Phân tích thị trường hàng hóa1.1 Cấu trúc thị trường1.1.1 Số lượng và quy mô người bánMì ăn liền Hảo Hảo là sản phẩm của công ty CP Acecook Việt NamSố lượng các doanh nghiệp tham gia thị
Trang 1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
Lớp 231ECO10A01 NHÓM 09
Trang 2Danh sách thành viên nhóm 9
(Tổng là 100%)
Trang 3
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Phân tích thị trường hàng hóa 2
1.1 Cấu trúc thị trường 2
1.2 Các nhân tố tác động đến cung và cầu 5
1.3 Tình hình biến động của thị trường mì ăn liền trong thực tế nói chung và mì ăn liền Hảo hảo nói riêng 9
II Phân tích sản xuất và chi phí 11
2.1 Xác định các yếu tố đầu vào, phương pháp sử dụng tối ưu yếu tố đầu vào ……… 11
2.2 Xác định các loại chi phí kinh tế trong hoạt động kinh doanh 13
III Xây dựng chiến lược nhằm tối đa hóa lợi nhuận 14
3.1 Lựa chọn chiến lược giá phù hợp với hàng hóa kinh doanh 14
3.2 Các giải pháp có thể áp dụng để tăng lợi nhuận 16
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện đại, mì ăn liền đã trở thành một phần không thể thiếutrong bữa ăn của nhiều người Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệpthực phẩm tại Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệpsản xuất mì ăn liền Trong số đó, Hảo Hảo là một thương hiệu nổi tiếng và đãgây được tiếng vang lớn trong thị trường Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo đã trởthành một trong những thương hiệu phổ biến và được ưa chuộng bởi người tiêudùng Bài tập lớn này nhằm phân tích hoạt động sản xuất và kinh doanh của sảnphẩm mì ăn liền Hảo Hảo tại Việt Nam thông qua việc phân tích thị trường hànghóa, sản xuất và chi phí Từ đó lựa chọn các chiến lược giá phù hợp cùng cácgiải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Trang 5NỘI DUNG
I Phân tích thị trường hàng hóa
1.1 Cấu trúc thị trường
1.1.1 Số lượng và quy mô người bán
Mì ăn liền Hảo Hảo là sản phẩm của công ty CP Acecook Việt Nam
Số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường sản phẩm mì ăn liền rấtnhiều, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay, nước ta cókhoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền bao gồm các doanh nghiệp trong vàngoài nước Trong đó, các ông lớn giàu sức cạnh tranh phải kể đến là:ACECOOK (mì Hảo Hảo), MASAN (mì Omachi, Kokomi), ASIA FOOD(mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3 Miền), VINFON (mì Vifon, phở Vifon) vàmột huyền thoại lâu đời của Việt Nam - COLUSA MILIKET Tuy nhiên,phần lớn khoảng 70% thị phần thuộc về ACECOOK, MASAN và ASIAFOOD
Phân tích quy mô kinh doanh:
Acecook là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền, Acecook chínhthức gia nhập thị trường vào năm 1995, cho đến nay và vẫn được coi là
“đại gia” đầu ngành, khi thị phần chiếm đến 50% ở thành phố và 43% trên
cả nước Sản phẩm được ưa chuộng nhất của Acecook chính là mì ăn liềnHảo Hảo, được mệnh danh là “vua mì gói” ở phân khúc trung cấp, vớilượng cung ứng bình quân gần 3 tỷ gói mỗi năm Theo báo cáo hồi tháng6-2021 của Facts & Factors chỉ ra Acecook Việt Nam là một trong 11 nhàmáy sản xuất mì gói lớn nhất khu vực Châu Á
Mì ăn liền Hảo Hảo được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết MìHảo Hảo chiếm 60% trong tổng doanh số của Acecook, 40% doanh sốcòn lại thuộc các dòng sản phẩm khác như Phở Đệ Nhất, Miến PhúHương, Bún Hằng Nga,
Doanh thu của Acecook tăng trưởng trung bình 8.2% từ năm 2017-2020.Trong năm 2020, doanh thu thuần đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 8.3% so vớinăm 2019 với lợi nhuận sau thuế là 1.892 tỷ đồng, tăng 14.0% so với năm
Trang 62019 Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 33.6%, Acecook có mức tỷ suấtlợi nhuận gộp khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
1.1.2 Số lượng và quy mô người mua
Đối tượng khách hàng mục tiêu của Hảo Hảo là Nam và Nữ, tuổi từ 18 –
35, sống ở thành thị, tại Top 5 thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,Hải Phòng, Cần Thơ), thu nhập BCDEF, thích sự tiện lợi và nhanh gọn, tối
đa hóa thời gian để dành cho công việc và học tập Theo Hiệp hội Mì ăn liềnThế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giớivới lượng tiêu thụ đạt 7 tỷ gói trong năm 2020, tăng 29,47% so với năm2019
Quy mô thị trường mục tiêu:
Thị trường mì là một phần quan trọng của ngành thực phẩm và đồ uốngtrên toàn cầu, đang phát triển ở nhiều khu vực, bao gồm cả châu Á, châu
u, và Bắc Mỹ Nhu cầu cho sản phẩm mì đóng gói đã tăng đáng kể trongvài năm trở lại đây do sự tiện lợi và thời gian nấu nước nhanh chóng
Mức độ cạnh tranh: Ngành công nghiệp mì đóng gói thường xuyên đốimặt với sự cạnh tranh cao từ nhiều đối thủ Mì Hảo Hảo có thể phải cạnhtranh với các thương hiệu khác như Mì Quảng 1, Mì 3 Miền, và cácthương hiệu quốc tế như Nissin và Indomie Cạnh tranh không chỉ giớihạn trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng mà còn trong mảng giá
cả, quảng cáo, và chiến lược tiếp thị
Trang 7 Xu hướng tiêu dùng: sự chú trọng vào thức ăn nhanh, tiện lợi, và chấtlượng cao; các xu hướng đặc biệt trong thị trường mì đóng gói, chẳng hạnnhư sự tăng cường về mặt dinh dưỡng, sự đa dạng về hương vị, và ưachuộng các sản phẩm hữu cơ hoặc tự nhiên Sự ảnh hưởng của các yếu tốnhư độ tin cậy, tiện lợi, và thương hiệu cũng có tác động lớn trong quyếtđịnh mua sắm của người tiêu dùng.
sa tế hành, Hảo Hảo tôm xào chua ngọt, mì xào Hảo Hảo tôm hành hay HảoHảo chay rau nấm,… Tất cả tạo nên những sự lựa chọn đa dạng nhằm đápứng tất cả các khẩu vị ẩm thực của người Việt
Mẫu mã đẹp, tiện lợi: Không chỉ đa dạng về sản phẩm mà còn đa dạng cảcách đóng gói sản phẩm như: gói, ly, giúp mọi người dễ dàng thưởng thứcmọi lúc mọi nơi, phù hợp với cuộc sống bận rộn và năng động hiện nay củangười Việt
1.1.4 Các rào cản gia nhập ngành
Khả năng tài chính: Để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thựcphẩm đòi hỏi một số vốn đầu tư lớn Từ việc mua máy móc sản xuất đến chiphí vận chuyển và quảng cáo, tất cả đều yêu cầu sự đầu tư tài chính lớn.Chứng chỉ và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm đặc biệtnghiêm ngặt về vấn đề an toàn thực phẩm Để gia nhập ngành này, cần phảituân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm địa phương và quốc tế,
có thể đòi hỏi chi phí và thời gian để đảm bảo đạt được các chứng chỉ cầnthiết
Nghiên cứu và phát triển: Để cạnh tranh trong thị trường mì gói, cần đầu
tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và phùhợp với khẩu vị của người tiêu dùng
Trang 8Quản lý chuỗi cung ứng: Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chấtlượng là một thách thức Quản lý một chuỗi cung ứng đối với các thành phầncủa mì gói đòi hỏi kỹ năng quản lý hiệu suất cao.
Cạnh tranh gay gắt: Ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là trong lĩnhvực mì gói, có sự cạnh tranh mạnh mẽ Để thành công, cần phải phát triển chiếnlược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả để thu hút người tiêu dùng
Luật pháp và quy định: Các doanh nghiệp thực phẩm phải tuân thủ nhiềuquy định và luật lệ để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn antoàn và chất lượng
1.2 Các nhân tố tác động đến cung và cầu
Đối với nhóm người tiêu dùng này, mì ăn liền là một lựa chọn thực phẩm rẻ tiền
và tiện lợi Mì Hảo Hảo là một trong những sản phẩm mì ăn liền có giá thànhthấp nhất trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của nhóm người tiêu dùng này.Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thu nhập bình quân đầu ngườicủa Việt Nam đã tăng từ 2,1 triệu đồng/tháng vào năm 2015 lên 4,2 triệuđồng/tháng vào năm 2022 Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập của nhómngười tiêu dùng có thu nhập thấp cũng được cải thiện
Sự cải thiện thu nhập của nhóm người tiêu dùng này đã góp phần thúc đẩy nhucầu tiêu thụ mì ăn liền, trong đó có mì Hảo Hảo
Nhóm có thu nhập cao
Trang 9- Nhóm có thu nhập cao là nhóm người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng từ
5 triệu đồng trở lên Đây là nhóm người tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn sovới nhóm có thu nhập thấp, nhưng lại có sức mua lớn
- Đối với nhóm người tiêu dùng này, mì ăn liền thường không phải là lựachọn hàng đầu Tuy nhiên, mì Hảo Hảo là một trong những sản phẩm mì
ăn liền được nhóm người tiêu dùng này ưa chuộng
b, Thị hiếu của người tiêu dùng:
Với nhịp sống hối hả và bận rộn khiến cho mì Hảo Hảo dần trở thành một trongnhững món ăn “quốc dân” của người tiêu dùng Việt bởi sự tiện lợi Thị hiếu củangười tiêu dùng đối với mì Hảo Hảo có thể được phân tích dựa trên các yếu tốsau:
Giá cả: Mì Hảo Hảo là một trong những sản phẩm mì ăn liền có giá thành thấpnhất trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt lànhóm người có thu nhập thấp
Chất lượng: Mì Hảo Hảo được sản xuất từ nguyên liệu cao cấp, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm Sợi mì dai, thơm ngon, nước sốt đậm đà, mang đến chongười tiêu dùng trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời
Hương vị: Mì Hảo Hảo có nhiều hương vị đa dạng, phù hợp với khẩu vị củanhiều người tiêu dùng, từ trẻ em đến người lớn Các hương vị phổ biến nhất của
mì Hảo Hảo bao gồm:
+ Mì Hảo Hảo tôm chua cay
+ Mì Hảo Hảo gà xào
+ Mì Hảo Hảo sườn sụn
+ Mì Hảo Hảo bò kho
+ Mì Hảo Hảo vị chua cay Thái Lan
Tiện lợi: Mì Hảo Hảo là một sản phẩm thực phẩm tiện lợi, dễ dàng chế biến, chỉcần vài phút là có thể có một bữa ăn ngon
c, Kỳ vọng của người tiêu dùng
Đối với những người bận rộn, đặc biệt là các bạn sinh viên với khối lượngdeadline khổng lồ, một bữa ăn bình thường là rất xa xỉ vì vậy nhờ vào sự nhanh
Trang 10- tiện - lợi, số lượng mì Hảo Hảo đang ngày càng tăng lên Tuy nhiên, trong mì
ăn liền lại có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe, khoảng 350kcal với 1gói mì nhưng lại chứa nhiều Carbohydrate khiến cho cơ thể tăng thêm 33,7%lượng chất béo Nếu ăn quá nhiều có thể gây nên những hậu quả như béo phì, rốiloạn đường ruột, Điều này sẽ khiến cho kỳ vọng của người tiêu dùng tiêu cựcdẫn đến sự sụt giảm cầu về các loại sản phẩm mì ăn liền
d, Số lượng người tiêu dùng
Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), Việt Nam đang đứngthứ 3với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% Nhờ vào độ nhận diện cao, mìHảo Hảo đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục “Thươnghiệu Mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam từ năm 2000”, và còn là
“Thương hiệu Mì gói Việt Nam đầu tiên bán ra thị trường 30 tỷ gói” ( năm2000-2021) Với thành tích này, mì Hảo Hảo đã thu hút được số lượng lớnngười tiêu dùng và khẳng định vị thế là “Thương hiệu mì gói quốc dân của ViệtNam
1.2.2 Các nhân tố tác động đến cung
a, Giá nguyên liệu đầu vào
Những năm về trước, Acecook ưu tiên nhập khẩu 100% nguyên liệu sản xuất
do khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta không phù hợp với việc trồng lúa mì(nhưng bột mì lại là nguyên liệu chính của sản phẩm) Sau những năm trở lạiđây, Acecook đã tối ưu hóa trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, thay thế trên95% nguyên liệu nhập khẩu thành nguồn nguyên liệu trong nước Đối vớinguyên liệu chính như bột mì, họ đã nhập nguyên liệu từ công ty Công ty cổphần Tiến Hưng- đơn vị chuyên cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị sản xuấtbánh kẹo, mì ăn liền,…
Trang 11từ 5-6 tháng Đồng thời, trang bị hệ thống kiểm soát chất lượng như máy cântrọng lượng, máy Xray, phòng kiểm nghiệm với các thiết bị vô cùng hiện đại,đảm bảo được chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trước khi đến tay người tiêudùng”
c, Người bán
Năm 2016, Công ty
Acecook Việt Nam đã tiến
hành hợp tác với công ty
TNHH Fujitsu với mục tiêu
tiết kiệm chi phí logistics,
tối ưu hóa hệ thống phân
phối hàng hóa
Hiện nay, các sản phẩm của Acecook có mặt trên khắp 63 tỉnh thành với 7 chinhánh tại các thành phố lớn, hơn 700 đại lý lớn nhỏ trên toàn quốc và xuất khẩuhơn 46 quốc gia trên thế giới
Trong bài công bố top 10 công
ty thực phẩm uy tín năm 2020 –
nhóm ngành thực phẩm đóng gói,
gia vị, dầu ăn của
VietnamReport, Acecook vẫn luôn
nằm trong top dẫn đầu thị phần,
chiếm khoảng 50% ở thành thị
và43% trên cả nước
d, Kỳ vọng
Những chia sẻ của chuyên gia Nielsen trong cuộc khảo sát mới nhất:
"Trong đó, lượng tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh hiện nay chiếm tỷ lệ lớnnhất, khoảng 67 % và những ngành có xu hướng tăng khác"
Theo chia sẻ của ông Kajiwara Junichi-Tổng giám đốc Acecook Việt Nam,
mì Hảo Hảo đã trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực Việt Vì thế, mì HảoHảo được đánh giá rất có tiềm năng trong cuộc đua mì ăn liền trong giai đoạn2021-2026.Ngoài ra, Acecook còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi hỗtrợ cho mì Hảo Hảo giữ vững được phong độ và đạt được vị trí cao trong thị
Trang 12trường Việt như: HẢO HẢO – MUSIC BOX, TẾT ĂN HẢO HẢO, RINH XELEXUS…
1.3 Tình hình biến động của thị trường mì ăn liền trong thực tế nói chung và mì ăn liền Hảo hảo nói riêng
1.3.1 Tình hình biến động của thị trường mì ăn liền
Từ thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), có thể thấy thị trườngchâu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020, thứ hai làĐông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam,Philippin, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24% Trung Quốc tuy có nhu cầu về
mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao nhưViệt Nam
1.3.2 Tình hình biến động của thị trường mì ăn liền ở Việt Nam
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ ba thế giới về tổng lượng tiêu thụ mì ăn liềnvới 8,48 tỉ gói mì/năm (Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới - WINAtháng 5-2023) Trước năm 2020, chỉ số này dao động ở mức 4,5 - 5 tỉ gói/năm.Việc phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thựcphẩm khô trong giai đoạn giãn cách xã hội của dịch Covid-19 đã thúc đẩy thịtrường mì ăn liền trong hai năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, đạt quy mô ướctính khoảng 37.400 tỉ VNĐ (tương đương khoảng 1,5 tỉ USD)
Theo tờ Koreal Herald của Hàn Quốc, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc vềmức tiêu thụ mì gói trên đầu người, trung bình 1 người Việt Nam ăn khoảng 87gói mỳ mỗi năm trong khi người Hàn Quốc trung bình có 73 gói Mức tiêu thụcủa mỗi người Việt Nam đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần
2020 và 87 phần vào năm 2021
Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanhnghiệp trong và ngoài nước Trong nhiều năm, thị trường nằm trong thế "chânvạc", dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mỳ Hảo Hảo, xếp thứ hai là MasanConsumer (thành viên của CTCP Tập đoàn Masan) với các thương hiệu Omachi,Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mỳ Gấu đỏ Nhưng vài năm nay,Uniben với thương hiệu mỳ 3 Miền "tấn công" thị trường rất mạnh và trở thành
"tay chơi" thứ 4 đáng gờm
Trang 13Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, Acecook đã thành công xây dựngthương hiệu mỳ Hảo Hảo trở thành mỳ quốc dân của Việt Nam, chiếm thị phần
mỳ ăn liền lớn nhất cả nước Năm 2021, doanh thu của Acecook là 12.263 tỷđồng, tăng 6%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.367 tỷ đồng, giảm 28%
Trong khi đó, bằng hệ sinh thái khổng lồ tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thốngsiêu thị/cửa hàng tiện ích WinMart/Winmart+ hàng nghìn điểm, sản phẩm mỳcủa Masan Consumer có lợi thế rất lớn về phân phối Theo số liệu từ báo cáophân tích của CTCK VNDIRECT, mì ăn liền Omachi thống trị phân khúc caocấp với 45% thị phần Năm 2021, doanh thu từ mỳ của Masan Consumer đạt8.800 tỷ đồng, tăng 28% và tương đương 72% doanh thu của Acecook
Theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm 2022, Acecook và Masan là haidoanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mì gói, chiếm tổng cộng 33% thị phần.Các thương hiệu theo sau hai ông lớn này gồm có Uniben (mì 3 Miền), AsiaFoods (mì Gấu Đỏ), Saigon Vewong (mì A-One), Safoco, Colusa Miliket, ThiênHương Food, Vifon Các sản phẩm mì ăn liền cũng được phân loại rõ rệt vớicác phân khúc bình dân có giá dao động khoảng 1.500 - 3.000 đồng/gói; phânkhúc trung cấp với giá 3.500 - 5.000 đồng/gói và phân khúc cao cấp với giá từ7.000 đồng/gói trở lên Tuy vậy, phần lớn thị phần vẫn tập trung ở phân khúcbình dân
Với các phân cấp kể trên, không khó hiểu khi Acecook cùng thương hiệu mìHảo Hảo đang là nhà sản xuất chiếm thị phần lớn nhất Đến nay, bình quândoanh nghiệp Nhật Bản này cung ứng ra thị trường khoảng 3 tỷ gói mì mỗi năm
Và hiện nay, doanh nghiệp đang triển khai giảm giá các sản phẩm mì gói nhãnhiệu Hảo Hảo từ 4.500 đồng/gói xuống còn 4.000 đồng/gói để phù hợp với tìnhhình kinh tế khó khăn trước mắt
II Phân tích sản xuất và chi phí
2.1 Xác định các yếu tố đầu vào, phương pháp sử dụng tối ưu yếu tố đầu vào
Việc tổ chức mua nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng, đảm bảo tiến
độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp