1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề 1 buổi 3

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Trào Dân Tộc Dân Chủ Ở Việt Nam 1919 – 1930
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài kiểm tra
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 59 KB

Nội dung

giai cấp công nhân ở Việt Nam đã có đội tiên phong lãnh đạo cách mạng.. Câu 2: Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo năm 1930 được nhận xét là một c

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 1: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1919 – 1930 ( CÂU HỎI SƯU TẦM TỪ CÁC THẦY CÔ GIÁO- TỪ CÁC SỞ CÁC TRƯỜNG)

KHÔNG CHIA SẺ RỘNG RÃI NHA CÁC EM

Câu 1: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào tháng 3-1929 chứng tỏ

A sự nhạy bén của một số hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

B giai cấp công nhân ở Việt Nam đã có đội tiên phong lãnh đạo cách mạng

C quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã chuyển hẳn sang giai cấp vô sản

D Quốc tế Cộng sản luôn theo dõi và chỉ đạo trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam

Câu 2: Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (năm 1930) được nhận xét là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo dựa trên cơ sở nào sau đây?

A Khẳng định liên minh công-nông là động lực chính của cách mạng

B Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

C Xác định quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp công nhân

D Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

Câu 3: Phong trào “vô sản hóa" ở Việt Nam (cuối năm 1928) không có ý nghĩa nào sau đây?

A Là phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối

B Góp phần đưa lí luận giải phóng dân tộc đến với giai cấp tiên phong của cách mạng

C Chứng tỏ phong trào công nhân đã thống nhất trên phạm vi cả nước

D Làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào yêu nước

Câu 4: Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929 đặc điểm nào sau đây của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam?

A Khuynh hướng dân chủ tư sản không còn ảnh hưởng trong các tầng lớp nhân dân

B Chính đảng của giai cấp công nhân đã giành được quyền lãnh đạo thống nhất

C Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đang từng bước được giải quyết

D Mọi tổ chức chính trị ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản

Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương

B Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng

C Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp

D Xây dựng lí luận giải phóng dân tộc từ lí luận đấu tranh giai cấp

Câu 6: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có điểm mới nào sau đây so với các tổ chức chính trị yêu nước ra đời từ đầu thế kỉ XX đến năm 1927 ở Việt Nam?

A Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên trí thức

B Hội viên có tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng

C Xác định chính xác kẻ thù chủ yếu của cách mạng

D Chú trọng xây dựng và truyền bá lí luận cách mạng

Câu 7: Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là

A sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh

B phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản

Trang 2

C khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.

D khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản Câu 8: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

A Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới

B Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản

C Bắt đầu xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

D Gây dựng và phát triển tổ chức cách mạng phù hợp

Câu 9: Tháng 3/1929, ở Hà Nội, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập chứng tỏ điều gì?

A Khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thế ở Bắc Kỳ

B Yêu cầu thành lập Đảng ở Việt Nam đã trở nên bức thiết

C Sự thoát ly của chi bộ với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

D Chỉ đạo của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đi vào thực tế

Câu 10: Chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền” của Việt Nam Quốc dân đảng chứng tỏ điều gì?

A Tổ chức này đã có phương pháp đấu tranh cụ thể đúng đắn phù hợp với thực tiễn

B Tổ chức này đã nhận thức được những kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam

C Tổ chức này đã đưa chủ trương đấu tranh vào thực tiễn và bước đầu thắng lợi

D Bước phát triển trong nhận thức của lãnh tụ tổ chức so với các bậc tiền bối trước đó

Câu 11: Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) có điểm khác biệt cơ bản nào so với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929)?

A Tập hợp các lực lượng đấu tranh chống lại kẻ thù dân tộc

B Tổ chức lỏng lẻo, không có tôn chỉ mục đích nhất quán

C Đoàn kết các lực lượng yêu nước có tinh thần dân tộc

D Đã hoàn thành sứ mệnh cách mạng đối với lịch sử dân tộc

Câu 12: Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm

1924 đến năm 1927 đã

A góp phần trang bị những lý luận mới cho phong trào cách mạng thế giới

B hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam

C góp phần hình thành liên minh chặt với các nước trong khu vực Đông Bắc Á

D chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam

Câu 13: Nội dung của “tư sản dân quyền cách mạng” trong Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Nguyễn Ái Quốc thực chất là

A sự đề cao những nhiệm vụ chính của cách mạng

B sự thay đổi mục tiêu của cách mạng thuộc địa

C một nhiệm vụ chiến lược của lịch sử dân tộc

D sự kết hợp giải phóng dân tộc với chống phong kiến

Câu 13: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào tháng 3/1929 chứng tỏ

A tổ chức Đảng Cộng sản đã được xây dựng từ cơ sở

B tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản đã xuất hiện

C cách mạng phát triển mạnh cần có tổ chức lãnh đạo

Trang 3

D sự tan rã của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 14: Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929) đã

A hợp nhất được các khuynh hướng cứu nước

B phân hóa thành những tổ chức tiền cách mạng

C đào tạo những cán bộ cốt cán cho cách mạng

D phát động những cuộc khởi nghĩa lớn trong nước

Câu 15: Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

A Là kết quả của sự kết hợp nội lực và sự giúp đỡ trực tiếp của quốc tế cộng sản

B Là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc

C Chấm dứt sự vận động của các khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam

D Chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi

Câu 16: Trong quá trình chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam giai đoạn 1925 - 1929, Nguyễn Ái Quốc đã

A nhận thức được rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc

B từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên

C xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở bên ngoài

D giành được một số quyền tự do, dân chủ cho dân tộc

Câu 17: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) có ưu điểm nào sau đây?

A Xác định đúng động lực chính của cách mạng Đông Dương

B Nhận thức được vai trò của mặt trận dân tộc thống nhất

C Thấy được khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp

D Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân chủ và dân tộc

Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa các hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?

A Cổ vũ tinh thần yêu nước đấu tranh chống kẻ thù dân tộc của giai cấp tư sản Việt Nam

B Chứng minh giai cấp tư sản không có đóng góp đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc

C Khẳng định sự lựa chọn con đường tư sản là sai lầm ngay từ đầu trong phong trào yêu nước

D Giúp giai cấp tư sản phân biệt được đâu là bạn đâu là thù để chuyển hướng thích hợp

Câu 19: Phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929 có đặc điểm nào sau đây?

A Có sự lãnh đạo thống nhất của một tổ chức cộng sản

B Mục tiêu đấu tranh chính trị giữ vai trò xuyên suốt

C Bãi công trở thành hình thức đấu tranh chủ yếu

D Có quy mô hoạt động rộng lớn, thống nhất trong cả nước

Câu 20: Thực tiễn các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX cho thấy

A quần chúng nhân dân không tán thành khuynh hướng phong kiến và tư sản

B lực lượng xã hội tiến bộ tiếp nhận những khuynh hướng cứu nước mới

C phải xây dựng được lực lượng chính trị và vũ trang phong trào mới sôi nổi

D tư tưởng dân chủ tư sản không có ảnh hưởng trong phong trào yêu nước

Trang 4

Câu 21: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ điều gì?

A Phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước

B Sự kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân

C Chủ trương “Vô sản hóa” đã kết nối được các khuynh hướng cách mạng

D Mục tiêu Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cơ bản đã hoàn thành

Câu 22: Điểm chung trong hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc thời kì 1919 - 1923 và thời kì 1924 - 1927 là

A nắm bắt thời cơ để tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền

B tăng cường xây dựng cơ sở tổ chức cách mạng ở Việt Nam

C chú trọng công tác đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng

D sử dụng vai trò của báo chí để truyền bá lý luận cách mạng

Câu 23: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

A Giác ngộ lý luận cách mạng vô sản cho giai cấp có lực lượng hùng hậu nhất

B Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam

C Chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp nhất các tổ chức Cộng sản

D Chuẩn bị điều kiện trực tiếp cho việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Câu 24: So với các tổ chức chính trị ở Việt Nam trong 20 năm đầu thế kỉ XX, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có điểm mới nào sau đây?

A Xác định chính xác kẻ thù chủ yếu của cách mạng

B Hội viên có tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng

C Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên tri thức

D Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ vững về lý luận

Câu 25: Cương lĩnh chính trị (2/1930) xác định lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ điều gì?

A Các khuynh hướng chính trị khác đã không còn tồn tại

B Cách mạng Việt Nam chỉ có duy nhất một Đảng lãnh đạo

C Các chính đảng khác ở Việt Nam đã chấm dứt hoạt động

D Khủng hoảng về lãnh đạo của giai đoạn trước được giải quyết

Câu 26: Nhận xét nào không phản ánh đúng về nhiệm vụ của “tư sản dân quyền cách mạng” được xác định trong Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A Là nhiệm vụ chiến lược của lịch sử dân tộc

B Tiến hành đồng thời phản đế và phản phong

C Giành độc lập, giải quyết mâu thuẫn chủ yếu

D Hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược

Câu 27: Nội dung nào không phải là hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A Phát động các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp và tay sai

B Cử hội viên của tổ chức tiếp tục đi học ở Trung Quốc và Liên Xô

C Rèn luyện hội viên đứng trên lập trường của giai cấp công nhân

D Đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở của Hội ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ

Trang 5

Câu 28: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 - 1927?

A Sáng lập ra chính đảng đại diện cho lợi ích của đông đảo quần chúng bị áp bức

B Phác thảo đường lối đấu tranh cho cách mạng Việt Nam trên lập trường vô sản

C Sáng lập ba tổ chức cộng sản làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

D Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của cách mạng trong thời kỳ mới

Câu 29: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 ở Việt Nam đã

A chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng cách mạng vô sản

B mở ra thời kỳ đấu tranh bằng con đường bạo lực cho cách mạng

C chấm dứt mọi hoạt động cách mạng của tầng lớp tư sản dân tộc

D thể hiện rõ phương pháp cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng

Câu 30: Nội dung nào của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam?

A Đề cao nhiệm vụ đánh phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày

B Đề cao nhiệm vụ đánh đế quốc, giành độc lập cho dân tộc Việt Nam

C Xác định mối quan hệ của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới

D Lãnh đạo là Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân

Câu 31: Nhận xét nào là không đúng về đặc điểm của phong trào cách mạng ở Việt Nam (1919

- 1930)?

A Có sự tham gia của đông đảo các giai cấp trong xã hội

B Có sự chuyển biến từ lập trường tư sản sang vô sản

C Hướng tới giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ

D Có tổ chức lãnh đạo phong trào mang tính thống nhất

Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng về sự ra đời của chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam (3-1929)?

A Sự thức thời của một số hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

B Giai cấp công nhân ở Bắc Kỳ đã có tổ chức đi đầu lãnh đạo phong trào đấu tranh

C Đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng đang diễn ra ở Bắc Kỳ

D Quốc tế Cộng sản đã công nhận và chỉ đạo trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam

Câu 33: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929 có đặc điểm nào sau đây?

A mục tiêu chính trị rõ ràng ngay từ đầu

B sự chuyển biến về tính chất đấu tranh

C hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi khóa

D đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất

Câu 34: Nhận xét nào sau đây đúng về nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) ?

A Đề cao nhiệm vụ dân tộc, tạm gác nhiệm vụ dân chủ

B Nhiệm vụ dân tộc là mục tiêu duy nhất cần hướng tới

C Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ phải tiến hành đồng thời

D Đường lối phù hợp với yêu cầu thực tiễn của lịch sử

Trang 6

Câu 35: Phong trào dân tộc dân chủ (1919 - 1929) ở Việt Nam đã thể hiện rõ

A sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

B thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội

C vai trò lãnh đạo cách mạng tổ chức cộng sản

D sức mạnh của sự đoàn kết trong mặt trận chung

Câu 36: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 có ý nghĩa như thế nào?

A Đã giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội

B Đưa Đảng trở thành đảng cầm quyền trên phạm vi cả nước

C Định hướng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

D Chấm dứt sự tồn tại của các đảng chính trị khác trong cả nước

Câu 37: Nội dung nào phản ánh sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930)?

A Đã là người Việt Nam thì đều là lực lượng cách mạng

B Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

C Lực lượng cách mạng bao gồm một bộ phận giai cấp thống trị

D Giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến là đối tượng của cách mạng

Câu 38: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đã tác động như thế nào đến phong trào công nhân?

A Làm cho phong trào có chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất

B Làm cho phong trào có mục đích đấu tranh chính trị là duy nhất

C Tách ra khỏi phong trào yêu nước, trở thành phong trào độc lập

D Bước đầu đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong phong trào công nhân

Câu 39: “Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” Nhận định trên đây của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện điều gì?

A Đảng ra đời chứng tỏ phong trào công nhân bắt đầu có sự chuyển biến về chất

B Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập

C Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân, đã trở thành Đảng cầm quyền

D Không có sự ra đời của Đảng thì phong trào cách mạng Việt Nam không thể thành công Câu 40: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào tháng 3-1929 chứng tỏ

A giai cấp công nhân đã trở thành nòng cốt của phong trào cách mạng

B sự nhạy bén của Nguyễn Ái Quốc và các hội viên ở chi bộ Bắc Kỳ

C phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản dâng cao ở Bắc Kỳ

D các điều kiện thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi

Ngày đăng: 21/06/2024, 00:45

w