1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hãy phân tích đặc điểm thị trường của một loại sảnphẩm dịch vụ cụ thể trình bày chiến lược cạnh tranh củacác doanh nghiệp trong thị trường này

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy phân tích đặc điểm thị trường của một loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Trình bày chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường này.
Tác giả Phan Thị Linh Giang, Lê Hoàng Minh Phương
Người hướng dẫn Trần Bá Thọ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tàiNgành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

KINH TẾẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI 3 HÃY PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT LOẠI SẢN

PHẨM, DỊCH VỤ CỤ THỂ TRÌNH BÀY CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƯỜNG NÀY

Hình thức:

Giảng viên:

Người thực hiện:

Tiểu luận Trần Bá Thọ

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Nội dung của đề tài 3

3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3

3.1 Phạm vi nghiên cứu 3

3.2 Phương pháp nghiên cứu 4

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NỘI DUNG TRÌNH BÀY 4

1 Định nghĩa về thị trường 4

2 Khái quát về thị trường cạnh tranh 4

2.1 Định nghĩa cạnh tranh 4

2.2 Phân loại cạnh tranh trên thị trường……….… 5

2.3.Vai trò của cạnh tranh……… 5

3 Khái quát về chiến lược cạnh tranh 6

3.1 Định nghĩa chiến lược cạnh tranh 6

3.2 Các loại hình chiến lược cạnh tranh 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI 7

1 Cầu của thị trường sữa trong những năm gần đây 7

1.1 Xu hướng tiêu dùng 7

1.2 Mức tiêu dùng 7

2 Cung của thị trường sữa trong những năm gần đây 7

2.1 Các thị phần cung cấp sữa 8

2.2 Vai trò của chính phủ trong viếc tác động đến cung 8

3 Chiến lược cạnh trạnh trong thị trường sữa 8

3.1.Các hãng sản xuất sữa phổ biến ở Việt Nam 8

3.2.Một số chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường sữa 9

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 12

1 Dự báo 12

2 Đề xuất giải pháp 13

C PHẦN KẾT LUẬN 14

Trang 3

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

A PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng

kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam

Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, mặc dù trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức 2 con số Trong những năm tới, việc dân số tăng, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều hơn, và những quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngành sữa được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này Ngành sữa Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng Bình quân mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng các sản phẩm từ sữa nhiều nhất theo các số liệu thống kê qua từng năm Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028)

Nhận thấy được sự phát triển tiềm năng và vai trò quan trọng của thị trường sữa,

em quyết định chọn đề tài:

để tìm hiểu cũng như phân tích sâu hơn thị trường sữa về

nguồn cung cầu cũng như đề xuất ra một số giải pháp để thị trường phát triển mạnh

hơn

2.Nội dung của đề tài.

Phân tích đặc điểm thị trường sữa, từ đó trình bày chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp –

cụ thể là hai hãng sữa Vinamilk và TH True Milk; đưa ra các cơ sở lý thuyết; nội dung của đề tài này Qua đó dự báo và đề xuất giải pháp

3.Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2017 đến nay

Trang 4

-Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu.

Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu này sử dụng

phương pháp định tính Phương pháp định tính được sử dụng nhằm thu thập các tài

liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp như: Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady… Thu thập các tài liệu liên quan từ Internet, tiểu luận, các bài báo nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án trong và ngoài nước… có liên quan đến đề tài

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1.Định nghĩa về thị trường.

Có nhiều quan niệm về thị trường tùy theo từng góc độ tiếp nhận, nhưng theo cách hiểu của những nhà kinh tế học: “Thị trường là một nhóm những người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể” Trong đó nhóm người mua quyết định cầu và nhóm người bán quyết định cung sản phẩm

Tóm lại thị trường là nơi trao đổi hàng hoá, dịch vụ; là quá trình người mua và người bán tác động qua lại để xác định giá cả, số lượng cung và cầu của hàng hoá Chính vì vậy mà ngày nay, thị trường có thể có mặt ở mọi thành phố, tại những nơi được gọi là khu mua bán chứ không chỉ riêng ở các chợ

2 Khái quát về thị trường cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành giật khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các đối thủ để đạt được các mục tiêu kinh tế của mình.Một thị trường cạnh tranh là thị trường trong đó:

- Có rất nhiều người mua và người bán

- Hàng hoá được nhiều nhà cung cấp khác nhau bán ra thị trường phần lớn là như nhau

- Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường

Cạnh tranh giữa người mua và người bán

Người mua muốn mua hàng hóa với giá thấp nhất Còn người bán lại muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ được hình thành Cạnh tranh giữa người mua với người mua

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt Người mua phải chấp nhận giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần

Cạnh tranh giữa người bán và người bán

Đây là cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa để tranh giành khách hàng và chiếm thị trường Dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống có lợi cho người mua

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch

Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh Cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất

về mình Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

c Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có nhiều người bán cùng một loại sản phẩm Không có sự khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau Nhưng không có ai đủ khả năng khống chế giá hàng hóa trên thị trường Để có thể dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh hoàn hảo này, người bán sẽ phải giảm giá Hoặc tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với những người bán khác Cạnh tranh không hoàn hảo

Là cuộc cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không hoàn toàn giống nhau

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ đó Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết định Không dựa vào mối quan hệ cung – cầu

d Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh

Cạnh tranh lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh không vi phạm pháp luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội Diễn ra một cách công khai và công bằng với đôi bên

Cạnh tranh không lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh trái với luật pháp, dựa vào những kẽ hở của pháp luật và bị xã hội lên án Ví dụ: trốn thuế, buôn bán lậu,…

- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết

Trang 6

định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình

- Đối với người tiêu dùng: Có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ

- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật

3 Khái quát về chiến lược cạnh tranh.

Chiến lược cạnh tranh (competitive strategy) là một kế hoạch hành động dài hạn của công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình sau khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong ngành và so sánh với chính họ

3.2 Các loại hình chiến lược cạnh tranh

Chiến lược canh tranh dẫn đầu về chi phí

Đối với chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí (cost leadership strategy) này, mục tiêu của công ty là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành

Để làm được điều này, công ty cần sản xuất sản phẩm ở quy mô lớn Hiệu quả của chiến lược phụ thuộc vào quy mô Vì vậy, những công ty có quy mô nhỏ rất khó để thực hiện và theo đuổi chiến lược này

Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa (Differentiation Strategy)

Theo chiến lược này, các doanh nghiệp duy trì tính năng độc đáo của sản phẩm trên thị trường để tạo ra sự khác biệt Theo đó, một sản phẩm cần tạo sự khác biệt – USP với sản phẩm tương tự trên thị trường thông qua chất lượng vượt trội, các tính năng gia tăng, dịch vụ đi kèm,… và có thể được tính giá cao hơn Các công ty có thể sử dụng chiến lược khác biệt hóa này để trở thành người dẫn đầu thị trường

Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí (Concentration strategy)

Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí (Concentration strategy) là chiến lược có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí, nhưng tại chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất Loại chiến lược này rất phù hợp đối với doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1.Cầu của thị trường sữa trong những năm gần đây.

Trang 7

Theo báo cáo của Mạng nghiên cứu sữa (IFCN), sản lượng sữa toàn cầu đã tăng lên hàng năm,

dự kiến nhu cầu sữa sẽ tăng 35% vào năm 2030 lên 1.168 triệu tấn, cho thấy tiêu thụ sữa tươi không có dấu hiệu chậm lại Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ các nước đang phát triển, nơi nhiều người tiêu dùng đang làm quen với sữa Không chỉ ở các quốc gia lớn và đi đầu xu hướng như Mỹ, châu Âu, ở thị trường châu Á, các sản phẩm sữa thực vật vẫn chứng minh được sức hút khủng của mình Bằng chứng là một loạt các thương hiệu lớn đã tham gia vào thị trường này như Pepsi Co., Coca Cola, Keurig Dr Pepper, Hain Celestial,… Báo cáo của Research and Market cho thấy, sữa thực vật được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 10,18% và doanh thu khoảng 21.52

tỷ đô la vào năm 2024

(Nguồn Morder Intelligence ) Trên thế giới, thị trường sữa những năm trở lại đây đón một làn gió mới được mang lại bởi các sản phẩm sữa thực vật Đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, các sản phẩm hương sữa có nguồn gốc thực vật càng lên ngôi và dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu lớn nhỏ Tốc độ tăng trưởng được dự đoán đạt 5,3% hàng năm và ước tính đạt mức doanh thu khoảng 593 tỷ đô la vào năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước của cả năm 2021 ước đạt 1.770,1 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020 Sản lượng sữa bột tính chung năm 2021 đạt 151,5 nghìn tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020 Sản lượng sữa bò tươi nguyên liệu năm 2021 ước đạt 1.200 tấn, tăng 10,5% so với năm 2020 Khai thác từ đàn bò sữa 375,2 nghìn con, tăng 13,2% Tiêu dùng sữa trên đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp 27 lít/người/năm, so với mức 35 lít/người/năm và 45 lít/người/năm tại Thái Lan và Singapore trong 2021 Theo Research and Markets dự báo, mức tiêu thụ bình quân sữa đầu người tại Việt Nam sẽ đạt 40 lít/người/năm vào

2030, tương đương tốc độ tăng trưởng kép khoảng 4% hàng năm

2.Cung của thị trường sữa trong những năm gần đây.

Thị trường sữa Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2023, khi cả sản lượng trong nước và nhập khẩu đều giảm sút so với cùng kỳ năm trước Theo báo cáo tổng hợp, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trong 4 tháng đầu năm đạt 406,39 triệu USD, giảm khoảng 9,7% Riêng trong tháng 4/2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt mức 89,83 triệu USD, giảm đến 26,4% so với tháng 3/2023 và 20% so với tháng 4/2022 New Zealand, Mỹ, Pháp và Thái Lan là những nhà cung cấp chính cho thị trường Việt Nam Trong số

đó, New Zealand chiếm tới 43,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 23% so với cùng kỳ, với 178,22 triệu USD

Trang 8

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm bảo vệ và phát triển ngành sữa trong nước

Ngành sữa Việt Nam phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn mác và quảng cáo của Nhà nước Các quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm sữa trong nước Tuy nhiên, một số quy định cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa, như việc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho mỗi loại sản phẩm, hay việc cấm sử dụng các từ như “sữa non”, “sữa mẹ”, “sữa tươi” trên nhãn mác

Bên cạnh đó, thị trường sữa Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các chính sách và cơ chế khuyến khích của Nhà nước, như việc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa cho các doanh nghiệp có dự

án đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa, hay việc hỗ trợ tín dụng, đào tạo, tư vấn kỹ thuật cho các

hộ chăn nuôi bò sữa

3 Chiến lược cạnh trạnh trong thị trường sữa

Thị trường sữa Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 40 doanh nghiệp sản xuất và phân phối sữa Các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 75% thị phần, trong khi các doanh nghiệp ngoại chiếm khoảng 25% Các doanh nghiệp hàng đầu trong nước là Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, IDP và Mộc Châu Milk Các doanh nghiệp hàng đầu ngoại là FrieslandCampina (Hà Lan), Nestlé (Thụy Sĩ), Abbott (Mỹ), Mead Johnson (Mỹ)

Hình 1: Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có những chiến lược kinh doanh riêng để giành lấy thị phần

và lòng tin của người tiêu dùng, bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu, cũng như áp dụng các chính sách giá cả và khuyến mãi hấp dẫn

“Thương trường cũng như chiến trường” đôi khi một doanh nghiệp có thể theo đuổi rất nhiều chiến lược và coi tất cả các chiến lược đó là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp của mình Vì vậy, thực hiện bất cứ một loại chiến lược nào cũng đều đỏi hỏi tâm huyết của toàn bộ doanh nghiệp Dưới đây là một số các chiến lược cạnh tranh cơ bản ở thị trường sữa

Trang 9

* So sánh giá cả của TH True Milk và Vinamilk

-Khi phân tích chiến lược Marketing của TH True Milk về giá, thương hiệu này đã tận dụng chiến lược định giá sản phẩm cao cấp (Premium Pricing Strategy) TH True Milk tập trung vào nhóm khách hàng Nữ, độ tuổi 15 đến 35 và tập trung vào đối tượng từ 25 đến 35, hoặc các đối tượng ở khu vực thành thị, tập trung các thành phố lớn sống năng động, hiện đại quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình Theo đó, mức giá của TH true Milk là khá cao so với mặt bằng chung

-Còn mục tiêu của Vinamilk khi theo đuổi chiến lược chi phí thấp là vượt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm thấp hơn các công ty nước ngoài trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam

*Sự khác biệt hóa giữa Vinamilk và TH True Milk:

-Với Vinamilk, chất lượng cao, giá cả hợp lý và khách hàng phải là trung tâm, đây đồng thời chính là bí quyết tạo nên thành công của thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam này

Còn TH True Milk rất thông minh khi đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng với một chương trình quảng bá đi kèm PR nhấn mạnh đến yếu tố “sữa sạch” Điều này đã phần nào tạo được khác biệt hóa với những nhãn hàng sữa khác trên thị trường

*Chiến lược tập trung hóa: Về phân khúc

Trang 10

Trong báo cáo Kantar Worldpanel, trong năm 2021 thì tại khu vực thành thị, tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm Vinamilk đạt đến 99% các hộ gia đình, còn tại nông thôn, con số này xấp xỉ 90% Có thể hiểu là cứ 10 hộ gia đình thì sẽ có 9 gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất là một sản phẩm của Vinamilk Đặc biệt, tỷ lệ này tại khu vực thành thị gần như là tuyệt đối khi lên đến 99%, đây cũng là khu vực có sự tăng trưởng về tiêu dùng sản phẩm sữa rất mạnh trong những năm gần đây

*Ceo của ArcelorMittal – Lakshmi Mittal từng nói: Nếu bạn muốn phát triển, hãy làm một cái gì

đó khác biệt với đa số mọi người Chiến lược đa dạng hóa ( Diversification Strategy) cũng giống như vậy Đó là cách tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong lĩnh vực doanh nghiệp đang tham gia Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển, sáng tạo ra nhiều loại sản phảm cùng loại, phong phú

về chủng loại và mâu mã từ những sản phẩm thô đến qua chế biến

Vinamilk không chỉ thực hiện nhiều chiến lược về

giá cả, phân khúc sản phẩm mà còn đa dạng hóa sản

phẩm, dịch vụ của mình Có thể nói Vinamilk là công

ty hoàn thiện nhất về danh mục sản phẩm, với hơn

250 chủng loại mặt hàng thuộc gần 20 nhóm ngành

hàng Không chỉ gồm đầy đủ và đa dạng từ sữa tươi,

sữa chua ăn/uống, sữa hạt, nước giải khát, kem, mà

trong những ngành lớn như sữa bột thì thương hiệu

Vinamilk cũng đã bao phủ đủ các nhu cầu cho trẻ

em, mẹ bầu, người lớn tuổi, dòng đặc trị,

Năm 2021, Công ty đã giới thiệu thành công các sản phẩm mới sữa chua ăn Love Yogurt Trân Châu Đường Đen, sữa đặc Ông Thọ tuýp; sữa chua uống Susu (tái tung), sữa bột pha sẵn Colos Gold, Dielac Grow Plus bổ sung sữa non, góp phần vào tăng trưởng chung của từng ngành hàng Bằng cách áp dụng chiến lược đa dạng hóa thì mức tăng 2,2% so với năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 đã đạt 61.012 tỷ đồng, lần đầu vượt mức 60 nghìn tỷ đồng và hoàn thành 98,2% kế hoạch đề ra Đáng chú ý, doanh thu hợp nhất quý 4/2021 đã tăng trưởng xấp xỉ 10%, là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm trở lại đây Để đạt được những thành tựu trên, Vinamilk đã vượt qua nhiều thời điểm khó khăn mà năm 2021 là một ví dụ điển hình khi các biến chủng Covid đã gây tác động nghiêm trọng lên kinh tế và giao thương toàn cầu

( Nguồn: VNM báo cáo thường niên 2021 )

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w