1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan niệm về phát triển trong triết học mác lênin và sự vận dụng lí luận này ở việt nam

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm về phát triển trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng lí luận này ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Minh Ánh, Vũ Trung Bách, Bùi Thị Linh Chi, Đặng Linh Chi, Nguyễn Bá Chinh, Ngô Diên Công, Lương Tuấn Cường, Nguyễn Hoàng Đan, Trần Hồng Đăng
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Đề tài nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 368,16 KB

Nội dung

Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta khi nhận thức sự vật phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

֎ ĐỀ TÀI: Quan niệm về phát triển trong triết học Mác – Lênin

và sự vận dụng lí luận này ở Việt Nam

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Lớp: 2226MLNP0221

Hà Nội, tháng 4/2022

Trang 2

-BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

loại

Đánh giá của giảng viên

Làm nội dung Chương 1: 1.1

lời kết thúc

Chương 1 1.2 : b,c

Chương 1 1.2 : a Làm PowerPoint

Chương 2 : 1

Chương 2 : 2

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 2

1.1 Cơ sở lí luận của quan niệm về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin 2

1.2 Nội dung của quan niệm phát triển trong triết học Mác – Lênin 4

a) Khái niệm về sự phát triển 4

b) Tính chất 5

c) Ý nghĩa của phương pháp luận 6

II VẬN DỤNG THỰC TIỄN LÝ LUẬN QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TẠI VIỆT NAM 7

1 Đối với nền kinh tế 8

2 Đối với sinh viên 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

Triết học Mác - Lênin là khoa học về những quy luật phổ biến chung nhất của

sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người; trang bị cho con người thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới Trong đó Mác-Lênin đã đề cập đến phát triển của sự vật hiện tượng

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng

Trong cuộc sống, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển và tồn tại theo một quy luật nhất định Sự phát triển gắn liền với tính phổ thông của mọi sự vật,

sự việc, hiện tượng Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng, là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan Vậy phát triển là gì? Quan niệm về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin được hiểu và có ý nghĩa như thế nào? Liệu ở Việt Nam lý luận này có được chú trọng đến hay không và tầm ảnh hưởng của nó ở mức độ nào ?

Cùng đến với bài thảo luận của nhóm 2 với đề tài “Quan niệm về phát triển

trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng lí luận này ở Việt Nam” để tìm câu trả

lời một cách dễ hiểu và có cái nhìn toàn diện vấn đề này

Trang 5

2

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

1.1 Cơ sở lí luận của quan niệm về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin

Quan điểm phát triển là một trong những nguyên tắc quan trọng của phương pháp biện chứng Mác xít Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta khi nhận thức sự vật phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biên sự vật phục vụ cho nhu cầu của con người

Cơ sở lí luận của quan điểm phát triển chính là nguyên lí về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Nguyên lí đó nói rằng phát triển là khuynh hướng tất yếu khách quan của tất cả các sự vật hiện tượng Phát triển được diễn ra theo ba hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

Mỗi sự vật đều có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và mất đi Nhưng khuynh hướng chung của thế giới vật chất là luôn phát triển theo hướng diện, cái mới thay thế cái cũ, cái sau tiến bộ hơn cái trước Do đó để nhận thức và phản ánh chính xác sự vật hiện tượng ta phải có quan niệm phát triển

Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểu như là sự thay đổi nói chung “ vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ

sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”

Trang 6

Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn do bản thân sự vật gây ra Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong

đó, sự vận động có thay đổi những khuynh hướng về chất (thay đổi kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động

có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên

“Hai quan điểm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hoá): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coi như là sự thống nhất giữa các mặt đối lập Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn và khô khan Quan điểm thứ hai là sinh động Chỉ có quan điểm thứ hai mới cho ta chìa khoá của “sự vận động”, của tất thảy mọi thứ đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khoá của những bước nhảy vọt, của sự gián đoạn của tính tiệm tiến; của sự chuyển hoá thành mặt đối lập, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới

Phát triển như sự chuyển hoá: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cái mới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực

Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng: phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần

Quan niệm phát triển là phương pháp khoa học giúp cho chúng ta hiểu được bản chất thực sự của sự vật, tìm được biện pháp cải tạo sự vật theo đúng quy luật phát triển của chúng

Trang 7

4

+ Giúp ta tránh được tư tưởng hoang mang, dao động bi quan trước những bước thụt lùi tạm thời đi xuống của sự vật, xây dựng niềm tin vào cái mới nhất định thắng lợi + Tránh tư tưởng ảo tưởng (vì sự phát triển của sự vật rất phức tạp), tránh tư tưởng

bi quan chán nản vì cái mới hợp quy luật thắng lợi là tất yếu, cái cũ cái lạc hậu tồn tại chỉ là tạm thời nó nhất định sẽ mất đi

1.2 Nội dung của quan niệm phát triển trong triết học Mác – Lênin

a) Khái niệm về sự phát triển

− Xét theo quan điểm siêu hình: phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng

• Phát triển là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng; chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi, lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của

sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của sự phát triển đó nằm ngoài chúng

• Phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp

− Xét theo quan điểm biện chứng: coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng

• Phát triển là quá trình thay đổi dần dần về lượng → dẫn đến thay đổi về chất

• Phát triển không chỉ diễn ra theo đường thẳng mà còn có bước quanh

co, phức tạp, thậm chí có những bước thụt lùi…

• Nguyên nhân của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật

=> Như vậy, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của

sự vật theo khuynh hướng tiến lên: vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự

Trang 8

vật Phát triển không phải bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp Xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên tuần tự và đồng thời có những vận động đi xuống, hoặc thụt lùi, v.v… Nhưng về quá trình và trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng tất yếu Chính vì vậy, phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của các sự vật và hiện tượng

* Phân biệt vận động với phát triển: Phát triển là vận động nhưng chỉ vận động theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển

* Phân biệt tiến hoá, tiến bộ với phát triển:

− Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ; là sự biến đổi hình thức của tồn tại từ đơn giản đến phức tạp

− Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu

=> Thực chất của sự phát triển là sự phát sinh đối tượng mới phù hợp với quy luật tiến hoá và diệt vong của đối tượng cũ đã trở nên lỗi thời

b) Tính chất

Tính chất khách quan: được thể hiện ở chỗ nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải là do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không bị phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người

+ Tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và

xã hội Trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến

sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan

Trang 9

6

+ Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật hiện tượng cũ Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ chứ không phải tự nhiên mà ra đời Vì thế mà sự vật hiện tượng mới xuất hiện trên cơ sở có chọn lọc, kế thừa và cải tạo các yếu tố vào tác dụng, còn thích hợp với chúng và ngược lại sẽ gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật cũ đang gây cản trở sự vật, hiện tượng mới tiếp tục phát triển

+ Tính đa dạng, phong phú: tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên,

xã hội, tư duy nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển khác nhau Tính đa dạng, phong phú của sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi

c) Ý nghĩa của phương pháp luận

Theo V.I.Lênin, “… Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”…, trong sự biển đổi của nó” Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển + Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới

+ Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển + Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó)

+ Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn Trên cơ sở này tìm ra phương pháp

Trang 10

nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là

có hại đối với đời sống của con người

+ Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển Khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ, Phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên

+ Với những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch

sử – cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức

và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người

+ Phát triển là khó khăn, phức tạp Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh tin tưởng vào tương lai

 Tóm lại:

Thứ nhất, khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không nhỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng trong tương lai

Thứ hai, cần nhận thức được rằng phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn có đặc điểm, hình thức, tính chất khác nhau nên cần tìm hình thức phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó

Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bào thủ, trì trệ, định kiến

Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ thành đối tượng mới phải biết thừa kế các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới

II VẬN DỤNG THỰC TIỄN LÝ LUẬN QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TẠI VIỆT NAM

Trang 11

8

1 Đối với nền kinh tế

Trước những tác động của quá trình toàn cầu hóa, của Cách mạng công nghiệp 4.0, của nền kinh tế số, cần nhìn nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu cho phù hợp với bối cảnh ngày nay Để vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam, cần chú trọng một số nội dung:

Một là, cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sở hữu nói chung và vấn đề sở

hữu trong nền kinh tế số nói riêng Bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mà nòng cốt là chuyển đổi số sẽ làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế, xã hội, quản trị quốc gia theo hướng công nghệ số, từ đó làm thay đổi vấn đề sở hữu

Hai là, quá trình phát triển chúng ta không được nóng vội xóa bỏ hay xác lập

hình thức sở hữu nào đó một cách chủ quan, mà phải luôn luôn quan tâm giải quyết từng bước quan hệ sản xuất, nhất là quan hệ sở hữu, sao cho phù hợp với tính chất

và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới và lợi ích của người lao động để giảm dần sự bất bình đẳng trong xã hội Một khi đã nhận thức được vai trò động lực của sở hữu thì sẽ có tác động rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế của đất nước nói riêng

và của toàn bộ đời sống xã hội nói chung

Ba là, thay đổi trong sở hữu các loại tài sản Trong nền kinh tế số, vấn đề sở

hữu các loại tài sản này đã có sự thay đổi Đối tượng sở hữu tài sản hữu hình với đối tượng sở hữu tài nguyên số có thể tách rời Họ kết hợp với nhau để tạo ra việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, giá thành rẻ

Bốn là, lý giải quan điểm sở hữu trong nền kinh tế số cần phải dựa trên quan

điểm về tài sản Trong nền kinh tế số, quan điểm về tài sản cần có sự bổ sung, thêm tài sản là tài nguyên số Theo các nhà nghiên cứu, đây là dạng tài sản hữu hình Đối tượng sở hữu tài nguyên số cũng đa dạng thuộc nhiều thành phần kinh tế

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w