GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
Khái quát về Jollibee
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Jollibee - đế chế thức ăn nhanh ra đời năm 1975 nhưng vào lúc đó chỉ phục vụ kem với hai cửa hàng duy nhất Người sáng lập kiêm chủ tịch là ông Tony Tan Sau chuyến thăm một nhà máy kem, ông được truyền cảm hứng mạnh nên quyết định gom hết tiền tiết kiệm để mua lại cửa hàng kem với tham vọng phát triển một chuỗi bán kem Sau đó, khi nhận thấy khách hàng đến ăn kem thường hỏi thực phẩm nóng nên ông quyết định bán thêm sandwich và hamburger
Năm 1978, thương hiệu Jollibee được ra đời với cái tên ban đầu là Jolibe sau đó được đổi thành Jollibee mang ý nghĩa là “chú ong vui vẻ”
Jollibee bắt đầu nhượng quyền thương hiệu vào năm 1979 và 6 năm sau đó trở thành thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất Philippines Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1980 Jollibee mới thực sự tăng trưởng bùng nổ: giai đoạn 1987-1989 doanh thu tăng gấp đôi, năm 1991 doanh thu tiếp tục tăng gấp đôi một lần nữa và năm 1996 doanh thu tăng gấp ba
Jollibee khai trương cửa hàng thứ 100 vào năm 1991, đến năm 2015 Jollibee đã đã có tới 1000 cửa hàng Năm 1987 bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế, ban đầu là
Brunei và năm từ năm 1995 chuỗi thức ăn nhanh đã có mặt ở các Tiểu vương quốc Ả Rập, Mỹ, Singapore và gần đây là Ý và Anh
Jollibee hiện có hơn 1500 cửa hàng tại 24 quốc gia, trong số đó lượng cửa hàng ở Việt Nam nhiều thứ hai chỉ sau Philippines Đây cũng là chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 24 ở phạm vi toàn cầu theo số lượng chi nhánh và xếp thứ 5 trong số các công ty thức ăn nhanh không có nguồn gốc từ Mỹ
Tại thị trường Việt Nam: cửa hàng Jollibee được mở đầu tiên năm năm 2005 Sau gần 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, Jollibee đã trở thành một trong những chuỗi thức ăn nhanh có quy mô rất lớn với hơn 165 cửa hàng trên toàn quốc
Tầm nhìn của Jollibee là trở thành một trong những thương hiệu thực phẩm hàng đầu thế giới và được biết đến bởi sự hài lòng và niềm tin của khách hàng Jollibee mong muốn cung cấp những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và chất lượng cao, đồng thời gắn kết cộng đồng và tạo ra giá trị bền vững cho cả khách hàng và cộng đồng mà họ phục vụ
Sứ mệnh: Trên suốt hành trình chinh phục trái tim và vị giác của người Việt, ghi dấu với cột mốc 165 cửa hàng trên toàn quốc, Jollibee luôn trung thành với sứ mệnh “mang đến hạnh phúc và lan tỏa niềm vui ẩm thực cho mọi gia đình Việt, qua những món ăn ngon với giá cả hợp lý và đạt những tiêu chuẩn cao”
Thông tin CÔNG TY TNHH JOLLIBEE VIỆT NAM:
• Địa chỉ: Tầng 26, Tòa nhà CII Tower, số 152 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
• Email: jbvnfeedback@jollibee.com.vn
• Fanpage: https://www.facebook.com/JollibeeVietnam?mibextid=uzlsIk
• Website: https://jollibee.com.vn/
• Nơi cấp: Cục Thuế Hồ Chí Minh
Hình 2 Cơ cấu tổ chức Jollibee
Giới thiệu về thức ăn nhanh tại Jollibee
Các sản phẩm của Jollibee bao gồm đồ ăn nhẹ cho bữa sáng, gà chiên và Jolly Spaghetti, món tráng miệng như Peach Mango Pie (bánh nhân đào), kem vani, khoai tây chiênJolly Crispy Fries, các loại nước: Coke, Mirinda
Hình 3 Hình ảnh minh họa thức ăn nhanh tại Jollibee
Sản phẩm chủ lực của Jollibee là món gà rán Chickenjoy: Đây là món gà rán nổi tiếng và là biểu tượng của Jollibee Chickenjoy có da giòn, thịt mềm và được ướp gia vị đặc biệt Thường được phục vụ với cơm, mì hoặc khoai tây chiên
Hình 4 Món gà rán Chickenjoy
Ngoài ra, Jollibee cũng cung cấp các combo thức ăn, bữa trưa và bữa tối dành cho gia đình và nhóm, cũng như các dịch vụ giao hàng và đặt hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CỦA
PORTER
2.1 Tổng quan về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Porter là giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard, ông là cha đẻ của mô hình
5 áp lực cạnh tranh Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, quyền lực của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, sự đe dọa của sản phẩm thay thế Mô hình được áp dụng rộng rãi, buộc các công ty phải nhìn xa hơn hoạt động kinh doanh và toàn bộ lĩnh vực khi lập kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty
Hình 5 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
2.2 Tác động của 5 lực lượng cạnh tranh tới Jollibee
2.2.1 Áp lực từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực có sức ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề, trong đó có cả ngành hàng thức ăn nhanh Áp lực từ phía khách hàng lẻ: khách hàng chủ yếu của ngành thức ăn nhanh
• Khách hàng của Jollibee rất đa dạng: từ những học sinh sinh viên và những người đi làm Họ mong mong đợi nhận được dịch vụ tốt và chất lượng, quan tâm đến việc nhân viên phục vụ thân thiện, thời gian chờ đợi hợp lý và sản phẩm đáp ứng yêu cầu về hương vị và chất lượng
• Với những khách hàng đi làm bận rộn, họ có xu hướng gọi đồ ăn giao đến Do vậy, cần giao hàng đúng thời gian cho khách Khi không may có trường hợp bất đắc dĩ xảy ra thì cần xử lý nghiêm túc và kịp thời
• Doanh nghiệp đã có những chiến lược giá hay những chương trình ưu đãi phù hợp nhưng Jollibee vẫn là sản phẩm khá xa xỉ với một bộ phận lớn khách hàng và khách hàng của Jollibee thường là những người có thu nhập khá trở lên hoặc là thanh niên trẻ
• Khách hàng mong đợi sự đa dạng trong menu để có nhiều sự lựa chọn phù hợp với sở thích cá nhân và nhu cầu ăn uống uống của họ Áp lực từ phía nhà phân phối: Hệ thống phân phối của Jollibee được mở rộng thông qua nhượng quyền Jollibee cũng đã mở rộng mạng lưới của mình khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn và những nơi có số người trẻ tuổi cao
• Jollibee cần đảm bảo rằng nhà phân phối có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, thành phần và sản phẩm hoàn thiện Việc cung cấp nguyên liệu và thành phẩm không đạt chuẩn có thể ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của món ăn, gây mất lòng tin từ khách hàng
• Nhà phân phối phải quản lý kho hàng một cách hiệu quả để đảm bảo sự phân phối đúng thời gian và giảm thiểu sự kẹt hàng hoặc hủy hàng
• Quá trình vận chuyển cần được đảm bảo tránh việc sản phẩm bị hỏng hoặc tổn thất
=> Đánh giá mức cạnh tranh: TRUNG BÌNH
2.2.2 Áp lực từ sản phẩm thay thế
Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam chỉ mới sôi động trong những năm gần đây do các hãng đã nắm bắt được khẩu vị của thị trường Tuy nhiên, nước ta là một nước nông nghiệp và có văn hóa ẩm thực rất đa dạng, phong phú, đặc trưng giữa ba miền Người tiêu dùng có thể bỏ ra một số tiền nhỏ hơn để ăn các món: cơm, phở, bún, bánh cuốn, Chỉ từ 30-50.000 đồng họ có thể có được một bữa ăn no còn với món ăn nhanh Jollibee thì chi phí sẽ cao hơn
Với nhiều người sức khoẻ đóng vai trò quan trọng hàng đầu, họ mong muốn lựa chọn những bữa ăn không chỉ ngon mà còn đầy đủ dinh dưỡng Thực đơn có rau xanh được nhiều người ưa chuộng nhất là đối với những người đang trong chế độ giảm cân Các món thức ăn nhanh có thể khiến họ bị ngán Đồ ăn nhanh kiêng cũng đang phát triển và được ưa chuộng bởi hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng mà giá cả lại hợp lý Để đảm bảo an toàn thực phẩm thì một số người lựa chọn tự chế biến món ăn tại nhà thay vì sử dụng thức ăn nhanh
Như vậy, cho thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với thức ăn nhanh vô cùng lớn cần được quan tâm từ nhiều hướng bởi đặc biệt trong trong quá trình toàn cầu hóa
=> Đánh giá mức cạnh tranh: CAO
2.2.3 Áp lực từ nhà cung ứng
Nhà cung cấp tác động trực tiếp tới các quyết định marketing, sản phẩm của công ty Đây có thể là điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây bất lợi cho Jollibee Đối với Jollibee để mang lại sự uy tín cho thương hiệu thì từ những khâu cung cấp nguyên liệu, thực phẩm luôn được các chuyên gia kiểm soát chất lượng kiểm tra một cách khắt khe, nghiêm ngặt Họ trực tiếp khảo sát, đánh giá quy trình giết mổ- đóng gói sản phẩm GÀ TƯƠI 3F
Khi nhà cung cấp tạo áp lực quá lớn thì giá của Jollibee sẽ bị thay đổi, giá nguyên liệu mà bị tăng thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán hoặc chấp nhận lợi nhuận thấp hơn Nhưng nếu nhà cung cấp không tạo áp lực thì chất lượng được đảm bảo, công ty thay đổi tích cực hơn trong mắt khách hàng và thu hút thêm lượng khách hàng mới, doanh số và lợi nhuận ngày càng tăng lên
Jollibee đã có cho mình một nhà cung ứng KNC Tân Kim tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Toàn bộ các trang thiết bị ở đó trang bị máy móc một cách hiện đại, tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh một cách tốt nhất Đó là một cái khó mà các nhãn hiệu khác cạnh tranh
=> Đánh giá mức độ cạnh tranh: THẤP
2.2.4 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại
Ngành công nghiệp đồ ăn nhanh trở thành một vùng đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh nhảy vào Hiện nay, các hãng thức ăn nhanh (fast food) nước ngoài hoạt động ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường tiềm năng này với việc mở thêm nhiều cửa hàng không chỉ ở Hà Nội, tp.HCM mà còn hoạt động ở nhiều tỉnh khác Như vậy, Jollibee ngày càng có nhiều đối thủ cạnh hơn Điểm qua có thể kể đến:
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO JOLLIBEE
Gần đây Jollibee đã khá thành công trong việc liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi như “ Giảm giá cực đã, giá chỉ 99k” Chỉ 99k thôi bạn sẽ mua ngay Combo cực đã cho 2 người gồm: 2 miếng Gà Giòn Vui Vẻ; 1 Mì Ý Sốt Bò Bằm; 3 miếng Gà Giòn Không Xương; 2 ly Pepsi hay “ Deal chờ lương chỉ 75k” Trong thời gian này không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều bạn trẻ xếp hàng dài chờ đợi để hưởng được những ưu đãi này Điều này cho thấy Jollibee đang khá thành công ghi điểm trên thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam bao gồm về cả giá cả, sản phẩm và chất lượng phục vụ… Điều này góp phần duy trì và mở rộng thị phần của Jollibee
Tuy nhiên, Jollibee cần phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ lớn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự như McDonald's, KFC, Áp lực từ Khách hàng
Nhà cung ứng Đối thủ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Cao Thấp Cao Trung bình
Lotteria Ngoài ra sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp mới và khả năng phát triển của thị trường đồ ăn nhanh cũng làm cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt Vì vậy, Jollibee cần phải đưa ra các chiến lược khác biệt hóa nhằm thu hút lượng khách hàng đến với doanh nghiệp Dựa vào phân tích mô hình áp lực 5 lực cạnh tranh cho thấy có những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty, bao gồm đối thủ cạnh tranh, quyền thương lượng của khách hàng và sự có sẵn của sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ vào quy trình bán hàng vừa làm giảm tối thiểu lao động, tăng tối đa doanh thu đồng thời đem lại sự hài lòng cho khách hàng
Việc khách hàng phải xếp hàng chờ đợi mua hàng là do sự quá tải đơn hàng, cửa hàng không đủ nhân lực để đáp ứng nhanh cho tiêu dùng của khách hàng nhất là vào những giờ cao điểm Nhiều khách hàng chọn “ đồ ăn nhanh” không chỉ vì ngon, hợp miệng mà còn vì nó tiết kiệm được nhiều thời gian, tuy nhiên, khi phải dành khá nhiều thời gian cho việc chờ đợi gọi món, thanh toán, phục vụ… làm họ trở nên không hài lòng và có những lựa chọn thay thế khác Sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao trải nghiệm Drive-through là một giải pháp được đánh giá cao giải quyết phần lớn tình trạng này được áp dụng ở một số nước phát triển như Mỹ, Anh…tuy nhiên, lại ít thấy xuất hiện ở Việt Nam Toàn bộ chuỗi drive-thru được tối ưu hóa bằng thiết bị di động nhận order trực tiếp của khách Quầy xác nhận đơn hàng, thanh toán và giao hàng đều được liên thông với nhau, đảm bảo tiêu chí “không quá 2 phút”.Thực khách mua thức ăn mà không phải đỗ xe, những người khách bận rộn chỉ việc tấp xe vào ô cửa sổ bán hàng, gọi thức ăn và được nhận hàng ngay tại đó
Giải pháp này kết hợp với việc lắp đặt kiot gọi món và thanh toán tự động mà nhiều chuỗi cửa hàng ăn nhanh đang áp dụng hứa hẹn sẽ chinh phục được khách hàng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi, thúc đẩy nhanh quá trình mua và nhận của khách hàng, góp phần gia tăng số lượng tiêu thụ, tăng tính cạnh tranh, đạt hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, sự thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sản phẩm, phân phối, đối thủ cạnh tranh….
MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MICHAEL PORTER
Hoạt động chính (Primary Activities)
4.1.1 Cung ứng đầu vào (Inbound Logistics):
Cung ứng đầu vào được hiểu là việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất
Nguyên liệu đầu vào cho chế biến thức ăn nhanh ở Jollibee là: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, khoai tây, …đây là sản phẩm của nông nghiệp, do vậy nguồn cung rất dồi dào, giá rẻ và có mặt ở nhiều nơi Nguồn cung ứng đầu vào của Jollibee từ những nông trại lớn trên toàn thế giới Nguyên liệu đầu vào được kiểm duyệt nghiêm ngặt và an toàn thực phẩm
4.1.2 Điều hành sản xuất (Operations)
Jollibee không đơn thuần phục vụ những món thức ăn nhanh chất lượng theo quy trình được kiểm duyệt nghiêm khắc, mà còn mang đến cho mọi người không gian ấm áp, sang trọng để ai cũng được thưởng thức ẩm thực vui vẻ, thoải mái nhất bên gia đình và bè bạn
Các nhà máy chế biến của Jollibee được tích hợp dây chuyền sản xuất hiện đại và quy trình hoàn toàn khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Công việc này bao gồm 4 khâu chính: sơ chế gà, chế biến nước sốt, trộn bột và làm bánh
Các cửa hàng Jollibee có hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả hợp lý 4.1.3 Cung ứng đầu ra (Outbound Logistics)
Tính đến nay, Jollibee đã có đến hơn 170 cửa hàng tại Việt Nam trải rộng khắp cả nước Có rất ít hoặc không có sự tham gia của các bên trung gian trong việc bán các sản phẩm của Jollibee Phần lớn các sản phẩm được bán trong các cửa hàng hoặc giao hàng tận nơi qua các ứng dụng như Jollibee, Gojek, Shopee Food,… Do hầu hết thức ăn nhanh Jollibee đều gọn, nhẹ, thời gian sử dụng ngắn nên luôn luôn có một đội ngũ giao hàng tận nơi, công sở, trường học,…phương tiện giao hàng không cồng kềnh (xe máy) mà không cần ô tô
Các cửa hàng thường được phân phối ở nơi có mật độ người dân qua lại cao hoặc mở tại các trung tâm thương mại, khu vui chơi, du lịch nổi tiếng, …
4.1.4 Bán hàng tiếp thị (Marketing and Sales)
Chiến lược tiếp thị của Jollibee hấp dẫn và mang tính thương mại hóa cao, sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như trên TV, TikTok, Facebook Ads….quảng bá hình ảnh “chú ong” - linh vật của công ty
Tiếp thị dựa vào lưu lượng khách hàng cao, quản lý hoạt động hiệu quả và cung cấp dịch vụ xuất sắc cho số lượng lớn người ghé thăm các cửa hàng của mình bằng cách vận hành giống như một cỗ máy được bôi dầu tốt để theo dõi chặt chẽ các hoạt động hàng ngày Đề xuất bán hàng độc nhất của thương hiệu Jollibee là:
• Đồ ăn nhanh, ngon, sạch, rẻ
• Phục vụ nhu cầu địa phương
• Tính nhất quán và độ tin cậy trên tất cả các nguyên vật liệu, quy trình chế biến sản xuất để đưa được thành phẩm đến tay người tiêu dùng
Jollibee luôn tung ra rất nhiều khuyến mãi áp dụng cả khi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng và đặt hàng online tại website Jollibee, ứng dụng Momo, Gojek, Shopee Food… như “Gà sốt cay chỉ với 35k”, “Combo cặp đôi ăn ý chỉ 139K”, để thu hút một lượng khách hàng lớn Ngoài ra còn tổ chức các sự kiện nhỏ để quảng bá và tặng voucher 89k phù hợp với các bạn sinh viên tại các trường đại học trên toàn quốc 4.1.5 Dịch vụ (Services)
Tại các cửa hàng của Jollibee với giá trị “Khách hàng là trọng tâm”, nhân viên có thái độ nhẹ nhàng, tận tình tư vấn cho khách hàng và xử lý các tình huống bất ngờ để không ảnh hưởng đến khách hàng Bên cạnh đó, còn có các dịch vụ như: đặt tiệc sinh nhật, đơn hàng lớn, Jollibee kid club
Hiện tại cửa hàng đã áp dụng hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp qua Internet và qua hotline Với việc chăm sóc qua Internet như Fanpage Facebook, website, đã áp dụng hệ thống trả lời tự động với những câu hỏi thường gặp Ví dụ khi muốn hỏi cách đặt gà rán mang về thì sẽ được trả lời và tư vấn ngay lập tức Nếu giao hàng có thiếu đồ hay nhầm đồ thì có thể gọi đến hotline 1900-1533, Jollibee sẽ xử lý ngay lập tức để khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời nhất
Hình 7 Hình ảnh minh họa dịch vụ trả lời tự động trên Fanpage Jollibee
Hoạt động hỗ trợ (Support Activities)
4.2.1 Cơ sở hạ tầng (Firm Infrastructure)
Jollibee sở hữu và vận hành một số nhà máy sản xuất thực phẩm để đảm bảo nguồn cung cấp liên tục và chất lượng cao cho các nhà hàng của mình Nhà máy sản xuất của Jollibee được trang bị công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn của họ
Hệ thống nhà hàng: Jollibee có một mạng lưới rộng lớn các nhà hàng trên toàn quốc và quốc tế Các nhà hàng của Jollibee được triển khai một cách chiến lược tại các vị trí thuận lợi, bao gồm trung tâm thành phố, trung tâm mua sắm, khu vực du lịch và gần các trường học
4.2.2 Quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management)
Jollibee coi “Khách hàng là trọng tâm” vì vậy doanh nghiệp đặt một sự chú trọng đặc biệt vào việc đào tạo và phát triển nhân viên Họ đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo về kỹ năng phục vụ khách hàng, quản lý nhà hàng và tuân thủ các quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm Điều này giúp Jollibee duy trì chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Về mặt cách thức tuyển dụng thường có 3 vòng:
• Vòng 1: Điền link đăng ký ứng tuyển tại website Jollibee
• Vòng 2: Đến cơ sở phỏng vấn
• Vòng 3: Sau khi thông qua phỏng vấn sẽ được thử việc 2 tuần sau đó đánh giá ra quyết định tuyển chọn
Về phúc lợi khi là nhân viên Jollibee: Thu nhập và thưởng hấp dẫn, thời gian làm việc thoải mái, sắp xếp lịch dễ dàng, được chăm sóc sức khỏe và đào tạo kinh nghiệm miễn phí…
4.2.3 Phát triển công nghệ (Technology Development)
Jollibee sử dụng công nghệ để tối ưu hóa hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ điện tử, áp dụng công nghệ nấu nướng và tự động hóa, sử dụng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cũng như tận dụng các kênh truyền tải xã hội thông tin Những bước phát triển này đã giúp Jollibee nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và nâng cao nhận thức về hiệu quả
Như các doanh nghiệp sản xuất khác thì Jollibee mua nguyên liệu thô để sản xuất ra thành phẩm Để cắt giảm được chi phí thì doanh nghiệp này phải giữ mối quan hệ và có sự thỏa thuận về giá đối với các nhà cung cấp.
Nhận xét và đề xuất các giải pháp
Nhận xét về mức độ đáp ứng chiến lược cạnh tranh của mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị:
Cung ứng đầu vào Điều hành sản xuất
Mức độ đáp ứng đối với chiến lược cạnh tranh
Cao Cao Cao Cao Cao Trung bình Trung bình Trung bình Cao
Bảng 2 Nhận xét mức độ đáp ứng của mỗi hoạt động chuỗi giá trị Đề xuất sơ bộ các giải pháp chưa đáp ứng được chiến lược cạnh tranh:
Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Jollibee tập trung vào chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng Đào tạo nhân viên để đảm bảo họ có khả năng giao tiếp tốt và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
Công nghệ cũng có thể được sử dụng để cải thiện quy trình đặt hàng và giao hàng, tạo sự thuận tiện và cải thiện sự tương tác của khách hàng Vì vậy nên tập trung phát triển công nghệ bằng cách thiết kế các quy trình
Cơ sở hạ tầng của Jollibee thường là những vị trí đắc địa nhưng ở trong các trung tâm thương mại, nơi có mật độ cửa hàng dày đặc nên chưa có khu vực để phát triển Drive – thru Vì vậy Jollibee có thể mở rộng quỹ đất, tăng cường mạng lưới nhà hàng và mở thêm các cơ sở mới tại các địa điểm chiến lược Điều này giúp Jollibee tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng cường thị phần của mình.
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
Quy trình nhập nguyên liệu
STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ trách
1 Tác vụ 1: Gửi yêu cầu đặt
Nhân viên bộ phận quản lý sản xuất liên hệ đặt hàng với nhà cung cấp
Bộ phận quản lý sản xuất
Thời điểm bắt đầu: Gửi yêu cầu đặt hàng hàng với nhà cung cấp
Thời điểm kết thúc: Tiến hành quy trình nhập kho nguyên liệu
2 Tác vụ 2: Ghi giảm tài sản của cửa hàng, tiến hành lập phiếu chi
Ghi giảm tài sản của cửa hàng thông qua việc chi tiền để mua nguyên liệu, và tiến hành lập phiếu chi
Thời điểm bắt đầu: ghi giảm tài sản
Thời điểm kết thúc: Lập phiếu chi
3 Tác vụ 3: Nhận yêu cầu đặt hàng, gửi hàng
Bộ phận cung cấp nhận yêu cầu gửi hàng, tiến hành gửi hàng cho cửa hàng
Thời điểm bắt đầu: Nhận yêu cầu gửi hàng
Thời điểm kết thúc: Gửi hàng
4 Tác vụ 4: Kiểm tra đơn hàng, phản hồi với nhà cung cấp và bộ phận quản lý sản xuất
Bộ phận quản lý chất lượng kiểm tra đơn hàng nếu:
- Đơn hàng đạt chất lượng thì gửi phản hồi lại bộ phận sản xuất tiến hành nhập kho
- Nếu không đạt chất lượng thì khiếu nại lại với bộ phận cung cấp
Bộ phận quản lý chất lượng
Thời điểm bắt đầu: Kiểm tra đơn hàng
Thời điểm kết thúc: Gửi phản hồi cho một trong hai bên là bộ phận cung cấp hoặc bộ phận quản lý sản xuất
Bảng 3 Quy trình nhập nguyên liệu
=> Mức độ đáp ứng của quy trình đối với chiến lược cạnh tranh: CAO
Mô hình hoá trên Bizagi.
Quy trình sản xuất gà
STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ trách Ghi chú
Nhân viên kho nhận yêu cầu xuất kho, kiểm tra số lượng cửa hàng yêu cầu
Thời điểm bắt đầu: Nhận yêu cầu xuất kho
Thời điểm kết thúc: xuất kho theo đúng số lượng yêu cầu
Tiếp nhận thông tin hàng hoá, chế biến sản phẩm
Nhân viên chế biến nhận gà sống, chế biến các món liên quan đến gà và gửi thông báo cho bộ phận bán hàng
Thời điểm bắt đầu: Tiếp nhận thông tin hàng hoá về số lượng trong kho
Hình 8 Mô hình hóa Bizagi quy trình nhập nguyên liệu
Nhận thông báo từ bộ phận chế biến, bày bán sản phẩm
Nếu không đủ số lượng gà tiến hành hủy đơn hàng, còn đầy đủ thì bày, bán sản phẩm
Thời điểm bắt đầu: Nhận thông báo từ bộ phận chế biến
Thời điểm kết thúc huỷ đơn hàng hoặc bày bán sản phẩm
Bảng 4 Quy trình sản xuất gà
=> Mức độ đáp ứng của quy trình đối với chiến lược cạnh tranh: CAO
Mô hình hoá trên Bizagi
Hình 9 Mô hình hóa Bizagi quy trình sản xuất gà
Quy trình nhập kho
STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ trách
1 Tác vụ 1: Nhập kho gà
Quản lý sản xuất nhận yêu cầu nhập kho, đưa ra các biện pháp xử lý khi thừa hoặc thiếu số lượng gà
Thời điểm bắt đầu: Nhận yêu cầu nhập kho
Thời điểm kết thúc: Đưa ra biện pháp xử lý
2 Tác vụ 2: Kiểm kê số lượng gà
Nhân viên kho kiểm kê số lượng gà, lập phiếu nhập kho nếu đủ
Thời điểm bắt đầu: kiểm kê số lượng gà
Thời điểm kết thúc: nhập kho
3 Tác vụ 3: Ghi nhận vào sổ sách
Nhân viên kế toán ghi nhận sự thay đổi gà trong doanh nghiệp
Thời điểm kết thúc: ghi tăng số lượng gà
Bảng 5 Quy trình nhập kho
=> Mức độ đáp ứng của quy trình đối với chiến lược cạnh tranh: CAO
Mô hình hóa trên Bizagi:
Quy trình xuất kho
STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ trách
Nhận yêu cầu xuất kho
Quản lý sản xuất nhận yêu cầu xuất kho, kiểm tra chất lượng gà
Tiếp nhận gà nếu đạt và phản ánh chất lượng nếu gà không đạt
Thời điểm bắt đầu: Nhận yêu cầu xuất kho
Thời điểm kết thúc: Tiếp nhận và phản ánh
Hình 10 Mô hình hóa Bizagi quy trình nhập kho
Kiểm kê số lượng gà
Nhân viên kho kiểm kê số lượng gà, xuất kho với số lượng cần dùng
Thời điểm bắt đầu: kiểm kê số lượng gà
Thời điểm kết thúc: xuất kho
Ghi nhận vào sổ sách
Nhân viên kế toán ghi nhận sự thay đổi gà trong doanh nghiệp
Thời điểm kết thúc: ghi giảm số lượng gà
Bảng 6 Quy trình xuất kho
=> Mức độ đáp ứng của quy trình đối với chiến lược cạnh tranh: CAO
Mô hình hóa trên Bizagi:
Hình 11 Mô hình hóa Bizagi quy trình xuất kho
Quy trình bán hàng online trên các nền tảng xã hội như: Momo, Gojek, Shopee
Các tác nhân tham gia: khách hàng, nhà hàng và shipper
STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ trách Ghi chú
Khách hàng gửi yêu cầu đặt hàng, nhận thông báo từ nhà hàng
Khách hàng sử dụng các ứng dụng đặt hàng di động : Mono, shopee… tiến hành đặt hàng
Khách hàng Thời điểm bắt đầu: Gửi thông báo đặt hàng Thời điểm kết thúc:
_ Không đồng ý thông báo thì kết thúc quy trình
_ Đồng ý thì thanh toán nhận hàng và kết thúc quy trình
Trả lời tin nhắn của khách hàng
Nhân viên page nhận yêu cầu từ đó kiểm tra đơn hàng:
_ Nếu đơn hợp lệ thì lưu thông tin khách hàng
_ Nếu không hợp lệ thì gửi thông báo
Thời điểm bắt đầu: Nhận đơn khách hàng oder
Thời điểm kết thúc: Lưu thông tin khách hàng
Kiểm tra và gói hàng
Nhân viên phục vụ kiểm tra:
_ Nếu hết hàng thì gửi thông báo
Nhân viên phục vụ Thời gian bắt đầu: kiểm tra hàng
Thời điểm kết thúc: Gửi chi tiết đơn hàng cho quầy thu ngân
_ Nếu còn thì chuyển sang chế biến sản phẩm, gói hàng và sau đó gửi chi tiết đơn hàng
Tính tiền và nhận tiền
Sau khi nhận chi tiết hoá đơn từ nhân viên phục vụ tính cả tiền hàng và tiền ship sau đó mới gửi hoá đơn và nhận thanh toán
Thời điểm bắt đầu: Nhận hoá đơn chi tiết, tính giá hàng và giá ship
Thời điểm kết thúc: Nhận thanh toán
Nhận thông tin đơn hàng và giao hàng đến khách hàng
Nhân viên giao hàng nhận chi tiết đơn hàng, tiến hành kiểm tra xác nhận đúng mã đơn, nhận hàng và giao đến tay khách hàng tiêu dùng
Shipper Thời điểm bắt đầu:
Nhận thông tin đơn hàng
Thời điểm kết thúc: Gửi thông báo cho khách hàng, gửi hàng
Bảng 7 Quy trình bán hàng online
=> Mức độ đáp ứng của quy trình đối với chiến lược cạnh tranh: CAO
Mô hình hoá trên Bizagi
Hình 12 Mô hình hóa Bizagi quy trình bán hàng online
• Quy trình phụ lưu thông tin khách hàng
Hình 13 Mô hình hóa Bizagi quy trình phụ lưu thông tin khách hàng
Quy trình bán hàng trực tiếp (offline) của Jollibee
STT Nhiệm vụ Mô tả Phụ trách
1 Tác vụ 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng
Ghi chép lại tên sản phẩm, số lượng khách hàng muốn mua, gửi thông tin cho bộ phận chế biến
Thời điểm bắt đầu: Tiếp nhận thông tin đơn hàng
Thời điểm kết thúc: Gửi thông tin cho bộ phận chế biến
Kiểm tra và chế biến sản phẩm
Nhân viên phục vụ kiểm tra:
_ Nếu hết hàng thì gửi thông báo
_ Nếu còn thì chuyển sang chế biến sản phẩm, gói hàng và sau đó gửi chi tiết đơn hàng
Thời gian bắt đầu: kiểm tra hàng
Thời điểm kết thúc: Gửi chi tiết đơn hàng cho bộ phận order
3 Tác vụ 3: Gửi hàng và nhận thanh toán
Nhận sản phẩm sau khi chế biến, gửi hàng và nhận thanh toán
Thời điểm bắt đầu: Nhận sản phẩm từ bộ phận chế biến
Thời điểm kết thúc: Gửi hàng và nhận thanh toán
Bảng 8 Quy trình bán hàng trực tiếp (offline)
=> Mức độ đáp ứng của quy trình đối với chiến lược cạnh tranh: CAO
• Mô hình hóa trên mô hình Bizagi
Hình 14 Mô hình hóa Bizagi quy trình bán hàng trực tiếp