Vì vậy, đề tài sẽ làm rõ lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin đồng thời đi sâu vào phân tích tình hình thực tiễn xu thế tích lũy tư bản ở Việt Nam hiện nay; từ đó,
Trang 1MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Đối với bất cứ quốc gia nào, mục tiêu cao nhất là phát triển mạnh nền kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội Qua đó nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải nâng cao trình độ củ lực lượng sản xuất, thực hiện tái sản xuất mở rộng Mà muốn thực hiện tái sản xuất mở rộng thì phải thực hiện tích luỹ
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội; vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được củng cố Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà chúng ta có được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam
Tích luỹ là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng của mọi xã hội là quy luật kinh tế chung, vốn có của tất cả các hình thái xã hội Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã lựa chọn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình nền tảng và cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học tiên tiến lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết
Nguồn vốn có vai trò rất lớn đến phát triển đất nước hiện nay Chúng ta không chỉ cần có đường lối kế hoạch đúng đắn, mà còn cần đến nguồn vốn rất lớn để xây dựng và phát triển kinh tế Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích lũy
vốn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước hiện nay, nhóm em chọn đề tài “Lý
Trang 2luận tích lũy tư bản của Học thuyết kinh tế Mác-Lênin và ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trưởng ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành với nhiều nội dung và cách tiếp cận khác nhau về ý nghĩa của lý luận tích lũy tư bản Mác-Lênin đối với nền kinh tế của Việt Nam Về đầu tư và sử dụng vốn trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu và được công bố, chẳng hạn như:
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Thám, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội,
1999
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phan Hy,
luận án thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 1996
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp của tác giả Lê
Xuân Trinh đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 1/1998
- Tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 11 năm qua và năm 1998 của tác giả Thúy Hương đăng trên Tạp chí Thương mại, số 3 + 4 tháng 2/1999 - Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam những năm gần đây - thực trạng vấn đề và giải pháp của tác giả Lưu Ngọc Trịnh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội năm 2002
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam, Bộ Tài chính,
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 2002 (Chủ nhiệm đề tài: Trương Thái Phương) Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng, làm rõ tính hai mặt của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn ưu đãi (ODA), đề xuất các chính sách, giải pháp cốt lõi của nhà nước đối với việc thu hút và huy động vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu là vấn đề huy động và sử dụng các nguồn vốn từ nước ngoài nói chung, ở một vùng hoặc một địa phương cụ thể nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa đề
Trang 3cập đến các nguồn vốn trong nước Vì vậy, đề tài sẽ làm rõ lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin đồng thời đi sâu vào phân tích tình hình thực tiễn xu thế tích lũy tư bản ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc tích lũy và sử dụng các nguồn vốn đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học thuyết kinh tế Mác-Lênin về tích lũy tư bản và ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên nguyên lý, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, văn bản học, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu đề tài tiểu luận
5 Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Tiểu luận góp phần luận giải lý luận tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin
- Đánh giá xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số khuyến nghị góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện nay hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước hiện nay
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần I: Lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin - Phần II: Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
Trang 4- Phần III: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tích lũy tư bản đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trang 5Phần I: LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Tư bản và tích lũy tư bản
Các nhà kinh tế học thường nói rằng, mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản Định nghĩa như vậy nhằm mục đích che dấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê, tư bản tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi của hết thảy mọi hình thái xã hội
Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là điều kiện cần thiết của sản xuất trong bất cứ xã hội nào Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản, và được dùng để bóc lột lao động làm thuê Khi chế độ tư bản bị xoá bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa Như vậy, tư bản không phải là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó có tính lịch sử
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta có thể định nghĩa: “Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê” Tư bản thể hiện quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và vô sản trong đó các nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất và bóc lột công nhân làm thuê -người tạo ra giá trị thặng dư cho họ Quan hệ sản xuất này cũng giống các quan hệ sản xuất khác của xã hội tư bản đã bị vật hoá
Từ đó, ta có thể hiểu: “Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản mới)” Muốn mở rộng sản xuất nhà tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà chia thành 2 phần: một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để tiêu dùng cá nhân và gia đình nhà tư bản
1.1.2 Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản
Trang 6Trong bất kì xã hội nào, để đáp ứng đước nhu cầu vật chất và tinh thần thì cần sản xuất của cải vật chất Do vậy, bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất Quá trình này là tất yếu khách quan theo hai hình thức: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, đặc trưng cho nền sản xuất nhỏ Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước, đặc trưng cho nền sản xuất lớn
Tái sản xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển hình của chủ nghĩa tư bản mà hình thái điển hình đó là tái sản xuất mở rộng Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể dùng hết giá tri thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước, gọi là tư bản phụ thêm Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa hay sự chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thăng dư trở lại thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư
Ví dụ: tư bản bỏ ra K= 1000; c/v= 4/1; m’= 100% Năm thứ nhất: Quy mô sản xuất 800c+200v+200m=1200 200 m chia thành: + 100m1 tiêu dùng cá nhân
+ 100m2 tích lũy (80c mua máy móc, 20v tuyển công nhân) Năm thứ hai: Quy mô sản xuất 880c + 220v +220m Vậy tư bản bất biết (c) và tư bản khả biến (v) tăng lên, m cũng tăng theo Từ đó cho phép ta rút ra được những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của chư nghĩa tư bản:
Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản Trong quá trình tái sản xuất,
Trang 7lãi m cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân
Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa Nhà tư bản không những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó
Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên không ngừng của giá trị Để thực hiện được điều đó các nhà tư bản không ngừng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để bóc lột công nhân Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên, điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy Do đó, động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư
1 2 Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản
Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập
Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào tiêu dùng cá nhân nhiều thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích lũy ít đi, khi đó quy mô tích lũy sẽ giảm đi Ngược lại, việc tiêu dùng ít sẽ làm tăng khối lượng tích lũy làm quy mô tích lũy tăng lên
Nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư Bì vậy những nhân tố quyết định quy mô tích lũy chính là những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng gía trị thặng dư, bao gồm:
-Trình độ bóc lột sức lao động: như tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương công nhân
Trang 8- Trình độ năng suất lao động xã hội: việc nâng cao năng suất lao động sẽ tăng thêm giá trị thặng dư, do sẽ có thêm những yếu tố vật chất (tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) để biến giá trị thăng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô tích lũy
- Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng: Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần Mặc dù đã mất đi giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị Máy móc thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao đọng quá khứ càng nhiều, dẫn đến quy mô tích lũy tư bản ngày càng lớn
- Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô tích luỹ tư bản
1.3 Tác dụng của tích lũy tư bản
1.3.1 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Sản xuất bao giờ cùng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu lao động và khối lượng tư bản cần thiết để sử dụng các tư liệu đó Cấu tạo kỹ thuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới hình thức: số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất
Trang 9Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để phản ánh mối quan hệ đó Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên Sự tăng lên đó biển hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống tương đối
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động Nó đòi hỏi việc sử dụng lao động mới được đào tạo với giá trị sức lao động cao nhưng năng suất lao động tăng cao lại làm cho hàng hóa kỹ thuật hiện đại giảm xuống Xu hướng chung là tỷ trọng người lao động có trình độ cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả xã hội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê
1.3.2 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng
Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
Tích tụ tư bản và việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cáchtích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích lũy Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng cho tích tụ tư bản Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản lớn cá biệt Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành,
Trang 10là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc biến tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn
Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hóa, còn nguồn tập trung tư bản là hình thành trong xã hội Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũng tăng theo Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ
Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động, còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản với nhau Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhờ có sự tập trung tư bản mà tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quá trình sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại
Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích lũy tư bản
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được xã hội hóa, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc
1.3.3 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản
Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa Do vậy, số cân tương đối về sức lao động cũng có xu hướng ngày càng giảm Đó là nguyên nhân gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, hay cầu sức lao động giảm một cách tương đối
Có ba hình thái nhân khẩu thừa: Nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng, nhân khẩu thừa ngừng trệ
Trang 11Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hóa Bần cùng hóa giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình tích lũy tư bản Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng: bần cùng hóa tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối Bần cùng hóa tuyệt đối của công nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút Sự giảm sút này không chỉ xảy ra trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn
1 4 Biểu hiện mới của tích tụ, tập trung tư bản
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ tư bản và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được xí nghiệp lớn sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại
Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm