1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bàitậplớn tìm hiểu và mô hình hóa quy trình nghiệp vụ của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì vậy, để Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Doanh nghiệp sữa nói riêng có thể đứng vững trên thị trường sữa hiện nay các Doanh nghiệp phải xác định được rõ mục tiêu, hướng đi, vạ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

-BÀI TẬP LỚNMôn: Hệ thống thông tin quản lý

phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)Giảng viên hướng dẫn: Vũ Duy Hiến

Bắc Ninh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

-BÀI TẬP LỚNMôn: Hệ thống thông tin quản lý

phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)Giảng viên hướng dẫn: Vũ Duy Hiến

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC

1 24A4010947 Trương Linh Chi(Nhóm trưởng)

- Tổng hợp word- Giới thiệu doanh nghiệp- Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh.

- Phân tích chiến lược cạnh tranh và đề xuất chiến lược- Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ

2 24A4011083 Lê Văn Thắng

- Chỉnh sửa word- Phân tích chiến lược cạnh tranh và đề xuất chiến lược- Phân tích chuỗi giá trị- mô hình hóa quy trình nghiệp cụ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên Vũ Duy Hiến Trong quá trình học tập một môn rất quan trọng là Hệ thống thông tin quản lý, nhóm đã được thầy quan tâm và giúp đỡ tận tình Sau 1 tháng học thì chúng em đã tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức để có thể có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về bộ môn này Thông qua bài tập lớn lần này, nhóm muốn trình bày lại những gì mà chúng em đã tìm hiểu trong thời gian qua, áp dụng kiến thức thầy dạy vào một bài toán thực tế.

Vì một lý do là kiến thức thì vô hạn, nên mỗi người đều tồn tại những hạn chế nhấtđịnh Chính vì thế trong quá trình hoàn thành bài tập lớn lần này, chúng em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Cả nhóm hy vọng sẽ nhận được những lời góp ý từ thầy để bài của bọn em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe và thành công trong con đường giảng dạy của mình, đặc biệt là đưa Khoa Hệ thống thông tin quản lý ngày càng phát triển hơn.

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 9

1.1 Giới thiệu Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 9

1.1.1 Tìm hiểu và mô tả khái quát 10

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 10

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 12

1.1.4 Sản phẩm và dịch vụ của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 14

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH 16

2.1 Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter 16

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 17

2.2 Phân tích tác động của 5 lực lượng cạnh tranh ảnh hưởng đến bối cảnh kinh doanh của Vinamilk 17

2.2.1 Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành 17

2.2.2 Nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng 18

2.2.3 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 18

2.2.4 Năng lực thương lượng của người mua 19

2.2.5 Đe dọa của sản phẩm thay thế 19

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 20

3.1 Chiến lược cạnh tranh 20

3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 20

3.1.2 Đầu tư mạnh vào truyền thông 21

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ 23

4.1 Chuỗi giá trị (Value Chains) 23

4.1.1 Đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào (Inbound Logistic) 23

4.1.2 Điều hành và sản xuất (Operations) 23

4.1.3 Cung ứng đầu ra (Outbound Logistics) 23

4.1.4 Bán hàng tiếp thị (Marketing and Sales) 23

4.1.5 Chăm sóc khách hàng (Customer Service) 23

4.2 Mô hình chuỗi giá trị 24

CHƯƠNG V: MÔ HÌNH HÓA QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ 25

Trang 6

5.1 Mô tả quy trình bán hàng trên website của Công ty cổ phần Sữa Việt

5.3 Mô tả quy trình bán hàng trên website của Công ty cổ phần Sữa Việt

5.4 Nhận xét 29KẾT LUẬN 31TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Theo thống kê, có hơn 6 tỷ người trên thế giới sử dụng các sản phẩm từ sữa Trong sữa đảm bảo thành phần dinh dưỡng phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người lớn tuổi, đều có thể sử dụng được

Tại Việt Nam hầu hết các gia đình đều sử dụng sữa hàng ngày, đều đặn và thay thế các bữa ăn khi cần Do đó, thị trường sữa ở Việt Nam khá phát triển với hơn 200 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối các sản phẩm về sữa trong và ngoài nước Song , Việt Nam đang dẫn hội nhập với thế giới, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp nước ngoài đang tiến vào Việt Nam khiến mức độ cạnh tranh ngày càng leo thang Chính vì vậy, để Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Doanh nghiệp sữa nói riêng có thể đứng vững trên thị trường sữa hiện nay các Doanh nghiệp phải xác định được rõ mục tiêu, hướng đi, vạch ra con đường phù hợp và phân bổ nguồn lực tối ưu để đảm bảo tiến tới mục tiêu đúng thời gian, vạch ra cho mình một tẩm nhìn chiến lược và chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

Qua tìm hiểu, chúng tôi biết đến Vinamilk là công ty sản xuất sữa hàng đầu và lâu đời tại Việt Nam Doanh nghiệp đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất trong ngành, cùng với đổi thủ cạnh tranh trong nước và thế giới tạo ra nhiều thách thức trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Vinamilk Nhưng đây cũng là một căn cứ để những nhà hoạch định chiến lược đưa ra những giải pháp phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của nhóm Do đó, chúng tôi xin chọn công ty cổ phần sữa Việt Nam đề phân tích tình hình hoạt động cũng như là đưa ra các chiến lược phát triển trong dài hạn

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK).

Công Ty Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam và tên gọi khác:Vinamilk Doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa, các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, thống kê cho thấy Vinamilk là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.

Vinamilk được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp Từ doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam

Tên giao dịch: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.

Vinamilk đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam Các sản phẩm của vinamilk chiếm phần lớn thị phần trên toàn quốc gia, cụ thể là: 54,5% thị phần là sữa tại Việt Nam, 40,6% thị phần là sữa bột, 33,9% thị phần là sữa chua uống, 84,5% thị phần là sữa chua ăn, 79,7% thị phần là sữa đặc.

Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân phối đều khắp 63 tỉnh thànhtrên cả nước với 220.000 điểm bán hàng Cùng với đó, Vinamilk Việt Nam được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản,… Sau hơn 45 năm hình thành, phát triển, công ty hiện có 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Angkormilk của Campuchia,1 văn đại diện ở Thái Lan.

Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam Đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam, làm đòn bẩy và giới thiệu các sản phẩm mới là nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café ra mắt thị trường.

Trang 9

Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007 Phần lớn sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy, tổng công suất trên 570.406 tấn sữa/ năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng

“Vinamilk” được bình chọn là một Thương hiệu Nổi tiếng”- một trong nhóm 100

thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 hay Top 10 Hàng Việt

Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.

Lịch sử ra đời: Năm 1976 Vinamilk được thành lập với tên gọi Công ty Sữa – Cà

Phê Miền Nam và tiếp quản 03 nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, và nhà máy sữa bột Dielac Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội Từ năm 2001, Vinamilk liên tục mở rộng sản xuất với nhiều nhà máy đặt tại Cần Thơ, Bình Định, Nghệ An, Năm 2010 Đầu tư 10 triệu USD nắm giữ 19,3% cổ phần của Miraka Limited tại New Zealand và tăng lên 22,81% vào năm 2015 Năm 2019 Đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của CTCP GTNFoods, qua đó tham gia đ iều hành CTCP Sữa Mộc Châu quy mô đàn bò 27.500 con Năm 2022 Tháng 03 Góp vốn 50% thành lập liên doanh cùng Del Monte Philippines, Inc (DMPI) – một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đ ầu tại Philippines và đã chính thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng tại đây từ Q4/2021 Tháng 05 Cùng Mộc Châu Milk khởi công “Trang trại sinh thái, bò sữa công nghệ cao” và nhận Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu, chính thức xây dựng Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu, Tháng 07 Tiếp nhận 1000 bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ đưa về Trang trại Lao-Jagro, Tháng 11 Công bố nâng tổng vốn đầu tư cho các dự án tại Campuchia lên 42 triệu USD (gần 1.100 tỷ đồng) và lên kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt trên 4.000 tấn/năm

Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất

lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh

dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

Địa chỉ: 10 Tân Trào, phường Tân Phú,Quận 7, TP Hồ Chí Minhtel: 02854155555

Trang 10

Sơ đồ Tổng quan về cơ cấu tổ chức của công ty VinamilkThông qua sơ đồ, chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Vinamilk như sau:

Đại hội đồng cổ đông gồm: cổ đông có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết Đại hội đồng là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần; quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty; quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty;bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyếtđịnh giải thể, tổ chức lại công ty.

Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk; toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyềnlợi công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền thuộc cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.

Trang 11

Hội đồng quản trị Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026

Từ năm 2015, người nắm giữa chức vụ cao nhất của Vinamilk là bà Lê Thị Băng Tâm; tới 4/2022 là ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới nhiệm kỳ năm 2022 -2026.

Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk: là

người phân công công việc và điều hành kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồngquản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sựmới Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho côngty và xã hội Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước Đồngthời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.

Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức: bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đôngbầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại vàsố nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Trải qua gần 50 năm hoạt động, Công ty sữa Vinamilk đi qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Mỗi giai đoạn là một bước tiến đưa doanh nghiệp vững vàng hơn luôn khẳng định thương hiệu lớn có bề dày lịch sử

Trang 12

Giai đoạn hình thành từ năm 1976-1986 của Vinamilk.

Tiền thân là công ty Sữa, Café Miền Nam thuộc Tổng Công Ty Thực phẩm, với 6 đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy Sữa Trường Thọ, Nhà máy Sữa Dielac , Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico

Một năm sau đó (1978) Công ty được chuyển cho Bộ công nghiệp thực phẩm quảnlý và Công ty đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp sữa Café và Bánh kẹo I.

Thời kì đổi mới năm 1986-2003.

Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.

Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy củacông ty lên con số 4 Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc.

Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.

Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.

Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003-nay.

Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM Trong năm đó, Công ty khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP Hồ Chí Minh.

Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Công ty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên 1,590 tỷ đồng Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên doanh trong Công ty cổ phần Sữa Bình Định Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.

Trang 13

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM Thời điểm đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của Công ty Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thươnghiệu công ty.

Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.

Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.

Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkormilk ở Campuchia Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt–trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

Một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamilk

Tới thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như:

Sữa nước với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi ProBeauty

Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.

Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.

Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.

Trang 14

Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy.

Trang 15

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter giúp doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện điểm mạnh, điểm yếu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường để tận dụng cơ hội hay khắc phục và nâng cao hiệu suất kinh doanh; Hiểu biết tổng quan về thị trường; Xây dựng chiến lược phát triển

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một mô hình phân tích và xác định năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp, được sử dụng để định rõ các yếu điểm và ưu điểm của mọi ngành qua do các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược thích hợp

Mục đích của mô hình này là nghiên cứu các phương pháp kinh doanh và hoạt động của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu Mô hình được sáng tạo để đo lường tác động của năm áp lực lên sự phát triển của các doanh nghiệp Đồng thời, thông qua mô hình này, các quản lý và nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của từng ngành, từ đó đề xuất được chiến lược phát triển phù hợp cho tương lai.

Phân tích chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Sự cạnh tranh của ngành: Yếu tố này đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành Mức độ cạnh tranh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh được áp dụng, tốc độ tăng trưởng của ngành, sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ, cũng như mức độ tập trung của ngành.

Sức mạnh của nhà cung cấp: Yếu tố này đánh giá sức mạnh và tác động mà các nhà cung cấp có đối với doanh nghiệp Khi doanh nghiệp phụ thuộc vào một số lượng nhỏcác nhà cung cấp hoặc những nhà cung cấp quan trọng có quyền kiểm soát nguồn cung chính, sức mạnh của nhà cung cấp sẽ tăng lên Nó có thể dẫn đến việc tăng giá cả hoặc hạn chế lựa chọn và sự phụ thuộc quá mức vào những nhà cung cấp đó.

Sức mạnh của khách hàng: Yếu tố này đánh giá sức mạnh, sự ảnh hưởng của kháchhàng đối với công ty Nếu khách hàng có nhiều lựa chọn, khả năng chuyển đổi dễ dàng hoặc khả năng đàm phán cao Khách hàng sẽ khắt khe hơn, đưa ra những yêu cầu về giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc những điều kiện trong hợp đồng Điều này có thể tạo áp lực giảm giá và hạn chế lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Yếu tố này đánh giá những rào cản mà các công ty mới phải vượt qua để gia nhập vào ngành Những rào cản này có thể là vốn đầu tư lớn, quan hệ khách hàng sâu rộng, độ nhận diện thương hiệu, chi phí chuyển đổi cao, quyền sở hữu trí tuệ hoặc những yếu tố khác Nếu rào cản tiếp cận cao thì doanh nghiệp khác khó ó cơ hội tiếp cận ngành Vì vậy doanh nghiệp sẽ có ít áp lực hơn khi có ítsự cạnh tranh và vẫn đảm bảo vị thế của mình trong ngành và trên thị trường.

Mối đe dọa của sản phẩm/dịch vụ thay thế: Yếu tố này xem xét mức độ mà các sản phẩm/dịch vụ thay thế có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Nếu có nhiều lựa

Ngày đăng: 20/06/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w