Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này nhóm đã lựa chọn đề tài: “Phân tích nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, làm rõ trên cả hai
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LUẬT
BÀI TẬP LỚN Học phần: Công Pháp Quốc Tế
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC CẤM ĐE DỌA HOẶC SỬ DỤNG VŨ LỰC
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Hồng Hạnh
Mã nhóm lớp: 231LAW28A03 Nhóm thực hiện: Nhóm 05
Hà Nội, tháng 11 năm 20231
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Đánh giá
ký tên
1 24A4061975 Phạm Th ị Ngọc Ánh
2 24A4061978 Hoàng Kim Chi
3 24A4060338 Phan Th ịHiếu Ngọc
4 24A4061955 Lưu Thảo Nguyên
5 23A4060313 Hoàng Gia Nghĩa
6 24A4062210 Trịnh Th Hương Ly ị
7 24A4062406 Nguy n Th Thu ễ ị
8 24A4062395 Hoàng Nh t Quang ậ
Hà N i, ngày tháng ộ 26 11 năm 2023
Nhóm trưởng
Trịnh Th ị Hương Ly
Trang 3
Mục L c ụ
I Mở đầu 1
II Lý luận chung về nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 1
1 Cơ sở của nguyên tắc 1
a, Cơ sở thực tiễn 1
b, Cơ sở pháp lý 2
2 Nội dung nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 3
3 Ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 5
III Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 7
1 Thực tiễn sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 7
a, Chiến sự Nga - Ukraine 7
b, Xung đột Israel - Hamas 9
2 Vai trò của Liên hợp quốc trong việc thực hiện nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 12
IV Kết luận 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 41
I Mở đầu
Trong giai đoạn mới các quốc gia ngày càng chú trọng hơn vào vấn đề quốc
tế, tiến hành một cuộc đua mới mang tên “quốc tế hóa” Trên cuộc đua này các quốc gia lần lượt ký kết với nhau ngày càng nhiều các hiệp định, điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương Vấn đề đặt ra là để các hiệp định, điều ước đó có giá trị như đã thỏa thuận của các bên tham gia thì các bên cần tuân thủ các nguyên tắc trong các văn bản ký kết cũng như các quy định của Luật quốc tế mà cụ thể là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Một trong các nguyên tắc cơ bản đó là
“nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” Vậy nguyên
tắc trên được Luật quốc tế được quy định như thế nào? Giá trị pháp lý ra sao? Và có những trường hợp ngoại lệ như thế nào? Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này nhóm đã
lựa chọn đề tài: “Phân tích nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, làm rõ trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn của vấn đề
II Lý luận chung về nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế
1 Cơ sở của nguyên tắc
a, Cơ sở thực tiễn
Trước khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ I, việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của các quốc gia không hề bị giới hạn bởi một quy phạm pháp luật quốc tế nào Việc này hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của từng quốc gia riêng biệt vào từng quan hệ riêng với nhau
Nguyên tắc khước từ chiến tranh, không đe dọa sử dụng sức mạnh hoặc sử dụng sức mạnh để giải quyết tranh chấp quốc tế được hình thành trong Luật quốc tế gắn liền với hai tên chính khách là ông A.Briand Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp và - ông F Kellogg - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Ngày 27/8/1928, hai ông thay mặt
Trang 5Chính phủ của mình ký Hiệp ước Paris về khước từ chiến tranh với tính chất là công
cụ của chính sách nhà nước hay còn gọi là hiệp ước Kellogg Briand (sau đây gọi - tắt là Hiệp ước Paris 1928) Sau chiến tranh thế giới thứ I, Hiệp ước Paris ngày 27/8/1928 về việc không dùng chiến tranh như là một công cụ quốc sách, tuy vẫn còn sơ khai nhưng trong hiệp ước này cũng đã quy định một cách dứt khoát và cụ thể nguyên tắc cấm xâm lược Tại điều 1 của nguyên tắc đã quy định: “Các bên tham
gia hiệp ước trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế và tuyên bố không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”
Nguyên tắc này lại một lần nữa được khẳng định thông qua quy chế xét xử tội phạm Đức - Nhật đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần II chống loài người Theo hai bản quy chế này, Luật quốc tế cũng đã cấm chiến tranh xâm lược cũng như cấm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đó
b, Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được quy định cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc tại chương I, Điều 2, Khoản 4 Trong khuôn khổ những nỗ lực của Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và
đe dọa sử dụng vũ lực đã từng bước được cụ thể hóa qua các văn kiện quốc tế quan
trọng Đáng chú ý nhất là Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo nghị quyết
số 2625, ngày 14/1/1970 Tuyên bố đã đặt lên hàng đầu nguyên tắc cấm dùng vũ lực
và đe dọa dùng vũ lực Tuyên bố đã chỉ rõ: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào… Việc đe dọa dùng vũ lực như trên sẽ cấu thành sự vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và không bao giờ được sử dụng như là một biện pháp để giải quyết các vấn đề quốc tế”
Trang 63
Sau đó, LHQ đã tiếp tục thông qua một số văn kiện khác liên quan đến nguyên tắc này, đáng chú ý là Nghị quyết về định nghĩa tội xâm lược (1974), Tuyên bố về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc bỏ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí trong quan hệ quốc tế (1987),
2 Nội dung nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được chia làm 2 khía cạnh: Xâm lược vũ trang và đe dọa sử dụng vũ lực Hai khía cạnh này có thể tách riêng ra nhưng cũng có trường hợp chúng lồng ghép vào nhau
để nhằm đạt được mục đích ban đầu của nó
Nội dung chính của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực là cấm xâm lược vũ trang nói chung.Cấm sử dụng vũ lực có thể hiểu rằng nghiêm cấm toàn
bộ hành vi sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực được của một số quốc gia không nhằm tấn công, xâm lược nhưng có mục đích gây sức ép, buộc quốc gia khác thỏa thuận một yêu sách hoặc thừa nhận một tình trạng nào đó Nếu không thì ngay sau
đó có thể hiểu là quốc gia sẽ sử dụng vũ lực hoặc các hành vi nguy hiểm có khả năng cao dẫn đến việc sử dụng vũ lực Đe dọa sử dụng vũ lực được thể hiện dưới nhiều hành vi: tập trận ở các vùng giáp biên giới với một quốc gia khác, lập nên các căn cứ quân sự trái với thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan,
Khái niệm xâm lược: Nghị quyết của Liên hợp quốc số 3314 (XXIX) ngày 12/4/1974 đã định nghĩa hành vi xâm lược bằng cách liệt kê các hoạt động được coi
là hành vi xâm lược, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố chiến tranh hay không
và tuyên bố ở đâu Bao gồm:
+ Sử dụng lực lượng vũ trang của quốc gia, nhóm quốc gia, tiến quân hoặc tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác Hành vi xâm lược bao gồm cả việc bao vây quân sự, dù
Trang 7trong thời gian gian ngắn hay dài, nếu đó là kết quả của việc tiến công hoặc tấn công
vũ trang; hoặc là việc dùng lực lượng vũ trang chiếm đóng toàn bộ hay một phần lãnh thổ của quốc gia khác;
+ Sử dụng không kích hoặc bất kỳ vũ khí nào chống lại lãnh thổ quốc gia khác ngay
cả khi không kèm theo sự tấn công bằng lực lượng vũ trang;
+ Tấn công bằng lực lượng vũ trang của quốc gia này vào lực lượng vũ trang của quốc gia khác;
+ Sử dụng lực lượng vũ trang đóng trên lãnh thổ của quốc gia khác (theo thỏa thuận) nhưng đã vi phạm các điều kiện quy định trong thỏa thuận hay kéo dài thời hạn đóng quân quốc gia đó;
+ Tạo điều kiện hoặc cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của quốc gia mình để tấn công quốc gia thứ ba;
+ Đưa các nhóm vũ trang, các phần tử phiến loạn có vũ trang hoặc lính đánh thuê vào lãnh thổ của nước khác với mục đích chống lại quốc gia đó
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi thực hiện chức năng xác định có hay không có hành vi xâm lược căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản: Sử dụng lực lượng vũ trang và hậu quả mang tính chất nghiêm trọng của hành vi sử dụng lực lượng vũ trang Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà tiêu chí “xâm lược có chủ định” cũng sẽ được Hội đồng Bảo an xem xét
Tóm lại, nội dung của nguyên tắc không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế thể hiện ở các vấn đề:
+ Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của Luật quốc tế Ví dụ: Irắc xâm chiếm Cô oét ngày 02/08/1990;
+ Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
+ Không cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba
Trang 85
3 Ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế
Các quốc gia phải tuân theo nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực, tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của các quốc gia cũng như hòa bình an ninh thế giới các quốc gia có thể sử dụng vũ lực trong một số trường hợp:
Thứ nhất, quốc gia có quyền tự vệ chính đáng trước hành vi tấn công của quốc gia khác được quy định tại Điều 51 HCLHQ “Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo
an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế Những biện pháp mà các thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế”.Để một hành vi sử dụng vũ lực được coi là quyền tự vệ chính đáng cần thỏa mãn
các điều kiện:
- Thời điểm sử dụng vũ lực là ngay khi quốc gia bị tấn công vũ trang hoặc sau khi
bị tấn công vũ trang trong một khoảng thời gian nhất định
- Tính tương xứng giữa các bên về hành vi, tính chất, hậu quả của cuộc tấn công
vũ trang
- Quốc gia khi bị tấn công vũ trang phải thông báo ngay cho Hội đồng bảo an liên hợp quốc
Trang 9Thứ hai, sử dụng vũ lực trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng bảo an liên hợp
quốc để trừng phạt hành vi vi phạm nghiêm trọng khi có đe dọa hòa bình, xâm phạm
hòa bình hoặc bị xâm lược Điều 39 Hiến chương quy định: “Hội đồng bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hòa bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế” Tại Điều
không đủ để giải quyết tranh chấp thì HĐBA có quyền tiến hành các biện pháp cần thiết như sử dụng không quân, hải quân hoặc lục quân để duy trì và lập lại hòa 42 Hiến chương quy định, tùy từng trường hợp nếu biện pháp được khuyến nghị bình
và an ninh quốc tế “Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện” Tuy nhiên, HĐBA sẽ không áp
dụng các biện pháp trừng phạt bằng việc sử dụng lực lượng vũ trang, nếu như hành
vi của bên vi phạm chưa đến mức đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
Thứ ba, các nước đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các nước thuộc địa
dùng vũ lực để tự giải phóng dân tộc mình Điều này phù hợp với HCLHQ (nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và tự nguyện) và không trái với nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc Các nước này được sử dụng mọi biện tế pháp cả vũ trang và phi vũ trang vì đấu tranh cho dân tộc
Chẳng hạn, chiến tranh biên giới năm 1979 Trung Quốc đem quân sang Việt Nam
đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực Việt Nam tấn công dùng lực lượng vũ trang của mình chống lại Trung Quốc một các tương ứng với hành
vi của Trung Quốc nên không vi phạm nguyên tắc này mà thuộc thường hợp quyền
tự vệ cá nhân hay tập thể của các quốc gia (Điều 51 HCLHQ)
Trang 107
III Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
1 Thực tiễn sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
a, Chiến sự Nga - Ukraine
Xung đột quân sự Nga - Ukraine - một sự kiện làm rung chuyển toàn cầu trong thời gian qua được đánh giá sẽ tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh khu vực châu
Âu, thậm chí cả cục diện chính trị thế giới Mọi nỗ lực ngoại giao, đàm phán đối thoại được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để có thể chấm dứt chiến sự, hạ nhiệt và tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng này
Vào ngày 24-2-2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động chiến dịch quân
sự đặc biệt tại Ukraine từ phía bắc, đông và nam Ông nói rằng chiến dịch này nhằm mục đích “phi quân sự hóa” và “phi hạt nhân hóa” Ukraine, ngăn chặn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Kiev Đến nay cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Trước cuộc khủng hoảng, Nga đã đưa ra tối hậu thư cho nước láng giềng: Nếu Ukraine từ chối đảm bảo cho Nga rằng họ sẽ không bao giờ gia nhập NATO, Nga sẽ phát động một “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại nước này, và Ukraine đã từ chối nhượng bộ trước yêu cầu của Nga
Vậy, theo luật pháp quốc tế, có bất kỳ một lời biện minh nào cho hành động của
Nga?
Câu trả lời là không Nga không có lời giải thích hợp pháp nào cho cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Ukraine Nga đã vi phạm một số nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia
Nga đã lập luận rằng việc sử dụng vũ lực chống lại Ukraine là hợp pháp theo Điều
51 của Hiến chương Liên hợp quốc, bảo lưu quyền của các quốc gia thành viên Liên
Trang 11hợp quốc được tự vệ trước "một cuộc tấn công vũ trang" và tham gia vào "quyền tự
vệ tập thể." Cụ thể, Nga đã tuyên bố rằng họ có thể sử dụng vũ lực chống lại Ukraina
để bảo vệ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, mà Nga công nhận đây là các quốc gia độc lập Các chuyên gia luật quốc tế và chính sách đối ngoại như John B Bellinger III, Gabriella Blum, Naz Modirzadeh, và Anthony Dworkin đã chỉ trích lập luận này
Bellinger và Dworkin cho rằng: Nga không thể dựa vào biện minh tự vệ vì Ukraine không đe dọa hay tấn công bất kỳ quốc gia nào khác Cả bốn học giả cũng gợi ý rằng ngay cả khi Ukraina đã lên kế hoạch tấn công Donetsk hoặc Luhansk, Nga cũng không thể viện dẫn điều khoản tự vệ tập thể của Điều 51 vì các khu vực này không được công nhận là các quốc gia riêng biệt theo luật pháp quốc tế
Hành động của Nga là đáng lên án vì nước này đã ký Bản ghi nhớ Budapest năm
1994 về Đảm bảo An ninh Theo đó, Ukraine, Belarus và Kazakhstan đã đồng ý từ
bỏ vũ khí hạt nhân Đổi lại, Nga, Mỹ và Anh đảm bảo bảo vệ ba quốc gia trên khỏi bất kỳ mối đe dọa nào đối với sự toàn vẹn lãnh thổ Việc một quốc gia đã bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nhưng lại vi phạm là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được
Ukraine có quyền tự vệ trước sự xâm lược của Nga, cũng như yêu cầu các thành viên khác của cộng đồng quốc tế đứng ra bảo vệ mình
Ukraine có quyền tự vệ trước sự xâm lược của Nga, cũng như yêu cầu các thành viên khác của cộng đồng quốc tế đứng ra bảo vệ mình Có thông tin cho rằng một số quốc gia khác đã gửi viện trợ quân sự cho Ukraine dưới hình thức đạn dược và hệ thống phòng thủ chứ không phải quân đội
Ngoại trừ việc sử dụng lực lượng vũ trang, các quốc gia khác có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm cả thương mại, dịch vụ tài chính, cấp thị thực,
du lịch hàng không, v.v., tùy theo một số quyền con người và những cân nhắc liên quan