1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

theo anh chị trường đại học a cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng ký quyền tác giả đối với giáo trình luật sở hữu trí tuệ tại cục bản quyền tác giả

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị tài liệu để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở hữu Trí tuệ
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 250,42 KB

Nội dung

Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăngký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyềntác giả?Căn cứ Khoản 4 Điều 39 Nghị định 17/

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỀ BÀI SỐ 04

LỚP : N0 TL (4619)

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

04) 1

PHẦN NỘI DUNG 1

1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả? 1

1.1 Tờ khai đăng ký quyền tác giả 2

1.2 Hai (02) bản sao tác phẩm 3

1.3 Văn bản ủy quyền 3

1.4 Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả 4

1.5 Văn bản đồng ý của các đồng tác giả 4

1.6 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu 4

1.7 Văn bản đồng ý của người chủ sở hữu hình ảnh cá nhân trong văn bản.4 2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường A không? Vì sao? 5

2.1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan 5

2.2 Chủ thể có hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26 của Luật SHTT 5

2.3 Có yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đối tượng bị xem xét 6

2.4 Hành vi xem xét xảy ra tại Việt Nam 8

3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà trường? 8

3.1 Sử dụng công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 8

Trang 3

3.2 Yêu cầu bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi xâmphạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông vàmạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại 103.3 Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật SHTT 2005 và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan 113.4 Khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa mình 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHỤ LỤC 16

Trang 4

ĐỀ BÀI (ĐỀ SỐ 04)

Trường Đại học A ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật Sởhữu trí tuệ để viết Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Theo đó, nhà trường đầu tưtoàn bộ kinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việcxuất bản Giáo trình ra thị trường Tháng 10 năm 2023, Giáo trình Luật Sở hữutrí tuệ của Trường Đại học A được xuất bản Tháng 11 năm 2023, Trường Đạihọc A phát hiện thư viện của Trường Đại học B đã số hóa và cung cấp miễn phíbản số hóa Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường A cho sinh viên Trường B

để học tập theo hình thức trực tuyến mà không được sự đồng ý của Trường A

1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng

ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tácgiả?

2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trítuệ của Trường A không? Vì sao?

3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợppháp của nhà trường?

PHẦN NỘI DUNG

1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng

ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả?

Căn cứ Khoản 4 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấychứng nhận đăng ký quyền tác giả bao gồm:

(i) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12a, Điều 13 Luật SHTT 2005 Theo đó, Trường Đại học A là chủ

sở hữu quyền tác giả đối với Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ do Trường Đại học

A ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ để viết giáotrình và Nhà trường chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ kinh phí cho việc trả thùlao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việc xuất bản ra thị trường Như vậy,

Trang 5

các giảng viên trực tiếp sáng tạo ra giáo trình và chủ sở hữu quyền tác giả đốivới giáo trình là Trường Đại học A được bảo hộ quyền tác giả.

(ii) Tác phẩm phải được bảo hộ quyền tác giả Giáo trình Luật Sở hữu trí

tuệ của Trường Đại học A là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo điểm aKhoản 1 Điều 14 Luật SHTT 20051

(iii) Thành phần hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hợp lệ theo quy định tại Điều 39 Nghị định này Theo Khoản 1 Điều 49 Luật

SHTT 2005, với tư cách chủ sở hữu quyền tác giả, Trường Đại học A là chủ thểđược thực hiện việc đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả

Tài liệu Trường Đại học A cần phải chuẩn bị để đăng ký quyền tác giả đốivới Giáo trình nêu trên được quy định tại Điều 50 Luật SHTT 2005 và đượchướng dẫn chi tiết tại Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP Cụ thể như sau:

1.1 Tờ khai đăng ký quyền tác giả

Tờ khai đăng ký quyền tác giả là loại tài liệu mà ở đó người nộp đơn, chủ

sở hữu, tác giả của tác phẩm phải kê khai đầy đủ các thông tin được quy định cụthể tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật SHTT 2005 Theo đó, tờ khai phải đượclàm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, chủ

sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tácphẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố;thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với cácthông tin ghi trong tờ khai

Nhằm tạo sự thống nhất và thuận tiện cho các chủ thể khi chuẩn bị tờ khai,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư BVHTTDL quy định về các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyềnliên quan Theo đó, tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm làsách giáo khoa, giáo trình được hướng dẫn tại Mẫu tờ khai số 07 ban hành kèmThông tư này.2

08/2023/TT-1 Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao

gồm “tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ

viết hoặc ký tự khác”.

2 Phụ lục: Mẫu tờ khai số 07 ban hành kèm Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.

Trang 6

Trong trường hợp này, Trường Đại học A là tổ chức, đồng thời tiến hànhviệc đăng ký với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả nên người đại diện theopháp luật của Trường Đại học A (chủ tịch Hội đồng trường hoặc Hiệu trưởngnhà trường3) là người ký tên và phải đóng dấu trên Tờ khai.

Như vậy, Trường Đại học A cần chuẩn bị Tờ khai theo mẫu 07 tại Thông

tư 08/2023/QĐ-BVHTT và đảm bảo đáp ứng các điều kiện kể trên về nội dung

Tờ khai

1.2 Hai (02) bản sao tác phẩm

Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, bản sao của tác phẩm làbản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất

kỳ phương tiện hay hình thức nào

Như vậy, Trường Đại học A cần chuẩn bị 2 bản sao chép giáo trình Luật

Sở hữu trí tuệ bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, ví dụ như bản cứng(bản chép tay, bản in, bản photocopy, ) hoặc bản điện tử

1.3 Văn bản ủy quyền

Trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm, tác giả không trực tiếp đi đăng kýquyền tác giả, có thể ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký vớiđiều kiện phải có giấy ủy quyền Điều này có nghĩa là việc ủy quyền phải đượcthể hiện dưới dạng văn bản mà không phải bằng các hình thức khác (lời nói,hành động, )

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, văn bản ủyquyền phải ghi cụ thể thông tin liên hệ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;tên tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;phạm vi ủy quyền; thời hạn ủy quyền Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thìvăn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật

Như vậy, nếu Trường Đại học A ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác nộp

hồ sơ đăng ký quyền tác giả thì cần chuẩn bị thêm giấy ủy quyền trong hồ sơđăng ký quyền tác giả

3 Việc xác định người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập phải được căn cứ theo quy định của pháp luật

về tổ chức bộ máy và các văn bản pháp luật có liên quan quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Trang 7

1.4 Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả

Trường Đại học A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với giáo trình Luật Sởhữu trí tuệ, nên khi đăng ký quyền tác giả, đơn vị này cần chuẩn bị một số tàiliệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại điểm d Khoản 2Điều 50 Luật SHTT và được hướng dẫn cụ thể tại điểm d Khoản 1 Điều 39Nghị định 17/2023/NĐ-CP:

- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Trường Đại học A: 01 Quyếtđịnh thành lập Trường Đại học A

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo làhợp đồng, cụ thể là hợp đồng giữa Trường Đại học A ký với các giảng viên vềviệc biên soạn giáo trình Bản hợp đồng này phải là bản gốc, hoặc bản sao cócông chứng, chứng thực

- Văn bản cam đoan của các giảng viên về việc tự sáng tạo và sáng tạo theohợp đồng giao việc viết giáo trình giữa Trường Đại học A và các giảng viên.Các giảng viên là tác giả viết giáo trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về nộidung cam đoan

1.5 Văn bản đồng ý của các đồng tác giả

Nếu tác phẩm có đồng tác giả, hồ sơ cần có văn bản đồng ý của các đồngtác giả Trong trường hợp này, các giảng viên ký hợp đồng tham gia viết giáotrình Luật Sở hữu trí tuệ là đồng tác giả của giáo trình, nên cần có văn bản đồng

ý của các giảng viên trên

1.6 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu

Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung, hồ sơ cần có vănbản đồng ý của các đồng chủ sở hữu Trong trường hợp Trường Đại học A cóbất kỳ thỏa thuận/hợp đồng nào về việc sở hữu chung đối với giáo trình Luật Sởhữu trí tuệ, cần chuẩn bị văn bản đồng ý của các chủ sở hữu quyền tác giả cònlại

1.7 Văn bản đồng ý của người chủ sở hữu hình ảnh cá nhân trong văn bản

Trường hợp trong giáo trình có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khácthì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật

Trang 8

Trường Đại học A cần lưu ý: Tài liệu quy định tại các mục 1.3, 1.4, 1.5,

1.6 và 1.7 trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngônngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt (có công chứng hoặc hợp pháp hóalãnh sự); phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch

sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng

kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cóthể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (vàđóng dấu, nếu có) của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ

2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường A không? Vì sao?

Theo Điều 64 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, căn cứ xác định hành vi xâmphạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

2.1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Theo điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2022 quy định: “1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác” Như vậy, giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại

học A do các giảng viên trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình màkhông sao chép từ tác phẩm của người khác là tác phẩm được bảo hộ quyền tácgiả Giáo trình của Trường Đại học A đang được bảo hộ, ngay từ khi được hoànthành bởi cơ chế bảo hộ tự động của pháp luật sở hữu trí tuệ

2.2 Chủ thể có hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26 của Luật SHTT

Điều 39 Luật SHTT 2005 quy định về chủ sở hữu quyền tác giả như sau:

“Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả:

1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trang 9

2 Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trong tình huống này, Trường Đại học A ký hợp đồng với một số giảngviên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ để viết Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ và đồngthời đầu tư toàn bộ kinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chiphí cho việc xuất bản Giáo trình ra thị trường Như vậy, Trường Đại học A làchủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ cònnhóm giảng viên biên soạn là tác giả của giáo trình Theo đó, nhóm giảng viên

có các quyền nhân thân tại Điều 19 còn Trường Đại học A sẽ có các quyền tàisản tại Điều 20 Luật SHTT đối với tác phẩm Do đó, Trường Đại học A là chủthể có quyền làm học liệu phái sinh; sao chép học liệu; phân phối, nhập khẩubản gốc hoặc bản sao học liệu; truyền đạt học liệu đến mọi người bằng phươngtiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹthuật nào khác Trường A có thể độc quyền thực hiện các quyền này hoặc chophép chủ thể khác thực hiện

Hơn nữa, đối với tình huống trên, Trường B cũng không có bất kỳ thỏathuận nào với Trường A để số hóa và cung cấp miễn phí bản số hóa này chosinh viên trường B Đồng thời, trường B cũng không thuộc các ngoại lệ đượcquy định tại Điều 25 nên trường B không là chủ thể được khai thác quyền tácgiả và quyền liên quan với tác phẩm này

2.3 Có yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đối tượng bị xem xét

Thứ nhất, hành vi số hóa của trường B là hành vi sao chép tác phẩm Theo Khoản 10 Điều 4 Luật SHTT 2005, “sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” Trong khi đó số hóa về cơ bản là quá trình

chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý sang dạng số, bao gồm việc chuyển đổi các

dữ liệu, tài liệu, hình ảnh,…thành định dạng số có thể được xử lý, lưu trữ vàtruyền qua mạng internet Như vậy có thể hiểu số hóa là một dạng của hành visao chép

Trang 10

Thứ hai, xét xem hành vi số hóa của trường B có thuộc các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả hay không.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, khôngphải trả tiền bản quyền bao gồm trường hợp quy định tại điểm e Khoản 1 Điều

25 Luật SHTT 2005, cụ thể là “e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ

để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số”.

Ngoài ra Khoản 1 Điều 29 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định thêm:

“1 Sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện quy định tại điểm e khoản 1 Điều

25 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá ba bản để bảo quản, với điều kiện các bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ.”

Với các quy định trên, điều kiện để sao chép tác phẩm lưu trữ trong thưviện bao gồm:

(i) Không nhằm mục đích thương mại;

(ii) Sao chép không quá ba bản để bảo quản;

(iii) Bản sao phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ;

(iv) Giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện,lưu trữ

Trong trường hợp nếu Trường B đã thực hiện đầy đủ các điều kiện trên thìhành vi số hóa giáo trình và cung cấp miễn phí bản số hóa giáo trình Luật sởhữu trí tuệ của Trường A cho sinh viên Trường B không phải là hành vi xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ

Trang 11

Nếu Trường B không thực hiện đầy đủ các điều kiện trên, hành vi số hóagiáo trình của thư viện Trường B có thể coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữutrí tuệ Căn cứ theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hành vi củathư viện trường B có thể xếp vào hai dạng hành vi:

g) Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: Nhân bản, tạo bản sao tác phẩm

mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật; sao chép phần tác phẩm, trích đoạn, lắp ghép mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều

20, các điều 25 và 25a của Luật Sở hữu trí tuệ;

l) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm pháp lý quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật Sở hữu trí tuệ;

2.4 Hành vi xem xét xảy ra tại Việt Nam

Nhóm xác định hành vi số hóa và cung cấp tài liệu miễn phí cho sinh viêncủa Trường Đại học B xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà trường?

Theo Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT 2005 quy định về các biện pháp đểbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ, Trường Đại học

A có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp củanhà trường Các biện pháp này không nhất thiết phải tiến hành tuần tự theo thứ

tự quy định trong Luật SHTT 2005 mà có thể áp dụng bất kì một hoặc một sốbiện pháp được liệt kê Tuy nhiên, Trường Đại học A cần cân nhắc kĩ các ưuđiểm và nhược điểm của từng biện pháp, cũng như lợi ích mà nhà trường nhậnđược

3.1 Sử dụng công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp này được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT

2005 Căn cứ Điều 61 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn về biện pháp công

nghệ bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan thì biện pháp công nghệ là biện

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w