1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhóm 12 triết học mác lênin vấn đề giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của lý luận này ở việt nam

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử .... Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

Trang 2

Bảng đánh giá thành viên STT Họ và tên Mã sinh

viên Công việc Đánh giá

116 Nguyễn Tiến Việt 20D200059 Hoàn thành PowerPoint B

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1 Con người và bản chất của con người 5

2.1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 5

2.1.2 Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình 5

2.1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người 6

2.1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 6

2.1.5 Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội 6

2.2 Hiện tượng tha hoá con người và vấn đề giải phóng con người 7

2.2.1 Thực chất của hiện tượng tha hoá là lao động của con người bị tha hoá 7

2.2.2 Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức 7

2.2.3 Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người 7

2.3 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 8

2.3.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội 8

2.3.2 Vai trò của quần chúng nhân và lãnh tụ trong lịch sử 9

CHƯƠNG III VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊ – NIN Ở VIỆT NAM 12

3.1 Thực trạng vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác Lê - nin về phát triển con người theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh 12

3.2 Thực trạng vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác Lê - nin về phát triển con người theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 15

3.3 Ý nghĩa của việc vận dụng vấn đề con người trong Triết học Mác Lê - nin ở Việt Nam và các giải pháp phát triển con người trong thời đại mới 18

3.3.1 Ý nghĩa của việc vận dụng vấn đề con người trong Triết học Mác - Lênin ở Việt Nam 18

3.3.2 Các giải pháp phát triển con người trong thời đại mới 19

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 21

Trang 4

CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU

Con người luôn là một chủ đề, một đề tài lớn trong triết học Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến nay Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới từ trước tới nay Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất Không những thế trong nhiều đề tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con

người là một trung tâm được các nhà nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý

Đảng ta đã khẳng định tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với Chủ nghĩa Mác-Lê Nin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nan cho hành động của Đảng Tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo

đức”

Việt Nam ta hiện đang trong quá trình phát triển và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Để đạt được những kết quả tốt trong quá hình phát triển đất nước thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Con người Việt Nam với những tố chất và năng lực đã được chứng minh trong lịch sử

dân tộc

Đó là lý do tại sao bài thảo luận: “Vấn đề con người trong triết học Mác Lênin và ý nghĩa của lí luận này ở Việt Nam” ra đời Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng và cải thiện cũng như học học tìm tòi rất nhiều, tuy nhiên với kiến thức và sự hiểu biết còn giới hạn chắc chắn bài luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được những đánh giá và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 5

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự

nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người

- Về mặt sinh học:

+ Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội

+ Con người cũng giống như động vật khác là phải ăn, ngủ, sinh con, đấu tranh để sinh tồn…

+ Là một bộ phận của giới tự nhiên, nhưng lại biết làm biến đổi giới tự nhiên (khác với con vật)

- Về mặt xã hội:

+ Hoạt động quan trọng nhất là lao động sản xuất

+ Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người”

+ Tư duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội

+ Lao động và giao tiếp làm xuất hiện ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ và tư duy thể hiện tính xã hội của con người

Hai mặt này có quan hệ khăng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản chất của con người Mặt xã hội mới là mặt giữ vai trò quyết định bản chất của con người

2.1.2 Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình

Con người và con vật khác nhau bắt đầu từ khi con người biết sản xuất ra tư liệu sản xuất Khác với động vật chỉ sống hoàn toàn dựa vào tự nhiên, con người muốn có thức ăn, thức uống, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho cuộc sống thì phải tiến hành sản xuất

Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình Ngoài ra, trong quan niệm của C Mác,

Trang 6

lao động không chỉ là cái để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật, mà còn là sự khởi đầu của sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội

2.1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người

Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc về con người khi xem xét con người tách rời với các điều kiện lịch sử cụ thể, không có hoạt động thực tiễn, sản xuất C.Mác đã xuất phát từ những con người hiện thực đang hoạt động, lạo động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình Con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội

2.1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

Nhờ chế tạo ra công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay con người luôn là chủ thể của lịch sử nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử

Kết luận này cho thấy, trong quan niệm của C Mác, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thể của hoạt động lịch sử và sáng tạo ra lịch sử Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội và qua đó, phát triển, hoàn thiện chính bản thân mình Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của tiến trình phát triển lịch sử; con người làm nên lịch sử của chính mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người

2.1.5 Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội

Triết học Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là

tổng hoà các mối quan hệ xã hội”

- Các QHXH tạo nên BC của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn mà là sự tổng hòa giữa chúng

- Khi các QHXH thay đổi → BC con người sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi theo

Trang 7

- Trong các QHXH cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được BC thực sự của mình và BC con người mới được phát triển

- Các QHXH khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người, làm cho con người là một động vật xã hội

Bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, mà có quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cùng với hoạt động thực tiễn của con người

2.2 Hiện tượng tha hoá con người và vấn đề giải phóng con người

2.2.1 Thực chất của hiện tượng tha hoá là lao động của con người bị tha hoá

- Lao động bị tha hoá là quá trình lao động và sản xuất của lao động từ chỗ để

phục vụ con người nay trở thành nô dịch và thống trị con người

- Hiện tượng tha hoá chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp Nguyên nhân

là do xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX

- Con người bị đánh mất mình trong lao động Từ chỗ lao động là sáng tạo, nay

lao động chỉ đảm bảo sự tồn tại thể xác

- Quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người và vật Khi

lao động bị tha hoá thì con người không thể phát triển toàn diện

2.2.2 Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức

- Nội dung hàng đầu : xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân TBCN về TLSX và PTSXTBCN, để giải phóng con người về phương diện chính trị

- Biến LĐ sáng tạo trở thành chức năng thực sự của cn người

- Việc giải phóng con người cụ thể gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại

- Mục tiêu cuối cùng là giải phóng toàn diện con người

2.2.3 Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người

Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc và nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội Do vậy, sự phát triển tự do của mỗi người tất yếu là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người

Sự phát triển tự do của mỗi người chỉ có thể đạt được khi con người thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi sự nô dịch do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt

Trang 8

để, khi sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn, khi con người không còn bị trói buộc bởi sự phân công lao động xã hội

2.3 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử

2.3.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội a Khái niệm

- Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó

- Xã hội là do các cá nhân tạo nên, nó thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau

b Mối quan hệ giữa các nhân và xã hội

- Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể:

+ Trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt, tập thể là phần tử tạo thành xã hội Nó là hình thức liên kết các cá nhân thành từng nhóm trong xã hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, khoa học, tư tưởng, nghề nghiệp

+ Cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn thể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể nhưng không hoà tan vào tập thể

+ Suy đến cùng, thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích Thông qua lợi ích, hình thành nên sự liên kết giữa cá nhân và tập thể, quy định phương hướng hoạt động của tập thể, nhằm làm cho tập thể vừa đảm bảo lợi ích cá nhân, vừa là điều kiện cho sự phát triển cá nhân Từ đó, mỗi cá nhân lại tác động thúc đẩy tập thể phát triển

+ Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể đòi hỏi phải chống hai khuynh hướng cực đoan có hại cho sự phát triển của tập thể và cá nhân: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều; hoặc ngược lại, tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân để “cái tôi” của chủ nghĩa cá nhân phát triển Đây là hai khuynh hướng cần phải loại trừ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

- Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội:

Trang 9

+ Trong triết học Mác - Lênin, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có ý nghĩa lớn được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử

+ Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội có những nội dung thống nhất với quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chúng đều dựa trên cơ sở lợi ích, biểu hiện mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, đồng thời thể hiện tính biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

+ Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác

+ Vấn đề chăm sóc và phát triển những nhu cầu và năng lực phong phú, đa dạng của mỗi cá nhân hoàn toàn không mâu thuẫn với sự phát triển của xã hội, đồng thời, nhân cách mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên Do đó, cá nhân tác động đến xã hội tuỳ thuộc ở trình độ phát triển của nhân cách Những cá nhân có đạo đức và tài năng thường đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự phát triển của xã hội Những cá nhân kém cỏi về nhân cách thì tác động xấu tới xã hội, kìm hãm sự phát triển

+ Trong mỗi con người cá nhân luôn mang cả những cái riêng biệt với tính cách là cá nhân, vừa mang cái đặc thù của quốc gia dân tộc, vừa mang cả tính giai cấp, tính nhân loại

v Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân – xã hội

2.3.2 Vai trò của quần chúng nhân và lãnh tụ trong lịch sử a Khái niệm

- Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một XH đó

- Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật

Trang 10

- Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng quần chúng nhân dân tạo nên

b Vai trò của QCND và lãnh tụ trong lịch sử

v Vai trò của QCND

- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử

- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản suất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất Lực lượng sản xuất cơ bản là dông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất Song vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức Điều đó khẳng định rằng hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội

- Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hoá tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại

è Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử

v Vai trò của lãnh tụ

- Thứ nhất, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại, trên cơ sở hiểu biết

những quy luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội

Trang 11

- Thứ hai, định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách

mạng

- Thứ ba, tổ chức lực lượng giáo dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và

hành động của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra

c Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

- Thứ nhất, tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ Không có phong

trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ Những cá nhân ưu tú, những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, vì vậy, họ sẽ là nhân tố

quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng

- Thứ hai, quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích

của mình Sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng, của hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích quy định

- Thứ ba, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò

khác nhau của sự tác động đến lịch sử Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử

è Bởi vậy, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ là biện chứng vừa thống nhất vừa khác biệt

v Ý nghĩa:

- Tránh sùng bái cá nhân, tuyệt đối hoá cá nhân mà xem nhẹ vai trò của tập thể - Mặt khác cũng không xem nhẹ, coi thường vai trò cá nhân đối với tập thể - Cần kết hợp hài hoà giữa lãnh tụ với QCND

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w