Trước hết, với ý nghĩa tư tưởng, làlý luận, thì chủ nghĩa xã hội nằm trong quá trình phát triển chung của các sản phẩm tưtưởng, lý luận mà nhân loại đã sản sinh ra; đặc biệt về lĩnh vực
Trang 1Trường Đại Học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
TIỂU LUẬN NHÓM
Gi
Lớ
Tê
M
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lời giới thiệu
Kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tương xã hội chủ nghĩa không tương trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại; khảo sát và phân tích thực tiễn của chủ nghĩa tư bản, Các Mác và Phriđrích Ăngghen đã sáng lập ra một lý thuyết khoa học
về chủ nghĩa xã hội, đó là chủ nghĩa xã hội khoa học Trước hết, với ý nghĩa tư tưởng, là
lý luận, thì chủ nghĩa xã hội nằm trong quá trình phát triển chung của các sản phẩm tư tưởng, lý luận mà nhân loại đã sản sinh ra; đặc biệt về lĩnh vực khoa học xã hội và chính trị - xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những đỉnh cao nhất của các khoa học xã hội nhân loại nói chung Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng nằm trong quá trình phát triển lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại Chủ nghĩa xã hội khoa học đã
kế thừa, phát triển những giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng, loại trừ những yếu tố không tưởng, tìm ra những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Để đi sâu hơn vào chủ nghĩa xã hội khoa học là gì, quá trình ra đời, đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội khoa học Nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu
đề tài “Phân tích quá trình ra đời, đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn CNXH khoa học”
Qua đây, nhóm chúng em cũng muốn cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tuấn vì đã truyền đạt đầy đủ cho nhóm những kiến thức quý báu không chỉ về bài học, về môn học
mà còn là kiến thức trang bị được để sẵn sàng cho quá trình chinh phục đường đời của mình sau này Trong quá trình làm tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót mong thầy có thể bỏ qua, hơn thế nữa nhóm rất mong nhận được sự đánh giá, cũng như nhận xét của thầy về bài tiểu luận này, để mong nó có thể hoàn thiện hơn và dễ dàng truyền tải thông điệp đến với mọi người
1.2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài
- Nắm rõ sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Làm sáng tỏ vai trò và những cống hiến to lớn của C Mác và Ph Ăngghen trong việc hình thành lên chủ nghĩa xã hội khoa học
Trang 3- Hiểu rõ được tầm quan trọng của phương pháp luận đối với việc nghiên cứu môn chủ nghĩa xã hội khoa học ngày nay
Từ đó, có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về CNXH: để có niềm tin, lý tưởng và bản lĩnh cách mạng; để vận dụng sáng tạo và phát triển đúng đắn lý luận về CNXH
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên một số tư liệu có sẵn
từ trước như sách Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học và Internet kết hợp phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp dựa trên tư duy để làm sáng tỏ vấn đề
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1 Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa
xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác-Lênin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng
xã hội xã hội chủ nghĩa
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin V.I Lênin, khi viết tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác” đã khẳng định: “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”
Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên nền tảng lý luận chung và phương pháp luận của triết học và kinh tế chính trị học để đưa ra những luận cứ xã hội – chính trị rõ ràng, trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chỉ ra những con đường, các hình thức và biện pháp để tiến hành cải tạo xã hội theo hướng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Như vậy chủ nghĩa xã hội khoa học là sự
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 4tiếp tục một cách lô-gic triết học và kinh tế chính trị học, là sự biểu hiện trực tiếp mục đích và hiệu lực chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thực tiễn
Với vai trò to lớn của chủ nghĩa xã hội khoa học, trước tiên cần nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội
Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời:
Về kinh tế: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã có sự phát triển quan trọng làm bộc lộ bản chất và những mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Sự phát triển quan trọng ở đây đó là chủ nghĩa tư bản hình thành chưa đầy 1 thế kỉ nhưng nó đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất
cả các xã hội trước cộng lại Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tính xã hội hóa cao Chính sự phát triển rất nhanh của lực lượng sản xuất đã tác động tới phương thức sản xuất dẫn tới mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Về xã hội: Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra giai cấp vô sản, là những người trực tiếp vận hành trong các dây chuyền sản xuất và cũng là người đại diện cho lực lượng sản xuất Đến thời điểm này, giai cấp công nhân ngày càng phát triển lớn mạnh và có ý thức chính trị Cùng với sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đã hình thành nên những mâu thuẫn của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản Mâu thuẫn này không chỉ thể hiện một cách đơn thuần như trước mà đã biểu hiện một cách gay gắt, không thể điều hoà được dẫn đến những cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đã bắt đầu
có tổ chức và trên quy mô rộng khắp Một số cuộc đấu tranh tiêu biêu của giai cấp công nhân như: Phong trào hiến chương của những người lao động ở nước Anh (1836-1848); Phong trào công nhân dệt thành phố Li-on nước Pháp (1831-1834), Phong trào công nhân dệt ở thành phố Xi-lê-di nước Đức (1844) Địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa đều là những nước đã và đang chịu sự tác động của cách mạng công nghiệp và giai cấp công
Trang 5nhân đã trưởng thành, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để đòi hỏi những lợi ích về kinh tế và chính trị cho giai cấp của mình Tất cả phong trào đấu tranh có thể diễn ra 1 lần, 2 lần hay diễn ra trong 1 thời gian dài nhưng tóm lại đều là đấu tranh tự phát, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, sớm hay muộn cũng
bị giai cấp tư sản đàn áp và thất bại Chính những phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã đi đến một yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn là để giai cấp công nhân có thể đấu tranh chiến thắng giai cấp tư sản thì họ cần có một lý luận cách mạng soi đường Vì thế nên học thuyết Mác ra đời Học thuyết Mác ra đời dể đáp ứng phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi đó
Điều kiện kinh tế - xã hội ấy không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của một lý luận mới, tiến bộ - chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.1.2 Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận
- Tiền đề về mặt Khoa học tự nhiên:
Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hóa và tư tưởng Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng
+ Học thuyết tiến hóa: là cơ sở KHTN chứng minh rằng giữa tất cả các loài đều được tiến hóa từ các loài trước đó bằng con đường chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền Đây cũng chính là một bằng chứng khoa học để bác bỏ quan điểm duy tâm thần học xây dựng quan điểm duy vật và là cơ sở để các nhà khoa học tiếp thu những nhận thức mới, hiểu biết hơn về giới tự nhiên
+ Học thuyết tế bào: bác bỏ phương pháp tư duy siêu hình để hình thành nên phương pháp tư duy biện chứng khi xem xét sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên Phương pháp tư duy biện chứng cho thấy được sự thống nhất giữa các sinh vật sống trên thế giới, nó không có gì khác biệt giữa thế giới thực vật và đồng vật Bởi vì giới sinh vật có chung 1 cấu tạo đầu tiên đó là tế bào, chỉ khác nhau ở cấu tạo của tế bào Học thuyết tế bào là một phát minh ảnh hưởng tới thế giới quan của các nhà khoa học nói
Trang 6chung và là cơ sở, tiền đề để chuyển từ phương pháp tư duy siêu hình sang phương pháp
tư duy biện chứng
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: thể hiện sự thông nhất của thế giới vật chất và bác bỏ những giới hạn của con người đối với thế giới vật chất Như vậy, thế giới này không có điểm đầu và cũng không có điểm cuối chỉ có những thời điểm chúng ta nhận thức về thế giới vật chất này và những dạng biểu hiện cụ thể của thế giới vật chất này mà thôi Đây cũng là động lực cho các nhà khoa học tham gia ngày càng nhiều, có các nghiên cứu về thế giới vật chất mà mình đang sống
Đó là ba phát minh vĩ đại cấu thành nên nền tảng KHTN và tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Là cơ sở phương pháp luận cho những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề chính trị lí luận đương thời
- Tiền đề về mặt tư tưởng lý luận:
Cùng với khoa học tự nhiên thì về mặt tư tưởng lí luận cũng có 3 thành tựu lớn: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế
kỷ 19 (Pháp, Anh, là tiền đề lí luận trực tiếp nhất hình thành nên chủ nghĩa xã hội khoa học)
+ Triết học cổ điển Đức (đại biểu Heghen và Phơbách): Mác thừa kế phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở loại bỏ các yêu tố duy tâm thần bí trong hệ thống triết học của Hêghen, đồng thời thừa kế các quan điểm duy vật tiến bộ của Phơbách để xây dựng phép biện chứng duy vật
+ Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (đại biểu là Adam Smit và D Ricado): Trong
tư tưởng của các nhà không tưởng, kinh tế chính trị cổ điển Anh thì Mác đã kế thừa được hạt nhân hợp lý, đó chính là giá trị thặng dư Qua nghiên cứu giá trị thặng dư thì Mác đã chỉ ra nguyên nhân làm nên sự giàu có của giai cấp tư sản và cũng chỉ ra được hình thức bóc lột của gia cấp tư sản đối với giai cấp công nhân là bóc lột giá trị thặng dư Từ đó Mác có cơ sở để khẳng định rằng trong các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản thì giai cấp công dân là giai cấp cách mạng
Trang 7+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp (đại biểu là Xanh Ximông, S Phuriê, R Oen): Là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và sự ra đời này đã đóng góp nhiều giá trị tích cực: Phê phán chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản sâu sắc, toàn diện, đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về mô hình xã hội trong tương lai, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế như chưa phát hiện ra quy luật vận động nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chưa phát hiện ra được lực lượng giai cấp tiên phong đóng vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới, hay chưa tìm ra con đường và biện pháp đấu tranh cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Chính những hạn chế này đã đặt ra yêu cầu cho Mác phải đi giải quyết, khắc phục Và việc Mác khắc phục chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX cũng chính là cơ sở ra đời lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học
Kết luận: Chính những tiền đề khoa học tự nhiên và tiền đề tư tưởng lý luận là những vấn đề thực tiễn đặt ra để Mác - Ăngghen kế thừa, cải tạo có sự chọn lọc và phát triển lên học thuyết của mình, cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học sau này
2.1.2 Vai trò của Các Mác và Ăngghen
Những điều kiện kinh tế- xã hội và những tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận là điều kiện cần cho một học thuyết ra đời, song điều kiện đủ để học thuyết khoa học, cách mạng và sáng tạo ra đời chính là vai trò của C Mác và Ph Ăngghen
2.1.2.1 Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
Lúc đầu các lập trường triết học của Mác và Ăngghen là lập trường triết học duy tâm do chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của việc các ông sinh hoạt trong phái hê-ghen trẻ Thông qua việc sinh hoạt đó thì hai ông cũng thấy được những mặt hạn chế của tư tưởng triết học hê-ghen mà ở đây là dựa trên cơ sở triết học duy tâm Bằng sự hiểu biết và nhận thức của mình, các ông đã thấy được sự bất hợp lý đó, và các ông đã có sự thay đổi về lập trường triết học là chuyển từ lập trường triết học duy tâm sang lập trường triết học duy vật Và tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến đó chính là tác phẩm góp phần phê phán pháp quyền của Hê ghen Phần lời nói đầu được xuất bản năm 1844 Cũng thông qua tác phẩm
đó là Lược khảo khoa Kinh tế chính trị cũng giúp cho các ông một lần nữa khẳng định sự
Trang 8chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật Cùng với quá trình chuyển biến đó thì các ông đã có sự thay đổi về lập trường chính trị Thông qua các việc cùng hoạt động trong phong trào công nhân, hiểu được tình cảnh của những người công nhân và thấy được những tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân thì cũng đã giúp cho các ông có được sự chuyển biến về lập trường giai cấp đó là chuyển từ lập trường giai cấp tư sản sang lập trường giai cấp công nhân Cũng chính việc đứng trên lập trường của giai cấp công nhân đã giúp cho các ông có thể đi đến việc xây dựng lý luận, giúp giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử và cũng chuyển từ lập trường chính trị dân chủ
tư sản sang lập trường cộng sản chủ nghĩa
Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1843-1848) vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu khoa học, C Mác và Ph Ăngghen đã có nhiều tác phẩm lớn “Thời trẻ” thể hiện quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị và từng bước củng cố, dứt khoát, kiên định, nhất quán và vững chắc lập trường đó, mà nếu không có sự chuyển biến này thì chắc chắn sẽ không có Chủ nghĩa xã hội khoa học Có thể nêu một số tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện sự trưởng thành về nhận thức khoa học và sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị của hai ông trong thời gian này: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” (C.Mác, 1843); “Góp phần phê phán kinh tế chính trị học” (Ph.Ăngghen, 1844); “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844” (C.Mác, 1844); “Gia đình thần thánh” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1844-1845); “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” (Ph Ăngghen, 1845); “Hệ tư tưởng Đức” (C.Mác
và Ph.Ăngghen, 1845-1946); “Sự khốn cùng của triết học” (C.Mác, 1847); “Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản” (Ph.Ăngghen, 1847); “Điều lệ của Đồng minh những người cộng sản” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1847), …
2.1.2.2 Ba phát kiến vĩ đại, quan trọng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử có ý nghĩa như phương pháp luận chung nhất để nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và
Trang 9lịch sử nhân loại Từ đó sáng lập ra một trong những học thuyết khoa học lớn nhất mang
ý nghĩa vạch thời đại cho khoa học xã hội phát triển lên tầm cao mới: “Học thuyết duy vật lịch sử” mà nội dung cơ bản của nó là lý luận về “hình thái kinh tế - xã hội” chỉ ra bản chất của sự vận động và phát triển của xã hội loài người Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải
sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học
Cốt lõi là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, theo đó, trong các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi xã hội nhất định, cấu trúc hạ tầng, trên đó xây dựng lên kiến trúc thượng tầng: chính trị, pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác, với những thiết chế của chúng Mỗi hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ sản xuất ấy bằng những quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi ấy được thực hiện bằng cách mạng xã hội
Một khi cơ sở hạ tầng đã thay đổi, thì toàn bộ cấu trúc thượng tầng sớm muộn cũng thay đổi theo Hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn Như vậy, lịch sử loài người là lịch sử thay thế của những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phát kiến vĩ đại thứ nhất của C Mác và Ph Ăngghen;
là cơ sở về mặt triết học khẳng định sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp công nhân đều tất yếu như nhau
* Học thuyết về giá trị thặng dư
Từ việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đi sâu nghiên cứu nền sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã sáng tạo ra bộ
Trang 10“Tư bản”, mà giá trị to lớn nhất của nó là “Học thuyết về giá trị thặng dư” - phát kiến vĩ đại thứ hai của C Mác và Ph Ăngghen là sự khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội Học thuyết về giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự Điểm mấu chốt của học thuyết giá trị thặng dư là:
+ Thứ nhất, chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra GTTD Nguồn gốc tạo ra GTTD là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có lao động sống (sức lao động đang hoạt động) mới tạo ra giá trị, trong đó có GTTD, nguồn gốc của GTTD là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất ra giá trị của nó + Thứ hai, GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN, không có sản xuất GTTD thì không có CNTB, GTTD là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân), mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB bằng một xã hội cao hơn
+ Thứ ba, chừng nào còn chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX, còn hàng hóa sức lao động, chừng nào mà người lao động còn phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống mình một số thời gian lao động để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu TLSX, chừng đó, học thuyết giá trị thặng dư của C Mác vẫn còn nguyên giá trị
* Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Trên cơ sở hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, C Mác và Ph Ăngghen đã có phát kiến vĩ đại thứ ba, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mênh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Sứ mệnh lịch sử là sự tổng quát của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế