1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

btl vấn đề giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của lý luận này ở việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ bằng cách này hay cách khác quan hệ sản xuất cũ và thay thế nó bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN TRIẾT HỌC KHOA KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI

Đề tài 6: Vấn đề giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của lý

luận này ở Việt Nam

NHÓM: 11LỚP: 2226MLNP0221

CHUYÊN NGÀNH: Quản lý kinh tế

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

A

2 Phạm Thị Phương Thảo Thư ký + viết lời mở đầu, kết luận A

3 Nguyễn Thị Minh Thu Làm nội dung

Chương 1 phần B B

4 Nguyễn Thị Phương Thảo Làm nội dung

5 Văn Thị Trang Làm nội dung Chương 1 phần A B

6 Lưu Thị Khánh Thi Làm nội dung Chương 2 B

7 Nguyễn Thị Thu Làm nội dung chương

8 Vũ Thị Thanh Thủy Làm nội dung Chương 1 phần B B

Trang 3

MỞ ĐẦU Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Hồ Công Đức Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Triết học Mác - Lênin, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề: “Vấn đề giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của lý luận này ở Việt Nam” gửi đến thầy

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Triết học Mác - Lênin của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài thảo luận này Mong thầy xem và góp ý để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Lời cam đoan

Trong quá trình thực hiện đề tài “Vấn đề giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của lý luận này ở Việt Nam” còn có nhiều thiếu sót do kiến thức còn sơ sài nhưng những nội dung trình bày trong bài thảo luận này là những biểu hiện kết quả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của Thầy Hồ Công Đức

Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong bài thảo luận môn Triết học Mác – Lênin này không phải là bản sao chép từ bất kì tiểu luận nào có trước Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước thầy

Trang 4

Lời mở đầu

Trong xã hội có giai cấp đều tồn tại những mâu thuẫn tiềm ẩn gắn liền với sự phát triển lịch sử Điểm xuất phát của C Mác khi nghiên cứu về xã hội là “con người hiện thực” ông đã phát hiện ra một sự thật vô cùng hiển nhiên là: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử” Nhưng muốn sống được phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và vài thứ khác nữa”.Đây là nhu cầu đầu tiên và tối thiểu của con người để họ có thể sống, tồn tại và muốn có những thứ đó con người buộc phải lao động, sản xuất Trong quá trình sản xuất có sự tách rời giữa người lao động và tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân chia giai cấp

Hiện nay Việt Nam đã đi lên chủ nghĩa xã hội, là chế độ xã hội ưu việt phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử Đây là một bước tiến quan trọng của nước ta nói riêng và thế giới loài người nói chung Để đạt đến chế độ xã hội như hiện tại không thể thiếu quá trình phân hóa, tìm tòi, đấu tranh giai cấp Nguyên nhân sâu xa dẫn tới đấu tranh giai cấp, theo C Mác là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã lỗi thời Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ bằng cách này hay cách khác quan hệ sản xuất cũ và thay thế nó bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội đó chính là cách mạng xã hội hay đấu tranh giai cấp Chính vì vậy tìm hiểu về các vấn đề xã hội sẽ sẽ cho phép ta vận dụng vào thực tiễn của xã hội đất nước ta để cho công cuộc đổi mới của đất nước ta thành công

Với nghĩa đó sau một thời gian nghiên cứu và học tập cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Vấn đề giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của lý luận này ở Việt Nam”

Trang 5

1.1.3 Kết cấu xã hội – giai cấp: 6

1.2 Đấu tranh giai cấp trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa 7

1.2.1 Khái niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa: 8

1.2.2 Tính thiết yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp 8

1.2.3 Vai trò của đấu tranh giai cấp 10

1.2.4 Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 11

1.2.4 Đặc điểm đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 12

II Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 13

2.1 Tầm quan trọng của vấn đề giai cấp 13

2.2 Ý nghĩa của đấu tranh giai cấp trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 13

2.3 Lợi ích của việc đấu tranh giai cấp trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 15

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 6

NỘI DUNG

I VẤN ĐỀ GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Vấn đề giai cấp

1 1.1 Định nghĩa giai cấp:

Trước Mác: “Giai cấp là tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội,

cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội, ”

Theo C.Mác: “Quan hệ giai cấp chính là biểu hiện về mặt xã hội của những

quan hệ sản xuất, trong đó tập đoàn người này có thể bóc lột lao động của tập đoàn người khác”

Theo VI Lê Nin: "Giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và do đó khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người, mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đoàn khác, do địa vị khác nhau của họ trong một

chế độ kinh tế xã hội nhất định"

1.1.2 Nguồn gốc hình thành giai cấp:

Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao động chỉ bằng đá, gậy gộc, cung tên… Do đó, hầu hết các thành viên trong cộng đồng phải liên kết với nhau thì mới tổ chức lao động và sinh sống được, bởi nếu riêng rẽ theo từng cá nhân, từng gia đình thì không thể săn bắn, hái lượm do nguy cơ thú dữ đe dọa Đồng thời, sản phẩm làm ra còn ít ỏi, chỉ đủ để tồn tại, duy trì nòi giống, chưa có sản phẩm dư thừa tương đối

Vì chưa có sản phẩm dư thừa nên hiển nhiên là chưa thể có khả năng người này bóc lột sản phẩm của người kia Như vậy là chưa có giai cấp

Cuối xã hội nguyên thủy, việc sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng kim loại (hơn hẳn đá, gỗ…) làm cho năng suất lao động tăng lên, giúp con người có

thể sản xuất số lượng sản phẩm vượt hơn nhu cầu tối thiểu để tồn tại Điều này

Trang 7

tạo khả năng thực tế cho người này chiếm đoạt sản phẩm lao động thuộc số vượt

hơn đó của người khác

Với công cụ sản xuất mới, sản xuất cá thể từng ra đình có hiểu quả hơn sản xuất tập thể nguyên thủy Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động lớn hơn: Thủ công nghiệp (nghề làm gốm, đan lát…) tách khỏi nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) Trao đổi sản phẩm trở thành thường xuyên, phổ biến Quan hệ sản xuất cộng đồng nguyên thủy không còn phù hợp với lực lượng sản xuất mới Các gia đình có tài sản riêng ngày càng nhiều và trong công xã xuất hiện sự chênh lệch về tài sản

Khi các hộ gia đình có nhiều tài sản, chế độ tư hữu dần dần thay thế cho chế độ công hữu nguyên thủy về tư liệu sản xuất

Trong những điều kiện ấy, những người có quyền lực trong thị tộc, bộ lạc (như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự…) có thể lợi dụng địa vị của mình để chiếm đoạt tài sản chung của công xã làm của riêng Đồng thời, do có sản phẩm dư thừa để nuôi tù binh chiến tranh nên họ không phải giết hết tù binh mà bắt một bộ phận tù binh làm nô lệ

Đến đây, giai cấp xuất hiện như là một sự kiện tất yếu trong lịch sử

Nguyên nhân hình thành giai cấp:

Nguyên nhân sâu xa: Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất

lao động tăng lên, xuất hiện của dư, tạo khả năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác

Nguyên nhân trực tiếp: Xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là

cơ sở trực tiếp để hình thành các giai cấp

1.1.3 Kết cấu xã hội – giai cấp:

Kết cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các

giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Trang 8

Mỗi kết cấu xã hội – giai cấp của một xã hội nhất định gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau Là giai cấp gắn với phương thức sản xuất thống trị, là sản phẩm của những phương thức sản xuất thống trị

Ví dụ: chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông nô trong chế độ

phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa

Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế – xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại, phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế – xã hội đang tồn tại

Ngoài hai giai cấp cơ bản, mỗi kết cấu xã hội – giai cấp còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian

Giai cấp không cơ bản đó là những nhóm người là tàn dư của xã hội cũ (như

nô lệ trong buổi đầu của xã hội phong kiến, địa chủ và nông nô trong buổi đầu của xã hội tư bản…), hoặc là mầm mống của phương thức sản xuất tương lai (như giai cấp tư sản và giai cấp công nhân công trường thủ công trong giai đoạn cuối của xã hội phong kiến)

Bất cứ xã hội có giai cấp nào cũng có một số tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hóa xã hội không ngừng diễn ra Đó là tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản Xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đó là tầng lớp trí thức

1.2 Đấu tranh giai cấp trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Sự xuất hiện giai cấp trong xã hội là tất yếu khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; trong xã hội có giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp; giai cấp vô sản chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi hội tụ đủ điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết

Trang 9

1.2.1 Khái niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Đầu tiên, khi muốn tiếp cận khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?

Chúng ta cần nắm được chủ nghĩa xã hội là gì? - Chủ nghĩa xã hội là một trong

ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỉ XIX bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trịn từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thế chế Đại nghị và dân chủ như chủ nghĩa xã hội dân chủ

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ,

nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động

giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản- nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư

tưởng, v.v để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Như vậy, theo nghĩa rộng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc

1.2.2 Tính thiết yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp

Tính tất yếu

Trang 10

Đấu tranh giai cấp là sự tất yếu, do dự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được giữa các giai cấp Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp xuất phát từ tính tất yếu kinh tế, nguyên nhân là do sự đối kháng về lợi ích cơ bản giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị

Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu

Thực chất của đấu tranh giai cấp

Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp Có quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp là mang tính vĩnh cửu và tuyệt đối, hoặc phủ nhận quá trình đấu tranh giai cấp trong lịch sử

Tổng kết thực tiễn lịch sử một cách sâu rộng, trên cơ sở qun điểm duy vật

biện chứng về xã hội, C Mác và Ph Ăngghen khẳng định: “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C Mác và Ph Ăngghen trong điều kiện

mới của lịch sử, V.I Lenin chỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của các bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quân chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi bọn áp bức và ăn bám Cuộc đấu tranh của những người nông dân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”

Nguyên nhân cuộc đấu tranh giai đoạn này bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong hệ thống về lợi ích kinh tế không thể điều hòa giữa các giai đoạn

Thực chất cuộc đấu tranh đó là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức,

bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng

Cuộc đấu tranh đó có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư

nhân về tư liệu sản xuất Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội là: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức

Trang 11

sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu

Đấu tranh này có nghĩa là cách mạng chuyên sâu, nhằm mục đích xóa bỏ

những cơ sở kinh tế của hệ thống cấp chính trị, xóa bỏ thời gian lỗi xã hội chế độ, xây dựng hội nghị chế độ mới tiến bộ hơn

Do vậy, đấu tranh giai cấp là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển, chứ không

phải là sự cố, sự phá hoại Trong xã hội có cấp đối kháng về mặt lợi ích thì tất yếu có đấu tranh giai cấp

1.2.3 Vai trò của đấu tranh giai cấp

Là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Như C Mác và Ph, Ăng-ghen đã khẳng định: Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế – xã hội, vì vậy, “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp

Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng

Ví dụ: giai cấp tư sản trong thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, thời kỳ đầu

của chế độ tư bản là giai cấp cách mạng Giai cấp vô sản khi vừa ra đời, giương cao ngọn cờ chống áp bức, bóc lột là giai cấp cách mạng

Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng Thànhr tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội… không tách rời cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ chống lại các thế lực thù địch, phản động

Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w