1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề nhận thức luận trong triết học mác lênin

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề nhận thức luận trong triết học Mác – Lênin. Liên hệ với quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên
Tác giả Nguyễn Tiến Đạt, Trần Mạnh Đạt, Nguyễn Huyền Diệp, Nguyễn Thiên Đức, Hoàng Minh Dương, Đinh Thùy Dung, Nguyễn Tiến Dũng, Đặng Anh Đào, Hoàng Tiến Đạt, Lê Trọng Hoàng Dương
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 389,71 KB

Nội dung

Đặc biệt, với việc khẳng định nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, chỉ rõ con đường nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý,…, triết học Mác-Lênin thực s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bộ môn Triết học

Đề tài:

Vấn đề nhận thức luận trong triết học Mác – Lênin Liên hệ với quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nhóm 3 Lớp: 2226MLNP0221 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Hà Nội-2022

Trang 2

Bảng phân công nhiệm vụ

xếp loại

Đánh giá của giảng viên

1

Nguyễn Tiến Đạt

Thư ký, tổng hợp word, thuyết trình

A

2 Trần Mạnh Đạt Làm nội dung

2.1

A

3

Nguyễn Huyền Diệp

Nhóm trưởng, làm nội dung 1.3, 2.4, tổng hợp

word

A

4 Nguyễn Thiên Đức Làm nội dung

3.1

A

5 Hoàng Minh Dương Làm nội dung

3.2

A

powerpoint

A

7 Nguyễn Tiến Dũng Làm

powerpoint

A

8 Đặng Anh Đào Làm nội dung

1.1,1.2, 2.3

A

9

Hoàng Tiến Đạt

Làm mở đầu, kết thúc, thuyết trình

A

10 Lê Trọng Hoàng

Dương

Làm nội dung 2.2

A

Trang 3

MỤC LỤC

I QUAN NIỆM VỀ NHẬN THỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 4

1.1 Khái niệm lý luận nhận thức 4

1.2 Các quan điểm về lý luận nhận thức 4

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức 4

1.2.2 Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi 4

1.2.3 Quan điểm của thuyết không thể biết 5

1.2.4 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác 5

1.3 Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng 5 II CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 6

2.1 Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 6

2.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 7

2.2.1 Phạm trù thực tiễn 7

2.2.2 Các hình thức thực tiễn 8

2.2.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 9

2.3 Các giai đoạn của quá trình nhận thức 10

2.3.1 Nhận thức cảm tính 10

2.3.2 Nhận thức lý tính 10

2.3.3 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính 11

2.4 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý 11

2.4.1 Quan điểm về chân lý 11

2.4.2 Các tính chất của chân lý 11

III LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 12

3.1 Liên hệ với quá trình học tập của sinh viên 12

3.2 Liên hệ với quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong hệ thống triết học Mác - Lênin, nhận thức chiếm một vị trí khá quan trọng Nó vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đồng thời, đóng vai trò nền tảng, cơ sở để xây dựng nên các nguyên lý, các quy luật của phép biện chứng duy vật Chính vì vậy, khi nghiên cứu một nguyên lý, một quy luật nào đó, chúng ta phải bắt đầu từ việc tìm hiểu các phạm trù cấu thành của nó Ví dụ, trước khi nghiên cứu nội dung của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, chúng ta phải tìm hiểu và phải nhận thức được các phạm trù, như chất, lượng, độ, tác động, chuyển hoá Đặc biệt, với việc khẳng định nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, chỉ rõ con đường nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý,…, triết học Mác-Lênin thực sự có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của lý luận nhận thức Như vậy có thể khẳng định rằng, các nhận thức đóng vai trò rất quan trọng Tuy nhiên, từ trước đến nay,

do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa quan tâm một cách thoả đáng đến vấn đề này trong lịch sử triết học nói chung và trong triết học Mác - Lênin nói riêng

Sau khi nghiên cứu môn Triết học Mác – Lênin, chúng tôi tâm huyết với đề tài về vấn đề nhận thức luận, vì vậy chúng tôi lựa chọn nội dung: “Vấn đề nhận thức luận trong Triết học Mác – Lênin Liên hệ với quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.” Trong bài thảo luận này, chúng tôi cố gắng hệ thống hoá những

ý kiến của các nhà kinh điển của triết học Mác xoay quanh vấn đề bản chất của nhận thức và vai trò của nhận thức trong hành động và sáng tạo

Trang 5

NỘI DUNG

I QUAN NIỆM VỀ NHẬN THỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

1.1 Khái niệm lý luận nhận thức

V.I Lênin viết: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó,

tự nó và vì nó” Luận điểm đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của lý luận vừa như quá trình vừa như kết quả của hoạt động nhận thức.Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhận thức; con đường để đạt chân lý, Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: lý luận nhận thức phải giải quyết mối quan hệ của tri thức, tư duy của con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con người

có thể nhận thức được thế giới hay không?

Trong lịch sử triết học, xuất phát từ lập trường thế giới quan khác nhau, các trào lưu triết học khác nhau đã đưa ra các quan điểm khác nhau về lý luận nhận thức

1.2 Các quan điểm về lý luận nhận thức

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Berkeley phủ nhận chân lý khách quan, thừa nhận thượng đế là chủ thể của nhận thức; nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người mà chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người Nhận thức có nghĩa là cảm giác của con người (Phichtơ)

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Plato, Hegel không phủ nhận khả năng nhận thức của con người, nhưng lại giải thích một cách duy tâm, thân bí khả năng này của con người Plato cho rằng đó là khả năng linh hồn của vũ trụ Hegel coi khả năng đó

là khả năng tinh thần của thế giới Đối với Platon, nhận thức chỉ là quá trình hồi tưởng lại, nhớ lại những gì mà linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người đã có sẵn các tri thức ở thế giới ý niệm Hegel cho rằng, nhận thức chính là quá trình tự ý thức (tự nhận thức) của tinh thần thế giới

1.2.2 Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi

Các đại biểu của thuyết hoài nghi đã nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm chí đã nghi ngờ cả bản thân sự tồn tại khách quan của các sự vật hiện tượng Tuy nhiên, cũng có những đại biểu có quan điểm hoài nghi lành mạnh, chứa

Trang 6

đựng những yếu tố tích cực đối với nhận thức khoa học Về thực chất, các nhà hoài nghi chủ nghĩa đã không hiểu được trên thực tế biện chứng của quá trình nhận thức

1.2.3 Quan điểm của thuyết không thể biết

Những người về thuyết không thể biết, điển hình là Cantơ cho rằng, về nguyên tắc con người không thể nhận thức được bản chất của thế giới Chúng ta có hình ảnh

về sự vật, nhưng đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài của chúng chứ không phải là chính bản thân sự vật Con người không thể nhận thức được “vật tự nó – Ding an sich”, chỉ có thể nhận thức được các hiện tượng bên ngoài sự vật

1.2.4 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác

Nhìn chung đều công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức con người, bảo vệ nguyên tắc nhận thức

là phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người nhưng còn có những hạn chế

Do tính chất siêu hình, họ hiểu phản ánh chỉ là sự sao chép giản đơn Theo nhận thức chỉ như một sự phản ánh thụ động, giản đơn, không có quá trình vận động, biến đổi, nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, không phải là quá trình biện chứng

Do tính chất trực quan, họ hiểu phản ánh chỉ là sự tiếp nhận thụ động một chiều những tác động của sự vật lên giác quan của con người.Họ chưa hiểu được vai trò của thực tiễn trong nhận thức

1.3 Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Nguyên tắc thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người, là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật

biện chứng

Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan

Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I Lênin từng viết: “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Đây là quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn của con người trong phản ánh

Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác,

ý thức nói chung Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm

Trang 7

tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

II CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

2.1 Nguồn gốc, bản chất của nhận thức

* Nguồn gốc

- Thế giới vật chất tồn tại khách quan là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức thế giới và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức Không phải ý thức của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người, đó là nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức - Triết học Mac – Lênin khẳng định: “Con người có khả năng nhận thức thế giới.”

* Bản chất:

- Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người,

là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể Thế giới vật chất tồn tại khách quan

độc lập đối với ý thức của con người tuy nhiên không có cái gì là không thể nhận

thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi

VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm,

về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động Điều này thể hiện quá trình thay đổi trong nhận thức của con người Có thể thấy, qua thời gian con người đã tiến hoá, nhận thức cũng dần phát triển và hoàn thiện

- Nhận thức là một quá trình biện chứng có sự vận động và phát triển Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo Quá

trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều,

từ hiện tượng đến bản chất

VD: Đối với học sinh, sinh viên tìm hiểu và học một môn học mới là điều quen thuộc Tuy vậy, không phải bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng khả năng hiểu biết rõ, nắm bắt hoàn thiện kiến thức của môn học đó Mà thông qua quá trình học tập, chuẩn bị bài, nghe giảng, đọc hiểu mới có thể hiểu hơn và nắm vững kiến thức môn học đó hơn Điều đó thể hiện nhận thức của người học sinh, sinh viên về tầm quan trọng cũng như vai trò của mỗi môn học Sinh viên chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức môn học

Trang 8

- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp

nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

VD: Lùi lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, chúng ta được học, được biết những chiến thắng oanh liệt với giặc ngoại xâm, đế quốc trong quá trình bảo vệ nền độc lập của dân tộc Tại thời điểm đó, nhân dân ta với mục đích cao cả nhất là một lòng chung sức đánh giặc, quyết đòi lại quyền tự do, độc lập của dân tộc ta Khi thời bình trở lại, nước nhà độc lập tự do thì Đảng và Nhà nước ngoài định hướng tiếp tục bảo

vệ chủ quyền dân tộc, còn định hướng mục tiêu quan trọng là phát triển đất nước, hội nhập tiếp cận với thời cuộc hiện tại Chính điều này qua đó đã khắc hoạ phần nào nội dung của quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể với khách quan qua hoạt động thực tiễn

-> Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Có thể thấy, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên

cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể

2.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

2.2.1 Phạm trù thực tiễn

Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất- cảm tính, có tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên

và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thực tiễn gồm những đặc trưng sau:

Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất- cảm tính (con người phải sử dụng lực lượng vật chất,

công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng) Trên

cơ sở đó con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình

Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử- xã hội của loài người; nghĩa là thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham

gia của đông đảo người trong xã hội Con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nó bị giới hạn bởi những điều kiện lịch

Trang 9

sử- xã hội cụ thể Đồng thời, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó

Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật

nhằm thích nghi với thế giới, con người bằng và thông qua thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của động vật

2.2.2 Các hình thức thực tiễn

1 Hoạt động sản xuất vật chất

Đây là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất, vì ngay

từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù đơn giản là để tồn tại Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người Không

có nó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người

Ví dụ: Hoạt động sản xuất ra sản phẩm của người công nhân trong nhà máy, của người nông dân tạo ra lương thực, thực phẩm…

2 Hoạt động chính trị- xã hội

Là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, gồm các hoạt động đấu tranh như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũng không thể phát triển bình thường

Ví dụ: Hoạt động ứng cử, bầu cử trong các Đại hội Đoàn thanh niên, Hội nghị Quốc hội…

3.Hoạt động thực nghiệm khoa học

Là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, vì trong hoạt động thực nghiệm khao học, con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên

Trang 10

để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà mình đã đề ra Trên cơ sở đó, vận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội Ngày nay, khi cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì hình thức hoạt động thực tiễn ngày càng đóng vai trò quan trọng

Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm để tạo ra các loại thuốc vacxin, thuốc phòng chống bệnh, những nguồn năng lượng mới,…

 Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau; trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn kia Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với

tự nhiên, xã hội, nhưng đồng thời cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên,

để “làm chủ” tự nhiên

2.2.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của nhận thức con người Thông qua nó, con

người tác động vào các thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận, bởi tri thức con người nảy sinh bởi thực tiễn Thực tiễn giúp rèn luyện các giác quan của con người, lamg cho chúng phát triển tinh tế hơn, toàn diện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của con người tốt hơn Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “ chính việc người ta biến đổi tự nhiên…

là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải tiến tự nhiên.” Thực tiễn còn là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển

Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức.Thực tiễn là mục đích của nhận

thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn

Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo tính chân thực của các tri thức đã thu được Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: “Vấn đề

tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w