71.2.2.Ý thức phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM .... Trong triết
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Đề tài: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC
TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phân công
Tỷ lệ % thành viên nhóm tham gia BTL
Ký tên Điểm
1 2052823 Bạch Quốc An Chương 2 ( 2.2 – hạn chế, giải pháp) 100%
2 2052834 Dương Trâm Anh Chương 1 + Nguồn và lời cảm ơn + Chỉnh sửa tổng thể 100%
3 2052024 Hoàng Tuấn Anh Kết luận + duyệt nội dung + Chỉnh sửa cuối 100%
4 2052865 Phan Văn Bách Chương 2 ( 2.1 + 2.2 - kết quả ) 100%
Họ và tên nhóm trưởng: Hoàng Tuấn Anh Số ĐT: 0908552358 Email: anh.hoangtuan270222@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
An Thị Ngọc Trinh Hoàng Tuấn Anh
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
1 PHẦN MỞ ĐẦU 4
2 PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC 5
1.1 Nguồn gốc của ý thức 5
1.1.1 Nguồn gốc tự nhiên 5
1.1.2 Nguồn gốc xã hội 6
1.2 Bản chất của ý thức 7
1.2.1 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan 7
1.2.2 Ý thức phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người 8
1.2.3 Ý thức có bản chất xã hội 9
1.3 Kết cấu của ý thức 9
1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức 9
1.3.2 Các cấp độ của ý thức 11
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM 13
2.1 Khái quát về công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay 13 2.1.1 Khái quát về Coronavirus (Covid-19) và những biến thể mới…… 13
2.1.2 Khái quát về tình hình dịch bệnh Coronavirus (Covid-19) ở Việt Nam thời điểm hiện tại 14
2.1.3 Khái quát về công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay…… 14
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam 15
2.2.1 Những kết quả đạt được trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay: 15
2.2.2 Những hạn chế nhất định: 17
2.2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế: 18
3 KẾT LUẬN 19
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
5 LỜI CẢM ƠN 22
Trang 44
1 PHẦN MỞ ĐẦU
Theo Lenin, ý thức là: “khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi là bộ óc của con người” Trong triết học, ý thức được coi là một hình thức cao của sự phản ánh thực tại khách quan mà chỉ con người mới có được, là sự phản ánh khách quan vào trong bộ
óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức có một ảnh hưởng lớn đến xã hội và con người Là đầu tàu dẫn dắt các hoạt động thực tiễn và là động lực thôi thúc thực tiễn Ý thức làm bộc lộ tính sáng tạo hiện thực khách quan trong các bạn trẻ để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà trong thời điểm khó khăn, đơn cử là thời điểm hiện nay
Chính trong giai đoạn dịch Covid hoành hành, tình hình kinh tế và xã hội đang trở nên vô cùng nguy hiểm và khó khăn Dù vậy, nhân dân Việt Nam ta vẫn bình tĩnh tuân thủ theo các chỉ thị để từng bước đẩy lùi dịch bệnh Ngoài ra, những sự phát minh, sáng chế mang tính đột phá lẫn nhân đạo đã thể hiện rõ sự sáng tạo của nhân dân Việt Nam khi đối mặt với những vấn đề nguy cấp
Nhận thấy rằng đây vừa là một tình huống đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nói riêng, cũng như toàn thế giới nói chung đáng để nghiên cứu, vừa tạo nên một
đề tài hợp tình, hợp lý với thời buổi hiện nay Nhóm chọn đề tài "Tìm hiểu tính sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam" với mong muốn rút
ra những bài học giúp các bạn học sinh, sinh viên và toàn thể các tầng lớp nhân dân khác không chỉ hiểu rõ thêm về nguồn gốc bản chất, cấu tạo của ý thức, mà còn tiếp thu được
sự vận dụng tính sáng tạo của ý thức trong việc đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này Vai trò của tính sáng tạo ý thức trong công tác phòng chống dịch Covid ở Việt Nam
đã bộc lộ ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan Cho nên chính sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực, tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo Vì thế, ý thức trong công tác phòng chống dịch Covid là vấn đề khoa học-văn hóa-tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng Nghiên cứu về ý thức
và tri thức đã góp phần phản ánh hiện thực và nêu ra vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid hiện nay
Trang 5để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan vào não bộ, hình thành những phản
xạ có điều kiện và không có điều kiện, điều khiển các hoạt động của cơ thể trong quan
hệ với thế giới bên ngoài
Trái đất hình thành trải qua quá trình tiến hóa lâu dài dẫn đến sự xuất hiện con người
Đó cũng là lịch sử phát triển năng lực phản ánh của thế giới vật chất từ thấp đến cao và
cao nhất là trình độ phản ánh-ý thức
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu hiện trong sự liên
hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động; đồng thời luôn mang nội dung thông tin của vật tác động
Lịch sử tiến hóa của thế giới vật chất đồng thời là lịch sử phát triển thuộc tính phản ánh của vật chất Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh
là những phản ánh vật lý, hóa học Hình thức phản ứng sinh học đặc trưng cho giới tự
nhiên sống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa các hình thức phản ánh Hình thức phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở tính kích thích tức là
Trang 66
phản ứng trả lời tác động của môi trường ở bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thống thần kinh là các phản xạ Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là tâm lý Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính bản năng do nhu cầu trục tiếp của sinh lý
cơ thể và do quy luật sinh học chi phối
Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực Ý thức chỉ nảy sinh
ở giai đoạn phát triển cao của của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người Ý thức là ý thức con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người Ý thức bắt nguồn từ thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh – phát triển thành Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh vật chất Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào bộ óc con người Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa có ý thức Không có sự tác động bên ngoài lên các giác quan
và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra
Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
1.1.2 Nguồn gốc xã hội
Sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội Như trong công trình nghiên cứu khoa học của C Mác và Ph Angwghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và
là một hiện tượng mang bản chất xã hội và khẳng định ấy được trích dẫn ở trang tám mươi mốt giáo trình triết học Mác Lênin, C Mác và Ph Ăngghen có khẳng định “con người cũng có cả “ý thức” nữa Song, đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã
là ý thức “thuần túy” Do đó, ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”1
Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có nhiều ý nghĩa thật đặc biệt Ph Angwghen
1 Bộ Giáo dục đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81
Trang 77
đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời ý thức ở trang tám mươi mốt giáo trình Triết học Mác Lê Nin là “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan mà con người đã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới Lao động còn là phương thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội Ở trang tám mươi mốt của giáo trình Triết học Mác Lê Nin, Ph Angwghen có viết “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc ngôn ngữ.”2
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Nó xuất hiện trở thành
“vỏ vật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội-lịch sử Ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại
và phát triển của ý thức, không những thể ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy Nhờ có ngôn ngữ con người có thể khái quát trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính, từ đó con người nhờ có ngôn ngữ có thể giao tiếp, trao đổi tư tưởng, lưu giữ,
kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã được tích lũy qua các thế
hệ thời kì lịch sử
Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội
1.2 Bản chất của ý thức
1.2.1 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Khi xem xét ý thức về mặt bản chất thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc người Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức Vật chất là hiện thực
2 Bộ Giáo dục đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81
Trang 8sử - xã hội, phẩm chất, năng lực kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh Cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau, có đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau… thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau
1.2.2 Ý thức phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người
Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn Cho nên, sáng tạo là đặc tính bản chất nhất của ý thức Ý thức phản ánh hiện thức khách quan vào bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu con người
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng,
có chọn lọc thông tin cần Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc thông tin cần Ba
là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình
Loài người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận động, phát triển lâu dài của thế giới vật chất Cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt động; cùng với hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc
Trang 99
đẩy ý thức hình thành và không ngừng phát triển Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức Sức sáng tạo của ý thức trong tinh thần và sức sáng tạo của con người trong thực tiễn khác nhau về bản chất nhưng chỉ là biểu hiện khác nhau của năng lực sáng tạo, khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức để ra vật chất Sáng tạo của ý thức
là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất của ý thức Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc
Ý thức là một hiện tượng xã hội Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định Ý thức mang bản chất xã hội
1.3 Kết cấu của ý thức
1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức
Khi xem xét các yếu tố hợp thành, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm, tin, lý trí, ý chí… Trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi nhất
Trang 1010
Tri thức
Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật
đó Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức đó là tri thức Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn
Ở trang tám mươi sáu của giáo trình Triết học Mác Lê Nin có đề cập rằng: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức, … cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”3 theo C Mác Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức về tiền khoa học và tri thức khoa học … Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thể giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới
Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật Loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức – là nền kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ Vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu
tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn
Sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vứng của niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh
3 Bộ Giáo dục đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.86
Trang 1111
Ý chí
Muốn vượt qua những khó khăn gian khổ để đặt tới mục địch, chủ thể nhận thức phải
có ý chí quyết tâm cao
Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đề ra Tri thức kết hợp với tình cảm, ý chí hình thành nên niềm tin, nâng cao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình
1.3.2 Các cấp độ của ý thức
Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức… Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người
Tự ý thức
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức
về thế giới bên ngoài Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu
Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của các nhóm xã hội khác nhau (như: một tập thể, một giai cấp, một dân tộc, thậm chí cả xã hội) về địa
vị của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý tưởng của mình