tế châu Phi tr.81 -108 do Benno Nduulu và Nicolas van de Walle biên tập, Washington, D.C: Hội đồng phát triển hải ngoại); nhiều nghiên cứu trong các báo cáo phát triển hàng năm khác của Ngân hàng thế giới trong những năm gần đây.v.v đều hướng sự tập trung đến hoạt động cải cách qua việc làm rõ các vấn đề về con người, hoạt động của con người quản trị nguồn nhân lực cụ thể trong những tô chức nhà

nước và các van đề về năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước, làm sống lạicác năng lực thé chế cũng như xóa bỏ các trở ngại dé phát trién.v.v

Như vậy, những công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu hoạt động

CCHC nhà nước từ đó có nêu lên các van đề về con người trên nhiều phương

diện trong quan hệ với nhà nước, với bộ máy hành chính và thực hiện CCHC

nhà nước Tuy nhiên, một công trình gan với thực tiễn, khái quát lý luận về vị

trí và vai trò của con người trong CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay chưa

được thực hiện Đó cũng là những căn cứ đầy đủ cho sự hình thành luận án

này Những nghiên cứu trên cũng là tài liệu tốt để tác giả tiếp thu phát triển

trong luận án của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Mục đích của luận án:

Lam rõ những van dé lý luận và thực tiễn về con người với vai trò là

chủ thé và khách thé của quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy nhân tô con người cho công cuộc cải cách

nên hành chính nhà nước hiện nay

- Nhiệm vụ của luận an

16

Trang 16

+ Khát quát lại một số vấn dé lý luận về con người, về hoạt động

CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

+ Phân tích làm rõ vi tri và vai trò cua con người với tư cách là chu

thể quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam Đề xuất những giải pháp phát

huy vai trò chủ thé của con người trong công cuộc CCHC nhà nước hiện nay.

+ Phân tích làm rõ vi trí và vai trò của con người với tu cách là khách

thể của quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải

pháp nâng cao vai trò của con người - khách thê trong quá trình CCHC nhà

nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc nhìn của triết học, luận án tậptrung nghiên cứu vai trò con người - cán bộ, công chức và người dân thể

hiện trên hai phương diện: chủ thé và khách thé của quá trình CCHC nhà

nước ở Việt Nam hiện nay.

- Pham vi nghiên cứu: Luận án không giải quyết những van đề lý luận

chung về con người cũng như những vấn đề chính trị, pháp luật, hành chính

cụ thể mà tập trung nghiên cứu, xem xét vai trò vả sự liên đới của con người trong môi trường CCHC, làm rõ mối quan hệ giữa con người trong vai trò

chủ thé, khách thé đối với việc thực hiện CCHC nhà nước từ sau Nghị quyết

TƯ lần thứ 8 Khoa VII (1/1995) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà

nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một buớc nên hành

chính.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở ly luận: Luận an được thực hiện trên co sở lý luận của chu

nghĩa Mác — Lênin, quan điểm của Đảng về con người, về nha nước và

CCHC nhà nước.

- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vat, băng việc xem xét các vân đê về con người trong tính lịch sử - cụ

17

Trang 17

thé, trong tính hệ thống với cấu trúc nhiều thành tố và sử dụng các biện

pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu , luận án đặt con người trong bối cảnh

hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay để nhận diện các chiều

hướng tác động từ con người và ảnh hưởng tới con người trong hoạt động

nay.

6 Đóng góp mới của luận án

- Luận án phân tích làm rõ sự tác động của con người và sự biến đổi

của con người trong quá trình cải cách hành chính nhà nước — một môi

trường cu thể nhưng có tinh chất tất yếu và phô biến hiện nay; góp phan phát triển con người và chiến lược con người cho công cuộc cải cách hành

chính nhà nước ở Việt Nam;

- Bồ sung thêm các nhận thức cho chiến lược phát triển con ngườiViệt Nam trong quá trình đổi mới đất nước

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Vé lý luận, luận án góp phan phát triển lý luận về con người cho

công cuộc CCHC nhà nước ở Việt Nam

- Về thực tiễn, luận án góp phần vào việc nhận thức và thúc day quá

trình CCHC nhà nước ở Việt Nam.

Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu

có liên quan.

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận án

được kết cầu làm 3 chương, 10 tiết.

18

Trang 18

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CON NGƯỜI VÀ

HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái lược quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lê nin về vi trí và

vai trò của con người trong đời sống xã hội

1.1.1 Con người - chủ thể của các quá trình xã hội

Xã hội của con người dù ở trình độ phát triển cao hay thấp, dù được

thừa nhận hay không được thừa nhận thì trong mỗi sự kiện, mỗi quá trình xã

hội luôn có sự hiện diện của con người Con người luôn là hạt nhân, là mat xích trong bat cứ mối quan hệ, cơ cấu xã hội nào Sự tham gia của con người vào các mối quan hệ, các sự kiện xã hội có thể không giống nhau.

Trong những mối quan hệ, những quá trình xã hội cụ thể, sự tham gia củacon người có thê là một nhóm nhỏ, một tầng lớp, giai cấp nhưng cũng có thể

là cả một dân tộc, thậm chí là của toàn nhân loại Tính chất, mức độ tham

gia của con người vào các mỗi quan hệ, các quá trình xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau Mỗi con người trong sự tồn tại thực tế của minh không chỉ tham gia, tác động vào một quan hệ, vào một cơ cấu (hay quá

trình) xã hội nhất định mà bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián

tiếp, băng phương tiện vật chất hay tinh thần, quân sự hay chính trị tham gia

tác động vào những mối quan hệ, quá trình xã hội khác và tạo nên nhữngquan hệ xã hội, những quá trình xã hội, những cơ cấu xã hội đa dạng, phức

tạp Nói khác di, bất cứ cơ cấu nào trong xã hội cũng đều hình thành từ

những hoạt động của con người, trong mối quan hệ với con người cho du

con người có ý thức được điều đó hay không Do vậy, không thể tách các cơ cấu, các quá trình xã hội khỏi con người và xem nó như là một cái gì đó hết sức trừu tượng và tự thân Mọi vật, mọi quá trình, mọi tư tưởng xã hội đều năm trong sự liên hệ của con người, với con người và những mối quan hệ

giữa con người với con người, tạo nên quan hệ xã hội.

19

Trang 19

Con người là hạt nhân dé tạo nên quan hệ, cơ cầu xã hội Nhưng trong

các quan hệ xã hội, cơ cau xã hội con người không thụ động Trong mỗi thời

đại, mỗi điều kiện, hoan cảnh, ở địa vị xã hội cụ thể với trình độ, sự liên kết

cụ thé con người tham gia vào các mối quan hệ, các cơ cau xã hội theomột mức độ và cách thức riêng của mình Sự tham gia của con người không

chỉ tạo ra những mối quan hệ, những cơ cấu xã hội hiện thực mà còn điềuchỉnh, hướng sự biến đổi, phát triển của những mối quan hệ, những qua

trình (cơ cấu xã hội) theo những lợi ích, ý muốn của mình Với ý nghĩa như vậy, có thé nói con người sáng tạo ra đời sống xã hội.

Tuy nhiên quan niệm của con người sáng tạo ra đời sống xã hội theo

quan niệm cua chủ nghĩa duy vật lịch sử hoàn toàn xa lạ với quan niệm

tuyệt đối hoá con người - cái quan niệm coi con người là “tâm điểm của sựsáng tạo, con người là sinh vật đồng nhất với tạo hoá, nghĩa là cũng có thểsáng tạo và trở thành trung tâm của vũ trụ”và “phương thức giải quyết cácvan đề triết học xuất phát không phải từ thế giới đến con người, mà ngượclại từ con người đến thế giới” Con người là sáng tạo, nhưng là sự sáng tạo

trên cơ sở của sự tồn tại của thế giới khách quan Con người là “trung tâm” của hệ thong xã hội đơn giản vì con người gắn kết hữu cơ với hệ thong ay.

Thông qua xã hội con người mới có được ban chất xã hội của mình “

Con người bam sinh đã là một động vật xã hội Nếu như con người bam

sinh đã là một sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể pháttriển bản tinh chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực

lượng cua bản tính, của anh ta không phải căn cứ vao lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội” [60, tr 199 - 200].

Như vậy, con người không chỉ là nhân tố , một mắt khâu của mọi quan

hệ, quá trình, cơ cấu xã hội mà còn là một nhân tố chủ động, tác động tích

cực, theo lợi ích vào sự hình thành, vận động, biến đổi của các quan hệ xã

hội, các quá trình xã hội mà nó tham gia Với tính chất đó, con người khẳngđịnh được vị trí chủ thể của mình trong mọi quá trình xã hội Việc nghiên

20

Trang 20

cứu xem xét một quá trình nào đó mà tách riêng hoặc hạ thấp vị trí, vai trò

của con người sẽ không chỉ làm mắt đi tính tích cực của con người ma còn

làm cho hệ thống trở nên méo mó, không hoàn chỉnh.

1.1.2 Con người - khách thể trong đời sống xã hội

Nếu xét con người trong quan hệ với thế giới một cách tự nhiên , thì mọi sự vật hiện tượng bao quanh con người là nhân tố quyết định sự hình

thành con người cùng các phẩm chat và khả năng của no_, cùng với thông tin

là nội dung của thế giới bên ngoài, được thể hiện trong sự nhận thức của con

người Tuy nhiên, con người lại không hoạt động tự nó một cách đơn độc

trong cái thé giới ấy Quan hệ của con người với thế giới bao giờ cũng được thực hiện thông qua quan hệ với những người khác _ Thực tế cho thấy, quan

hệ của con người với thé giới xung quanh _, với những người khác càng đa

chiều, thì các phẩm chat tâm lý của con người càng phong phú và biểu hiện

cuộc sống của con người càng phức tạp và đa dạng _ Tat cả những điều nay khang định nhân tố quyết định sự hình thành phẩm chat xã hội của mỗi cá

nhân là các quan hệ xã hội mà trước hết là những quan hệ kinh tế , sự giao

tiếp với người khác mà trực tiếp với những người đương đại , cũng như gián tiếp là thông qua kinh nghiệm sản xuất , xã hội - chính trị, tỉnh thần được lưu trữ trong thông tin xã hội C Mác và F Angghen đã nhiều lần nhấn mạnh: Cá nhân là một thực thé xã hội cá nhân bao giờ cũng là một conngườ ¡nhất

định, cụ thể, một con người hiện thực đang sống kết hợp ở mình sự phongphú của cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

Song bất cứ một xã hội người nào cũng là một hệ thống hết sức đadạng va phức tạp Trong đó, phương thức sản xuất của cải cùng với tổ chức

chính trị đặc thù của xã hội, đặc biệt là thé chế nhà nước, các hình thái ý thức

xã hội như chính trị, pháp quyên, tôn giáo, đạo đức, thấm mỹ được kết hợplại thành một thé thống nhất Do vậy, những phẩm chat của cá nhân cũngđược hình thành một cách đa dạng tương ứng Trong một nền sản xuất cụ thé,

hoạt động vật chât, hoạt động sản xuât của một xã hội cụ thê, các quan hệ

21

Trang 21

kinh tế hình thành trong quá trình sản xuất và ở những trình độ lịch sử khác

nhau của sự phát triển của chúng đã sản sinh ra những kiểu cá nhân xã hội

khác nhau như: nông lệ hoặc chủ nô, nông nô hoặc lãnh chúa phong kiến,

công nhân hoặc nhà tư bản.v.v Nói một cách khác, đời sống kinh tế - xã hộicủa một xã hội cụ thé trong lịch sử sản sinh ra nhitng biểu hiện cua đời sống

xã hội của con người cụ thể, quy định vị trí của người đó trong một hệ thông sản xuất xã hội.

Các quan hệ xã hội vốn có của một xã hội như quan hệ giai cấp, quan

hệ dân tộc cùng những quan hệ khác thông qua những cá nhân mang những

quan hệ ấy tất yếu sản sinh ra những đặc điểm giai cấp, dân tộc và những đặc điểm cá nhân khác Tất cả những cái đó là những biểu hiện của đời sống xã

hội của con người Trong một giai cấp nhất định, con người trong giai cấp đó

có những phâm chất riêng, đặc thù Mỗi con người cụ thể nào cũng đều cónhững biểu hiện nhất định của đời sống tinh thần của cá nhân — những tưtưởng và tình cảm, những quyên lợi, những ý định và mục đích.v.v hình

thành do tác động trực tiếp của đời sống kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần

xã hội hay của tập thể mà cá nhân này sống và phát triển, hay từ những tư tưởng của các giá trị tinh thần đang thống trị trong xã hội đó.

Trong bat ky một chỉnh thể xã hội nào mà một cá nhân thuộc vào và tất

yếu phải có quan hệ với nó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ làm nảy sinh

ở cá nhân những biểu hiện nhất định của đời sông của người đó Những biểuhiện đó là tô hợp những đặc điểm, thuộc tinh tâm lý của cá nhân, biểu hiệnbản sắc và giá trị xã hội của con người kết hợp với các phâm chất sinh họchợp thành cá nhân như là một hệ thong hoàn chỉnh Trong sự thông nhất, tácđộng qua lại và hoạt động, trong sự phối hợp và lệ thuộc của nó, các yếu tốhợp thành đã hoàn thiện cá nhân như một chỉnh thể, như một hệ thống hoàn

chỉnh.

Như vậy, bản thân con người cũng là khách thể theo nghĩa nó được

đối tượng hóa, là hình thái có tô chức cao nhất của vật chất Bản chất của

22

Trang 22

con người là tổng hòa các quan hệ xã hội cũng là khách quan C Mác đãViết:

Nếu con người là một cá nhân đặc thù nào đó và chính là tính đặc thù của nó làm cho nó thành ra một cá nhân và một thực thể

xã hội cá thể hiện thực, thì trong mức độ như thế, nó cũng là mộttổng thé trong ý niệm, một tồn tại cho mình - chủ quan của xãhội đang được tư duy và đang được cảm giác, cũng giống nhưtrong hiện thực nó tồn tại một mặt như là sự trực quan tồn tại xã

hội và sự hưởng dụng ton tại ay mot cach hién thuc va mat khac, nhự tổng thể của sự biểu hiện sinh hoạt của con người [68, tr.

171-172].

Tinh toan ven, tinh tong thé của cá nhân là cơ sở cho tính thống nhất,tính chỉnh thé của những biểu hiện đa dạng trong đời sông xã hội ở mỗi conngười Mỗi biểu hiện nay đều là sự phản ánh cụ thể, đặc thù của một quan hệ

xã hội nhất định, là sản phẩm của hoạt động xã hội Và ngược lại, trong tínhtổng thể, trong sự thống nhất của biểu hiện của đời sống cá nhân lại là sản

phẩm và sự biểu hiện của tổng thể, của tất cả tính đa dạng của các quan hệ xã hội, của chính những quan hệ mà thông qua chúng một cá nhân được gắn bó với những người khác Bất kỳ cá nhân nao cũng là toàn ven theo nghĩa là những biểu hiện của đời sống vốn có ở họ không tách rời nhau, nằm trong

mối liên hệ qua lại với nhau và tạo thành nhân cách trong tính tổng hòa củachúng Tuy nhiên, mức độ hoàn chỉnh, tính vững chắc của những liên hệ qualại giữa các biểu hiện của cá nhân trong điều kiện lịch sử đều phụ thuộc vàotính chất của cái chỉnh thể xã hội (hình thái kinh tế và giai cấp) mà cá nhân

đó thuộc vào Nói khác đi, nó bị biến đổi tùy theo sự thay đổi và phát triển

của xã hội, môi trường xã hội Dưới góc độ này, con người là khách thể bởi

nó là kết quả của những quá trình xã hội, của đời sống xã hội.

1.1.3 Con người trong hệ thong quan lý, tổ chức xã hội — chính tri

Hệ thống quản lý, tổ chức xã hội nói chung và hệ thống quản lý xã

23

Trang 23

hội - chính trị là một tiêu hệ của hệ thống xã hội Hệ thống tổ chức, quản lý

xã hội mang tính chất chính trị, được pháp luật quy định còn được gọi với

một tên khác là hệ thong hành chính Trong những hệ thống này, con người

tắt yếu vẫn giữ vai trò vừa là khách thể vừa là chủ thể hoạt động của hệthống Với tính độc lập tương đối, hệ thống quan lý, tô chức xã hội có

những đặc thù của nó Chức năng cơ bản của hệ thống này là hợp nhất sự

hoạt động và phát triển của các hệ thống khác, đảm bảo sự tác động qua lại

và sự trao đối lẫn nhau các sản phẩm hoạt động của chúng trong một trật tự hợp lý Khác với các loại hệ thống tự động, bản thân đã sẵn có những chương trình tác động qua lại giữa các thành tố hữu cơ của nó, các hệ thống

tổ chức, quan lý được tiêu biểu bởi kiểu tác động qua lại thông qua théng tin

xã hội tạo sự liên kết với các thành tố.

Các hệ thống tổ chức, quản lý có một mang lưới riêng những kênh

liên hệ cho phép nhiều khâu khác nhau trao đổi thông tin với nhau dé dambảo sự hoạt động và phát triển ăn khớp với rất nhiều hệ thống khác

Các hệ thống tô chức xã hội — chính trị chịu tác động lớn từ những lợi

ích, nhu cầu của con người, của tập thể, của các tập đoàn xã hội Toàn bộ các quan hệ xã hội trên cơ sở của lợi ích và nhu cầu của con người, của các tập đoàn xã hội quyết định tính chất, hình thức, xu hướng vận động và người lãnh đạo của hệ thống tổ chức xã hội — chính trị đó.

Trong các hệ thống xã hội — chính tri, do phụ thuộc vào những conngười cụ thể nên các hệ thống này khó có tính tự động chặt chẽ, thườngthiếu một sự đảm bao dé mỗi con người — thành viên của tô chức thực hiệnđược nhiệm vụ tuyệt đối chính xác và đúng thời hạn Trong một tô chức, có

những con người hoạt động, ở đó mỗi người lại có trình độ văn hóa chuyên

môn riêng, có lợi ích và nhu cầu riêng, có những ý chí vả tình cảm riêng Đểlàm cho tổ chức củng cố, phát triển, hoạt động của tô chức đạt được hiệu

quả cần phải làm cho lợi ích và nhu cầu của mỗi cá nhân trùng hợp với lợi

ich của tổ chức và đó là nguyên nhân lớn nhất bảo đảm cho việc đạt được

24

Trang 24

những mục đích chung của tô chức.

Do nhiệm vụ của hệ thống tô chức xã hội — chính trị về cơ ban là

nhiệm vụ của hệ thống con người — con người Còn con người và hoạt động

của con người trong hệ thống xã hội như đã trình bày lại chịu sự tác độngcủa cả những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, cho nên

hoạt động của các hệ thống tô chức xã hội - chính trị là không thuần nhất Cùng một cơ cấu, quy mô và cách thức tổ chức nhưng hệ thống xã hội -

chính tri này hoạt động lại hiệu qua hơn một hệ khác.

Hoạt động của hệ thống tô chức, quan lý xã hội — chính trị thực chất

là hoạt động của các cá nhân người tác động qua lại Do tính chất của các

tương tác trong hoạt động của con người đã hình thành những cá nhân người

có mục đích, nhu cầu, tư tưởng, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức.v.v.

khác nhau khiến các hệ thống quản lý tổ chức xã hội - chính trị phải chươngtrình hóa những lợi ích và những mục đích chung của các cá nhân dé họhành động theo một quy chế, một trật tự nhất định Tuy nhiên, không phảilúc nào lợi ích và nhu cầu, ý nghĩ và tình cảm riêng của mỗi con người cũngtrùng khít với lợi ích, mục tiêu của tô chức Điều này cản trở hoạt động tối

ưu của hệ thong quan ly, tô chức xã hội — chính tri va tat yếu tạo nên tính trễ của cải cách ở hệ thống.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, một mặt cần phải phát huy tính

tích cực trong hoạt động mang tính chủ thể của con người trong hệ thốngquản lý, xã hội - chính trị, nhưng mặt khác lại phải thấy được những hạn chếtrong việc thé hiện vai trò chủ thé của nó dé có thé có biện pháp khắc phục,nhăm đảm bảo cho hoạt động của các hệ thống quản lý, tô chức xã hội - chính

trị đạt được hiệu quả.

1.2 Khái niệm cải cách hành chính và cải cách hành chính

nhà nước ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Khai niệm cai cách hành chính

25

Trang 25

Thuật ngữ "cdi cách" được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ phương

Tây và phương Đông, được hiểu là một quá trình, một hoạt động có ý thức,

mục đích làm thay đổi, cải biến những cái cũ theo hướng tốt hơn hoặc thay

thé cái cũ bang cái mới Cải cách có thé diễn ra ở những cấp độ, mức độ khácnhau Có những hoạt động cải cách có tính chất cách mạng, có những cuộc

cải cách chỉ là sự thay đối ít nhiều so với ban đầu Cải cách là thay đôi những

bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan Cải cách bao gồm tập hợp của nhiều cải tiến, sáng kiến, biến đôi Cai cách còn được xem là một biện pháp giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cau phải hoàn tất trong một thời gian nhất định [xem 7, 26 -29] Với ý nghĩa đó, cải cách hiện diện

trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

Thuật ngữ “Hành chính” có gốc từ tiếng Latinh “administratio” là

quản lý, lãnh đạo Hiện nay có khá nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau

về thuật ngữ này, tuỳ theo góc độ tiếp cận của từng nhà nghiên cứu Tuy có

nhiều cách tiếp cận, nhưng đặc điểm cơ bản của hành chính xuất phát từviệc trong bất kỳ xã hội nào cũng cần có sự phân công lao động, cần tới sựxác lập những tỉ lệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Như

vậy, hành chính theo nghĩa chung là quản lý công việc, là quản lý xã hội;

theo nghĩa riêng, hẹp hơn là công việc nhà nước và tổ chức quản lý nhànước Về cơ bản, hành chính là tổng thé những hoạt động (thao tác) nhất

định do con người, chủ thể quản lý thực hiện đối với khách thể quản lý

nhằm cải tạo khách thé, bảo đảm cho nó vận động tới một mục tiêu đã định.Hành chính chính là hoạt động quản lý của con người dé tạo ra sự vận hànhmang tính hệ thống của xã hội

Căn cứ vào quan niệm về cải cách và hành chính đã làm rõ ở trên thì

cải cách hành chính chính là hoạt động có ý thức và mục đích của con người

nhằm hợp lý hóa, hay khắc phục các khiếm khuyết trong các chương trìnhđiều hành, quản lý các hệ thống Như vậy, cải cách hành chính là hoạt động

cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện công tác quản lý cho tất cả các hệ thống trong

26

Trang 26

xã hội Song do hành chính gắn chủ yếu với hoạt động của các cơ quan nhà

nước, các thé chế chính trị nên khái niệm cải cách hành chính thường đượccoi là đồng nhất với khái niệm CCHC nhà nước

Trên cơ sở nêu trên, các khái nệm CCHC thống nhất tại các điểm sau:

- CCHC là sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu xác định nhưng không làm triệt tiêu hay thay đôi bản chất của hệ thống hành chính nhà nước

mà để hệ thống hành chính nhà nước hoạt động hiệu quả hơn;

- CCHC hướng tới điều tiết những mâu thuẫn trong cơ cấu tổ chức và

cơ chế quản lý của bộ máy hành chính nhà nước;

- CCHC tập trung vào việc định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá

nhân mà thông qua đó nhằm thiết lập một hệ thống hành chính chặt chẽ từtrên xuống dưới;

- CCHC không phải là cải cách chế độ chính trị-kinh tế-xã hội mà là

quá trình khắc phục mọi trở lực trong cơ cấu tô chức và cơ chế hoạt động của

nên hành chính, làm cho nó phát triển một cách năng động và phù hợp với sự biến đổi kinh tế-xã hội;

Tuy nhiên, cũng trên co sở của khái niệm cai cách, khi nhấn mạnh đến cấp độ, mức độ, tính chất của các cuộc cải cách đã hình thành nên hai luồng

khái niệm về CCHC

Thứ nhất: Một số tác giả cho rằng, CCHC là phải nhăm mục tiêu thay

đôi toàn bộ các nội dung của nên hành chính như: thé chế, bộ máy, tài chính công, công vụ, công chức Theo đó, cần phân biệt CCHC với những biến đổi thông thường, những "cdi tién" thường nhật trong một nền hành chính tương đối ồn định và phát trién Những cải tiến này hướng tới thay đôi ở một

số bộ phận, quá trình nhỏ nào đó dé nền hành chính được hoàn thiện thêm.

Về quy mô và phạm vi, những "cải tiến" trong nền hành chính thường đượcgiới hạn ở một lĩnh vực hẹp của nền hành chính công, diễn ra trong thời gianngắn nhằm đáp ứng những đòi hỏi mang tính khu vực, cục bộ, phiến diện vàkhông phải là quá cấp thiết đối với cả một nền hành chính Trong khi đó,

27

Trang 27

CCHC được nhìn nhận là một quá trình cải biến có tầm vóc và phức tạp hơn,

tập trung vào nhiều nội dung, yêu cầu lớn chứ không chỉ là các van đề mang

tính cải tiến Nó đòi hỏi phải có các nghiên cứu toàn diện về quan điểm, nguyên tắc cho CCHC, xây dựng các chiến lược tổng thể, dài hạn và các phương thức, công cụ tô chức thực hiện Về phạm vi, CCHC đụng chạm đến

các bộ phận cấu thành của nền hành chính từ thê chế hành chính, tổ chức bộmáy, đội ngũ cán bộ công chức, hoạt động công vụ và các nguồn lực công.Những cải tiến hành chính theo quan điểm này là đem tới sự thay đổi về

lượng, còn CCHC là một sự thay đổi về chat.

Như vậy, với những nhận định trên, CCHC được hiểu là một qua trình cải biến có kế hoạch đồng bộ chế độ hành chỉnh cũ, xây dựng chế độ và

phương pháp hành chính mới trên các phương diện: thể chế hành chính, cơcau tô chức bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ công chức và tài chính côngnhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nên hành chính

Nhà nước.

Thứ hai: một số tác giả lại cho rằng, CCHC không nhất thiết phải tạo

ra sự thay đổi toàn bộ các nội dung của nền hành chính mà là thay đổi một hoặc một số nội dung của nền hành chính, chăng hạn CCHC được hiéu “như

là một quá trình cải tiến bộ phận, cải cách từng phần, từng bước hệ thống

hành pháp của bộ máy nhà nước nhăm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý

nha nước, cải tiến t6 chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựngchế độ và phương thức hành chính mới trong nền hành chính nhà nước, cóliên quan đến cải cách các lĩnh vực quản lý khác nhau của bộ máy nhà nước”[113, tr 50] Theo cách dién đạt này, không phải cứ nói đến CCHC là nóiđến một quá trình cải biến có kế hoạch cụ thé dé đạt mục tiêu hoàn thiện

toàn bộ các nội dung của nền hành chính nhà nước (như thé chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, tài chính công ) mà tủy từng quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển, CCHC hướng

vào hoàn thiện một hoặc một sô nội dung của nên hành hành chính Do đó,

28

Trang 28

CCHC được nhận định là một quá trình cải biến có kế hoạch cụ thé dé đạt

được mục tiêu hoan thiện một hay một số nội dung của nên hành chính nha

nước (thé chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức, tài chính công ) nhằm xây dựng một nền hành chính hiệu lực,hiệu quả.

Đứng trên phương diện triết học, theo cách tiếp cận của nghiên cứu,CCHC được xác định là hành vi có tính hướng dich của con người nhằm cải

biến nên hành chính của một quốc gia theo hướng hoàn thiện hon So sánh với các quốc gia, Việt Nam là quốc gia đã xây dựng một chương trình CCHC toàn điện nhăm giải quyết những vấn đề căn bản của nền hành chính nhà nước Ở nhiều quốc gia khác, CCHC không phải lúc nào cũng được tiến hành

theo một kế hoạch tổng thé mà theo các nhóm giải pháp ở các quy mô nhỏ

hơn như đổi mới cơ chế, chính sách cho khu vực nào đó, phát triển tô chức,

phát triển nguồn nhân lực, quản lý chất lượng và những lĩnh vực cải cách cóliên quan khác Những nhóm giải pháp này nhằm đóng góp cho sự phát triểnkinh tế - xã hội băng cách này hoặc cách khác

1.2.2 Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.1 Nguyên nhân cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện

nay

Trong điều kiện môi trường quốc tế tương đối hòa bình hiện nay,

CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay là yêu cau tất yếu của xu thé hòa bình

và phát triển của thế giới đương đại, là hoạt động nhằm đổi mới thể chế, tôchức bộ máy hành chính, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,nan cao hiệu quả quản lý của nha nước đồng thời thực hiện dân chủ hoá đờisống chính trị của xã hội, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân và

đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, ôn định chính trị trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá Công cuộc cải cách ở Việt Nam được hình thành từ

những nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể sau:

Về khách quan :

29

Trang 29

Một là: Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đường lối déi mới

kinh tế ở nước ta đã tạo tiền đề cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng

hoảng trong thời kỳ kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp Trong khi đó hoạt

động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đặc biệt là quản lý hành

chính nhà nước về kinh tế theo lối cũ đã không còn phù hợp và cản trở công

cuộc đổi mới kinh tế Bên cạnh đó việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo cơ hội để khu vực kinh tế tư nhân tham gia nhiều hơn trong hoạt động kinh tế vốn do nha nước độc quyền Tính linh động ngày càng tăng của hàng hóa, tính năng động trong dịch chuyên nguồn lực con người trong một môi trường thông tin dày đặc với khả năng tiếp cận thông tin ngày càng dé dàng hon đã giúp cho chính quyền ở địa phương

hoạt động hiệu quả hơn trong nhiều hoạt động quản lý xã hội Cùng vớitrình độ dân trí ngày càng cao và có khả năng nhận thức khá cụ thé hoạtđộng hiệu quả của các cơ quan quản lý hành chính, do đó họ mong muốn cóđược tiếng nói của mình bằng việc tạo nên những sức ép từ nhiều mặt đốivới hệ thống hành chính nhà nước, yêu cầu chính quyền trung ương phải

trao bớt thẩm quyền và nguồn lực cho chính quyền địa phương (đây mạnh phân cấp) Đây được coi là quá trình phi tập trung hóa.

Việc phi tập trung hóa những chức năng nhất định tất yếu làm nảy

sinh nhu cầu tập trung hóa lớn hơn đối với một số chức năng khác (hoặc cần

sự kiểm soát mạnh hơn từ trung ương) Do đó, vai trò của các cấp trong bộmáy hành chính có những sự thay đôi Việc quản lý phi tập trung hóa đòihỏi năng lực quản lý của bộ mày hành chính cao hơn và mạnh mẽ hơn (ỞViệt Nam quá trình phân cấp xuống các tỉnh đã xuất hiện tình trạng cạnh

tranh giữa các tỉnh về thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc chạy đua các ưu

đãi, gây ton hại lên lợi ích quốc gia v.v.)

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhiều vấn đề mới về xã hội đã

xuât hiện như giao thông, nhà ở, việc làm, giáo dục, dân sô, bảo vệ môi

30

Trang 30

trường, bảo trợ xã hội đòi hỏi chính phủ phải thay thế hệ thống chức năng

cũ, thiết lập hệ thống chức năng mới

Hai Ia: Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hoá của các hoạt động kinh tế

đã đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước phải thay đổi, phải áp dụng nhiềuthông lệ quốc tế chung trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Bêncạnh đó, hệ thống quản lý phải day mạnh việc quản lý mang tính khu vực va

quốc tế đối với các quá trình này nhằm hạn chế sự xâm nhập có tính phá hoại từ bên ngoài, bảo vệ quốc gia và những nhóm dé bị tốn thương trước những tác động xấu của việc thay đổi Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các chính phủ phải tiêu ít tiền, làm nhiều việc; thực hiện sự chuyên biến từ quan điểm quan liêu sang quan điểm trách nhiệm; từ quan điểm quản chế sang

quan điểm phục vụ trong quản lý hành chính; từ quan điểm chú trọng đầu tưsang quan điểm chú trọng kết quả

Ba là: Do ảnh hưởng cuộc cách mạng khoa học — công nghệ, cụ thể là

sự phát triển công nghệ thông tin đã tạo ra tính đa chiều và kết nối thông tin

toàn cầu, kéo theo đó tính da dạng trong phản ánh đã ảnh hưởng mạnh đến phương thức quản lý của con người Việc thay thế các vị trí quản lý là con người bằng các thiết bị công nghệ cao có kết nối cũng góp phan tạo ra xu

hướng cải cách thu hẹp phạm vi hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước của các nước.

Về chủ quan:

Đây là yếu kém vốn có của bộ máy hành chính nhà nước dẫn tới phảiCCHC, đồng thời là sự tự giác của nền hành chính trong việc CCHC Cónhiều yếu tố chủ quan đòi hỏi phải thực hiện cải cách nền hành chính nhà

nước:

Một là: Hệ thống thê chế hành chính nhà nước là công cụ cơ bản thúc

đây các hoạt động của nền kinh tế lại tự tạo ra “tính trễ” trong cải cách so

với cải cách kinh tê.

31

Trang 31

Hai là: Tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước cần được tô

chức lại cho phù hợp với môi trường mới.

Ba là: Phương thức tác động của nền hành chính đến các đối tượng bị

quản lý đang được thay đổi và do đó con người (công chức) và các hoạtđộng của họ phải thay đổi Đội ngũ công chức mang tính thừa kế, chậm đáp

ứng các doi hỏi mới nên cần có sự hoàn thiện đội ngũ này.

Bon là: Nhà nước có nhiều cơ hội hơn dé lựa chọn các hoạt động

quan lý của minh do có sự trợ gitip của các công nghệ mới.

Năm là: CCHC là nhu cầu của quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính.

Như vậy, CCHC nhà nước là đòi hỏi không chỉ của bên ngoài đối với

bộ máy hành chính nhà nước mà cũng là sự đòi hỏi của chính bản thân nềnhành chính Cả yếu tô bên trong và bên ngoài của nền hành chính đều có sựvận động phát triển Do đó, CCHC nhà nước mang tính tất yếu phải có củamọi quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau Đó cũng là cách thức làmcho bộ máy quản lý hành chính nhà nước hoạt động có hiệu quả nhằm xâydựng một nền hành chính đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và thúc đây xã

của nên hành chính, (2) chan chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của

hệ thong hành chính, (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đê

nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của hành chính công phục

vụ nhân dân [Xem 23, tr 169 -175]

32

Trang 32

Đến những năm 2000, khi xây dựng CTTT CCHC nhà nước giai đoạn

2001-2010, ngoài ba nội dung CCHC được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 8,

Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (5/1995), nội dung cải cách tài chính công được bô sung thêm.

Có thể thay việc xác định các nội dung CCHC nhà nước ở Việt Namtrong một chương trình toàn diện dé phát triển một nền hành chính quốc giathống nhất là cần thiết, nó xuất phát từ nhu cầu cải cách bộ máy hành chính

từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhằm tạo ra tính chỉnh thé, tính hệ thống của các lợi ích cũng như vai trò là động lực phát triển đất nước, phát triển con người Đặt trong bối cảnh mới, với mục tiêu tập trung phát triển kinh tế, phát triển đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, nền hành

chính phải được tổ chức thành một hệ thống ồn định, hoạt động thông suốt,trên cơ sở phân công, phân cấp và chế độ trách nhiệm rành mạch, có kỷ

cương; hoạt động của các cơ quan hành chính và cán bộ công chức nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân; áp dụng các biện pháp hữu

hiệu ngăn ngừa những hành vi mắt dân chủ, tự do tùy tiện, quan liêu thamnhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân Các chủ trương, giải pháp

CCHC phải gắn chặt chẽ với bước di của đổi mới kinh tế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cải cách thể chế nên hành chính” do đó trở thành nội dung cơ bản đầutiên của CCHC nhà nước ở Việt Nam nhằm hoàn thiện, khắc phục những

! Cải cách thé chế (hành chính) là nội dung cốt lõi và thực chất của CCHC của nước ta hiện nay Thể chế nói chung bao gồm có các quy định chung và các tổ chức dé thực hiện các quy định đó Thé chế hành chính nói riêng được hiểu là một hệ những quy tắc, quy chế ràng buộc các quan hệ giữa cơ cấu hành chính nhà nước với các cơ cấu xã hội khác (tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh

tế, nhân dân.v.v), trong nội bộ cơ cầu hành chính và các hình thức tô chức được thiết lập dé quản

ly các mặt của đời sống xã hội, buộc mọi cá nhân va tổ chức phải tuân theo Như vậy, cải cách thể chế hành chính có nghĩa cải cách tổng thé các quy định của nhà nước về tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và thâm quyén của các cơ quan hành chính nhà nước, về mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước và công dân; về chế độ công vụ, quy chế công chức.

33

Trang 33

chỗ chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất trong hệ thống thé

chế, hình thành cơ sở pháp lý đầy đủ cho các hoạt động cải cách khác của

nền hành chính nhà nước Xây dựng và hoàn thiện các thé chế, trước hết là

thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể chế về tô

chức hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước Đổi mới quy trình xây

dựng va ban hành văn bản quy phạm pháp luật Dam bảo việc tô chức thực

thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức.

Như vậy, với tư cách là một chủ thé của nền hành chính, cải cách thé chế là

sự thiết lập và thực thi các quy tắc nhằm cải thiện các mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, tạo điều kiện cho một nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN hoạt động có hiệu quả.

CTTT CCHC nhà nước 2001-2010 va mới đây là CTTT CCHC cho

giai đoạn mới 2011-2020 đều đặt cải cách thể chế là nội dung đầu tiên, gốc

rễ của chương trình cải cách, khăng định rõ lại một mục tiêu quan trọng làtạo ra khung thé chế pháp lý, “pháp quyền” XHCN cho nền kinh tế thị

trường.

Đồng bộ với cải cách thé chế, hoạt động cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở Việt Nam phải khắc phục những trùng lắp về chức năng và nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ, cơ cấu tô chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải được điều

chỉnh và bố trí lại Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương cũng cần cảicách cho gọn nhẹ và hiệu quả Đây là xu thế tất yếu do việc xóa bỏ dần sự

phân tách quan lý ngành và lĩnh vực ở hai khu vực trong va ngoài nhà nước

trong nền kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phạm

vi hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước dần thu hẹp và quan

Thực hiện tốt cải cách thé chế thì những nhiệm vụ như đồng bộ bộ máy, nâng cao trình độ đội ngũ

cán bộ, viên chức, lành mạnh hóa tài chính công sẽ được tiên hành thuận lợi Ngược lại, nêu không

có cải cách thể chế thì những thay đổi về bộ máy, nhân sự, tài chính cũng không có cơ sở để thực

hiện.

34

Trang 34

trọng hơn cả là sự điều chỉnh cơ cau tổ chức của bộ máy hành chính dé cung

ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng cho người dân được tốt

nhất.

Từ những thay đổi, cải cách về thé chế và bộ máy hành chính, phươngthức quản lý cán bộ công chức, trình độ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức cán

bộ, công chức trong thực thi công vụ cũng đòi hỏi phải đổi mới theo cơ cầu

bộ máy hành chính được cải cách Nhận định chung hiện nay, cán bộ công

chức vẫn thiếu năng lực, đạo đức công vụ và động lực dé dap ứng nhu cầu phát triển của đất nước Biểu hiện của sự yếu kém này là tinh trạng “cửa quyên, sách nhiễu và tham nhũng” nhìn thấy được Bộ máy hành chính nhà nước chỉ có thê vận hành tốt khi con người vận hành bộ máy là những người

có đức, có tài Đồng bộ với các quá trình trên, tiền lương và chính sách đãi

ngộ là một nội dung cần được tập trung nguồn lực để không tạo nên áp lựcđối với đội ngũ cán bộ công chức từ những cách biệt lợi ích về kinh tế, điều

kiện việc làm.v.v (so sánh với khu vực ngoài nhà nước) từ đó thu hút được

nguồn nhân lực có chất lượng cao và hạn chế trình trạng “chảy máu chất

xám” từ khu vực nhà nước.

Bên cạnh các hoạt động cải cách tô chức về bộ máy, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ; cải cách tải chính công là một trong những nội dung

cải cách để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền thông qua hệ thống hành

chính nhà nước, đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách làm cơ sở cho cácnhiệm vụ cải cách, đặc biệt là cải cách chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ

đối với công chức, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia

và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; thực hiện công khai minh bạch

về tài chính; phòng chống tham nhũng và giảm nợ công

Như vậy, bốn nội dung quan trọng của CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay là (1) Cải cách thể chế, (2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính, (3)

Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, (4) Cải cách tài

chính công găn liên chặt chẽ với bước đi của phát triên kinh tê, với yêu câu

35

Trang 35

phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

kinh tế quốc tế, hình thành và hoàn thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, thúc đây tăng trưởng kinh tế và phát triển con người”.

1.2.2.3 Kết quả thực hiện CTTT CCHC nhà nước 2001 - 2010”

Những thành tựu mà CTTT CCHC giai đoạn 2001-2010 đã đạt được

cụ thé như sau:

Một là, CCHC ở Việt Nam trong 10 năm qua đã góp phần hoàn thiện

hệ thong thé chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Cu thé là mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và nên kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được giải quyết một cách cơ bản và rõ nét thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ hữu cơ giữa cơ cau hành chính với các cơ cau xã

hội khác, đồng thời điều chỉnh tổ chức bộ máy hành chính dé thích ứng vớiyêu cầu nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Nội dung cải cáchthé chế trong CTTT giai đoạn 2001 - 2010 đặt ra về cơ bản là day đủ baogồm từ điều chỉnh chức năng hệ thống hành chính, đổi mới cơ cấu hệ thốnghành chính (phân công, phân cấp), đổi mới cơ chế và phương thức hoạt độngcủa hệ thống hành chính (trực tiếp, gián tiếp, quy trình, thủ tục v.v.)

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế; chú trọng công tác xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành một số lượng lớn nghị định hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thể hiện rõ các quan điểm,

chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, tạo sự bình đăng giữa các thànhphần kinh tế, giảm thiểu đáng ké sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính

của các cơ quan nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tê, thương mại nói

> Ngày 08.11.2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP Ban hành CTTT CCHC nhà nước giai đoạn 201 1-2020 Chương trình dé 6 mục tiêu là: Cải cách thé chế; Cải cách thủ tục

hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hóa hành chính Trong đó Cải cách thủ

tục hành chính được tách riêng ra thành một mục tiêu độc lập khỏi mục tiêu Cải cách thé chế Mục tiêu Hiện đại hóa nền hành chính được nhân mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động của các cơ quan hanh chính nhà nước.

3 Căn cứ trên Báo cáo Tổng kết CTTT CCHC nhà nước giai đoạn 2001 -2010 của Bộ Nội vụ.

36

Trang 36

chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, giảm thiểu cơ chế xin

-cho Đã rà soát lại chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ

quan, đơn vị, của người đứng đầu Chính phủ, từng bộ, ngành từ trung ương đến địa phương đề điều chỉnh chức năng của Chính phủ - cơ quan hành chính

cao nhất của Nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước Việc hoàn thiện vàban hành một loạt các văn bản như Luật tô chức Chính phủ, Luật Tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Thanh tra, các Nghị định quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của các bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các văn bản về tổ chức và hoạt động của

Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân ở cấp tinh, huyện v.v và mới đây nhất là Luật Cán bộ, công chức là những nỗ lực

lớn, liên tục trong mười năm qua đối với việc hoàn thiện hệ thống thê chế

trong tình hình mới.

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong

phạm vi trách nhiệm của Chính phủ đã được đôi mới; Luật Ban hành các vănbản quy phạm pháp luật đã ra đời và có hiệu lực 1/2009 Việc công bố các dự

thảo luật như đã được thực hiện kể từ khi Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực là một bước tiễn quan trọng góp phần vào quá

trình hoàn thiện hệ thống thé chế của nhà nước ta

Một mặt rất quan trọng của cải cách thể chế là cải cách thủ tục hành

chính, hợp lý hóa trình tự giải quyết công việc trong quan hệ giữa các cơquan công quyên với xã hội dân sự, với công dân và doanh nghiệp CCHCtrong 10 năm qua đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhờ đơngiản thủ tục cấp phép đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, pháttriển hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngành sản xuất và dich

vụ Đặc biệt, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai Đề án về đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiến hành rà soát và đơn giản 30% các thủ

tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp và người dân, khi kết thúc sẽ làmột bước tiến lớn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho

37

Trang 37

các nhà đầu tư Cùng với việc đây mạnh cải cách về thủ tục hành chính, theo

quy định của Nghị định số 13 và 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ quan

chuyên môn của cấp tỉnh, cấp huyện cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với

việc sắp xếp bộ máy các bộ, ngành theo hướng tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực

và phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương

Có thể nói, những kết quả của quá trình cải cách thể chế đã góp phầnvào hoàn thiện hệ thống thể chế nói chung, đặc biệt là hệ thống thé chế kinh

tế thị trường thúc đây sự phát triển nền kinh tế nói riêng và của toàn đất nước.

Hai là, CCHC làm cho bộ máy nhà nước tỉnh gọn hơn nhưng mạnh

hon, lam đúng việc của mình, thúc day sự tham gia của người dân, huy động được nguồn lực to lớn của xã hội vào quá trình phát triển của đất nước.

Một kết quả quan trọng trong CCHC thời gian qua là đã tổ chức sắpxếp lại các bộ, cơ quan ngang bộ, theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, kếtquả là đã giảm số bộ, cơ quan ngang bộ, từ 26 xuống còn 22 bộ, cơ quanngang bộ Các cơ quan trực thuộc Chính phủ cũng giảm từ 14 xuống còn 8

cơ quan Tách chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan trực thuộc chính

phủ Đây mạnh cải cách chính quyền địa phương, sắp xếp lại các cơ quan

chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp

với đặc điểm đô thị, nông thôn, tình hình cụ thể địa phương Số lượng các cơ

quan chuyên môn cấp tỉnh từ 35 đến 40 đầu mối nay giảm còn 20 - 25; cấp

huyện từ 20 - 25 nay giảm còn 10 - 15 các phòng, ban chức nang Đặc biệt

trong giai đoạn 2, đã thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại

67 huyện, 32 quận và 843 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương.

Các quy định mới về phân cấp trung ương - địa phương đã làm giảm

đáng ké những loại công việc không nhất thiết phải do Chính phủ, các bộ trực

tiếp quản lý, quyết định, đồng thời tăng cường tính chủ động, tự chịu trách

nhiệm của chính quyền địa phương trên các nhiệm vụ đã được phân cấp Mức

độ phân cấp và trao quyền từ chính quyên trung ương xuống các tỉnh là tương

38

Trang 38

đối lớn cho phép chính quyền các tỉnh có đủ thâm quyền để cung cấp các

dịch vụ công phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương.

Quá trình phân cấp và trao quyền đã cho thấy nhiều kết quả tích cực,

cạnh tranh giữa các tỉnh thúc đây cải thiện môi trường kinh doanh chung Cácdoanh nghiệp và cá nhân ngoài quốc doanh có điều kiện tham gia sâu rộngvào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế làm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước,

vừa huy động được sức mạnh của cả xã hội, của toàn dân tộc cho sự nghiệp

ồn định và phát triển đất nước Có thé thấy rõ điều này không chỉ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà trên rất nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, văn hóa, giáo dục Sự tham gia của người dân, của xã hội đã mang lại những sắc thái mới cho sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực; các cơ sở của nhà nước có nhiều quyền tự chủ hơn trong quản lý, làm tăng cường tinh

sáng tạo, đây mạnh phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Thông quaviệc phân cấp và trao quyền cho chính quyền địa phương, Chính phủ đang

dần dần được chuyên từ vai trò của người chỉ đạo sang vai trò của người đưa

ra các chuẩn tac nhưng van dam bảo tinh thống nhất cho toàn bộ bộ máy hành chính Mặt khác, tăng mức độ phân quyền cả về ngân sách lẫn quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, kéo theo phải tiến hành nhiều phương thức và mức độ giám sát cả trực tiếp và gián tiếp từ nhân dân, góp phần thúc đây quá trình dân chủ hóa nền dân chủ XHCN, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;

yêu cầu công khai hóa, minh bạch hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính,nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thúc đây sựtham gia nhiều hơn của người dân vào việc giám sát hoạt động quản lý của

các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách, củng cé tô chức bộ máy nhà nước ngày càng vững

Trang 39

trợ và hướng dẫn các tô chức và cộng đồng xã hội giải quyết; từ người cho

phép, gia ân nhà nước chuyển sang người đảm bảo, tạo điều kiện cho mọi tô

chức và cá nhân thực hiện các quyền cơ bản theo pháp luật, các quyền tự do,

dân chủ ngày càng được pháp luật bảo hộ; các điều kiện an sinh xã hội được

tăng cường; các dịch vụ về y té, giáo dục cùng các dich vu công cộng khác được xã hội hóa đến mức cao nhất trên cơ sở chính sách pháp luật của nhà

nước; phúc lợi của nhân dân theo định hướng XHCN ngày càng lớn.

Thông qua hoạt động này kết hợp với các cuộc cải cách thé chế tài chính, tiền tệ, tư pháp và những bước chuẩn bi đón trước những đổi mới của thê chế chính trị, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tô chức lại bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính trong điều kiện

của nên kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập kinh tế thế giới

Ba là, công tác xây dung đội ngũ can bộ công chức trong thời gian qua

đã từng bước đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế thị trường và hội nhập, dambảo duy trì tính hiệu quả trong vai trò mới của nhà nước phân cấp và giao

quyên.

Có thê thấy cải cách vừa qua đã tập trung vào xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và kỹ năng hành chính đáp ứng vai trò mới của nhà nước Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 13-11-2008 tiếp tục có sự phân biệt rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức

trong hệ thống chính trị nước ta Co cấu, chức danh, tiêu chuẩn, chính sách

của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được xác định phù hợp hơn; đặc

biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị tran Đã xây dựng

và đưa vào áp dụng trên 200 chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, tạođiều kiện đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, luân chuyền, điều động, đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.

Công tác dao tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã tập trung vao việc

nâng cao kiến thức theo cơ chế quản lý mới và kỹ năng làm việc; phẩm chất

chính trị, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên

40

Trang 40

môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ, công chức đã từng

bước được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới

Công tác quản lý cán bộ cũng được phân cấp, chính quyền tỉnh được

trao thâm quyền quy hoạch cán bộ, tuyên dụng, bổ nhiệm, tổ chức, giaonhiệm vụ, đánh giá, thanh tra và kể cả nâng bậc lương, phụ cấp cho cán bộ

công chức làm việc trong các co quan ban ngành địa phương thuộc phạm vi

quản lý của mình Từ năm 2009, chính quyền huyện cũng được đảm nhiệm

công tác này nếu được chính quyền tỉnh trao thâm quyền.

Xuất phát từ sự phân cấp và trao quyền nhằm tăng tính hiệu quả trong vai trò mới của mình, nhà nước phải đối mặt với một thách thức là giữ chân được những cán bộ có năng lực, đồng thời phải tìm cách giành nhân tài từ

khu vực tư nhân đang tăng trưởng nhanh chóng Các cải cách tiền lương vàcác chế độ chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ công chức đã được thựchiện, nhà nước đã 5 lần tăng lương cơ bản từ 2001 là 290000, 10/ 2005 là

450000, 1/2008 là 540000, 5/2009 là 650000, 5/2010 là 730000, 5/2011 là

830000 (VNĐ) Căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và GDP, mức tăng của lương tối thiểu được nhà nước điều chỉnh để không chênh lệch lớn với

mức lương ở các khu vực ngoai nhà nước, các chính sách xây dựng va su

dụng nhà công vụ, các yếu tố cơ hội dé cán bộ có thé phát huy tai năng và được khen thưởng cho những cố gang trong công tác được quan tâm, cu thé

hóa.

Bốn là, cải cách tài chỉnh công trong thời gian qua đã góp phan tangtính minh bạch và hiệu qua của chỉ tiêu công, đảm bảo tinh thong nhất của

hệ thống tài chính quốc gia, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả của công

việc đấu tranh phòng chong tham những, thực hành tiết kiệm chong lãng phí.

Có thé thấy sau gần 10 năm thực hiện cải cách tài chính công, các

chính sách tài chính công đã được đổi mới theo hướng thích ứng dan với cơ

chế thị trường và cải cách về tô chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà

nước, phù hợp với tình hình ngân sách Cụ thé:

41

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:55

w