khoá luận tổ chức và hoạt động của thanh tra chính phủ tt

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
khoá luận tổ chức và hoạt động của thanh tra chính phủ tt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc hoàn thành tốt nhiệm vụ về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là vô cùng cần thiết và cấp đóng vai trò cốt lõi kiến tạo tổ chức bộ máy tinh gọn, mang lại kết quả t

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

Khóa luận tốt nghiệp ngành : Luật – Thanh tra

Người hướng dẫn : TS Phạm Thị Anh Đào Sinh viên thực hiện : Hà Hoàng Trà My Mã số sinh viên : 2005TTRB04

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn ban hành, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra Đó là minh chứng về sự sâu sát, quan tâm đến công tác kiện toàn về tổ chức và hoạt động ngành Thanh tra, sự ra đời của các van bản như Quyết định số 2213/QĐ - Ttg về Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hay Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017: “Về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt hiệu lực, hiệu quả” đã chỉ rõ nhóm nhiệm vụ trọng tâm hướng đến nâng cao chất lượng hoạt

động Từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm, độc lập, tự quyết trong hệ thống cơ quan thanh tra Cùng với đó, dựa trên định hướng chỉ đạo và lộ trình cụ thể để đổi mới phương thức hoạt động, hoàn thiện quy trình tổ chức, từng bước điều chỉnh sao cho phù hợp và tinh gọn, củng cố và phát huy nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương

Thanh tra Chính phủ - một trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương đóng vai trò quan trọng thực trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và ngành Thanh tra nói riêng với nhiệm vụ lãnh đạo ở cấp cao nhất, quyết định một phần kết quả của chu trình vận hành phát triển của Nhà nước ta Trong vai trò đó, nhằm hướng đến hoàn thành hiệu quả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Đảng và Nhà nước trong các nội dung về thiết lập và hoàn thiện thể chế nền kinh tế mới đa thành phần trên định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền tảng vững vàng về mặt cơ cấu góp phần vào công cuộc vận hành nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo hướng đồng bộ, thông suốt, huy động và sắp xếp hợp lí, phát huy tối đa tiềm năng của mọi nguồn lực như nhân lực, vật lực,… Qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng và bền vững vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân

Trang 3

chủ, công bằng, văn minh" Việc hoàn thành tốt nhiệm vụ về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là vô cùng cần thiết và cấp đóng vai trò cốt lõi kiến tạo tổ chức bộ máy tinh gọn, mang lại kết quả tích cực, là chuẩn mực và khuôn mẫu tạo ra động lực và là “tấm gương sáng” góp phần hoàn thiện bộ máy đối với hệ thống các cơ quan nhà nước cấp địa phương đặc biệt là trong hệ thống cơ quan thanh tra

Bên cạnh những thành tựu, kết quả tích cực mà cơ quan Thanh tra Chính phủ đạt được trong thời gian vừa qua vẫn còn những bất cập và hạn chế chưa được khắc phục, giảm thiểu Thiếu thống nhất về yếu tố đầu mối, thiếu chặt chẽ về nhiệm vụ quản lý và tổ chức nhân sự Tồn tài nhiều mâu thuẫn, trùng lặp về quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan, một số cho thấy nội dung chưa phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn Chính sách, cơ chế khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn bộ máy chưa đáp ứng nhu cầu của chủ thể thực hiện Một trong các nguyên nhân làm tăng biên chế đó là sự phân bổ kinh phí chưa gắn với hiệu suất hoạt động và hiệu quả tổ chức Dựa trên thực tiễn tình hình đặt ra yêu cầu đối với công tác tổ chức và thực hiện đối với ngành Thanh tra nói chung và cơ quan thanh tra Chính phủ nói riêng Thiết kế một chỉnh thể tinh gọn, hoàn chỉnh của bộ máy thanh tra với tính hiện đại, năng động, sáng tạo là cơ sở vững chắc đẩy nhanh tiến độ, mức độ hiệu quả quá trình cải cách hành chính nhà nước, là một trong các yếu tố giúp bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Từ những lý do này, em lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu về vấn đề tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ nói riêng và pháp luật về các vấn đề về thanh tra nói riêng, nhìn chung là một trong những đề tài được học giả nghiên cứu quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến sự vận hành hiệu quả của bộ máy nhà nước

cũng như quyền và lợi ích của nhân dân, điển hình như: “Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ từ thực tiễn đại học Quốc gia Hà Nội” - Luận văn Thạc sĩ Luật

Trang 4

học của Vũ Hải Uyên (2018); “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường” - Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của Văn Thị Hoài Thanh (2017); “Đối tượng thanh tra - những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Đề tài khoa học cấp cơ sở của ThS Lê Văn Đức (2021); “Tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” - sách

chuyên khảo của tác giả Vũ Việt Hà do NXB Công an Nhân dân xuất bản năm

2023; “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo” - Luận văn

Thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật hành chính của Bạch Thanh Trà ( 2017);

Bên cạnh đó, có nhiều bài viết, báo cáo chuyên đề liên quan đến vấn đề về tổ

chức và hoạt động thanh tra như: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động thanh tra và tiếp công dân của cấp huyện” của tác giả Phạm Thị Huệ ( 2023) Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09 (481), tháng

05/2023; "Tổ chức và hoạt động của thanh tra sở trong thực tiễn ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Tuấn An ( 2021) đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 18/03/2021; "Xác định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ" của tác giả

Hoàng Quốc Tráng và Phạm Thị Thu Hiền ( 2024 ) đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước ngày 27/02/2024;

Đánh giá các công trình nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ, nhìn chung, số lượng đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề trên chưa nhiều song cũng có những quan điểm, ý kiến dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, có thể thấy như sau:

Thứ nhất, đối với các vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động Trong các nghiên cứu của các tác giả, hầu hết đều đưa ra những nhận định và phân tích liên quan đến những vấn đề mang tính lý luận chung bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, và pháp luật các yếu tố đó Tuy nhiên, ở mỗi góc nhìn khác nhau lại đưa ra các quan điểm khác nhau với chủ thể khác nhau Song các công trình nghiên cứu đều chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu và làm rõ một cách riêng biệt đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ nghĩa, mà chủ yếu là tiếp cận tới một vấn đề riêng biệt trong các vấn đề cấu thành nên việc tổ chức và

Trang 5

hoạt động, thí dụ như: Nguyên tắc hoạt động, vai trò,… Dưới góc độ nghiên cứu lý luận về quá trình tổ chức và hoạt động đối với các cơ quan nhà nước của các đề tài chính là nguồn tham khảo giá trị để đề tài khóa luận học hỏi bởi các công trình đã nghiên cứu tương đối cụ thể và công phu

Thứ hai, tổng quát về nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở giai đoạn thực thi Luật Thanh tra 2010 trở về trước nên ít có tính mới Luật Thanh tra 2022 ra đời đánh dấu sự đổi mới về hệ thống các cơ quan thanh tra và kèm theo nhiều quy định mới trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra song chưa xuất hiện các đề tài chuyên sâu mang tính đột phá nhằm định vị vị trí và vai trò cơ quan Thanh tra Chính phủ nhằm xây dựng hình mẫu điển hình cải thiện hệ thống cơ quan cấp dưới thông qua việc tổ chức và hoạt động Bên cạnh đó, ở một số công trình, phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ hướng đến các đối tượng cụ thể nên chưa thể sử dụng nhằm đánh giá đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ Dựa trên những đánh giá từ các công trình nghiên cứu, đề tài khóa luận có thể rút ra những điểm đã được khắc phục và hoàn thiện trên cơ sở pháp luật thanh tra hiện hành cũng như những vấn đề chưa được cải thiện để tiếp tục định hướng nghiên cứu, làm cho đề tài có tính mới

Thứ ba, xem xét các quan điểm, phương hướng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ Mục tiêu cuối cùng của các công trình nghiên cứu là đưa ra được quan điểm về các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra Chính phủ Hầu hết, các công trình tập trung hoàn thiện pháp luật theo hướng tiếp cận vấn đề trong phạm vi tương đối cụ thể, tập trung đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện, khắc phục những khuyết điểm trong quy định pháp luật và các giải pháp đối với đối tượng mang tính riêng biệt

Khái quát lại, có nhiều công trình đã nghiên cứu về tổ chức và hoạt động và trong mỗi công trình nghiên cứu đã có những ưu điểm cũng như vẫn còn những khía cạnh chưa được đề cập song đây đều là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để tác giả triển khai và học hỏi để thực hiện đề tài khóa luận

Trang 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài khóa luận là đưa ra một số phương hướng và giải pháp

nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh tra Chính phủ; về đặc điểm vai trò; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Chính phủ

Căn cứ vào cơ sở nêu trên trình bày và đưa ra nhận xét, đánh giá về thực tiễn cơ cấu tổ chức và hoạt động của thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra Dựa vào các ưu điểm và hạn chế, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra Chính phủ trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ; phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức và thực tiễn hoạt động của Thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra, đưa ra nhận xét về những ưu điểm, hạn chế, bất cập so với quy định hiện hành trên cơ sở đó đề xuất

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: dựa trên hai phương pháp chính gồm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với đường lối, chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy

Trang 7

nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp cụ thể: sử dụng các phương pháp cụ thể như tổng hợp, phân tích, so sánh, lịch sử, để áp dụng nghiên cứu theo từng chương

6 Đóng góp của đề tài

Một là, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về vị trí, chức năng, vai trò, mối quan hệ đối với các cơ quan khác tác động tới tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ

Hai là, phân tích mặt mạnh và mặt yếu và nguyên nhân xuất hiện những điểm đó trong tổ chức Thanh tra Chính phủ

Ba là, nêu ra giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ: hoàn thiện về mặt văn bản quy phạm pháp luật, về đội ngũ nhân lực trong tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ theo hướng phù hợp với phương hướng đặt ra của Đảng, Nhà nước theo yêu cầu đổi mới của xã hội

7 Bố cục Bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận được tác giả thực hiện qua 3 nội dung chính:

Chương 1: Khái quát chung về Thanh tra Chính phủ

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ

Trang 8

Thứ nhất, vai trò tham mưu và quản lý nhà nước về thanh tra

Thứ hai, vai trò tham mưu và quản lý nhà nước và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Thứ ba, tham mưu và quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng Thứ tư, hướng dẫn tổ chức và thực thi pháp luật về thanh tra, giải quyết

1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ

Xác định cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Thanh tra Chính phủ dựa trên việc xác định các yếu tố cụ thể là:

-Đối với cơ cấu tổ chức: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

-Đối với hoạt động: nguyên tắc, phương thức, đối tượng, lĩnh vực 1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ

Ghi nhận quy định pháp luật về cơ quan Thanh tra Chính phủ tại Nghị định 81/2023/NĐ-CP và có 19 đơn vị trực thuộc trong nội bộ cơ quan

1.2.2.Chức năng của Thanh tra Chính phủ

Gồm hai nhóm chức năng chính đó là: quản lí nhà nước và thực hiện các hoạt động chuyên ngành về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

1.2.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

Nhiệm vụ, quyền hạn được trình bày căn cứ vào chức năng lần lượt theo trình tự: quản lý nhà nước, tham mưu, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng

Trang 9

1.2.4.Hoạt động của Thanh tra Chính phủ

Xem xét hoạt động của Thanh tra Chính phủ dựa trên nội dung về 4 nguyên tắc hoạt động, 2 phương thức hoạt động, các đối tượng và c lĩnh vực thực hiện hoạt động của cơ quan theo quy định pháp luật Ngoài ra đánh giá cơ bản mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với Chính Phủ, Quốc Hội và hệ thống các cơ quan thanh tra các cấp

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ

Yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ được nghiên cứu gồm các nội dung trọng yếu có tác động to lớn đó là: chính trị, pháp lý và nhân lực

Về chính trị: tác động phần lớn đến phương hướng tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ

Về pháp lý: mô tả các quan điểm, đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng thành các quy định pháp luật đóng vai trò là cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định đặt ra

Về nhân lực: yếu tố then chốt quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động

Tiểu kết chương 1

Tại Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ quan Thanh tra Chính phủ Bên cạnh đó, tại Chương 1 đã trình bày hệ thống các khái niệm căn bản gồm: tổ chức, hoạt động và khái quát hoá những vấn đề cơ bản của cơ quan Thanh tra Chính phủ Nội dung cơ bản của Chương 1 là nền tảng lý luận căn bản để qua đó thực hiện đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động Thanh tra Chính phủ tại Chương 2

Trang 10

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

2.1 Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Chính phủ

Thanh tra Chính phủ đã trải qua bảy lần thay đổi tên gọi khác nhau Mỗi lần thay đổi là đại diện cho vai trò phù hợp với từng giai đoạn, thời kì của quốc gia, cho thấy sự thay đổi về tên gọi là từng bước thay đổi về bộ máy nhằm đẩy mạnh quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức: vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ,…

Tên gọi Thanh tra Chính phủ được xác lập từ năm tháng 4 năm 2005 cho đến nay Hiện nay cơ cấu tổ chức Thanh tra Chính phủ được phân chia thành 19 đơn vị trực thuộc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn khác nhau theo trọng điểm, khu vực và nhiệm vụ riêng biệt, gồm các cơ quan và vị trí cơ bản trong hai sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1 Lãnh đạo của cơ quan Thanh tra Chính phủ

Tổng Thanh tra Chính phủ hiện nay là ông Đoàn Hồng Phong đương nhiệm từ ngày 8/4/2021 tính đến nay đã hơn 3 năm đảm nhiệm vai trò này Bên cạnh đó gồm có 5 Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trong đó xét về học hàm, học vị có 2 người là tiến sĩ, 3 người là thạc sĩ 100% đạt trình độ cao cấp lý luận chính

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:54