1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề nhận thức luận trong triết học mác lênin liên hệ với quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên pp

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc biệt, với việc khẳng định nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, chỉ rõ con đường biện chứng của nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý…, triết học Má

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

BÀI THẢO LUẬN

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Công Đức Lớp học phần: 2226MNLP0221

Nhóm thực hiện: 08

Hà Nội, 2022

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Nhóm tự xếp loại

Đánh giá của giảng

viên 1 Lê Xuân Minh Tổng hợp word A

2 Phạm Hải Nam Thuyết trình A 3 Phạm Sơn Nam Thuyết trình A 4 Đàm Phương Nga Làm powerpoint A 5 Nguyễn Thị Kim Ngân Làm nội dung chương

1+ kết luận

A 6 Lương Bảo Ngọc Thư kí, Làm nội dung

chương 2 (1+2)

A 7 Lý Thị Ngọc Làm nội dung chương

2 (5+6)+ chương 3

A 8 Nguyễn Thị Nguyệt Nhóm trưởng, Tóm tắt

nd đưa vào powerpoint

A 9 Nguyễn Thị Nhã Làm nội dung chương

2 (3+4)

A

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: 5

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 5

1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm 5

2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình 6

CHƯƠNG 2: 7

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 7

1 Khái niệm lý luận nhận thức 7

2 Nguồn gốc và bản chất của nhận thức 7

3 Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng 10

4 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 11

4.1 Thực tiễn 11

4.2: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 13

5 Các giai đoạn cơ bản của nhận thức 15

6 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý 18

6.1 Khái niệm chân lý 18

6.2 Các tính chất của chân lý: 19

CHƯƠNG 3: 21

LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 21

1 Vai trò của nhận thức luận đối với học tập và nghiên cứu khoa học 21

2 Thực trạng vận dụng nhận thức luận triết học Mác – Lênin trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên 22

2.1 Vấn đề giảng dạy việc áp dụng nhận thức luận triết học Mác – Lênin cho sinh viên hiện nay 22

2.2 Vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay trong việc áp dụng nhận thức luận triết học Mác – Lênin 24

3 Giải pháp nâng cao sự vận dụng nhận thức luận trong học tập và nghiên cứu của sinh viên hiện nay 28 3.1 Nâng cao giáo dục về nhận thức luận của Mác-Lênin trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường 28

3.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin cho sinh viên trong nhà trường 29

KẾT LUẬN 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Nhận thức luận hay lý luận nhận thức là lý luận về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức, về con đường và phương pháp nhận thức và là vấn đề có tầm quan trọng trong lịch sử triết học

Những quan niệm về vấn đề nhận thức, trong lịch sử triết học từ trước đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau, hết sức phong phú và đa dạng Trong phạm vi bài tiểu luận này, chỉ phân tích một số quan niệm khác nhau trong lịch sử triết học về vấn đề nhận thức luận Đồng thời, chỉ ra rằng, trên cơ sở kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế của các trào lưu triết học trước đó, triết học Mác - Lênin đã xây dựng những quan niệm đúng đắn, khoa học về vấn đè nhận thức

Đặc biệt, với việc khẳng định nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, chỉ rõ con đường biện chứng của nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý…, triết học Mác - Lênin thực sự có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển lý luận nhận thức

Sau khi nghiên cứu môn triết học Mác - Lênin, nhóm chúng tôi tâm huyết với đề tài nhận thức và lý luận, vì vậy nhóm 8 đã quyết định lựa chọn đề tài:

Vấn đề nhận thức luận trong triết học Mác – Lênin Liên hệ với quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1:

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội Về phương diện nhận thức luận, sai lầm cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình

nhận thức mang tính biện chứng của con người

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người

Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là "phức hợp những cảm giảc" của cá nhân

Ví dụ: Béccơli cho chân lí là sự phù hợp giữa suy diễn về sự vật với chính bản thân

sự vật trên thực tế, ông phủ nhận chân lý khách quan

Hay là E.Makhơ coi sự vật chủ là kết quả của sự phức hợp các cảm giác

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người

Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau

như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới,

Ví dụ: Platôn, Hêghen không phủ nhận khả năng nhận thứ của con người, nhưng họ

lại giải thích một cách duy tâm, thần bí khả năng này của con người

- Quan điểm của thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri): Theo thuyết này,

con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng Kết quả nhận thức mà loài người có được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm…của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng Đó không phải là cái tuyệt đối tin cậy

Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người, nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới Thuyết Bất khả tri cũng không đặt vấn đề về niềm tin, mà là chỉ phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức

Trang 6

Ví dụ: Cantơ cho rằng, con người về nguyên tắc, không thể nhận thức được bản chất

thế giới

- Chủ nghĩa hoài nghi: Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, tuy còn

hạn chế nhưng có yếu tố tích cực đối với nhận thức khoa học

VD: Hium phủ nhận những sự trừu tượng hóa vượt quá kinh nghiệm, dù là những khái quát có giá trị

2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác: Thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật trước C Mác đã không giải quyết được một cách thực sự khoa học những vấn đề của lý luận nhận thức

=> Nhìn chung chủ nghĩa duy vật trước C Mác chưa thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Trang 7

CHƯƠNG 2:

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

1 Khái niệm lý luận nhận thức

- Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan

-Lý luận nhận thức có nguồn gốc Hy lạp cổ được ghép từ hai từ “Gnosis” là tri thức và “Logos” là lời nói, học thuyết

- Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhân thức, con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý

-Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học Lý luận nhận thức phải giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không?

2 Nguồn gốc và bản chất của nhận thức

a Nguồn gốc của nhận thức

- Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức Không phải ý thức của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người, đó là nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức Triết học Mác - Lênin khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người V.I Lênin đã chỉ rõ chỉ có những cái mà con người chưa biết chứ không có cái gì không thể biết: “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức”

b Bản chất của nhận thức:

➢ Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người:

Trang 8

- “Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó”, “Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài, và dĩ nhiên là nếu không cho cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái bị phản ánh tím tại một cách độc lập với cái phản ánh” Đó là một quá trình phức tạp, quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải quá trình máy móc giản đơn, thụ động và nhất thời: “Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể Phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách “chết cứng”, “trừu tượng”, không phải không vận động, không mâu thuẫn, mà là trong quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự giải quyết những mâu thuẫn đó”

VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra lửa, chế tạo công cụ lao động

➢ Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát triển, bổ sung và hoàn thiện:

- “Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và cố sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào” Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lýluận; nhận thức thông thường và nhận thức khoa học Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực nghiệm khoa học Nhận thức lý luận là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa trên các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, phán đoán, suy luận để khái quát tính bản chất, quy luật, tính tất yếu của các sự vật, hiện tượng Nhận thức thông thường là nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người Nhận thức khoa

Trang 9

học là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của chủ thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của đối tượng nghiên cứu

Ví dụ: Quá trình học tập của sinh viên năm nhất với môn Triết Khi mới trở thành

sinh viên đại học, sinh viên năm nhất biết đến môn Triết từ các anh chị khóa trên hoặc nghe mọi người nói, chỉ là biết đến chứ chưa biết được môn triết là gì Sau một thời gian học, sinh viên năm nhất có thể dần hình dung ra được môn triết như thế nào, gồm những gì, đó là quan trọng nhận thức có sự vận động và phát triển, từ chưa biết đến biết ít, và sau này sẽ biết nhiều hơn

➢ Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người:

- Chủ thể nhận thức: Theo nghĩa rộng đó là xã hội, là loài người nói chung Hay cụ thể hơn đó là những nhóm người như các giai cấp, dân tộc, tập thể, các nhà bác học.v.v Nhưng không phải con người bất kỳ nào cũng là chủ thể nhận thức, con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể Do vậy, con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc cả nhân loại) là chủ thể tích cực, sáng tạo của nhận thức Khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức… đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến kết quả nhận thức

- Khách thể nhận thức là một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt, phản ánh, nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức Do vậy,khách thể nhận thức không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan, phạm vi của khách thể nhận thức được mở rộng đến đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, của khoa học

- Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới tính chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn” Có thể thấy, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể

- Mối quan hệ biện chứng chủ thể - khách thể

Trang 10

Trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức có quan hệ gắn bó với nhau, trong đó khách thể đóng vai trò quyết định chủ thể Chính sự tác động của khách thể lên chủ thể đã tạo nên hình ảnh nhận thức về khách thể Song chủ thể phản ánh khách thể như một quá trình sáng tạo, trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt được bản chất, quy luật của khách thể Cả chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức đều mang tính lịch sử - xã hội

Ví dụ: Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức

được tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt Do đó, người dân sẽ luôn sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống Nhận thức được vai trò quan trọng của tiền do đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền, hoặc thậm chí có những người còn bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền như buôn bán hàng cấm, cho vay nặng lãi…

3 Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng

- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I Lênin viết: “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm, v.v., của loài người Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng)”

- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức) đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan: “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Nhưng không phải sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan giống như sự phản ánh vật lý của cái gương trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác Đó chính là

Trang 11

quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn của con người trong phản ánh

- Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung; là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Tất nhiên, “… thực tiễn mà chúng ta dùng làm tiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sự quan sát, những sự phát hiện về thiên văn học…” Do vậy, “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”

4 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

4.1 Thực tiễn

4.1.1 Khái niệm thực tiễn:

Thực tiễn, theo tiếng Hy Lạp cổ là “Practica", có nghĩa đen là hoạt động tích cực: Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức, hoạt động của ý thức, hoạt

động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn

Các nhà triết học tôn giáo thì cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn

Các nhà triết học duy vật trước triết học duy vật biện chứng có nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về nhận thúc, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng được bản chất của thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn (theo quan điểm triết học Mác xít): là những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo, làm biến đổi tự nhiên và xã hội

4.1.2 Đặc điểm của thực tiễn:

Từ quan niệm trên về thực tiễn có thể thấy thực tiễn gồm những đặc trưng sau:

- Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính, như lời của C Mác, đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được Nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động

Trang 12

mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình

- Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội Trong hoạt động thực tiễn con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác Cũng vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Đồng thời, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó

- Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghỉ một cách chủ động, tích cực với thế giới Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của động vật

4.1.3 Hình thức tồn tại của thực tiễn:

- Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới, con người tạo ra một hiện thực mới, một “thiên nhiên thứ hai” Đó là thế giới của văn hóa tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại của con người, những điều kiện này không được giới tự nhiên mang lại dưới dạng có sẵn Đồng thời với quá trình đó, con người cũng phát triển và hoàn thiện bản thân mình Chính sự cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn là cơ sở của tất cả những biểu hiện khác có tính tích cực, sáng tạo của con người Con người không thích nghi một cách thụ động mà thông qua hoạt động của mình, tác động một cách tích cực để biến đổi và cải tạo thế giới bên ngoài Hoạt động đó chính là thực tiễn

a Hoạt động sản xuất vật chất

Là hoạt động thực tiễn quan trọng nhất của xã hội.Thực tiễn sản xuất vật chất là tiền đề xuất phát để hình thành những mối quan hệ đặc biệt của con người đối với thế giới,giúp con người vượt ra khỏi khuôn khổ tồn tại của các loài vật

Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, hoạt động lao động của các công nhân trong

các nhà máy, xí nghiệp…

b Hoạt động chính trị xã hội

Trang 13

Là hoạt dộng của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội

Ví Dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên

trường học, Hội nghị công đoàn

c Hoạt động thực nghiệm khoa học

- Là một hình thức đặc biệt của thực tiễn Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tựnhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật

liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới

4.2: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Con người luôn luôn tác động tích cực vào thế giới khách quan, tự nhiên và xã hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn Trong quá trình đó, sự phát triển nhận thức của con người và biến đổi thế giới khách quan là hai mặt thống nhất Điều đó quy định sự sự thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong hoạt động sinh tồn của cá nhận và cộng đồng

4.2.1: Thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu của nhận thức:

- Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn

- Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng

- Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận màbằng thực tiễn Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển

Trang 14

- Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận

- Liên hệ: Qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển

màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng Hoặc, sau nhiều lần đun nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì chúng ta phát hiện ra rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C

4.2.2: Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa

- Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn

- Liên hệ: Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện

với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường

4.2.3: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

- Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”

- Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn

- Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý

Trang 15

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan

- Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn

- Liên hệ: Bạn thấy có một loại quả mà bạn chưa ăn bao giờ Bạn muốn biết

nó có ngon hay không (đối với bạn mà nói đây là chân lý) Dù người khác có nói nó ngon, nhưng bạn cũng không thể khẳng định là nó ngon được cách duy nhất để xác định nó là phải nếm thử

5 Các giai đoạn cơ bản của nhận thức

- Nhận thức là quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu khác nhau song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

- Theo Triết học mác - lênin, biện chứng của quá trình nhận thức bao gồm:

• “Trực quan sinh động: Trực quan sinh động còn được gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính; đây là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy Trực quan sinh động bao gồm 3 hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng

+ Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức Chính vì thế mà Lênin đã viết: Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Trang 16

+ Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật

+ Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động Đó là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn cho nhau của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp và ít nhiều mang tính chất trừu tượng hóa

• Tư duy trừu tượng: Tư duy trừu tượng là đặc trưng của giai đoạn nhận thức lý tính Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng Nhận thức lý tính được thể hiện với ba hình thức: khái niệm, phán đoán và suy lý

+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển Nó chẳng những rất linh động, mềm dẻo, năng động mà còn là điểm nút của quá trình tư duy trừu tượng, là cơ sở để hình thành phán đoán

+ Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w