1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam

90 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 777,5 KB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đềtài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em là Trần Phương Hoa, sinh viên lớp Kinh doanh quốc tế A,khóa 49, hệ chính quy Em xin cam đoan, chuyên đề này là do em tựthực hiện dưới sự hướng dẫn của PSG TS Nguyễn Thị Hường và sựgiúp đỡ của các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Intimex Việt Nam Chuyên đề này không sao chép từ bất kỳ luận văn hay chuyên đềthực tập nào khác Các tài liệu này chỉ mang tính tham khảo

Nếu có bất kỳ điều gì trái với cam đoan trên, em xin chịu hoàntoàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Trần Phương Hoa

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, em

đã nhận được sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PSG TSNguyễn Thị Hường Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sựgiúp đỡ quý báu của cơ

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Kinhdoanh quốc tế đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học đại học để em cóđược những kiến thức như ngày hôm nay

Em xin cảm ơn bác Hồng Hồng Hạnh, tổng giám đốc Công ty

cổ phần Intimex Việt Nam đã tạo điều kiện cho em đến thực tập tạicông ty, cùng các anh chị trong công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho

em hoàn thành chuyên đề này

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN

2006 – 2010 4 1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM 5 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Intimex

Nam giai đoạn 2006 – 2010 9

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn

2006 – 2010 9 1.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt

Nam giai đoạn 2006 – 2010 11

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 12 1.2.1 Các nhân tố thuộc về Việt Nam và Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 13

Trang 4

1.2.1.1 Các nhân tố thuộc về quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 13

1.2.1.2 Các nhân tố thuộc về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 20

1.2.2 Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 22

1.2.2.1 Nhân tố về kinh tế của các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 22

1.2.2.2 Nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội tại các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 24

1.2.2.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu 25

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 27

2.1 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 28

2.1.1 Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 28

2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 28

2.1.2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 39

2.1.2.3 Lựa chọn đối tác xuất khẩu 40

2.1.2.4 Giới thiệu và quảng cáo hàng hóa xuất khẩu 42

2.1.2.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 43

2.1.2.6 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 43

2.1.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 44

2.1.3.1 Số lượng thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm 2006 - 2010 44

2.1.3.2 Số lượng thị trường xuất khẩu tăng bình quân của công ty qua các năm 2006 – 2010 45 2.1.3.3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của công ty qua các năm

Trang 5

2006 – 2010 46

2.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 47 2.2.1 Những ưu điểm trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty giai đoạn 2006 – 2010 47 2.2.2 Những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty giai đoạn 2006 – 2010 49 2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty giai đoạn 2006 – 2010 50

2.2.3.1 Nguyên nhân từ phía Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 50 2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà nước 52

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 53 3.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU ĐẾN NĂM 2015 54 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 54

3.1.1.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đến năm 2015 54 3.1.1.2 Bối cảnh trong nước ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đến năm 2015 55

3.1.2 Những cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 56

3.1.2.1 Những cơ hội đối với công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 56 3.1.2.2 Những thách thức đối với công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong

Trang 6

việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 57

3.2 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 58

3.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 59

3.3.1 Một số giải pháp đối với Công ty cổ phần Intimex Việt Nam nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 59

3.3.1.1 Đối với nguyên liệu đầu vào 59

3.3.1.2 Đối với thị trường đầu ra 60

3.3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 61

KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACFTA : Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung QuốcAKFTA : Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

WTO : Tổ chức thương mại Quốc tế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2006 – 2010 12

Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng hạt điều của Việt Nam 2006 - 2010 14

Bảng 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều so với tổng kim ngạch xuất khẩu Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 - 2010 29

Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều chính của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 – 2010 33

Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu hạt điều của công tycho các đối tác mới 2006 – 2010 42

Bảng 2.4: Số lượng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intemix Việt Nam 2006 - 2010 44

Bảng 3.1 Dự báo tốc độ tăng GDP từ 2011 - 2015 55

Bảng 3.2: Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam 2011 – 2015 56

HÌNH Hình 1.1: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2006 – 2010 17

Hình 1.2: Tỷ giá giao ngay USD/VND của NHNT cuối năm 2006 – 2010 18

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty Intimex 2006 – 2010 30

Hình 2.2: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty 2006 và năm 2010 32

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty tại thị trường Singapore 2006 – 2010 34

Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ 2006 – 2010 35

Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc 36

2006 – 2010 36

Hình 2.6: Dự báo lượng nhập khẩu hạt điều các nước 2008 38

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty cổ phần Intimex 11

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành côngnghiệp chế biến các mặt hàng nông sản Việt Nam không những có đặc điểm về

tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của nhiều loại nông sản có giá trị, tạo nguồnnguyên liệu cho chế biến, mà còn có nguồn nhân lực dồi dào, tạo nên lợi thế sosánh đối với những ngành sản xuất thâm dụng lao động Khi thực hiện xuất khẩucác mặt hàng nông sản, nhờ những điều kiện thuận lợi trên, Việt Nam đã đạtđược giá trị xuất khẩu cao, chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới.Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, hạt điều là mặt hàngđạt được giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hạtđiều nhân của thế giới giai đoạn 2006 – 2010 Mặt hàng này đã có mặt trên 40nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, bước đầu khẳng định được thương hiệu trênthị trường thế giới

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế tại nhiều quốc giađang phục hồi, dẫn tới nhu cầu về hạt điều trên các thị trường đang tăng lên Vìvậy, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng hạt điều đứng trước cơ hội tăng giátrị xuất khẩu và mở rộng sang các thị trường mới, nhằm phát huy thế mạnh củamặt hàng

Được thành lập vào năm 1979, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã cótrên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Trong suốt quá trình đó,

số lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên đáng kể, với danh mục các mặthàng phong phú, bao gồm các nhóm mặt hàng chính: Nông sản, thủ công mỹnghệ, thủy sản Công ty là nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam,chiếm 20% xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và 15% xuất khẩu hạt tiêu của cảnước Điều đó đã khẳng định khả năng và kinh nghiệm của Công ty trong hoạtđộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việc xuất khẩu mặt hàng hạt điều củaCông ty đã được thực hiện từ năm 2001 Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu hạt điềucủa công ty còn thấp so với cà phê, hạt tiêu, chưa tương xứng với tiềm năng củamặt hàng này Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt

Trang 10

hàng nông sản, Công ty luôn mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu mặthàng này, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty Vì vậy, em đã chọn

lựa đề tài “Mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần

Intimex Việt Nam” cho chuyên đề thực tập của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng mở rộngthị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giaiđoạn 2006 – 2010, từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm mở rộngthị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty đến năm 2015

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đềtài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, tóm lược quátrình hình thành và phát triển của công ty, tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc mởrộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2010

- Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điềucủa Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010: Sau khitrình bày khái quát về tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty từ năm 2006 đếnnăm 2010, đi vào phân tích tình hình thị trường xuất khẩu của công ty từ năm

2006 đến năm 2010 về số lượng thị trường xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạchxuất khẩu trên các thị trường chính Từ đó rút ra những ưu điểm, những hạn chế

và nguyên nhân của những hạn chế này trong hoạt động mở rộng thị trường xuấtkhẩu hạt điều của công ty

- Trên cơ sở trình bày bối cảnh nền kinh tế thế giới và nền kinh tế ViệtNam đến năm 2015, tìm ra những cơ hội và thách thức đối với hoạt động mởrộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex Việt Nam giaiđoạn 2011 – 2015 Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế cùng với những cơ hội

và thách thức kể trên, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị

Trang 11

trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam đến năm 2015.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

3.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động mở rộng thị truờng xuấtkhẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam và những kết quả về mởrộng thị trường xuất khẩu mà công ty đã đạt được

3.2 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

- Không gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu là thị trường xuất khẩu hạt

điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá từ năm 2006 tới năm 2010.

Định hướng và giải pháp đến năm 2015

- Giác độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ của doanh nghiệp để phân

tích, đánh giá về vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu

4 Kết cấu của chuyên đề thực tập

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của chuyên đề bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam và các

nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công

ty giai đoạn 2006 – 2010.

- Chuơng 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của

Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.

- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường

xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đến năm 2015.

Sau đây là nội dung của từng chương

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM

VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY GIAI

ĐOẠN 2006 – 2010

Mục đích nghiên cứu của chương 1 là giới thiệu về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, ngoài ra, chương 1 còn tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010

Nhằm giới thiệu một cách tổng quan về công ty, chuyên đề phải làm rõ những giai đoạn phát triển của công ty trong quá khứ, giúp cho người đọc hiểu

về những cơ sở ban đầu thành lập nên công ty và những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh mà công ty đã tích lũy từ khi thành lập; ngoài ra, còn nêu được những nét chính trong tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010, từ đó,làm cơ sở đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều.Vì vậy, chuyên đề sẽ trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty từ khi thành lập tới năm 2010, sau đó khái quát kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn

2006 – 2010

Việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố trong môi trường kinh doanh, theo những chiều hướng khác nhau, mức độ khác nhau Vì vậy, nhiệm vụ của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng

là phải xác định được những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty.

Chương 1 nghiên cứu các nội dung như sau:

1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam: Phần này

Trang 13

trình bày: Sự thành lập công ty, các tên gọi và các hoạt động tổ chức lại công ty

từ khi thành lập đến năm 2010 Những định hướng kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thay đổi thế nào theo từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giai đoạn ấy Kết quả kinh doanh tổng hợp của cơng ty trong giai đoạn 2006 – 2010

2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010: Cụ thể, cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Những nhân tố nào

ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu? Nội hàm của những nhân tố đó

và phương pháp phân tích ảnh hưởng của nó tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam như thế nào? Khi các nhân

tố đó thay đổi sẽ tác động đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của

Công ty cổ phần Intimex Việt Nam theo hướng thuận lợi hay bất lợi?

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

1.1.1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần Intimex Việt Nam

Công ty cổ phần Intimex Việt Nam được thành lập vào ngày 10/08/1979,với tên gọi ban đầu là Công ty xuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã, trựcthuộc Bộ Nội Thương (nay là Bộ Công Thương) theo Quyết định 217 TTg ngày23/06/1979 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 58 NT/QĐ ngày10/08/1979 của Bộ Nội Thương, quy định nhiệm vụ cho công ty là kinh doanhxuất nhập khẩu dưới hình thức trao đổi hàng hóa nội thương với các nướcXHCN và một số nước khác

Năm 1993, Bộ Thương Mại cú quyết định tách Tổng công ty xuất nhậpkhẩu Nội thương và hợp tác xã thành Công ty xuất nhập khẩu Nội thương vàHợp tác xã Hà Nội và Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã Thànhphố Hồ Chí Minh

Đến năm 1995, trong hoàn cảnh các nước XHCN Đông Âu đã bị tan rã,nhận thức rằng việc trao đổi hàng hóa theo hình thức nội thương không còn phùhợp nữa, Bộ Thương Mại quyết định đổi tên Công ty xuất nhập khẩu Nội thương

Trang 14

và Hợp tác xã Hà Nội thành Công ty xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ, trựcthuộc Bộ Thương Mại, đánh dấu bước chuyển biến trong nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh của công ty trong điều kiện mới.

Trong giai đoạn 1995 – 2000, để tạo điều kiện cho công ty thực hiện địnhhướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ Thương Mại đã sáp nhập một số công

ty sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản vào công ty Năm 2000, Bộ ThươngMại ra quyết định đổi tên công ty thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex trựcthuộc Bộ Thương Mại và quy định các chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máycủa công ty

Công ty xuất nhập khẩu Intimex bắt đầu tiến hành cổ phần hóa vào năm

2006, với 03 đơn vị trực thuộc được cổ phần hóa Đến tháng 07/2009, toàn bộcông ty Intimex đã được cổ phần hóa

Đến năm 2010, công ty có tên chính thức là Công ty cổ phần Intimex ViệtNam, là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng

và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước Trụ sở của công ty đượcđặt tại số 96 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

1.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

- Giai đoạn 1979 – 1990:

Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã được thành lập vào năm

1979, khi nền kinh tế Việt Nam còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tậptrung Trong cơ chế như vậy, các doanh nghiệp đã bị trói buộc, không thể tự chủtrong việc tìm kiếm hướng kinh doanh phù hợp cho mình, vì các doanh nghiệpđều phải thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, tuân thủ một cách chặt chẽ cácchỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, từ sản lượng cho tới giá bán hàng hóa Hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở hình thứchàng đổi hàng, trong khi đó, số lượng, chủng loại, giá cả hàng hóa đều do Nhànước quy định Các giao dịch xuất nhập khẩu được tiến hành trong phạm vi khốiXHCN là chủ yếu, theo các nghị định thư ký kết trong nội bộ khối SEV

Để thực hiện nhiệm vụ được giao phó trong quyết định thành lập, Công tyxuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã đã thực hiện trao đổi hàng hóa vớicác nước khối SEV bằng nguồn hàng nội thương và hợp tác xã, cùng với hàng

Trang 15

hóa bị thải loại từ các doanh nghiệp ngoại thương Hoạt động trao đổi của công

ty phải chịu sự quản lý thống nhất về chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước

về kế hoạch xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa, giá cả, chính sách thị trường, chế

độ và thủ tục giao dịch đối ngoại

Công ty đã hoạt động theo định hướng khai thác khu vực kinh tế tập thể,nhờ vậy đã tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu phong phú, đa dạng, bao gồm cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre, tăm nhang, sơn mài, gốm sứ…), nhậpkhẩu về cho đất nước nguồn hàng tiêu dùng phong phú

Về kết quả kinh doanh: Nhờ có nguồn hàng xuất khẩu dồi dào phong phú

mà kim ngạch trao đổi hàng hóa với nước ngoài tăng trưởng với một nhịp độnhanh, mạnh và vững chắc Bình quân tăng kim ngạch so với năm trước là11,34%, công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước,

Từ những cơ sở vật chất đơn sơ ban đầu, công ty đã tự hoàn thiện cơ sở vậtchất Cơ ngơi của công ty trải dài từ Bắc vào Nam, với trụ sở, kho hàng, thiết bịvận tải…

Về thị trường, công ty xác lập quan hệ đổi hàng với hầu hết các nước XHCNtrong khối SEV, sau năm 1986, từ chỗ quan hệ với các thị trường truyền thống,công ty mở rộng quan hệ với các thị trường Hồng Kong, Đài Loan, Thái Lan…

- Giai đoạn 1991 – 2010

Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp được xóa bỏ, nhưng hệ thống các nướcXHCN bị khủng hoảng trầm trọng, vào năm 1991, khối SEV tan rã, các lợi thếkinh doanh trao đổi hàng hóa Nội thương và Hợp tác xã của công ty chấm dứt

Do những lợi thế được hưởng do cơ chế quan liêu bao cấp bị xóa bỏ, trong

đó, hoạt động trao đổi hàng hóa trước đây không thể thực hiện được nữa, công

ty đã tìm nhiều biện pháp thích ứng với cơ chế thị trường, thay đổi định hướngkinh doanh của mình Cụ thể, công ty lấy xuất khẩu, trong đó, xuất khẩu nôngsản làm mũi nhọn để tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh Đẩy mạnhxuất khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty trong giai đoạnnày nhằm kịp thời thích ứng với chính sách của Nhà nước Thực hiện đúng địnhhướng này sẽ góp phần ổn định và phát triển công ty

Bên cạnh đó, nhận thức được tiềm năng to lớn của thị trường nội địa, công

Trang 16

ty đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động chuỗi siêu thị, cửa hàng bánbuôn, bán lẻ Mở đầu hoạt động này, công ty đã đầu tư nâng cấp xây dựng Trungtâm thương mại tại 22 Lê Thái Tổ - Hà Nội thành siêu thị Intimex Bờ Hồ.

Một hướng kinh doanh khác là đầu tư theo chiều sâu vào các lĩnh vực trọngđiểm: Khu vực sản xuất, tồn trữ và chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản…Trong lĩnh vực sản xuất, công ty đã đầu tư có chiều sâu vào một số dự án phục

vụ cho sản xuất nhằm tạo ra hàng hóa xuất khẩu ổn định và chủ động nguồnhàng xuất khẩu, cụ thể như sau:

+ Tái đầu tư nâng cấp Xí nghiệp may Intimex, từ chỗ chỉ có 100 máy mayvới vài chục công nhân, kho xưởng chưa hoàn thiện, việc làm không đủ chocông nhân, đến nay, đã được đầu tư 300 máy, nhà xưởng được nâng cấp khangtrang và có trên 350 công nhân sản xuất

+ Dự án đầu tư Nhà máy tinh bột sắn Intimex Nghệ An đã được khánhthành và đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 7/8/2004 Nhà máy được xây dựngtrên diên tích 26,5 ha, công suất 180 tấn sản phẩm/ngày, sử dụng khoảng 700 tấnnguyên liệu sắn/ngày, sản lượng 30.000 tấn sản phẩm/năm Đây là nhà máy chếbiến tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam

+ Thực hiện chiến lược chuyển hướng xuất khẩu nguyên liệu thụ sang hàngnông sản tinh chế có chất lượng và giá trị cao, công ty đã xây dựng Xí nghiệpchế biến tiêu sạch Bình Dương, là nơi chế biến và tồn trữ hạt tiêu theo yêu cầucủa khách hàng, hoàn thiện Kho chế biến nông sản Hưng Đông – Nghệ An với1.000 m2 diện tích kho tàng nhà xưởng, khu kho tồn trữ và chế biến thực phẩmtại khu công nghiệp Quang Minh – Vĩnh Phúc với diện tích kho tàng nhà xưởng

là 18.000 m2

Kết quả kinh doanh: Từ khi chuyển hướng hoạt động kinh doanh, công ty

đã đạt được nhiều kết quả khả quan Đối với nhiệm vụ chính là tăng trưởng xuấtkhẩu, mặc dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp,kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn phát triển nhanh và vững chắc, đạt mứctăng trưởng bình quân là 10 – 12%/năm Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nôngsản vẫn giữ vị trí chủ đạo, với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu Công

ty nổi lên là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực

Trang 17

xuất khẩu hạt tiêu và cà phê.

Hệ thống siêu thị, phân phối bán buơn vươn ra khắp các tỉnh thành Đếnnăm 2010, công ty đã khai trương và đưa vào sử dụng 13 siêu thị trên cả nước,với doanh thu khoảng 600 tỷ đồng

Các dự án đầu tư xây dựng đã đi vào hoạt động, dự án Nhà máy tinh bộtsắn Intimex Nghệ An đã được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2004, doanhthu hàng năm khoảng 110 tỷ đồng

1.1.2 Các ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

1.1.2.1 Các ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

- Kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ nội địa các mặt hàng

- Kinh doanh dịch vụ viễn thông, dịch vụ cho thuê kho bãi, văn phòng, dịch

vụ chuyển khẩu, chuyển tải

- Sản xuất, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản; sản xuất, lắp ráp xe máy;sản xuất, gia công hàng may mặc

1.1.2.2 Các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

- Các mặt hàng xuất khẩu: Nông sản, thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc

- Các mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh nội địa: Vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng

- Dịch vụ: Viễn thông, cho thuê kho bãi văn phòng

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh đượcthành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty Bộ máyquản trị của công ty được tổ chức như sau:

Trong bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, sự phâncông theo các cấp quản trị và các bộ phận quản trị được thực hiện như sau: Việc phân công các nhiệm vu quản trị trong công ty được thực hiện từ cơ

Trang 18

quan lãnh đạo là Hội đồng quản trị.

- Hội đồng quản trị: Sau khi quá trình cổ phần hóa công ty được hoàn tất,

để phù hợp với loại hình mới, bộ máy tổ chức của công ty đã thay đổi theo đúngquy định của Luật doanh nghiệp 2005 Hội đồng quản trị của Công ty cổ phầnIntimex Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu

ra Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ quản trị được phân công như sau: + Định hướng kinh doanh cho công ty bằng việc thông qua các chiến lượcdài hạn, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm

+ Quyết định các chức danh Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toántrưởng

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty và sự điều hành các công việckinh doanh thường ngày của Tổng giám đốc

- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người được Hội đồng quản trị của công

ty bổ nhiệm và miễn nhiệm, thay mặt cho hội đồng quản trị điều hành các hoạtđộng thường ngày của công ty Tổng giám đốc có các nhiệm vụ như sau:

+ Tổ chức triển khai và thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáotình hình thực hiện nghị quyết với Hội đồng quản trị

+ Tổ chức bộ máy quản trị công ty

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động

- Trưởng các phòng ban chức năng:

Lãnh đạo của các phòng ban chức năng không lập thành một cấp trong bộmáy quản trị, mà chỉ là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đềthuộc phạm vi chức năng của mình Về chế độ báo cáo, các trưởng phòng banchỉ có trách nhiệm báo cáo cho Tổng giám đốc về từng lĩnh vực quản trị

Công ty có các phòng ban như sau: Phòng kinh tế tổng hợp, phòng tài chính

kế toán, các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tổ chức nhân sự

- Giám đốc các chi nhánh và các xí nghiệp trực thuộc

Giám đốc của các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc của Công ty cổ phầnIntimex Việt Nam là những người quản lý các đơn vị của công ty, nhận mệnh

Trang 19

lệnh và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc của công ty

Trang 20

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản trị của cụng ty cổ phần Intimex

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Tổng giám đốc

Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp

Trưởng phòng

Kế toán tài chính

Trưởng phòng

Tổ chức nhân sự

Trưởng phòng

KD XNK 1

Trưởng phòng

KD XNK 2

Trưởng phòng

KD XNK 3

GĐ XN

Intimex

Quang Minh

GĐ XN TM&DV Intimex

GĐ CN Hải Phòng

GĐ CN Thanh Hóa

GĐ CN Nghệ An

Trưởng các phòng ban

Trưởng các phòng ban

Trưởng các phòng ban

Trưởng các phòng ban

Trang 21

1.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn

2006 – 2010

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là đơn vị

có quy mô doanh thu lớn đạt trên 300 tỷ đồng/năm Doanh thu của công ty tăng

từ 448,9 tỷ đồng vào năm 2006 lên tới 1.567,7 vào năm 2007, tốc độ tăng trungbình đạt %, trong đó năm 2008, doanh thu tăng hơn 200 tỷ đồng so với năm

2007, tương ứng với 26,9% (xem bảng 1.1)

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn trên rất thấp, chỉđạt trung bình 0,22% tổng doanh thu, vào năm 2006 – 2007, công ty còn có lợinhuận âm Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty cònthấp, ngoài ra, nhiều dự án đầu tư chỉ đi vào giai đoạn xây dựng cơ bản và chưamang lại doanh thu

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2006 – 2010

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2006 – 2010

Việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố trong môi trường kinh doanh, theo những chiều hướng khác nhau, mức độ khác nhau Mục đích của việc phân tích nhân tố ảnh hưởng là xác định những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh trong giai đoạn

Trang 22

nghiên cứu đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, cần tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng theo các cặp phạm trù (Ví dụ: các nhân tố chủ quan – khách quan, bên trong – bên ngoài, tích cực – tiêu cực…) Đối với chuyên đề này, cặp phạm trù được

lựa chọn là nhân tố đẩy – nhân tố kéo: Các nhân tố đẩy từ phía nước xuất

khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu và các nhân tố kéo từ phía nước nhập khẩu Khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, cần phải làm rõ những vấn đề nghiên cứu dưới đây:

của doanh nghiệp? (Ví dụ, khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với chính phủ nhiều nước Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên WTO sẽ được hưởng mức thuế suất theo quy chế tối huệ quốc MFN, với hàng rào thuế quan được hạ bớt, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường các nước thành viên WTO hơn Mặt khác, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa từ nước ngoài, đặt doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước Nếu như doanh nghiệp không thể chiếm ưu thế ngay trên thị trường của nước mình thì việc vươn ra thị trường nước ngoài sẽ gặp khó khăn.

thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, thuận lợi hay bất lợi? (Ví dụ, về nhân tố

tỷ giá hối đoái, khi đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ ở nước nhập khẩu, giá

cả tính theo ngoại tệ của nước nhập khẩu sẽ giảm xuống, khiến cho lượng xuất khẩu tăng lên)

1.2.1 Các nhân tố thuộc về Việt Nam và Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010

1.2.1.1 Các nhân tố thuộc về quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

1.2.1.1.1 Hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều của Việt Nam giai đoạn

2006 – 2010

Hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều bao gồm các khâu từ canh tác đếnthu hoạch, sơ chế (tại nơi trồng điều), chế biến hạt điều (tại các nhà máy chếbiến hạt điều nhân), tạo ra nguồn hạt điều chế biến cung cấp cho các doanhnghiệp xuất khẩu hạt điều như Cơng ty cổ phần Intimex Việt Nam Do đó, nếu

Trang 23

như hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường nướcngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng được lượng tiêu thụ hạt điều

và mở rộng được thị trường xuất khẩu

Về tình hình hoạt động sản xuất hạt điều thụ, diện tích trồng điều và sảnlượng hạt điều thụ của Việt Nam tăng trong hai năm 2006 và 2007, nhưng giaiđoạn từ năm 2008 đến năm 2010 có xu hướng thu hẹp về diện tích, giảm sútsản lượng

Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng hạt điều của Việt Nam 2006 - 2010

Trong giai đoạn 2006 - 2010, nguồn hạt điều thụ của Việt Nam sản xuất đãgiảm sút, trong khi đó, quy mô sản xuất của các nhà máy chế biến không thểgiảm ngay được Vì vậy, ngành điều Việt Nam đã phải nhập khẩu hạt điều từCampuchia, Indonesia và một số quốc gia Tây Phi Sản lượng điều trongnước chỉ đáp ứng 50% - 70% nhu cầu chế biến của các nhà máy, còn Việt Namthường xuyên phải nhập thêm lượng điều thụ khoảng 150.000 tấn - 200.000 tấn/năm

Như vậy, hoạt động sản xuất hạt điều nguyên liệu của Việt Nam 2006 –

2010 chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến hạt điều trongnước và sản lượng hạt điều thụ trong nước càng giảm thì lượng hạt điều nhập

Trang 24

khẩu càng tăng Trong khi đó, giá cả của hạt điều nhập khẩu phụ thuộc vào tìnhhình cung cầu trên thị trường thế giới, dẫn tới giá nguyên liệu thiếu sự ổn định.Khi mức giá hạt điều thụ cao khiến chi phí chế biến hạt điều tăng lên Khi đó,với mức giá xuất khẩu trong hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, giá thành hạtđiều chế biến vượt quá giá xuất khẩu, ví dụ vào năm 2008, giá thành hạt điềuchế biến vượt quá giá xuất khẩu 15% - 20% khiến cho nhiều công ty xuất khẩu

bị thua lỗ Vì vậy, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu càng nhiềuthì lợi nhuận xuất khẩu của các công ty càng kém ổn định, dẫn tới thua lỗ và cáccông ty buộc phải thu hẹp lượng hàng xuất, không thể mở rộng thị trường xuấtkhẩu được

Ngoài ra, lượng nguyên nhập khẩu bị chi phối bởi thời vụ, giá thành không

ổn định khiến cho các công ty không thể hoặc quyết định không nhập khẩunguyên liệu, trong một thời gian Trong thời gian đó, tình trạng khan hiếmnguyên liệu dẫn đến một số công ty mua phá giá, thu gom lẻ tẻ đẩy giá điều thụtrong nước tăng cao Chi phí chế biến hạt điều cũng tăng lên Vì vậy, công typhải thu mua hạt điều để xuất khẩu với mức giá cao nên khó có thể chào hàngvới mức giá thấp để cạnh tranh

Về hoạt động chế biến hạt điều xuất khẩu, trong giai đoạn 2006 – 2010, sốlượng doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều đã tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên,công nghệ chế biến hạt điều chưa được đổi mới, việc quản lý chất lương vệ sinh

an toàn thực phẩm chưa được quan tâm tương xứng

Về số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến hạt điều, đến năm 2010, ViệtNam có khoảng 275 doanh nghiệp chế biến hạt điều, vượt quá mức dự tínhtrong Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg của chính phủ (Đề án điều) So với năm

1998 khi chính phủ bắt đầu xây dựng Đề án điều, số lượng doanh nghiệp chếbiến hạt điều đã tăng 245 Số lượng doanh nghiệp sản xuất lớn đã tạo nên lượnghạt điều chế biến dồi dào, với công suất thiết kế là 731.700 tấn tăng gấp 3,32 lần

so với năm 1998 Tuy số lượng hạt điều chế biến thực tế của các công ty khôngphải lúc nào cũng có thể đạt công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu, nhưng hoạtđộng chế biến hạt điều xuất khẩu đã cung cấp nguồn hàng dồi dào giúp các công

ty xuất khẩu hạt điều có đủ nguồn hạt điều để tăng lượng hạt điều xuất khẩu, tạothuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty

Về mặt công nghệ, trong giai đoạn 2006 – 2010, theo báo cáo mặt hàng

Trang 25

điều năm 2008 – 2010 của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệpnông thôn, ngành điều thiếu những công nghệ sản xuất hiện đại, chưa hề đổimới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm Cácquy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năngsuất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạtkhoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70% Ngoài

ra, về việc quản lý chất lượng hàng xuất khẩu, đến năm 2010, Việt Nam có 275doanh nghiệp chế biến hạt điều, chỉ có 20 doanh nghiệp được cấp giấy chứngnhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2000, 7 doanh nghiệp có nhà máy sảnxuất đạt tiêu chuẩn HACCP Việt Nam còn thiếu các nhà máy chế biến có quy

mô lớn, chủ yếu là các nhà máy quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiết bị sơ sài.Điều đó dẫn đến nhiều nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng nhữngtiêu chuẩn cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, từ tiêu chuẩn Việt Namcho tới tiêu chuẩn về nhân điều của quốc tế ISO 6477: 1988, là những tiêuchuẩn quy định về khối lượng, kích cỡ, tỷ lệ vỡ cho phép của hạt điều xuấtkhẩu Nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu

và không tuân thủ những tiêu chuẩn quản lý chất lượng nên cung cấp nguồn hạtđiều chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, như còn dư lượngthuốc diệt côn trùng…Vì vậy, nguồn hạt điều chế biến không thể đảm bảo chấtlượng đồng bộ, một số lượng hạt điều không tuân thủ được tiêu chuẩn xuất khẩu

do đó có thể bị trả lại hàng khi kiểm tra chất lượng ở hải quan

Khi nguồn hạt điều xuất khẩu không đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu,không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, công ty xuất khẩu dễ gặp vấn đề uy tín vớinhà nhập khẩu giảm sút, mất khách hàng do chất lượng thấp, trong khi sự tínnhiệm và ưa chuộng của nhà nhập khẩu sẽ giúp công ty tăng được lượng hạtđiều xuất khẩu Như vậy, công nghệ chế biến của Việt Nam giai đoạn 2006 –

2010 vẫn chưa được hiện đại, dẫn tới chất lượng không đồng đều sẽ gây bất lợicho mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty

Tóm lại, xét theo yếu tố sản xuất và chế biến thì lợi thế để mở rộng thịtrường điều của Công ty đang giảm sút do tỉ lệ nguyên liệu chủ động sản suấttrong nước đang giảm và công nghệ chế biến của các nhà máy chưa hiện đại,chưa đáp ứng được yêu cầu hàng chất lượng cao của thị trường quốc tế, tuynhiên số lượng nhà máy chế biến tăng lại là thuận lợi cho Công ty

1.2.1.1.2 Những chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Trang 26

Chính sách nhằm kiềm chế lạm phát giai đoạn 2006 – 2010

Từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam tăngcao, thấp nhất là năm 2009 thì tỉ lệ cũng là 6,88% và đỉnh điểm là năm 2008 CPI củaViệt Nam đã tăng lên tới 22,97%, gây khó khăn cho đời sống nhân dân và hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (xem hình 1.2) Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 1.1: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2006 – 2010

Trước tình hình đó, Chính phủ đã thi hành những chính sách kiềm chế lạm phát,trong đó nội dung chủ chốt là chính sách tài chính chặt chẽ nhằm kiểm soát đầu tưcông và chính sách thắt chặt tiền tệ Một trong những biện pháp mà chính phủ đưa ra

để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phươngtiện thanh toán, giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và tăng lãi suất VND Khi lãi suấtcho vay tăng kết hợp với giá các yếu tố đầu vào sản xuất trong giai đoạn 2008 –

2010, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chế biến hạt điều bị kéo lên rất nhiều.Điều kiện đi vay khó khăn khiến công ty phải hạn chế việc ứng vốn cho khách hàngthu mua hạt điều trong khi việc ứng vốn là điều kiện cần thiết để khách hàng thu muađồng ý ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho Công ty

Trang 27

Chính sách điều tiết tỷ giá hối đoái 2006 – 2010

Trong giai đoạn 2006-2007, Việt Nam duy trì tỷ giá hối đoái cố định trongkhi tỉ lệ lạm phát cao hơn rất nhiều từ 7-8%, việc neo đồng nội tệ tại mức giácao hơn giá trị thực tế khiến hạt điều xuất khẩu của Việt Nam không có điềukiện thuận lợi khi phải cạnh tranh với hạt điều từ các nước khác áp dụng chínhsách thả nổi Giai đoạn 2008-2010, tỉ giá USD/VND đã được điều chỉnh tăng21,4% tuy nhiên tỉ lệ lạm phát còn tăng cao hơn nhiều ( so sánh hình 1.1, 1.2 )

Đơn vị: nghìn đồng

Nguồn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Hình 1.2: Tỷ giá giao ngay USD/VND của NHNT cuối năm 2006 – 2010

Tóm lại, thực tế lạm phát của Việt nam và các chính sách vĩ mô nhằm ổnđịnh lạm phát và giảm giá đồng Việt nam đã làm giảm bớt khó khăn cho xuấtkhẩu, tuy nhiên công tác xuất khẩu nói chung và việc xuất khẩu hạt điều củaCông ty cũng vẫn rất khó khăn trong giai đoạn này khi kết hợp cả yếu tố lạmphát và tỉ giá thì đồng Việt nam đã tăng giá thực với USD khoảng trên 10%

1.2.1.1.3 Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO của Việt Nam

Sau quá trình đàm phán kéo dài 12 năm từ năm 1995, vào ngày 11/01/2007,Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới

Trang 28

WTO Với cơ chế đảm bảo hoạt động thương mại giữa các quốc gia được tiếnhành một cách tự do và bình đẳng, nhằm đẩy mạnh thương mại toàn cầu, việcgia nhập WTO của Việt Nam đã được hy vọng là sẽ đem lại nhiều cơ hội mởrộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có hạtđiều

Thực tế, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổphần Intimex Việt Nam đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi khi Việt Nam gianhập WTO

Về thuế nhập khẩu, trước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTO, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hạt điềukhông được hưởng những ưu đãi thuế quan, gây bất lợi cho hạt điều Việt Namkhi phải cạnh tranh với hạt điều của các nước xuất khẩu lớn như Brazil, Ấn Độ.Hai quốc gia trên đó trở thành thành viên của WTO từ năm 1995, hạt điều xuấtkhẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi MFN, còn hạt điều xuất khẩu của ViệtNam phải chịu mức thuế cao hơn, làm tăng giá bán Khi đã gia nhập WTO, hạtđiều Việt Nam chỉ phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 0% - 4%, nên đây là thuậnlợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần IntimexViệt Nam

Một số biện pháp bảo hộ phi thuế quan đối với hạt điều của Việt Nam cũng

đã được xóa bỏ Vỡ vậy, từ năm 2007 trở đi, hạn ngạch đối với hạt điều được dỡ

bỏ Điều đó giúp cho công ty Intimex tăng được khối lượng hạt điều xuất khẩusang các thị trường

Những tranh chấp trong thương mại với các nước khác được giải quyếtthông qua quy chế giải quyết tranh chấp của WTO, khiến cho Việt Nam đượchưởng sự công bằng hơn trong quan hệ thương mại

Tóm lại, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực xuấtkhẩu, việc gia nhập WTO đã mang lại thuận lợi lớn cho Công ty trong việc xuấtkhẩu mặt hàng điều trên cả khía cạnh bảo hộ và khung pháp lý

1.2.1.2 Các nhân tố thuộc về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn

2006 – 2010

1.2.1.2.1.Hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010

Trang 29

Khi hàng hóa của doanh nghiệp thâm nhập vào một thị trường xuất khẩu,hàng hóa cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu đề ra đốivới hàng hóa nhập khẩu Những tiêu chuẩn chủ yếu được quy định trong Hiệpđịnh về các Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại của WTO mà các nước thànhviên của tổ chức này được quyền áp dụng bao gồm những quy định về đặc tínhcủa sản phẩm, về đóng gói, ghi nhãn mác, ngay cả quy trình và phương pháp sảnxuất cũng có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệpxuất khẩu cần phải đáp ứng được

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều như Cơng ty cổ phần IntimexViệt Nam, chất lượng và giá cả hạt điều xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn hạtđiều chế biến, hầu hết do các công ty Việt Nam sản xuất Do những tồn tại trong

hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều đã được đề cập trong phần 1.2.1.1.1, chất

lượng của hạt điều xuất khẩu Việt Nam không đồng đều Giá nguyên liệu phụthuộc vào giá hạt điều thụ nhập khẩu nên không ổn định khiến cho các doanhnghiệp xuất khẩu hạt điều khó có thể ký kết những hợp đồng xuất khẩu với mứcgiá cạnh tranh Những vấn đề như trên đã gây nhiều khó khăn cho công ty trongviệc tăng lượng tiêu thụ trên các thị trường hiện tại cũng như thị trường mới, dẫnđến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều gặp bất lợi

Tuy nhiên, công ty đã tìm nhiều cách thức nhằm khắc phục những tác độngtiêu cực của những tồn tại trong hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều của ViệtNam Công ty có kinh nghiệm xuất khẩu nông sản trong nhiều năm nên đã tìmkiếm được nguồn hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, công ty có đủ cơ sở vật chất vàtrang thiết bị như kho để bảo quản hàng chờ xuất Vì vậy, hạt điều xuất khẩu củacông ty có chất lượng đồng đều, đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu của cácthị trường

1.2.1.2.2.Nguồn lực của Công ty giai đoạn 2006 – 2010

- Nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân lực chính là nhân tố quyết định sự thànhcông của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động

mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều, từ đó dẫn đến việc mở rộng thị trườngxuất khẩu hạt điều của công ty đạt kết quả cao Từ việc nghiên cứu dự báo về thịtrường xuất khẩu, cho tới những hoạt động marketing trên thị trường xuất khẩuđều do đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty thực hiện Nếu các hoạt động trên

Trang 30

được thực hiên tốt, cán bộ nhân viên của công ty có khả năng nhận thức đúngđắn về thực trạng thị trường thì mới giúp công ty hoạch định những chiến lược,

kế hoạch kinh doanh đúng hướng, kịp thời nhằm mở rộng thị trường xuất khẩuhạt điều của công ty

Về tình hình nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010:

+ Về số lượng lao động: Đến cuối năm 2010, công ty có 1.310 lao động + Về trình độ lao động: Trong công ty, lao động đã qua đào tạo chiếm 68%,trong đó lao động có trình độ từ đại học và trên đại học chiếm 28,55%

Với một công ty trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cán

bộ nhân viên trong công ty đã có bề dày kinh nghiệm về kinh doanh xuất khẩucác mặt hàng, trong đó, hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty đã được thựchiện gần 10 năm, từ năm 2001 đến năm 2010 Ngoài ra, nhân viên kinh doanh xuấtkhẩu của công ty có nhiều kinh nghiệm giao dịch với nhiều thị trường, thuận lợi chocông tác tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên những thị trườngmới Với đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sẽ giúp cho công

ty nắm bắt được các diễn biến trên thị trường quốc tế, khai thác những cơ hội và dựđoán những rủi ro khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới, tạo nhiều thuậnlợi khi mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều

- Nguồn lực vật chất:

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hạt điều được đầu tư xâydựng đầy đủ, hiện đại, từ kho trữ, bảo quản hạt điều, xưởng đóng gói, dán nhãn.Ngoài ra Công ty còn có cơ sở vật chất lớn từ hệ thống các đơn vị phân phối, đócũng là nguồn lực lớn Công ty có thể khai thác để hỗ trợ cho hoạt động kínhdoanh điều

- Nguồn lực tài chính: Nguồn vốn mà công ty có thể huy động cho hoạtđộng xuất khẩu hạt điều sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệptrên thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thu mua hànghóa đáp ứng hợp đồng xuất khẩu, cấp tín dụng cho khách hàng, thực hiện hoạtđộng xúc tiến thương mại… Cho đến năm 2010, vốn kinh doanh của Công ty đãtăng tới trên 265 tỉ đồng, gần gấp 5 lần so với năm 2005 ( Bảng 1.1 ), đồng thời

Trang 31

Công ty cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với các tổ chức tín dụng lớn nhưVietcombank, Vietinbank… tạo điều kiện để Công ty có thể huy động nguồnvốn lớn cho công tác thu mua, chế biến điều.

1.2.2 Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010

1.2.2.1 Nhân tố về kinh tế của các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010

1.2.2.1.1 Những quy định của các nước nhập khẩu đối với hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

- Mức thuế nhập khẩu của các nước dành cho hạt điều Việt Nam trong giaiđoạn 2006 – 2010:

Với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và ký kết các hiệpđịnh hợp tác về kinh tế với các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, hạt điều củaViệt Nam được hưởng mức thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước thành viênWTO và các nước đã ký kết hiệp định hợp tác với Việt Nam Đối với thị trường củacác nước thành viên WTO là thị trường rộng lớn gồm hơn 150 quốc gia và vùng lãnhthổ, hạt điều xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế quan theo ưu đãi tối huệquốc Điều đó cũng có nghĩa là hạt điều của Việt Nam được hưởng mức thuế nhậpkhẩu thấp nhất mà hạt điều xuất khẩu của các nước khác được hưởng Điều đó giúphạt điều của Việt Nam giảm đi sự bất lợi khi phải cạnh tranh với hạt điều xuất khẩucủa các quốc gia khác là thành viên của WTO Khi xuất khẩu hạt điều sang các thịtrường ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, với những cam kết cắt giảm thuế nhậpkhẩu hạt điều mà các nước đã ký kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự doASEAN và các Hiệp định ACFTA (giữa ASEAN với Trung Quốc), Hiệp địnhAKFTA (giữa ASEAN với Hàn Quốc) đã giảm mức thuế nhập khẩu hạt điều vàocác thị trường trên xuống chỉ còn 0%

- Các quy định phi thuế quan đối với hạt điều của Việt Nam trong giai đoạn

2006 – 2010

Trước đây, biện pháp bảo hộ thương mại này được áp dụng khá phổ biếnvới các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tuy nhiên, sau khi Hiệp định về nôngnghiệp của WTO được ký kết tại vòng đàm phán Uruguay (năm 1995), cácnước thành viên WTO đã cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu chonông sản từ các nước thành viên WTO Còn với nông sản nhập khẩu từ các

Trang 32

nước không phải là thành viên WTO thì không được hưởng ưu đãi kể trên.

Vào năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO Cácnước thành viên khác của WTO phải tuân theo tinh thần trong hiệp định chungcủa WTO là xóa bỏ hạn chế về số lượng trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, trong đó có Công ty cổ phần Intimex ViệtNam tăng kim ngạch xuất khẩu và thâm nhập các thị trường mới Đây là nhân tốtạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty

Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Song song với việc cắt giảm những biệnpháp thuế quan, hạn chế số lượng, các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nướcphát triển ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa xuấtkhẩu Điều này khiến cho một lượng lớn hạt điều Việt Nam không thể vượt quacác tiêu chuẩn do vấn đề quản lý vệ sinh thực phẩm chưa được nhiều đơn vị chếbiến chú trọng Các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe tại các thị trường nhập khẩuhạt điều đã hạn chế nguồn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Namtrong đó có công ty Intimex, do chất lượng hạt điều của Việt Nam còn chưađồng đều Tuy rằng Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã có nhiều biện phápkiểm tra chất lượng hạt điều xuất khẩu, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật củacác nước nhập khẩu, nhưng việc đảm bảo quy trình chế biến hạt điều nhập khẩuđúng tiêu chuẩn luôn là vấn đề khó khăn, vỡ công ty không kiểm soát được quytrình sản xuất chế biến do các đơn vị khác thực hiện có tuân thủ quy trình sảnxuất hay không, mà chỉ có thể dựa vào việc kiểm tra thành phẩm Mỗi côngđoạn sản xuất đều có một tác động nhất định lên bán thành phẩm và gián tiếphay trực tiếp tác động đến thành phẩm về mặt chất lượng, trong đó có an toànthực phẩm Ví dụ, một số công đoạn trong quy trình chế biến hạt điều xuất khẩuphải sử dụng hóa chất nhằm tăng thời gian bảo quản và ngăn ngừa sự phát triểncủa côn trùng trong sản phẩm Khi đó, nếu việc sản xuất không tuân thủ nhữngquy trình nghiêm ngặt, sẽ còn tồn dư lượng hóa chất lớn hơn mức độ cho phép

và các nước nhập khẩu sẽ không chấp nhận những lô hàng như vậy với lý dobảo vệ sức khỏe cho công dân nước mình Một trường hợp vào tháng 12/2006 làviệc lô hàng xuất khẩu của một doanh nghiệp ở Lâm Đồng bị kết luận có dưlượng chất permethrin là 0,08ppm, trong khi mức tối đa cho phép tại Nhật là0,05ppm Vụ việc đã khiến cho hạt điều của các công ty xuất khẩu Việt Nam phảilấy mẫu kiểm tra tới 50%, gây tốn kém về thời gian và chi phí đối với các công ty

Trang 33

xuất khẩu (Nguồn: vnexpress.net, cập nhật ngày 28/12/2006) Những rào cản về

kỹ thuật có thể gây ra những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều khôngthể lường trước được, khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong hoạt độngxuất khẩu hạt điều, gây bất lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty

1.2.2.1.2 Tình hình kinh tế các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010

Bản chất của việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là sựtăng cường khối lượng sản phẩm bán ra trên một thị trường xuất khẩu Vì vậy,khi doanh nghiệp xuất khẩu một loại hàng hóa tiêu dùng sang các thị trường,mức chi tiêu của người dân cho các loại hàng hóa sẽ tác động lớn tới việc mởrộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Tình hình của nền kinh tế của các nước nhập khẩu đang tăng trưởng haygiảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và cách phân bổ thu nhập của dân

cư, qua đó, tác động đến mức chi tiêu các loại hàng hóa, trong đó có hàng hóanhập khẩu Do vậy, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty

sẽ gặp thuận lợi tại những nước có nền kinh tế phát triển ổn định và sẽ gặp phảibất lợi nếu như nền kinh tế nước nhập khẩu lâm vào suy thoái, người dân không

có khả năng chi trả cho hạt điều nhập khẩu

Những nhân tố tác động đến mức độ chi tiêu của nước nhập khẩu là tốc độtăng trưởng kinh tế và tình trạng thất nghiệp

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ năm 2006 – 2010, Cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới năm 2008 đã kéo theo nhiều quốc gia có mức tăng trưởng âm Tốc độtăng trưởng kinh tế thế giới vào năm 2009 chỉ đạt – 0,58% Nền kinh tế của cácnước nhập khẩu trên đà tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thunhập của dân cư, qua đó, mức chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu giảm xuống

1.2.2.2 Nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội tại các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010

- Nhân tố chính trị của nước nhập khẩu: Sự bất ổn về chính trị của cácnước nhập khẩu sẽ mang lại nhiều rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp Trong tình trạng chiến tranh, bạo động, việc vận chuyển hạt điều xuấtkhẩu qua đường biển có thể bị gián đoạn, các mối quan hệ kinh doanh với bạnhàng bị phá vỡ

Trang 34

- Nhân tố văn hóa – xã hội của nước nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến yêu cầucủa người tiêu dùng đối với chủng loại, chất lượng sản phẩm, đến thói quen chitiêu của người tiêu dùng Khi kinh doanh trên thị trường các nước có trình độphát triển cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú ý rằng người tiêu dùngyêu cầu cao về bao gói, nhãn mác phải đầy đủ, nếu không đáp ứng được nhữngyêu cầu như vậy thì không thể khiến họ chấp nhận sản phẩm.

1.2.2.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu

Trên thị trường thế giới, một doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sẽ gặp phải

sự tranh giành thị phần từ các doanh nghiệp của nhiều nước khác, ngoài ra, cácnhà bán buôn trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điềunguyên liệu cũng là những đối tượng có thể khiến doanh nghiệp phải giảm lợinhuận của mình Nếu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp càng có nguồn lực mạnh

về tài chính, sản xuất với quy trình hiện đại tạo ra những sản phẩm có chấtlượng, tạo được thương hiệu mạnh, thì doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều của ViệtNam như Intimex càng khó khăn hơn trong việc thâm nhập vào các thị trườngmới, cũng như có thể bị giảm thị phần trên các thị trường hiện tại Khả năng chiphối giá cả trên thị trường của các nhà bán buôn càng mạnh thì các doanhnghiệp xuất khẩu hạt điều càng chịu thiệt thòi khi bị ép giá Trong tình trạngnguồn nguyên liệu hạt điều của Việt Nam càng phải nhập khẩu nhiều như thờigian qua, một sự kiện tại các nước trồng điều ảnh hưởng tới nguồn cung cũngtạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tăng giá nguyên liệu

Trên thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới, các đối thủ cạnh tranh trực tiếpvới công ty là các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước có ngành sản xuất và chếbiến hạt điều phát triển Đó là các doanh nghiệp của Ấn Độ và Brazil, các quốcgia có lượng xuất khẩu hạt điều chỉ đứng sau Việt Nam Các doanh nghiệp chếbiến của Ấn Độ và Brazil có công nghệ chế biến hiện đại hơn so với doanhnghiệp của Việt Nam, họ cũng quản lý khâu chế biến theo các tiêu chuẩnnghiêm ngặt hơn Từ đó, hạt điều của các doanh nghiệp Ấn Độ và Brazil sẽkhông gặp nhiều khó khăn như hạt điều của Việt Nam một khi các tiêu chuẩn kỹthuật, vệ sinh thực phẩm được thắt chặt

Tóm lại, tuy Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là một doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó từ năm 1998 đến 2010 thị trường xuất khẩu nông sản luôn

Trang 35

được mở rộng, công ty vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều từ 2006 – 2010 Đó là vì bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn 2006 – 2010 đã tạo nên những thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều, có nhiều nhân tố đã gây ra những tác động bất lợi như làm tăng giá thành sản phẩm, giảm lượng cầu hạt điều trên các thị trường…Trong giai đoạn 2006 – 2010, công ty có tận dụng được những nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều và hạn chế được những tác động bất lợi hay không? Chương 2 sẽ trình bày thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty 2006 – 2010 để làm rõ vấn đề trên.

Trang 36

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Với những phân tích trong chương 1 của chuyên đề, từ năm 2006 đến năm 2010, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã chịu sự tác động của nhiều nhân tố, theo những chiều hướng và mức độ khác nhau, không chỉ có những thuận lợi mà còn gặp phải nhiều bất lợi và rủi ro, ảnh hưởng tới tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty Chương 2 của chuyên đề tập trung vào việc phân tích thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty từ năm

Chương 2 gồm những nội dung nghiên cứu sau đây:

1 Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Kim ngạch

xuất khẩu hạt điều của công ty trên tất cả các thị trường tăng lên hay giảm đi? Doanh thu xuất khẩu hạt điều tăng nhanh hay chậm? Tình hình doanh thu xuất khẩu trên từng thị trường cụ thể như thế nào?

2 Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Imtimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Từ 2006 đến 2010, công ty đã

tiến hành những công việc gì để mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều? Công

ty tiến hành các công việc đó có tốt hay không?

Trang 37

3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn

2006 – 2010

4 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công

ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Những ưu điểm và hạn

chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 là gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là những loại nguyên nhân nào?

2.1 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

2.1.1 Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Khi tiến hành phân tích thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điềucủa Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010, cần phảitrình bày một cách khái quát về tình hình xuất khẩu hạt điều và tình hình thịtrường xuất khẩu hạt điều của công ty giai đoạn 2006 – 2010 làm cơ sở choviệc đánh giá và rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nàycủa công ty Mục này của chuyên đề sẽ trình bày tình hình kim ngạch xuấtkhẩu hạt điều tổng hợp và kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty trên từngthị trường chính

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ năm 2006 đến năm 2010 của Công ty cổphần Intimex Việt Nam thể hiện lượng hạt điều xuất khẩu của công ty trên cácthị trường, tính theo khối lượng và giá trị, là một chỉ số thể hiện mức độ mởrộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty trong giai đoạn 2006 – 2010

2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Trong giai đoạn 2006 – 2010, hạt điều đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệuUSD, là một trong bốn sản phẩm nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

Trang 38

Bảng 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều so với tổng kim ngạch xuất khẩu Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 - 2010

Năm Kim ngạch xuất

khẩu hạt điều (nghìn USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu (nghìn

USD)

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều so với tổng kim ngạch (%)

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

Tuy nhiên, kim ngạch hạt điều xuất khẩu không chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam tronggiai đoạn 2006 – 2010, với tỷ trọng chỉ chiếm 5% - 6% Điều đó là do công ty cóchủng loại hàng xuất khẩu rất đa dạng, với bốn mặt hàng xuất khẩu là nông sản,thủy hải sản, hàng may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ Chỉ tính riêng mặt hàngnông sản đã có trên 10 chủng loại sản phẩm xuất khẩu

Tỷ trọng kim ngạch hạt điều xuất khẩu trong tổng lượng xuất khẩu củacông ty có xu hướng giảm; từ năm 2006 đến năm 2009 giảm mất 1,47% từ6,82% còn 5,35% Đến năm 2010, chỉ số trên mới được cải thiện, vượt qua 6%.Như vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công

ty tăng chậm hơn so với kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng khác

Về số lượng hạt điều xuất khẩu, sau năm năm 2006 – 2010, kim ngạch xuấtkhẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã tăng từ 365 tấn lên 512tấn, tương đương với 140,27% Về giá trị xuất khẩu, từ 2006 đến 2010, giá trịxuất khẩu hạt điều đã tăng từ 1.478,25 nghìn USD vào năm 2006 lên tới2.322,944 nghìn USD vào năm 2010

Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đồng đều xét về số

Trang 39

lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu Trong giai đoạn 2006 – 2008, kimngạch xuất khẩu đã tăng liên tục từ 730 tấn lên 1024 tấn tương đương 47,94% về

số lượng và 67,74% về giá trị

(Đơn vị: tấn, nghìn USD)

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty Intimex 2006 – 2010

Năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hạt điều lớnnhất, cả về số lượng cũng như giá trị xuất khẩu Vào năm 2007, số lượng xuấtkhẩu mới đạt 878 tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1.814,387 nghìn USD Đến năm

2008, số lượng xuất khẩu đã tăng 23% lên tới 1080 tấn và giá trị xuất khẩu tăng36,66% đạt 2.479,61 nghìn USD Vào năm 2008, hoạt động mở rộng thị trườngxuất khẩu hạt điều của công ty đã gặp nhiều thuận lợi Sau khi Việt Nam gianhập WTO vào năm 2007, các thị trường xuất khẩu có mức độ mở lớn hơn đốivới hạt điều xuất khẩu của Việt Nam khi mức thuế xuất khẩu được ưu đãi, hạn

Trang 40

ngạch được xóa bỏ

Từ năm 2008 – 2009, số lượng xuất khẩu đã giảm tới 21,07% chỉ còn 892tấn so với 1080 tấn của năm 2008 Giá trị xuất khẩu giảm nhiều hơn so với sốlượng xuất khẩu, tới 26,41% vì không những số lượng xuất khẩu giảm mà mứcgiá xuất khẩu trung bình cũng giảm so với năm 2008

Từ 2009 – 2010, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng Số lượng xuất khẩutăng từ 878 tấn lên tới 1024 tấn, giá trị xuất khẩu từ 1.824, 575 nghìn USD lêntới 2.322,944 nghìn USD, đánh dấu thời kỳ phục hồi trong xuất khẩu hạt điềucủa công ty do kinh tế thế giới đã tăng trưởng trở lại Tuy nhiên, tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu trong năm 2010 so với năm 2009 còn chậm Tăng trưởng xuấtkhẩu là 14,8% chậm hơn nhiều so với mức trung bình của giai đoạn 2006 –

2008, tăng trưởng giá trị nhanh hơn do giá hạt điều xuất khẩu năm 2010 đượcđẩy lên so với giá xuất khẩu năm 2009, cũng chỉ tăng 27,31% Số lượng xuấtkhẩu tăng còn chậm có nghĩa là tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điềunăm 2010 còn chậm

2.1.1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Trong giai đoạn 2006 – 2010, những thị trường chính là những thị trường

có kim ngạch xuất khẩu hạt điều chiếm tỷ trọng lớn và tương đối ổn định quacác năm Vì vậy, công ty đã tập trung vào một số thị trường trọng điểm nâng caolượng xuất khẩu hạt điều trên những thị trường này Từ năm 2006 đến năm

2010, các thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường Singapore, Mỹ,Trung Quốc

Về cơ cấu giữa thị trường truyền thống và những thị trường khác của công

ty, trong giai đoạn 2006 – 2010, tỷ trọng của những thị trường truyền thống đãgiảm Vào năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hạt điều tại bốn thị trường chính củacông ty chiếm 80,9 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty thìđến năm 2010, chỉ chiếm 68,47 %

Đơn vị: %

Ngày đăng: 27/10/2014, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản trị của cụng ty cổ phần Intimex HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản trị của cụng ty cổ phần Intimex HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (Trang 20)
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2006 – 2010 Năm - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Bảng 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2006 – 2010 Năm (Trang 21)
Bảng 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều so với tổng kim ngạch  xuất khẩu Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 - 2010 Năm Kim ngạch xuất - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Bảng 2.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều so với tổng kim ngạch xuất khẩu Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 - 2010 Năm Kim ngạch xuất (Trang 38)
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều chính của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 – 2010 - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều chính của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2006 – 2010 (Trang 42)
Hình 2.6: Dự báo lượng nhập khẩu hạt điều các nước 2008 - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Hình 2.6 Dự báo lượng nhập khẩu hạt điều các nước 2008 (Trang 47)
Bảng 3.1. Dự báo tốc độ tăng  Năm - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Bảng 3.1. Dự báo tốc độ tăng Năm (Trang 67)
Bảng 3.2: Dự báo tình hình kinh tế - mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam
Bảng 3.2 Dự báo tình hình kinh tế (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w