Không có tính đạo đức thì tất cả các dạng giá trị giá trị vật chất và tinh thần sẽ mất đi mọi ý nghĩa.Còn cách mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng m
Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
Nguồn gốc của ý thức
Song hành cùng với vật chất, ý thức là phạm trù cơ bản, quan trọng được các nhà triết gia quan tâm và nghiên cứu Để đưa ra được khái niệm và nguồn gốc chính xác của ý thức, con người đã trải qua một quá trình lao động sáng tạo lâu dài từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại Đúc kết qua bốn cuộc cách mạng lớn về khoa học kĩ thuật, chúng ta đã và đang hoàn thiện dần các lý giải về ý thức, từ đó tạo nên cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau mà tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm với hai đường lối cơ bản đối lập nhau Trên cơ sở đó, triết học Mác-Lênin đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề của ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà ở đó chủ nghĩa duy vật biện là nền tảng chính
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Từ thời xa xưa, khi con người vẫn còn rất mơ hồ về những giấc mơ hay những hiện tượng tự nhiên xung quanh mình, họ đã thần thánh hóa tất cả Họ quan niệm rằng mỗi cơ thể luôn có một linh hồn điều khiển và sẽ rời bỏ thể xác sau khi con người mất đi Linh hồn này chính là ý thức chi phối cảm xúc, suy nghĩ và hành động của con người Khi chúng ta mơ, linh hồn sẽ tạm lìa khỏi cơ thể và đi vào thế giới khác Chủ nghĩa duy tâm đã phát triển nhưng quan điểm ấy thành vai trò của linh hồn, ý thức đối với thế giới vật chất xung quanh, quan niệm rằng ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: với những đại biểu tiêu biểu như Plato, Hegel đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: với những đại biểu như G Berkeley (G Béccơli), E Mach lại tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, “tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất
Như vậy, các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm đã phủ nhận tính khách quan của vật chất Họ cho rằng ý thức của mỗi người là do những cảm giác, tư duy chủ quan sinh ra, nhưng suy nghĩ cảm tính ấy theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà nếu có cũng chỉ là cái bóng, cái bên ngoài của sự vật hiện tượng Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, cơ sở lý luận của tôn giáo
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Với quan điểm đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà triết học theo trường phái duy vật đã xuất phát từ hiện thực, lấy hiện thực để giải thích nguồn gốc của ý thức.Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất vật vật chất với ý thức Theo đó, họ cho rằng ý thức cũng là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sinh ra
Chẳng hạn, các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII (Can Vogt (Phôgtơ), Jacob Moleschott (Môlétsốt), Ludwing Buchne (Buykhơne ), lại cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật” Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt luận” (J.B Robinet, E Hechken, Diderot) lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất - từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người Theo họ, có chăng sự khác nhau giữa các giống, loài chỉ là ở cấp độ biểu hiện ra bề ngoài bằng ngôn ngữ hay không mà thôi Nhà triết học Pháp Diderot cho rằng: “cảm giác là đặc tính chung của vật chất, hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật chất”
Tuy đã khắc phục được sự thiếu sót của chủ nghĩa duy tâm nhờ vào việc công nhận sư khách quan của vật chất; nhưng các nhà triết học duy vật lại tạo ra hạn chế mới trong quan điểm của mình khi phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần Quan niệm này đã có tính khoa học hơn so với trước tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc và ảnh hương bởi những hạn chế của trình độ khoa học kĩ thuật thời bấy giờ
Những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình trong quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động
1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Cùng với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật, những quan điểm không phù hợp trong quá khứ như “ý niệm” là cái vốn có của con người, có trước và sáng tạo ra thế giới của chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật siêu hình xem ý thức là một dạng vật chất đã được các nhà triết học theo trường phái duy vật biện chứng khắc phục và hoàn thiện
Theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo
Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người Óc người là khí quan vật chất của ý thức Ý thức là chức năng của bộ óc người Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức không thể tách rời bộ óc Sinh lý và ý thức là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên cho tới khi xuất hiện con người và bộ óc con người
Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất, được thực hiện bởi sự tương tác qua lại giữa các hệ thống vật chất Đó là năng lực tái hiện những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng, là quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Chặt chẽ với nhau từ thụ động đến chủ động, có tổ chức, điều khiển và lựa chọn đối tượng phản ánh Trong đời sống thực tiễn quá trình phản ánh được thể hiện rõ nhất qua quá trình học tập sáng tạo, con người liên tục tiếp nhận những kiến thức mới, từ đó so sánh đối chiếu và áp dụng vào đời sống qua hình thức thực hiện lại hoặc cải biên sáng tạo
Sự phản ánh phụ thuộc vào vật nhận tác động và vật tác động, cùng với đó luôn mang nội dung của vật thông tin của vật tác động Các kết cấu vật chất càng phát triển, hoàn thiện thì năng lực phản ánh của nó càng cao Trong giới vô sinh với các kết cấu vật chất đơn giản,
6 ta có hình thức phản ánh đặc trưng như phản ánh cơ học,vật lý, hóa học Đây là phản ánh đơn giản, thụ động không lựa chọn, định hướng được thể hiện qua những biến đổi về cơ học, vật lý, hóa học (thay đổi vị trí, tính chất lý-hóa qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) Tất cả những biến đổi cơ, lý, hóa này tuy do những tác động bên ngoài khác nhau gây ra và phụ thuộc vào các vật phản ánh khác nhau, tuy nhiên chúng chỉ là hình thức phản ánh thấp nhất
Bản chất của ý thức
Chủ nghĩa duy tâm do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên đã có những quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức Chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng tới mức thoát ly khỏi đời sống hiện thực
Với những quan niệm như vậy Chủ nghĩa duy tâm đã biến ý thức trở thành một thực thể tồn tại độc lập, tách rời và biệt lập với thế giới bên ngoài Coi ý thức là thực tại duy nhất và là nguồn gốc sinh ra thế giới vật chất
2.2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trò của ý thức Họ đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức là một dạng vật chất đặc biệt và do vật chất sinh ra
Chẳng hạn, từ thời cổ đại, Đêmôcrít quan niệm ý thức là là do những nguyên tử đặc biệt Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt luận” lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của của mọi dạng vật chất – từ giới vô sinh đến hữu sinh, mà cao nhất là con người
Nhà triết học Pháp Điđơrô: “Cảm giác là đặc tính chung của vật chất hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật chất” Từ quan niệm hạn chế của những nhà triết học thuộc trường phái duy vật siêu hình Dẫn đến họ chỉ coi ý thức là sự phản ánh đơn giản, thụ động của giới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội rất phong phú và sinh động Có thể thấy với những quan niệm còn sai lầm, hạn chế của Chủ nghĩa duy tâm và Chủ nghĩa suy vật siêu hình cùng với đó là sự
10 phát triển của khoa học ở thời kỳ này còn nhiều hạn chế đã dẫn đến những nhận định sai về bản chất của ý thức Từ đó đã không cho phép con người hiểu được bản chất của ý thức, cũng như biện chứng của quá trình phản ánh ý thức
2.3 Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Các nhà chủ nghĩa duy vật biến chứng dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học – thần kinh hiện đại đã chỉ ra rằng, ý thức là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người Cùng với đó là sự nghiên cứu về quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành của loài người, quá trình này cũng chính là sự phát triển năng lực phản ánh của thế giới vật chất từ thấp đến cao và cao nhất là trình độ phản ánh – ý thức Với bước đầu nhận định đúng đắn về nguồn gốc của ý thức:
Khẳng định ý thức là sự phản ánh, là hình ảnh tình thần về sự vật, hiện tượng khách quan, ý thức thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất, mà chỉ là hình ảnh phi cảm tính của sự vật, hiện tượng cảm tính được phản ánh Kết hợp với việc nắm vững lý thuyết phản ánh đã giúp các nhà triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích một cách khoa học về bản chất của ý thức Những nhà chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng
Do vậy muốn hiểu rõ được bản chất của ý thức cần đặt nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất, mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người Và nổi bật với hai bản chất rõ nét nhất là:
+ Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật: Vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, còn ý thức là cái có sau, là tính thứ hai Đối với con người, vật chất và ý thức đều là hiện thực, đều tồn tại trong thế giới này
Giữa vật chất và ý thức đối lập nhau về bản chất: vật chất là hiện thực khách quan, còn ý thức là hiện thực chủ quan Ở vật chất, hiện thực luôn tồn tại khách quan, độc lập với suy nghĩ, quan niệm của con người Còn ở ý thức, hiện thực là những tư tưởng, suy nghĩ được quy định, tồn tại trong mỗi người
Vật chất là cái được phản ánh, là cái được ý thức sao chép, so sánh đối chiếu và cải biên trong bộ não người Còn ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh thế giới khách quan, là “hình ảnh” của sự vật trong óc người sau khi đã được cải biến Như Lenin đã từng nói: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" Tức là nó không phải chỉ có hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, từ hình ảnh thế giới khách quan ban đầu thì ở trong bộ não của mình sau đó bộ não sẽ phản ánh trở lại, thì cái phản ánh trở lại đã mang yếu tố chủ quan của mình trong đó Con người chúng ta tư duy suy nghĩ để phản ánh trở lại hiện thực, và quá trình phản ánh này là tích cực sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người Chẳng hạn, một cái ghế, cái bàn là vật chất Tuy nhiên, sau khi được óc người ghi nhận lại thì nó đã trở thành ý thức, là “hình ảnh” chủ quan của mỗi người Khi nhắc đến cái bàn hoặc cái ghế thì trong đầu ta có thể hiện lên hình ảnh một chiếc ghế nhựa hay một chiếc bàn học gỗ,… Hình ảnh đó hiện lên khác nhau tùy thuộc vào ý thức của mỗi người
Như vậy, cùng một sự vật, hiện tượng nhưng lại có sự khác biệt Xét bên ngoài thì là vật chất, tuy nhiên xét bên trong thì lại là tinh thần, cái ý thức, được chuyển giao thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua phản ánh
Mặt khác, xem ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định về cả nội dung và hình thức biểu diễn nhưng nó không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách chính xác, mà đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người
Kết cấu của ý thức
3.1 Theo các yếu tố hợp thành
Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển Theo Mác: “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức
15 lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,… Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn Lênin cho rằng: không có tình cảm thì
“xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý” ; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.chân lýTùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,… Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố cơ bản cốt lõi nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản bản của ý thức phải là tri thức Ý thức mà không bao hàm tri thức,
16 không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn
3.2 Theo chiều sâu nội tâm
Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức
Tự ý thức :Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình Đó chính là tự ý thức Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra
Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình
Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư
17 duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học
Vô thức : là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí
Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng Nó góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức như ấm ức, “libiđo”…
Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết khi làm việc “quá tải” Nhờ vô thức mà chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò cái vô thức trong cuộc sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy đủ và đúng đắn về con người
Tìm hiểu tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách Khoa
Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách Khoa
Nghiên cứu khoa học là việc điều tra, tìm hiểu, quan sát về một sự vật, hiện tượng nào đó dựa trên các thông tin, số liệu, dữ liệu thực nghiệm, tài liệu… thu thập được để khám phá ra những thông tin mới nhằm nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng đó Kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học có thể là một phát hiện về bản chất, quy luật chung của sự vật, sự việc, hiện tượng (nghiên cứu cơ bản); sự phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc cũng có thể là một sáng tạo mới hay phương tiện kỹ thuật mới nhằm cải tạo thế giới xung quanh…(nghiên cứu ứng dụng) Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học chứa đựng những điều chưa biết hoặc chưa rõ nhưng đã xuất hiện tiền đề và có khả năng biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn Hay nói cách khác, đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra do yêu cầu của lý luận hoặc thực tiễn và thoả mãn các điều kiện: vấn đề khoa học đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết; và có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó
Một đề tài nghiên cứu khoa học phải có ý nghĩa khoa học nhằm bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học; làm rõ một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc xây dựng nguyên lý các giải pháp khác nhau trong kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý… Một đề tài nghiên cứu khoa học luôn mang tính mới mẻ, thời sự, hướng vào những lĩnh vực hoạt động phức tạp, đa dạng của khoa học và đời sống, hướng tới những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào đó… Một đề tài nghiên cứu khoa học cần phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả; cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ; đồng thời đảm bảo tính xác định: mức độ, xác định và phạm vi
Bên cạnh đó, đề tài phải có tính thực tiễn hỗ trợ xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội; nhu cầu kỹ thuật của sản xuất; nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường… Đồng thời, phải có tính cấp thiết đối với thời điểm tiến hành nghiên cứu, giải quyết
21 những vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự và đem lại giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển của khoa học và đời sống
Trong Triết học Mác Lê-nin, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được khái quát là một hoạt động thực tiễn trong cuộc sống Trong đó tính sáng tạo đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu, phương pháp và kết quả sau cùng của nghiên cứu đó thông qua kiến thức, kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của chính sinh viên Vấn đề được đặt ra là làm sao để thúc đẩy tính sáng tạo trong quá trình học tập rèn luyện của mỗi cá nhân và áp dụng hiệu quả năng lực học tập, sáng tạo trong đời sống xã hội
Ta đã biết, tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế Mang trong mình năng lượng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, các bạn sinh viên trên cả nước đang cùng nhau cố gắng từng ngày để chuyển hóa các kiến thức đã được học thành những sản phẩm, mô hình có tính ứng dụng cao trong đời sống
Trường Đại học Bách khoa (Ho Chi Minh City University of Technology) là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam Tiền thân là Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia được thành lập từ năm 1957, đến ngày 27/10/1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 426/TTg đổi tên trường Đại học Kỹ thuật Phú Thọ thành trường Đại học Bách Khoa
TP Hồ Chí Minh Tại trường Đại Học Bách Khoa với sự nhiệt huyết, yêu trò yêu nghề, các thầy cô luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên có nguyện vọng nghiên cứu khoa học Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học là môi trường giúp cho sinh viên vừa có sân chơi và vừa dành sự tâm huyết, sáng tạo vào sản phẩm mà mình làm ra Cuộc thi thường có sự tham gia của đội nhóm như Bách Khoa Innovation của văn phòng đào tạo quốc tế và
22 ngày hội nghiên cứu khoa học dành cho tất cả tân sinh viên của trường, Ngoài ra còn có “ Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka” của Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh, Qua đó, tính sáng tạo của sinh viên được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.
Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay
2.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay a) Sinh viên trường Đại học Bách Khoa, ĐHGQ-HCM chế tạo máy rửa tay tự động kết hợp IOT
Dự án này do 8 sinh viên năm nhất đến từ nhiều khoa của Trường ĐH Bách khoa cùng thực hiện gồm: Chu Minh Nhân, Nguyễn Thế Bình, Cao Khánh Gia Hy, Hồ Huỳnh Gia Bảo, Trần Duy Khang, Nguyễn Duy, Ngô Hà Gia Bảo và Mai Hoàng Kim Sơn Ý tưởng của dự án xuất phát từ bài tập lớn của môn Kỹ năng mềm với yêu cầu thực hiện một dự án đem lại giá trị cho cộng đồng trong đại dịch COVID-19 Nhóm đã quyết định tạo ra sản phẩm có thể giảm sự tiếp xúc giữa người với người
Nhóm đã tham khảo các loại máy tương tự sản phẩm của nhóm trên thị trường Đa số những sản phẩm này chỉ có thể thực hiện một chức năng là rửa tay sát khuẩn hoặc đo nhiệt độ, nhất là vẫn chưa tích hợp AI giúp nhận diện việc đeo khẩu trang và tạo dữ liệu thông tin về người sử dụng Ban đầu, nhóm định tự thực hiện toàn bộ các công đoạn Tuy nhiên, khi nhìn thấy được tiềm năng của dự án, TS Võ Thanh Hằng - Giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên, đã liên hệ Phòng Khoa học Công nghệ và Dự án để xin hỗ trợ Nhà trường đã tạo điều kiện cho nhóm sử dụng nhà xưởng, phòng thí nghiệm để nhóm chế tạo, lắp ráp và vận hành sản phẩm tại trường Ngoài ra, nhóm cũng được trường cấp kinh phí để phát triển sản phẩm thông qua Đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên
Máy rửa tay tự động kết hợp IoT và nhóm sinh viên Trư ờng ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM
Sau 6 tháng thực hiện, sửa chữa và cải tiến, bản dùng thử lần 3 cũng là bản hoàn thiện nhất Về hình dáng, máy cao 2m, chân đế có kích thước là 0,6m x 0,53m Kết cấu của máy gồm 2 phần Bên dưới là một thùng chứa mạch và dây điện Phía trên là bảng trắng được gắn thanh đo thân nhiệt cảm biến có thể thay đổi theo chiều cao của người sử dụng, một màn hình led, camera AI thông minh và vòi phun khử khuẩn tự động
Máy rửa tay hoạt động theo 4 bước Bước đầu tiên là xác định danh tính của người sử dụng Camera nối bộ xử lý thông tin sẽ đọc mã vạch trên thẻ sinh viên hoặc thẻ giảng viên, cán bộ để định danh đối tượng sử dụng máy Nếu là khách vãng lai đến trường, họ cần liên hệ trước với nhà trường để đăng ký và được cấp mã tạm thời với đầy đủ thông tin cá nhân gồm tên, địa chỉ, số điện thoại Sau đó, camera sẽ nhận diện khuôn mặt và phân tích việc đeo khẩu trang của người sử dụng Cùng lúc, thanh nhiệt kế sẽ đo thân nhiệt Những thông tin mà máy thu thập sẽ được hiển thị trên màn hình led Máy sẽ phát ra tiếng kêu cảnh báo nếu phát hiện người dùng không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang sai cách Cuối cùng, máy rửa tay sẽ tự động phun dung dịch rửa tay Hiện tại, mất khoảng 18 giây để máy hoàn thành 4 bước trên Các thông tin về danh tính, kết quả đo thân nhiệt, đối tượng tiếp xúc gần được lưu trữ lại tại
24 cơ sở dữ liệu trung tâm của máy từ 30-45 ngày đối với khách vãng lai và 21-30 ngày đối với cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường để tiện cho việc truy vết khi cần
Bản thiết kế 3D hoàn thiện của "Máy rửa tay tự động kết hợp IoT” a) Hệ thống không chỉ lọc các loại khói bụi ô nhiễm xả thải từ xe buýt
Ngày 28/6, vòng chung kết cuộc thi Bach Khoa Innovation 2020 diễn ra với sự tranh tài của hơn 20 đội có ý tưởng xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là năm thứ 3 cuộc thi được tổ chức
Vòng chung kết Cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 vinh dự tiếp đón đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Ban giám hiệu nhà trường, các đơn vị đồng hành, và các trường đại học khác đến tham dự
Mỗi đội có 10 phút để trình bày bằng tiếng Anh về đề tài của mình nhằm thuyết phục ban giám khảo, qua đó thể hiện ý tưởng, nội dung đề án, tính khả thi, kỹ năng trình bày, Sau thuyết trình, mỗi đội nhận được lời góp ý, nhận xét trực tiếp cũng như trả lời những câu hỏi do ban giám khảo đặt ra để bảo vệ ý tưởng của mình
PGS.TS Lê Minh Phương - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM phát biểu tại vòng chung kết
Sau thời gian các đội được tự do trình bày ý tưởng, ban giám khảo quyết định chọn 5 dự án tốt nhất để vinh danh Cụ thể có Giải nhất: nhóm Air Mask, đồng Giải nhì: nhóm UST và nhóm WOW, đồng Giải ba: nhóm EAD và BIO GOLD Đông đảo sinh viên đến tham dự vòng chung kết cuộc thi
Trương Quang Tiến - sinh viên ngành Kỹ thuật Ô tô, thành viên nhóm Air Mask, chia sẻ:
“Nhóm của mình chọn đề tài hệ thống lọc không khí vì trong thời điểm dịch Covid–19 diễn ra, việc lọc khí sạch rất quan trọng.” Đại diện nhóm Air Mask đang trình bày sản phẩm trước hội đồng khoa học
Hệ thống lọc không khí sử dụng hợp chất TiO2, nhằm lọc các loại khói bụi ô nhiễm xả thải từ xe buýt và các loại phương tiện khác Sản phẩm còn xử lý các loại mùi khó chịu trong không gian xe, phòng như mùi thức ăn, mùi cơ thể, mùi xăng xe, mùi lông chó mèo, khói và mùi thuốc lá, các loại bụi vi khuẩn đặc biệt là bụi mịn PM2.5,
Nhóm Air Mask trình bày sản phẩm hệ thống lọc không khí sử dụng TiO2
Thông qua dự án này, nhóm cho biết mong muốn góp phần giảm áp lực vào các hệ thống đường bộ vào giờ cao điểm, hạn chế các tác nhân gây dị ứng, phòng chống say xe, giúp người sử dụng có thể thoải mái sử phương tiện công cộng hơn
Nhóm Air Mask là quán quân của Bách Khoa Innovation 2020
Air Mask cũng chia sẻ thêm: “Sau cuộc thi, nếu được hỗ trợ từ doanh nghiệp, nhóm sẽ tiến hành thương mại hóa sản phẩm ra thị trường đồng thời tiếp tục tham gia các cuộc thi khác để ngày càng hoàn thiện sản phẩm.”
Hai đội Á quân: UST và WOW
Về nhì là nhóm UST với đề tài “Ứng dụng các hợp chất phenolic từ dầu sinh học trong bảo quản sản phẩm có gốc cellulose” Đây là dự án tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản phẩm “Mộc” của nhóm UST với ý tưởng bảo vệ sản phẩm giấy, gỗ khỏi hư hỏng